PDA

View Full Version : VÕ LUẬN!


LSB Yen Thanh
19-02-2003, 22:45
VÕ LUẬN! Đây là một vấn đề rất rộng. Yến Thanh mở Topic này mong muốn tất cả các hảo hán trên LSB sẽ cùng nhau luận đàm về những vấn đề chung nhất của võ thuật, nhưng nguyên lí, những nguyên tắc cơ bản trong võ thuật, những tinh hoa trong võ thuật tự cổ chí kim.
Chúng ta hay nói tới võ thuật, diễn đàn của chúng ta bàn về võ thuật và bản thân chúng ta rất nhiều người cũng đang tập võ thuật. Vậy chúng ta hiểu VÕ THUẬT LÀ GÌ? Có vẻ câu hỏi hơi chuối nhưng YT vẫn chưa tìm được một định nghĩa chính xác cho hai từ này. Mong nhận được cao kiến của các huynh đệ về vấn đề này!

LSB-LâmXung
20-02-2003, 07:10
Võ thuật theo hiểu biết của LamXung thì :
Võ Thuật - là tinh thần hướng đạo ( đạo đây không phải thờ thần , đạo đây là đạo đức là kỷ luật , võ không có đạo thì cũng giống như nhà không có móng ) luyện cho chúng ta một niềm tin về cuộc sống , luyện võ để ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn , tự tin và sống vui vẻ hơn hoà nhã hơn và tự chủ với bản thân mình.
Nói về Võ Thuật đó là một điểm chung , mà người học võ đều có biết và phải hiểu ,để tranh luận về Võ Thuật là gì chúng ta cần có một khái niệm thật riêng về vấn đề này ..... chẳng hạn như " Khái Niệm về Võ Thuật " thì theo tôi hay hơn .Nếu Yến Thanh hỏi tôi "Võ Thuật là gì ? " thì LX sẽ trả lời ngay rằng : Võ Thuật là Võ Thuật , mục đích chung của Võ nhanh nhẹn , dẻo dai , khôn ngoan , đứng đắn . Thế thôi !!!
Bởi vì học võ cũng có nhiều định nghĩa : mục đích học võ , luyện tập , tinh thần võ đạo .... cũng giống như mỗi một bài quyền cũng đều có ý nghĩa của nó ....... :)

Hitoriky Joy
23-02-2003, 09:09
Đệ cũng có ý giống như Lâm đại hiệp, nhưng hơi khác. Theo đệ:
Võ thuật: là các kĩ thuật võ công, công phu, được tập luyện lâu dài. Còn võ đạo là cái đạo, cái tinh thần của người luyện võ thuật.
Tiện đây đệ có câu hỏi:
VÕ THUẬT XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

LSB Yen Thanh
23-02-2003, 13:58
Theo YT cách giải thích về Võ thuật như vậy là chưa được hợp lí cho lắm. Để trả lời được câu hỏi Võ thuật là gì thì chúng ta thử tìm hiểu xem nguồn gốc của võ thuật là gì? Võ thuật được hình thành và phát triển từ việc lao động và cải tạo cuộc sống. Ngày xưa, khi con người còn ở trình độ phát triển thấp luôn phải chống trọi với các loại thú dữ, con người cũng giống như các loài động vật khác đã phải có các phương thức riêng để tự vệ (chủ yếu dùng răng và móng vuốt) đó là hình ảnh sơ khai nhất về võ thuật. Trải qua hàng ngàn năm với các cuộc chiến tranh để sinh tồn, các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ cũng như bảo vệ tổ quốc thì các động tác tự vệ đó được chắt lọc và tổ hợp lại thành một nghệ thuật dùng sức mạnh các bộ phận của cơ thể cũng như các vũ khí để chống lại mọi sự tấn công từ người khác cũng như tấn công để tiêu diệt kẻ thù của mình. Võ thuật trước hết phải hiểu là kĩ thuật dùng để tự vệ và tấn công đối phương.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người là sự ra đời và phát triển của các loại vũ khí giết người hàng loạt. Võ thuật dần mất hoàn toàn ưu thế trước hàng loạt các vũ khí hiện đại do đó mất dần đi tính chiến đấu ban đầu của nó và càng ngày càng được thể thao hoá. Mọi người tập võ thuật cũng mất dần đi mục đích ban đầu của nó.
Còn về chữ ĐẠO Yến Thanh sẽ nói đến sau.

