Xem bài viết
Cũ 30-12-2010   #22
Ảnh thế thân của Long Phi Vũ
Long Phi Vũ
-=[ Hữu Quân Đầu Lĩnh ]=-
.:Bố Bảnh Giá Lâm:.
Gia nhập: 18-09-2008
Bài viết: 4.605
Điểm: 354
L$B: 1.702.746
Tâm trạng:
Long Phi Vũ đang offline
 
Theo LPV tìm hiểu qua internet thì được biết như sau.

Truyện Thủy Hử hiện nay có nhiều dị bản nhưng bản được nhiều người đọc và công nhận lại có kết cục khác.

Tống Giang quy hàng triều đình dẫn quân đi đánh Phương Lạp và kết cục.

Trích dẫn:
Kết cục

Sự suy giảm quân số chỉ diễn ra khi quân Lương Sơn đụng độ quân Phương Lạp. Cho tới khi hạ đội quân này và bắt sống thủ lĩnh của họ (Võ Tòng bắt được Phương Lạp), các anh hùng Lương Sơn Bạc bị tổn thất rất nhiều.

Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 76 người bị tử trận hoặc không trở về triều nhận quan tước, 27 người trở về triều.

Những người chết

Tổng số có 69 người chết, trong đó:

1. Tướng chết trận:
59 người, bao gồm:

15 chánh tướng:
Tần Minh, Từ Ninh, Đổng Bình, Trương Thanh, Lưu Đường, Sử Tiến, Sách Siêu, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Lôi Hoành, Thạch Tú, Giải Trân, Giải Bảo.

44 phó tướng:
Tống Vạn, Tiêu Đĩnh, Đào Tông Vượng, Hàn Thao, Bành Kỷ, Trịnh Thiên Thọ, Tào Chính, Vương Định Lục, Tuyên Tán, Khổng Lượng, Thi Ân, Hách Tư Văn, Đặng Phi, Chu Thông, Cung Vượng, Bao Húc, Đoàn Cảnh Trụ, Hầu Kiện, Mạnh Khang, Vương Anh, Hỗ Tam Nương, Hạng Sung, Lý Cổn, Yến Thuận, Mã Lân, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lã Phương, Quách Thịnh, Âu Bằng, Trần Đạt, Dương Xuân, Úc Bảo Tứ, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Lý Văn, Thạch Dũng, Đỗ Thiên, Đinh Đắc Tôn, Trâu Uyên, Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương

2. Các chánh phó tướng ốm chết dọc đường:

10 người, gồm:

5 chánh tướng:
Lâm Xung, Dương Chí, Trương Hoành, Mục Hoằng, Dương Hùng.

5 phó tướng:
Khổng Minh, Chu Quý, Chu Phú, Thời Thiên, Bạch Thắng.

Những người sống

Còn lại 39 người sống sau khi dẹp Phương Lạp, nhưng kết cục cũng khác nhau, không phải ai cũng được trọn vẹn

1. Tướng không muốn ra làm quan và đã bỏ đi trên đường về kinh

4 người:

2 chánh tướng:
Yến Thanh, Lý Tuấn

Trong Thủy hử truyện, sau này Lý Tuấn trở thành vua Xiêm La.

2 phó tướng:
Đồng Uy, Đồng Mãnh.

Hai tướng này cùng sang Xiêm La với Lý Tuấn

2. Những trường hợp không về khác

Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng ở lại chùa Lục Hòa (Hàng Châu) theo nghiệp tu hành.
Võ Tòng sau sống ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm chết tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp.

Công Tôn Thắng từ giã Lương Sơn ngay trước khi ra quân tấn công Phương Lạp và theo La Chân Nhân tu hành ở Kế Châu

3. Những tướng trở về và nhận chức phong

Còn 27 tướng lĩnh Lương Sơn trở về và nhận chức phong của triều đình, gồm:

12 chánh tướng:
Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Hoa Vinh, Sài Tiến, Lý Ứng, Chu Đồng, Đái Tông, Lý Quỳ, Nguyễn Tiểu Thất.

15 phó tướng:
Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Lăng Chấn, Bùi Tuyên, Tưởng Kinh, Đỗ Hưng, Tống Thanh, Trâu Nhuận, Sái Khánh, Dương Lâm, Dương Xuân, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu.

4. Tướng đã ở kinh từ trước hoặc được lệnh gọi về

5 phó tướng:

An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa.

Số mệnh khác nhau của 32 người này sau khi về kinh mới là đa dạng nhất, không chỉ nói lên sự bội bạc của triều đình nhà Tống đối với công thần, mà còn lột tả tận cùng tính cách của từng người. Cho tới đoạn kết cục này, độc giả mới thực sự nhìn ra chân tướng của tất cả các anh hùng Lương Sơn Bạc.

Số Phận Của 32 Vị Tướng Còn Lại.

