PDA

View Full Version : Võ công phải có tâm pháp


Mafia_Ko_Sida
07-11-2003, 07:43
Đối với người luyện võ thì nội công là cái gốc, ngoại công là cái ngọn
Kẻ có ngoại công cao thì Thai Dương huyệt nhô cao, vũ lộng tay chân, xương cốt kêu răng rắc.
Kẻ có nội công cao thì khí ẩn trong thân, ngắt 1 bông hoa, bẻ 1 chiếc lá cũng có thể sát thương địch thủ.
Ngoại công dùng sức mạnh thể xác tấn công
Nội công dùng khí tiềm tàng trong cơ thể, phát ra ngoài tạo nên kình lực.
Căn bản của nội công là "ngũ thú khí công" : mô phỏng tư thế của 5 loài vật : Gấu, Khỉ, Nai, Hạc, Cọp.
ngồi theo tư thế kiết đà, hô hấp từ từ
Hít luồng khí thanh lương xuống phổi, rồi nạp xuống đan điền
Khí ở Đan Điền nóng dần lên rồi toả đi khắp thân.
Luồng khí ẩn trong cơ thể bị xung kích mạnh, phát ra toàn thân.

hieuhadong
07-11-2003, 08:43
chưa hẳn vậy tuỳ theo từng loại bí kíp võ học mà người luyện luyện nội công hay ngoại công.
giả dụ như luyện quyền cước thì nội công là chủ đạo để tạo uy lực cho các đòn đánh, còn với người luyện kiếm pháp hay đao pháp.... thì thân thủ cần phải nhanh để ra chiêu chớp nhoáng lúc đó cần tới sức mạnh và độ dẻo của cơ thể lúc này ngoại công được đặt lên hàng đầu còn nội công chỉ ở vị trí thứ hai thôi.

doc_co_cau_bai
07-11-2003, 09:38
chú " hieuhadong " nói thiếu để em bổ sung thêm cho . đừng nói quyền cước chỉ cần lực ko thôi đâu mà quyền cước cũng cần phải có tốc độ sự chính xác và dẻo dai dai nữa, thử hỏi 1 người dánh quyền ko có tốc độ và sự chính xác thì làm sao mà hạ đối phương của mình được .

Trùm.
08-11-2003, 12:45
tâm pháp chưa hẳn đã là vận khí đan điền như đệ nói , nhiều khi đó là đấu pháp , tâm lý trong thi đấu & luyện tập . hiểu chưa ?

hieuhadong
08-11-2003, 13:17
tóm lại phải kết hợp cả nội ngoại công và đấu pháp trong thi đấu thì mới có thể thành danh.

Mafia_Ko_Sida
09-11-2003, 19:36
tất nhiên nhưng trong các cuộc chiến, kẻ có nội công cao luôn chiếm ưu thế
tốc độ và đòn đánh sẽ được nâng cao nhờ nội công

Bệnh Quan Sách
09-11-2003, 22:31
Vậy xin hỏi huynh đài chút ,người giỏi nội công mà chiêu thức thì ít --> khó đánh trúng những người chiêu thức và tiểu xảo nhiều , vậy thì người giỏi ngoại công cũng có thể thủ thắng đc phải ko?
Thứ hai nội conh khó học ko thể trong một sớm một chiều đc trong 1000 người may ra đc 1 người , nhưng điều đó cũng ko chứng tỏ đc là nội công lợi hơn ngoại công , tại hạ nghĩ bậc cao thủ võ học ko chú trọng về nội hay ngoại công!!

Trùm.
10-11-2003, 07:36
cao thủ chú trọng về tâm pháp & chữ nhẫn họ có thể thắng người khác chỉ bằng chữ nhẫn & chữ tâm . võ học là như thế đấy

hieuhadong
10-11-2003, 08:56
để trở thành một đại cao thủ thì chữ nhẫn và chữ tân thôi chua đủ mà nó cần thêm một cái nũa đó chính là phải có duyên ( nó bao gồm cả năng khiếu bẩm sinh và sự may mắn ).

datinhlangtu
15-11-2003, 11:13
theo đệ thấy muốn làm gì cũng phải có nội công trước, xong rồi hay tập các bước khác, như nột công xong tâm pháp để điều hoà cơ thể của mình

cho đệ hỏi chút nha, nội công làm sao học được, có ai chỉ dùm được không, chỉ mình cách học

