PDA

View Full Version : ĐA NGUYÊN & ĐƠN NGUYÊN! (Mời nhào dzô )


LSB Yen Thanh
07-01-2004, 09:39
...Ở đây nội quy của NSS chỉ cấm bàn luận đến chế độ chính trị tức là bàn luận đến các chính sách của nhà nước,đến nhân quyền,đến quan hệ giữa người cầm quyền với nhân dân;cấm bàn luận đến CS,VNNDCH ...Còn các vấn đề khác ko thuộc những điều cấm trên thì đều có thể đem lên bàn luận tại NSS...

Sau khi xem xét nội quy của Nghị Sự Sảnh, Yến Thanh quyết định mở Topic này cho những ai muốn thảo luận một cách nghiêm túc về những vấn đề "chính trị" mà Nghị Sự Sảnh cho phép thảo luận!

Yến Thanh đã đọc qua bài viết của LSB-TongGiangphunhan bên Topic "Không thảo luận chính trị" và Yến Thanh muốn được hỏi cao kiến của của các huynh đệ khác ham thích chính trị đặc biệt là LSB-TongGiangphunhan về vấn đề Đa Nguyên và Đơn Nguyên.

Trước hết để mọi người chánh đi vào thảo luận xoáy sâu vào đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Yến Thanh xin được có ý kiến là ở đây Vấn đề Đa Nguyên và Đơn Nguyên được xem xét dưới khía cạnh là một vấn đề chung của Chính trị. Trong hệ thống các nước XHCN như VN, Cuba, Trung Quốc, Triều Tiên, ... thì theo chế độ đơn nguyên còn các Nhà nước Tư bản thì lại theo chế độ Đa nguyên. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này? Chế độ Đa nguyên trong NN Tư bản phát huy vai trò giá trị như thế nào? Chế độ Đơn nguyên trong NN XHCN phát huy vai trò của nó như thế nào? Nếu áp dụng Đơn nguyên cho NN Tư bản hay áp dụng Đa nguyên cho NN XHCN thì sao?

Trước khi đưa ra ý kiến chủ quan của YT, YT xin được nghe cao kiến của các huynh đệ trước. Hy vọng rằng chúng ta sẽ thảo luận thật nghiêm túc và tránh đi vào chính sách của Đảng ta. Cảm ơn nhiều! :cheers:

