PDA

View Full Version : Thừa "Thầy" thiếu "Thợ"!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


dieliebe0912
08-10-2003, 01:22
Đệ thật sự cũng không biết đã ai post bài theo chủ đề này chưa???Nhưng dạo một lượt qua diễn đàn chưa thấy nên đệ mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình.
Thực ra thì vấn đề này cũng chẳng phải là mới mẻ gì(Vì báo chí cũng đã viết đầy ra đấy)nhưng đệ vẫn cứ viết,mặc dù đệ không phải là nhà báo và đệ không thể viết hay bằng họ được!Nhưng không sao!Đệ nghĩ gì thì đệ viết như vậy thôi!
Sở dĩ có tình trạng thừa thầy thiếu thợ cũng là do cái quan điểm(và cả chính sách của chúng ta nữa)là làm gì thì làm nhưng cũng phải có cái bằng đại học!Với cái mong muốn cao cả đó đã dẫn đến những chuyện cười ra nước mắt.
Những người có khả năng người ta theo học thì là một nhẽ!Đằng này ngay cả những người đến hoc phổ thông cũng chưa xong vậy mà cũng...ung dung đi học đại học!(Và đáng tiếc là con số này bây giờ kông phải là ít)
Nếu gia đình họ có được những định hướng tốt.Đó là họ không thể theo học khoa học thì có thể cho họ vào học nghề để có một cái nghề kiếm sống trong tương lai...Nhưng họ lại cứ muốn cho con em mình vào học đại học cho"bằng bạn bằng bè"
Và ai cũng có quan điểm như vậy,nên ai cũng cho con mình vào trương đại học này đại học nọ....Và số lượng sinh viên dự tuyển trong các trương trung học dạy nghề thì cứ tỉ lệ nghịch với số lượng thi vào các trường đại học!!
Ôi!

Lenh Ho cong tu
08-10-2003, 16:39
Tình trạng này đã có từ lâu và cho đến bây giờ vẫn chưa có gì biến chuyển, nếu tình trạng này mà diễn ra dài dài thì đến một lúc nào đó công nhân của Việt Nam mình đều có bằng ĐH hết luôn nhưng mà lại chẳng đúng nghề của mình. Nếu mọi người đều nghĩ được như chúng ta và chịu cho con em đi học nghề đúng theo khả năng và năng lực thì chúng ta mới có thể phát triển được đất nước. Vì một đất nước phát triển cũng rất cần đến những người công nhân có tay nghề vững chắc và lành nghề.

dieliebe0912
13-10-2003, 01:20
Dường như nó đã ăn sâu vào gốc rễ mỗi người dân rồi nên rất khó mà có thể thay đổi!Nó sẽ dễ dàng hơn nếu như nhà nước có những chính sách phù hợp!
Mong ước ngậm ngùi!

Kelangquen
13-10-2003, 18:31
Nhắc đến vấn đề này mà tớ thấy buồn. Tớ là một người thừa. Đúng. Sao mà mình thừa đến thế? Vừa ra trường nên lúc nào tớ cũng lo canh cánh chuyện nghề nghiệp. Và tớ tự hỏi mình được đào tạo ra để làm gì? Tại sao mình cứ phải chờ đợi 1 sự thật viển vông? Tớ đã kiên nhẫn, trong lúc kiên nhẫn tớ suy nghĩ...chẳng phải kiên nhẫn lúc nào cũng đáng quý như người ta tưởng. Nay tớ đã là thợ, một người thợ do cuộc sống đào tạo. Ngoảnh lại thấy nền giáo dục đang chạy theo ì ạch, có tiến triển nhưng không nhiều lắm.

Hiện tượng "nhiều thầy thiếu thợ" hiện nay đang được khắc phục. Tuy nhiên, với tư cách là SV mới ra trường tớ nhận thấy một vấn đề. Vấn đề này bổ sung cho dieliebe0912 ở chỗ, sở dĩ "nhiều thầy thiếu thợ" vì SV không có kiến thức và ý thức. Họ vẫn là "thầy" nhưng không phải "thầy" nào muốn làm thợ thì có thể làm ngay được.