boytrongmua
28-02-2003, 10:49
Võ thuật là những động tác của cơ thể và những kỹ thuật của con người đã qua rènn luyện. Những động tác, những bước di chuyển đó đều do người xưa đúc kết qua rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Võ thuật còn mang lại cho người tập nó 1 nghị lực,1 tinh thần thép qua những cuộc khổ luyện.
Theo đệ nghĩ là vậy

LSB Yen Thanh
13-03-2003, 21:51
Xin chào các huynh đệ! Võ thuậ rất đa dạng và phong phú. Mỗi một môn võ đều có những đặc điểm riêng, có những nét đặc trưng riêng, có những sở trường riêng và đương nhiên cũng có những sở đoản. Karate, quyền Anh sở trường về tay, Teakwondo sở trường về chân, Judo, Aikido thì thiên về nhu và sử dụng các kĩ thuật vật bẻ khoá .... Nói chung mỗi môn võ đều có đặc trưng của mình. Vậy theo bạn sử dụng đòn chân hay đòn tay lợi hơn? Các môn võ có khắc chế nhau không? Và môn võ nào theo bạn là thực dụng nhất? Chúng ta hãy cùng nhau nói về sở trường, dở đoản của các môn phái. Rất mong các huynh đệ sẽ tích cực tham gia!

boytrongmua
14-03-2003, 17:41
nói ra hết sở trường sở đoản thì lộ hết bí mật của các phái võ rồi còn gì

LSB Yen Thanh
14-03-2003, 20:50
Đây chỉ là bàn luận thôi chứ thực chất làm sao ta biết được hết các sở trường sở đoản của các môn phái. Ngay cả đến các cao thủ cũng chưa chắc đã nói chính xác vấn đề này mà!

LSB-LâmXung
23-04-2003, 05:05
Hi !!! Bản thân mình khách quan nhận xét thì " Nhu hơn Cương " .
Mỗi một môn phái có cái hay của nó . JUDO áp dụng thế cận , vật , ép , bẻ đối phương nhưng nhược điểm của judo là không có tầm rộng , đánh góc hẹp và luôn phải áp sát đối phương mới mong thi triển khả năng ... Thái Cực Đạo thì lại có tầm rộng hơn , với những đòn đá cao , đá bay ,liên hoàn cước luôn tìm cách chế ngự đối phương tầm xa nhưng lại có nhược điểm ở tầm gần .... Nói chung Võ Thuật chỉ là kỹ thuật chiến đấu mà thôi .... Bất kì môn võ nào cũng có lợi và hại.

huyetle_votinh
18-05-2003, 16:22
NÔ NO NO Nhu chỉ có thể hơn cương khi là cương thường
Nhu mạnh trong Thái cực hoặc cầm nã thủ nhưng lại có cái khác mạnh hơn mà.

LSB-LâmXung
20-05-2003, 05:09
Đâu có phải thế . Nhu hơn Cương nghĩa đây là dụng thế Nhu để được thế Cương cũng có thể hiểu là lấy Tĩnh chống Động , lấy Yếu chống Mạnh . Mạnh hơn Yếu là lẽ đương nhiên , nếu kẻ mạnh luôn cầm phần thắng trong tay thì đâu còn phải là Võ Thuật nữa đâu .Kẻ yếu thế mà lật được thế cờ mới là kẻ giỏi chứ .
Cũng như Thái Cực Quyền vậy dụng sức địch chống lại sức địch . Dưỡng sức mình để kéo dài cuộc chiến . Đó cũng là Nhu hơn Cương vậy ...

LSB-TươngLai
26-05-2003, 06:57
Chí nhu sẽ thắng chí cương, chủ yếu là có ai luyện được mức chí nhu hay chưa? Có điều tại hạ không đồng ý lập luận của Lâm Xung huynh "nếu kẻ mạnh luôn cầm phần thắng trong tay thì đâu còn phải là Võ Thuật nữa đâu .Kẻ yếu thế mà lật được thế cờ mới là kẻ giỏi chứ". Huynh đài nói kẻ yếu ở đây là yếu thế nào? Nên biết cao thủ nhu đạo thì không phải là kẻ yếu nữa. Cái lý của nhu là tĩnh chứ không phải là yếu, sử dụng sức đúng nơi đúng chỗ, không như người luyện cương bỏ phí nhiều sức lực. Thí dụ như dùng nhu cũng có thể đánh gãy cây, nhưng lại mất ít sức hơn dùng cương. Kẻ luyện nhu quan trọng nhất là biết cách sử dụng sức và biết mượn sức.