tieuphi
08-01-2004, 09:40
Theo Tiểu Phi, đơn nguyên là đặc điểm của 1 xã hội mà các thành viên của nó không có quyền nêu ý kiến riêng của mình, thể hiện ý chí riêng của mình về mọi mặt, trong khi xã hội đa nguyên thì ngược lại. Nếu phát triển chủ đề thành độc đảng-đa đảng, hoặc phân tích chủ đề trên khía cạnh chế độ chính trị xã hội (XHCN và TBCN) thì trở thành thảo luận chính trị, điều mà diễn đàn không khuyến khích.
Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể giới hạn cuộc thảo luận trong phạm vi "phi chính trị", ví như về quan niệm sống, cách tư duy của các cá nhân trong xã hội về vấn đề này. Tiểu Phi xin giới thiệu 1 bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc (tác giả Đất nước đứng lên) có tên "Biết mình muốn gì" trên tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn số xuân Giáp Thân 2004 này. Nguyên Ngọc là 1 nhà văn trong nước không làm chính trị và những ý kiến của ông được đăng trên 1 tờ báo phát hành chính thức nên không sợ bị chụp mũ. Tiểu Phi mới đọc rất thích, suy nghĩ ban đầu là đồng tình với ông, tuy nhiên Tiểu Phi chưa có thời gian nghiền ngẫm kỹ để kết luận có ủng hộ ông hoàn toàn hay không.
Sau đây là nội dung bài viết:
--------
Trong 1 chuyến đi ra nước ngoài vừa rồi, tôi có gặp 1 câu chuyện ngồ ngộ. 1 cặp vợ chồng trẻ người Việt, do những hoàn cảnh nhất định, nay đang sống ở châu Âu. Họ có 1 cậu con trai, sinh ở nước ngoài, hiện mới lên 5. Năm ngoái, ông ngoại cháu từ trong nước ra thăm, sống với con cháu được mấy tháng. Ông cụ là cán bộ nhà nước đã về hưu, thuộc loại người cực tốt trong xã hội ta, suốt đời thanh bạch giản dị, tận tụy với việc nước cũng như việc nhà. Con gái, con rể và cháu cũng hết sức quý cụ. 1 dịp đoàn tụ thế này dễ gì có được và chắc gì còn có lần sau nữa... Nhưng rồi sống với nhau mới gần tháng, trong cái tổ ấm con con ấy dần dần nảy sinh 1 chuyện chẳng đâu vào đâu, thoạt đầu thật nhỏ nhặt, thậm chí hơi buồn cười, nhưng rồi ngày một phiền phức chẳng ai ngờ. Chuyện nhỏ lắm, thế này thôi: hỏi ông cần bất cứ điều gì, ông cũng đều không có ý kiến. Đấy là 1 con người quen sống sao cũng được. Hỏi ông muốn đi chơi những đâu, ông bảo đi đâu chả được, tùy chúng mày thôi. Hỏi ông định mua quà gì cho bà, ông bảo ối dào, quà gì chả là quà, quý là ở cái tình ấy mà. Hỏi ông muốn tiếp tục xem tivi hay tắt đài để ngủ sớm, ông bảo muốn thế nào cũng được. Hỏi ông muốn ăn gì, ông bảo ăn gì cũng xong. Thậm chí trong bữa ăn hỏi ông muốn ăn thêm nữa không, ông bảo ăn thêm cũng được, thôi cũng được. Suốt đời ông vẫn thế, sao cũng được, chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì, chẳng bao giờ có ý kiến riêng về bất cứ chuyện gì, mọi người cứ quyết định đi, ông theo... Và hình như đấy chính là 1 trong những điều góp phần làm nên cái đức tính được coi là cực tốt, tốt nhất trong những người tốt, của ông: chẳng có gì của riêng mình cả, 1 ý kiến riêng cho những nhu cầu nhỏ nhất cũng không...
Nhưng nay, sống trong 1 môi trường khác, quen với cách sống, cách nghĩ và hành xử hàng ngày, các con ông lại thấy lạ và dần dần khó chịu: chính vì ông không bao giờ có bất cứ ý kiến riêng về điều gì, ngay cả cho chính ông, nên cô con gái và cậu con rể muốn chăm sóc bố bỗng lúng túng. Ông không chọn lựa gì cả cho nên ngày nào, trong bất cứ việc nhỏ nhặt nào, họ cũng phải chọn lựa thay cho ông, luôn lo lắng không biết mình chọn lựa thế này có vừa lòng ông không. Ngày nào họ cũng khó xử như vậy, khó xử vì những điều vụn vặt thôi, nhưng lại thường xuyên, lúc nào cũng phải tính, phải lo, lo mà chẳng biết mình lo vậy đã được chưa. Tất nhiên họ có hơi phiền, họ thấy ông kỳ quá..., nhưng họ giữ gìn không hở miệng. Bố ở với mình được bao nhiêu ngày đâu, khiến ông cụ bận tâm làm gì.
Họ không nói ra, nhưng cậu con trai mới lên 5 của họ lại thấy và hiểu cả. Nó thuộc 1 lớp người khác, 1 kiểu người khác, 1 môi trường xã hội và giáo dục khác. Và nó không biết kìm chế. Nó rất lấy làm khó chịu. Cho đến 1 hôm, thằng bé đột ngột nói như quát với ông: "Chính ông cũng không tự biết ông muốn cái gì cả, như vậy là ông làm phiền người ta lắm, ông có hiểu không? Ông phải có ý kiến của ông chứ. Sao ông lại không bao giờ có ý kiến gì cả, vậy ai có ý kiến thay cho ông?".
Ông già sững người, còn bố mẹ thằng bé thì bịt mồm nó không kịp. Họ biết nó hỗn với ông đấy, nó còn chưa biết cách nói cho lễ độ, nhưng không thể mắng nó bởi vì nó phải. ÔNG GIÀ SUỐT ĐỜI QUEN SỐNG TRONG 1 XÃ HỘI MÀ KHÔNG AI CÓ Ý KIẾN RIÊNG CỦA MÌNH VÀ KHÔNG AI CÓ QUYỀN RỒI DẦN DẦN CŨNG KHÔNG CÓ NHU CẦU CÓ Ý KIẾN RIÊNG CỦA MÌNH TỪ VIỆC NHỎ ĐẾN VIỆC LỚN. TRONG CÁI XÃ HỘI ĐÓ, KHÔNG CÓ Ý KIẾN RIÊNG GÌ CẢ ĐƯỢC COI LÀ RẤT ĐẠO ĐỨC. Suốt đời ông không tự quyết định việc gì cả, mọi sự lớn nhỏ đều do người khác, do 1 ai đó ở đâu đó mà ông đã giao phó cuộc đời mình, do cộng đồng, do tập thể quyết định thay cho ông. Ông tin tưởng tuyệt đối ở cộng đồng, ở tập thể. Và đó là đạo đức của ông, mà ông rất tự hào... Còn thằng bé thì khác: NÓ SINH RAVÀ LỚN LÊN TRONG 1 MÔI TRƯỜNG KHÁC, Ở ĐẤY MỖI CON NGƯỜI CHỈ ĐƯỢC COI LÀ TỐT KHI TRONG MỖI VIỆC LỚN NHỎ ĐỀU CÓ Ý KIẾN RIÊNG CỦA MÌNH, Ý KIẾN ĐÓ CÓ THỂ ĐÚNG HAY SAI NHƯNG LÀ Ý KIẾN RIÊNG VÀ DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ Ý KIẾN ĐÓ. Không như thế thì thật kỳ quặc.
Sau cái bi kịch bé tẹo trong cái gia đình bé tẹo ấy, ông già có hiểu ra không, tôi không được biết. Có thể ông chẳng bao giờ hiểu được. Thậm chí cái bi kịch nhỏ đó đối với ông lại quá lớn, quá lạ, đến nỗi ngoài tầm hiểu của ông. Ông ngơ ngác. Ông đã quá tốt theo cách của 1 thời nên không hiểu được còn có 1 cách tốt khác hẳn, ngược hẳn lại.
Hình như câu chuyện nhỏ trông chừng chẳng đâu vào đâu của cái gia đình nhỏ nọ có thể lại chẳng nhỏ chút nào.

LSB Yen Thanh
12-01-2004, 19:24
Trước khi vào chủ đề chính YT có vài ý kiến sau:
--1--Như YT đã nói ở đầu, trong Topic không post bài về chính trị thì Quản lý Nghị sự sảnh là LSB-MatnaDH có nói là Nghị sự sảnh chí cấm thảo luận các vấn đề chính trị của nước ta. Ở đây, Topic này YT muốn thảo luận một vấn đề chung của chính trị chứ không phải vấn đề của nước ta. Như vậy Topic này không hề vi phạm nội quy của Nghị sự sảnh

--2--YT rất cảm ơn và rất mong các huynh đệ tham gia đóng góp ý kiến nhưng YT cần là cần các huynh đệ thảo luận nghiêm túc chứ không phải chat chít.
To Tuma vo tinh: Bài viết của huynh nên post trong Topic “không post bài chính trị” thì sẽ hay hơn đấy!
To Anh_trai_benh_quan_sach: Cảm ơn huynh đã ghé chơi nhưng YT không hiểu huynh "bức xúc" là bức xúc về vấn đề gì? Mà nếu huynh "chẳng có ý kiến gì" thì sao lại Post bài làm gì vậy? Huynh mâu thuẫn quá đấy!
To Tieu phi: Bài viết của huynh khá hay và khá ý nghĩa có thể nó đã thay huynh nói lên ý kiến của mình về vấn đề này. Dù sao cũng cảm ơn huynh đã tham gia vào Topic này.

