PDA

View Full Version : Thiếu Lâm Hoa Quyền


Trang : [1] 2

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 01:15
Lời Nói Đầu

Đúng một năm tròn khi cho xuất bản cuốn Thiếu Lâm Trường Quyền, soạn giả nhận đuợc nhiều ý kiến hoan nghênh của chư võ gia quân tử và môn sinh. Đáp lại lòng ham chuộng nghệ thuật của chư quân soạn giả cho xuất bản bài Hoa Quyền Bắc Phái Tây Nhạc, một bài quyền có nhiều thế hay đòn lạ đáng được võ lâm cao thủ chuyên luyện. Nói về sự hay lạ hẳn có chỗ dị đồng với bài Trường Quyền nữ tử, lại có phần trội hẳn về kỹ thuật lăn nhào, quơ múa tay chân đủ làm hoa lòa đối phương trong khi giao chiến, cũng vì thế, mà đuợc lưu truyền từ xưa cho đến nay, kể vào hạng thứ tư về thứ bậc trong 24 bài Trường quyền tại Trung quốc cổ thời. So với bốn trường phái Tra quyền, Hoa Quyền Nam Thiếu Lâm, Hồng quyền, Pháo quyền không có chỗ hơn kém mà đồng nổi danh là Ngũ đại trường quyền.

Toàn bài chủ luyện sức lực, tốc độ, sự linh mẫn và dẻo dai, cho nên khi luyện thành công rất lợi ích cho người luyện.

Nếu đơn luyện khi thành công đường quyền lưu chuyển rất đẹp mắt và dũng mãnh, động tác tuy đơn chất ung dung mà chiến đấu thì hùng lực bao trùm khó khăn khó đón. Nếu không có chi trở ngại soạn giả cho xuất bản cuốn Hoa Quyền Chiến Đấu là bài đấu với bài Hoa Quyền này trong một ngày gần đây để chư học giả tiện việc rèn luyện.

Một điều soạn giả rất là buồn, là không thể sưu tập được đầy đủ toàn bộ Ngũ đại trường quyền cống hiến học giả để làm tài liệu rèn luyện cùng dẫn dắt môn sinh hậu tiến. Nhưng soạn giả cố gắng theo đuổi chủ trương để hoàn tất những mỹ ý của chư học giả môn sinh đưa ra cùng sự khuyến khích của quí vị cao nhân minh kiến.

Với cuốn sách thứ hai mang tên Trường Quyền này ra đời soạn gải chỉ mong góp được viên gạch vụn cho nghành võ học nước nhà hầu làm vui lòng các đấng Tổ sư, Sư phụ đã vào chơi miền Đạo Lớn

Soạn giả

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 01:23
Đoạn I

Thức Dự Bị:
(Hạo Nguyệt Đương Không Song Sách Quyền).

Mặt nhìn về hướng Nam (theo đồ thị) lưng về hướng Bắc, hai tay buông xuôi hai bên đùi, chân khít nhau (hình 1). Đầu mình lưng ngực thẳng, vai buông thỏng tự nhiên, tinh thần ổn định, hô hấp điều hòa.

Chú ý: Mũi tên đen biểu diễn động tác tay trái sắp tới, mũi tên chấm chấm biểu diễn cho tay phải.

1. Hư Bộ Hồi Hoàn Lượng Chưởng

Động tác 1: Tay phải đưa thẳng lên theo đường cánh cung, lòng chưởng úp về bên trái, mắt nhìn theo bàn tay. Bàn tay vừa đưa lên vừa xoay, cánh tay thẳng không co duỗi khi đưa lên. (hình 2)

Động tác 2: Bàn tay phải vừa xoay vừa trầm xuống trước ngực, lòng bàn tay (chưởng) ngửa ngang nách, cánh tay co nơi cùi chỏ, cánh tay ngoài ngang song song mặt đất. Đồng thời cánh tay trái co lại khoác lên thẳng mũi bàn tay hướng lên trời, lòng hướng về bên phải, bàn tay đi bên ngoài cánh tay phải. Mắt nhìn về hướng Đông nơi hướng mũi bàn tay phải. (hình 3)

Động tác 3: Bàn tay phải vừa xoay vừa khoác vòng từ bên nách trái hướng từ dưới lên rồi đâm mũi bàn tay về hướng Đông, chưởng ngửa về hướng Nam, cánh tay hơi cong nơi chỏ, nhưng không cong quá, cổ tay lật ngang cho bàn tay ngang bằng, trong lúc vừa xoay vừa cau ra sau, chân trái hướng tới hướng Nam một bước đầu gối rùn thấp. Mắt nhìn về hướng Đông.
Lưu ý: Mũi bàn tay phải chỉ ngang đầu không đâm quá về bên trái và xiên trước mắt 45 độ, tay trái câu thẳng. (hình 4).

Yếu lĩnh:
1: Ba động tác trên thật ra chỉ là một động tác phải làm liên tục chớ không ngừng nghỉ tách rời ra làm 3 nhịp.
2: Khi hai cánh tay hồi hoàn (diêu động) thời hai vai buông lỏng tự nhiên chớ không gồng cứng.
3: Khi tay phải co cổ tay thành hoành chuwỏng thì trên đường đi phải chuyển cho phù hợp với tên lượng chưởng chớ không phải chỉ co cổ tay cho cứng là được.
4: Khóa hổ thế (thế cỡi cọp, là thế tấn ở động tác 3) phải hư thật phân minh, gối phải (sau) như ngồi xổm, bàn chân phải duỗi thẳng mũi bàn chân chấm đất nhẹ thôi (hư), ngực ưõn tới trước phòng khi thực hiện câu thủ thì lưng khỏi bị khom tới trước. CÂu thủ phải chúm các đầu ngón tay lại thật chặt và co cổ tay thật cứng mới đúng, vì câu đòn đá người ta không phải là nhẹ.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 14:54
1.- Vân Thủ Tịnh Bộ Lượng Chưởng

Động tác 1: Chân trái bỏ tới một bước nhỏ, chân sau đồng thời co lên cho lòng bàn chân hướng lên trời, chưởng phải từ trên cao hồi hoàn theo đường cánh cung như lúc khoác lên, vừa xoay và lòng chưởng úp xuống đất, chưởng trái không thay đổi. Mắt nhìn xuống mu bàn tay phải. (hình 5)

Động tác 2: Động tác của chưởng phải không ngừng hồi hoàn theo đường cung từ dưới lên rồi lộn ra sau thành câu thủ phải, trong lúc chân phải bước tới huớng Nam, chân trái co lên như động tác trước, câu thủ trái biến thành đâm từ sau tới theo đường cung về bên phải và úp lòng chưởng xuống đất khi hồi hoàn tới ngang hông bên phải. Mắt nhìn mu bàn tay trái. (hình 6)

Động tác 3: Song chưởng tiếp tục không ngừng ở động tác trên, chưởng trái hồi hoàn ra sau theo đường cung thành câu thủ trái, chưởng phải từ câu thủ hồi hoàn từ dưới, sau lên trên sang trái biến thành chưởng rồi đâm ngang qua bên trái (hướng Đông), trong lúc chân trái sau đã bước tới hướng trước thành khóa hổ bộ, lòng bàn tay phải ngửa. Mắt nhìn lòng bàn tay phải. (hình 7)

Động tác 4: Cử động không ngừng, chân phải bước tới khép khít bàn chân trái, thân đứng thẳng dậy, chưởng phải từ bên trái vừa xoay vừa gạt xéo lên thành hoành chưởng mũi bàn tay chỉ về hướng Đông, mắt nhìn hướng ấy trong lúc câu thủ trái không thay đổi. (hình 8)

Yếu lĩnh: Chân tay nhịp nhàng, chân bước thời song chưởng vẫn thủ hồi hoàn, bộ pháp, thân pháp chững chạc. Và bốn động tác trên chỉ coi như có một vì được thực hiện diễn tiến không ngừng nghỉ.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 14:57
3.- Đề Tất Hồi Hoàn Lượng Chưởng

Động tác 1: Tiếp theo bộ pháp trên, thân không lay động, chưởng phải hồi hoàn theo đường cung hạ trầm từ trên xuống trước, chưởng phải ngửa nơi trước nách trái, trong lúc (đồng thời) câu thủ trái từ sau biến thành chưởng xuyên theo đường cung từ sau tới rồi đâm bọc lên khỏi đầu chưởng tâm úp ra sau, mắt nhìn chưởng phải. (hình 9)

Động tác 2: Co chân trái lên về phía bên phải (lấy gối lên) song chưởng hồi hoàn theo đường cung chưởng phải thành hoành chưởng, chưởng trái thành câu thủ ra sau, mắt nhìn hướng Đông. (hình 10)

Yếu lĩnh: Tay chân đồng hành nhịp nhàng, phải hoàn tất cùng lúc các động tác. Mắt nhìn theo chưởng phải luôn luôn, nói cách khác mắt theo tay phải di động không rời, hay mắt liền tay phải. Khi đề tất độc lập (tấn một chân) thời chân chịu phải cứng (vì sức nặng toàn thân dồn trên chân này), thân thẳng không lắc lư.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 15:19
4.- Đơn Tiên Hồ Hình Kích Bộ

Động tác 1: Bỏ bàn chân trái xuống trước (hướng Nam) mũi bàn chân mở ngang về hướng Đông Nam, gót chân sau nhấc lên chỉ có mũi bàn chân chạm đất, đầu gối chân trước co thấp bộ tấn như tháo chạy (như Du long trong Bát Quái Chưởng vậy), thủ pháp không thay đổi. (hình 11)