LSB-LâmXung
27-05-2003, 05:42
Hihì!! Cám ơn huynh Tương Lai có lời góp ý . Thực là khi không nói rõ thì có thể sẽ bị hiểu lầm . Đệ nói lấy Yếu chống Mạnh nghĩa là : Khi ta sức yếu hơn , hoặc về cơ bản còn kém , thì ta nên dụng Nhu chứ không dụng Cương . Bởi kẻ Yếu chưa chắc đã yếu ở cái đầu , kẻ mạnh chưa chắc đã mạnh ở Lý Trí . Ý đệ đây là phải tự tin , quyết thắng , tìm sở hở đối phương mà phản đòn chứ đừng như Cào Cào đá Xe .
Và mỗi một môn Võ đều có yếu điểm , nếu ta nhận được yếu điểm của đối phương thì một phần ba chiến thắng thuộc về ta rồi .
Còn về Đạo thì Đệ xin được hỏi huynh . Nhu hơn hay Cương hơn ???

Tam Phong Đạo Sĩ
27-05-2003, 13:53
Nói đến NHU thì gãi đúng chỗ ngứa của bần đạo rồi :D
Bần đạo vốn hâm mộ Trương Tam Phong chân nhân nên mới khoác áo đạo bào và lấy hiệu xưng là Tam Phong.
Cương là cái dễ học hơn so với Nhu. Điều bần đạo muốn nói liên quan cả võ thuận đến lý trí tâm linh. Muốn trở thành người tài thì phải biết cách áp dụng cả nhu lẫn cương. Trong Nhu phải có Cương và ngược lại. Phải nói thêm là con người không phải ai cũng có thể học Nhu đâu. Cái đạo NHU đâu phải thích là học được. Kẻ không thích hợp với Nhu mà dám dùng/học Nhu thì kẻ đó dại lắm.
Bần đạo còn nhớ thời Đông Chu có ông Tử Sản dùng phương sách nhẹ nhàng mà trong nước thái bình. Khi ông ta chết người kế nghiệp ông cũng học theo phương sách của ông mà giặc cướp trong nước nổi lên khắp nơi. Đó là vì Tử Sản là kẻ giỏi mới dám dùng Nhu cai trị nước, người kế nghiệp ông chưa có được cái tài của Tử Sản mà sử dụng cái đạo của Tử Sản nên giặc cướp mới nổi lên. Qua đó đủ thấy không phải ai cũng học cái đạo NHU được và cũng có người thích hợp dùng Cương hơn Nhu. Sử dụng nhu hay cương còn tùy vào tài năng và bản tính của mỗi người. Thử hỏi một kẻ tính nóng như lửa thì làm sao luyện được cái đạo Nhu cho đến chỗ thâm sâu?
Lâm thí chủ hỏi Nhu hơn hay Cương hơn thì bần đạo không trả lời được. Trong cái đạo cương nhu còn phụ thuộc vào nhiêu yếu tố khác. Trong nhu mà không có cương thì cũng chưa được gọi là nhu và ngược lại. Cái đạo cao xa lắm, ta chỉ là ếch ngồi đáy giếng quả không dám lạm bàn.

Tieu Dong Ta
25-09-2003, 17:10
Theo tại hạ thì nhu và cương cũng như là nước với lửa vậy.Nước có thể dập được lứa nhưng ngược lại lửa cũng có thể hoá hơi nước.Vấn đề là ở chỗ khả năng của người tập thôi.

langtu_yenthanh
26-09-2003, 16:36
Võ thuật là kỹ thuật tấn công, tránh né có tính toán trước, hay theo phản xạ tự nhiên do sự tập luyện lâu ngày mà có. Võ thuật gồm có đấm đá, quăng quật, chém xỉa... côn, kiếm, đao, quyền v.v...
Lãng tử Yến Thanh

LSB Yen Thanh
05-10-2003, 00:04
Theo Yến Thanh thì không có âm sẽ không có dương và ngược lại không có dương tất không có âm. Trương Tam Phong ngày xưa trước khi sáng tạo ra bộ Thái cực quyền đã là đệ từ của Thiếu Lâm Tự, một môn võ được coi là cương. Nếu bạn tập Judo, bạn có kỹ thuật đến mấy nếu không có một sức khoẻ nhất định thì cũng không thể thành công được. Nếu bạn tập Karate bạn sẽ thấy được các nét nhu trong Karate thể hiện ở các động tác lắc hông,... Theo thuyết âm dương thì trong âm có dương và trong dương có âm. Có thể nói, hiện nay các môn võ đang tìm cách hoàn thiện mình, không môn võ nào là chí âm mà cũng không môn võ nào là chí dương.
Không nên so sánh xem môn võ Cương hay môn võ Nhu hơn vì mỗi cái đều có thế mạnh của mình.

