PDA

View Full Version : Huyền thoại của những Huyền thoại, Võ sư Oyama, kỳ nhân làng võ thế kỷ 20


Trở về lương sơn
10-09-2003, 09:21
(TVLS sưu tầm và dịch)

Thế kỷ 20, làng võ thế giới xuất hiện một con người kỳ tài, một kỳ nhân của võ lâm, ông đã lập nên rất nhiều kỳ tích và một trong số đó là việc hạ 52 con bò rừng bằng tay không, ông chính là :

Võ sư Masutatsu Oyama
* Sự khởi đầu sớm sủa:

Masutatsu (Mas) Oyama thuở nhỏ tên là Yong I Choi, sinh ngày 27 tháng 7 năm 1923 tại một ngôi làng nhỏ không xa Gunsan, miền nam Triều Tiên . Khi còn khá nhỏ, ông đã được gửi tới sống trong nông trại của chị gái mình ở Mãn Châu, miền nam Trung Hoa . Năm 9 tuổi, ông bắt đầu học một loại hình võ công Trung Hoa gọi là Thập Bát Thủ từ một ông thầy Lý lúc đó đang làm việc ở nông trại . Khi Oyama về Triều Tiên năm 12 tuổi, ông tiếp tục luyện tập võ Triều Tiên .

Năm 1938, khi 15 tuổi, ông đến Nhật Bản tập luyện để trở thành một phi công, thành một người giống như thần tượng của ông lúc đó: Phi công chiến đầu đầu tiên của Triều Tiên . Tự lực cánh sinh ở tuổi đó thật là khó, đặc biệt là đối với một người Triều Tiên ở Nhật và kế hoạch luyện tập trở thành phi công bị dẹp sang một bên .

* Gichin Funakoshi :

Ông đã bỏ ý định trở thành phi công nhưng vẫn tiếp tục tập luyện võ công: đó là 2 môn Nhu Đạo và Quyền Anh . Và một ngày ông chú ý tới vài sinh viên đang tập Không Thủ Đạo Okinawa. Môn võ này rất hấp dẫn ông và ông đã đến luyện tập tại võ đường của võ sư Gichin Funakoshi ở Đại học Takushoku, nơi ông đã học môn võ mà ngày nay được biết đến với cái tên : Tùng Đào Quán Không Thủ Đạo .

Sự tập luyện của ông tiến bộ đến mức khi 17 tuổi, ông đã đạt Nhị đẳng huyền đai và khi gia nhập quân đội Thiên Hoàng năm 20 tuổi, ông đã là một võ sư Huyền đai tứ đẳng . Lúc này ông cũng quan tâm tơi những điều thú vị trong môn Nhu Đạo và sự tiến bộ của ông trong môn võ này cũng gây ngạc nhiên không kém : đến khi ngừng tập Nhu Đạo, chưa đầy 4 năm sau khi bắt đầu tập luyện, ông đã được nhận Tứ đẳng Huyền đai .

(còn tiếp ...)

Trở về lương sơn
10-09-2003, 09:25
So Nei Chu :

Sự thất bại của Nhật Bản và sự khinh miệt sau đó của những kẻ chiếm đóng dường như là quá đủ đối với Oyama, con người lúc đó đã gần như tuyệt vọng . Rất may cho chúng ta, võ sư So Nei Chu đã xuất hiện trong cuộc đời ông . Võ sư So, một người Triều Tiên khác (cùng quê với Oyama) sống ở Nhật, làm một trong những người có thế lực nhất của Cương Nhu Không Thủ Đạo của Nhật lúc đó . Ông nổi tiếng cả về sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần của mình . Ông là người đã khuyến khích Oyama công hiến cuộc đời cho Võ Học . Ông cũng chính là người đã gợi ý cho Oyama nên ẩn cư để tránh xa phần còn lại của thế giới trong 3 năm trong khi luyện tập võ công và khí công .