Tiếp tục dẫn chứng cho điều này là sự nông cạn trong việc lựa chọn ngành nghề của học sinh. Nhiều người theo xu thế thời đại, nhiều người theo vết xe những người đi trước và một số bị ngượng ép...Nói chung đâu đâu cũng tìm thấy những lý tưởng cao siêu về nghề nghiệp. Cùng một cái bằng TNTHPT chắc ít khi người ta nghĩ đến đi học nghề.

Mà thôi, nói thì dài lắm chủ yếu là nhà nước có những biện pháp gì để thúc đẩy người lao động, hãy tự làm gì cho mình cái đã.

dieliebe0912
13-10-2003, 22:23
Thầy thì chắc chắn là không thể làm thợ được rồi,vì muốn làm thợ thì cũng phải được đào tạo như để làm thầy vậy!và một vấn đề nữa là nếu ai đó đã làm thầy rồi(hoặc là theo cách nghĩ của họ thôi)thì muôn đời họ cũng chẳng muốn làm thợ!!!!!!!!!

nhatdangdaisuthieulamtu
28-10-2003, 10:51
đỌC các ý kiến các huynh đài bổn hạ có ý kiến như sau:
Thực ra chúng ta nói theo phong trào, làm theo dư luận mà thôi?
Tôi cho rằng nhà báo kiếm chuyện để nói, thực ra Việt nam làm gì có hiện tượng thừa thầy thiếu thợ thực tế hiện tại thiếu cả thầy và thợ ở mức khác nhau mà thôi
Thầy thiếu: thiếu năng lực thực sự, thầy dỏm thừa thì lại cứ tưởng là xã hội đã đào tạo thừa
THợ thiếu: thực ra là thiếu theo thời vụ (còn đầy các công ty sa thải thợ đó sao) khi ngành này cần thợ thì đăng báo dăm ba câu nói cho đã dận. thực ra nếu có cung cấp ngay thì họ cũng chỉ tuyển vài ba người lèo tèo làm sao đào tạo hàng loạt được
Theo bổn hạ chủ trương chúng ta đã đúng đó là xã hội hóa giáo dục, bằng đại học chỉ là sự xác nhận trình độ mà không nói được năng lực của con người.
Đã qua và hãy cho qua thời khoa bảng xa xưa là đào tạo nhân tài ông nghè bà cống sau đó tìm việc cho các ông này. làm vậy khiến con người mất năng động mà xã hội lại chẳng đi vào chính sách ngu dân khi xưa sao. Chẳng có gì phải buồn nếu cả việt nam được phổ cập đại học cả. Nếu bạn thích bạn có thể làm thợ cho dù bạn có bằng tiến sỹ. đó là phương châm đúng của xã hội văn minh (ở mỹ đã như vậy). Đáng trách là bạn là thợ giỏi mà không chịu học đại học thêm, đó là bảo thủ nếu kỹ thuật cũ thay đổi bạn lấy gì đảm bảo kỹ năng hiện có còn sài được. Như nghề đánh máy chữ chẳng hạn nay đã suy rồi.
Việc đáng bàn ở đây là cân đối năng lực cho các ngành trong xã hội mà thôi hoặc việc nâng cao chất lượng đại học nước nhà
THeo bổn hạ nếu ai cũng theo đại học là rất tốt, vấn đề là xem hiện tại của mình. vào đại học không có nghĩa là TNPTTH xong là vô ngay. bạn có thể đi làm sau đó học cũng chẳng muộn
Lê nin nói: học học nữa học mãi là vậy

Ngả vào đại học không chỉ một
Chỉ e ý trí của huynh thôi
Sống ở trên đời là phải học
KHông học thì không thể thành công
THiện tài