Động tác 2: Động tác trên không ngừng, chân phải (sau) bước vòng tới qua hướng Đông thành Đinh bộ, chưởng phải từ trên hạ trầm xuống trước ngực, chưởng tâm ôm vào trước ngực, cùi chỏ co lại theo đà xoay hướng của bộ pháp thành đánh đòn chỏ sang hướng Đông. Câu thủ trái theo sát chân mà không đổi. Mắt nhìn hướng Đông. (hình 12)

Động tác 3: Động tác trên không ngừng, cánh tay phải đưa thẳng tới hướng Đông rồi gạt bằng từ Đông sang hướng Tây, khi tới hướng chánh Tây thì chưởng biếnt hành câu, mũi câu móc về hướng Bắc, đồnt hời với hông xoay theo tay phải thì câu thủ trái biến thành chưởng đẩy xéo lên, chưởng dựng đứng, lòng chưởng hướng về hướng Tây ngang nách phải. Hai tay động tác liền nhau, chưởng sau yểm chưởng (câu) trước. Mắt nhìn theo chưởng câu phải. (hình 13)

Động tác 4: Động tác trên không ngừng, chưởng trái xoay vạt (đẩy) bằng về hướng Đông, viền chưởng dựng đứng, cánh tay thẳng. Mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 14)

Động tác 5: Co gối trái về hướng Đông (đánh gối trái tới), thân trên đứng thẳng dậy chân phải thẳng và chịu toàn sức nặng và cân bằng thân thể, chưởng trái lắc cổ tay cho viền chưởng cắt về hướng Đông. Mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 15)

Động tác 6: Chân trái hạ xuống hướng Đông Nam, gối và mũi bàn chân đều hướng về hướng Đông, gối gập xuống, chân phải thẳng. Thế này gọi là Bãi bộ. (hình 16)

Động tác 7: Chân phải (sau) bước vòng tới hướng Đông xong chân trái giựt gót lên thân thủ pháp không thay đổi, chri có chưởng trái xoay chưởng tâm tới hướng Đông. Cái xoay này cũng như cái xoay chém trên động tác 5 đều vận dụng ở cổ tay chớ không phải cánh tay. Muốn cho có sức đủ đánh người trọng thương bằng những đòn tương tự cần phải có Ngũ Hành túc sức do tập Nội công vận ra. Học giả muốn thàn htựu công phu Nội Công hãy đọc cuốn Tự Luyện Nôi Công Thiếu Lâm TỰ do chính soạn giả xuất bản cùng biên sọan theo kinh nghiệm bản thân. Sách trên đã phát hành. Hoặc đọc thêm cuốn Nội Công Sơn Đông cũng do soạn giả biên soạn sau khi đã khổ luyện thành công, dao chém không đứt, búa đập không đau, nằm ngửa cho xe hơi cán không rêm mình, v.v...
Đây là hành bộ thứ nhất. (hình 17)

Yếu lý: Từ động tác 1 đến 4 làm liên tục nhau. Mũi chưởng trái lúc nào cũng chỉ cao ngang lông mày dù Trắc lập chưởng (cắt) hay thôi chưởng (đẩy) câu thủ (móc).

Động tác 8: Chân trái bưới tới hướng Đông đồng thời co chân phải lên chỉ mũi bàn chân chạm đất. (hình 18)

Động tác 9: Chân trái dùng toàn lực nhún nhảy cao tới hướng Đông đồng thời chân phải (sau) đá theo chân trước. (hình 19)

Động tác 10: Chân phải đáp xuống đất trong lúc chân trái còn giữ thế đá tới trước và chưởng câu phải câu ra sau hướng Tây, chân phải Đơn tiên thẳng đứng. Mắt nhìn hướng Đông. (hình 20)

Động tác 11: Đặt chân trái xuống trước, bàn chân mở sang hướng Đông Bắc, gót chân phải (sau) nhón lên, câu phải xoay lại, cánh tay phải ngang bằng và thẳng hàng với cánh tay trái trước. Mắt nhìn chưởng trái. (hình 21)

Động tác 12: Chân phải bước vòng tới hướng Bắc cả hai chân hơi rùn đầu gối, tay không thay đổi, mắt nhìn về hướng Bắc theo sau lưng chưởng trái. (hình 22)

Yếu lý: Động tác thứ 5 là động tác trung gian giữa toàn bộ 12 động tác. Nó được nhấc lên, ngừng một giây xong đặt xuống để diễn tiếp các động tác kế tiếp. Từ động tác 6 đến 12 liên tục do hành bộ và kích bộ (đi và đá) tạo thành hồ hình bộ pháp. (Hình cung: hồ hình)

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:13
5.- Hư Bộ Phân Chưởng

Động tác 1: Cả hai chân đều đồng lúc xoay nghịch chiều kim đồng hồ về hướng Tây Nam, hông xoay theo tấn bộ, song câu chưởng đều thành chưởng gạt tréo nhau trước bụng, tay trái trên, phải dưới, song chưởng tâm úp xuống mặt đất. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 23)

Động tác 2: Co đầu gối phải lên (lên gối phải), bàn chân duỗi thẳng. Hai bàn tay đưa cao lên khỏi đầu rồi lòng bàn tay trái áp sau lòng bàn tay phải, lòng bàn tay phải hướng về hướng Tây Nam. Sự đưa hai cánh tay chéo nhau lên và banh tay ra cho hai bàn tay trở thành chấp trên nhau là một động tác liền lạc trơn tru. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 24)

Động tác 3: Chân phải đá tới hướng Tây bằng mũi bàn chân (Kim tiêu cước), song chưởng tiếp tục bung ra đập lưng chưởng xuống hai bên hướng Tây Bắc và Đông Nam, lòng chưởng ngửa lên trời. Mắt nhìn mũi chân đá. (hình 25)

Động tác 4: Đặt bàn chân phải (chân đá) xuống hướng Tây, xuống bộ mã cho hai vế ngang bằng nhau, chân trước mũi bàn chân chỉ chạm nhẹ mặt đất. Mọi phần khác không thay đổi. (hình 26)

Động tác 5: Mũi bàn chân trước xoay sang phải một góc nhỏ trong lúc gót chân trái (sau) mở gót sang trái rồi xoay hông đứng thẳng dậy, hai bàn tay lật sấp và gạt chéo nhau trước bụng. (hình 27)

Động tác 6: Lên gối trái về hướng Tây, bàn chân duỗi thẳng, hai bàn tay từ giao tréo nhau đưa lên cao hơn đầu rồi banh ra thành chưởng phải áp trên lưng (mu) chưởng trái, chưởng tâm hướng về phương Tây. (hình 28)

Động tác 7: Song chưởng đập lưng chưởng xuống hai bên Tây Nam và Đông Bắc, chân trái đá Kim tiêu tới hướng Tây. Mắt nhìn mũi bàn chân đá. (hình 29)

Động tác 8: Đặt mũi bàn chân trái xuống hướng Tây, hạ thấp bộ mã thành Chảo mã trái tiền, phần trên không đổi, giống hình 26 chỉ đổi chân, mắt nhìn hướng Tây. (hình 30)

Động tác 9: Hai bàn chân một khép một mở về hướng Tây Nam thành giao thoa bộ (hai chân tréo nhau), song chưởng chụp vào tréo nhau trước bụng, lòng chưởng úp, và chưởng trái ngoài, phải trong, thân trên hơi đổ tới hướng Tây Nam. Mắt nhìn thấp về hướng chánh Nam. (hình 31)

Động tác 10: Lên gối về hướng Tây (gối phải), song chưởng khoác lên, mắt nhìn về hướng Tây như động tác 2 hình số 24. (hình 32)

Động tác 11: Cử động trên không ngừng, chân phải đá tới trước, song chưởng đập xuống hai bên rồi đặt chân phải xuống hướng Tây thành Chảo mã bộ chân phải trước như ở động tác 4 tức hình 26. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 33 và 34)

Yếu lý: Các động tác quay chân phía sau, cánh tay giao thoa (tréo) nhấc gối, và hai chưởng đưa lên, đá chân và phân phối hợp đồng nhất. Các động tác phân giải trong 3 hư bộ này phải làm chậm một cách nhu hòa không nhanh như các động tác khác. Cái đá chân đập chưởng sang hai bên chỉ cần giữ tử bộ độ một giây đồng hồ là đủ. Sau khi tạo thành hư bộ, chân phân minh hư thực, thân trên ưỡn ngực, bạt bối (lưng thẳng), trầm kiên, song chưởng đưa bằng nhưng chưởng sau hơi cao hơn chưởng trước mới là đúng cách.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:17
Đoạn thứ II

6.- Thoái Bộ Sao Chưởng

Động tác 1: (tiếp theo đoạn I)... chân phải trước bước lùi ra sau hướng Nam chân sau thẳng chân trước gập xuóng thành Cung tiễn bộ (Đinh bộ), song chưởng hồi hoàn theo đường cung đến khi chưởng trái tới hướng Tây chưởng phái hướng Đông thời cổ tay co lại gằn mạnh thành trắc lập chưởng, mũi chưởng dựng đứng, viền chưởng cắt tới trước, cũng như chém hướng sau. Mắt nhìn chưởng trái (trước). (hình 35)

Động tác 2: Chân trái lùi về hướng Đông một bước dài thành Cung tiễn bộ chân phải trước, chưởng phải hồi hoàn theo đường cung từ dưới lên, chưởng trái từ trên xuống (một cắt tới một chém về sau). Mắt nhìn chưởng phải. (hình 36)

Động tác 3: Chân phải lùi một bước dài ra sau hướng Đông thành Cung tiễn bộ, chưởng trái hồi hoàn từ dưới theo đường cung cắt tới hướng Tây, chưởng phải chém ngược về sau, mắt nhìn chưởng phải. (hình 37)

