PDA

View Full Version : HÃY GIÚP ĐỠ TÔI CÁC HUYNH ĐỆ ƠI!


nguoi khong co don
20-11-2003, 21:18
chao các huynh đệ nhờ các huynh đệ chỉ rùm tôi với .Tôi rất thích vấn đề này.ban gửi cho tôi theo địa chỉ này:[email protected]ôi xin cảm ơn bạn. :D [/url][/b][/u]

Tieunuongtocdai
22-11-2003, 17:59
Nhưng huynh phải bảo là thích vấn đề gì mới được chứ?, Nói thế ai mà hiểu được?
Huynh muốn biết về vấn đề gì thi nói ra cac anh em trong LSB mới giúp huynh được chứ

nguoi khong co don
23-11-2003, 11:24
TÔI MUỐN CÁC BẠN GIÚP TÔI HIỂU VỀ NGÔN NGỮ HTML VÀ JAVA. LÚC ĐẦU TÔI ĐỂ VẬY LÀ GÂY SỰ CHÚ Ý CỦA CÁC BẠN , MONG CÁC HUYNH ĐỆ THÔNG CẢM CHO TÔI NHÁ.

bảo bình
23-11-2003, 12:27
http://www.thuyhu.com/forum/viewtopic.php?t=16012 Huynh đài có thể xem qua môt số Java sưu tập tại đây ^.^ hoac huynh đài có thể vào trang web http://www.w3schools.com để đọc các bài học về HTML và Java.

Have a fun ^.^

nguoi khong co don
23-11-2003, 19:57
Tuy nhiên trang web mà huynh đài giớ thiệu viết bằng tiếng ANH vốn tiếng ANH của tôi còn hạn chế nên .Huynh đài có thể chỉ dùm trang web nào viết bằng tiếng việt không?

LSB_rua
24-11-2003, 10:52
Ok mình xin post bài bên HVA vào đây nhé
Trong những bài học này sẽ còn một số vướng mắc hoặc không chính xác, các bạn có thể góp ý với tôi để hòan chỉnh nó.

Bài 1:
I- Giới thiệu về HTML :

-HTML là ngôn ngữ dùng để xây dựng trang web, nó mô tả cách thức mà dữ liệu được hiển thị thông qua tập ký hiệu đáng dấu thường được gọi là tag. Các tag này được bao quanh bởi các dấu "<" ">", ví dụ : <HTML> , </body>...là các tag thông dụng.

-Một trang web thông thường gồm có 2 thành phần chính đó là : dữ liệu của trang web ( văn bản, hình ảnh, âm thanh...), và các tag HTML dùng để mô tả cách thức mà các dữ liệu này được hiển thị. Khi một trang web được tải về trình duyệt, trình duyệt sẽ căn cứ vào các tag HTML để định dạng dữ liệu được hiển thị.

-Hầu hết các tag của HTML đều có tag bắt đầu và kết thúc tương ứng, tag kết thúc tương ứng với một tag chỉ khác ở chỗ có thêm ký tự "/".

-Các tag không phân biệt chữ thương và chữ hoa, nghĩa là các tag <html> và <HTML> là như nhau.

-Trong quá trình đọc trang web đ63 hiển thị, trình duyệt sẽ bỏ qua các khỏang trắng thừa và các dấu ngắt dòng giữa các văn bản và các tag.

-Khi bắt đầu sọan thảo một trang web, các tag cơ bản sau sẽ đóng vai trò là khung cho việc định nghĩa một trang HTML :

<HTML>

<HEAD><TITLE>Title of the web page</TITLE></HEAD>

<BODY>

An example of a simple web page.

</BODY>

</HTML>

*Giải thích :

-Tag đầu và cuối là định nghĩa của phạm vi văn bản HTML ; tag <HEAD>..</HEAD> định nghĩa các mô tả về trang HTML , các thông tin này sẽ không hểin thị dưới dạng nội dung của trang web. tag <TITLE>..</TITLE> mô tả tiêu đề của trang web, tiêu đề của trang thường được hiển thị như là tiêu đề của cửa sổ hiển thị trang web; thông tin này cũng có thể được dùng bởi một số máy tìm kiếm để xây dựng chỉ mục cho các trang web. Tag <BODY>...</BODY> xác định vùng thân của trang web, đây là phần mà các dữ liệu cùng với các tag HTML được dùng để định dạng một trang web.

-Một tag thông thường bao gồm 2 thành phần : tên củ tag ( dùng để cho biết tag này định nghĩa cái gì ) và thuộc tính của tag ( dùng để cho biết dữ liệu được hiển thị như thế nào ).

LSB_rua
24-11-2003, 10:56
Các tag dùng cho việc chú thích :

1- Tag <!-- content -->

Để thêm những dòng chú thích trong file HTML, người ta thường dùng thể này . Nội dung văn bản nằm giữ "<!--" "-->" sẽ được chương trình bỏ qua. Cho phép có khỏang rắng giữa -- và >, nhưng không được có khỏang trắng giữa <! và -- . Ví dụ :

<head>

Các tag liên kết :

1- <A> :

Đây là thẻ xác lập cho việc liên kết, các thuộc tính của thẻ này như sau :

HREF=".."