* Luyện tập trên núi :

Khi 23 tuổi, Mas Oyama gặp Eiji Yoshikawa, tác giả của tiểu thuyết Musashi, được viết dựa trên cuộc đời và những chiến công của võ sĩ Samurai nổi tiếng nhất Nhật Bản . Cả cuốn tiểu thuyết lẫn tác giả của nó đãn giúp Oyama học về Samurai, truyền thống Võ sĩ Đạo và ý nghĩa của nó . Cùng năm đó, Oyama tới núi Minobu ở quận Chiba, nơi Musashi đã xây dựng phái Nhị Đao của ông, đây là một loại kiếm pháp . Oyama nghĩ rằng đây là một nơi tốt để bắt đầu sự tập luyện khắc nghiệt mà ông đã đặt kế hoạch cho mình . Trong những thứ ông mang theo có một bản sao của cuốn tiểu thuyết của Yoshikawa. Một sinh viên tên là Yashiro cũng đi với ông .

Sự cô độc thật là một cảm giác nặng nề và 6 tháng sau, Yashiro bí mật bỏ đi trong đêm . Điều này càng trở nên khó khăn hơn với Oyama, người muốn trở về với thế giới văn minh hơn bao giờ hết . So Nei Chu đã viết cho ông và nói rằng ông nên cạo hết lông mày của mình để từ bỏ sự khát khao đó . Chắc chắn ông sẽ không muốn bất cứ ai nhìn thấy mình trong bộ dạng như vậy . Bức thư này và những bức thư khác đã thuyết phục Oyama tiếp tục, và ông đã quyết tâm trở thành võ sư Không Thủ Đạo mạnh nhất Nhật Bản .

Tuy nhiên không lâu sau, người bảo trợ của ông đã bảo cho ông biết rằng ông ta không còn khả năng chu cấp cho ông nữa, nên sau 14 tháng ẩn cư, ông đã kết thúc sự cô độc của mình .

Vài tháng sau, năm 1947, Oyama vô địch nội dung Không Thủ Đạo tại đại hội Võ Thuật Nhật Bản lần thứ nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai . Dù vậy, ông vẫn cảm thấy trông trải vì chưa hoàn thành 3 năm ẩn cư . Ông đã quyết định cống hiến cuộc đời cho môn Không Thủ Đạo . Nên ông đã khởi đầu lại một lần nữa , lần này là ở núi Kiyozumi, cũng ở quận Chiba . Địa điểm này ông chọn vì cảnh quan của nó có ích cho việc tập luyện khí công .

Thời gian này, ông tập luyện rất nghiêm túc : 12 giờ một ngày và không nghỉ ngày nào, đứng dưới các thác nước lạnh, chặt đá cuội ở sông suôi bằng tay không, sử dụng các cây cối như makiwara (thanh gỗ chôn xuống đất để đẩm trong môn Không Thủ Đạo), nhảy qua những cây mọc nhanh hàng trăm lần mỗi ngày . Mỗi ngày cũng bao gồm cả việc nghiên cứu về những đặc trưng cổ điển trong Võ thuật cổ truyển, Thiền và Triết học .

Sau 18 tháng, ông hạ sơn, hoàn toàn tin tưởng bản thân và có thể điều khiển cuộc đời của ông . Sẽ không bao giờ ông bị ảnh hưởng quá nhiều bởi xã hội xung quanh nữa (mặc dù thật đáng tin tưởng để nói rằng những hoàn cảnh của ông sau đó không còn gì đau buồn nữa).

huyetle_votinh
14-09-2003, 20:12
hê hê... thật là tuyệt đó nhưng thiếu nhiều lém ha.