Trùm.
15-11-2003, 20:53
nội công có nhiều phương pháp để luyện . có khí công của Thiếu Lâm , của Võ Đang , của Nga Mi ......... cũng có cả nội gia , ngoại gia , đạo gia , phật gia .... đệ thích học môn gì ??? ta sẽ truyền dạy qua thư điện tử . ok ?

see-u-again
16-11-2003, 04:39
theo đệ nghĩ, nội hay ngoại công cả hai đeu quan trọng khi bắt đầu học võ, chẳng qua là ta hoc theo kiểu nào thôi.
ví dụ nếu học võ công thiếu lâm tự thì điều quan trọng của họ lại là ngoại công, thường những ng` hoc võ ở thiếu lâm tự phải trải qua nhiều khổ nhọc để rèn luyện cho thân thể của mình. Còn nếu học theo đạo gia như võ đang quan trọng tu tâm, học đc nội công can bản mơi đến chiêu thức.
Nhưng theo đệ nghĩ, võ công đã qua đc giai đoạn đầu thì ngoại công ko còn quan trong nữa, đến lúc đó ng` ta sẽ chú trọng luyện nội công, vì có nội công cao ta sẽ có thể chỉ 1 chiêu vơi uy mạnh của nội lực để đánh bại đối thủ.
Thương những cao thủ, đến khi đạt đến mức thượng thừa thì họ sẽ bỏ hết những chiêu thức mà mình đã học, vì lúc đó họ suất chiêu theo ý, ko còn theo khuân khổ nữa, đó là chiêu theo tâm. ta nghĩ sao thì chiêu sẽ như vậy. Vả lại, 1 con ng` cho dù rèn luyện đến đâu đi nữa thì sức ng` cũng chỉ có hạn, ko thể nào như lội lực đc, vì nội lức chứa ở đan điền vì nó có thể chứa đựng vô hạn dc.

còn về chạch học nội công có rất nhiêu cách học. Nhưng bước đầu thường là học về hô hấp. Trước hêt ta nên biết về cách huyệt đạo trên ng´, và rôi chọn 1 cách luyện, đến lúc theo cách , điều khiển "khí" trong ng` mình. cái gọi là "khí" lúc đầu chỉ là cái tâm của mình thôi, nhưng dần dần nó sẽ biết thành khí thật. đó là điều cơ bản phải biết khi học nội công

datinhlangtu
16-11-2003, 10:30
ok huynh, đệ thì chỉ thích học Võ đang khí công, ngoại và nội gia, mong huynh chỉ hộ, email của đệ là [email protected] cám ơn huynh

see-u-again
16-11-2003, 14:10
DTLT muốn học àh? nhưng thường học cái này mất nhiều thời gian lám. Nhưng neu thích tôi sẽ gủi cho huynh để ngien cứu xem sao. Chúc thành công

datinhlangtu
17-11-2003, 03:33
ok huynh đệ nhận được thư rồi nhưng chưa có đọc, cám ơn huynh

tinhdivang
17-11-2003, 09:41
vậy hả ,cho đệ với ,đệ cũng muốn luyện thử xem tthé nào ,đệ mới biết các huyệt củacon người thôi ,mà toàn là để chữa bệnh

LSB_Vô tình tiên tử
17-11-2003, 10:30
Nhưng Bổn tiên tử cảnh báo cho các huynh đệ một vấn đề: Chiêu thức võ công thì có thể nhìn sách vở mà luyện được, chứ luyện nội công và huyệt đạo thì nên cẩn thận nhé. Bổn tiên tử có một người bạn tự luyện nội công mà không có người hướng dẫn, hậu quả là hắn bị tẩu hoả nhập ma. Tuy không ào một cái là chết ngay như trong truyện chưởng đâu, mà mỗi ngày một ít, hắn không phát hiện ra. Cũng may sau đó hắn nghi ngờ nên đến một vị võ sư có kinh nghiệm nên thoát chết.

