Chủ đề: Ngôn Ngữ Việt
Xem bài viết
Cũ 05-05-2010   #26
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.297
Bách Việt 18 đang offline
 
Tiếng Việt và Ngũ hành

Đặt một câu hỏi: cờ Việt trước khi có cờ đỏ sao vàng là cờ gì? Tôi chỉ thấy có mỗi một cờ là cờ ngũ sắc dùng trong các lễ hội, đình chùa, ...
Ngũ sắc bắt nguồn từ thuyết Ngũ hành. Người Việt dùng cờ ngũ sắc gần như quốc kỳ cho thấy thuyết Ngũ hành đã có từ rất lâu và có vai trò quan trọng ở Việt Nam. Và như vậy ảnh hưởng của Ngũ hành lên ngôn ngữ Việt là chắc chắn.
Ngũ hành là quan niệm của người cổ về không gian, thời gian khi ngôn ngữ mới bắt đầu hình thành. Để chỉ không gian, thời gian người xưa dùng các con số và màu sắc để suy nghĩ, tư duy. Ngũ hành theo tiếng Việt là 5 hình. Trong Ngũ hành ta có:
1. Hành Cam: màu vàng chiếm vị trí trung tâm. Tượng trưng bởi số 5. Trong ngũ vị ta có vị cam (vị ngọt) là vị chính. Cam chứ không phải Kim vì thời cổ đại đâu đã có kim khí mà tư duy bằng "Kim". Số 5 là gốc nên các hành khác đều tượng trưng bởi 2 số do số 5 cộng thêm vào. Có các từ Hoàng (màu vàng và hoàng đế) - Ngũ (số 5, Ngũ Lĩnh) - (vua). Vua là trung tâm trong quan niệm xưa.
2. Hành Mộc: màu xanh, tượng là cây cối, chỉ phương đông và mùa xuân, số 3 và 8. Tính chất của phương Đông là động và tượng trưng cho tình thương. Do đó trong ngôn ngữ có các từ Đông - Động (hồ Động Đình) - Rung (Rồng), Thanh - Thương, Yêu - Ái - East (tiếng Anh), Từ (từ ái) - Tề (nước Tề).
3. Hành Thủy: màu đen, tượng là nước, chỉ phương lạnh và mùa đông, ứng với số 1 và 6.
Có một loạt từ Đen - Đơn (chỉ số 1) - Tiên (bà Vũ Tiên), Mun - Mông - Mãn - Miêu, Cóng - Kinh (người Kinh) - Canh (trong thập can), Thủy - Sủy (phát âm Hán) - Sấu (cá sấu) - Sáu (số 6) - Sở (nước Sở),...
4. Hành Hỏa: màu đỏ, tượng là Lửa, chỉ phương nóng, mùa hè, số 2 và 7. Có các từ: Hạ - Hỏa - Hoa - Hổ, Đào - Thao (sông Hồng) - Thiêu (thiêu đốt), Ơn (số 2 trong tiếng Hoa) - Ân (nhà Ân Thương) - An - Yên (nước Yên), Lửa - Ly (quẻ Ly hay con Ly - kỳ lân) - La (người La, la bàn) - Lê - Lão - Lý (những họ tên trong cổ sử),...
5. Hành Thổ: màu trắng, tượng là đá, tính chất là tĩnh lặng, chỉ phương Tây, số 4 và 9. Có các từ: Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) - Ninh (Ninh Vương) - Định (Chân Định) - Khăng - Khương (tộc Khương) - Quyết (quyết định) - West (phương Tây trong tiếng Anh), Tây - Tư (vừa là 4, vừa là riêng tư - riêng tây) - Tề (nước Tề). Hướng Tây là nơi mặt trời lặn nên có khái niệm "chín (9) suối", "tử (4)" (chết). Màu tang tóc là màu trắng.
Từ những khái niệm ban đầu, có tính ngoại trương lớn, dần dần ngôn ngữ phát triển, các từ nhiều lên. Các nhà ngôn ngữ ngày nay nhiều khi chỉ chú ý đến ngữ âm mà quên đi nghĩa của các từ nên không thể thấy sự liên hệ giữa những từ này. Dịch lý tức là lý lẽ hay là nghĩa, chính là chìa khóa để nhìn lại quan hệ ngữ nghĩa trong tiếng Việt.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03210 seconds with 14 queries