Sau đây YT xin đi vào vấn đề chính. Ở đây, chúng ta đặt ra vấn đề “đơn nguyên và đa nguyên”.
Vấn đề đầu tiên mà YT muốn nói là tại sao YT lại mở Topic này? YT là một người mù tịt về chính trị nhưng lại thích tìm hiểu về chính trị. Và một trong những vấn đề mà YT quan tâm đó là vấn đề “đơn nguyên, đa nguyên” nhưng do tài liệu về những vấn đề này rất ít, hôm xưa ghé qua “không post bài chính trị” lại thấy LSB-Tonggiangphunhan có đoạn viết: “Nhưng nhìn ở khía cạnh của nước có duy nhất một Đảng như Việt Nam , thì những nội dung đó là hoàn toàn đi ngược với . . . ”. Do vậy YT quyết định lập Topic này với mục đích là nhờ các cao thủ ẩn dật trong Nghị sự sảnh chỉ giáo.

Vấn đề đa nguyên hoá bao gồm ba nội dung: đa nguyên hoá về XH, đa nguyên hoá về chính trị và đa nguyên hoá về quyền lực. Trong đó, đa nguyên hoá về xã hội nghĩa là sự độc lập của giới truyền thông, trí thức và kinh tế với Chính phủ; đa nguyên hoá về quyền lực nghĩa là tổ chức Chính phủ theo nguyên tắc Tam quyền phân lập, ở đây chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề “đa nguyên hoá về chính trị”.Các nước nằm trong hệ thống XHCN theo chủ nghĩa Marx như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, BTT đều là những nước theo chế độ đơn nguyên về chính trị nghĩa là đều chịu sự lãnh đạo của một chính Đảng duy nhất đó là đảng của giai cấp Công nhân. Còn các nước Phương tây, các nước TBCN thì đều theo chế độ “đa nguyên về chính trị” nghĩa là hai hay nhiều Đảng đồng thời tồn tại và tự do cạnh tranh tong đó chính Đảng nào giành thắng lợi trong bầu cử thì được quyền tổ chức Chính phủ, nắm giữ chính quyền Nhà nước còn các chính Đảng khác đóng vai trò kiềm chế đối với chính Đảng và Chính phủ cầm quyền.

Vậy tại sao các nước thuộc hệ thống XHCN lại theo chế độ đơn nguyên hoá về chính trị? Liệu việc duy trì một chính Đảng duy nhất có dẫn tới chế độ “độc tài” hay dẫn tới hiện tượng tham nhũng, quan liêu, liệu có đảm bảo một nền dân chủ hay không? Những câu hỏi đó bất cứ người nào quan tâm đến chính trị một chút chắc chắn sẽ đặt ra, nhưng không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Nếu đa nguyên hoá chính trị ở các nước XHCN thì điều gì sẽ xảy ra? Câu hỏi này xin được các cao thủ giải đáp giúp đệ cái!

phongnha
13-01-2004, 03:32
Da nguyen giong nhu la kinh te thi truong, nghia la co nhieu nguoi canh tranh mot san pham de lam cho san pham do tot dep hon. Da nguyen la co nhieu dang phai tham gia vao cong cuoc lanh dao dat nuoc, neu nhu lam khong tot nhiem ky nay thi nhan dan se khong bau dang do len nua. Thanh ra phai lam cho tot hon de ky sau con duoc lanh dao.
Don nguyen la chi co mot dang doc quyen. thanh thu dang do co quyen hanh ha, boc lot nhan dan nhung khong ai lam gi duoc vi nhan dan dau co quyen lua chon.
Doc dang co loi cho giai cap lanh dao( Con vua thi duoc lam vua) boi vay nen chung ta thay nhung quyen loi kinh te deu gianh cho " con ong chau cha" chiem het. Chan han nhu con Vo van kiet lam chu cau lac bo lan anh, con re Do muoi lam trum dia oc sg( nghe noi giau nhat nuoc), con re vo nguyen giap lam chu cong ty phan mem lon nhat nuoc. Nhung nguoi khac khong phai la con ong chau cha cua Dang ma dam lam an lon thi bi quat sum ngay( chang han nhu Dong nam).
Tai sao cac nuoc XHCN chon theo don nguyen??? Vi neu cho nhan dan duoc tu do lua chon thi con gi la xhcn nua?? XHCN la xao het cho noi !!! :55:

LSB Yen Thanh
13-01-2004, 21:07
To LSB-TongGiangphunhan:

--1-- YT gọi Tống Giang là đại ca do vậy nếu được YT xin được phép gọi LSB-Tonggiangphunhan la đại tẩu.

--2-- Chào đại tẩu! Về vấn đề thứ nhất đệ thấy đại tẩu trả lời như vậy là chưa được thoả đáng lắm. Qua câu trả lời của đại tẩu đệ vẫn chưa tìm được câu trả lời cho mình. Có thể YT quá “đầu đất” do vậy đại tẩu có thể nói rõ thêm được không!

--3-- Để trả lời câu hỏi: “Duy trì chế độ đơn nguyên về chính trị có phải là nguyên nhân dẫn tới độc tài hay không?” trước hết chúng ta cần phải làm rõ thế nào là “độc tài”. Vậy độc tài là gì? Theo như từ điển tiếng việt thì độc tài là chế độ chính trị mà một người hay một nhóm người dựa vào bạo lực để nắm mọi quyền hành. Ở các nước theo chế độ đơn nguyên về chính trị đều do một chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng nhân dân mới là người bầu ra bộ máy quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội. Dù theo chế độ đơn nguyên chính trị nhưng ở các nước này vẫn thi hành đa nguyên quỳên lực nghĩa là tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Và điều quan trọng là cả chính Đảng lãnh đạo và các cơ quan quyền lực Nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, Pháp luật. Như vậy về bản chất thì Đơn nguyên về chính trị hoàn toàn khác với độc tài và việc duy trì chế độ đơn nguyên không thể dẫn tới độc tài được.