Thuộc tính HREF chỉ định địa chỉ liên kết, dòng văn bản nằm bên trong cặp dấu " " là địa chỉ đối tượng liên kết . Dòng văn bản giữ <A>...</A> là đối tượng chủ của mối nối liên kết. Khi bạn click chuột vào đối tượng chủ trong trình browse, bạn sẽ được chuyển đến đối tượng liên kết. Ví dụ :

<A HREF="http://code.scriptmania.com">Homepage</a>

Các thành phần liên kết của HREF :

<A HREF="http://..."> liên kết với một website

<A HREF="ftp://..."> liên kết với một FTP site

<A HREF="gopher://..."> liên kết với một gopher server

<A HREF="news:..."> liên kết với một nhóm tin

<A HREF="mailto:..."> liên kết với 1 địa chỉ để gởi mail

<A HREF="file#local"> liên kết với một vị trí trong trang web.

NAME=".."

Thuộc tính NAME cho phép đặt tên cho vị trí muốn liên kết bên trong một trang web hoặc từ trang khác đến 1 vị trí trong trang. Ví dụ :

<A NAME="name">local</A>

TARGET=".."

Dùng để chỉ định cho trình browse nạp đối tượng liên kết vào 1 cửa sổ chỉ định saün bằng thể này, các thành phần : _blank ( cửa sổ mới ), _self ( nạp vào cửa sổ này ), _parent ( nạp vào cửa sổ được mở gần nhất ), _top ( nạp vào cửa sổ được mở xa nhất ), window_name : tên của frame trong trang ( nạp vào frame có tên này ). Cùng một số script : OnMouseOver ( xuất hiện dòng văn bản mô tả trên thanh trạng thái ), ví dụ :

<A HREF="page.htm" OnMouseOver="self.status=('go to page.htm')">link</A>

OnMouseOut : tương tự như trên nhưng sẽ xuất hiện văn bản trên status bar sau khi kéo chuột ra khỏi liên kết.

OnClick : khi bấm vào link sẽ xuất hiện hộp thọai yêu cầu xác nhận. Ví dụ : <A HREF="index.htm" OnClick="confirm=('are you sure ?')">link</A>

ALT=".."

Dùng để xuất dòng mô tả cho liên kết trong trường hợp liên kết được tạo bằng flash hay trang có script thực hiện trên statusbar.

2- <BASE>

Thành phần dùng để chỉ định địa chỉ cơ bản cho các mối nối liên kết , coi như đây là địa chỉ cơ bản cho các mối nối liên kết. Thẻ này phải nằm dưới thẻ <HEAD>. Ví dụ :

<BASE HREF="http://code.scriptmania.com">

Ngòai ra còn có một thẻ mở rộng : <BASE TARGET> dùng để chỉ định frame mặc nhiên mà các đối tượng liên kết được nạp vào.

3- <BGSOUND>

Liên kết một trang web cới một file âm thanh, trình browse sẽ chạy file này khi trang web được mở lên. File âm thanh phải ở dạng .MIDI, .AU hay .WAV. Các thuộc tính của tag :

SRC : địa chỉ file âm thanh

LOOP : chỉ định số vòng lặp , với INFINITE là lặp vô hạn.

4- <EMBED>

Cho phép người sọan thảo chèn liên kết trực tiếp vào trang web. Dạng tổng quát : <EMBED SRC="URL">
Chèn Applet, Image hay Flash vào trang web:

1- <APPLET>

Chèn Applet Java vào trang web, có dạng tổng quát như sau :

<APPLET CODE="Applet.class" WIDTH=x HEIGHT=y></APPLET>

Dòng lệnh này chỉ định cho trình browse nạp java applet có tên Applet.class trong cùng thư mục với trang web với kích thước được chỉ định là rộng x và cao y( pixel ).Các thành phần của Applet :

CODEBASE=URL chỉ định địa chỉ tuyệt đối của Applet

CODE=AppletFile chỉ định địa chỉ tương đối của Applet

ALT=alternateText chỉ định dòng text sẽ xuất hiện trong trường hợp trình browse không hiểu applet.

NAME=appletInstanceName đặt tên cho applet để phục vụ cho việc tìm kiếm.

WIDTH=x , HEIGHT=y chỉ định độ rộng và độ cao của applet

ALIGN=alignment canh lề cho applet , các giá trị : left, right, top, texttop, middle, absmiddle, baseline, bottom, absbottom.

VSPACE=pixels HSPACE=pixels chỉ định khỏang trống bao chung quanh applet.

ARCHIVE=compressedfile khai báo các file nén cần thiết của applet để trình browse tải về máy cá nhân , phục vụ cho việc xem trang web. Ví dụ :

<APPLET CODEBASE="http://host.domain/file" CODE="file.class" WIDTH=200 HEIGHT=100 ALIGN=center>

<PARAM NAME="text" VALUE="This is the applet">

<BLOCKQUOTE>

<HR>

Text if browse enabled Java

</BLOCKQUOTE>

<HR>

</APPLET>

2- <OBJECT>

Dùng để chèn một flash hay một đối tượng vào trang web, các thuộc tính của <OBJECT> cũng giống như <APPLET>.

3- <IMG>

Dùng để chèn một hình ảnh vào trang web, các định dạng thông dụng : *.avi, *.bmp, *.emf, *.gif, *.jpg, *.jpeg, *.mov, *.mpg, *.mpeg, *.png, *.wmf, *.pnp. Các thuộc tính :

ALT="text" cho xuất hiện dòng text thay thế cho file ảnh trong trường hợp nó không được hiển thị.

ALIGN="alignment" sohàng hình ảnh với text.

SRC="url" chỉ định nguồn để nạp file ảnh vào.

