Lương Sơn Bạc

Lương Sơn Bạc (http://www.luongsonbac.club/forum/index.php)
-   Danh môn (http://www.luongsonbac.club/forum/forumdisplay.php?f=62)
-   -   Triệt quyền đạo Việt Nam (http://www.luongsonbac.club/forum/showthread.php?t=134318796)

Thường Dân 12-10-2009 19:03

Triệt quyền đạo Việt Nam
 
Lâu rồi mới lại vào thăm anh em trên LSB. Có vẻ như ngọn núi nơi cư trú một thời giờ đìu hiu và hoang tàn hơn khi dựng lên một cái cổng ngăn cách chống DDos. Dù sao trong lần trở lại này cũng tặng anh em một món quà nho nhỏ, dù biết có lẽ ít người quan tâm.
Một người sư huynh của tôi bên TTVNOL vừa quyết định quy ẩn giang hồ bằng việc mở một lớp huấn luyện Triệt quyền đạo. Nói là quy ẩn vì thực ra ngày trước sư huynh tôi đã dạy cho nhiều người, nhưng là dạy nhỏ lẻ, và để đấu đài là chủ yếu (mấy ông bên ĐSQ Mỹ đánh giải MMA, anh em bên tuyển tán thủ, mấy bác võ sư cổ truyền muốn thêm chút bản lĩnh vào tay thực sự,...). Giờ muốn có một lớp truyền nhân Triệt quyền đạo việt nên mở ra một lớp nhỏ. Cũng phải nói trước để quý vị và các bạn gạt đi suy nghĩ tôi đang quảng cáo: sư huynh tôi không ngại sự thách đấu, nếu điều đó dựa trên tinh thần học hỏi và tham khảo tử tế. Ai cần chỉ việc alo là xong. Và thêm chút nữa: Mặc dù sư huynh tôi học nhiều hơn một môn võ, môn nào cũng thuộc hàng cao thủ: Sơn nam quyền, thiếu lâm nam kinh, các lối chưởng pháp sát thủ gia truyền,... Nhưng lần thu nhận đệ tử này sư huynh tôi muốn có những đệ tử Triệt quyền đạo chính tông ( Sư huynh tôi học môn này từ một người anh con Bác ruột là thành viên hội Tam Hoàng - HK). Vậy bạn nào quan tâm xin cứ góp ý.... Nhân tiện tặng các bạn vài bài viết của sư huynh tôi:

