Chủ đề: Danh Nhân Việt Nam
Xem bài viết
Cũ 12-07-2009   #35
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.844
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Thị Mè (1928 - 2006)

Bùi Thị Mè (1928 - 2006) còn gọi là Năm Mè, sinh ngày 26/6/1921, trong một gia đình khá giả so trong vùng. Cha là ông Bùi Văn Tám và mẹ là bà Võ Thị Quý. Từ nhỏ cô bé Mè đã được cha mẹ nuôi ăn học chu đáo. Vốn thông minh, cô học rất nhanh, qua bậc tiểu học ở Cái Nhum, Chánh Hội (nay thuộc huyện Mang Thít), cô lên Vĩnh Long ở nhờ nhà người bà con tiếp tục học trường Nữ học đường ở thị xã Vĩnh Long đậu nội trú và sau 4 năm thi đỗ bằng Thành chung. Vì hạn chế của thời phong kiến, là phận nữ nên gia đình không cho chị học tiếp. Trở về nhà, chị được gia đình gả chồng về xã An Thạnh, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Nhơn. Gia đình chồng cũng là một gia đình buôn bán khá giả.

Năm 1946, khi thực dân Pháp bội ước trở lại xâm chiếm Nam bộ, đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Nhơn - Bùi Thị Mè với danh nghĩa là những thương gia, đã có những hoạt động hợp pháp ủng hộ kinh tế cho cuộc kháng chiến. Lúc Bến Tre bị địch chiếm, vợ chồng chị sang Bãi Xan thuộc xã Đức Mỹ, quận Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Vì con đông và còn nhỏ chị không thể thoát ly vào chiến khu, chị tìm cách liên lạc với Tỉnh ủy Trà Vinh để hoạt động hợp pháp cho cách mạng. Đầu tiên chị bắt tay vào mở một trường trung học tư thục ở xã Long Đức, quận Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, do chị làm Hiệu trưởng. Đó là năm 1950, khi chị tròn 29 tuổi. Với bề ngoài là một trường trung học để tránh con mắt dò xét của mật thám Pháp, nhưng bên trong trường là một cơ sở hợp pháp của Tỉnh ủy Trà Vinh. Năm 1955, Tỉnh ủy Trà Vinh bố trí chị làm Tổng thư ký hội Phụ nữ Việt Nam của tỉnh. Chị còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chẩn tế - xã hội tỉnh Trà Vinh. Từ những năm 1950 đến 1957 chị hoạt động hợp pháp dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Trà Vinh. Chị là một trong những người có uy tín để tiếp xúc với nhiều đối tượng như trí thức, thương gia, các tầng lớp xã hội khác để vận động họ ủng hộ phong trào kháng chiến, chống thực dân xâm lược.

Năm 1957 bọn địch nghi ngờ cơ sở của chị, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh đóng cửa trường Trung học tư thục do chị làm hiệu trưởng với lý do Hiệu trưởng thân “Cộng”, toàn Ban giáo sư thân “Cộng”, dạy đường lối chống Chính phủ. Do khôn khéo, thông minh chị về Sài Gòn gặp Bộ trưởng Bộ Giáo dục của chính quyền Ngô Đình Diệm để chất vấn, tố cáo chính quyền địa phương (lúc đó chị vẫn chưa bị lộ). Mục đích của chị là gây mâu thuẫn giữa Bộ Giáo dục và chính quyền của chế độ Ngô Đình Diệm tại địa phương để tạo cho mình một thế hợp pháp. Chị đấu tranh thắng lợi nhưng phải lên Sài Gòn tiếp tục dạy kèm trẻ em tại nhà và hoạt động trong giới trí thức.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, được Tỉnh ủy Trà Vinh giới thiệu, chị vào công tác ở Khu uỷ Khu Tây Nam bộ, chị là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Tây Nam bộ.

Năm 1964, chị được Trung ương Cục miền Nam rút về R công tác ở Bộ phận Tuyên truyền đối ngoại của Ban Tuyên huấn trung ương Cục, sau đó chị được tổ chức bố trí sang công tác ở Ban Phụ vận ở Trung ương Cục.

Năm 1965, tại Đại hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam chị được bầu vào Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Giải phóng, đồng thời được phân công kiêm nhiệm Vụ Phó Chủ tịch Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam.

