Chủ đề: Ngôn Từ Thơ
Xem bài viết
Cũ 18-04-2010   #18
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.325
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TC NGUYỄN Xem bài viết
Lưỡng hợp: Mèo-chuột/Đầy-vơi

Chú mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo !

Ai cũng biết Mèo và Chuột là hai con vật xung khắc, gặp nhau thì chuột nhị tì, với lý lẽ như vậy mà Mèo lại đến nhà Chuột hỏi thăm là một đe dọa khủng khiếp cho họ nhà chuột, cho nên chuột tất tả “cao chạy xa bay “hoảng hốt đưa theo gió lời nhắn lại “… đi chợ đường xa để mua đồ cúng về giỗ cha chú mèo”, chú chuột không hổ là láu lĩnh, vừa chạy vừa trù ẻo chưởi bới cho được thì thôi, và trong tình trạng nầy thì chú mèo giả lả hỏi thăm, nhưng dầu sao thì cũng không thể chối cãi mèo chuột vẫn phải sống chung với nhau trong cùng một lãnh địa, và sự cằn cựa chỉ là biến ảo lưỡng cực mà con người nhìn qua đó một hình ảnh tương tranh nhào trộn trong 12 con giáp có chú Chuột (Tí) là kẻ đứng thứ nhất trong khi đó chú Mèo (Mẹo) đứng hàng thứ tư…, rõ ràng chú Tí quan trọng hơn hết thảy của “thập nhị địa chi”, là vì mọi vật khi mới khởi nguyên đều nhỏ “ tí ” lúc mới tượng hình, theo nghĩa tí-teo, trứng nước, nó là mầm sống của vạn vật, cho nên chú Tí được treo bảng đầu tiên là vậy.

Nhưng chú Mèo không yên phận, cho mình là chủ tể di động theo chiều thẳng đứng là trèo lên cây, tạo thành nét “dọc” tượng trưng cho Trời thuộc Dương (+), trong khi đó chú Chuột di động theo chiều ngang (…đường xa ), làm thành Vệt ngang chỉ Đất thuộc Âm (-), âm-dương lưỡng tranh để tìm cách giao thoa giữa chú Mèo và chú chuột nầy là sự di của Dịch, mưu tìm thay đổi Cái Tiểu ngã lưỡng tính mèo-chuột , thành Đại Ngã nhập vào nhất thể khi ước muốn được vò viên chuột của Chú mèo bằng cách xơi tái…

Đúng-Sai ?!...
Bàn thêm về Mèo - Chuột và thập nhị địa chi.
Tý là tí tị, Mão là mưu mẹo thì ... thập nhị địa chi là tiếng Việt. Chuột (Thử) và Mèo (Miêu) trong tiếng Hán không hề có ý nghĩa nào là tí tị và mưu mẹo cả. Xem tất cả các chi khác thì đều như vậy...
Thập nhị địa chi là 12 tính từ trong tiếng Việt chỉ các cấp độ khác nhau của 4 quẻ chính của Dịch lý là TO - NHỎ - LÝ - TÌNH (Càn - Khôn - Ly - Khảm).
- To (quẻ Càn, hay Cường): Tị = Tộ (to), Ngọ = Nghệ (nghệ nhân, nghệ thuật), Mùi trong chín mùi.
- Nhỏ (quẻ Khôn): Hợi = Hơi (hơi hơi), Tý trong tí ti, Sửu = Xíu (nhỏ xíu).
- Lý (quẻ Ly): Dần = Rành (rành rọt), Mão = Mẹo (mưu mẹo), Thìn =Thần (thần thông quảng đại).
- Tình (quẻ Khảm): Thân trong thân tình, Dậu = Dịu (dịu dàng), Tuất = Tiếp (tiếp xúc, giao tiếp).
Xem đồ hình gắn 12 tính từ này với 4 quẻ của Bát quái:



Có thể thấy đúng là chú Chuột (Tý) nằm ở trục đứng (cây Cau hay Cao), còn chú Mèo (Mão) ở trục ngang. Vì thế chú Mèo phải "trèo cây cau" để "thăm chú Chuột". Còn chú Chuột "đi chợ đằng xa" theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) lại có thể gặp được "cha chú Mèo".

Theo thứ tứ thập nhị địa chi hiện nay có: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Tuy nhiên theo bài ca dao trên, đầu tiên chú Mèo phải trèo cây cau đã (Mão sang Tý), rồi chú Chuột chạy lòng vòng mới đến cha chú Mèo (Tý sang Mão). Như vậy thứ tự phải đổi ngược là:
Tý - Hơi - Tiếp - Dịu - Thân - Mùi - Nghệ - Tộ - Thần - Mẹo - Rành - Xíu

Một dẫn chứng khác: quẻ Khảm trong Dịch chỉ tình thương, ở phương Đông. Quẻ Ly chỉ lý lẽ ở phương Tây. Mặt trời mọc từ Đông sang Tây. Như vậy các chi của quẻ Khảm (Thân, Dậu, Tuất) phải trước các chi quẻ Ly (Dần, Mão, Thìn).
Nếu thực sự thứ tự của thập nhị địa chi bị đảo ngược thì hậu quả khôn lường vì lịch sử Trung Hoa và Đại Việt đều dùng can chi mà chép năm...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03373 seconds with 15 queries