TRIỆT QUYỀN ĐẠO Triệt Quyền Đạo là môn võ thuật thuần tuý lấy thực chiến làm mục đích. Lý Tiểu Long là người sáng lập môn võ này với nền tảng Vịnh Xuân Quyền, đồng thời hấp thu tinh hoa của các môn võ khác như Karate, Quyền Anh, Quyền Thái... dung hợp lý luận triết học Đông - Tây hình thành môn võ Triệt Quyền Đạo với đặc điểm: không có chiêu thức nhất định, tuỳ cơ ứng biến, chú trọng sự kết hợp tâm lý, tốc độ, điều hoà, cân bằng năng lực phản ứng. Đặc trưng kỹ thuật Triệt Quyền Đạo là đơn giản, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, mạnh mẽ, hiệu quả, thể hiện phong cách gan dạ, không sợ kẻ mạnh, dũng cảm chiến đấu.
Tư tưởng chủ đạo và kỹ thuật đặc trưng của triệt quyền đạo được LTL :
- CHÚ TRỌNG HUẤN LUYỆN TINH THẦN
LTL từng nhấn mạnh: Sức mạnh tinh thần của bạn sẽ khiến cho bạn sáng tạo kỳ tích.LTLtiến hành nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về khí công truyền thống Trung Hoa và tâm lý học phương tây, tự sáng tạo nên một phép tập luyện về Ý niệm lực và Hô hấp lực trong Trệt Quyền Đạo. Luyện tập phép này có thể giúp môn sinh khắc phục được tâm lý sợ sệt khi lâm trận, tập trung toàn lực về ý chí và tinh thần vào cuộc chiến, đạt đến mục đích thể năng phát huy hiệu quả lớn nhất, nâng cao hết khả năng tấn công và phòng thủ.
a/ Huấn luyện sự buông lỏng cơ thể trong mọi tình huống.
Cơ thể con người khi buông lỏng mới có thẻ phản ứng nhanh, tay chân quyền cước mới linh hoạt, kình lực mới mạnh mẽ. LTL tu chỉnh phương pháp tự ngã thôi miên trong tâm lý học tạo thành kỹ thuật huấn luyện buông lỏng cho mình.
b/ Điêu tiết tình cảm và ổn định tinh thần tự ngã.
Đây là tập luyện sự gan dạ và bồi dưỡng sức mạnh tinh thần Đai- vô-uý. Không thể khống chế tình cảm sẽ làm cho tinh thần không ổn định mà rong chốc lát mất đi cơ hội tấn công. Tập luyện tinh thần chủ yếu là thông qua các phương pháp tự ngã ám thị, tưởng tượng, tập trung sức chú ý.
- Chú trọng huấn luyện tố chất cơ thẻ và kỹ thuật chiến đấu.
LTL chú trọng việc bồi dưõng tố chất cơ thể và kỹ thuật chiến đấu, trong trình tự huấn luyện phải kết hợp quyền lý và công phu cơ bản để luyện tập. Lý chủ truơng người luyện võ khi có một cơ sở nhất định thì mới nêntập luyện đối kháng, để cho người luyện tập kết hợp chiến thuật, lãnh hội được quyền lý và kỹ thuật quyền cước được mạnh mẽ, sắc bén của triệt quyền đạo, từ đó nâng cao năng lực trong thực chiến.
Luyện tập đối kháng bao gồm Đối khngs có quy ước và đối kháng tự do. Tập luyện trươc kỹ thuật công thủ, đánh đỡ có bài bản, dần dần củng cố động tác công thủ, tăng cường khả năng thực chiến, từ đó mà tiến tới đối kháng thực chiến tự do. Đối kháng tự do hai bên áp dụng những đòn thế đã học, có thể cải tiến hoặc sáng toạ thêm động tác, đòn thế, dần dần tiến đến khả năng công thủ tự do, không có chiêu thức nhất định, tuỳ cơ ứng biến ( tránh tình trạng chưa lãnh hội được căn bản đã đòi sáng toạ và cải tiến như thế chỉ gọi là cải lùi mà thôi ).
Còn tiếp...

Thường Dân 12-10-2009 19:04

Chú trọng tư thế thực chiến, công thủ trung tuyến
LTL nhấn mạnh, trong thực chiến phải: phòng thủ theo trung tuyến ( tuyến giữa ) đồng thời tấn công đối phương cũng ở trung tuyến ấy. Bởi vì ngưng bộ vị trọng yếu ở đấy mà bị tấn công đều dẫn đến bị thương, tàn tật thậm trí táng mạng. Đồng thời trung tuyến là trục tâm của cơ thể, tấn công trung tuyến có thể làm di động trọng tâm đối phương. Tư thế cảnh giới trang trong TQĐ là một tư thế thực chiến hiệu quả thực dụng, nó tạo cho phản ứng nhanh nhẹn và có lực.
Lấy phản ứng bản năng và trực giác tiến hành tấn công va phòng thủ
Để hiểu về phản ứng bản năng ta có một thí dụ: chẳng hạn khi tay chúng ta vô ý chạm phải điện thì theo phản ứng bản năng chúng ta sẽ nhanh chóng rút tay về ngay. Nhưng nếu lúc ấy chúng ta còn suy nghĩ nên rút tay về hướng nào, góc độ nào, rút tay như thế nào..thì sẽ bj chậm và bị giật ngay. ( đây cũng chính là phương pháp huấn luyện trong võ thuật truyền thống nhưng một số môn cũng đã bị thất truyền chính vì vậy dù tập lâu năm cũng không thể nào đối kháng tự do được chỉ nhăm nhăm sử dụng vài đòn ruột mà thôi nếu đối kháng với võ hiện đại thì thôi rồi )
Lấy tấn công làm phòng thủ, tiến hành phòng ngự mang tính tấn công
Nói đơn giản là lấy tấn công tích cực để thay vào phòng ngự tiêu cực, bị động. Phòng ngự là để tạo điều kiện có lợi để tích cực chủ động tấn công đối phương. Mỗi động tác phòng ngự phải kèm theo động tác phản công tức thì, đó là lợi dụng chỗ sơ hở tấn công. Nếu chỉ tiêu cực phòng thủ mà không tích cực tấn công thì đối phương sẽ đễ phát động tấn công chiếm lợi thế.
Triệt quyền đạo huấn luyện tổng thuật
Nhiệm vụ cơ bản của TQĐ là huấn luyện cho người học phát huy đầy đủ tiềm lực tự thân, nâng cao tối đa năng lực thực chiến đối địch, đạt đến khả năng tự do khi lâm trận, hạ gục đối thủ nhanh gọn. Nội dung huấn luyện bao gồm: huấn luyện tố chất, huấn luyện căn bản kỹ thuật, huấn luyện tâm lý, huấn luyện trí lực...