Yếu lý: Sao chưởng thoái bộ và song chưởng hồi hoàn trước sau đều phải thực hành đồng lúc như cái chong chóng, không cánh tay nào đi trước tay nào. Khi sao chưởng (xóc tới hay cắt tới) thì mũi bàn tay không cao quá đầu, khi chưởng xuống không thấp quá hông, chân sau thẳng, trước gập, bàn chân bám đất, trọng lượng thân thể đặt giữa hai chân, thân trên hơi nghiêng tới trước nhưng không được chồm nhiều sẽ mất thăng bằng.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:20
7.- Dược Bộ Xuyên Chưởng

Động tác 1: Chân phải sau đá vào gót chân trước, trong lúc chân này đạp đất nhảycao lên tới trước. Ở trên không hai chân chạm nhau. (hình 38)

Động tác 2: Chân phải hạ xuống trước đứng thẳng trong lúc chân trái đưa tới trưóc mà không chấm đất, hai tay giữ nguyên bộ vị không thay đổi. (hình 39)

Động tác 3: Kế đặt chân trái xuống trước chồm thân trên tới, gót chân sau nhón lên. (hình 40)

Động tác 4: Động tác trên không ngừng, chân phải nhảy tới trước (tây). (hình 41)

Động tác 5: Đặt chân phải xuống thẳng chân, chân trái còn đưa ra sau chưa chấm đất. (hình 42)

Động tác 6: Co gối trái lên, bàn chân duỗi thẳng, chưởng trái gạt bằng chưởng tâm lạt ngửa trước ngực, chwuởng phải theo đường cung khoác tới trước (có thể coi như nâng, hất vật gì vậy) lòng chưởng ngửa, cánh tay ngang bằng vai, vai nghiêng theo tay, thânt ẳnhg đứng. Mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 43)

Yếu lý: Khi kích bộ (chân sau đá chân trước) đừng nhảy quá cao chỉ cần lìa khỏi mặt đất là được. Khi dược bộ (nảhy tới) thì cần nhảy cho xa, xuóng bộ (rớt xuống) thì phải nhẹ. Bộ pháp nhanh nhẹn mà liên tục.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:23
Đoạn thứ III

8.- Cung Bộ Liên Chưởng

Động tác 1: Đặt chân trái xuống hướng Đông đồng thời tọa thấp chân phải, khép mũi bàn chân trái về hướng Nam thành Phốc bộ, chưởng phải lật úp theo đường cung bằng cách co chỏ, trước ngực, chưởng tâm hướng sang hướng Đông, cánh tay nằm ngoài cánh tay trái, chưởng trái cũng đồng thời xoay ngửa chưỏng ra hướng Tây. Mắt nhìn hướng Đông. (hình 44)

Động tác 2: Hai bàn chân một xoay một khép chuyển chân thành Cung tiễn tấn chân trái trước. Chưởng phải biến thành câu móc thẳng ra sau song song với chân sau, trong lúc chưởng trái theo đuờng cánh cung đồng thời đẩy tới hướng Đông, chưởng dựng đứng chưởng tâm chiếu thẳng tới hướng Đông. Mắt nhìn lưng chưởng trái. (hình 45)

Yếu lý: Chưởng chỉ cao ngang bằng vai không cao hơn hay thấp hơn, câu ra sau, mũi câu móc lên tận lực nhưng không cố gắng quá độ thành ển lưng là sai.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:27
Vãn Tý Đàn Dịch

Động tác 1: Câu thủ biến thành chưởng lật úp xuống, rồi theo đường cung từ trên đập chưởng tâm xuống lưng bàn tay trái. Hai cánh tay đều thẳng, bàn tay phải úp trên lưng bàn tay trái khi bàn tay này vừa vặn úp xuống cho song song với mặt đất và cao ngang vai. (hình 46)

Động tác 2: Chưởng trên diêu động không ngừng, gạt bằng song chưởng sang hai bên thẳng hàng với vai chưởng tâm đều úp xuống mặt đất. Mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 47)

Động tác 3: Cử động trên không ngừng, chưởng trái biến thành quyền đỡ thượng trước trán, chưởng phải cũng đồng thời biến thành quyền hồi hoàn theo đường cung đấm móc nắm tay ngửa về hướng Đông, mắt nhìn huwóng đấm. Cánh tay đấm ngửa và cánh tay ngoài song song với mặt đất. (hình 48)

Động tác 4: Chân phải đá tới hướng Đông bằng mũi bàn chân, tay quyền không thay đổi. (hình 49)

Yếu lý: Trong lúc hồi hoàn thì vai tay buông lơi tự nhiên đến khi nắm chắc nắm tay thì mới vận lực cho cứng chắc. Dùng cùi chỏ làm trục chớ không dùng vai trong động tác thứ ba. Khi đá phải co chân lên rồi mới đá thẳng tới trước, cổ chân phải duỗi thẳng, và không nên đá cao quá hông.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:31
10.- Điêu Thủ Hồi Thân Thôi Chưởng

Động tác 1: Đặt chân phải xuống hướng Đông thành Cung tiễn tấn chân phải trước, quyền trái rút về bên hông trái, quyền phải theo đường 45 độ dốc về hướng Tây biến thành chưởng dựng đứng dẩy tới. Mắt nhìn lưng chưởng phải. (hình 50)

Động tác 2: Động tác trên khôn gngừng, chưởng phải biến thành câu thủ sau khi xoay nửa vòng thuận chiều kim đồng hồ, mũi câu hướng xuống đất. Mọi phần khác không thay đổi. Mắt nhìn theo hướng câu. (hình 51)

Động tác 3: Cả hai chân đồng xoay nghịch chiều kim đồng hồ, về hướng TÂy thành tấn Cung tiễn chân trái trước, câu thủ phải đồng thời cũng xoay theo hạ trầm xuống đùi sau, quyền trái từ bên hông trái biến thành trắc lập chưởng đẩy tới hướng Tây, mắt nhìn theo hướng chưởng. (hình 52)

Yếu lý: Động tác tổ hợp: thôi chưởng, điêu thủ, hồi thân tuy hành động liên tiếp nhưng phải ngừng giữa các động tác, nghĩa là khi thực hành phải có nghỉ nhưng trong ba nhịp gấp, mau bằng hơn một động tác thường. Động tác thứ nhất khi thôi chưởng, chưởng chỉ cao ngang lông mày, động tác 2 câu chỉ cao ngang hông, động tác 3 chưởng cũng chỉ cao ngang mày. Khi xoay chân quay ra sau nhón gót chân để chỉ quay bằng phần ức bàn chân. Đánh thfi chưởng trái vai trái nghiêng tới trước chưởng phải đưa ra sau.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:35
11.- Phốc Bộ Triền Uyển

Động tác 1: Cao thủ phải biến thành chưởng đâm xéo về trước hạ bộ, đồng thời chưởng trái chụp lấy cổ tay phải. Lưng bàn tay phải hướng về bên trái. Mắt nhìn chưởng phải. (hình 53, A: từ đằng sau, B: từ đằng trước)

Động tác 2: Xoay hông đồng thời bước chân trước (trái về hướng Đông, thuận chiều kim đồng hồ thành tấn chân trái thẳng chân phải co, sức nặng của thân thể dồn nặng ở chan phải, mặt quay về hướng Nam. Hai tay theo đà xoay đẩy lên cao khỏi trán. Mắt nhìn theo song chưởng. (hình 54)

Động tác 3: Toạ bộ thấp xuống đồng thời hạ trầm song chưởng xuống trước hạ bộ mũi bàn tay phải chỉ thẳng xuống đẩy trước hạ bộ. Mắt nhìn theo song chưởng. (hình 55)

Yếu lý: 3 động tác phân giải trên, hai động tác trước (nắm cổ tay, đưa cánh tay lên chuyển thân) thì làm liên tiếp nhanh chóng; động tác sau chót khi chuyển thân ngưng một giây rồi mới hướng xuống Phốc bộ tháp chưởng. Khi quay về phương Nam, đưa tay lên trước rồi chân mới xoay. Mắt luôn luôn chuyển động theo chưởng phải. Khi Phốc bộ tháp chưởng (đâm chưỏng xuống) thời bàn tay phải đồng cứng, bàn tay nắm cũng cố nắm chặt cổ tay phải.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:38
12.- Tả Bàn Thối Điệt Phốc

Động tác 1: Chân phải đứng dậy đồng thời chân trái đá tạt về bên phải (hướng TÂy) hai cánh tay vừa buông nhau ra vừa đưa thẳng lên, thân nghiêng về bên Đông Nam thuận theo đà đá của chân trái. Mắt nhìn bàn chân đá. (hình 56)

Động tác 2: Cử động trên không ngừng, chân phải đạp đất nhảy lên, chân trái co chân phải duỗi thẳng, hai mũi bàn tay dụm vào nhau trên đỉnh đầu, thân mình nằm nghiêng trên không trung. Mắt nhìn qua gối trái về hướng Tây. (hình 57)

Động tác 3: Thân mình để rơi xuống đất bằng cách chân trái co bằng ngang thật chặt nơi gối, hai bàn tay chụp xuống đất để làm giảm sức rơi. Mắt nhìn hướng Tây qua vai phải. (hình 58)

Yếu lý: Chân phải đạp đất nhảy lên thì chân trái co thật chặt để bắp thịt chân được cứng phòng thương tổn khi va chạm mặt đất khi rơi xuống. Hai tay cố hướng bên phải đưa lên như vậy mới nhảy được cao. Nhưng mới tập nên nhảy thấp thôi phòng thương tổn. Khi nhảy lên thân phải ngang bằng. Khi rơi phần tiếp xúc mặt đất lớn tránh bị thương.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:42
13.- Tiễn Đàm

Động tác 1: Xoay úp mình sang hướng Đông, hai bàn tay chống xuống đất, gối trái quì lên, đoạn chân phải bước tới hướng Đông bằng cách đứng thẳng dậy trong lúc chưởng trái biến thành quyền để nằm úp trên mu chưởng phải, chưởng này ngửa 45 độ về hướng Đông, thâu nghiêng chồm về hướng Đông. Mắt nhìn hướng Đông. (hình 59).

