Lương Sơn Bạc

Lương Sơn Bạc (http://www.luongsonbac.club/forum/index.php)
-   Đông Tây Nhân Vật Chí (http://www.luongsonbac.club/forum/forumdisplay.php?f=26)
-   -   Hai Bà Trưng chết do đâu? (http://www.luongsonbac.club/forum/showthread.php?t=134322453)

LSB-phucket 25-08-2010 13:45

Hai Bà Trưng chết do đâu?
 
Xin hỏi bạn sao_phu08, Hai Bà Trưng Chết do đâu?? Bạn có thể cho biết thêm về lúc đó, sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt và Trung Quốc thời bấy giờ, so sánh sự chênh lệch của 2 bên ?
Cách quản lý quân của các vị nữ tướng dưới Hai Bà Trưng, cách hành quân và cách dùng quân??

LSB-Sun 25-08-2010 13:49

Không đúng nơi cần hỏi. Move sang Quảng Kiến Đài. :15:

Bách Việt 18 26-08-2010 17:36

Về Hai Bà Trưng

Quan niệm hiện nay nói chung cho rằng khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một cuộc khởi nghĩa "vớt vát" của thời Hùng Vương, lúc mà dân Việt còn đang "cởi trần đóng khố", có khi còn chưa thoát khỏi chế độ mẫu hệ, ... Thậm chí có người còn cho là việc Hai Bà Trưng thua là tất yếu, khi một chế độ ưu việt hơn hẳn (nhà Hán) phải thắng một xã hội còn đang giai đoạn "bộ lạc", rồi nhờ có thất bại này mà dân Việt mới có cơ hội để tiếp thu nền "văn minh" của Tàu, bước được "một bước dài" trong lịch sử...

Sự thực rất rõ ràng nhưng mọi người đều vì tự ti dân tộc mà không nhận ra chân lịch sử. Hãy xem qui mô của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, các quận Cửu Chân, Hợp Phố đều hưởng ứng. Khởi nghĩa chiếm được 65 thành trì, thu được thắng lợi trên toàn cõi Lĩnh Nam.
Cửu Chân và Hợp Phố là ở đâu? Lĩnh Nam là ở đâu? Chỗ nào mà có thể có tới 65 thành?

Hiên nay ở toàn bộ vùng Hoa Nam của Trung Quốc đều có tục thờ vua Bà. Ví dụ một ngôi đền ở Hồ Nam có câu đối:
TÍCH TRÙ ĐỘNG ĐÌNH UY TRẤN HÁN
PHƯƠNG LƯU DANH SỬ LỰC PHÙ TRƯNG

Dịch nghĩa
Quân đông bạt Hán Động Đình
Lưu thơm danh sử dốc lòng phù Trưng


Cửu Chân và Hợp Phố là 2 quận được nhà Hán phân ra khi chiếm Nam Việt của Triệu Đà. Cửu Chân có thể là ký âm sai của Quí Châu. Còn Hợp Phố không phải ở Quảng Đông mà có thể chính là Hợp Phì (phía trên sông Dương Tử). Nước Nam Việt của Triệu Đà đã không chỉ giới hạn ở Lưỡng Quảng và Giao Chỉ.

Với 65 thành trên toàn cõi Lĩnh Nam cho thấy khởi nghĩa Hai Bà xảy ra là trên toàn bộ vùng Hoa Nam, chứ không phải chỉ quanh quẩn ở Bắc Việt và Lưỡng Quảng. Nói cách khác cuộc khởi nghĩa đã xảy ra trên toàn bộ vùng đất của dân Bách Việt (không phải Đại Cồ Việt như bạn LSB-phuket đã đặt vấn đề).

