Lương Sơn Bạc

Lương Sơn Bạc (http://www.luongsonbac.club/forum/index.php)
-   Luận Văn Đàn (http://www.luongsonbac.club/forum/forumdisplay.php?f=42)
-   -   kinh dịch (http://www.luongsonbac.club/forum/showthread.php?t=134310824)

honlonggiang 20-10-2008 08:43

kinh dịch
 
Ai biết có web nào để học về kinh dịch cho mình xin vài cái. Cảm ơn các bạn trước nghe.

Quân sư 21-10-2008 14:21

Tiểu đệ cũng có đọc một ít kinh Dịch.Đệ thấy lên mấy web đọc cũng không hơn là mấy tự ngồi đọc sách.Mà cầm quyển sách giở đi giở lại học còn dễ vào hơn.Đọc riêng quyển Kinh Dịch thì hơi khó,vì kiến thức nó uyên thâm quá.Đệ thấy nên kiếm thêm vài quyển như Mai hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết,hay là Chu Dịch với dự đoán học của Thiệu Vĩ Hoa tham khảo thêm sẽ dễ hiểu hơn.Đệ đoán Honlonggiang là sư huynh chứ ko phải...sư tỉ.chúc huynh học hành tốt nhé.

cô khách 29-10-2008 14:41

Muốn biết và học về Kinh Dịch cần phải có những kiến thức uyên thâm về Lịch Sử và văn hóa Trung Hoa. Chữ Hán cũng cần phải biết. Đọc để tham khảo thì được chứ để hiểu thì khó lắm,phải kiên trì lắm mới học được

Quân sư 07-11-2008 15:36

Sư huynh Cô Khách đã chỉ ra những điều rất cần thiết khi học Dịch.
Nhưng Dịch là một kiệt tác văn hóa Trung Hoa,nên học Dịch ta cũng học được rất nhiều về văn hóa Trung Hoa vậy.
Nếu học chữ Hán để học Dịch hiện tại cũng không cần thiết lắm.Vì thứ nhất,chữ Hán trong Dịch là chữ phồn thể,giờ học chỉ dùng để đọc thư tịch cổ và học Thư Pháp ;thứ hai là những bản dịch Kinh Dịch của Việt Nam hiện giờ cũng khá chính xác và đầy đủ.Tuy vậy học chữ Hán đề đọc nguyên bản Kinh Dịch,hiểu thấu đáo Dịch lý và phục vụ cho việc bói quẻ cũng là điều mà ai muốn nghiên cứu Dịch lý sâu nên làm.
Tiểu đệ đoán sư huynh Cô Khách ít nhiều cũng đã học Dịch thì phải.Mong sư huynh chỉ giáo.

cô khách 23-11-2008 01:56

Lâu lắm mới lại đăng sơn. Cảm ơn Quân sư sư huynh đã quá khen. Tại hạ cũng mới chỉ tìm hiểu qua về Kinh Dịch theo quyển sách của Ngô Tất Tố,khá đầy đủ và chính xác. Do tầm hiểu biết hạn hẹp nên những gì lĩnh ngộ được không là bao. Học cái này nhất thiết phải kiên trì,không thể vội vàng. Kinh dịch theo tại hạ là tinh hoa văn hóa Trung Hoa 5000 năm,có lẽ đến già tại hạ mới có thể lĩnh ngộ được 1 phần,hjx...
Thành tâm mong sư huynh có thể thành công trong việc học Dịch!

TC NGUYỄN 08-01-2011 09:30

Trích dẫn:

Nguyên văn gởi bởi honlonggiang (Bài viết 935162)
Ai biết có web nào để học về kinh dịch cho mình xin vài cái. Cảm ơn các bạn trước nghe.