Trở về lương sơn
18-09-2003, 13:02
* Những con bò, những cuộc thách đấu, và Thánh Thủ :

Năm 1950, Sosai (có nghĩa là người sáng lập) Mas Oyama bắt đầu kiểm tra ( và chứng minh ) sức mạnh của ông bằng việc chiến đấu với những con bò tót . Tất cả, ông đã đánh với 52 con bò, 3 trong số chúng bị chết ngay lập tức và 49 con khách bị gãy sừng với cú chặt cạnh bàn tay . Thật là sau khi nói rằng tất cả những điều đó đều dễ dàng đối với ông . Oyama thích nhớ rằng chiến tích đầu tiên của ông đã được thể hiện với một con bò hung dữ . Năm 1957, ở tuổi 34, ông đã gần như bị giết ở Mexico khi một con bò vòng ra sau lưng và húc ông . Oyama bằng cách nào đó đã cố gắng hạ con bò và chặt gãy sừng nó . Ông đã phải nằm liệt giường 6 thàng trongkhi chờ những vết thương chí mạng hồi phục . Tất nhiên là ngày nay, các tổ chức về quyền động vật sẽ có cớ để than phiền về sự chứng minh sức mạnh của ông, tuy nhiên dù sao thì những con thú này cũng đã được định kế hoạch để đi vào lò mổ .

Năm 1952, ông đến Mỹ trong 1 năm, biểu diễn môn Không Thủ Đạo của ông trực tiếp trên truyền hình quốc gia . Suốt vài năm sau đó, ông đã chấp nhân tất cả các lời thách đấu, kết quả là ông đã giao đấu với 270 người khác nhau . Phần lớn trong số họ bị hạ chỉ với một cú đấm !!!. Một trận đấu không bao giờ kéo dài quá 3 phút và hiếm khi kéo dài hơn vài giây !!!. Cách chiến đấu của ông thật đơn giản - ông vượt qua bạn, thế thôi .

Nếu ông đánh bạn, bạn sẽ bị hạ gục . Nếu bạn đỡ một cú đá vào sườn, tay bạn sẽ bị gãy hay trật khớp . Nếu bạn không đỡ, bạn sẽ bị gãy xương sườn . Ông trở nên được biết đến với biệt danh Thánh Thủ , một bằng chứng sông cho câu cách ngôn của giới võ lâm Nhật Bản : Ichi geki hissatsu hay "Nhất chưởng tất sát" . Đối với ông, đây là mục đích chân chính của kỹ thuật Không Thủ Đạo . Các động tác chân đẹp mắt và các kỹ thuật phức tạp chỉ là thứ yếu (dù vậy, ông cũng nổi danh với uy lực của những cú đá tầm thượng đẳng).

* Võ đường Oyama:

Năm 1953, Oyama mở "võ đường" đầu tiên của ông, một bãi cỏ bỏ không ở Mejiro, Tokyo . Năm 1956, võ đường đúng nghĩa đầu tiên được mở tại một sân khấu Ballet cũ phía sau Đại học Rikkyo, cách 500 m so với vị trí hiện nay của Đại Võ Đường ở Nhật . Tới 1957, có 700 thành viên tại võ đường, nhiều người đã bỏ đi do không chịu được sự khắc nghiệt trong tập luyện .

Những người thuộc các trường phái khác cũng đến tập ở đây, họ tập đối kháng toàn diện (Jissen Kumite). Một trong những người dạy ở đây, võ sư Kenji Kato nói rằng họ sẽ phát hiện những điều hay từ các môn phái khác và sẽ tiếp thu bất cứ chiêu thức nào mà " có ích trong thực chiến " . Đây chính là cách phát triển của Không Thủ Đạo của Oyama. Ông học các kỹ thuật từ mọi môn võ và không bao giờ bó buộc mình chỉ với môn Không Thủ Đạo .