Với qui mô cuộc khởi nghĩa như vậy, làm gì có những chuyện như cuối thời Hùng dân Việt còn đang ở giai đoạn "mẫu hệ", và văn minh Việt là nhờ Hán tộc mang tới, ...
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã rúng động toàn cõi Hoa Nam. Trong thời Đông Hán sử chỉ ghi một cuộc khởi nghĩa có qui mô như vậy, đó là khởi nghĩa Khăn Vàng do anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bào (đồng nghĩa và âm với Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo. Khởi nghĩa Khăn Vàng đã làm tan ra nhà Đông Hán, mở đầu thời Tam Quốc. Tất cả cho thấy qui mô của khởi nghĩa lớn như thế nào.

-=Whisky=- 26-08-2010 19:55

Chuyện về 2 cái bà lão này cũng thật có nhiều ẩn tích. Có lẽ chính xác nhất về cái chết của 2 bà là bị bắt sáng TQ rồi "hy sinh" ở đó, bên đó có phần mộ và lập đền thời của 2 bà ! Amen!

LSB-phucket 27-08-2010 05:36

Cám ơn QL Sun, phucket cứ tưởng đúng box nên post.
Cám ơn Bách Việt đã cho biết đại khái mở đầu về Hai Bà Trưng.
Còn có ai có thể trả lời thêm về các câu hỏi không??

Trích dẫn:

Bạn có thể cho biết thêm về lúc đó, sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt và Trung Quốc thời bấy giờ, so sánh sự chênh lệch của 2 bên ?
Đây là 1 câu hỏi so sánh về sức mạnh quân sự của 2 bên, có thể phucket đã sai khi nói Đại Cồ Việt. Có thể và không thể liên quan tới quân lực của 2 Bà Trưng

Bách Việt 18 27-08-2010 12:11

Để hiểu rõ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cần xem địa bàn của cuộc khởi nghĩa này. Như trên ta đã rõ "Bà Trưng quê ở châu Phong", tức là ở Phong Châu hay đất Giao Chỉ. Giao Châu thời Hán có thể gồm cả một phần Quảng Tây.
Đai Việt sử ký toàn thư phần về khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
"Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng. "
Như vậy các quận hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này là:
- Nam Hải: vẫn được công nhận là Quảng Đông ngày nay
- Nhật Nam: được xác định là miền Trung Việt Nam ngày nay. Nhưng Nhật Nam có thể chính là Hồ Nam, nơi có nhiều đền thờ vua Bà. Cũng vì lầm lẫn tỉnh Nhật Nam này mà cột đồng Mã Viện lúc thì được cho là ở miền Trung VN, lúc lại ở Quảng Tây TQ.
- Cửu Chân: được coi là vùng Thanh Nghệ ngày nay. Nhưng có thể là Quí Châu (Cửu là 9, Quí là số 4-9 trong thập can).
- Hợp Phố: được coi là ở Quảng Đông, nhưng Quảng Đông đã là Nam Hải rồi. Phải là Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy ngày nay.
Xem vậy thì khởi nghĩa Hai Bà đã nổ ra trên toàn bộ vùng Nam sông Dương Tử.

Xem bản đồ 9 quận của Nam Việt khi Tây Hán chiếm:

http://a367.yahoofs.com/lifestory/Q4..._____DShIJrvlS

Đại Việt sử ký cũng cho biết Hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, nhưng lại không thấy nói gì đến quốc hiệu cả, không rõ là vua của nước nào? Chắc chắn không phải Đại Cồ Việt vì Đại Cồ Việt là tên nước thời Đinh Lê sau này. Chẳng nhẽ lại vẫn gọi là nước Nam Việt như thời Triệu Đà?

Một cách lý giải khác là tuy xưng vương nhưng Hai Bà chưa làm chủ trọn vẹn lãnh thổ quốc gia họ Hùng xưa. Vì thế chưa đặt tên nước. Thế mới biết nước Việt xưa rộng lớn như thế nào.

Dương Nghiệp 29-08-2010 15:10

Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sách sử chép không nhiều, không đủ, không cụ thể; phần vì chưa thấu được tầm quan trọng, phần vì thời gian quá xa nên sử liệu thất lạc mất.