LSB-VO VI
28-10-2003, 11:47
Huynh đài nói rất đúng !nếu nhà nước ta có thể phổ cập được đại học thì quá tốt rồi !nhưng cõ lẽ để làm được điều đó thì chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. có nhiều cách để chúng ta có thể học được đại học, ví như vừa đi làm vừa đi học đại học tại chức vào buổi tối, đi làm một thời gian sau khi đã kiếm đủ tiền thì có thể tiếp tục đi học...vvv
có muôn vàn con đường để chúng ta lựa chọn và đi theo nó !
Những điều này không phải là chưa có người làm thậm chí còn có rất nhiều người đã làm rồi, nhưng chúng vẫn chưa được xã hội đón nhận một cách đúng đắn !tại sao vậy ?
Tại chính bản thân chúng ta!chính xã hội của chúng ta đã không cho nó một cơ hội để thể hiện sự đúng đắn của mình.
Hầu hết các cơ quan xí nghiệp đều nhìn những người học tại chức với con mắt coi thường, đánh giá họ chỉ qua tấm bằng tại chức.ngay bản thân chúng ta cũng vậy, chúng ta nhìn những người học tại chức với những con mắt thiếu tôn trọng.
Ngay chính tại bởi nền giáo dục của chúng ta đã vô tình hoặc cố ý làm xấu đi hình ảnh của chính đứa con mà mình sinh ra-hệ đại học vừa học vừa làm-hệ đại học từ xa... bởi chính những tiêu cực của một số cán bộ trong nghành từ khâu thi tuyển cho tới khâu giảng dạy và còn nhiều khâu nữa.chính điều này đã làm cho người dân có cái nhìn thiếu thiện cảm với những sinh viên tại chức.
cũng còn bởi quan niệm của người dân chúng ta cho rằng :dốt chuyên tu-ngu tại chức.
Điều này trước kia có thể đúng nhưng bây giờ nó không còn như vậy nữa, chúng ta phải nhìn nó như một hy vọng cho nền giáo dục nước nhà, như là một cơ hội cho những ai không có điều kiện hoặc không có khả năng học đại học có thể tìm thấy cho mình mọt cơ hội học nữa học mãi !nó như là một con đường để nâng cao dân chí của nước nhà ...vv
Đúng !đất nước chúng ta đang thiếu cả thầy lẫn thợ -và đang thừa những con người không có kiến thức thực thụ, không có kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp của chính mình.
Thầy không bao giờ chịu đi làm thợ và cũng không nên làm thợ bởi vì nhà nước và xã hội đã tốn bao tiền của để đào tạo nên một người thầy, không lý gì lại dùng vào việc không đúng với khả năng và công sức mà mình đã bỏ ra, như vậy có phải là lãng phí công sức của xã hội lắm sao ?
Và thợ giỏi cũng không nên làm thợ mãi mà phải học tập thêm để trở thành những người thợ giỏi hơn hoặc những người thầy và những người này sẽ là nhân tố để đào tạo ra những thế hệ trẻ tương lai cho đất nước !

dieliebe0912
28-10-2003, 12:31
Vấn đề ở đây là về bản chất của vấn đề thì ai cũng muốn được làm thầy.Nhưng cũng vì học hành không đến đầu đến đũa nên thầy làm chẳng được mà thợ làm cũng chẳng xong.Nói là thầy thì đó thực ra cũng chỉ là những cái mác mà thôi(tất nhiên không phải tất cả đều như thế).Vấn đề dạy và học trong trường hợp này cũng thật sự là vấn đề lớn!Nếu thực sự chúng ta thừa thầy,nhưng là những người thầy thực sự với đúng ý nghĩa của nó thì...cũng không đáng ngại lắm vì chúng ta cũng có thể dùng được ,nhưng đằng này thì lại không như vậy thì mới đáng nói!

hotamnuong
28-10-2003, 14:36
theo muội thì muội thấy các huynh còn bỏ qua một vấn đề mà không hiểu các huynh vô tình hay cố ý bỏ qua nữa, đó là chuyện trong các huynh có ai muốn làm thợ không? nếu được lựa chọn giữa thầy và thợ thì các huynh muốn lựa chọn cái gì? chắc chắn các huynh sẽ lựa chọn làm thầy đúng không? vậy đấy, theo muội thì cái chuyện thầy thừa thợ thiếu nay có nguyên nhân một phần là do chính các huynh đó thôi, chẳng ai chịu làm thợ thì làm sao ko thiếu thợ thừa thầy.

