Xem bài viết
Cũ 24-10-2010   #15
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.506
vuonglaobaba đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Con Hủi Xem bài viết
Nói thứ cần nhất bây giờ là Hoàng Sa đi cậu, chứ hẻm phải là phía nam sông Hoàng Hà.

Ha ha, với anh bạn vàng này thì cần phải nói có sách mách có chứng. Chứ nó cùn ra thì biết làm thế nào. Ta cứ nhân ái thỉnh thoảng bùng lên ngăn chặn cho tới lúc chúng khẩu đồng từ thì ông sư cũng phải chịu. Hủi thấy được không ? Mời Hủi xem thêm điều này : trích từ Wikipedia

..."Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm được, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).

Từ sử liệu của National Geographic Magazine (Mỹ) và các nhận định rải rác của Khổng Tử, Tư Mã Thiên và nhiều sử gia khác trong Minh sử, Thanh sử... những người nghiên cứu về dân tộc Việt ngày càng có thêm chứng cứ để làm sáng tỏ những gì đã bị khuất lấp, đã bị thực dân văn hóa Tầu xuyên tạc, bóp méo.

Tống sử còn lưu dấu vết nhà Tống học cách tổ chức quân đội của nhà Lý Việt Nam: “Thái Duyên Khánh, là tri châu ở đất Hoạt, thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước theo quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, cung tiễn phủ, nhân mã đoàn làm 9 phủ. Hợp 100 đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu bốn bộ. Mỗi đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ, quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mã phiên binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. Còn về sự kiềm chế, thì cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn với nhau, cho khỏi sinh biến. Vua Thần tông nhà Tống khen mãi.”

Minh sử còn ghi hai sự kiện: Thứ nhất, mỗi khi tế thần súng, người Tầu phải tế Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, người mang bí quyết làm súng đại bác (thần sang) của nhà Trần sang nộp cho nhà Minh và được nhà Minh phong cho làm bộ trưởng 2 bộ quốc phòng và xây dựng); thứ hai, công trình kiến trúc, xây dựng thành Bắc Kinh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là do “công trình sư trưởng” (như là kiến trúc sư trưởng ngày nay) Nguyễn An, một thái giám người Việt, đảm trách. Bộ Minh sử này đã được dịch sang Anh ngữ: “The Cambridge History of China”, xếp vào quyển thứ VII, ghi rõ “Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập.

Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông.”

Trong tất cả sách vở do người Hoa biên soạn, lúc nào họ cũng “tự hào” về nước Trung Hoa rộng lớn nhất thế giới, người Hoa tài giỏi và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn minh của nhân loại.

Sách của người Hoa và người Hoa chẳng bao giờ dám giải thích minh bạch về sự bành trướng từ 1 bộ lạc du mục ở lưu vực sông Hoàng Hà, xua quân xâm lăng mở rộng biên cương, tiêu diệt nhiều dân tộc để có được 1 bản đồ mênh mông như ngày nay. Thế nhưng tạp chí National Geographic đã làm việc đó, đã ghi nhận đủ các chi tiết cần thiết sau khi tra cứu công phu.

Tìm trong kho tàng lưu giữ các loại sách lớn nhất của người Hoa, cuối cùng do nhà Thanh bổ túc, sắp xếp, là bộ “Tứ Khố Toàn Thư”, một số sử liệu được phát giác, làm sáng tỏ nhân thân của các công trình đóng góp quan trọng vào văn minh, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn những đóng góp này đến từ gốc tộc Việt.


ÐÓNG GÓP QUAN TRỌNG


Trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” của sử gia Âu Ðại Nhậm (đời nhà Minh bên Tầu) được giáo sư Trần Lam Giang dịch và chú thích, dịch giả đã nhận định bên dưới truyện Thái Luân, phần phụ chú:

“Nhân tài người Việt rèn kiếm quý, làm khí giới, làm giấy viết, hiệu đính kinh truyện cho nhà Hán. Ðiều này chứng tỏ Việt vượt trên Hán về văn minh kim loại và văn học.

Việt đem văn minh khai hóa cho người Hoa, trong khi người Hoa đem bạo lực đàn áp người Việt. Chung cuộc, Việt Nam vẫn đòi lại quyền tự chủ, sống với văn minh nhân bản. Người Hoa thực dân bị quét ra khỏi nước, tự chuốc lấy ô danh bạo ngược, xâm lược......

Những vấn đề nêu trên thực hư ra sao chưa ai kiểm chứng, tiếc quá chỉ vì 1000 năm Bắc thuộc mà dân tộc ta bị mất hầu như là tất cả sử liệu. Nay còn những gì thì cố mà giữ. Việt nam mãi mãi phải là Việt Nam.
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !


Dịch thơ:


Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03896 seconds with 15 queries