WIDTH=x HEIGHT=y chỉ định độ rộng và chiều cao của file ảnh.

BORDER=x chỉ định đường viền bao quanh ảnh, chọn giá trị bằng 0 sẽ tạo đường viền màu xanh bao quanh ảnh khi có liên kết.

VSPACE=x HSPACE=y quy định khỏang trống giữa hình và text tính theo pixel.

LOWSRC="smallfile" cho phép hiển thị 2 hình lần lượt trong cùng một vị trí, dùng để nạp file nhỏ hơn trước khi file lớn được nạp. Ví dụ :

<IMG SRC="file.gif" ALT="text" WIDTH=100 HEIGHT=200 BORDER=0>

Định dạng văn bản :

1- <FONT>

Thành phần chính là <FONT SIZE=value> , giá trị value là từ 1-7, mặc nhiên là 3 , giá trị thay đổi tương đối là + hoặc -.

<FONT COLOR=#value> hay <FONT COLOR=name> xác lập màu cho văn bản , value là các giá trị trong hệ thập lục phân.

FACE=name [,name] [,name] chỉ định font chữ khi hiển thị text, có thể không cần dùng thuộc tính này khi các bạn có một trình convert font cho web.

2- <B>

Dùng tô đậm dòng văn bản được chỉ định, dạng cơ bản : <B>text</B>.

3- <I>

Dùng in nghiêng dòng văn bản được chỉ định, dạng cơ bản : <I>text</I>.

4- <U>

Dùng gạch chân dòng văn bản được chỉ định, dạng cơ bản : <U>text</U>.

5- <BIG>

Dùng để tăng kích thước văn bản lớn hơn kích thước của font hiện hành, dạng cơ bản : <BIG>text</BIG>.

6- <SMALL>

Dùng để giảm kích thước so với font hiện hành, dạng cơ bản : <SMALL>text</SMALL>.

7- <STRONG>

Dùng để làm nổi bật dòng văn bản được chỉ định, dạng cơ bản : <STRONG>text</STRONG>.

8- <TT>

Dùng để định dạng văn bản theo kiểu đánh máy, dạng cơ bản : <TT>text</TT>

9- <BLOCKQUOTE>

Dùng để tách dòng văn bản ra một paragraph riêng và được bao bọc bởi hai khỏang trống trên và đưới. Dạng cơ bản : <BLOCKQUOTE>text</BLOCKQUOTE>.

10- <CODE>

Dùng để nhập một dòng mã có ký tự riêng, dòng mã náy không được thục hiện , nó chỉ hiển thị ở dạng text. Dạng cơ bản : <CODE>text</CODE>.

11- <CENTER>

Dùng canh giữ dòng văb nản, dạng cơ bản : <CENTER>text</CENTER>.

12- <DIV>

Dùng canh lề cho văn bản, các thuộc tính : align="center/left/right" . Dạng cơ bản : <DIV ALIGN="alignment">text</DIV>.

13- <SUB>

Dùng để in chỉ số bên dưới.

14- <SUP>

Dùng để in chỉ số trên.

15- <S>

Tạo dấu gạch ngang giữa text.

16- <ADDRESS>

Dùng khi cần khai báo địa chỉ.

17- <DIR>

Liệt kê các mục theo dạng cột danh sách có độ rộng 24 ký tự, dùng chung với <LI>

18- <MENU>

Dùng để tạo dòng văn bản theo kiểu liệt kê, dùng chung với <LI>.

19- <OL>

Sắp xếp văn bản theo list với các dạng bullet được chỉ định ( TYPE=A/I/i/a/1 , START=value ), dùng chung với <LI>.

20- Một số tag định dạng khác :

<EM> , <VAR>, <SAMP>, <KBD>, <DFN>, <CITE>

FRAME :

Được khai báo trong HTML trước <BODY>, nếu có phần <BODY> thì phần này sẽ không được hiển thị. Có 9 thuộc tính :

SRC="url" chỉ định file sẽ được hiển thị trong frame

NAME="frame_name" đặt tên cho frame, tên này dùng làm đích cho việc hiể thị một trang duy nhất trong một frame được chỉ định.

MARGINWIDTH=value MARGINHEIGHT=value canh lề trái/phải và trên/dưới cho frame, tính bằng pixel.

SCROLLING=no/yes/auto cho phép hay không cho phép hiển thị thanh cuộn trong trường hợp nội dung vượt quá frame.

NORESIZE không cho phép thay đổi kích cỡ của frame.

FRAMEBORDER=yes/no/0 chỉ định việc hiển thị khung viền cho frame, yes/0 cho IE và yes/no cho NETSCAPE.

FRAMESPACING=value chỉ định khỏang cách giữa các frame.

1- <FRAMESET>

Đây là thẻ chính của frame, các thuộc tính :

ROWS="row_height_value_list" chỉ định chiều dọc frame theo pixel, phần trăm hay tỷ lệ.

COLS="column_width_list" giống như trên nhưng tính theo chiều ngang.

BORDER=value kích thước của viền.

BORDERCOLOR chỉ định màu cho viền.

2- <IFRAME>

Là một dạng của frame, nhưng có thêm một đặc tính là sẽ hiển thị một thông báo được chỉ định khi trình browse không hiểu frame.

Ví dụ : <IFRAME SRC="url" ... >This site uses floating frames</IFRAME>.

Đặc biệt ta có thể chỉ định các frame "bw1"g nhau bằng cách "bw1"g các frameset vào nhau.