- Bạn cứ vào Google search là có vô số bài viết về kinh dịch
- Để có căn bản đầu tiên học về dịch lý, xin đề nghị với bạn hai quyển sách Dịch gối đầu giường đó là:
• Kinh Dịch, Ngô Tất Tố dịch và chú giải --.> chuyên học về bói toán
• Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch - Đạo của người quân tử --.> chuyên về Triết Nhân Sinh-
Ngoài ra nếu bạn muốn thêm vốn liếng tiếng Anh & và muốn hiểu người Tây phương họ nghĩ ra sao qua Dịch lý Đông phương thì đọc thêm các quyển này:
• Marshall S. 2001. The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching. Nhà in Đại học Columbia.
• Rutt R. 1996. Zhouyi: The Book of Changes. Nhà in Curzon.
Trích dẫn:

Nguyên văn gởi bởi Quân sư (Bài viết 943776)
…Nhưng Dịch là một kiệt tác văn hóa Trung Hoa,nên học Dịch ta cũng học được rất nhiều về văn hóa Trung Hoa vậy.

Không chỉ vậy, mà qua việc học Dịch lý ta có thể nhận diện được cội nguồn về nền văn minh cổ đại của dân tộc ta. Qua những khai quật kho tàng cổ sử…, đã chứng minh lần hồi cho thấy Kinh dịch là của dân Bách Việt mà trong đó một chi nhánh Việt thường-Văn lang chính là dân Việt ta tìm ra đầu tiên và bị người Hoa hạ tràn xuống phía Nam sông Dương Tử bách chiếm lãnh thổ, chiếm luôn nến Văn minh của ta qua mấy ngàn năm nay…

Trích dẫn:

Nguyên văn gởi bởi cô khách (Bài viết 947809)
…Học cái này nhất thiết phải kiên trì,không thể vội vàng.

Đúng vậy, ai cũng biết kinh Dịch bắt đầu tư thời Phục Hy, trên hàng ngàn năm nay, biết bao nhiêu nhà Đại tư tưởng chiêm nghiệm tư duy đưa ra những ý tưởng vào những chú giải theo cảm nhận của riêng mình cho đến ngày nay tạo thành một rừng tư tưởng Dịch suy ra, dễ đưa ta đến mê cung!

Vì lý do trên, ở đây chỉ chủ ý bàn đến triết lý nhân sinh liên quan đến con người như một sự vật nằm trong Vũ trụ mà hai lý âm dương luôn luôn tác động từ những lý số ngẫu cơ(chẳn/lẻ), không ngơi nghỉ…, còn về phần bói toán không bàn ở đây.

datanhan_07 11-01-2011 19:42

Nguồn gốc Kinh Dịch từ đâu ???
Kinh Dịch có nguồn gốc tại Việt Nam 1000 năm trước khi xuất hiện tại Trung Quốc. Ban đầu Kinh Dịch có tên là Kinh Diệc, Diệc là tên một loài chim có họ với con Cò, mà khi nói đến con Cò là phải nghĩ ngay đến nông thôn của người Việt từ thời cổ đại. Sau này người Trung quốc khi đã biết tới Kinh Diệc thì đổi chữ Diệc thành Dịch. Dịch là hình ảnh con tích dịch-một loại thằn lằn hay biến đổi màu sắc thân thể theo môi trường. Mà con thằn lằn thì ít liên quan đến hình ảnh người nông dân. Nói đến Nông dân thì phải nói đến làm lúa, lúa thì là lúa nước, ruộng có nước mới có Cò. Mà lúa nước thì Nông dân Việt nam là tổ sư của người Trung quốc.
Kinh Dịch xuất hiện tại Việt Nam từ trước đời Hùng Vương ( khoảng 3000 năm trước Công nguyên ), khi khai quật di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên ( khoảng 2000 năm trước CN ) đã có dấu vết của Kinh Dịch trên một nồi bằng đất nung có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng hoa văn tương đương với một quẻ hào trong Kinh Dịch, đây là quẻ Lôi Thủy Giải ý nghĩa là mong mưa thuận gió hòa đừng lũ lụt đừng hạn hán để nhân dân hưởng an bình không gặp thiên tai. Thời kỳ Phùng Nguyên tương đương với đời nhà Thương bên tầu ( khoảng năm 1776 trước CN ). Trong khi đó theo sử sách Trung Hoa thì Kinh Dịch có bên tầu từ đời Phục Hy ( khoảng năm 2800 trước CN tức là từ trước thời Hùng Vương bên Việt nam ). Nếu đúng là vậy thì vào thời nhà Thương bên tầu đã phải có Kinh Dịch rồi. Nhưng theo nhà Triết gia nổi tiếng của Trung quốc là Phùng Hữu Lan thì đời nhà Thương bên tầu chưa hề có bát quái tức là Kinh Dịch. Phải đến thời Xuân thu Chiến quốc bên tầu ( khoảng năm 770 trước CN ) mới xuất hiện lần đầu quẻ Dịch ghi trong sách Tả Truyện.
Hơn nữa tên gọi tám quẻ đơn trong Dịch là CÀN-KHẢM-CẤN-CHẤN-TỐN-LY-KHÔN-ĐOÀI là ngôn ngữ Việt không phải là tiếng Trung quốc. Các học giả Trung Hoa sau này vì cứ nghĩ là tiếng Hoa nên tìm mãi vẫn không lý giải nổi.
Nhưng vấn đề ở đây không phải đi tìm nguồn gốc Kinh Dịch của nước nào để xác định bản quyền. Mà Kinh Dịch chính là thể hiện một nền văn hóa. Văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm Bắc thuộc không bị đồng hóa có nghĩa là tính dân tộc không bao giờ bị đồng hóa. Việt nam là Việt nam không thể khác. Kinh Dịch chính là sáng tạo của Tổ tiên người Việt Nam.
:)

