Chủ đề: Danh Nhân Việt Nam
Xem bài viết
Cũ 12-07-2009   #31
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Quốc Khái (1141 –1234)

Bùi Quốc Khái (1141 –1234) là người đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ (Minh kinh bác học) năm Ất Tỵ (1185), đời vua Lý Cao Tông, niên hiệu Trịnh Phù thứ 10. Sau khi đỗ, ông được vua bổ nhậm chức Nhập thị Kinh diên, giữ nhiệm vụ dạy Thái tử và hầu vua học. Ông người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

Lịch sử lâu nay và cả giới nghiên cứu đều cho rằng, vị nho thần đầu tiên nỗi tiếng là vị khai khoa của đất thành Thăng Long là Chu Văn An, người đã đỗ Thái học sinh (tiến sỹ sau này) vào khoảng đời Trấn Hiến Tông (1329-1341). Thế nhưng tấm bia “Thanh Bằng thịnh sự bia” (bia nói về sự thịnh vượng của làng Bằng Liệt) tại làng Bằng Liệt, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì (nay đổi thành phường thuộc quận Hoàng Mai) lại cho thấy rằng có người đã đỗ đại khoa của Thăng Long Hà Nội vào năm Ất tỵ (1185), thời vua Lý Cao Tông.
Trước đây tấm bia được đặt tại Văn chỉ làng, nhưng sau văn chỉ không còn nên đã chuyển về đặt trong một ngôi nhà ngang của miếu Gàn. Bia được khắc ngày 18 tháng 2 năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (1784). Nội dung của bia khẳng định, ông Bùi Quốc Khái là bậc tiên hiền của xã, đỗ thứ hai kỳ thi Đình khoa Ất tỵ, đời Lý Anh Tông (1185), làm quan đến chức Đô ngự sử, di bảo còn ở chùa xứ Trung Đồng.

Văn bia cho biết: “lúc đầu, hội tư văn mua một khu đất ở xóm Vĩnh Phúc dựng Từ chỉ làm nơi cúng tế lâu dài. Vị trùm trưởng cùng các thành viên trong hội xuất ruộng tư làm ruộng tế điền của hội để lưu truyền mãi mãi. Hàng năm cho người cày cấy lấy tiền lợi tức cúng tế. Cứ vào 12 tháng 2 chuẩn bị lễ vật dâng tế lên Từ chỉ cáo tế các chi vị: Tiến sỹ cập đệ, Đệ nhất giáp, Đệ nhị danh, Bảng nhãn Khoa Ất tỵ, chức Ngự sử đài, Đô ngự sử Bùi tướng công (Quốc Khái) cùng các vị chức sắc trúng trường, viên mục, các hương sắc trên dưới cùng được phối hưởng, để khí thiêng hun đúc, nối dài thờ tự muôn ngàn vạn năm, mãi mãi trường tồn cùng trời đất. Nhân đó khắc lên bia đá để truyền về sau. Những người đứng tên trên đầu bia là Tri huyện, Thường phái tử Nguyễn Trần Tiến, Nội giám phụng ngự Lưu Đình Cẩn, trùm trưởng Lưu Đình Huy, Lưu Bách Giảng, Lưu Bách Dụ cùng toàn thể giáp Lễ và hội Tư văn xã Bằng Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín”.

Nội dung của tấm bia này dựa theo lưu truyền từ nhiều thế hệ và theo suy nghĩ của những người lập bia vào cuối thời Cảnh Hưng (1740-1786) nên có chút nhầm lẫn về triều vua của năm Bùi Quốc Khái đỗ thứ 2, trong khi sử sách cũ ghi ông đỗ đầu khoa thi “sĩ nhân trong cả nước, từ 15 tuổi trở lên, thông thạo thi thư thì được vào hầu học ở Ngự diện”. Về quê quán của ông, sách Đại Việt sử ký toàn thư không ghi. Còn Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là người Bình Lãng huyện Cẩm Giàng (nay là thôn Thu Lãng, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

Tuy nhiên, theo chúng tôi, tấm bia ở Văn chỉ làng Bằng Liệt được lập trước hai cuốn sách Lịch triều hiến chương loại chí và Việt sử thông giám Cương mục khá lâu đã khẳng định Bùi Quốc Khái là người làng Bằng Liệt, đã được hội tư văn của làng thờ tại Văn chỉ cùng các bậc tiên hiền từ lâu. Như vậy, có nhiều khả năng ông quê gốc ở đây nhưng về sau chuyển xuống làng Bình Lãng, khi đi thi làm hồ sơ tại Bình Lãng.

Dù sao thì với nội dung trên đây của tấm bia, chúng ta có thể tin rằng, Bùi Quốc Khái là người làng Bằng Liệt đỗ đại khoa năm Ất tỵ niên hiệu Trinh Phù đời Lý Cao Tông (1185). Và như vậy, ông là vị khai khoa của Thăng Long Hà Nội, được làng Bằng Liệt thờ tại văn chỉ. Tấm bia trên tuy có niên đại không sớm, song có giá trị trong việc tìm về vị khai khoa của Thăng Long Hà Nội.

Tài sản của LSB-Sun
 
Page generated in 0,03436 seconds with 15 queries