Động tác 2: Đưa chân trái tới trước, chân phải đồng thời đạp đất nhảy lên, chưởng giao thoa (sau khi quyền trái mở ra thành chưởng) đưa thẳng lên trước trán. Mắt nhìn thẳng về hướng Đông, thân lơ lửng trên không. (hình 60)

Động tác 3: Ở trên không, song chưởng biến thành song câu, gạt bằng sang hai bên Nam BẮc đồng thời chân phải đá thẳng tới hướng Đông bằng mũi bàn chân. (hình 61)

Yếu lý: Động tác Tiễn đàm, chân đá và đạp đất nhảy lên phải làm tương ứng nhau như vậy thì hai chân mới đồng thời ở trên không, câu thủ cũng cùng banh rộng sang hai bên thì mới hỗ trợ cho nhảy cao lên. Khi chân phải đá tới thân trên phải chồm tới trước thời mới mạnh và thăng bằng.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:43
14.- Cung Bộ Xuyên Quyền

Động tác: Chân trái hạ xuống trước, kế chân phải hạ sau ở phía trước thành Cung tiễn bộ, câu phải thu về bên hông phải rồi nắm lại thành quyền đấm tới trước (đấm nghiêng) cao hơn mắt, trong lúc câu trái biến thành quyền thu về bên hông trái. Mắt nhìn theo quyền phải. (hình 62)

Yếu lý: Động tác đấm ra thật nhanh khi chân vừa chấm đất là thực hành ngay không một giây chậm trễ.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 16:45
15.- Trừu Quyền Giá Đả

Động tác 1: Chân không đổi bộ, tay trái đưa lên đỡ bằng cánh tay ngoài trước trán trong lúc quyền phải thu về bên hông phải. (hình 63)

Động tác 2: Chân không đổi bộ, quyền trái thu về đấm quyền phải tới thượng đẳng, nắm tay nghiêng. Mắt nhìn theo quyền phải. (hình 64)

Yếu lý: Thu quyền, đấm, đỡ đều có thời gian bằng nhau không nên quá mau hoặc quá chậm mà nên đồng đều.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 20:50
Đoạn thứ IV

16.- Thoa Bộ Song Thác Chưởng

Động tác 1: Quyền phải biến thành chưởng, lòng chưởng úp xuống đất đồng thời quyền trái cũng biến thành chưởng đưa ra đè lên lưng chưởng phải. Mắt nhìn hướng Đông. (hình 65)

Động tác 2: Chân trái (sau) dịch tới gần chân trước nửa bước, đồng thời xoay hông chuyển chánh diện về hướng Nam thành tấn tráo chân nhau. Hai tay cùng lúc đà xoay hồi hoàn (cuốn vào trong như cuốn chỉ) và thu chưởng xuống ngửa trước bụng, chưởng phải dưới nửa chưởng trái trên. Mắt nhìn lòng chưởng. (hình 66)

Động tác 3: Chân không thay đổi, song chưởng gạt xéo lên hai hường Đông Bắc và Tây Nam, hai lòng bàn tay ngửa lên trời, cánh tay thẳng hàng nhau. Măt nhìn chưởng phải. (hình 67)

Yếu lý: Động tác xoay hồi hoàn tức cuộn tròn cổ tay thì chỉ dùng cổ tay mà lộn từ trong ra, bắp thịt hai cánh tay để tự nhiên mềm dẻo. Đồng thời với cái xoay cổ tay, chân, chỏ phải chuyển động nhịp nhàng theo hông. Khi chuyển tấn thì hai chân tì vào nhau giữ chắc bộ vị không để lỏng lẻo.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 20:57
17.- Chuyển Thân Bài Chưởng

Động tác 1: Tiếp theo động tác trên, chân không đổi tấn, chưởng phải xoay cổ tay cho chưởng tâm úp xuống đồng thời chưởng trái cũng vừa úp xuống vừa quét ngang về bên phải như hình 68. Mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 68)

Động tác 2: Xoay hông về bên trái, hông xoay đồng thời chưởng trái tự nhiên xoay theo, chưởng phải quét sang hướng Tây Bắc, mắt nhìn theo chưởng. Chân theo đà xoay biến thành tấn Cung tiễn. (hình 69)

Động tác 3: Động tác trên không ngừng, lật ngửa chưởng phải đồng thời với hông xoay sang phải cánh tay phải gạt chưởng phải sang hướng Đông Bắc. Mắt nhìn theo hướng tay phải. (hình 70)

Động tác 4: Xuống mã bộ bên trái, chưởng phải đồng thời đập xuống bên hướng Tây rồi kéo xuống cho mũi bàn chân ngang vai đồng thời cũng bằng ngang với mũi bàn tay trái thành hai cánh tay tréo nhau, tay phải trong tay trái ngoài, mắt nhìn về hướng TÂy. (hình 71)

Động tác 5: Xoay mũi bàn chân trái về hướng Tây, gót chân phải về hướng Đông, chuyển thân trồi dậy thành Cung tiễn tấn chân trái trước, chưởng trái đồng thời biến thành câu thủ câu lên phía sau hưóng Đông, trong lúc chưởng trái đẩy ra hướng Tây, mũi bàn tay thẳng đứng, thân hơi choòm về hướng Tây. Mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 72)

Yếu lý: Động tác Chuyển thân bài chưởng đây ví như cái đuôi con cá vẩy động, nó không phải là những động tác cứng đơ đưa qua đưa lại. Chưởng phải theo thân quay ra sau thì hơi chậm ngược lại quay sang phải thì phải nhanh. Khi xoay sang hướng Tây hạ trầm chỏ tay tréo trước ngực là động tác nhanh nhất để kết thúc động tác bằng thế trồi dậy bằng tay chưởng tay câu. Muốn được như vậy thì phải buông vai tự nhiên cùi chỏ cùng bàn tay phải cùng nhau linh hoạt nương tùy với thân eo. Nói cách khác là chưởng đi thì chỏ theo, vai đẩy mà hông xoay.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 21:06
18.- Tả Hữu Vãn Tý Đàn Dịch

Động tác 1: Chân không thay đổi, cổ tay phải xoay biến câu thành chưởng rồi theo đường cánh cung từ trên xuống vổ tới trước trên mu bàn tay trái khi bàn tay này đã hạ chưởng tâm xuống song song với mặt đất. (hình 73)

Động tác 2: Đập tạt lưng (mu) chưởng trái sang hướng Nam, mắt nhìn theo chưởng trái trong lúc tay phải, tấn bộ không hề lay động. (hình 74)

Động tác 3: Chưởng phải từ trên xuống, thuận chiều kim đồng hồ xoay thành vòng rộng đến khi tới điểm khởi thì chưởng biến thành quyền thu về thành quyền tâm ngửa, cánh tay có góc độ lớn hơn 120 độ. Đồng thời với chưởng phải xoay vòng thì chưởng trái gạt xuống trước trán (cao hơn đầu một tấc Tây) và chưởng biến thành quyền, phần cánh tay ngoài hướng lên trên. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 75)

Động tác 4: Chân phải đá tới hướng Tây bằng mũi bàn chân (Kim tiêu cước), tay không thay đổi bộ vị. (hình 76)

Động tác 5: ĐẶt chân phải xuống trước hướng Tây thành Cung tiễn bộ, quyền trái theo hình cung hướng phsia trước hồi hoàn về bên hông trái đồng thời quyền phải mở ra thành chưởng đẩy tới trước, chưởng tâm chiếu thẳng hướng Tây, mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 77)

Động tác 6: Chân không thay đổi quyền trái biến thành chưởng theo đường cung từ sau đập tới trên lưng chưởng phải, chưởng phải vẫn thẳng đứng. (hình 78)

Động tác 7: Gạt bằng song chưởng sang hai bên Đông Bắc và TÂy Nam, mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 79)

Động tác 8: Chưởng trái xoay thành vòng từ trong ra ngoài và từ dưới lên tới điểm khởi hành thì thu lại thành quyền đoạn rút về cho cánh tay có góc lớn hơn 120 độ, chưởng phải đập tới trước trán rồi biến thành quyền giống như hình 75, tức động tác 3 chỉ khác tay mà thôi. (hình 80)

Động tác 9: Thượng bộ không thay đổi, chân trái đá tới trước bằng mũi bàn chân, giống như hình 76 tức động tác 4 chỉ khác chân mà thôi. (hình 81)

Yếu lý: Giống Vãn tý đàn dịch của động tác thứ 2 thuộc đoạn thứ ba.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:13
19.- Cung Bộ Phiên Chưởng

Động tác 1: Tiếp theo cái đá chân trái co lại rồi đánh gối sang hướng Bắc đồng thời chân phải đứng thẳng dậy, quyền trái biến thành chưởng gạt xuống song song với chân phải, mũi bàn tay chỉ thẳng xuống đất, quyền phải biến thành chưởng lật úp xuống theo song song với tay trái. Mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 82)

Động tác 2: Đặt chân trái xuống thành mã bộ như hình 83. (hình 83)

Động tác 3: Hai tay đều khoát từ dưới lên từ trong ra ngoài thành vòng rồi xỉa thẳng xuống hạ bộ đồng thời xuống tấn Kỵ mã bộ, chưởng phải úp trong chưởng trái úp ngoài như hình 84 A.

