Xem bài viết
Cũ 07-01-2010   #10
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.759
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Nhân từ đâu?

Lòng nhân từ thực sự nó sẵn trong tâm?, khi con người vừa mới sinh ra, hay đó là tính hợp quần tự có và Khổng Tử đã cảm nhận sâu sắc điều cơ bản này nên ông đã đưa nó lên hàng đầu trong học thuyết chính trị của ông.

Nhưng con người chưa vốn hẳn đã như vậy, từ bản chất tính Nhân có nhiều nghi ngờ, khi môn đệ xuất sắc nhất của ông là Manh Tử viết;” Nhân chi sơ tính bổn thiện(con người vừa mới sinh tính đã tốt)”, đặt nền tảng cho tính Nhân, thì Tuân Tử phản bác ngay: “Nhân chi sơ tính bổn ác”, chưa kể học thuyết Nhân trị này còn quá nhiều mâu thuẩn nội tại(bàn sau nếu có dịp).

Tuy nhiên đứng trên phương diện tồn tại, dựa trên tính hợp quần của con người, trải qua những đối trả với thiên nhiên và ngoại lai, tính Nhân nội tại phát sinh theo bốn tầng bậc:
- Cơ sở huyết thống
- Nguyên tắc tâm lý
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Nhân cách cá thể
được nêu ra trong cuốn “Lịch sử cổ đại Trung Quốc” của Lý Trạch Hậu- hãy xét xem tuần tự của cội nguồn mỗi tính Nhân này phát xuất.

I/- Cơ sở huyết thống:
Chữ Nhân được được đặc căn bản theo với Lễ để đưa đến cái nhân chính là Hiếu/Đễ, nhằm vào người thân cha me, anh em, tôn tộc, giòng họ… theo nghĩa “thân với người thân, tôn kính bậc tôn trưởng”, đưa xa từ đó “quân, sư, phụ”, trong câu “Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ(một ngày là thầy, suốt đời là cha)”, ông thầy trở thành trọng tâm cho hiếu đễ. Thầy đồng nhất với Cha, quyền uy tột đỉnh của chữ Nhân, Nhân trị, cho nên khi thầy nói ra điều gì thì đệ tử vì nhân-hiếu-đễ phải tuân hành răm rắp, như vậy ông thầy là thừa sai của vua-cha(quân-phụ), đây là điểm tinh tế của huyết thống suy ra khi đã thấm nhuần thì chữ Nhân ấy làm con người trở thành nô lệ trong ý niệm “chuẩn huyết duyên”, chấp nhận nghiệt ngã khi ý thức đã bị làm tê liệt vì lề thói!...
II. Nguyên tắc tâm lý:
Trên cơ sở huyết thống, tâm lý con người thuần thành chuyển dạng bên trong mọi luân lý đời sống và hành động cá thể, do bị ràng buộc qui định từ bên ngoài trở thành nhu cầu nội tâm tự bùng phát thành tự giác khi nó đã nhão luyện nhập thành một, biểu hiện này rất rõ mọi hành động cuả Nho gia, mà cái gọi là Hán nho và đặc biệt đến Tống nho(hậu Tần)…, chữ Nhân hay Nhân trị đã bị hạ thấp và chỉ dùng như là cái vỏ bao làm biểu tượng thế vào đó là Lễ khống chế Hiếu/đễ cho đến khi “tận hiếu” để phục vụ cho mưu đồ thống trị.
III. Chủ nghĩa nhân đạo
Khổng tử viết: “Lảo giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi(đối với người già làm cho họ bình yên, đối với bạn bè thì phải có lòng thành tín, đối với trẻ nhỏ thì lưu tâm săn sóc )”, đây là thứ nhu cầu tâm lý biến “thân thân- hiếu đễ “, tạo thành thứ tình cảm tự nhận vào tiềm thức, do chữ Nhân mê hoặc bằng những lời lẽ mờ ẩn chạy theo dòng tự tưởng thuộc cảm tính mà đạo học(triết gia Đông phương) chú trọng đến "nhất nguyên" vòng vo không lối thoát, đưa đến một quan niệm “phiếm ái chúng(thương yêu mọi người )” theo chù nghĩa đại đồng có tính tuyệt đối, mà đời thường không thực hiện được.

Với lòng Nhân bao đồng như vậy, chỉ tổ bị lợi dụng, và như ta thấy chủ thuyết nhân trị nguyên thủy(tiền Tần ), coi như phế bỏ, thế mà vẫn lưu tồn đến ngày nay là vì đối với việc thống trị, cái hay của chữ Nhân là cái “lờ mờ” của nó trong cái chủ nghĩa nhân đạo muốn hiểu sao cũng được, khi đem sử dụng thì kẻ nào nắm quyền lực thì chữ Nhân thuộc quyền kẽ ấy bóp méo vo tròn, ai nào hay?!

IV.Nhân cách cá thể:
Như Nhân nói trên hoàn toàn lệ thuộc lòng trắc ẩn cuả kẻ ấy đối với tha nhân, là tình cảm con người đối với nhau, không ràng buộc nào, tính cá thể nổi bậc, và Khổng Tử cũng thấy rõ điều này khi ông nói:”Làm điều nhân là do mình chứ đâu phải do người”, nếu suy như vậy thì đó là thứ tình cảm tự giác do trắc ẩn mà ra, chẳng qua ông chỉ muốn nhấn mạnh đến việc lập thân, nhưng lập thân như vậy thì chỉ hữu dụng cho kẻ tu hành, còn làm chính trị mà với chủ thuyết lấy cảm tính làm chính, chỉ có hại mình hại người, cái kiểu nói “Người nhân tất có dũng, người dũng chưa chắc có nhân” chì có tính tượng trưng phiến diện, nó đưa đến cái nghiệt ngã “…có khi người nhân phải sát thân để thành nhân”, mà ta đã thấy trong câu lặp ý “Không thành công cũng thành nhân “ của Nguyễn Thái Học đã dùng để kích thích quần chúng trước khi ông bị thực dân xử tử!.


Tóm lại chữ Nhân mà Khổng Tử đề cao chỉ là thuộc loại lý tưởng cá thể cao quý nhất tự nhận, và mọi người cứ nhìn vào đó mà làm gương, mà Nhân trị là hoài bão ông muốn thực hiện với tính Vương đạo, đến khi Lão Tử chỉ ra ra chữ Nhân ấy-của Khổng Tử- tự nó đã rơi khỏi nguồn đạo(không hợp thời), vì theo ông nó phản tính tự nhiên, mà khi nó phản tính tự nhiên, thì tự nó hiện nguyên hình là “bất nhân”, như Tuân Tử đem ra từ trong vô thức khi thốt “Nhân chi sơ, tính bổn ác”… là vậy!?


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
MộtTênGọi!?! (18-02-2010), OoozinkuteooO (07-03-2010), quyvuongcuasontrai (08-02-2010)
 
Page generated in 0,03746 seconds with 15 queries