PDA

View Full Version : dịch cân kinh


namhongson
19-12-2004, 13:53
Dịch Chân Kinh 2 thì và 4 thì là của nguời đời sau phát minh ra,ko phải Dịch Chân Kinh nguyên bản của Thiếu Lâm ."Thì" theo như tại hạ đuợc biết có nghĩa là "lần",4 thì tức 4 lần cả thảy .Dịch Chân Kinh Thiếu Lâm gồm có 12 thức và mỗi thức đều có 1 cái tên rất hay .12 thức đó là :
1/ Vi Đà Hiến Chữ I
2/ Vi Đà Hiến Chữ II
3/ Vi Đà Hiến Chữ III
4/ Trích Tinh Hoán Đẩu
5/ Đảo Vệ Ngư Vĩ
6/ Xuất Trảo Luơng Sĩ
7/ Bạt Mã Đao
8/ Tam Bàn Lục Địa
9/ Thanh Long Trảm Thảo
10/ Ngạ Hổ Phát Thực
11/ Đã Cung
12/ Điệu Vĩ

namhongson
19-12-2004, 13:55
Dịch cân kinh bốn thì (10 lần).
Thì 1: Hít vào, nhón gót từ từ lên cao cùng lúc với đưa cánh tay lên ngang vai, chân nhón lên cao là dương, thì bàn tay chỉa xuống đất là âm. Bàn tay để chỉnh 2 kinh Âm Dương duy nằm ở 2 huyệt chính ở cổ tay : phía ngoài là " ngoại quan " thuc dương duy mạch, phía trong có huyệt " nội quan " thuc Âm duy mạch. (Hình 11a).
Thì 2: Thở ra gồm 3 động tác :
Ngửa tay đưa chưởng ra phía trứớc mặt, ngón tay lên trời.
Vẫn nhón gót, bắt đầu thở ra từ từ cùng lúc ngồi xuống để mông chạm gót chân, lưng vẫn thẳng. Đồng thời 2 tay từ từ đưa ra sau lưng theo hơi thở ra, lòng bàn tay úp xuống, các ngón hướng ra phía trước. (Hình 11b).

Thì 3: Hít vào có 3 động tác :
Đổi hướng bàn tay, các ngón ra phía sau....
Rồi bắt đầu đứng lên, vẫn nhón gót, lưng thẳng.
Thở vào, đưa 2 tay lên ngang vai, hướng ngón tay xuống đất. (Hình 11c).

Thì 4: Thở ra có 3 động tác :
Vẫn nhón gót, đổi hướng ngón tay lên trời, bắt đầu thở ra và hạ 2 cánh tay xuống.
Từ từ hạ gót đưa 2 tay ra sau, lòng bàn tay úp xuống đất, các ngón hướng ra phía trước.
Khi gót chân chạm đất thì các ngón chân bật cong lên không được chạm đất là hết thì thở ra. (Hình 11d và e).


Tác Dụng :
Kích thích 2 mạch Âm Dương duy ở tay, 2 mạch Âm Dương kiều ở chân; điều hòa thủy hỏa, âm dương trong cơ thể, thông khí huyết từ đầu đến chân, từ chân lên đầu, chữa bệnh đầu nóng chân lạnh, đầu lạnh chân nóng và chỉnh thăng bằng hệ thần kinh giao cảm và vận động.

namhongson
19-12-2004, 13:57
Dịch cân kinh hai thì (10 lần)
Đứng thẳng người, 2 cánh tay song song với thân người, lòng bàn tay hướng ra sau, cong lưỡi ngậm miệng. ( Hình 10a, thế chuẩn bị ).
Tác dụng : Điều chỉnh hệ thần kinh thăng bằng cho cơ thể không bị đảo . Nếu tập quen chừng 50 lần thì cổ tay và cổ chân sẽ ấm, như thế là tập đúng.
Thế này khai thông các huyệt âm dương kiều mạch và kích thích các huyệt âm dương duy mạch.
Thì 1: Hít vào chậm chân nhón gót từ từ, 2 cánh tay song song cho ra phía trước và di chuyển từ từ lên ngang tầm mắt, bàn tay vẫn xòe, cổ tay cong, các ngón hướng xuống đất. (Hình 10b).