Hiện nay, tham nhũng hiện nay đang là quốc nạn ở hầu hết các nước theo chế độ một Đảng cầm quyền. Vậy điều này có phải là kết quả tất yếu của chế độ độc đảng không? Đơn nguyên về mặt chính trị cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tham nhũng nhưng đó không phải là nguyên nhân cơ bản. Theo ý kiến chủ quan của YT nguyên nhân cơ bản dẫn tới tham nhũng chính là vấn đề con người mà cụ thể hơn nữa là vấn đề kinh tế. Do các đảng của giai cấp công nhân luôn muốn thể hiện “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” do vậy mức lương dành cho “cán bộ” quá “bèo”. Mà bản chất của con người là tham lợi ích do vậy một bộ phận “cán bộ” đã quên đi “lí tưởng”, lờ đi “luật pháp” để “kiếm thêm”. Yến Thanh nghĩ nếu cuộc sống của những người cầm quyền được đảm bảo hơn thì chắc chắn tệ nạn tham nhũng sẽ giảm rõ rệt! Đại tẩu ạ, Yến đệ rất tin vào con đường XHCN nhưng YT chỉ tiếc là nước ta phát triển CNXH trên một Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng quá thấp. Nhiều khi nói đùa với bọn bạn là: “WinXP thì tốt thật nhưng nó chỉ chạy tốt với Chip PenIII, 128 MB Ram còn nếu chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu Chip 233MHz, 64MB thì chạy Win 98 còn hơn!”

To Phongnha: Lần sau huynh nên viết tiếng Việt có dấu cho mọi người tiện theo dõi. Dạo này YT đang bận thi nên hẹn sẽ thảo luận với huynh sau!

LSB-VanThang
15-01-2004, 01:37
Gửi Yến Thanh huynh đài:

Huynh đài cho rằng đơn nguyên không phải là độc tài nhưng theo tại hạ thì đơn nguyên cũng chẳng khác độc tài là bao nhiêu cả. Thí dụ nếu nước Mỹ là một quốc gia đơn nguyên thì sau vụ Waterloo thì dân Mỹ có dám cắt chức tổng thống Nixon không? XHCN tuy không phải là độc tài nhưng có ai dám chống lại chủ tịch nước hay có một ngành nào dám chống lại chủ tịch nước hay không? Như vậy XHCN có khác độc tài là bao nhiêu? Tại hạ cũng cho rằng lý tưởng XHCN rất tốt, rất hay nhưng tại hạ cũng cho rằng đó chỉ là lý tưởng vì con người không thể thực hiện đúng những điền kiện cần thiết cho một XHCN thực sự.
Hiện nay, tham nhũng hiện nay đang là quốc nạn ở hầu hết các nước theo chế độ một Đảng cầm quyền. Vậy điều này có phải là kết quả tất yếu của chế độ độc đảng không?
Tại hạ cho rằng tham nhũng là kết quả tất yếu của chế độ độc đảng. Đây chỉ là điều trước hay sau mà thôi. Nếu chủ tịch đảng và các quan chức lớn là những người hết lòng vì dân thì lại khác, nhưng điều này tại hạ nghĩ là không thể có. Bởi con người luôn có lòng tham, nhất là khi quyền lực trong tay mình thì trước sau cũng có người lạm dụng. Chính vì vậy mới cần có nhiều đảng để họ kềm cặp lẫn nhau...không cho người kia lạm dụng quyền lực của mình.

Đơn nguyên về mặt chính trị cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tham nhũng nhưng đó không phải là nguyên nhân cơ bản. Theo ý kiến chủ quan của YT nguyên nhân cơ bản dẫn tới tham nhũng chính là vấn đề con người mà cụ thể hơn nữa là vấn đề kinh tế. Do các đảng của giai cấp công nhân luôn muốn thể hiện “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” do vậy mức lương dành cho “cán bộ” quá “bèo”. Mà bản chất của con người là tham lợi ích do vậy một bộ phận “cán bộ” đã quên đi “lí tưởng”, lờ đi “luật pháp” để “kiếm thêm”. Yến Thanh nghĩ nếu cuộc sống của những người cầm quyền được đảm bảo hơn thì chắc chắn tệ nạn tham nhũng sẽ giảm rõ rệt!
Việc tham nhũng cũng có phần do kinh tế của các nước XHCN còn quá nghèo nhưng đó không phải là vấn đề chính yếu. Huynh đài xem Liên Bang Nga lúc trước cũng rất giàu vây, nhưng bây giờ cũng không giữ được. Tại vì hiến pháp để cho các ban ngành có quá nhiều quyền lực, trong khi nhân dân không có một cơ hội nào để chống lại. Cũng giống như trong việc buôn bán, nếu có 2 người cùng bán 1 sản phẩm thì mới có sự cạnh tranh và phấn đấu để người này bán tốt hơn người kia. Nếu chỉ có 1 người bán 1 sản phẩm thì người bán sản phẩm đó cần gì phải phấn đấu nữa? Bởi vì người mua chắc chắn là phải mua sản phẩm của họ chứ đâu có sự lựa chọn nào khác.

LSB-Mat_naDH
15-01-2004, 14:55
MN hoàn toàn đồng ý với YT ,đơn nguyên chính trị về căn bản là khác với chế độ độc tài
YT viết: Ở các nước theo chế độ đơn nguyên về chính trị đều do một chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng nhân dân mới là người bầu ra bộ máy quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội. Dù theo chế độ đơn nguyên chính trị nhưng ở các nước này vẫn thi hành đa nguyên quỳên lực nghĩa là tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Và điều quan trọng là cả chính Đảng lãnh đạo và các cơ quan quyền lực Nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, Pháp luật. Như vậy về bản chất thì Đơn nguyên về chính trị hoàn toàn khác với độc tài ...
Nhưng đặt ra câu hỏi như YT:duy trì một chính đảng duy nhất có dẫn tới sự độc tài ko?thì theo MN ít nhiều sẽ có ,YT cũng đã giải thích nghĩa của từ độc tài :"độc tài là chế độ chính trị mà một người hay một nhóm người dựa vào bạo lực để nắm mọi quyền hành",tuy các nước theo chế độ đơn nguyên chính trị ,chỉ có một chính đảng duy nhất ko bộc lộ hay độc tài theo nghĩa của từ độc tài YT đã nói ở trên nhưng như TGPN tỉ đã nói sự độc tài ở đây phải hiểu rộng ra ,việc có duy nhất có một chính đảng chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vấn đề ,nhiều việc phải đi theo một đường lối chung do chính đảng đó đề ra .Và vì có một chính đảng nên ai dám đảm bảo một số đường lối đề ra ko vì lợi ích của cá nhân nào đó ,ai dám đảm bảo ai đó ko lạm dụng quyền lực,đơn cử như báo chí được coi là cơ quan tự do ngôn luận nhưng thử xem nó trong các nước theo chế độ độc đảng ,nó đã thật sự là cơ quan ngôn luận tự do chưa,hay vẫn phải chịu theo một đường lối nào đó,phải tránh né nhiều thứ ko được đụng chạm đến ...
MN ko đồng ý với YT,đơn nguyên về chính trị chỉ là một nguyên nhân ko căn bản dẫn tới tệ nạn tham nhũng hay nói nguyên nhân chính là do lương cán bộ "bèo" ,thử nhìn ra các nước tư bản,các nước đa đảng xem nạn tham nhũng có nhiều bằng các nước độc đảng ko?các quan chức các nước đa đảng có giàu bằng các quan chức các nước độc đảng ko?(giàu ở đây ko phải là so sánh về giá trị tiền giữa các nước mà là so sánh về mức sống của họ với người dân trong nước).Nói con người có lòng tham,đó là bản chất của con người là đúng ,nhưng thử nhìn nhận kĩ,lòng tham đó có phải lúc nào cũng bộc lộ ko,ở trong những điều kiện bình thường nó có bộc lộ ko? hay chỉ ở trong những hoàn cảnh,có điều kiện như có quyền lực trong tay,lại có "ô" trên nên nó mới dễ dàng bộc lộ khiến con người ta tha hoá đi?Ví như một người, bình thường thì chả tham của ai cả nhưng bỗng dưng thấy một túi tiền ở trước mặt mình mà xung quanh chả có ai để ý cả ,đảm bảo là anh ta sẽ nổi lòng tham ,muốn có nó ,và thêm một tí tẹo điều kiện thuận lợi nữa dám anh ta lấy nó luôn. Tất nhiên nguyên nhân dẫn tới tệ nạn tham nhũng là có nhiều nhưng MN thấy chế độ độc đảng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự tham nhũng.