Nói về tương quan lực lượng giữa 2 bên:

Bên Hai Bà Trưng:
Căn cứ vào thần phả và di tích, người ta có thể xác định được danh tính các vị tướng lĩnh (điều đáng lưu ý là số lượng nữ tướng gấp khoảng 3,4 lần nam tướng).
-Nữ tướng thì có thể kể đến: Bà Phùng Thị Chính, người Diên Châu; Bà Lê Chân, người làng An Tiêm, Hải Phòng; hai chị em Đinh Bạch, Đinh Tính, quê Ninh Bình; Bà Thánh Thiên, quê Hải Hưng; Bà Xuân Nương, bà Lê Thị Hoa,...
-Nam tướng thì có: Đường Liễu Đồng; Lý Minh; Cao Doãn; Đô Dương; Chu Bá;...
-Theo Đông Hán Diễn Nghĩa thì: Số tử vong bên quân của Hai Bà, chắc chắn không dưới 10.000. Con số tù binh sách đã ghi là trên 10.000. Số tàn quân ra đầu hàng theo hai tướng Ðô Dương và Chu Bá sách ghi là trên 5.000, sau khi bị giết mất thêm trên 5.000 nữa.

Bên Mã Viện:
-Theo Việt Nam Khai Quốc, Ông (tức Mã Viện -DN) được phong tước hiệu Phục Ba Tướng Quân, tước hiệu mà tướng Lộ Bác Đức được phong cách trước một thế kỷ rưỡi. Với 8.000 quân chính quy12.000 dân quân lấy từ các huyện ở miền Tây Giao Chỉ Bộ. Mã Viện tiến xuống hải cảng Hợp Phố, nơi có con đường biển bắt đầu đi xuống Giao Chỉ quận. Khi viên tướng chỉ huy đội chiến thuyền bỗng nhiên chết, Mã Viện thấy rằng số 2000 chiến thuyền sẵn có không đủ cho binh sĩ. Thế là ông cho tiến quân theo đường bộ dọc bờ biển, đi tới đâu mở đường tới đó, còn thuyền thì chở lương thực đi theo tiếp tế.
-Có sách lại ghi quân Mã Viện khoảng 30 vạn, thuyền chiến có khoảng 20 chiếc (mỗi chiếc chở khoảng 200-300 lính).

Nói về cái chết của Hai Bà Trưng & thất bại của khởi nghĩa:

-Khởi nghĩa thất bại có thể kể đến những nguyên nhân như: Mã Viện là một vị danh tướng tài ba mưu lược của nhà Hán, dày dạn kinh nghiệm chiến trường; Trong khi, Hai Bà Trưng lại là phận nữ, kiến quốc còn lỏng lẽo, kỉ luật chưa nghiêm (có lãnh tướng dưới trướng Hai Bà đã đầu hàng giặc),... nếu ta tạm bỏ qua tương quan quân lực hai bên.

-Theo truyền thuyết, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn (chưa định rõ thời gian). Một vài sử liệu có ghi rằng, Hai Bà đã bị bắt sống sang Trung Quốc, bị lấy thủ cấp nộp cho vua Hán.

Như đã nói, sử liệu Việt Nam thời kì này không nhiều, dù Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã được bổ sung, sửa chữa thì cũng không quá vài trăm chữ. Nếu dựa vào Trung Quốc Sử, thì có thể hiểu được dăm ba phần, nhưng không cụ thể như phía quân Hán. Đành chờ bậc Trí giả, các nhà Sử học tiếp tục tìm tòi, phân tích, phán đoán-chứng thực để trả đúng sự thật về cho lịch sử vậy.

Đôi dòng viết vội, chư vị xem xét, bàn thêm.
Dương Nghiệp.

