Xem bài viết
Cũ 22-02-2010   #4
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.138
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Cám ơn bạn TC nghe, ừ, ko "bà là xè". Mà "bà là xè" là gì, tôi ko hiểu bạn ơi. Phiếm linh tinh chơi thôi mà, chứ với ba con chữ dọc ngang kia, chả đại diện gì được cho triết lý sống của tôi. Vì bao giờ cũng vậy, nói nghĩ là một chuyện, thực tế thì ôi thôi. Như khi tôi viết, trí tôi rất tỉnh nên tôi duy lý, nhưng gặp chuyện thì ko được vậy, đại khái thế. Tôi xin được tiếp theo đoạn trên:

Như là còn có trò đô vật, những tổ chức đình đám đưa rước với nhiều hình thức rườm rà. Còn biết bao nhiêu những việc làm khác bề ngoài cũng có vẻ như vô ích, nếu ko có thì có chết ai đâu, thế mà sao con người vẫn thích làm. Thì đó cũng chỉ là do sở thích mà do con người tạo ra vậy thôi. Trên cõi đời hiện tượng có thiên hình vạn trạng trong cái thể Nhị nguyên chứa mâu thuẫn nội tại để dun dẩy mà biến hóa vận chuyển. Chân lý Nhất nguyên chỉ ở đợt vô cực vô hình (hình nhi thượng) mà thôi. Thuận theo thiên lý là chấp nhận vạn vật theo thiên tính tự nhiên. Trang Tử nói: "Hãy để mọi vật tự nhiên theo thiên tính". Vì ý thức phê phán, ngăn cản nhau giữa con người mà tự tạo khổ não cho nhau. Đó là do bởi cái ngã chấp và lòng tham dục.

Nếu ai cũng sống theo câu nói "Nhổ một sợi lông mà được thiên hạ - tức được làm vua - cũng ko thèm làm", thì nhân loại đã sống trong sự hạnh phúc và công bằng rồi. Vì ko còn tư dục, tư ý thì ko còn tranh chấp sát phạt chiến tranh. Hạnh phúc con người có được là khi mà con người được tự do làm theo sở thích, theo lý tự nhiên của mình. "Nhân sinh quý thích chí" đó là câu nói định nghĩa trọn vẹn ý nghĩa của hạnh phúc. Làm theo tự nhiên thiên tính, miễn là việc làm của người này ko phạm đến quyền lợi và tự do của kẻ khác là được. Vậy làm như thế nào để giữ được lẽ công bằng như thế? Lấy câu định đề: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Kỷ sở dục giả khả thi ư nhân" làm tiêu chuẩn để định mốc giới công bằng trong sự chung sống giữa cộng đồng xã hội. Chữ "khả thi ư nhân" là "có thể" làm cho người khác, chứ ko phải tuyệt đối là hoàn toàn những cái gì mình muốn đều đem làm cho người, hoặc muốn người khác cũng làm như mình, thì hóa ra độc đoán. Vì chưa chắc là cái mình muốn thì người khác cũng muốn như mình đâu.


Về đời sống vật chất: Theo lối sống của Lão Tử, là Tri túc, Tri chỉ (Tri túc thường túc hỷ, Tri chỉ bất nhục). Vậy đến mức độ nào là đủ? Để tôi nói một lèo coi sao nghe. Chỉ cần đủ những tiện nghi, những nhu cầu chính yếu cho sự sống thiết thực mà thôi. Sống đơn giản, ko bày vẻ lắm điều, ko chạy theo xa hoa phù phiếm để khỏi cạnh tranh. Như thế mới bớt được lòng tham dục thì thân mới được yên, tâm thân mới được tịnh, trí mới được sáng. Chứ lòng tham ko đáy thì biết bao giờ cho đủ. Nếu cứ ham muốn thì dù giàu tỷ phú hay được làm vua cũng chưa thấy đủ, vẫn còn thấy khổ vì chưa thỏa mãn. Vì sao tri chỉ bất nhục? Khi tự thấy đủ cho những thiết yếu nhu cầu rồi thì dừng lại, chứ đừng tham muốn nữa thì tránh được cạnh tranh. Chứ ko biết dừng mà lo cạnh tranh chạy theo lòng tham dục mãi thì tất nhiên kẻ khác tranh lại mà tạo thành nhục nhã khổ đau. Hỏi có ai sống đời đơn giản như con rùa? Như con rùa trong khu rừng. Vài đọt cỏ, vài giọt sương, đủ no sống. Chậm chạp trong cái mai thô cứng nặng nề, trú trong lá cây kẽ đá, ko đua chen thì tránh được sự cạnh tranh. Dù gặp ác thú hùm beo thì cũng chẳng con nào để ý hại. Thế nên rùa là loài sống lâu. Nhưng làm thân rụt đầu như rùa thì cuộc sống còn gì vui nữa?


Cổ kim đã có mấy người biết được lý tự nhiên của Dịch lý? Đời Tây Hán có Trương Lương biết được Dịch lý mà giúp Lưu Bang, rồi khi công thành biết cách thân thoái lên núi sống trọn tuổi trời. Trong khi Hàn Tín ham công để làm vua đất Triệu mà bị Lữ Hậu giết nhục. Nước ta có Nguyễn Bỉnh Khiêm biết lẽ hậu kỳ thân nhi thân tiên, nên sống đạm bạc nơi am Mây Trắng mà để lại sấm ký. La Sơn Phu Tử (Nguyễn Thiếp) ko chịu hạ sơn khi nhà Tây sơn đến triệu thỉnh mà khỏi bị chết nhục như Nguyễn Hữu Chỉnh , Vũ Văn Nhậm theo phò Tây sơn rồi bị Quang Trung cho chết thảm. Đời Tam Quốc có Khổng Minh nằm tại gò Ngọa Long đoán nước Tầu sẽ tam phân, nhưng vì nể lời tiến cử và gửi gấm của bạn Từ Thứ, và cảm cái tình tam cố thảo lư của Lưu Huyền Đức mà ra công hãn, mà thất cầm Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn, rồi rốt cuộc nhà Tây thục vẫn mất trước Đông Ngô. Trong trận lập hỏa công phục kích mưu đốt cha con Tư Mã Ý tại hang Tí Ngọ, bị mưa bất thành, Gia Cát Lượng phải than: "Nhân nguyện như thử như thử, thiên lý dị nhiên dị nhiên". Nhưng vì đã lỡ phóng lao phải theo lao, nên ko theo được như cái biết của mình về Dịch lý. Tiếc thay!

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), Lukeng (16-08-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010)
 
Page generated in 0,03576 seconds with 15 queries