nicolai Lương Sơn Bạc 11-01-2011 20:01

Trích dẫn:

Nguyên văn gởi bởi datanhan_07 (Bài viết 1236254)
Nguồn gốc Kinh Dịch từ đâu ???
Kinh Dịch có nguồn gốc tại Việt Nam 1000 năm trước khi xuất hiện tại Trung Quốc. Ban đầu Kinh Dịch có tên là Kinh Diệc, Diệc là tên một loài chim có họ với con Cò, mà khi nói đến con Cò là phải nghĩ ngay đến nông thôn của người Việt từ thời cổ đại. Sau này người Trung quốc khi đã biết tới Kinh Diệc thì đổi chữ Diệc thành Dịch. Dịch là hình ảnh con tích dịch-một loại thằn lằn hay biến đổi màu sắc thân thể theo môi trường. Mà con thằn lằn thì ít liên quan đến hình ảnh người nông dân. Nói đến Nông dân thì phải nói đến làm lúa, lúa thì là lúa nước, ruộng có nước mới có Cò. Mà lúa nước thì Nông dân Việt nam là tổ sư của người Trung quốc.
Kinh Dịch xuất hiện tại Việt Nam từ trước đời Hùng Vương ( khoảng 3000 năm trước Công nguyên ), khi khai quật di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên ( khoảng 2000 năm trước CN ) đã có dấu vết của Kinh Dịch trên một nồi bằng đất nung có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng hoa văn tương đương với một quẻ hào trong Kinh Dịch, đây là quẻ Lôi Thủy Giải ý nghĩa là mong mưa thuận gió hòa đừng lũ lụt đừng hạn hán để nhân dân hưởng an bình không gặp thiên tai. Thời kỳ Phùng Nguyên tương đương với đời nhà Thương bên tầu ( khoảng năm 1776 trước CN ). Trong khi đó theo sử sách Trung Hoa thì Kinh Dịch có bên tầu từ đời Phục Hy ( khoảng năm 2800 trước CN tức là từ trước thời Hùng Vương bên Việt nam ). Nếu đúng là vậy thì vào thời nhà Thương bên tầu đã phải có Kinh Dịch rồi. Nhưng theo nhà Triết gia nổi tiếng của Trung quốc là Phùng Hữu Lan thì đời nhà Thương bên tầu chưa hề có bát quái tức là Kinh Dịch. Phải đến thời Xuân thu Chiến quốc bên tầu ( khoảng năm 770 trước CN ) mới xuất hiện lần đầu quẻ Dịch ghi trong sách Tả Truyện.
Hơn nữa tên gọi tám quẻ đơn trong Dịch là CÀN-KHẢM-CẤN-CHẤN-TỐN-LY-KHÔN-ĐOÀI là ngôn ngữ Việt không phải là tiếng Trung quốc. Các học giả Trung Hoa sau này vì cứ nghĩ là tiếng Hoa nên tìm mãi vẫn không lý giải nổi.
Nhưng vấn đề ở đây không phải đi tìm nguồn gốc Kinh Dịch của nước nào để xác định bản quyền. Mà Kinh Dịch chính là thể hiện một nền văn hóa. Văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm Bắc thuộc không bị đồng hóa có nghĩa là tính dân tộc không bao giờ bị đồng hóa. Việt nam là Việt nam không thể khác. Kinh Dịch chính là sáng tạo của Tổ tiên người Việt Nam.
:)

viết hay quá.
nhưng có đúng sự thật không vậy????????/
đừng nói là viết đùa nha8-|8-|

Bách Việt 18 11-01-2011 22:02

Kinh Dịch "made in Vietnam" 100%. Bằng chứng có rất nhiều.