LSB-VanThang
16-01-2004, 00:19
Vạn huynh nói như vậy cũng ko đúng rồi . Xã hội chủ nghĩa chắc chắn khác với độc tài . Khác ở điểm nào ? ở chính đường lối của nhà nước XHCN đó . Nếu ko đã ko có sự khác nhau giữa XHCN với độc tài , và cũng ko việc gì phải phân định ra một khi nó giống nhau ( nhưng tất nhiên là muội hiểu huynh định nói sự độc tài về việc gì ). Huynh nói lý tưởng XHCN rất tốt có khác gì với việc huynh nói lý thuyết tốt mà thực hành thì quá dở đâu . Muội e là huynh có cái nhìn quá bi quan về nhà nước XHCN . Nhà nước nào cũng có cái hay và cái dở , lý tưởng thì cũng phải có điểm chúng ta chưa đạt được , chưa làm được chứ . Nhưng muội chắc chắn , trong những lý tưởng đó , VN đã làm được rất nhiều , tuy có những cái chưa đạt . Nhưng huynh ko thể chối bỏ được , vì đó là thực tế đã được trải nghiệm .
Huynh không có nói XHCN và độc tài là giống nhau, vì trên nguyên tắc và hiến chương hiến pháp thì khác nhau nhưng ý của huynh là cách thực hành của XHCN và độc tài không có cách biệt nhau nhiều. Tại vì trong độc tài thì thường là 1 cá nhân gom tụ tất cả quyền lực vào mình (ví dụ Saddam Hussein) còn ở XHCN thì gom tụ tất cả quyền lực vào duy nhất 1 đảng, như vậy sẽ không có thế lực đối kháng. Đã không có đối kháng thì đó chính là duy ngã độc tôn, ai dám cản?

tieuphi
16-01-2004, 14:59
Tiểu Phi xin phép lẩy ra 1 câu hỏi nhỏ trong cuộc thảo luận về đề tài rất rộng này:
1. Nguyên nhân của tham nhũng là gì? Do chế độ độc đảng hay do thu nhập chính thức của bộ máy công quyền quá thấp?

Tiểu Phi cho rằng: Tham là bản chất của con người, ở đâu có quyền lực, ở đó có tham nhũng. Các nước TBCN cũng không loại trừ được tệ nạn này. Nhưng ở đâu quyền lực bị kiểm soát, bị "soi", ở đó nạn tham nhũng bị giảm bớt.
Những vụ tham nhũng lớn ở VN, các quan tham không hề nghèo. Họ ăn tiền vì họ không sợ, không có thế lực nào lật được họ, vậy thôi. Nghĩa là trong 1 chừng mực nào đó, chế độ quản lý thủ trưởng dẫn đến nạn tham nhũng.
Nhưng ở VN còn khác các nước khác là người có những chức trách tí tẹo thì cũng tranh thủ "nhũng" tí tẹo. Ví như anh cảnh sát giao thông tranh thủ vòi những khoản tiền phạt để đút túi, ví như cô thư ký nếu không lót tay thì chuyển công văn không kịp thời... Nếu không thế thì họ không đủ sống. Do vậy giải pháp của YT tuy không loại trừ được nạn tham nhũng cũng xử lý được 1 phần nào.
Nhưng đến đây lại xuất hiện câu hỏi, muốn tăng lương cho bộ máy nhà nước mà không gây lạm phát thì phải "tinh giản biên chế". Giữ ai, bỏ ai? Đó lại là câu chuyện khác!
Tiểu Phi xin kính chúc các huynh đệ 1 năm mới vui vẻ thành đạt. Tiểu Phi sẽ trở lại đề tài này vào năm tới.

LSB-Mat_naDH
16-01-2004, 16:57
Nếu nói về việc tăng lương cho các cán bộ nhà nước thì nói cho rõ nhà nước ta cũng đã có những chính sách ,những cải thiện đảm bảo đời sống của các cán bộ công chức nhà nước ,nhưng nhìn nhận kĩ các nước theo chế độ độc đảng tuy chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng phải nói là bộ máy quá cồng kềnh,dư thừa nhiều cơ quan có chức năng giống nhau,cứ chồng chéo lên nhau,ngân sách nhà nước phải nuôi quá nhiều ,gây nên lạm phát,tiền mất giá .Tiều phi huynh đệ kêu phải tinh giảm biên chế,thì cũng đã có tinh giảm biên chế rồi đó,nhưng rồi đâu lại vẫn vào đó,cứ mọc đầy ra,giải quyết ở đây là phải tận ngọn,phải cải cách lại cả bộ máy,cái cần gộp thì gộp,cái chia ra thì phải chia ra,chứ ko phải ở mỗi cơ quan giảm vài người...