+ Tống Giang ngu trung, tự sát theo mệnh lệnh của vua. Hơn thế, sợ Lý Quỳ sẽ làm phản để báo thù cho mình, ông buộc Lý Quỳ phải uống rượu độc để cùng chết.

+ Lư Tuấn Nghĩa bị triều đình đầu độc chết.

+ Ngô Dụng và Hoa Vinh, sau khi mang xác Tống Giang và Lý Quỳ đi chôn, cũng treo cổ tự vẫn ở cùng
chỗ 2 ngôi mộ. Cái chết của Ngô - Hoa đầy bi phẫn.

+Quan Thắng nhận chức, sau bị tai nạn ngã ngựa chết.

+ Lý Ứng, Sài Tiến nhận chức một thời gian rồi từ chức về quê.

+ Đái Tông nhận chức rồi từ chức về làm thủ từ ở Thái An

+ Nguyễn Tiểu Thất, Tống Thanh, Mục Xuân, Trâu Nhuận, Tôn Tân, Tôn Lập, Cố Đại Tẩu, Tưởng Kính về kinh nhưng không nhận chức mà trở về quê.

+ Chu Vũ và Phàn Thuỵ bỏ đi làm đạo sĩ, ngao du thiên hạ.

+ Chu Đồng và Hô Duyên Chước còn làm tướng chống quân nhà Kim sau này (Hô Duyên Chước tử trận). Lăng Chấn cũng tiếp tục phục vụ triều đình trong chiến trận.

+ Dương Lâm, Bùi Tuyên cùng về suối An Lạc giữ chức tiểu lại.

+ Hoằng Tín làm quan ở Thanh Châu

+ An Đạo Toàn ở lại Viện thái y làm thày thuốc

+ Hoàng Phủ Đoan lại đi giữ ngựa cho triều đình

+ Kim Đại Kiện làm ngự bảo giám

+ Nhạc Hòa phục vụ trong phủ phò mã

+ Tiêu Nhượng làm văn thư trong phủ gian thần Sái Kinh
Trong 32 người, 3 người bị triều đình sát hại; 2 người tự vẫn vì phẫn chí; 12 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích bon chen ở chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.
Sự chân xác lịch sử

Khởi nguồn của Thủy hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thự về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là trên thực tế, Phương Lạp chưa từng đụng đầu và do đó, bị tiêu diệt bởi quân lực của Lương Sơn. Phương Lạp đã thực sự xưng đế và bị tiêu diệt bởi những đội quân khác của triều đình nhà Tống chứ không phải quân Lương Sơn Bạc.

Trong một nhận định khác về sự chân xác của Thủy hử truyện, Lỗ Tấn viết :

"... Nguyên bản Thủy hử truyện này không còn, bộ Thủy hử lưu hành hiện nay có hai loại, một loại 70 hồi, một loại trên 70 hồi. Loại trên 70 hồi cũng bắt đầu từ chuyện Hồng thái uý lạc bước vào điện ma vương rồi sau đó 108 người tụ về Lương Sơn Bạc, đánh người cướp của, cuối cùng nhận lệnh chiêu an, được phái đi đánh dẹp giặc Liêu, bình định Điền Hổ, Vương Khánh, bắt được Phương Lạp (lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa nông dân cùng thời) lập công lớn. Cuối cùng triều đình nghi kỵ, bắt Tống Giang uống thuốc độc mà chết, rồi hóa thành thần. Còn chuyện chiêu an thì vốn là cách nghĩ của người cuối Tống đầu Nguyên, bởi vì lúc này xã hội loạn lạc, quân lính áp chế nhân dân, những người dân hòa bình thì nhẫn nhục chịu đựng, những người không hoa bình thì ly khai làm giặc. Kẻ làm giặc một mắt chống cự với quân lính, quân lính không thắng nổi họ, mặt khác cướp bóc nhân dân, tất nhiên nhân dân thường xuyên bị họ nhũng nhiễu. Nhưng một khi giặc ngoại xâm đến, quân lính không chống cự nổi, nhân dân vốn căm ghét ngoại tộc xâm lược, liền nghĩ đến chuyện dùng bọn giặc cướp đã chiến thắng quân lính để chống xâm lược, bởi vậy giặc cướp lúc này lại trở thành kẻ hành đao. Còn như chuyện Tống Giang uống thuốc độc tự sát thì lại do người đầu Minh thêm vào. Minh Thái Tổ, sau khi nhất thống thiên hạ đã sinh lòng nghi kỵ các công thần, ra tay chém giết, những kẻ giữ được trọn vẹn không nhiều. Để tỏ lòng đồng tình với những công thần bị sát hại, nhân dân đã thêm vào chuyện Tống Giang uống thuốc độc tự sát rồi hóa thành thần. Đó âu cũng là chỗ khiếm khuyết có thực, một ví dụ thường thấy về cách quyết "đoàn viên" của tiểu thuyết".


Chữ ký của Long Phi Vũ

Tài sản của Long Phi Vũ
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,04309 seconds with 15 queries