LSB-VO VI
28-10-2003, 16:21
Muội nói không sai đâu !nhưng muội cũng cần hiểu rằng có 1 quy luật của tự nhiên là mọi thứ sinh ra đều có mục đích của nó !ví như huynh được dạy dỗ để trở thành thầy thì không thể bắt huynh phải làm thợ hay đòi huynh phải thích làm thợ !không phải huynh không thích làm thợ hay huynh chê làm thợ mà bởi khả năng của mỗi người cũng như sở thích của mỗi người đều khác nhau nên mỗi người phải chọn cho mình một con đường phù hợp với khả năng của họ.chỉ có một điều đáng bàn là có những người không biết mình có thể làm gì, làm thầy hay làm thợ nên mới dẫn tới sự mất cân bằng như hiện nay, bản thân họ cũng không bằng lòng với chính họ, họ tự trách mình đã chọn sai con đường, mà đúng ra họ phải chọn ngược lại thì biết đâu cuộc đời họ sẽ khác.!

dieliebe0912
31-10-2003, 01:00
Muội nói không sai đâu !nhưng muội cũng cần hiểu rằng có 1 quy luật của tự nhiên là mọi thứ sinh ra đều có mục đích của nó !ví như huynh được dạy dỗ để trở thành thầy thì không thể bắt huynh phải làm thợ hay đòi huynh phải thích làm thợ !không phải huynh không thích làm thợ hay huynh chê làm thợ mà bởi khả năng của mỗi người cũng như sở thích của mỗi người đều khác nhau nên mỗi người phải chọn cho mình một con đường phù hợp với khả năng của họ.chỉ có một điều đáng bàn là có những người không biết mình có thể làm gì, làm thầy hay làm thợ nên mới dẫn tới sự mất cân bằng như hiện nay, bản thân họ cũng không bằng lòng với chính họ, họ tự trách mình đã chọn sai con đường, mà đúng ra họ phải chọn ngược lại thì biết đâu cuộc đời họ sẽ khác.!
Đệ nói rất là đúng với suy nghĩ cũng như quan điểm của huynh.Mỗi ngưòi sinh ra đều có một khả năng riêng.Vì vậy tất lẽ gì bắt người ta làm thợ khi người ta không làm được việc đó,trong khi người ta có khả năng để làm thầy??Vấn đề là mỗi người cần nhận ra được đâu là khả năng thực sự của mình để pphát huy nó!

Bệnh Quan Sách
31-10-2003, 06:58
Tuỳ vào sự phân công của XH mà người làm thầy người làm thợ, nhưng con người ta rất ít khi tự hài lòng với chính bản thân mình , rất ít người tự bằng lòng với hiện tại ,nên có thể có người làn thợ thì muốn làm thầy, còn người làm thầy thì muốn làm thầy của thầy, nếu nhận ra đc mình có khả năng làm thầy cungchưa chăc đã làm đc ngay mà còn phải chờ đc XH công nhận .... nên làm thợ trước rồi thầy sau cũng sao đâu

LSB-VO VI
31-10-2003, 12:01
Tuỳ vào sự phân công của XH mà người làm thầy người làm thợ, nhưng con người ta rất ít khi tự hài lòng với chính bản thân mình , rất ít người tự bằng lòng với hiện tại ,nên có thể có người làn thợ thì muốn làm thầy, còn người làm thầy thì muốn làm thầy của thầy, nếu nhận ra đc mình có khả năng làm thầy cungchưa chăc đã làm đc ngay mà còn phải chờ đc XH công nhận .... nên làm thợ trước rồi thầy sau cũng sao đâu
Tại hạ cũng đồng ý như vậy !chúng ta làm thầy hay làm thợ cũng vậy, cần phải được xã hội công nhận !thợ giỏi cũng cần phải được sự đánh giá của xã hội qua công việc và thành tích mà người thợ đó đã làm được !và để làm được thầy thì ít nhất cũng phải trải qua những kì thi như thi đại học chẳng hạn, hoặc là cũng phải trải qua thời gian phấn đấu và thể hiện mình !
Không ai tự bằng lòng với hiện tại của bản thân mình !như vậy thì chúng ta mới có thể tiến bộ được !nhưng chúng ta cũng phải biết khả năng của mình để biết điểm dừng !nếu không thì cuộc đời sẽ tràn trề những thất vọng !

LSB_VDC
04-11-2003, 21:01
Tình trạng này đã báo động từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới xuất hiện và tình trạng kĩ sư tay nghề thua cả thợ thì cũng không phải là hiếm nhưng khổ nỗi để tuyển vào chỗ làm hay thì phải có yêu cầu này nọ bằng cấp chứ chưa thấy chỗ nào tuyển nhân viên theo phương pháp test tay nghề cả mà chỉ phỏng vấn ang áng.