Nhìn các huynh đệ háo hức quá Bổn tiên tử cũng không nỡ dội nước lạnh vào, nhưng vì trách nhiệm nên vẫn phải báo cho các huynh đệ rõ. Mong các huynh đệ hãy nghĩ và nghiên cứu kỹ trước khi tự tập luyện mấy môn nguy hiểm này.

flame dragon
17-11-2003, 12:45
thế vận khí như thế nào hả anh em
đan điền là chỗ rún á??

datinhlangtu
17-11-2003, 17:41
to votinhtientu: ok đệ biết rồi, nhưng mà vì dtLT cần học những nội công đó đẻ mà cường thân thôi, chứ khoôg có luyệnt tập quá độ đâu, à mà is that khí công có thể luyện thành được sao, I thuogh nó chỉ là truyền thuyết thôi, với lại có nhiều chổ dtlt không có hiểu, như đan điền là ở chổ nào, dẩn khí vào đan điền để nó chạy khắp các mạch thì làm sao mà làm được. làm sao có thể đưa khí vaò bụng của mình được, DTLT chỉ có thẻ đưa hơi vào bụng thôi, chứ đưa đi toàn thân tì khoôg biết cách, có thể chỉ giùm không

see-u-again
17-11-2003, 23:04
Vô tình tiên tử nói cũng đúng. nhưng nếu chúng ta ko đi đến mức quá. thì nếu tập bình thường có thể làm cho tinh thần sảng khoái và minh mẫn hơn. nhưng nếu ai muốn học 1 mức cao hơn như vậy thì nên kiếm thâỳ để có ng` chỉ điểm cho.

see-u-again
17-11-2003, 23:18
các huyệt đạo trên người:

gold dragon huyệ đan điền ko phải là ở rốn đâu. Đan điền đây là vị trí quan trọng nhất trong cơ thể, việc nắm giữ được huyệt đạo này là mấu chốt để luyện công. Huyệt đan điền nằm cách rốn 1,5 thốn , từ trước chia ra sau làm 3 thì điểm chia đầu tiên từ trước ra sau được lấy làm tâm điểm của cái quả bóng khí này - tức đan điền ( Thốn: khi ta ép sát 4 ngón tay từ ngón trỏ tới ngón út vậy thì gốc của các ngón này được tính là 3 thốn)

và sau đây là những huyệt quan trọng ta nên biêt khi muốn học khí công:
- đỉnh mũi , huyệt ấn đường ( giữa hai đầu lông mày ) ,
- huyệt bách hội ( kéo 2 đường thẳng từ đỉnh 2 tai lên đỉnh đầu gặp mạch đốc là huyệt bạch hội ) ,
- huyệt đại truỳ ( nằm giữa đốt xương sống cổ C7 và xương sống lưng L1 chỗ dưới cái xương cổ ngang vai lồi ra ) ,
- huyệt linh đài ( lấy 2 núm vú kéo thẳng vào giữa là huyệt đản trung chiếu thẳng ra sau lưng là huyệt linh đài ),
- huyệt mệnh môn (đối diện từ rốn ra sau lưng là huyệt mệnh môn ),
- trường cường ( nằm tại vị trí xương cụt ) ,
- huyệt hội âm ( nằm dưới đáy mình , giữa tiền âm và hậu âm ) khi tới huyệt này thường có một chút tính dục ta không nên giữ ý tại đây lâu nếu định lực chưa cao,
- huyệt đản trung, huyệt thiên đột ( nơi yết hầu ),
- huyệt thừa tương ( giữa cằm )

datinhlangtu
18-11-2003, 07:32
but huynh à, những huyệt ấy khi bị đụng vào thì có bị gì không, like làm sao cso thể vận khí để đưa nó đi được, rồi phải đưa tới các huyệt nữa, it was hard to doing like that, monh huynh chỉ hộ

flame dragon
18-11-2003, 13:01
nhưng mà vận khí thế nào hả huynh đệ ko biết cách!

HanBang
18-11-2003, 13:50
Đệ cũng không biết mà,mấy huynh chỉ cho đệ đi!!!

boylonely3000
18-11-2003, 14:40
tôi cũng muốn học khí công nhưng sao tôi ngồi thiền mãi mà chẳng vận được khí lên cũng chẳng đưa nó đi đâu cả, xin huynh cho tôi lời khuyên. cảm ơn nhiều!

see-u-again
18-11-2003, 23:08
khí: cái dc gọi là "khí" lúc bắt đầu chỉ là 1 tưởng tượng của chúng ta thôi, nhưng do lâu ngày tập luyện từ cái gọi là "vô" thành cái "hữu".
Luyện khí công liên quan rất lớn đến việc thở của chúng ta. Nêu thở theo đúng cách thì sẽ có thể luyện đc, nội công.
Còn việc dẫn khí ra sao, tới seeYa sẽ nói rõ hơn
Nhưng cách thở có rất nhiều tới đây seeYa sẽ nói đến cách tập khi công gọi là DƯỠNG TÂM GIA PHÁP.
Nhưng học về khí công ta cần bỏ rất nhiều thời gian, ta dc 1 năm thì dc kết quả của 1 năm học 10 năm thì dc của 10 năm.