FORM :

- Dùng để nhận dữ liệu từ phía người dùng. Sau khi người dùng nhập dữ liệu vào form, dữ liệu sẽ được chuyể đến các chương trình xử lý tương ứng. Nói một cách đơn giản nếu muốn viết một trang web nhận dữ liệu từ phía người dùng, ta dùng form.

- Các thuộctính của form :

ACTION dùng để chỉ định chương trình nào sẽ xử lý dữ liệu nhập từ form

METHOD chỉ định phương thức truyền dữ liệu, có 2 giá trị : get và post

NAME tên của form, dùng cho các xử lý sau này.

- Người dùng nhập dữ liệu cho form thông qua các box điều khiển thường được gọi là các controls như : textbox, checkbox, radio, push, dropdown listbox,....Dữ liệu sẽ được xử lý khi form được submit.

<INPUT TYPE="format"> khai báo kiểu controls sẽ nhận dữ liệu từ người dùng .

TYPE="text" :


các thuộc tính : maxlength ( chỉ định số ký tự cho phép ), value ( text mặc định xuất hiện trong form ), size ( số ký tự hiển thị trong form ).

TYPE="password" : hiển thị ký tự dưới dạng password.

TYPE="button"

TYPE="reset" xóa các dữ liệu trong các form

TYPE="submit" kết thúc việc nhập liệu .

<textarea>....</textarea>
text aera

nhập dữ liệu nhiều dòng .

TYPE="radio" thuộc tính checked để chọn mặc nhiên.

TYPE="checkbox"

<select ><option selected>1</option> 12

<option>2</option></select>

TABLE:

Tạo bảng trong web. Các thuộc tính :

BORDER=value điều khiển việc hiển thị và kích thước đường viền, giá trị bằng 0 là không có đường viền.

CELSPACING=value chỉ định khỏang cách giữa các ô, mặc định là 2.

CELPADDING=value chỉ định khỏang trắng giữa đường viền và ô, giá trị mặc định là 1.

WIDTH=value chỉ định độ rộng của bảng tính theo pixel hay phần trăm.

HEIGHT=value chỉ định chiều cao của bảng .

ALIGN="left/right" canh lề trái hoặc phải.

VALIGN="top/bottom" canh lề trên dưới.

BGCOLOR="color" chỉ định màu nền cho bảng .

BORDERCOLOR="color" chỉ định màu cho đường viền.

BORDERCOLORLIGHT="color" chỉ định màu cho phần chiếu sáng của đường viền.

BACKGROUND="url of image" chỉ định file hình dùng làm hình nền cho bảng.

FRAME đòi hỏi thuộc tính BORDER phải được hiệu lực khi sử dụng thuộc tính này . các giá trị:

Void : gở bỏ viền ngòai

Above : đường viền phía trên bảng

Below : hiển thị đường viền phía dưới

Hsides : hiển thị các đường viền nằm ngang .

Lhs : hiển thị đường viền bên trái.

Rhs : hiển thị đường viền bên phải

Vsides : hiển thị các đường viền đứng.

Box : chỉ hiển thị đường viền bao chung quanh bảng.

<TD>

Định dạng cho dữ liệu trong bảng ( table data ). Chỉ định này có giá trị cho ô dữ liệu. Các thuộc tính : tương tự như <TABLE>, nhưng có thêm một số thuộc tính khác :

COLSPAN=value mở rộng ô theo cột, mặc nhiên là 1.

ROWSPAN=value mở rộng ô theo hàng..

<TR>

Xác lập các thuộc tính cho hàng rong bảng, thuộc tính giống như ô và bảng.

CASCADING STYLE SHEET (CSS) :

- Sử dụng style sheet giúp cho người sọan thảo trang web dễ dàng hơn trong việc thiết kế và hiệu chỉnh các trang web đồng thời đảm bảo tính nhất quán trong trình bày của website.

- Một style là một mẫu định dạng (template) của các HTML tag. Khái niệm style sheet trong trang web rất tương tự với các khái niệm templates trong MSWORD. bạn có thể thay đổi sự trình bày của một văn bản Word thông qua việc thay đổi các style trong văn bản này. Một cách tương tự , bạn có thể thay đổi sự trình bày của trang web bằng cách hay đổi các style sheet được gán cho các tag HTML.

-Lợi ích của style sheet :

* Sử dụng được các thuộc tính như leading, margins, indents, piont sizes và text background colors trong trang web. Đây là các thuộc tính mà các tag HTML không hỗ trợ trực tiếp.

* Thay đổi thuộc tính của từng trang web trong website mà không cần phải hiệu chỉnh các dòng liên quan đến định dạng trong các tập tin HTML.

- Có 3 cách sử dụng style sheet vào nhu cầu thiết kế:

* Bằng cách liên kết (linking) đến một tập tin chứa các style sheet. Cách này chỉ cho phép bạn thay đổi cách trình bày của từng trang web một thông qua việc sử đổi tập tin chứa style sheet mà thôi.

* Bằng cách nhúng (embedding) style sheet vào trong tập tin HTML. Cách này cho phép bạn thay đổi cách trình bày của của từng trang web thông qua việc sửa chửa định nghĩa style sheet ban đầu.

* Bằng cách thêm các inline styles vào trang HTML. Cách này cho phép bạn thay đổi một cách nhanh chóng cách thể hiện của từng tag, hoặc nhóm các tag hoặc một khối thông tin tr6en trang web.