Nền móng của Dịch là quan niệm âm dương được thể hiện trong ... bánh chưng ngày Tết theo truyền thuyết bánh chưng bánh dày. Bánh chưng bánh dày là bánh trăng bánh giời. Ta có trời tròn đất vuông nên bánh dày thì tròn, bánh chưng (trăng cũng là âm, là đất) thì vuông. Vì bánh chưng chỉ có ở VN và truyện bánh chưng bánh dày là của VN nên quan niệm trời tròn đất vuông, âm dương cũng là VN.

Bánh chưng còn có nhiều ý nghĩa nữa. Lá dong xanh, gạo nếp trắng, đậu vàng, thịt lợn đỏ, hạt tiêu đen là hình tượng của Ngũ hành (5 hình). Lạt buộc chia mặt bánh thành 9 phần chính là Cửu trù (9 chỗ). Tất cả đều là những khái niệm cơ bản trong Dịch học.

Lịch sử Dịch học có Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch và Kinh Dịch. Liên Sơn Dịch và Qui Tàng Dịch đã thất truyền. Chỉ còn Kinh Dịch hay Chu Dịch là còn lưu lại. Theo tên gọi có thể thấy Liên Sơn Dịch là Dịch ghi trên núi đá, của thời nhà Hạ. Ở VN còn có dãy núi... Hoàng Liên Sơn, với bãi đá cổ Sapa, có thể chính là Liên Sơn Dịch xưa.

Qui Tàng Dịch theo nghĩa là Dịch viết trên lưng rùa, tương ứng với giáp cốt của nhà Thương. Ở VN về Qui Tàng Dịch có được ghi lại trong truyền thuyết... An Dương Vương xây thành Cổ Loa được thần Kim Qui, sứ giả Thanh Giang giúp, trao cho móng rùa thần. Kim Qui hiểu đúng là... Kinh Qui, tức là Rùa mang Kinh. Thanh Giang là dòng Thương Giang, tức là dòng sông chảy qua nhà Thương, hay chính là sông Trường Giang. Sông Trường Giang có tên khác là sông Đường, nơi nàng Kiều trẫm mình. Đường = Thương. Tên khác nữa của sông này là Dương Tử, thực ra là Giang Từ, trong đó Từ là dịch Nho của Thương.

Thần Kinh Qui ở sông Thương trao Qui Tàng Dịch (móng rùa) cho An Dương Vương ám chỉ việc nhà Chu nối tiếp Dịch thời Thương, phát triển thành Chu Dịch (Kinh Dịch). An Dương Vương đọc đúng là Âm Dương Vương, chẳng phải ai khác chính là Chu Văn Vương, người tác Chu dịch. Văn Vương còn có tên Việt là Văn Lang, chính là quốc hiệu nước ta thời Hùng. Văn Vương tác dịch chính là Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày của VN.

Lịch sử Dịch học như vậy được lưu giữ rất đầy đủ trong truyền thuyết Việt. Tất cả cho thấy Dịch học có nguồn gốc từ VN. Và Kinh Dịch đã là của VN thì hiển nhiên Tứ thư Ngũ Kinh cũng phải là Việt, hay linh hồn của văn hóa Trung Hoa chính là văn hóa Việt. Và Tam thánh của Dịch học (Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử) chắc chắn cũng là người Việt. Trung Hoa tam đại Hạ Thương Chu cũng là Việt nốt. Ngày nay những ai lầm tưởng Dịch học là của Tàu thì là cái sai từ gốc về cả văn hóa và lịch sử.


Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:03

Powered by vBulletin® Version 3.7.2
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung

Page generated in 0,02656 seconds with 12 queries