cái ích của Luyện thở - Khí công nội công có một ý nghĩa to lớn đối với việc nuôi dưỡng và nâng cao sức khoẻ, sức mạnh, sức bền, sự minh mẫn, sảng khoái và thanh thản ; hơn nữa đối với các vận động viên thể thao, các võ sĩ ,luyện thở, biết cách thở là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý ( có tính chất xác định thành tích ), và ngoài ra luyện thở còn thúc đẩy việc phát triển các khả năng trong tập luyện , trong giao đấu, trong việc sử dụng sức mạnh và các nguồn dự trữ của bản thân một cách hợp lý, tối đa và đặc biệt là khả năng chế ngự sức xúc động từ bên trong – mà nhiều khi lại là yếu tố duy nhất dễ dẫn đến những thất bại không thể ngờ đến thất đau xót và cay đắng.

nếu các huynh đệ muốn nghiên cứu thật kỹ, thì tới seeYa sẽ viết tỉ mỷ, nếu ko thì seeYa sẽ chỉ viết qua để cho mọi ng` tham khao thôi.

datinhlangtu
18-11-2003, 23:55
đệ không tới được huynh ơi, còn cách nào khác không
đệ ở USA mà, huynh ở đâu vậy

Mafia_Ko_Sida
19-11-2003, 13:15
Ôi dời ơi
Loạn hết cả kênh rùi
các bố làm tui đau cả đầu
tui bảo tui sợ các ông rùi
các ông làm tui rối hết cả lên

boylonely3000
19-11-2003, 13:46
tôi cũng cùng ý kiến với Vô tình tiên tử 2008, bởi vì trước kia tôi có học trong thiếu lâm côn luân cũng được cảnh báo về điều này vì vậy chúng ta không lên luyện khí công một cách tự phát, nhưng để tham khảo thì chẳng có gì hại cả vì vậy tôi cũng mong muốn rằng các huynh có thể cho tôi một vài cách học để bổ sung thêm lượng kiến thức ít ỏi của mình. còn đây là e-mail của tôi "[email protected]"
Mong nhận được sự chỉ giáo của các vị.

see-u-again
20-11-2003, 01:31
mõi ng` cảm thấy nguy hiểm thì seeYa cũng chỉ viết lên gọi là tham khảo thôi nhé. nêu ai muốn học hãy tìm lấy 1 ng` để chỉ dẫn.

Trong việc luyện khí thì có 3 điều rất quan trọng.

1. TÂM CÙNG Ý HỢP: phải thanh tâm để cho tâm ý chỉ lo hợp với ý để tập trung tập luyện tập.

2. Ý CÙNG KHÍ HỢP: tập trung ý để lo điều khiển khí , theo dõi việc thở.

3. KHÍ CÙNG LỰC HỢP: các sức ( lực ) của các cơ thể ( chủ yếu là cơ hoành ) phải dùng để hít khí vào triệt để thì mới đem lại hiệu quả.


Người xưa bảo phải “ thân tùng ý khẩn “. Nghĩa là cơ thể phải thư giãn hoàn toàn, và ý phải tập trung trong việc điều khiển hơi thở , mà khẩn bao nhiêu thì việc thư giãn càng tốt bấy nhiêu.

Còn câu: “Động trung cầu tĩnh , tĩnh trung thủ công “ thì phải hiểu sự thống nhất giữa tĩnh và động của Đông y ; trong cái động của việc thở, phải có cái tĩnh của các bộ phận khác của thần kinh và các cơ khác; câu: “ Tinh thần nghi tĩnh, khí huyết nghi động “ bộ thần kinh thường thường là căng thẳng, vậy phải tập cho tĩnh, còn khí huyết thường bị ứ trệ, vậy phải tập cho động, cho lưu thông

Cái tâm trong luyện khí rất là quan trong, tâm mà ko tịnh ắt sẽ ko có kết quả. Lúc đầu tâm ko tĩnh thì học sẽ không xong, về sau tâm ko tịnh thì sẽ có hậu quả ko tốt.

see-u-again
21-11-2003, 01:32
Các bài tập bổ trợ
Các bài tập bổ trợ trước khi bước vào thực tập bài dưỡng tâm gia pháp. Tại sao lại cần phải tập qua các bài bổ trợ này , đó là vì :

- Cơ thể chúng ta từ sau khi sinh ra đã dần dần quen với việc thở bằng ngực do đó cần phải làm quen với việc thở bụng, nếu ngay từ đầu khi mới tập ta đã vận khí dồn ép để mong phình được bụng dưới ra sẽ không có lợi cho việc luyện công, nếu dồn nén khí thái quá có thể gây khí huyết công tâm mà choáng ngất, nội tạng bị xung huyết...

