Xem bài viết
Cũ 02-01-2010   #5
Ảnh thế thân của LSB_Thanh Giang
LSB_Thanh Giang
-=[ Ngự Thủy Đầu Lĩnh ]=-
Lục Y Nương
Gia nhập: 09-01-2006
Bài viết: 1.093
Điểm: 838
L$B: 1.541
Tâm trạng:
LSB_Thanh Giang đang offline
 
Đạo là " không " để gọi cái bản thể của trời đất và là " có " vì là mẹ sinh ra vạn vật . Cho nên đôi khi ta đặt vào chỗ "không " để hiểu cái lẽ vi diệu của nó , lại đôi lúc ta đặt vào chỗ " có " để xét cái dụng vô biên của nó .

Hai cái không và có cũng từ đạo mà ra nhưng khác tên , đều là huyền diệu . Như vậy huyền diệu lại thêm huyền diệu , đó là cửa của mọi biến hóa diệu kỳ .Thật sự thì ai đọc Đạo Đức kinh của Lão Tử đều không khỏi lúng túng . Nhất là chương đầu , Lão Tử chỉ bảo đạo không thể diễn tả được mà không nói rõ tại sao .Đạo là "không", siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái "thể" của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái "dụng" của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái "dụng" của nó chứ không sao hiểu nó được .

Ngay chính Lão Tử cũng không thể hiểu rõ về đạo , ngôn ngữ của ông không thể diễn tả hết về nó được .


Đạo Đức Kinh cũng bàn về thuyết tương đối ở chương 2 , thuyết này về sau được Trang Tử nói rộng ra trong thiên Tề Vật Luận của sách Nam Hoa Kinh

Trong chương 3 lại nói :
Bất thương hiền, sử dân bất tranh;
bất quý nan đắc, sử dân bất vi đạo;
bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.
Thị dĩ thánh nhân chi trị:
hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt.
Thường sử dân vô tri vô dục.
Sử phù trí giả bất cảm vi dã.
Vi vô vi, tắc vô bất trị.
Nghĩ là :
Trên không trọng người tài, dưới dân không tranh đua;
trên không quý đồ hiếm, dưới dân không trộm cướp;
không phô lòng tham, khiến lòng dân không loạn.
Nên chính trị của Thánh nhân dạy người:
rỗng tâm, no lòng, mềm chí, cứng xương.
Khiến dân không biết tham.
Kẻ trí không dám dùng mánh khôn.
Làm thế, là không cần làm gì; mà có gì không trị được?

Đó chính là dạy thuật an dân , dùng đạo vô vi để trị người ." Không làm mà trị , lòng dân không oán "
Và ở chương 4:
Đạo xung, nhi dụng chi hoặc bất doanh.
Uyên hề, tự vạn vật chi tông;
tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân,
hòa kỳ quang, đồng kỳ trần;
trạm hề tự hoặc tồn.
Ngô bất tri thùy chi tử, tượng đế chi tiên.
Tức là :
Lòng Đạo trống không, dung chứa khôn cùng.
Thâm sâu như vực, dường như có trước vạn hữu;
nó mài sự bén nhọn, hóa giải những rắc rối,
hòa cùng ánh sáng, đồng với bụi bặm;
vẫn trong suốt, dường như vĩnh viễn trường tồn.
Ta không biết nó con ai, dường như có trước cả Trời.

[Dụng ]và [Thể ]của Đạo: Lòng Đạo như kho trống, chứa đựngh mãi cũng không đầy

Bao dung tất cả vũ trụ, vạn vật trong lòng ,nuôi dưỡng tất cả . Đó là Đức lớn của Đạo


Trong chương 25 của Đạo Đức Kinh , Lão Tử có nói :Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh . Tịch hề liêu hề , độc lập nhi bất cải , chu hành nhi bất đãi , khả dĩ vi thiên địa mẫu . Ngô bất tri kì danh , tự chi viết đạo , cưỡng vị chi danh viết đại . Đại viết thệ , thệ viết viễn , viễn viết phản . Cố đạo đại , thiên đại , địa đại , nhân diệc đại . Vực trung hữu tứ đại , nhi nhân cư kì nhất yên . Nhân pháp địa , địa pháp thiên , thiên pháp đạo , đạo pháp tự nhiên .

Nghĩa là :


Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết nó là gì, tạm đặt tên nó là đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng).
Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không ngừng) thì đi xa, đi xa thì trở về (qui căn). Cho nên đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên .

Chủ yếu là Lão Tử muốn nhắc con người trong trời đất sống theo lẽ vô vi và giữ lấy bản tính tự nhiên của mình .


Tài thô , học kém , tôi chỉ bàn đến đây , hy vọng giúp ích cho bạn được vài điều trong việc tìm hiểu Đạo Đức Kinh !


Chữ ký của LSB_Thanh Giang
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao

Tài sản của LSB_Thanh Giang

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB_Ôn Tiểu Vân: 02-01-2010 lúc 10:45.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB_Thanh Giang vì bài viết hữu ích này:
tonyluctran (22-01-2013)
 
Page generated in 0,03595 seconds with 15 queries