- Cú pháp cơ bản

* Cả hai kiểu linked và embedded style sheet đều chứa một hoặc nhiều style definitions. Một style definition gồm có một HTML tag, sau đó là danh sách các thuộc tính của tag đó được đặt bên trong các dấu "{" và "}". Mỗi thuộc tính được xác định bằng tên thuộc tính, theo sau là dấu ":" và giá trị của thuộc tính. Các thuộc tính được phân cách với nhau bởi dấu ";"

- Liên kết đến một style sheet

* Để có thể sử dụng cùng một style sheet cho bất kỳ trang web nào sủa site, trước tiên bạn phải tạo một tập tin .css lưu trữ các style definitions, sau đó trong bất kỳ trang web nào muốn sử dụng các style sheet này , bạn chỉ cần tiến hành thủ tục liên kết. Ví dụ :

<head>

<title>title</title>

<link rel=stylesheet href="url/style.css" type="text/css>

</head>

- Nhúng một style block vào trang web:

* Để nhúng một style sheet, bạn thêm tag <style>..</style> vào đầu trang , giữa <html> và <body>. Cách này cho phép bạn thay đổi trình bày của trang hiện tại mà thôi. Theo sau tag <style> là các style definitions và kết thúch bởi tag </style>. Ví dụ:

<html>

<style type=text/css>

<!--

body {font: 10pt "arial"}

H1{font:15pt/17pt "arial"; font-weight:bold;color:maroon}

H2{font:13pt/15pt "arial"; font-weight:bold;color:blue}

P{font:10pt/12pt "arial";color:black}

-->

</style>

<body>

...</body>

</html>

- Sử dụng Inline Styles:

* Các định nghĩa Inline style definitions ảnh hưởng trực tiếp đến tag hiện hành. Chúng được nhúng vào bên trong tag hiện hành. Chúng được nhúng vào bên trong tag bằng cách sử dụng tham số style. Ví dụ:

<select style="font-family:arial;font-size:10pt" Name="news">

<option value="tt">Tuổi trẻ</option>

<option value="ld">Lao động</option>

</select>

Một vài ngôn ngữ hỗ trợ :

1- JAVASCRIPT

- Javascript định nghĩa các kiểu dữ liệu cơ bản bao gồm : kiểu số, kiểu chuỗi, kiểu luận lý, kiểu object, kiểu mảng , null, undefined.

Trình thông dịch Javascript chỉ có thể tính tóan giá trị của một biểu thức một khi kiểu dữ liệu của các tóan hạng là như nhau. Do đó, đôi lúc bạn cần phải ép kiểu cho các tóan hạng trong các biểu thức để tránh các hiệu ứng lẻ.

A- Khai báo biến

+ sử dụng từ khóa var để khai báo biến, Javascript đòi hỏi các biến phải được khai báo trước khi sử dụng.

+ nếu một biến không được khởi tạo trong lúc khai báo, nó sẽ lấy giá trị là undefined.

+ qui tắc đặt tên biến:

* phải bắt đầu bằng 1 ký tự chữ hoặc dấu gạch dưới "_"

* theo sau chỉ có thể là hoặc ký tự số , hoặc ký tự chữ hoặc là dấu gạch dưới.

* không được trùng với các ừ dành riêng ví dụ như các từ khóa,..

+ tạo kiểu dữ liệu kiểu mảng

* ví dụ sau dùng để khai báo một mảng một chiều có 10 phần tử : var A = new Array(10). Ta dùng tóan tử new và Array() constructor.

* phần tử bắt đầu của mảng một chiều là phần tử có chỉ số là 0. Để truy xuất tới phần tử thứ i của mảng một chiếu ,ta dùng như sau : A[i].

B- Lệnh điều kiện

+ có hai dạng lệnh điều kiện là if/else và switch

+ các cú pháp của lệnh if/else

* if (biểu thức điểu kiện )

{

... lệnh;

}

else

{

...lệnh;

}

+ các cú pháp của lệnh switch

* switch (tên biến) {

case <giá trị 1>:

...

break;

case <giá trị i>:

...

break;

default:

...

break;

}

C- Lệnh lặp

+ có bốn dạnh lệnh lặp là while, do/while, for, for/in.

+ các cú pháp của lệnh while

* while (<biểu thức điều kiện>){

......<lệnh i>;

}

+ các cú pháp của lệnh do/while

* do {

...<lệnh i>;

while (biểu thức điều kiện)

+ các cú pháp của lệnh for

* for (biểu thức khởi tạo;biểu thức điều kiện;biểu thức thay đổi){

...

}

D- Hàm

+ Khai báo hàm

* function tên hàm(danh sách các tham số){

....

}

2- VBSCRIPT

- VBScript chỉ có một kiểu dữ liệu duy nhất là Variant, đó là kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các lọai dữ liệu khác nhau từ những kiểu dữ liệu đơn giản như kiểu số cho đến các kiểu dữ liệu phức tạp như kiểu bản ghi ( record). Vì Variant là kiểu dữ liệu duy nhất của VBScript nên đây cũng là kiểu dữ liệu được trả về ừ các hàm /thủ tục viết bằng VBScript.