Bách Việt 18 01-09-2010 11:48

Đam Nhĩ, Chu Nhai

Mã Viện được phong là Phục Ba tướng quân, tức là danh hiệu của Lộ Bác Đức nhà Tây Hán khi tiêu diệt nước Nam Việt của Triệu Đà. Chỉ danh hiệu này cũng cho thấy qui mô của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không kém gì Triệu Đà xưng đế Nam Việt xưa.
Sau Lộ Bác Đức chiếm Nam Việt, nhà Tây Hán chia đất Nam Việt thành 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Uất Lâm, Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải, Thương Ngô, Đam Nhĩ và Chu Nhai. Hai quận Đam Nhĩ và Chu Nhai được định vị là đều nằm ở đảo Hải Nam ngày nay. Nhưng... đảo Hải Nam cách đây không lâu cũng mới là một huyện đảo của tỉnh Quảng Đông, liệu vào đầu Công nguyên có được bao nhiêu dân mà lập tới 2 quận?

Mở đầu bài minh Mộ Chí tiến sĩ Thái Đình Lan của Lâm Hào đời nhà Thanh soạn:
"Miền Chu Nhai hoang phục xa xôi, đất Quỳnh Sơn tích học, khởi nghiệp. Tường Kha vùng sông hẻo lánh, Doãn Trân giỏi kinh truyện mà danh tiếng xa truyền..."
Thaí Đình Lan là một tiến sĩ người Bành Hồ - Đài Loan, đã từng bị nạn thuyền lưu lạc sang Việt Nam thời vua Minh Mạng. Trên đuờng từ Việt Nam về ông đã viết tác phẩm Hải Nam tạp trứ, một tài liệu ghi chép về tình hình Việt Nam lúc đó còn lưu tới nay.
Trong bài minh trên cho thấy rõ quê của Thái Đình Lan là Phúc Kiến - Đài Loan được gọi là miền Chu Nhai. Chu Nhai cũng là nơi nhà Đường cho đóng thuỷ quân ở đó. Như vậy Chu Nhai là đất Phúc Kiến xưa chứ không phải ở đảo Hải Nam.

Bài thơ Cư Đam Nhĩ (Ở Đam Nhĩ) của Tô Đông Pha thời Tống có câu:
Cửu từ nam hoang ngô bất hận
Tư du kỳ tuyệt quán bình sinh
Dịch nghĩa
Chín chết phương nam ta không hận
Chuyến này kỳ tuyệt nhất bình sinh

Chuyện Tô Đông Pha bị đi lưu trú ở Đam Nhĩ cũng được Nguyễn Trãi nhắc đến trong bài Tặng con cháu ba họ: Khổng, Nhan, Mạnh dạy học ở Thái Bình:
Nhân sinh thập lự cửu thường quai
Thạnh thế thùy tri hữu khí tài
Pha lão tích tằng Đam Nhĩ khứ
Trường Canh diệc hướng Dạ Lang lai.

Dịch
Nghĩ mười, sai chín người đời
Bỏ quên tài lúc thịnh thời biết không
Lão Pha, Đam Nhĩ đã từng
Trường Canh cũng phải hướng vùng Dạ Lang.

Tuy nhiên khi xem đến tiểu sử của Tô Đông Pha thì lại thấy Tô Đông Pha do mâu thuẫn với Vương An Thạch đã bị chuyển đi lưu trú ở Hàng Châu (Triết Giang). Như vậy Đam Nhĩ có thể không phải ở đảo Hải Nam mà chính là tỉnh Triết Giang ngày nay.

Nếu Đam Nhĩ và Chu Nhai thời Tây Hán là Phúc Kiến và Triết Giang thì đất của Nam Việt Triệu Đà phải là toàn bộ vùng Nam Dương Tử. Không biết ai đó đã cố ý ép 2 quận lớn ven biển này vào hòn đảo Hải Nam hoang vu, mục đích rõ ràng để dấu đi qui mô của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên vùng Hoa Nam.

LSB-phucket 02-09-2010 05:13

Cám ơn 2 bạn giải tỏ 1 ít về lịch sử của 2 Bà.
Mình xin hỏi thêm, các trận đánh lớn nhỏ của 2 Bà có ghi lại và không ghi lại, các bạn cho biết thêm.


Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:02

Powered by vBulletin® Version 3.7.2
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung

Page generated in 0,02579 seconds with 12 queries