LSB-MucHoang
28-01-2004, 00:49
nói về việc đơn nguyên chính trị có phải là độc tài hay ko: như khẩu hiểu của đảng cộng sản đức thời sau đại chiến thứ nhất ( thời Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg ) : 1. "Träger des Rätegedankens kann nur das proletariat sein..."---> chỉ có giới giai cấp vô sản thì mới được là người mang tư tu7ởng của Rätessytem, sorry , tôi ko biết nên dịch từ này như nào cả, Rätesystem là hệ thống chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩa ( vài người lập thành một nhóm, r62i bầu ra 1 đại biểu cho nhóm đó, rồi đại biểu của các nhóm nhỏ lại lập ra các nhóm to hơn một chút, rồi lại bầu ra đại biểu cho nhó đó ....rồi cứ tiếp tục như vậy ) hệ thống này còn được gọi là "direkte demokratie " = nền dân chủ trực tiếp, vì các thành viên đều có thể trực tiếp đề cập các đề nghị với người đại diện của nhóm , rồi người đó lại chuyển tiếp lên trên, ..... )
còn hệ thống quốc hội kiểu của các nước tư bản thì được gọi là "indirekte Demokratie " tức là nền dân chủ bán tiếp , vì người dân chỉ bầu người đại diện của mình vào quốc hội theo 1 chu kỳ thời gian nhất định , và người đó , có thể nói là , sẽ thay mặt người dân đã bầu cử cho mình để làm chính trị .

2. Vì hệ thống này là chống tư bản, nên họ ko chấp nhận các đại diện của gi7ới tư bản trong chính phủ . ( điều này thì là lô gíc rối )

3. vì hệ thống quốc hội ( kiểu parlament ) luôn chỉ thực hiện được cái "bề ngoài" của nên dân chủ , nếu c6áu trúc sản xuất theo kiểu tư bản vẫn tồn tại .
vì thế nếu muốn thực hiện được ý tưởng của xã hội chủ nghĩa , ta phải bắt đầu từ mầm mống của nền tư bản, đó chính là các xí nghiệp sản xuất .

4. vì hệ thống này luôn đòi hỏi giới vô sản phải tích cực tham gia vào các vấn đề chính trị và kinh tế , nên Chính Phủ LUÔN PHẢI CHỊU SƯ QUẢN LÝ của dân chúng ( ko bị giới hạn về thời gian) và người dân lúc nào CŨNG PHẢi CÓ QUYỀN BÃI BỎ CHÍNH PHỦ ĐÓ , nếu chính phủ bị mất lòng tin nơi dân chúng .

5 . Das Rätesystem bedeutet : DIKTATUR DES PROLETARIAT ! ----> hệ thống xã hội chủ nghĩa có nghĩa là sự độc quyền , hoặc độc tài của giới giai cấp vô sản !
( đây cũng có thể coi là các điều căn bản của hệ thống nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa )

Nhận xét : ý tưởng của hệ thống này thực ra là rất hay , như đã nhắc ở phía trên , vì nó là một nền dân chủ trực tiếp ---> quyền của dân "khá cao"
tuy vậy trên thực tế thì lại ko như vậy . bởi vì do chế độ đơn gnuyên chính trị , nhà nước ko hề có người quản lý ( luật nghe thì tốt, nhưng ai có thể đảm bảo là các điểu luật của hiến pháp cũng được thi hành ?)
ở đây thì chế độ parlament lại có lợi thế hơn , vì họ có 3 thế lực : 1 thế lực ra pháp luật , thế lực thi hành luật, và thế lực kiểm tra luật .

đúng ra , các nước xã hội chủ nghĩa ngày này có thể học hỏi lại kinh nhiệm của xứ sparta ở hy lạp cổ đại thì tốt .
hệ thống nhà nước của xứ này , ta có thể gọi là cái nôi của nền xã hội chủ nghĩa hiện đại !
nhưng với 1 khác biệt , sparta ko phải là chế độ đơn gnuyên như các nước công sản thời này .
họ có 2 ông vua , và 2 ông này luôn thay đổi ví trị cho nhau, ông thứ nhất lắm quyền , thì ông thứ 2 kiểm tra ông thứ nhất !
vua gặp sai lầm thì cũng sẽ bị trừng trị ngày lập tức , sparta đã thành công trong việc "làm tất cả con người bằng nhau" !
đúng theo lý tưởng của cộng sản . tuy vậy như nhà văn Đức Schiller từng nhận xét : chính điểm mạnh của sparta lại là điểm yếu của sparta "
vì khi tất cả con người đểu bằng nhau, như vậy sẽ ko có sự chênh lệch nào trong xã hội cả, điều này dẫn đến việc con người ko có mục tiêu để đạt tới , trong mọi lãnh vực, ko kể là chính trị , văn hoá , hay khoa học ! và sớm hay muộn nhà nước đó cũng bị loại bỏ vì bị "thụt lùi" so với xã hội !
tuy vậy , một điều rất đáng ngạc nhiên là sparta lại tồn tại được tận 600 năm , và luôn đứng ngang hàng với xứ athen !