Động tác 4: Chuyển chân (khép mở) sang hướng Tây thành Cung tiễn bộ chân trái trước, song chưởng đồng lật ngửa và theo sát ngực đẩy lên khỏi trán, chưởng tam hướng ra hướng Tây, mũi hai chưởng đối nhau. Mắt nhìn giữa hai mũi chưởng (mũi bàn tay). (hình 85)

Động tác 5: Hạ song chưởng xuống ngang vai rồi đẩy bằng ra hướng Tây. (hình 86)

Yếu lý: Uốn eo hạ chưởng, nhấc gối làm cùng một lúc không phải rời rạc, và khi thực hiện động tác này thì ngực hút vào (tức thóp ngực lại hay hấp hung). Tấn bộ xoay chuyển phải thực hiện nhanh và đúng khuôn phép.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:20
20.- Tả Hữu Phi Cước

Động tác 1: Chân phải nhích tới nửa bước, chưởng trái đẩy xéo 45 dốc lên hướng Nam mà lòng chưởng chiếu về hướng Đông, chưởng phải hoành sang hướng Bắc rồi biến thành quyền đấm xuống phía trước, mắt nhìn theo quyền phải. (hình 87)

Động tác 2: Chân phải bước tới hướng Tây chân trái co lên, chưởng phải tạt vòng xuống tới trước trong lúc quyền phải biến thành chưởng tạt lưng chưởng sang hướng Bắc, lưng chưởng quay về hướng Đông. Mắt nhìn chưởng phải. (hình 88)

Động tác 3: Chân trái bước lên hướng Tây thành Cugn tiễn bộ chân trái trước, quyền phải theo đường vòng từ trên xuống rồi đấm móc lên trên về hướng Bắc (vừa đấm vừa xúc), chưởng trái kéo sang hướng Nam thành câu thủ, mũi câu hướng xuống đất. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 89)

Động tác 4: Quyền phải biến thành chưởng đưa tới đồng thời chân phải đá lên cao lưng bàn chân chạm lòng chưởng. (hình 90)

Động tác 5: Chân phải đặt xuống trước chân trái một bước trong lúc chân trái co lên như hình 88 động tác 2 nhưng đổi khác chân tay. (hình 91)

Động tác 6: Chân trái bước tới chân phải co như hình 92, chưởng phải từ hướng Bắc đẩy vào trước chưởng ngửa về hướng Nam, chưởng trái quét sang hướng Đông. Mắt nhìn chưởng phải. (hình 92)

Động tác 7: Chân phải bước tới hướng Tây thành Cung tiễn bộ chân phải trước, chưởng phải hoành hoàn về hướng Bắc thành câu thủ, chưởng trái hoàn về hướng Nam theo mũi tên (từ trong ra ngoài) thành quyền như hình 93). Mắt nhìn hướng Tây. Giống như động tác 89 chỉ đổi tay chân. (hình 93)

Động tác 8: Chân trái đá tới hướng Tây trong lúc quyền trái biến thành chưởng cho lưng bàn chân đá chạm vào lòng chưởng. Câu thủ phải vẫn yên vị. (hình 94)

Yếu lý: Khi song chưởng hướng ngoài hồi hoàn vân thủ, chưởng tâm đều hướng ra ngoài và chưởng chỉ cao quá đầu một ít thôi không nên quá cao đến cánh tay phải thẳng. Vân thủ phải phối hợp bộ pháp, hữu chưởng thì chân trái lên trước tả chưởng thì chân phải. Hai cánh tay hồi hoàn từ ngoài vào cũng phối hợp vẫy động trái phải trước sau một cách tương ứng chớ nên cùng lúc vẫy động hai tay. Hai chân hành bộ không bước cao mà phải là là trên mặt đất, chân không thẳng gối. Khi chân đá thì chưởng vỗ lên miu bàn chân phải đúng và có tiếng kêu "đánh bép". Dĩ nhiên khi đá phải cực cao thì thân phải hơi chồm tới trước để giữ thăng bằng. phàm học giả luyện đến bài này thì coi như đã ở mực khá nên những tiểu tiết tưởng sọan giả không cần nhắc. Dù vậy cũng có những người chưa thông hiểu nên soạn giả thỉnh thoảng lập lại những chỗ mà họ có thể chưa rõ lý.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:23
21.- Lý Hợp Phiến Thối

Động tác 1: Chân trái đặt xuống hướng Tây thành Cung tiễn tấn chân trái trước, chưởng trái đẩy tới hướng Tây, cánh tay ngang bằng vai, mắt nhìn hướng Nam, câu thủ phải vẫn y cũ. (hình 95)

Động tác 2: Cử động phần trên không ngừng, chân phải từ sau hướng tới trước Khóa bài lý hợp (đưa chân lên hướng trước như gác chân lên yên ngựa hay cỡi xe đạp vậy) chân phải thẳng và cao, tay không thay đổi, mắt nhìn hướng trước từ hướng Tây. (hình 96)

Động tác 3: Gót chân trái làm trục xoay nghịch chiều kim đồng hồ, khi xoay về đến hướng chánh Đông thời co chân phải lại đồng thời tay trái hạ xuóng nắm lấy bàn chân phải, câu thủ phải biến thành quyền co cao cánh tay. (hình 97)

Yếu lý: Động tác này co bàn chân cực lực cho bắp thịt co rút và khi xoay phải giữ cho thăng bằng, tất cả nhờ chồm thân trên tới trước.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:25
Đoạn thứ V

22.- Bàn Thối Diệt Tọa

Động tác 1: ... tiếp theo động tác chót của đoạn trước, chân trái đạp đất nhảy lên, tay và chân rời nhau như hình 98. (hình 98)

Động tác 2: Rơi xuống, hai đùi tréo nhau, đùi trái trong phải ngoài và quyền phải đập lên chưởng trái. Mắt nhìn về hướng Đông ngang tầm ngồi. (hình 99)

Yếu lý: Khi nhảy phải thật cao, muốn được như thế thì lúc chân vừa đạp đất thì ngực hít đầy hơi rồi thóp bụng dưới đồng thời khom lưng tới trước và hai đùi co lên thật nhanh, co thật cứng. Nhưng mới tập chỉ nên nhảy thấp thôi để tránh những xây xát khi rơi xuống. Khi rơi xuống (Bàn thối diệt tọa) thì mông và hai đùi cùng rơi xuốn tiếp xúc mặt đất một lượt, thân trên ưỡn ngực cho thẳng lưng, vai trầm.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:31
23.- Thương Bối Triền Phong Cước

Động tác 1: Thân trên chồm tới đứng dậy, tay chân như hình 100. (hình 100)

Động tác 2: Co chân trái lên, song quyền đưa lên sát đỉnh đầu, chân phải đạp đất nhảy lên cuộn tròn thân, vai chấm đất, rồi đến lưng, chân co lên. (hình 101 và 102)

Động tác 3: chân trái xếp vào đặt sát đất, chân phải đặt xuống hướng đông trước chân trái rồi ngồi dậy song chưởng chống đất về bên hướng Bắc. (hình 103)

Động tác 4: Song chưởng chống đất đứng lên như hình 104.

Động tác 5: Đưa chân trái lên về hướng Tây BẮc như hình 105.

Động tác 6: Chân phải đạp đất nhảy lên, hai tay dang ra như hình 106.

Động tác 7: Chân phải đá tạt sang hướng Bắc, lòng bàn tay trái đồng thời vỗ vào lòng bàn chân. Mắt nhìn theo hướng đá. (hình 107)

Yếu lý: Khi nhào lộn chú ý co đầu vào cằm chấm ngực thân uốn tròn, phải lộn nhanh, khi làm xong chân trái co lại đặt sát bàn tọa. Triền phogn cước khi thực hiện phải vừa lộn vừa xoay, Phiên thân triền phong cước là lúc bắt đầu ở chân trái nhác lên chân phải đạp đất nhảy lên, lúc này thân trên phải chồm tới thành trục xéo ngang cho phiên thân, sau khi nhảy lên rồi thì cứ theo trục mà xoay. Hai động tác lộn, nhảy lên đá phải làm liền nhau không ngừng nghỉ.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:35
24.- Phốc Bộ Hồi Hoàn Lượng Chưởng

Động tác 1: Chân trái chạm đất trước kế đặt chân phải xuống hướng Đông, hai bàn chân song song mũi hướng về phương Bắc, chưởng trái chỉ bằng ngang về hướng Tây, chưởng phải chém tạt xuống phương Bắc, mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 108)

Động tác 2: Cử động phía trên không ngừng, chưởng trái quét vòng vào trước bụng rồi xiên thẳng lên khỏi đầu, tay gần như thẳng đứng, kế chưởng phải gạt úp vào trước ngực. Mắt nhìn về hướng Tây. (hình 109)

Động tác 3: Tiếp kế, chân phải chùi tới hướng Đông tọa thấp bộ, chưởng phải đồng thời quét theo đường vòng từ trên xuống rồi đâm thẳng mũi chưởng ra hướng Đông, cánh tay song song với chân phải, bàn tay nghiêng thân chồm tới, chuởng trái thuận thế đưa về hướng Tây theo chiều dốc thẳng hàng với cánh tay phải, chưởng này cũng xiên (trắc lập chưởng). (hình 110)