Satthurong
13-10-2003, 22:27
hè hè đệ xin mạo muôi góp đôi lời về nhu cương...hè hè...em thấy hầu như các môn võ,thế võ thì nhu thắng cương..hè hè..chẳng phải nhu có món 4 lạng bạt ngàn cân đó sao hè hè nhưng nhu thì không phải ai cũng tập được,cũng có những món nội công cách không điểm huyệt(tài liệu em đọc được là ở bên ấn độ vùng đât huyền bí nơi của sư tổ Lạt Ma đó các huynh ạ..đó mới là cội nguồn võ thuật cội nguồn nội công)ở đó có món võ chưa bị thất truyền mà tác giả của chúng ta chứng kiến chỉ một cú chỉ tay 6 nhân vật lực lưỡng cách xa ba mét bị lăn cu đơ hè hè đó chính là cách không điểm huyệt một đòn nội công..giá em học được nhỉ..ặc ặc

quan công võ thánh
14-10-2003, 19:10
cho ta nói với các vị cứ nói về võ thuật ,thế có ai ở đây biết võ thật không, nếu không có thì làm sao biết được còn nếu biết thì chắc phải trả lời được chứ hây tốn thời GIAN QUÁ :(

tieu_cong_chua
19-10-2003, 18:17
muội chưa hiểu lắm về 2 chữ võ thuật nhưng nói chung muội rất thích nó dù là con gái gày còm ốm íu nhung mỗi khi luyện võ muội lại thấy có 1 cảm giác rất khó diễn tả vừa mệt mỏi nhưng cũng muốn thể hiện mình truớc những tên muốn bắt nạt mình he he

nhatdangdaisuthieulamtu
31-10-2003, 10:24
Võ thuật đơn giản chỉ là phương pháp luyện tập sức mạnh, nhưng nhờ nhiều người dụng tâm nghiên cứu nên võ thuật trở thành một đạo nhỏ trong đạo đời, nhưng nó lại là đạo trong các đạo vậy

nhatdangdaisuthieulamtu
31-10-2003, 10:33
Cương nhu thực ra là các khái niệm phân định cho dễ hiểu, dễ luyện trong võ thuật trung quốc (nhiễm màu thuyết âm dương ngũ hành)
Chứ thực ra võ thuật từ xa xưa đã có và không chỉ có ở Trung quốc mà còn ở ấn độ chẳng hạn
Vì vậy chí cương, chí nhu thực ra 2 cực, nó chỉ sự cứng rắn & mềm dẻo song với mỗi người lại có mức độ khác nhau (tất nhiên da thì sẽ không cứng như thép và ngược lại)
Do vậy không nhất thiết nhu thắng cương...đó là chiến thắng của người sử dụng võ thuật.
mà con người thì không thể bàn dễ dàng được
Chỉ có thể nói kỹ thuật võ thuật cao chưa chắc thắng người có kỹ thuật thấp, mà chỉ thượng phong mà thôi
Con người chẳng nhu như trăn, cứng như sừng trâu, mạnh như gấu, nhanh như cọp nhưng tại sao vẫn thắng vậy
thiện tài

traitimbinhyen
09-11-2003, 19:57
Theo tôi nghĩ thì nhu và cương dều có những mặt mạnh và yếu,
nó còn tùy thuộc vào người học võ như thế nào và khi sử dụng nó
như thế nào nữa cơ . Vì vậy mới có câu cưong nhu khắc chế.