Thì 2: Đổi hướng bàn tay, đưa lòng bàn tay ra phía trước, các ngón tay hướng lên trời Thở ra từ từ, 2 gót chân cũng hạ xuống từ từ theo 2 cánh tay từ từ hạ xuống đưa về phía sau lưng nhưng lòng bàn tay úp, các ngón hướng về phía trước. Tay và chân cùng khởi động và cùng nghỉ trùng nhịp. ( Hình 10c ).
Trở lại thì 1 : Đổi hướng bàn tay, cho các ngón hướng về phía sau, lòng bàn tay ngửa và bắt đầu thì 1 lại. ( Hình 10d ).
Động tác 1 là hít vào nhón gót lên thì 2 tay đưa lên ngang vai, nhưng chỉ khác là bàn tay và ngón tay lại chỉ xuống đất. Động tác 2 thở ra, 2 gót chân hạ xuống, cánh tay cũng xuống, Đưa ra sau nhưng bàn tay và các ngón tay lại hướng lên trời.
Tác Dụng : Mở và kích thích 4 huyệt Âm Dương kiều mạch và Âm Dương duy mạch. Đó là cách thể hiện âm dương hòa hợp. Chân nhón gót là dương thì bàn tay chỉ xuống đất là âm. Chân hạ gót xuống đất là âm thì bàn tay và ngón tay lại chỉ lên trời là dương.
Mục đích của động tác này là luyện thần kinh cho quen dần vói sự giao động tương phản để hòa hợp âm dương theo dịch lý đông phương là : ' Trong âm có dương, trong dương có âm '.

Vi Nhat Tieu
21-12-2004, 14:33
Nói thật là đọc mấy cái này chỉ để biết thôi,chứ có ai dám tập.Sách in đầy nhưng không có gì đảm bảo cả.Cứ thỉnh thoảng ra hiệu sách lại thấy 1 quyển Dịch Cân Kinh,hay nội công mới

namhongson
22-12-2004, 11:40
thật sự những bài này là những bài mà người xưa tập mà đúc kết thui chứ cũng ko hẳn là dịch cân kinh nguyên bản của thiếu lâm tự.tạ hạ chỉ dám giới thiệu thui chứ ai tập dược thì tập.chứ tôi từng tập rùi cũng thấy khá tốt

LangTu_VoTinh_66
26-12-2004, 20:57
Nói thật là đọc mấy cái này chỉ để biết thôi,chứ có ai dám tập.Sách in đầy nhưng không có gì đảm bảo cả.Cứ thỉnh thoảng ra hiệu sách lại thấy 1 quyển Dịch Cân Kinh,hay nội công mới

Dịch cân kinh chủ yếu là một phương pháp luyện khí công .
Nó có sự ảo diệu và tác dụng đối với người từng am hiểu và luyện khí công .
Nhiều sách ,báo nhưng cần phải có người hướng dẫn mới có thể luyện được.
Không phải ai có sách mà cũng hiểu và luyện thành công .

namhongson
27-12-2004, 18:56
đúng là có hiểu biết nghe cũng đã
hôm nay mới thấy người hieẻu ý ta trong ls

kiemthanh
25-01-2005, 18:06
dịch cân kinh là môn võ công không fải bắt nguồng từ trung nguyên mà được đạt ma sư tổ từ trung thổ .đây là loại võ công lấy fật fáp làm gốc,vì vậy muốn luyện được loại võ công này thì diều kiện trước tiên fải am hiểu về fật fáp .và hơn nữa fải có một tấm lòng cua phật tổ

Dasd
25-01-2005, 18:13
ok tôi đồng ý nếu những sách ở ngoài đời là thật thì Dịch Cân Kinh đâu còn phải là một Tuyệt kĩ của Thiếu LÂm Tự chứ theo tại hạ thì đó chỉ là giả mà thôi

mike2011989
25-01-2005, 21:54
M có tập Dịch Cân Kinh, và cũng có tìm hiểu đôi chút về bộ này.
Thật ra, khi Đạt Ma Sư Tổ sang bên Trung Hoa, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, ngài đã ngồi thiền gần 9 năm, để suy nghĩ ra cách tăng sức khoẻ, thể lực cho các nhà sư đang bi bệnh ở chùa. Ngài đã nhận thấy các nhà sư có rất nhiều "Tĩnh", nhưng lại thiếu "Động".

Dịch Cân Kinh có 2 loại, Đạt Ma Dich Cân Kinh, có 12 thế, là bộ mà namhongson đã post lên. Sau này, các đệ tử Thiếu Lâm đưa ra bộ Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh, cũng 12 thế, nhưng dễ tập hơn, dành cho những người mới tập, hay là bắt đầu tập khi tuổi đã già.

M cũng đã từng có nghe qua luôn Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm. Trong đây, 0 biết có ai biết bộ này, và so sánh giữa Dịch Cân Kinh và Bát Đoạn Cẩm đc 0 ạ.?

ichcvt
07-01-2008, 06:03
Tôi đang tập "thiếu lâm bát đoạn cẩm". Có thể nói tác dụng rất tốt