nhatdangdaisuthieulamtu
28-01-2004, 15:28
Thiện tài
Bàn về đơn nguyên và đa nguyên là bàn về một phạm trù chính trị xã hội căn bản, thực chất đơn nguyên và đa nguyên đã tồn tại từ lâu trong XH chúng ta. Nhưng chẳng có một nhà nước nào là ưu việt hoàn toàn:
Đơn nguyên: nhà nước phong kiến...
Ưu điểm: quyền lực tập trung cao độ, ổn định XH cao, tính đồng đều cao
Nhược điểm: tính tự khắc phục khuyết điểm thấp, thường dẫn đến suy yếu tự tan dã đột ngột (các triều đại phong kiến đều trung kết cục là triều sau yếu hơn triều trước và thối nát và suy tàn)
Đa nguyên: nhà nước nghị viện thời hy lạp, TBCN hiện nay
Ưu điểm: tính xã hội cao, tính ưu điểm luôn được biểu dương
Nhược: quyền lực yếu, bất ổn XH, dễ suy tàn do các đảng phái dối lập quá cao, bị ngoại bang xâm nhập, bị đế quốc thâu tóm
Vậy theo các huynh đài thì chúng ta chọn hình thức nào đây, cho đến giờ và có thể còn lâu về sau này với địa thế VN, với lịch sử không khuất phục ngoại bang thì theo bổn hạ chúng ta cần theo đơn nguyên là tối ưu, đương nhiên chúng ta cần ‘XH hóa nền kinh tế, XH, CHính trị cho phù hợp hơn.
Vì sao Bổn hạ nói đa nguyên không phù hợp, vì:
1. Tham nhũng là hậu quả trực tiếp của quyền lực nó ít bị tác động bởi ý thức XH xa lắc là “đơn ha đa nguyên”, quyền lực càng cao nguy cơ tham nhũng càng tăng. Như Brútcô ly của Italy mặc dù tham nhũng quá nhiều ai cũng biết nhưng hiện nay ông ta vẫn là thủ tướng ý tối ưu – nó phù hợp câu chuỵện ngụ ngôn VN là “hãy để tên tham quan ở nguyên đấy đừng cho tên quan gầy lên thay vì nó lại ăn từ đầu mà chúng ta lại khổ hơn”, hay tham nhũng tại hàn quốc, còn ở mỹ ư ? có tham nhũng không? Đương nhiên là có rồi nhưng do luật pháp nghiêm khắc lên tham nhũng biến thể thành các hứa hẹn chờ ..còn nguy hiểm hơn nhiều.
2. Làm sao để dẹp tham nhũng? Chỉ có luật pháp nghiêm minh, có sự giám sát của nhân dân mới ‘dẹp –hạn chế’ đựợc tham nhũng
3. Các nước đa nguyên, các đảng khi không đủ uy tín tranh cử thì xoay qua dùng trò ám sát, khủng bố, dùng tiền mua phiếu. mặt khác quá nửa các hứa hẹn của họ khi tranh cử không thực hiện và không thể thực hiện (ví như cam kết 1 triệu việc là..he he đảng làm sao tạo ra việc làm trong các chế độ tự do của các DNTN được)
4. Ban đầu bổn hạ cũng ‘ngây thơ’ nghĩ rằng nhiều đảng thì khi các đảng đó lên sẽ thành lập nội các mới, thay máu mới. Như vậy sẽ có một bộ máy năng động hơn, thực ra không phải vậy bộ máy này tốt xấu phụ thuộc tính ‘khả năng cá nhân’ của người chúng cử. nhưng khi đọc các báo về bầu bán tại Mỹ mới thấy rằng ‘đồng tiền, các tập đoàn TB chi phối’ vô tình người đó nhiều khi không hàng động theo khả năng mà làm theo sai khiến của thế lực ngầm. họ trở thành công cụ, thành con dối...
5. báo chí ? tại các nước đa nguyên báo cũng phát triển tràn lan, xuất hiện nhiều dạng báo là cải, khiêu , phản động. Họ chạy theo tâng bốc giới thượng lưu vô tình quay lưng với số lớn người lao động.
Vì sao chúng ta lại đơn nguyên?
6. Chúng ta là nước nhỏ mà lại kiên trì độc lập dân tộc , giám tác động ngoại bang thì quyền lực được ưu tiên, đây là mô hình nhà nước có quân sự mạnh > đơn nguyên
7. Dân trí thấp, không đồng đều là hậu quả ngàn năm phong kiến > cần có thời gian nâng cao dân trí , xóa ảnh hưởng xấu của văn hóa phong kiến gia trưởng. Việc này cần thời gian 30-50 năm trong môi trường như hiện nay của Vn, cần tiền Xh để làm văn hóa. Như vậy không một đảng nào trong mô hình đa đảng có thể làm được > đơn nguyên
8. Về vấn nạn tham nhũng chúng ta cũng đang mở rộng để tiêu trừ, khi xưa không phải không có tham những mà không bị phanh phui ra mà thôi
Tuy nhiên cũng không thể để, chấp nhận tình trạng hiện nay. Chúng ta phải mở rộng quyền tòa án (tòa án bảo hiến) để xử các bậc trưởng lão, nghị viên của ta phạm pháp. Mở rộng quyền báo chí, quyền tố cáo của nhân dân. Từ khi chúng ta triển khai chế độ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì hàng loạt phạm pháp bị phát giác (xưa cũng vậy mà không ai biết) như lãng phí các công trình XD là 30-40%....
Tóm lại: cần xây dựng nhà nước của nhân dân thì chế độ đơn nguyên là tuyệt vời nhất, để có nhà nước này thì người dân phải được quyền giám sát, và khung pháp luật phải có sẵn hình phạt cho mọi người (luật pháp bất dung thân). Dĩ nhiên lúc này, lúc khác ở đời có cái gì vẹn toàn. Nó hợp câu “ở đời chẳng có gì tuyệt đối ngoài việc tương đối cả”
Thiện tài