NHAT NGUYET THAN KIEM
16-11-2003, 16:30
vo thuat chi la nghe thuat mua may ma thoi cao hon con co vo dao va cong phu luyen tapmoi that ssu la hon ca

boylonely3000
26-11-2003, 15:55
Xin chào các huynh đệ! Võ thuậ rất đa dạng và phong phú. Mỗi một môn võ đều có những đặc điểm riêng, có những nét đặc trưng riêng, có những sở trường riêng và đương nhiên cũng có những sở đoản. Karate, quyền Anh sở trường về tay, Teakwondo sở trường về chân, Judo, Aikido thì thiên về nhu và sử dụng các kĩ thuật vật bẻ khoá .... Nói chung mỗi môn võ đều có đặc trưng của mình. Vậy theo bạn sử dụng đòn chân hay đòn tay lợi hơn? Các môn võ có khắc chế nhau không? Và môn võ nào theo bạn là thực dụng nhất? Chúng ta hãy cùng nhau nói về sở trường, dở đoản của các môn phái. Rất mong các huynh đệ sẽ tích cực tham gia!
trích lời của LSB_yến thanh
Nói chung các môn võ đều giúp cho con người khoẻ mạnh, dẻo dai, là hình thức tự vệ...
mỗi một môn võ đều có sở trường và cũng có sở đoản, mỗi môn phái lại thiên về một cách chiến đấu khá nhau, vì vậy không có việc sử dụng đòn nào lợi hơn mà tôi thấy sự chiến đấu có hiệu quả hay không là phải nhờ vào việc khổ luyện và sự khôn ngoan của từng người thôi.

tinhdivang
26-11-2003, 19:52
võ tức là một dạng mình dùng tay chân và cơthể đểtạo ra dạng tấn công hay phòng thủ ,thuật :là thủ thuật khi tấn cônghay phòng thủ ,mỗi môn võ thì có thuật khác nhau ,cho nên võ thuật là dùng tay ,chân ,cơ thể để tấn công hoặc phòng thủ với đói phương .không biết đúng chưa .còn nhu và cương là khi tấn công ,ta chỉ dùng sức mạnh của mình để tấn công gọi là cương ,còn nhu la dùng sức tấn công của đối phương tấn công lại đối phương

TieuHoaVinh
05-12-2003, 23:01
Tôi xin mạn phép đưa ra ý kiến của mình
Võ thuật : Chỉ đơn giản là phương pháp chiến đấu đơn giản,là bản năng của con người qua những va chạm trong cuộc sống thường ngày.Được nâng cao trong chiến đấu
Võ nghệ : Nghệ thuật chiến đấu ,đòi hỏi thời gian luyện tập, công phu luyện tập. võ nghệ cao hơn võ thuật . võ thuật chỉ là thuật chiến đấu còn võ nghệ là (nghệ thuật) của võ thuật.
Võ đạo: Đạo của người luyện tập võ thuật, tuyệt nhiên ở đây không nói khả năng chiến đấu của người này mà chỉ nói con người luyện tập võ thuật cần phải (tu luyên - tậm tính) những gì ?
Cái đích của người luyện tập võ thuật chính là thống nhất được cả 3 vấn đề nêu trên. Và người luyện võ cần chính là công phu luyện tập chính vì thế ta thường nghe
" Văn ôn, võ luyện"
Văn là cần phải học gần như thuộc lòng, còn võ chính là sự luyện tập đòi hỏi thời gian luyện tập( bạn tập nhiều thì nhanh, đấm nhiều thì mạnh) thuật đánh võ hay võ thuật chính là nó. Còn nghệ thuật đánh như thế nào cho nhanh, đánh như thế nào cho mạnh, hiệu quả chính là võ nghệ.
Xin mạn phép đưa ra vài ý kiến về võ như vậy. tuy chưa hết nhưng nó là tổng quan về suy nghĩ của Hoa Vinh về võ thuât. rất mong chỉ giáo

bibi
15-12-2003, 19:59
Tôi xin mạn phép đưa ra ý kiến của mình
Võ thuật : Chỉ đơn giản là phương pháp chiến đấu đơn giản,là bản năng của con người qua những va chạm trong cuộc sống thường ngày.

Theo tôi nghĩ võ thuật k còn goi là bản năng đc đơn giản khi là bản năng thì có cần phải tâp luyện k??? ví dụ như lẽ ra khi đá , theo bản năng tức là bạn dơ chân thì cũng đồng nghĩa với dơ tay mà trong võ thuật nói chung & Taekwondo nói riêng thì khi đá thì tay phải đưa xuống để che những chỗ hở k để đối phương phản công vậy bạn sẽ giả thích gì về điều này????

