Xem bài viết
Cũ 05-09-2009   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.732
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngũ thường-..."Nhất Nhân" (tt)

Như bàn trên, ta thấy Nho giáo(Khổng giáo) chính là một học thuyết chính trị do Khồng Tử đưa ra mong ổn định trật tự xã hội của thời ông, lấy đạo đức, triết lý xem như một tôn giáo để xây dựng một xã hội thịnh trị.

Quan niệm Nhân của Khổng Tử:

Đứng trên quan niệm triết lý, đạo đức và tôn giáo của Khổng Tử, thì phép Nhân đây là Nhân trị mà cốt lõi là cai trị bằng tình người, là yêu người, coi người như bản thân mình (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân(luận ngữ)", trên phương diện này hoàn toàn cảm tính một chiều vì theo đó thì:
-Cái gì mà bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì đừng đem vấy cho người và ngược lại cái gì mình muốn thì hãy đem cho người .
-Khi mình có công danh địa vị thì hãy san sẻ với người khác để họ có công danh địa vị như mình…
Như vậy nếu Nhân trị áp dụng được nó sẽ đưa đến đại đồng ai cũng như ai vì tình người trang trải không cần phải dùng Pháp trị, xã hội yên ổn tự nhiên hợp vào đại ngã của vũ trụ, đó là một triết thuyết có rất nhiều mâu thuẩn vì thời ông, quốc gia phân tranh, xã hội chia rẽ đến tột cùng, thì cái Nhân trị đem ra thực hiện được cái chi đây?!, chẳng qua chỉ làm trò cười và làm mất nước mà thôi. Đã nhiều vi vua thực hiện cái phép Nhân này, kết quả thua trận vong quốc, và vì vậy suốt đời Khổng Tử ông chỉ ôm một mớ lý thuyết nói để nghe cho sướng tai nhưng khi đem thực hành chẳng đi đến đâu cả, do đó dầu có biện thuyết mấy đi nữa, trong lúc sinh thời Khổng Tử cũng không ai dùng. Bôn ba đến khi về già ông hiểu đạo của mình suốt đời theo đuổi bị thất bại. Trong sách Luận Ngữ ông đã thổ lộ về đạo mình như sau: "Chim phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi".

Sự tiên đoán của Khổng Tử về đạo mình bị thất bại đã xảy ra theo sau việc “Đốt sách chôn học trò” của bạo đế Tần Thủy Hoàng năm 246 trước công nguyên, 200 năm sau Khổng Tử qua đời, và Tần đế cho áp dụng chính sách cai trị hoàn toàn bằng pháp trị độc đoán, trái ngược hẳn với các chủ trương Nhân trị của Nho giáo. Đến đây coi như Nhân trị không còn ở vị trí "đệ nhất" nữa…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
...::-Cô Long-::... (04-11-2009), EVE (28-10-2009), MộtTênGọi!?! (18-02-2010), nguyentu (02-01-2010), Tong Giang Nong Fu (04-11-2009), Truy Vân (24-11-2009)
 
Page generated in 0,03093 seconds with 15 queries