Chủ đề: Danh Nhân Việt Nam
Xem bài viết
Cũ 19-03-2010   #85
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.166
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Minh Khiêm (1470 - 1532)

Đặng Minh Khiêm (1470 - 1532) , là danh thần đời Lê Thánh Tông (1442 –1497), tự Trinh Dự, hiệu Thoát Hiên dòng dõi Đặng Tất, Đặng Dung. Nguyên tổ quán huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sau dời ra xã Mạo Bổ, huyện Sơn Vi, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là con của Đặng Chiêm.

Ông đỗ tiến sĩ khoa thi năm Đinh Mùi 1487.
Năm Tân Dậu 1501, ông làm thị thư Viện Hàn lâm, đi sứ nhà Minh.

Năm Kỷ Tỵ 1509, ông lại đi sứ lần nữa, khi đi về đổi làm Tả thị lang bộ Lại, rồi thăng Thượng thư bộ Lễ, kiêm Phó tổng tài Sử quán coi việc ở Chiêu văn quán, Tú lâm cuộc.

Khoảng năm 1516-1522, đời Lê Chiêu Tông, ông nhận việc sửa bộ Đại Việt sử kí. Gặp lúc trong nước có nhiều biến cố, giữa triều đình ông luôn giữ khí tiết cứng cỏi không ai lay chuyển được. Ông giữ mình thẳng thắn, không ỷ phụ ai. Sau ông biết thời thế không thể làm gì được, nên mượn sử sách ngâm vịnh tiêu khiển. Ông mất ở Hóa Châu (tức vùng Thừa Thiên- Huế bây giờ) thọ trên 70 tuổi.

Ông còn để lại mấy tác phẩm giá trị: "Việt giám vịnh sử thi tập" (tập thơ vịnh sử nước Việt) gồm 3 tập, 125 bài viết theo thể thất ngôn tuyệt cú, là tập thơ đầu tiên ca ngợi danh nhân lịch sử Việt Nam.

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận định về Đặng Minh Khiêm: “Văn chương của ông thanh nhã, dồi dào, đời vẫn truyền tụng. Có văn học, tiết tháo, ông là bậc danh nho đời Lê. Sử khen là không hổ tiếng khoa danh. Bàn đến ông, người ta cho Đặng Tất, Đặng Dung có hậu”.

Tài sản của LSB-Sun
 
Page generated in 0,02922 seconds with 15 queries