Động tác 4: Trồi thân tọa về bên phải, chưởng phải đâm vòng lên hướng Bắc mà mũi chưởng về hướng Tây lòng chưởng chiếu hướng Bắc, đồng thời chưởng trái quét tạt gần nhhư đẩy tới hướng Bắc trước bụng khi tới trước bụng thì biến thành câu thủ đoạn thuận theo chiều kim đồng hồ dùng cổ tay xoay móc vòng mũi câu sang hướng Tây nhưng cánh tay vẫn thẳng về hướng Bắc (thật ra thì mũi câu hướng xuống đất). Mắt nhìn ngang về hướng Tây. (hình 111)

Yếu lý: Lúc xuyên chưởng hồi hoàn thì khớp xương hai vai buông tự nhiên, mắt nhìn theo chưởng phải cho đến khi chưởng phải co cổ tay thành hoành chưởng thì đầu mới quay sang trái. Khi đổi tọa bộ từ trái sang phải không đứng cao lên, chỉ nhón mông lên một tí thôi.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
23-08-2003, 23:39
25.- Chuyển THân Phốc Bộ Án Chưởng

Động tác 1: Trồi thân sang trái thành cung tiễn bộ, chưởng phải quét vòng xuống hướng Nam, lòng chưởng thấp dưới gối phải và hướng về hướng Nam, trong lúc câu thủ trái biến thành chưởng đâm xéo lên hướng Đông Bắc, bàn tay nghêing thân chồm tới hướng Đông, mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 112)

Động tác 2: Chân trái bước tới hướng Đông rồi xoay mình thuận theo chiều kim đồng hồ xoay mặt về hướng Tây thành Cung tiễn tấn chân phải trước, song chưởng theo đà chuyển thành như hình 113.

Động tác 3: Chuyển chân xoay nghịch chiều kim đồng hồ về hướng Đông, thành cung Tiễn bộ mặt huwóng về hướng Đông Nam, song chưởng theo đá quay hoán chuyển bộ vị, mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 114)

Động tác 4: Tạ bộ trên chân trái, mắt hướng về phương Tây đồng thời chưởng phải từ trên cao án xuống (đè) trước hạ bộ, chưởng trái theo đường cung đâm về bên hướng Tây, chưởng cao trên đỉnh đầu. (hình 115)

Yếu lý: Chưởng trái, phải cùng thực hiện đồng một thời gian với động tác chuyển thân ra sau. Khi du bộ mặt nhìn theo chưởng trái đến khi chưởng trái thành hoành chưởng thì mới quay nhìn sang phải.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 18:57
Đoạn thứ VI

26.- Cung Bộ Phiên Chưởng

Động tác 1: Mở khép hai bàn chân về hướng Tây chân chuyển tấn bộ thành Cung tiễn, chưởng phải hoành lên theo mũi tên vỗ thẳng tới hướng TÂy, mũi bàn tay nghiêng, đồng thời chưởng trái thu về bên hông trái nắm lại thành quyền, thân nghiêng chồm tới trước, mắt nhìn theo mũi chưởng phải. (hình 116)

Yếu lý: Khi quạt Phiến chưởng, trước hãy để vai, cùi chỏ, cổ tay buông tự nhiên, khớp xương cùi chỏ co, xong rồi cánh tay nhấc lên chỉ để bắp tay dùng sức, khớp xương cổ tay cùi chỏ đột nhiên đưa ra quạt ngang tới. Hai tay dùng sức phải phối hợp với hai chân, khiến đầu gối, eo truyền tới vai cùi chỏ và tay.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 19:02
27.- Trừu Chưởng Giá Đả

Động tác 1: Quyền phải vừa xoay vừa thu về bên hông phải sau khi biến từ chưởng rồi thân trên thẳng dậy đồng thời quyền trái đấm thẳng xéo lên cao ngang mắt về hướng TÂy Nam, vai phải nghiêng tới 45 độ. Mắt nhìn hướng đấm. (hình 117)

Động tác 2: Mũi bàn chân phải khép vào, chuyển thân thành mã bộ, quyền phải từ hông phải đấm thẳng ra hướng TÂy đồng thời quyền trái co lại đỡ trên bên trái đỉnh đầu. Mắt nhìn theo quyền phải. (hình 118)

Yếu lý: Quyền phải đánh cao hơn vai phải, gối mở ra, mũi hai bàn chân khép vào, lưng thẳng vai để tự nhiên. Chân chuyển động thời tay chuyển động, tấn bộ đã xong thời quyền đã tới đích rồi.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 19:04
28.- Cung Bộ Áp Trửu

Động tác 1: Mũi bàn chân phải mở ra hướng Tây, thân chuyển thành Cung tiễn bộ chân phải trước, quyền trái mở ra thành chưởng chụp xuống nắm lấy cổ tay phải. (hình 119)

Động tác 2: Thân trên chồm tới chỏ phải đánh ngang ra tới trước bằng cách giựt cổ tay phải về trước bụng, gối phải cũng chồm tới. (hình 120)

Yếu lý: Động tác đánh chỏ ngang này thực hiện nhịp nhành với thân eo bộ pháp thì mới mạnh, lúc chuyển động thời thân đã lún xuống thấp hơn thế tấn Cung tiễn. Mắt nhìn chỏ cùng ý chí tập trung.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 19:06
29.- Hữu Bàn Thối Điệt Phốc

Động tác 1: Chân phải co lên (giật lên thì đúng hơn) về hướng Đông, song quyền mở ra thành chưởng cùng hông eo đều thuận thế đưa về hướng Đông đầu quay theo, mắt nhìn cao theo chưởng trái. (hình 121)

Động tác 2: CHân trái đạp đất nhảy lên, thân lơ lửng trên không và nằm ngnag đầu hướng về hướng Tây, mắt nhìn gối phải. Chân trái thẳng, trong lúc gối phải co lên cực lực, xong chưởng đưa lên đỉnh đầu. (hình 122)

Động tác 3: Thân trên quay sấp, song chưởng cùng lúc hướng xuống hai bên thân nín thở cho thân rơi xuống, cả bênn ngoài của vế phải, mông, và hai bàn tay chạm đất một lúc. (hình 123)

Yếu lý: Giống thức thứ 12 động tác 2 hình 57 chỉ khác bên mà thôi.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 19:08
30.- Đảo Cân Đầu

Động tác 1: Xoay thân qua hướng Nam thành nằm ngửa, chân trái đưa lên, chân phải co như hình 124.

Động tác 2: Hai cánh tay co lên, nắm tay ngang đầu đồng thời hai chân đưa lên rồi lộn tròn trở lại như hình 125 và 126.

Yếu lý: Khi lộn cằm chạm ngực bằng cách ngóc đầu lên, lưng cong lại bụng thóp vào, khi thân đã lộn tới thì đầu nhích qua bên trái, khi hai đầu gối chạm đất thì hai bàn tay chống đất đứng dậy.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 19:12
31.- Dược Bộ Xung Quyền

Động tác 1: Cử động trên không ngừng, tay trái đẩy đất cánh tay thẳng, thân trên nhấc lên, xoay bắp tay phải vào trong chưởng tâm tì đất đẩy chỏ thẳng dậy thì thân lìa khỏi mặt đất đứng dậy, chân phải trước chân trái sau, thân người khom khom như hình 127.

Động tác 2: Cử động trên không ngừng, chưởng phải từ dưới lên theo mũi tên hồi hoàn theo đường cung về hướng Tây, trong lúc chưởng trái đưa thẳng tới hướng Đông, khi chưởng phải quay ra tới phía sau thì chân phải cùng lùi ra sau hướng Tây một bước, kế đó thân trên thuận chiều kim đồng hồ quay sang hướng Tây, gối phải gập xuống thành tấn Cung tiễn chân phải trước. Mắt nhìn hướng phải như hình 128, kế tiến chân trái lên chưởng trái đánh tạt ra sau lòng chưởng ngửa lên trong lúc chưởng phải đâm nghiêng tới trước.

Động tác 3: Chân phải co lên chưởng trái xoay thuận tay nắm lại thành quyền rồi hồi hoàn theo mũi tên từ sau tới, chưởng phải nắm lại thành quyền co cánh tay lại trước bụng như hình 128.

Động tác 4: Chân phải bước tới hướng Tây thành Cung tiễn bộ chân phải trước, quyền trái hướng xuống thu quyền về bên hông trái đồng thời quyền phải đấm thẳng ra hướng Tây bằng nắm tay nghiêng. Mắt nhìn theo quyền phải. (hình 130)

Yếu lý: Bốn động tác trên liền lạc như một động tác, khi di bộ chân áp đất nhẹ nhàng, cánh tay hồi hoàn vai buông tự nhiên. Quyền đánh ra với tốc độ nhanh nhất mà mạnh, nắm chắc và cao ngang lông mày.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:04
Đoạn thứ VII

32.- Hoàn Quyền Kích Nhỉ

Động tác 1: Cánh tay phải quay vòng về bên hướng Nam từ trên xuống rồi gạt sang hướng Bắc, nắm tay hướng về hướng Tây, mắt nhìn theo nắm tay phải. Mọi phần khác không thay đổi.
Nắm tay phải cao ngang gối phải. (hình 131)

Động tác 2: Cổ tay phải cuốn vòng vô rồi lên đoạn gạt xéo lên ngang trước trán, mọi phần khác không thay đổi. (hình 132)

Yếu lý: Hai động tác trên thực hiện nhanh như một động tác, đỡ dưới rồi đỡ trên cùng một cánh tay. Đỡ dưới nắm tay ngửa, đỡ trên thì nắm tay sấp xuống và cùi chỏ gập lại 120 độ tức lớn hơn góc vuông.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:07
33.- Thoái Bộ Hạ Tiệt