TieuHoaVinh
18-12-2003, 09:43
Tôi xin mạn phép đưa ra ý kiến của mình
Võ thuật : Chỉ đơn giản là phương pháp chiến đấu đơn giản,là bản năng của con người qua những va chạm trong cuộc sống thường ngày.

Theo tôi nghĩ võ thuật k còn goi là bản năng đc đơn giản khi là bản năng thì có cần phải tâp luyện k??? ví dụ như lẽ ra khi đá , theo bản năng tức là bạn dơ chân thì cũng đồng nghĩa với dơ tay mà trong võ thuật nói chung & Taekwondo nói riêng thì khi đá thì tay phải đưa xuống để che những chỗ hở k để đối phương phản công vậy bạn sẽ giả thích gì về điều này????

Đây là huynh đài đã hiểu sai ý của tại hạ rồi huynh đệ nghĩ xem một người chưa một lần học võ khi có ai đó đánh vào họ ó biết tránh đòn và phản đòn không ?Đấy có phải là bản năng của con người không?
Mong huynh đài xem kỹ lại

bibi
18-12-2003, 13:35
Tôi xin mạn phép đưa ra ý kiến của mình
Võ thuật : Chỉ đơn giản là phương pháp chiến đấu đơn giản,là bản năng của con người qua những va chạm trong cuộc sống thường ngày.

Theo tôi nghĩ võ thuật k còn goi là bản năng đc đơn giản khi là bản năng thì có cần phải tâp luyện k??? ví dụ như lẽ ra khi đá , theo bản năng tức là bạn dơ chân thì cũng đồng nghĩa với dơ tay mà trong võ thuật nói chung & Taekwondo nói riêng thì khi đá thì tay phải đưa xuống để che những chỗ hở k để đối phương phản công vậy bạn sẽ giả thích gì về điều này????

Đây là huynh đài đã hiểu sai ý của tại hạ rồi huynh đệ nghĩ xem một người chưa một lần học võ khi có ai đó đánh vào họ ó biết tránh đòn và phản đòn không ?Đấy có phải là bản năng của con người không?
Mong huynh đài xem kỹ lại
Theo tôi nghĩ đó chỉ có thể gọi đó là phản xạ chứ k thể kêu đó là bản năng được.

KIEMMA
23-12-2003, 16:21
Chư vị bằng hữu có vẻ xôm tụ quá ha. Tại hạ cũng xin được đóng góp đôi lời. "Khi cực thịnh là lúc khởi suy"- đây là quy luật của âm dương ngũ hành. Vì vậy, trong võ học không có một môn võ công nào là chí tôn, không có cao thủ nào là minh chủ. Ví như Kiều Phong, Cưu Ma Trí, Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn... thân đầy tuyệt học, ra vào chùa Thiếu Lâm như chốn không người mà vẫn không bằng một hòa thượng già quét Tàng Kinh Các (Lục Mạch Thần Kiếm).
Từ xưa đến nay, trên chốn Giang hồ rất coi trọng chức Võ Lâm Minh Chủ nhưng những người thèm muốn nó thì thường nhận những kết quả thê thảm. Những cao thủ như Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự, Lệnh Hồ Xung, Vô Kỵ Thạch Phá Thiên... toàn là nhờ khí chất trời cho, tác ngộ chữ duyên và một số yếu tố khách quan khác mới thành những tài năng hiếm có, bản lãnh kinh người. Dù vậy, tôi nhận thấy ở họ cả 2 thứ là Võ và Đạo chứ không phải chỉ là Võ mà thôi. Đó mới là điều chúng ta cần lưu tâm.
Đường Độc Cô Cửu Kiếm hay ngọn chưởng Giáng Long liệu có khắc sâu trong tâm trí chúng ta không khi những nhân vật sữ dụng nó ko phải là bậc lãng tử hay hào kiệt hạng nhất. Vì vậy tôi mạo muội cho rằng chủ đề Võ học xuất phát từ đâu và dương cương hay âm nhu trội hơn nên đóng lại. Cụ Nguyễn Du từng bảo rồi:
"Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"
Vậy hãy đem những võ thuật các chư vị huynh đệ có vào cuộc sống và phát huy nó một cách tốt nhất. Đa tạ và xin chỉ bảo.
(online của tại hạ là quocan113, các vị nào muốn luận võ học thì xin mời ghé đến. Nhưng mà không có chuyện đấu thử đâu nha. Tại hạ học võ để "dứt điểm" nên khó mà kềm đòn lắm chứ ko phải tại hạ ngạo mạn đâu)