- Variant Subtypes là các dạng thông tin khác nhau mà kiểu dữ liệu Variant có thể lưu trữ :

Subtypes Mọ tả
Empty dữ liệu chưa được khởi tạo
null null
Boolean dữ liệu luận lý true hoặc false
Byte số nguyên có giá trị từ 0 đến 255
Interger số nguyên có giá trị từ -32768 đến 32767
Currency từ -922,337,203,685,477.5808 đến 2,147,483,647.
Single số thực có giá trị từ 3.402823E38 đến 1.401298E-45 cho các giá trị âm; từ 1.401298E-45 đến 3.402823E38 cho các giá trị dương
Double số thực có giá trị từ 1.79769313486232E308 đến 4.94065645841247E-324 cho các giá trị âm ; từ 4.94065645841247E-324 đến 1.79769313486232E308 cho các giá trị dương.
Date(time) chứa giá trị số biểu diễn cho ngày trong khỏang 01.01.100 đến 31.12.9999
String chuỗi ký tự có độ dài thay đổi. số ký tự tối đa có thể lưu trữ là 2 tỷ
Object chứa đối tượng
Error chứa mã lỗi
long sốn nguyên có giá trị từ -2,147,483,648 đến 2,147,483,647.

+ Để chuyển dữ liệu từ một subtype này sang một subtype khác ta dùng các hàm chuyển như CByte, CDate, CInt,...

+ để biết một biến Variant đang lưu trữ dữ liệu kiểu subtype nào ta dùng hàm VarType.

A- Khai báo biến

+ sử dụng từ khóa Dim để khai báo biến, để khai báo nhiều biến, người ta dùng dấu "," để phân cách các biến.

+ trong VBS, không nhất thiết bạn phải khai báo các biến trước khi sử dụng. Để yêu cầu các biến cần phải khai báo trước khi sử dụng, ta dùng lệnh "Option Explicit" đặt ngay trước câu lệnh đầu tiên của đạon mã chương trình.

+ qui tắc đặt tên biến

* phải bắt đầu bằng một ký tự chữ cái

* không chứa dấu "."

* không vượt quá 255 ký tự

+ khai báo mảng

* khai báo mảng có n phần tử : Dim A(n).

* phần tử bắt đầu của mảng một chiều là phần tử có chỉ số là 0. để truy xuất tới phần tử thứ n của mảng một chiều ta dùng như sau : A(n).

* VBS có hỗ trợ mảng lên đến 60 chiều. Tuy nhiên , thường dùng nhất trong mảng nhiều chiều là mảng 2 hoặc 3 chiếu. Để khai báo mảng 2 chiều ta làm như sau : Dim A(x,y).

* để truy xuất tới một phần tử của mảng 2 chiều ta làm như sau : A(x1,y1)

* đối với các mảng không khai báo kích thước trước , người ta gọi đó là mảng động (dynamic). Dùng từ khóa ReDim để thay đổi kích thước của nảng.

B- Lệnh điều kiện

+ có hai dạng lệnh điều kiện là If...Then...Else và SelectCase

+ các cú pháp của lệnh If...Then...Else

* If<biểu thức điều kiện>Then<Lệnh>

* If<biểu thức điều kiện>Then

...<lệnh i>

End If

* If<biểu thức điều kiện>Then

...<lệnh i>

Else

...<lệnh i>

End If

* If<biểu thức điều kiện 1>Then

..

ElseIf<biểu thức điều kiện 2>Then

...

ElseIf<biểu thức điều kiện i>Then

...

Else

...

EndIf

+ Các cú pháp của lệnh SelectCase

* SelectCase <tên biến>

Case<giá trị 1>

...<lệnh i>

Case<giá trị i>

...<lệnh i>

Case Else

...<lệnh i>

End Select

C- Lệnh lặp

+ có bồn dạng lệnh lặp là Do...Loop, While...Wend, For...Next, For Each...Next.

+ các cú pháp của lệnh Do...Loop

* Do While<biểu thức điều kiện>

...<lệnh i>

Loop

* Do

... <lệnh i>

Loop While<biểu thức điều kiên>

* Do Until<biểu thức điều kiện>

...<lệnh i>

Loop

* Do

...<lệnh i>

Loop Until<biểu thức điều kiện>

+ các cú pháp của lệnh While...Wend

* While<biểu thức điều kiện>

...<lệnh i >

Wend

* nên dùng Do...Loop thay cho While...Wend

+ các cú pháp của lệnh For...Next

* For<biến đếm>=<chỉ số đầu>To<chỉ số cuối>

...<lệnh i>

Next

* For<biến đếm>=<chỉ số đầu>To<chỉ số cuối>Step<bước nhảy>

...<lệnh i>

Next

+ các cú pháp của lệnh For Each...Next

* tương tự như For...Next nhưng thay vì lặp theo một số lần đã định trước, lệnh này được dùng để lặp tương ứng với mỗi thành phần của các biến dạng collection hoặc mỗi thành phần của mảng.

D- Hàm và thủ tục

+ Khai báo thủ tục

* Sub<tên thủ tục>(<danh sách các tham số>)

...

End Sub

+ Khai báo hàm

* Function<tên hàm>(<danh sách các tham số>)

...

End Function

Tổng Kết

Các lệnh căn bản trong ngôn ngữ html :
1 trang web viết bằng ngôn ngữ HTML bắt đầu bằng <html> và kết thúc bằng </html>
Phần nội dung của trang Web nằm trong phần <body> .... </body> .