Động tác 1: Chân phải lùi về phía sau hướng Đông một bước dài thành Cung tiễn tấn chân trái trước, quyền phải co vào phía trước ngực rồi đồng thời với quyền trái gạt xuống hai bên đùi nắm tay đều úp vào phía đùi, mắt nhìn nắm tay trái. (hình 133)

Động tác 2: Hai nắm tay đồng thời đấm thẳng lên đỉnh đầu, tréo nhau nơi cổ tay, cả hai nắm tay đều ngửa lòng nắm tay về hướng Tây và cánh tay thẳng. Mắt ngước nhìn hai nắm tay. (hình 134)

Động tác 3: Để nguyên vị hai tay tréo nhau từ trên đỉnh rồi vừa xoay cho hai nắm tay úp vào vừa ấn mạnh xuống trước hạ bộ, hai cánh tay cũng nguyên vị tréo nhau nơi cổ tay, phải ngoài trái trong, lưng chồm tới trước, mắt nhìn hai tay tréo nhau. (hình 135)

Yếu lý: 3 động tác trên phải làm liên tiếp nhau, khi song quyền giao thoa hạ xuống, cánh tay gồng cứng, thân trên đè xuống nhưng mông không ển lên.
Chú thích: Xin đổi chân trái lên trước, chân phải sau hình 135.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:08
34.- Thoái Bộ Song Kích Nhỉ

Động tác: Chân trái lùi ra sau hướng Đông thành Cung tiễn bộ chân phải trước, đồng thời song quyền từ chỗ giao thoa dang rộng sang hai bên rồi đấm móc vòng tới hướng Tây, song quyền đối nhau cao, ngang mắt. Mắt nhìn giữa song quyền. (hình 136)

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:11
35.- Tả Câu Dịch

Động tác 1: Quyền trái bất động, quyền phải biến thành chưởng đồng thời lăn tròn cổ tay cho lòng bàn tay hướng lên, gạt xuống qua hướng nách trái. Mắt nhìn qua vai trái về hướng Nam. (hình 137)

Động tác 2: Cử động trên không ngừng, mũi bàn chân phải mở sang hướng Bắc, hông xoay theo, đồng thời chân trái đá tới hướng Bắc bằng mũi bàn chân (Kim tiêu) trong lúc chưởng tréo theo đường cung hồi hoàn về sau huwóng Nam khi tới sau lưng thì chúm các đầu ngón tay lại thành câu, mũi câu hướng lên, chưởng phải theo đường cung vừa xoay úp lòng chưởng xuống đất rồi vạt (chém) xéo ra hướng Bắc, chưởng nghiêng, cạnh bàn tay thẳng đứng khi ra tới chánh diện. Mắt nhìn theo qua vai trái thấy câu thủ trái đồng thời cũng thấy cả hướng TÂy và chưởng phải ở hướng Bắc. (hình 138)

Yếu lý: Động tác xoay chân, đá, câu, chém đều đồng một thời gian. Chân phải đứng tấn vững và thẳng, khi đá chân trái không co lấy sức mà cứ theo trớn xoay của hông mà đá lên.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:14
36.- Duợc Bộ Đề Tất Xuyên Chưởng

Động tác 1: Chân trái đặt xuống hướng Tây thành Cugn tiễn bộ chân trái trước, đồng thời chưởng phải co chỏ hạ trầm xuống hông phải, chưởng tâm hướng lên, trong lúc đá câu thủ trái mở ra thành chưởng liền theo cái xoay cổ tay lia bằng tới hướng Tây, chưởng tâm ngửa lên trời và cánh tay thẳng ngang bằng với vai. mắt nhìn chưởng trái. (hình 139)

Động tác 2: Chân phải hướng tới trước bước tới rồi chân trái co lên khỏi mặt đất như bước tới mà chưa bước, động tác chân phải là nhảy lên thay vì bước, chưởng trái xiên lên cao hơn một tí. (hình 140)

Động tác 3: Động tác trên không ngừng, gót chân phải mở sang hướng Bắc, đồng thời co gối trái lên, chưởng phải từ hông phải xóc (đâm) xéo lên hướng Tây, lòng bàn tay vẫn để ngửa, chưởng trái theo động tác co cùi chỏ hạ trầm xuống trước, nách phải vẫn ngửa. Mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 141)

Yếu lý: Nhảy tới dài mà xuống bộ thật nhẹ nhàng, liền đó co gối lên, xuyên chưởng ra hồi hoàn chưởng đều cùng một lúc, hông mềm dẻo như sợi dây.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:17
37.- Cung Bộ Liêu Chưởng

Động tác 1: Chân trái bỏ về sau hướng Đông, xuống bộ thấp trên chân phải, chưởng phải hồi hoàn theo đường cung từ trên xuống, hai cánh tay giao thoa trước ngực, chưởng phải thẳng đứng chưởng tâm hướng về hướng Đông, chưởng trái ôm nách phải. Mắt nhìn hướng Đông. (hình 142)

Động tác 2: Hai bàn chân khép mở sang hướng Đông, chân chuyển lên thành Cung tiễn bộ chân trái trước, chưởng trái đồng thời theo đường cung đẩy tới hướng Đông, chưởng phải cũng theo đường cung câu ra hướng Tây, khi chưởng đến sau lưng thì biến thành câu thủ, dĩ nhiên mũi câu hướng lên và thẳng hàng với chân sau. (hình 143)

Yếu lý: Động tác thứ nhất, xuống bộ (Phốc bộ) thời chân trước thẳng, sức nặng dồn lên chân co sau, lưng phải thẳng. Động tác 2 thời khỏi nhắc vị đọc giả học viên dư sức làm đúng, mà không đúng thời coi hình cũng làm đúng được.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:20
Đoạn thứ VIII

38.- Vãn Tý Đàn Dịch

Động tác 1: Câu thủ phải mở ra thành chưởng rồi hướng theo, đường cung từ sau lên trước vỗ chưởng lên lưng bàn tay trái. Mọi phần khác không thay đổi. (hình 144)

Động tác 2: Động tác trên không ngừng, song chưởng đồng thời gạt bằng sang hai bên Bắc Nam. Mắt nhìn theo chưởng trái. (hình 145)

Động tác 3: Quyền trái từ chưởng nắm lại co lên đỡ trước đỉnh đầu đồng thời song chưởng phải hồi hoàn thành vòng từ trên xuống rồi chưởng biến thành quyền đấm ngửa tới hướng Đông. mắt nhìn hướng Đông. (hình 146)

Động tác 4: Tay giữ y như động tác trên, chân phải đá tới hướng Đông với ngọn Kim tiêu cao ngang hông. (hình 147)

Yếu lý: Giống thức số 10 thuộc đoạn 3.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:22
Liên Tục Xung Quyền

Động tác 1: Chân phải đặt xuống hướng Đông thành Cung tiễn bộ chân phải trước, quyền phải đấm tới thượng đẳng hướng Đông trong lúc quyền trái thu về để ngửa bên hông trái, thân trên hơi chồm tới, vai phải nghiêng tới nắm tay phải nghiêng lưng quyền trở về hướng Nam. (hình 148)

Động tác 2: Chân trái hướng phía trước nhảy tới, chân phải co lên, quyền trái co lên cao trên đỉnh đầu, quyền phải thu về trước bụng, cánh tay ngang quyền tâm để ngửa. (hình 149)

Động tác 3: Cử động trên không ngừng, chân phải bước tới hướng Đong tấn bộ Cung tiễn chân phải trước, quyền phải đấm nghêing ra hướng Đông cao ngang mắt, đồng thời quyền trái gạt trước bụng rồi thu về để ngửa bên hông trái. (hình 150)

Yếu lý: Động tác nhảy tới phải đồng thời với quyền trái đưa lên và quyền phải xoay cánh tay thành vòng. Quyền đấm ra dụng lực vai và hông.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:25
40.- Hồi Thân Hạ Cách Tiến Xung Quyền

Động tác 1: Chân trái bước tới hướng Đông xong thuận theo chiều kim đồng hồ xoay về hướng Tây (Du long bộ), quyền phải tự động xoay theo hông, cánh tay thẳng về hướng Bắc, mắt nhìn theo quyền phải, quyền trái vẫn nguyên vị bên hông mà xoay theo. (hình 151)

Động tác 2: Xoay gót chân phải sang phải cùng gót chân trái cùng xoay theo chuyển thành Cung tiễn bộ chân phải trước, chuyển theo đường vòng, quyền phải gạt nắm tay nghiêng sang hướng Tây gạt thấp ngang gối. Mắt nhìn theo quyền phải. (hình 152)

Động tác 3: Chân trái bước tới hướng Tây tấn Cung tiễn bộ chân trái trước, quyền trái đấm nghêing cao lên ngang mắt đồng thời quyền phải rút về để ngửa bên hông. Mắt nhìn theo quyền trái. (hình 153)

Yếu lý: Động tác Hồi thân gạt dưới rồi thuận đấm thượng bộ, phải làm liền lạc với nhau không có chỗ dừng.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:28
41.- Phản Thủ ĐÀn Dịch

Động tác 1: Thân trên nhỏm dậy quyền phải mở ra thành chưởng cánh tay hạ bằng ngang trong lúc chưởng phải từ quyền mở ra gạt bằng tới mu chưởng úp dưới chưởng trái, mắt nhìn song chưởng. (hình 154)

Động tác 2: Động tác trên không ngừng, dựng thẳng lưng lên đồng thời khoát hai tay lên thẳng trên đỉnh đầu, hai bàn tay tréo nhau (giao thoa) lòng cả hai bàn tay đều hướng về hướng Tây, bàn tay trái trong và sát mu bàn tay phải ngoài, mũi bàn tay trái hướng xiên về hướng Bắc, mũi bàn tay phải hướng sang hướng Nam. Mắt nhìn bằng ngang về hướng Tây. (hình 155)