Giang Tiểu Ngư
25-12-2003, 04:19
Tại hạ cũng đồng quan điểm với BIBI,không thể nói võ thuật là bản năng sinh tồn được.Theo như tại hạ được biết thì khả năng sinh tồn,cái gọi là bản năng sinh tồn chỉ trỗi dậy khi còn người(cũn như các loài động vật)bị đặt vào một hoàn cảnh...nói chung là bắt buộc phải làm một cái gì đó dù là nhỏ nhất mà giành lấy sự sống cho mình,thì cái đó mới gọi là khả năng sinh tồn'
Còn võ thuật thì được gọi là phản xạ có sẵn trong mỗi chúng ta,và khi tập võ thì đó là cách mà chúng ta rèn luyện thêm cho cái phản xạ đó được tốt hơn,nhanh hơn đến độ không phải chỉ còn là né tránh mà còn phản lại được họ.

LSB Yen Thanh
27-12-2003, 21:10
Đã lâu lắm Yến Thanh không post bài ở Topic này nhưng YT vẫn luôn theo dõi sự tranh luận của các huynh đệ.

Trong Võ thuật ngày nay, Yến Thanh thấy ranh giới giữa các môn phái đang dần dần bị xoá nhoà và tiến tới một "môn võ thuật chung của thế giới". Chúng ta có thể thấy rõ điều này, trong các môn võ thì các môn sinh đều được tập các cú đấm:đấm thẳng, đấm móc, ... các cú đá: vòng cầu, đá ngang, tống trước sau, .. và hệ thống các đòn vật, bẻ, khoá và các môn võ đều càng ngày càng hoàn thiện các động tác này không những dựa trên truyền thống mà còn dựa trên các nghiên cứu khoa học hiện đại.

Nhưng điều làm nên khác biệt giữa các môn phái không những là truyền thống, là lịch sử mà quan trọng hơn đó lá những phong cách riêng, những đặc trưng riêng. Mỗi môn phái có những phong cách riêng, đặc trưng riêng và những đặc trưng riêng. Như Karate đặc trưng là đòn đấm tay sau, Quyền Anh đòn đấm thẳng, Judo đòn vật, Jiujitsu đòn khoá, Vovinam đòn cắt kéo, .... Mời các huynh đệ, tỷ muội, chúng ta cùng thảo luận về những đặc trưng, về tuyệt chiêu, điểm yếu cũng như điểm mạnh của từng môn phái.

Giang Tiểu Ngư
29-12-2003, 19:45
Ừm!tại hạ đồng quan điểm với Yen thanh:
Ngày nay su hướng của các môn võ thuật nây giờ thường là hướng đến thi đấu thể thao là nhiều,chứ không còn như những ngày trước nữa.......và các đòn thế bây giờ cũng thay đổi rất nhiều.

KIEMMA
31-12-2003, 08:46
Thực ra vấn đề này cũng khó nói lắm. Judo, karatedo, taekwondo, whusu... hay kể cà Vovinam cũng đã trở thành một môn võ thể thao. Các đòn thế về căn bản vẫn giữ nguyên nhưng có lược bớt một số "đòn độc" trong việc dạy đại trà. Vovinam là tinh hoa của võ Việt ư? Tôi chưa thể đồng ý với những ý kiến này khi những đòn hiểm, những tuyệt kỹ của Đất Võ còn chưa đưa vào hết (hay chắc đã đưa vào hết chưa?) Whusu cũng vậy, so với Thiếu Lâm thì chẳng khác nào đứa trẻ, tuy phát triển nhanh nhưng vẫn chưa bằng. Liệu các cao thủ Whusu toàn thế giới có mấy người có thể sử dụng tuyệt kỹ Thiếu Lâm. Chỉ có thể coi Whusu là phân đàn của Thiếu Lâmthôi. Ở đây bản nhân chỉ nói về 1 phần đòn thế liên quan. Bởi Vovinam hay Whusu được chắt lọc từ nhiều nguồn. Tất cả chỉ là tương đối.
Còn theo bản nhân. Với một đòn đơn giản nhất, chỉ cần chuyên cần tập luyện mỗi ngày cũng có thể thành đòn thế lợi hại nhất. Nghĩa là có biến đổi như thế nào thì Võ Học cũng phải có cái gốc. Như chia thành 2 cực Âm Dương thì trước đó là từ Vô Vi mới có.