Thành viên võ đường Oyama rất chú trọng đối kháng, coi đó là điều chủ yếu của việc luyện tập, nên họ quan tâm tới đánh và bị đánh . Họ chỉ cấm một vài điều như lòng bàn tay, gót chân và khửu phải được quấn vải . Đối với họ, tấn công vào đầu là điều bình thường, chộp, ném và tấn công vào hạ bộ cũng là bình thường . Giao đấu vòng tròn 1 lượt cho đến khi nào 1 người hét to lên chịu thua . Những vết thương là chuyện thường ngày và tỉ lệ bỏ đi là rất cao ( > 90 % ). Họ cũng chẳng có nghi thức do gi (chào) và họ mặc mọi thứ mà họ có .

hạn vỏ
29-01-2007, 13:17
không biết khi đấu với bò tót ông ta đứng thế nào mà chặt được sừng của nó nhỉ , không lẻ ông ta vừa né vừa chặt khi con bò đang lao tới ? hay ông ta chụp lấy sừng rồi bẻ , nếu vậy chắc ông ta to lắm , đề nghị nói chi tiết cách hạ mấy con bò đi

godslayer
29-01-2007, 15:49
Thông tin của bạn tuyệt lắm.^^ Rất cảm ơn bạn.^^
Cho mình bổ sung thêm một chút.
Võ sư Mas Oyama được mệnh danh là thánh thủ "God hand" là khi ông dùng đòn chặt Shuito chặt gãy cổ chai whisky. Người dân Mỹ nể phục ông quá nên gọi ông là Thánh Thủ Mas Oyama.
Hì hì, nói thì có vẻ là chặt gãy cổ chai rượu là dễ nhưng mà, phải có một tốc độ cực kỳ lớn, một công lực cực mạnh thì mới có thể ra được đòn "sắc" đến nỗi cái chai bị gãy làm hai thôi, các phần còn lại vẫn không sao.^^

laquocan611
16-10-2009, 18:17
đúng là quá trình tập rất khắc nghiệt, mình cũng đang theo tập kyokushin. thấy nhiều người xin vào tập nhưng vài ba ngày là lẳng lặng ra đi.

shotokakarate
01-12-2009, 02:11
Chưởng môn một trong bốn hệ phái lớn của karate không nhầm là hệ phái Goju Ruy. 20 giây đánh chết một con hổ bị bỏ đói 3 ngày.
bạn nào cần tìm hiểu rõ hơn có thể vào forum vovinam>các môn phái khác tìm hiểu thêm

mutsu_viênminh
06-12-2009, 02:07
clip về cụ mas oyama
<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/-h5Mwctko8c&hl=en_US&fs=1&"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/-h5Mwctko8c&hl=en_US&fs=1&" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>

Lã Liên Kiệt
18-01-2010, 10:11
Đọc xong thấy hổ thẹn quá, cũng là người học võ mà sao chẳng ai biết đến mình nhỉ!

Chau Tran
19-06-2010, 17:56
hiz, kinh khủng quá, em thấy em đã nhị đẳng karate + nhị đẳng takwondo rùi mà vẫn chưa ăn nhằm zì với cụ oyama cả, để bằng cụ chắc em phải lên núi giống cụ quá, hiz

shotokakarate
21-06-2010, 06:15
Tổ sư hệ phái Goju Ryu trong vòng 20 giây hạ gục con hổ đói đó.( Cậu truyện trong ngục tù).

Thắng tài dậu
21-06-2010, 16:59
Cụ Oyama như mình biết khi chặt sừng bò cụ có cầm sợi dây đã được buộc vào cổ hay mũi con bò, sau đó cụ dùng sức mạnh để vít (giống như đấu sức mạnh với con bò mộng đó) và dùng tay còn lại chặt gãy sừng bò. Mình nghĩ cũng một phần thể hiện sự dũng mãnh, gan dạ, công phu khổ luyện thui. Chứ con bò chạy phăng phăng lao vào thì chặt thế nào được nó

sfjkdl
23-03-2012, 03:22
youtube.com/watch?v=Lyo4itn-y8w





(Nội dung bài viết quá ngắn. Bài viết phải có tối thiểu là 50 ký tự.)