I)Tạo liên kết

-Tiêu đề(Title) cho trang web :
<HEAD>
<TITLE>Title cho trang</TITLE>
</HEAD>

-Liên kết thông qua text :
<A HREF="URL">Text hiển thị liên kết</A>

-Liên kết đến các section trong trang hiện thời :
Tạo ra section:
<P>
<A HREF="Section">Text miêu tả section.</A>
</P>

-Text liên kết đến section:
<A NAME="Tên-section">Text để liên kết tới setion</A>

-Liên kết thông qua picture:
<A HREF="URL">
<IMG SRC="tên file hình ảnh"></A>

-Tạo liên kết gốc :
<BASE HREF="http://www.abc.com">


II)Các lệnh với chữ :
-Chữ đậm : <B>Các chữ cần viết đậm</B>
-Chữ nghiêng : <I>Các chữ cần viết nghiêng</I>
-Chữ gạch chân:<U>Các chữ cần gạch chân</U>
-Tạo đoạn : <P> Các chữ trong đoạn</P>
-Viết theo lề:<P ALIGHN=Right>Các chữ trong đoạn văn</P>
-Xuống dòng :<BR>Chữ cần viết trong dòng mới
-Chữ ngăn cách bởi gạch ngang : <HR>Các chữ ngăn cách với dòng trên bởi gạch ngang
-Định kích cỡ và độ dài dòng gạch ngang : <HR size=5 with=50%>Text
-Tạo heading: <H#> dòng tiêu đề </H#> trong đó # có giá trị nhỏ dần 1 đến 6
-Tạo chú thích: <!--Đoạn văn cần chú thích-->
-Tạo pre-formated: <PRE>Đoạn văn ở chế độ pre-formated</PRE-FORMATED>

III)Tạo vùng hình ảnh
Tạo image-map (vùng hình ảnh) : <img src="image.gif" usermap='#map_name'>
Đặt tên cho vùng <MAP NAME="tên vùng">
Xác định toạ độ cho vùng và hình dạng : <AREA COORDS="x,y,z,t" SHARP="RECT" HREF="URL">
với x,y,z,t là các số nguyên chỉ toạ độ ;
SHARP có thể có các dạng như "RECT","POLY","Circle"
HREF="URL" có nhiệm vụ tạo liên kết đến URL khi ta ấn vào vùng chọn

IV)Làm việc với trang:
-Tạo mầu nền: <body bgcolor="rrggbb">
với rr,gg,bb là các số tương ứng với tỉ lệ màu đỏ , xanh lá cây , xanh dương
-Lấy ảnh làm nền : khai báo trong phần body : background="tên hình ảnh nền"

V)Tạo table:
-Tạo table: <TABLE>Nội dung của bảng </TABLE>
-Tạo cột : <TR> Nội dung của cột </TR>
-Thêm nội dung cột : <TD> Nội dung </TD>
-Tạo heading : <TH> heading </TH>
-Kích thước lề:<TABLE BORDER="Number">....</TABLE>
-Độ rộng cột: <TABLE WIDTH="Number">....</TABLE>
-Tạo tiêu đề: <CAPTION> tiêu đề </CAPTION>
-Căn giá trị :<TABLE Alighn="Kiểu">....</TABLE> trong đó có 3 kiểu: LEFT,RIGHT,CENTER

VI)Tạo form:
(Form chứa thông tin để gửi tới server )

-Tạo form:
<FORM ACTION="_URL_" METHOD="METHOD"> </FORM>
Trong đó ACTION="_URL_" chỉ ra server cần gửi thông tin đến
METHOD="METHOD" chỉ ra phương thức gửi POST hoặc GET
+POST là gửi từng phần
+GET là gửi toàn bộ

-Chọn kiểu dữ liệu cho form:
<FORM ACTION="_URL_" METHOD="METHOD">
<INPUT NAME="name" TYPE="type">
</FORM>

-Kiểu dữ liệu là TEXT:
<FORM ACTION="_URL_" METHOD="METHOD">
name:<INPUT NAME="name" TYPE="TEXT" SIZE="size" MAXLENGTH="number">
</FORM>
Trong đó : SIZE là kích thước text , maxlength là độ dài tối đa của chuỗi kí tự
name là tên của form

-Nhập form text dạng password:
password:<INPUT TYPE="PASSWORD" NAME="PASS" SIZE="size">

-Nhập form text dạng ẩn:
hidden:<INPUT TYPE="HIDDEN" NAME="HIDDEN" SIZE="size">

-Tạo nút chọn kiểu YES-NO(tạo ra 2 ô để ta đánh dấu lựa chọn):
<P>Tiêu đề chọn lựa</P>
<P>
<INPUT TYPE="RADIO" NAME="RADIOBUTTON" VALUE="RADIOBUTTON">
YES</P>
<P>
<INPUT TYPE="RADIO" NAME="RADIOBUTTON" VALUE="RADIOBUTTON">
NO</P>
</P>

-Tạo check box(có thể chọn nhiều mục bằng cách đánh dấu) :
Ví dụ dưới đây sẽ tạo ra 1 form lựa chọn các kiểu computer mà bạn thích, có thể chọn hơn 1 kiểu:
<P>Type of Computer</P>
<P>
<INPUT TYPE="CHECKBOX" NAME="CHECKBOX" VALUE="CHECKBOX">
PENTIUMII</P>
<P>
<INPUT TYPE="CHECKBOX" NAME="CHECKBOX2" VALUE="CHECKBOX">
PENTIUMIII</P>
<P>
<INPUT TYPE="CHECKBOX" NAME="CHECKBOX3" VALUE="CHECKBOX">
PENTIUMIV</P>

-Tạo reset form :
Form này có nhiệm vụ xoá các lựa chọn trong check box , đưa check box trở về trạng thái ban đầu:
Đặt form này ngay đằng sau của check box:
<P>
<INPUT TYPE="RESET" NAME="RESET" VALUE="RESET">
</P>