pipopipo
31-12-2003, 11:44
Trong những môn võ như Aikido thì tất cả đều là nhu hết. Vì Aiki là môn phòng thủ (hoàn toàn không có tấn công, có chăng thì chỉ học để tạo tình huống cho bạn tập thôi), chỉ khi chắc chắn là đối phương gây nguy hiểm cho mình thì mới ra đòn. Các kĩ thuật Aiki đều lấy sức mạnh từ khí lực bên trong chứ không phải dùng cơ bắp (Aiki theo tiếng Nhật là Hiệp Khí), nhưng có thể gây tổn thương rất lớn nếu đối phương không biết cách tháo khoá khớp. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các môn võ khác của Nhật, aikido mang tính nhân văn cao và ít khi người đánh ( theo tinh thần của aikido ) gây ra tổn thương nghiêm trọng cho đối phương. Karate thực ra có xuất xứ từ Trung Quốc, sau mới du nhập vào Nhật Bản nên có ít tính nhu hơn các môn võ Nhật khác. Aikido là một trong số ít các môn võ không thể đem ra thi đấu (vì không có người tấn công thì lấy ai phòng thủ bây giờ). Trong Aiki, tính nhu thể hiện rất rõ điểm mạnh của nó.

darkman
29-04-2004, 10:03
xin lỗi các sư huynh! cho đệ được tham gia ý kiến nha!
theo đệ thì tất cả các loại võ thuật đều có sự lợi hại riêng, đệ thấy các sư huynh chỉ nói về võ thuật-ưu nhược- của nó mà mới chỉ nói đuọc một vế của nó. Theo đệ thì mọi võ thuật đều thiên về công phu tập luyện . Các huynh nghĩ thử mà xem :không có loại võ thuật nào là tuyệt đỉnh .Nó đều có sự lợi hại riêng, không phải cứ võ thuật nào có thể khắc chế được loại võ thuật nào(nếu không có sự công phu) .chúng ta không thể nói: "võ thuật nào hơn loại võ thuật nào" .thực tế cho thấy: có người rất am hiểu về võ thuật và có tập luyện nhưng công phu kém hơn người kia thì vẫn bị bại dưới tay họ. Chúng ta hãy thử một ví dụ thực tế cho dễ hiểu: thông thường những võ sinh TEAKWONDO mới tập ,họ luôn nghĩ phải tập thật nhiều đòn thế đẹp mắt và thích được lên đai sớm (vì muốn hơn bạn bè).Và những đòn thế quá quen thuộc họ nghĩ là họ thuộc lắm rồi ! nhưng khi lên thực chiến, họ có thể biết hoặc đoán được đòn của đối phương,nhưng chính họ cũng không hiểu tại sao họ lại không thể đỡ được nó.(nó quá nhanh, và mạnh ) vì công phu người kia cao hơn. Điều này chứng minh được tại sao người tập 6 tháng khác hẳn so với người tập 1 năm .dĩ nhiên là trừ người có tố chất thì sẽ tiến bộ nhanh hơn - nhưng cũng không phải là không tập luyện mà có. Điều này đệ xin tiếp tục sau!
cám ơn ! các huynh đã đọc bài của đệ ! Xin chỉ giáo thêm! (mọi chuyện của đệ đều từ kinh nghiệm bản thân học tập và luyện tập) :)

xxxxx
30-04-2004, 18:21
cách hiểu về võ thuật của các vị thât la phong phú.Theo tại hạ , võ thuật chính thức là cách để dùng bảo vệ bản thân trước các tình huống. Còn việc phò thiện diệt ác hay gì gì đó chỉ là mở rộng đối với mỗi người sử dụng võ thuật

truongquanbao
07-08-2004, 11:45
võ là đạo! theo mỗ là vậy! bởi vì sao? luyện võ ko đơn thuần chỉ là cường thân kiện thể, phò nguy cứu khổ,mà còn hơn thế nữa nó làm cho con người cảm thấy quý trọng bản thân hơn, quý trọng tình người hơn, quý trọng những gì mình có hơn. người luyện võ đồng thời còn luyện được tính nhẫn nại, tính kiên trì.......
võ đạo còn mênh mông hơn nữa! ai cũng biết võ cũng từ vạn vật mà ra, dùng trong sự sinh tồn của loài người! võ công đơn thuần chỉ là sức khoẻ, nhưng sau nó còn là một tổ quốc với những lí tưởng cao rộng bao la!