Thường Dân 12-10-2009 19:06

KỸ THUẬT CĂN BẢN TRIỆT QUYỀN ĐẠO
1/ Cảnh giới trang ( thế thủ )
2/ Luyện bộ pháp
Căn bản: bước trượt trước, bước trượt sau, bước đệm trước, buớc đệm sau, bước trượt thọc sâu trước, bước trượt dài phía sau, bước bật nẩy trước, bước thoái nhanh, bước chéo phải, bước chéo trái.
Cao cấp: Bước luồn thọc chân trước và chân sau, bước lướt vòng trái, bước chạy vòng phải, bước phóng đột biến.
3/ Luyện thủ pháp ( quyền, chỏ, chỉ, chưởng )
a/ Tay quyền
- Đòn đấm thẳng tay trước và sau
- Đòn đấm chéo tay trước và sau
- Đòn đấm thọc đoản quyền liên tiếp ( tay trước và tay sau )
- Đòn đập ngang tay trưóc và sau
- Đòn Đập xuống tay trước và sau
- Đòn bổ xuống tay trước và sau
- Đòn đấm vòng tay trước và sau
- Đòn móc hết tay trước và sau
- Đòn móc
- Đòn móc xúc tay trước và sau
- Đòn vung hết tay trước và sau
- Đòn rơve hai tay
- Đòn vẩy mu tay trước
- Đòn tạt mắt quyền
- Đòn Xúc ngược cạnh quyền.
- Quyền cắm đốt thứ hai tay trước và sau
b/ Chỏ pháp
- Chỏ ngang, chỏ dập, chỏ thọc, chỏ cắm, chỏ láy, chỏ tạt ( cả tay phải và tay trái )
c/ Chưởng pháp ( cạnh đao, đao ngược, lòng chưởng, chưởng căn, lưng chưởng, mũi đao, ngón tay )
Xuyên, ấn, vỗ, đập, tạt, đẩy, xỉa.
4/ Cước phấp
a/ Bàn long:
- Bàn long lướt chân trước
- Bàn long trượt chân trước ( phát lực và trượt về phía trước là một động tác )
- Bàn long thọc chân truớc
- Bàn long cắm chân trước ( cao cấp )
- Bàn long vươn chân sau
b/ Thọc gót hậu chân sau
c/ Đá tống
- Tống trượt trước
- Tống trước
- Tống sau
d/ Đá quẹt chân trước
đ/ Vòng cầu và phang ống
- Vòng cầu chân trước và sau ( thượng và hạ )
- Phang ống chân trước
- Phang ống chân sau
e/ Đá bật mu hạ bộ
- Bật trượt chân trước
- Bật chân sau
- Bật ngược chân trườc
f/ Đá đạp chân trước và sau
g/ Đá dậm
- Dậm chân trước
h/ Điểm cước ( vào ống chân đối phương )
i/ Đập từ trên xuống
K/ Đá chặn lòng bàn chấn ( lan môn, khái, chặn )
l/ Đá quét thuận và quét nghịch
m/ Đầu gối
- gối đâm, gối xúc, gối vòng, gối bay, gối cắm
5/ Hông
Hất hông vào xương chậu đối thủ
6/ Hất vai trước
Còn tiếp....