-Gửi thông tin trong form tới server:
Đặt form này ngay đằng sau của check box:
<P>
<INPUT TYPE="SUBMIT" NAME="SUBMIT" VALUE="SUBMIT">
</P>

-Tạo pop-up menus:
pop-up menus là form có dạng hộp check , khi ta ấn vào hộp thì các mục trong hộp sẽ hiện ra
Dưới đây sẽ tạo ra pop-up cho 1 form lựa chọn kiểu thanh toán cho khách hàng
<P ALIGHN="CENTER">Kiểu thanh toán
<SELECT NAME="Seclect">
<OPTION VALUE="C1">Cash</OPTION>
<OPTION VALUE="C2">Cheque</OPTION>
<OPTION VALUE="C3">Creditcard</OPTION>
</SELECT>
</P>

-Tạo list box:
List box cũng giống như text box nhưng chỉ khác ở cách trình bày , nó hiện ra 1 danh sách lựa chọn
Dưới đây sẽ tạo ra 1 danh sách các hệ điều hành cho khách hàng lựa chọn , khách hàng có thể lựa chọn
nhiều hơn 1 hệ điều hành :
<P ALIGHN="CENTER">Các hệ điều hành
<SELECT NAME="Seclect2" SIZE="5">
<OPTION <WIN 98</OPTION>
<OPTION <WINNT</OPTION>
<OPTION <WINXP</OPTION>
<OPTION <LINUX REDHAT</OPTION>
</SELECT>
</P>

VI)Tạo frames:
Người ta có thể chia trang web ra làm nhiều frame , mỗi frame gần giống như 1 trang web độc lập với nhau ,
tức 1 frame có thể load nội dung mới mà không ảnh hưởng tới các frame còn lại . Bạn có thể thấy ví dụ về
trang web có chia frame như ở website www.ktlehoan.com .

-Tạo frame:
Đặt các lệnh sau trong phần <body>....</body>
<FRAMESET> </FRAMSET>

-Tạo frame theo cột:
<FRAMESET COLS="200,*"> </FRAMSET>
Chuỗi lệnh trên tạo ra 2 frame nằm dọc ngăn cách nhau bởi cột 200(tính theo pixe)
Cú pháp lệnh là COLS="number,*"

-Tạo frame theo hàng:
<FRAMESET ROWS="100,*"> </FRAMSET>
Chuỗi lệnh trên tạo ra 2 frame nằm ngang ngăn cách nhau bởi hàng 100
Cú pháp lệnh là ROWS="number,*"

-Làm frame mở ra trang web mới :
<FRAMESET ROWS="100,*">
<frame src="http://www.abc.com/page1.htm">
<frame src="http://www.def.com/page2.htm">
</FRAMSET>
Chuỗi lệnh này tạo ra 2 frame nằm ngang phân nhau tại hàng 100 , frame thứ nhất có nội dung là trang
http://www.abc.com/page1.htm , frame thứ 2 có nội dung là trang http://www.def.com/page2.htm .

-Đặt kích thước cho margin(viền) của frame:
Với viền trái hay phải(dùng cho các frame nằm dọc ) : MARGINWIDTH="number"
Với viền trên hay dưới(dùng cho các frame nằm ngang): MARGINHEIGHT="number"
number là độ dầy của viền tính theo pixe

-Đặt chức năng cuộn cho frame:
Muốn cho frame có thể cuộn đặt : SCROLLING="YES"
Muốn cho frame không thể cuộn đặt : SCROLLING="NO"

-Đặt liên kết giữa các frame:
Bạn có thể khiến cho 1 frame chứa các mục , khi ta ấn vào 1 mục thì nội dung của mục đó hiển thị ở frame
kia (giống như trang ktlehoan.com) như sau:
<A HREF="page1.htm" TARGET="windows_name">Link_text</A>
Như vậy khi bạn ấn vào dòng chữ Link_text ở frame thứ nhất thì nội dung của trang page1.htm sẽ hiển thị tại frame thứ 2 .


Các huynh thông cảm tại admin không cho tại hạ post bài liên tiếp mà phải đợi 60s nên tại hạ mạo muội post bài dài mong các huynh thứ lỗi
<title>vd1</title>

<!--Created by Aty-->

</head>

2- Tag <!DOCTYPE>

Thẻ này dùng ghi thông tin về version HTMếap dụng trong tài liệu web. Thường là dòng đầu tiên trong file HTML. Ví dụ :

<!DOCTYPE HTML PUBLIC "-//W3C//DTD HTML 3.2 Draft//EN">

3- Tag <COMMENT>

Giống như thẻ đầu tiên dùng để nhập những dòng ghi chú cho file HTML, đọan text nằm giữa thẻ <COMMENT>..</COMMENT> sẽ không được hiển thị khi trình browse đọc file. Ví dụ :

<COMMENT> This text won't render. I can say what I like here, it wont appear </COMMENT>

nguoi khong co don
30-11-2003, 14:32
các huynh đệ ơi hãy chỉ dùm tôi biết lỗ hổng bảo mật là cài gì vây? tôi xin cảm ơn.Vì tôi nghe người ta nói nhiều về lỗ hổng bảo mật mà tôi chẳng hiểu cái gì cả tôi nghĩ anh em lương sơn nhiều người tài giỏi sẽ biết nó là cái gì và chỉ dùm tôi. :?