Động tác 3: Chân phải đá Kim tiêu tới trước (cao ngang mông) hai tay đồng thời biến từ chưởng thành câu câu xuống hai bên Bắc Nam, cánh tay bằng ngang. Mắt nhìn thẳng tới hướng Tây. (hình 156)

Yếu lý: Hai vai buông trầm tự nhiên, thân thẳng đứng, câu thủ cao hơn vai chút ít, hai cánh tay hơi đưa ra sau nhưng không được lố quá.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:30
Đảo Bộ Dao Chưởng

Động tác 1: Đặt chân phải ra sau (về vị trí cũ) thành Cung tiễn bộ, chân trái trước. Câu thủ phải biến thành chưởng theo đường cung đẩy tạt về phía trước ngang bụng, mu chưởng hướng lên trời, mắt nhìn chưởng phải. (hình 157)

Động tác 2: Chân trái lùi về hướng sau (Đông) một bước thành tấn Cung tiễn, chân phải trước, chưởng phải theo đường cung lột qua đầu rồi về vị trí ngang như ở động tác Câu trước. Đồng thời câu thủ trái biến thành chưởng theo đường cung đẩy tạt tới trước bụng như trên động tác 1, mắt nhìn mu chưởng. (hình 158)

Yếu lý: Động tác 2 hồi hoàn và chân thoái bộ phải nhanh, trên dưới tương tùy, hai vai buông tự nhiên.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
24-08-2003, 20:32
43.- Tịnh Bộ Lượng Chưởng

Động tác: Tiếp theo động tác trên, chưởng trái tiếp tục xoay thành vòng vào trong theo đường mũi tên rồi câu ra sau, khi cánh tay ra tới sau lưng chưởng mới biến thành câu và chân phải lùi theo đồng thời với câu về sát chân trái, hai chân thẳng đứng song song nhau, chưởng phải theo đường cung từ bên hướng Bắc xúc xuống sát đùi phải thẳng cánh tay rồi đẩy thẳng chưởng tâm lên trời (thác chưởng), mắt nhìn bằng về hướng Tây. (hình 159)

Yếu lý: Lưng thẳng, chân thẳng và song song nhau, ngực chồm tới, chưởng phải cố sức đẩy lên, câu trái cố câu ra sau, tay thẳng, trầm khí xuống đan điền.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
25-08-2003, 17:12
Đoạn thứ IX

44.- Dược Bộ Xung Quyền

Động tác 1: Tiếp theo động tác trước, chân trái hướng phía Tây tấn bộ, chân phải phía sau cùng lìa đất nhấc lên. (hình 160)

Động tác 2: Cử động trên không ngừng, chân phải hướng phía trước tấn bộ, chân trái phía sau lìa đất nhấc lên. (hình 161)

Động tác 3: Cử động trên không ngừng, chân trái nhảy tới hướng Tây, chân phải đạp đất giúp sức, đồng thời chưởng phải biến thành quyền vừa xoay vừa gạt xuống trước bụng cho cánh tay nằm ngang, lưng nắm tay hướng ra phía Tây, trong lúc câu thủ trái cũng biến thành quyền sau khi xoay cổ tay trở xuống, đoạn móc vòng qua trên đầu về bên hướng Bắc, quyền tâm úp xuống phía đỉnh đầu. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 162)

Động tác 4: Chân phải bước tới hướng Tây, thành tấn Cung tiễn chân phải trước, quyền phải đánh lưng nắm tay tạt về trước, lưng nắm tay về hướng Bắc, đồng thời quyền trái từ trên cao hồi hoàn xuống để ngửa bên hông trái. Mắt nhìn theo quyền phải. (hình 163)

Yếu lý: Giống liên tục xung quyền ở đoạn thứ 8, thức thứ 39.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
25-08-2003, 17:14
46.- Điêu Thủ Ngoại Cách

Động tác 1: Chân phải lùi về hướng Đông một bước thành Cung tiễn bộ, chân trái trước, quyền trái mở ra thành chưởng rồi đâm thẳng lên trời, lòng chưởng về phía Bắc, cánh tay thẳng, đồng thời quyền phải rút về bên hông phải. Mắt nhìn cao về hướng Nam. (hình 166)

Động tác 2: Cử động trên không ngừng, chưởng trái lột qua đầu từ sau rồi vòng sang trái tới khi chưởng xuống như móng chân chim, cùi chỏ cong. Mắt nhìn hướng cùi chỏ trái. (hình 167)

Động tác 3: Cử động trên hơi chậm lại một giây rồi khoát vào trong kế đưa bàn tay nghiêng ra hướng Tây. (hình 168)

Yếu lý: Chủ yếu của động tác này là bắp tay, khi bắp tay hướng xuống khớp xương cổ tay cần phải đột nhiên co ngược qua trái, khi bắp tay hướng lên thì khớp xương cổ tay cũng đột nhiên đưa lên.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
25-08-2003, 17:17
47.- Thoái Bộ Bát Chưởng

Động tác: Chân trái lùi về hướng sau hướng Đông một bước thành tấn Cung tiễn bộ, chân phải trước, chưởng trái cuốn vòng từ trên xuống rồi trở ra hướng Nam cho c hưởng tâm hướng ra ngoài cánh tay cong nơi chỏ, đồng thời quyền phải mở ra thành chưởng đưa thẳng tới hướng Tây, chưởng tâm hướng lên trời. Hai cánh tay cùng đưa về một hướng (trong tư thế sắp bắt lấy tay chân đối thủ để vặn). (hình 169)

Yếu lý: Động tác tạt qua của chưởng trái và chưởng phải hoàn thành cùng lúc với chân thoái bộ. Các ngón tay của song chưởng mở xòe ra, cánh tay chưởng trái để bằng mà bắp tay xệ xuống, cánh tay chưởng phải đưa xéo ra phía trước, vai và ngực buông lỏng tự nhiên.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
25-08-2003, 17:19
48.- Hữu Bàn Thối Điệt Phốc

Động tác 1: Chân và đùi phải co lên ngang bằng, song chưởng đưa lên đầu. (hình 170)

Động tác 2: Chân trái đạp đất nhảy lên thân nằm ngang về hướng Bắc. (hình 171)

Động tác 3: Chân phải co thật chắc, song chưởng đưa xuống bằng nhau cho thân rơi xuống tiếp xúc mặt đất bằng mông, cả phần ngoài của chân đùi phải và hai lòng bàn tay, đầu ngẩng cao lên. (hình 172)

Yếu lý: Giống Bàn thối điệt phốc đoạn thứ ba.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
25-08-2003, 17:21
49.- Cung Bộ Liêu Chưởng

Động tác 1: Chân trái đưa qua hướng Tây, chụp hai bàn tay xuống đất chống dậy, gối phải quỳ lên, mắt nhìn về hướng Tây. (hình 173)

Động tác 2: Hai tay chống đất đứng dậy thành Cung tiễn tấn chân trái trước mặt hướng về hướng Tây, chưởng trái đẩy tới hướng Tây, mũi chưởng thẳng đứng, chưởng tâm hướng ra hướng Tây đồng thời chưởng phải biến thành câu câu về sau hướng Đông. (hình 174)
Động tác đứng lên, đẩy chưởng và câu đều làm đồng lúc.

Yếu lý: Giống Cung tiễn bộ liêu chưởng thuộc đoạn thứ ba.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
25-08-2003, 17:25
50.- Tả Hữu Vãn Tý Đàn Dịch

Động tác 1: Câu thủ phải biến thành chưởng gạt bằng ra chồng lên mu chưởng trái sau khi chưởng trái úp xuống co song song với mặt đất. (hình 175)

Động tác 2: Chuyển hông sang Tây Nam, mắt nhìn về phương này đồng thời song chưởng gạt bằng ngang hai hướng Tây Bắc và Đông Nam. (hình 176)

Động tác 3: Xoay hông lại cho tiền diện về chánh hướng Tây, chưởng trái nắm lại thành quyền co cùi chỏ đưa quyền diện sang hướng Bắc ngang trên đỉnh đầu, đồng thời chưởng phải hồi hoàn từ trong ra ngoài rồi nắm lại thành quyền co cùi chỏ lại cho quyền tâm ngửa như hình 177.

Động tác 4: Chân phải đá tới trước bằng mũi bàn chân, cao ngang gối. (hình 178)

Động tác 5: Đặt chân phải xuống trước tấn Cung tiễn, chân phải trước, quyền trái thu về bên hông trái trong lúc quyền phải mở thành chưởng dựng lên đẩy thẳng tới hướng Tây. Mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 179)

Động tác 6: Quyền trái biến thành chưởng rồi đưa ra sau đoạn xoay theo đường vòng cung từ trên xuống, dùng lòng chưởng vỗ lên mu chưởng phải. (hình 180)

Động tác 7: Song chưởng gạt bằng sang hai bên Đông Bắc và Tây Nam, chưởng úp mắt nhìn theo chưởng phải. (hình 181)

Động tác 8: Chưởng phải biến thành quyền đưa qua hướng Tây Nam, chưởng trái đồng thời xoay vòng từ trong ra ngoài theo vòng cung rồi biến thành quyền thu chỏ lại, nắm tay để ngửa. Mắt nhìn hướng Tây. (hình 182)

Động tác 9: Chân trái đá tới hướng Tây bằng mũi bàn chân cao ngang gối. (hình 183)

Yếu lý: Giống Vãn tý đàn dịch ở đoạn thứ ba.