PDA

View Full Version : Chỉ số ICT Việt Nam 2003 gây nhiều tranh luận


lsb_laotienboi
03-12-2003, 12:34
Trong buổi hội thảo đầu tiên cu tuÇn lÔ tin häc khai mạc hôm qua tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội), nhiều đại biểu tỏ ra nghi ngờ độ chính xác, tính khoa học của phương pháp luận đối với kết quả ICT Index 2003 (chỉ số phát triển CNTT và viễn thông) của Hội tin học Viễn thông Hà Nội.
Ông Lê Hồng Hà, Tổng thư ký Hội Tin học Viễn thông Hà Nội, cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam tự nghiên cứu chỉ số này, tập trung đánh giá 3 đối tượng: tỉnh thành, bộ ngành, doanh nghiệp về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT.
Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề: kết quả này có đáng tin cậy và tiêu biểu không khi đơn vị nghiên cứu chỉ dựa trên số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương gửi đến, trong khi dữ kiện về hàng trăm nghìn cá nhân đang áp dụng CNTT thì lại không được tính đến.
Trước những bức xúc đó, ông Hà công nhận: "Đây mới chỉ là những đánh giá ban đầu, kết quả có thể ở mức tương đối. Nhưng chúng tôi cho rằng phương pháp luận của nghiên cứu này rất khoa học, phù hợp với tình hình Việt Nam. Tôi hy vọng trả lời được một cách chính xác, quy mô câu hỏi "Ngành ICT Việt Nam đang ở mức độ nào?" vào năm 2004".
Ông Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Bưu chính Viễn thông), cho rằng: "Chỉ số ICT không đơn giản là "chụp ảnh" thực trạng CNTT. Kết quả nghiên cứu trên phải nhằm mục đích chỉ ra hướng phát triển của ngành này trong những năm tới".
Ngoài ra, ông Tiến còn trình bày tham luận "Phương pháp tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển, ứng dụng CNTT Việt Nam", đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tế và so sánh với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Ông khẳng định: "Ngành ICT Việt Nam những năm tới muốn phát triển nhanh phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ - doanh nghiệp - người sử dụng".
Đối với việc ứng dụng CNTT trong ngành tài chính giai đoạn 2004 - 2010, ông Phạm Văn Thuận, Bộ Tài chính, cho biết trong khoảng 4 năm trở lại đây, ngành đã đầu tư từ 100 đến 200 tỷ đồng mỗi năm cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính. Ông khẳng định: "Bây giờ nếu không có máy tính, chắc chắn cán bộ ngành sẽ không thể làm việc được".
Theo ông Thuận, chương trình "Quản lý ấn chỉ tập trung" sẽ được phổ biến rộng rãi trong thời gian tới, nhờ đó, các đơn vị thuộc ngành tài chính có thể tự kiểm tra chéo bằng cách so sánh series hóa đơn, số liệu của các đơn vị đã tập trung về mạng quản lý của Bộ. Nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay là tích cực làm quen với việc số hóa tất cả hóa đơn, giấy tờ về hoạt động của mình và thường xuyên báo cáo cho cơ quan chủ quản.

Chỉ số ICT Việt Nam 2003 (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp)
- Tỉnh, thành: Đà Nẵng (0,6780), TP HCM (0,5972), Hà Nội (0,5300), Hải Phòng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Kiên Giang, Thừa Thiên - Huế, Hải Dương, Phú Thọ.
- Bộ, ngành: Bộ Tài chính (0,6606), Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (0,5614), Tổng cục Thuế (0,4685), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng, Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Doanh nghiệp ICT: Công ty VDC (0,6138), Tập đoàn CMC (0,5672), Công ty TNHH Lam Phương (0,4667), Trung tâm CNTT CDiT, Công ty Máy tính truyền thông CMC, Công ty máy tính Thế Trung, Công ty TNHH Vĩnh Trinh, Công ty Phát triển Tin học Hà Nội IDC, Công ty TNHH Minh Quang, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC. 8O