Thường Dân 12-10-2009 19:07

7/ Kỹ thuật vật nhanh
8/ Kỹ thuật đỡ và đánh cùng lúc ( đánh đỡ là một động tác )
9/ kỹ thuật né tránh phản công vào trung tuyến
Nội công chịu đòn, dưỡng sinh, phát kình lực TQĐ
Triệt quyền đạo đoản côn ( một đoản, hai đoản )

Thường Dân 12-10-2009 19:08

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN TRIỆT QUYỀN ĐẠO
1/ Huấn luyện căn bản
2/ Chiến đấu tự vệ đường phố
3/ Huấn luyện đối kháng tự do
4/ Chương trình huấn luyện Triệt quyền đạo cao cấp: đánh đám đông, khí công, nội công, huyệt đạo...( chương trình này chỉ phổ biến cho môn sinh trung thành với võ đường dạy không lấy học phí )

mutsu_viênminh 14-10-2009 02:19

Lâu quá mới có người ghé thăm,bài viết hay quá vì tại hạ cũng có bén duyên một chút với triệt quyền đạo,Cảm ơn huynh thường dân

Thường Dân 30-10-2009 22:14

I) Triệt quyền đạo là gì: Rõ ràng là võ thuật Trung Hoa. Đó là một dạng võ thuật mà không có hệ phái, một môn võ không có bài quyền và là một môn võ đã thoát khỏi truyền thống.
Nhiều nguyên lý của TQĐ được vay mượn từ môn đấu kiếm phương tây. Các nguyên lý này bao gồm chẻ nhịp, chặn đòn và các cách lướt đòn gián tiếp và trực tiếp. Nói một cách đơn giản và thực tế, môn võ của Lý là : "đấu kiếm mà không dùng kiếm".
Sự nghiên cứu rộng rãi của Lý đã dẫ đến các nguyên lý làm phát triển môn võ như sau:
* Đơn giản trực tiếp và tiết kiệm: Các kỹ thuật không nên quá cầu kỳ phức tạp mà phải hướng trực tiếp đến mục tiêu với di chuyển ngắn nhất. Một cú đánh trực tiếp theo đường thẳng thì hiệu quả hơn cú đánh vòng.
* Di chuyển không lộ hướng: Không nên lộ một cách không cần thiết dự định di chuyển của mình, vì như vậy đối thủ sẽ biết mình định làm gì.
*Không giáo điều, không sử dụng bài quyền hoặc công thức cố định nào bởi chúng chẳng thể hiện tình huống chiến đấu thực tế.
*Phần thuận hướng phía trước: Các vũ khí mạnh nhất phải để phía trước, hướng về đối thủ, nên chúng có thể tiếp cận mục tiêu nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Các vũ khí yếu hơn thì đặt ở phía sau, nơi chúng sẽ trở nên mạnh hơn vì nếu có tấn công chúng sẽ đi một quãng đường dài hơn (tạo lực lớn hơn).


II) 5 cách tấn công trong TQĐ
Khi hình thành môn TQĐ, Lý Tiểu Long nhận thấy rằng các thao tác phòng vệ thụ động không phải là các tốt nhất, đầu đủ hiệu quả nhất để chống lại đối thủ. Ngược lại, Lý kết luận rằng các đòn di chuyển tấn công đẩy đối thủ vào thế phòng vệ mới là tốt nhất. Vì vậy, Lý đã nghiên cứu nhiều cách để cải thiện khả năng tấn công của môn võ này và áp dụng nhiều chiến thuật của kiếm thuật phương Tây và TQĐ. Được biết như là năm cách tấn công, chúng giới thiệu một tập hợp của các phương pháp tấn công trong một phạm trù nhỏ hẹp.

1. Tấn công đòn trực tiếp, tấn công heo một góc mà một người có thể vận dụng hiệu quả trong một động tác.
2. Tấn công liên hoàn, cho phép một người có thể ra nhiều kỹ thuật liên tiếp.
3. Tấn công không trực tiếp, liên tiếp là phương pháp đánh lừa sự phản ứng của đối thủ bằng cách nhử đòn để hạ gục đối phương.
4. Tấn công bằng cách thu hút làm cho đối thủ chú tâm tấn công vào một mục tiêu hở, sau đố phản đòn.
5. Tấn công bằng khóa tay đối thủ, làm cho đối thủ không thể tự vệ lúc đó ta có thể hoàn thành đòn tấn công.

Lã Liên Kiệt 09-12-2009 09:16

Anh Thường Dân cho em cái địa chỉ của võ đường hoặc cách nào có thể liên hệ được không ạ

shotokakarate 09-12-2009 19:41

Hay lắm anh thường dân à. Em mượn bài này của anh qua box vovinam post để mọi người biết thêm nha.


Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:16

Powered by vBulletin® Version 3.7.2
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung

Page generated in 0,02441 seconds with 11 queries