Chủ đề: Ngôn Ngữ Việt
Xem bài viết
Cũ 29-04-2010   #23
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.263
Bách Việt 18 đang offline
 
Suy nghĩ đôi chút về từ láy trong tiếng Việt.
Khác với tiếng Hán các âm láy trong tiếng Việt khá tự do. Tiếng Hán có từ láy nhưng thông thường là lặp lại nguyên cả âm và bắt buộc từng âm riêng rẽ phải có nghĩa. Còn tiếng Việt có thể từ láy hai âm mà chỉ một âm có nghĩa, âm kia không, thậm chí có trường hợp cả hai âm không có nghĩa mà khi ghép lại thành từ láy có nghĩa.
Cũng có thể nghĩa của âm này sẽ chuyển nghĩa cho âm kia. Kết quả ban đầu 1 âm có nghĩa chính, láy nhiều làm cho âm láy thứ hai trở thành có nghĩa tương tự và nhiều khi có thể dùng thay cho âm chính trước đó.
Nhiều khi trong lịch sử từng âm có một nghĩa, nhưng tới nay từ láy lại có nghĩa khác hoàn toàn.
Ví dụ:
- Núi non với nghĩa là núi. Nhiều khi âm Non được dùng riêng để chỉ núi, như trong bài Thề non nước của Tản Đà: "Nước đi đi mãi không về cùng Non".
- Ngây ngô vốn là từ ngay ngô. Ngay là thẳng, ngay ngô là người thường hành động thẳng (thật thà), thẳng quá nên thành ngây ngô. Âm ngô không rõ là được chuyển nghĩa từ ngay sang hay bản thân đã có nghĩa, nhưng trong quá khứ đã dùng với nghĩa là thẳng, tuy là nghĩa tương trưng cho phương lạnh: trong tên các nước Ngô, Ngu.
- Lê la nếu hiểu theo hiện nay thì lấy nghĩa của âm (bò lê bò la). La cũng có thể có nghĩa tương tự như trong la cà. Trong quá khứ la là biến âm của lửa, phương nóng. La Thành thực chất nghĩa là đô thành phía Nam (phương ngày nay). Người La là tộc người lửa hay là người Chăm. Lê Lợi có họ Lê nhưng cũng có gia phả Chăm cổ ghi mình có họ với vua Lê, gốc Thanh Hóa. Tức là Lê - La là một.

Tiếng Việt vốn ban đầu là song âm tiết nên hiện tượng từ láy (từ 2 âm tiết cùng nghĩa) chuyển thành 2 từ đơn âm đều có nghĩa rất thường gặp.

Cũng có lúc từ láy nhưng hai âm láy lại có nghĩa ngược nhau. Ví dụ khấp khởi hay khép khởi (khép rồi mở). Tương tự tu tỉnh (tu thì mới tỉnh), chứa chan (chứa thì tràn, hay phải san ra, tản ra). Đây là những "cặp bài trùng" trong quan hệ lưỡng lập của Dịch lý xưa.

Tiếng Việt có lịch sử rất lâu đời, ngữ nghĩa âm tiết biến đổi vô cùng, càng ngẫm càng thấy hay.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03041 seconds with 15 queries