Mập
28-01-2004, 20:25
Thực tế xã hội làm cho mọi người có vẻ hướng đến với đa nguyên,mọi người muốn có một sự thay đổi.Nhìn ra các nươc tiên tiến ,thấy xã hội của họ hơn mình nhiều ,nhưng một sự thay đổi xã hội không thể đốt cháy giai đoạn được.Chúng ta đừng nhìn vào hiện trạng thực tế xã hội mà hãy nhìn vào mức độ tăng trưởng kinh tế ,mức độ xoá đói giảm nghèo để đánh giá .Cá nhân tôi rất thích thú với bài viết của nhất đăng đại sư,nước mình nghèo là do bao năm chiến tranh liên miên ,dân trí lại thấp,ý thức pháp luật còn quá kém.
Thực ra trước kia,khi còn Liên Xô,nước mình cũng có nhiều Đảng ,cho hợp với trào lưu của Goocbachop,tôi còn nhớ trụ sở Đảng dân chủ ở đường Lê Duẩn.Sau khi hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ ,nhà nước ta dẹp luôn các Đảng này.Bài học LX mà ,mà nhà nước mình lúc bấy giờ và hiện tại là cần sự ổn định chính trị chứ không phải là cải cách chính trị để rồi rối loạn,hãy nhìn các nước đang phát triển có chế độ đa nguyên.Rất nhiều nước TBCN cũng có chế độ độc tài ,như Indonêxia ,đa nguyên mà vẫn độc tài (trong quá khứ) để rồi hậu quả làm cho đất nước chả có chiến tranh gì mà vẫn chậm phát triển .Bây giờ vấn đề của mọi quốc gia là chính trị can thiệp vào kinh tế và kinh tế can thiệp vào chính trị ,TBCN hay XHCN cũng vậy.
Vậy thì ,như chính sách chiến lược của Đảng,phải đưa nhà nước ta thành nhà nước thực sự pháp quyền ,nâng cao dân trí của nhân dân .Mọi văn bản ,nghị quyết của Đảng đều tiến bộ ,chẳng hạn như chính sách dân tộc ,tôn giáo và chính sách về vấn đề phụ nữ rất đáng hoan nghênh.
Để làm được theo đúng chính sách,chúng ta đều biết là quá gian nan,vì vậy Đảng đưa giáo dục lên là quốc sách hàng đầu ,nâng hệ tư tưởng Hồ Chí Minh thành tư tưởng chủ đạo,đua việc giáo dục đạo đức và đạo đức ,những truyền thống dân tôc tiến bộ được giữ gìn và phát huy.Bác Hồ ,vừa là lãnh tụ vĩ đại của Đảng ,vừa là một vị thánh của dân tộc ,Bác biểu tượng của sự hài hoà nói chung và sự hài hoà giữa dân tộc và giai cấp.Nếu nhà nước ta không đổi mới được chẳng những nhà nước của giai cấp công nhân mất (thực ra nó là nhà nước của người lao động-khác với nhà nước của những người chả cần phải lao động cũng rất sung sướng ) mà dân tộc ta cũng không tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu được.
Lịch sử sẽ phán xét về giai đoạn này của đất nước,vấn đề là sự dân chủ XHCN có được phát huy?Trong cái đơn nguyên XHCN ,sẽ có cái đa nguyên của từng cá nhân ,từng tổ chức chính trị.

Chan Thien
06-02-2004, 08:42
Đa nguyên hay Đơn nguyên không quan trọng mà quan trọng nhất là cách thực hành mớ lý thuyết đó. Có nhiều nước Đa nguyên mà vẫn chậm phát triển đó thôi. Lý thuyết dù hay đến mấy mà vận hành không đúng thì cũng chẳng ích gì.
5. báo chí ? tại các nước đa nguyên báo cũng phát triển tràn lan, xuất hiện nhiều dạng báo là cải, khiêu , phản động. Họ chạy theo tâng bốc giới thượng lưu vô tình quay lưng với số lớn người lao động.
Đây là cách nhìn phiến diện và áp đặt của đại sư. Đại sư có biết vụ án Waterloo đã hạ tổng thống Mỹ Nixon hay không? Qua đó đủ biết sức mạnh của báo chí và cũng nói lên sự quan trọng của tự do ngôn luận. Cái gì tâng bốc giới thượng lưu và quay lưng với người lao động là đại sư đọc thấy ở đâu vậy? Tớ thấy đa số báo ở các nước TB đều chỉ trích những cái sai, tệ nạn, chính sách thiếu sót sai lầm..vv..
Nói về báo khiêu dâm ở TB thì đó là dân quyền. Đại sư có biết ở các nước Đơn nguyên hiếp dâm nhiều hơn ở các nước Đa nguyên không? Có những thứ càng cấm con người càng tò mò. Đại sư tưởng cấm báo khiêu dâm là người ở nước Đơn nguyên sẽ không đọc báo,phim ảnh này? Con người phải có quyền tự do và chịu trách nhiệm cho việc làm của mình... họ có đọc báo khiêu dâm hay không thì họ phải tự quyết định ...đó là quyền tự do vậy sao phải cấm?

2. Làm sao để dẹp tham nhũng? Chỉ có luật pháp nghiêm minh, có sự giám sát của nhân dân mới ‘dẹp –hạn chế’ đựợc tham nhũng
Trong xã hội Đơn nguyên thì nhân dân làm sao giám sát được? Có mà con kiến đi kiện của khoai thì có. Trên lý thuyết đã không thể áp dụng trong chế độ Đơn nguyên.

4. Ban đầu bổn hạ cũng ‘ngây thơ’ nghĩ rằng nhiều đảng thì khi các đảng đó lên sẽ thành lập nội các mới, thay máu mới. Như vậy sẽ có một bộ máy năng động hơn, thực ra không phải vậy bộ máy này tốt xấu phụ thuộc tính ‘khả năng cá nhân’ của người chúng cử.
Đại sư hình như không hiểu rõ lắm về cách bầu cử ở Mỹ. Cách bầu cử trong chế độ Đa nguyên cũng có nhiều kiểu khác nhau: Mỹ bầu cử kiểu khác, Đức kiểu khác, Pháp kiểu khác... mặc dù cả 3 nước đều là Tư Bản chế độ giống hệt nhau. Đại sư có biết khi một đảng cử ra một người để tranh cử là thế nào không? Khi người đó trúng cử thì sẽ làm gì không? Tớ nói cho đại sư biết nhé! Khi người tham gia tranh cử trúng cử thì sẽ đổi toàn bộ các bộ trưởng. Còn phó tổng thống thì còn tùy vào đảng có số phiếu nhiều thứ 2. Câu "khả năng cá nhân" của đại sư nghe vô lý lắm. Đại sư nghĩ thế nào mà nói người trúng cử tùy thuộc vào khả năng cá nhân? Tham gia tranh cử tổng thống bao gồm nhiều đảng. Trước cuộc tranh cử mỗi đảng đã giàn xếp nội bộ tự bầu ra một người đức cao trọng vọng tài năng giỏi nhất đảng đi tranh cử. Những thứ đại sư xem thấy trên tivi các vị tranh cử đi quảng cáo cho mình thì đó là dân chủ đó: Những người bầu cử phải thuyết phục mỗi người dân, họ cần người dân bỏ phiếu cho họ. Đơn nguyên thì chỉ có mấy chú tự bầu thôi chứ đâu có cái kiểu đi thuyết phục người dân bỏ phiếu cho họ?!?!