- Việc vận khí theo kinh mạch là không dễ dàng , nếu ta chỉ đơn thuần tưởng tượng dòng khí chạy theo kinh mạch mà không xác định vị trí cụ thể là các huyệt đạo mà nó phải đi qua thì dù có khổ công luyện tập cũng không thu được thành quả bao nhiêu.

- Trong luyện tập võ công nhất là trong thời gian luyện nội việc ăn uống, bồi bổ, tàng tích tinh lực là việc bắt buộc nếu người tập không muốn có những biến động không hay .

Sau đây tôi xin hướng dẫn một số bài tập bổ trợ nhằm giúp các bạn bước vào luyện tập dưỡng tâm gia pháp nhanh đạt thành tựu hơn , các bạn luyện tập các môn khí công nội công khác mà đường lối luyện tập không ngược với phương pháp này đều có thể dùng làm bài tập bổ trợ, những bài tập này rất có ích đối với người mới tập chưa tự làm chân khí phát sinh được.

1. Tập thở : Bài dưỡng tâm gia pháp của phái Nhất nam sử dụng phương pháp thở bụng thuận tức là khi hít vào thì bụng phình ra, khi thở ra thì bụng thót lại, nhưng khi tập thì lại dụng lực vận khí ép chạy theo cột sống do đó dẫn đến nội tạng bị ép trở xuống vào lúc hít vào , bị ép lên cao vào lúc thở ra. Đối với người mới tập thì việc dồn ép này chưa hẳn đã có lợi vì cơ thể không thể thích nghi ngay được, ta cần phải cho nội tạng làm quen với các chuyển động lên xuống có tính chu kỳ này ở mức vừa phải.

Tư thế: ta có thể sử dụng các tư thế ngồi, đứng , nằm ; Ở tư thế nằm ta dễ cảm nhận được các chuyển động của cơ bụng và nội tạng hơn.

Hô hấp: theo quá trình thở ra - ngừng thở - hít vào - ngừng thở ; thời gian cho mỗi quá trình các bạn tự xác dịnh lấy cho thích hợp với cơ địa của mình, ví dụ như tỷ lệ: 1-3-2-3 các bạn không nên thở một cách tuỳ tiện vì nó sẽ dẫn đến rối loạn quá trình hô hấp vô cùng nguy hiểm. Đầu tiên ta thở ra một hơi dài để thanh lọc các khí trọc ( bẩn ) trong cơ thể ( quá trình này đếm tới 10 chẳng hạn ) sau đó ngừng thở đếm tới 30 , từ từ hít vào đưa hơi thở ( nội tạng chuyển dịch )ép sát theo cột sống đi xuống bụng dưới, bụng dưới phình ra. ( bụng dưới được tính từ rốn đổ xuống ) đếm tới 20 , sau đó ngừng thở đếm tới 30 , rồi từ từ thở ra bụng dưới xẹp xuống , nội tạng ép nhẹ theo cột sống nâng lên hoành cách mạc nâng lên, lồng ngực xẹp xuống làm các phế nang bị ép mà đẩy khí trọc ra ngoài nhiều hơn. Quá trình cứ thế lặp lại dần dần bạn sẽ cảm thấy cơ bụng và nội tạng chuyển động dễ dàng hơn, không có hiện tượng tim bị ép căng thẳng ( hơi cảm thấy tức vùng tim ) .