Trước tình hình phát triển của cách mạng miền Nam, với sự chỉ đạo của trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam được thành lập vào năm 1969 do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Chị được phân công giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ y tế - Xã hội - Thương binh, chuyên trách công tác xã hội thương binh của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Trên cương vị là thứ trưởng Bộ Y tế - Xã hội - Thương binh, suốt từ 1969 đến 1976, chị đã có nhiều hoạt động sôi nổi, sâu sát cơ sở, phong trào, đóng góp công lao nhất định vào cuộc cách mạng giải phóng miền Nam Việt Nam. Với tác phong giản dị, tính tình hiền lành, dễ gần gũi, hiểu người và hiểu đời, người nữ Thứ trưởng duy nhất trong Bộ Y tế - Xã hội - Thương binh đã góp phần chỉ đạo công tác Y tế - Xã hội - Thương binh ở miền Nam, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Năm 1974, theo yêu cầu của cách mạng cần mở rộng công tác tuyên truyền đối ngoại để bạn bè năm châu hiểu thêm về cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà của nhân dân miền Nam, bà được Trung ương Cục cử ra Hà Nội dự Đại hội Phụ nữ Việt Nam. Tại miền Bắc, bà đã tiếp xúc với nhiều đoàn phụ nữ quốc tế. Với vốn tiếng Pháp khá phong phú của mình, cộng với sự thông minh nhanh nhẹn của một nhà giáo, bà đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho các đoàn phụ nữ Liên Xô, Cu Ba, Angiêri.v.v... Qua bà và các đại biểu phụ nữ ở Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế hiểu thêm về cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam anh hùng, bất khuất đang đấu tranh giành độc lập tự do. Sau Đại hội bà được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, được Trung ương Hội cử đi dự Đại hội Phụ nữ ở Angiêri, Cu Ba.

Tháng 1/1974, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Về sự kiện này bà tâm sự “đối với tôi Đảng đã ở trong tim từ những ngày đầu tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng trong hoàn cảnh công tác hợp pháp tôi thấy càng lăn lộn, thử thách trong phong trào càng rắn rỏi, nổ lực nên dù đứng trong tổ chức hay không tôi vẫn phấn đấu không ngừng”.

Đối với bà thế mạnh trong công tác vận động phụ nữ, trí thức, quần chúng đạt kết quả cao do bà có vấn học thức cơ bản, có lòng nhân hậu, can đảm, quyết tâm, có tình thương đồng chí, đồng bào. Trong những năm chiến tranh mặc dù hoạt động công khai hay bí mật, đi đến đâu bà cũng được nhân dân đùm bọc, che chở. Bà kể lại: “có nhiều trận càn bà bị mắc kẹt trong vòng vây của bọn giặc nhưng đồng bào hết lòng che chở mới thoát khỏi kẻ thù”. Có thể nói việc bà luôn luôn tôn trọng nhân dân, giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng bào theo lời Bác Hồ dặn: “Đi dân nhớ, ở dân thương” là bí quyết thành công trong công tác vận động quần chúng của bà Bùi Thị Mè.

Sau ngày nước nhà được thống nhất. Theo yêu cầu của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Bà về công tác ở Hội Chữ thập đỏ thành phố chăm lo mạng lưới Chữ thập đỏ, hỗ trợ cho công tác thương binh xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 10/1979, bà được Nhà nước cho nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn là một thành viên rất tích cực trong công tác dân vận tuyên truyền đối ngoại ở thành phố.

Với cuộc đời người mẹ bà cũng là một trong những người phụ nữ đã chịu đựng nhiều hy sinh qua hai cuộc chiến tranh. Trong 4 người con của bà đi tham gia kháng chiến, ba người con là liệt sĩ, một người trở về thì cũng là thương binh. Nổi mất mát trong chiến tranh không thể nào bù đắp được. Tuy nhiên đối với một người trí thức đã quyết định đi theo cách mạng từ khi tuổi còn trẻ, cho đến nay đã hơn 70 tuổi đời thì không dễ dàng làm lung lay được lòng thủy chung với Đảng, với Bác Hồ, với Tổ quốc và nhân dân. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cùng nhiều Huân, Huy chương cao quý:

-Huân chương Độc lập hạng ba.
-Hai Huân chương Giải phóng hạng nhất và hạng nhì.
-Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất.
-Huân chương Quyết thắng hạng nhất.
-Huy hiệu Bác Hồ của thành phố Hồ Chí Minh.
-Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Bà qua đời năm 2006, tại thành phố Hồ Chí Minh

Tài sản của LSB-Sun
 
Page generated in 0,04149 seconds with 15 queries