2. Xác định vị trí huyệt đạo dòng nội khí sẽ chảy qua: Khi hành khí vận công ta cần phải xác định chính xác vị trí các huyệt đạo trên đường khí vận hành qua . Để tập bài dưỡng tâm gia pháp ta xác định huyệt đạo như sau: đỉnh mũi , huyệt ấn đường ( giữa hai đầu lông mày ) , huyệt bách hội ( kéo 2 đường thẳng từ đỉnh 2 tai lên đỉnh đầu gặp mạch đốc là huyệt bạch hội ) , huyệt đại truỳ ( nằm giữa đốt xương sống cổ C7 và xương sống lưng L1 chỗ dưới cái xương cổ ngang vai lồi ra ) , huyệt linh đài ( lấy 2 núm vú kéo thẳng vào giữa là huyệt đản trung chiếu thẳng ra sau lưng là huyệt linh đài ), huyệt mệnh môn (đối diện từ rốn ra sau lưng là huyệt mệnh môn ), trường cường ( nằm tại vị trí xương cụt ) , huyệt hội âm ( nằm dưới đáy mình , giữa tiền âm và hậu âm ) khi tới huyệt này thường có một chút tính dục ta không nên giữ ý tại đây lâu nếu định lực chưa cao, huyệt đan điền ( nằm cách rốn 1,5 thốn , từ trước chia ra sau làm 3 thì điểm chia đầu tiên từ trước ra sau được lấy làm tâm điểm của cái quả bóng khí này - tức đan điền ) khi ta ép sát 4 ngón tay từ ngón trỏ tới ngón út vậy thì gốc của các ngón này được tính là 3 thốn , ta giữ ý để xác định vị trí huyệt đan điền lâu một chút vì đây là vị trí quan trọng nhất trong cơ thể, việc nắm giữ được huyệt đạo này là mấu chốt để luyện công , luyện tinh hoá khí nâng cao công lực đạt đến trình độ cao hơn , sau đó đưa ý tới huyệt đản trung, huyệt thiên đột ( nơi yết hầu ), huyệt thừa tương ( giữa cằm ) , rồi quay lại huyệt ấn đường cứ thế lần lượt xác định huyệt vị theo thứ tự vòng vận khí lặp đi lặp lại .

3. Vận động cột sống và nội tạng bằng động tác : cả 2 bài này động tác phải liên tục , tròn trịa , mềm mại
- Vận động phần dưới cơ thể : Đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống vào eo, đẩy hông sang trái == > ra sau người hơi cúi xuống == > sang phải == > ra trước người hơi ưỡn ra trước == > sang trái , cứ thế lặp đi lặp lại 64 lần rồi quay ngược chiều lại. Động tác này làm vận động các khớp vùng eo, hông và nội tạng vùng này .
- Vận động nửa trên cơ thể : Đứng trung bình tấn 2 tay chắp vào nhau như khi ta chắp tay để cúng lễ vậy sau đó đưa ra trước mũi bàn tay hướng về phía trước, người hơi gập xuống ==> đưa sang trái người đổ sang trái ==> đưa về đằng sau người ngửa ra phía sau ==> đưa sang phải ==> đưa về đằng trước ==> quay ngược chiều trở lại
- Vận động nội tạng: 2 tay áp vào thành bụng ép xuống và đẩy nội tạng chạy theo chiều kim đồng hồ 12 vòng rồi đẩy theo chiều ngược trở lại

http://www.angelfire.com/nc2/playhouse/globes/silverdragon.gif

see-u-again
21-11-2003, 01:35
mời các huynh đệ tham khoả. SeeYa cũng chỉ đọc để mà tham khảo cho biết thôi. Trước đây thì cũng đã học qua, tuy cũng thấy có kết quả, nhưng vì mắc bệnh lười, nên chịu hehhe

TieuHoaVinh
05-01-2004, 12:05
Trời ơi luyện võ kiểu này trách gì mà không thành công lại bị tẩu hoả nhập ma cũng đang thôi
Tại hạ có thể khẳng định với mọi người là hiện nay trong Hội võ thuật cổ truyền nước ta chưa có mấy người có thể vận dụng được khí công để chiến đấu. Hiện tại chỉ có thể luyện để nâng cao sức khoẻ, chữa bệnh, sức chịu đựng ....v.v...
Còn về huyệt đạo để luyện công thì có đầy đủ 108 huyệt đạo tất cả nhưng luyện đơn giản thì theo vòng chu nguyên thì chỉ có 19 huyệt chính chạy theo hai kinh mạch chính là mạch Nhâm từ đỉnh đầu ra sau gáy xuống hậu mônvà Mạch Đốc từ miệng xuống đan điền rồi cũng dến hậu môn. Nếu không được hướng dẫn cụ thể thì không nên luyện. Đấy là lời khuyên chân tình của tại hạ đây

bachlong108never_die
24-09-2006, 16:26
to : tieuhoavinh . Tại hạ nghe nói nghe nói có người có thể đả huyệt pháp làm cho đối thủ bị chúng đòn chưa chết ngay mà sau một thời gian thì mới phát bệnh chết .Liệu điều đó có thể không ? Nhờ các hạ chỉ giáo !