PDA

View Full Version : Võ Tây Sơn


hot in here
13-12-2004, 19:55
Triều đại võ Tây Sơn

Võ thuật đời Tây Sơn là đỉnh cao của võ thuật Bình Định. Nhiều lúc ba chữ võ Bình Định hòa lẫn với võ Tây Sơn. Nói đến võ Bình Định, người ta nghĩ ngay đến võ Tây Sơn. Nói đến võ Tây Sơn thì ta lại biết ngay là nói về võ Bình Định.

Vậy đặc điểm của thời võ Tây Sơn là gì?

Về võ thuật có 4 môn: Côn, Quyền, Kiếm, Cổ.

Về binh khí thì có: Tây Sơn thập thần vũ khí.

Về ngựa thì có: Tây Sơn ngũ thần mã.

Về nhân vật thì có: Tây Sơn Tam Kiệt, Tây Sơn Thất Hổ tướng, Tây Sơn Ngũ Phụng Thư. Tây Sơn Lục Kỳ sĩ, Tây Sơn Tứ danh sư.

* Võ thuật thời Tây Sơn
1. Côn:

Về côn thì ở nơi nào cũng có, gồm có hai thứ: Trường côn tục gọi là roi, đoản côn tục gọi là thước.

- Trường côn cũng có hai loại: roi trường (roi đấu) và roi chiến. Roi trường cao hơn đầu người, thường gọi là trường tiên dùng trong chiến trận. Có khi dùng trên ngựa thì sống như ngọn thương. Roi chiến hay gọi là trung bình tiên thường cao hơn đầu người một chút hoặc ngang bằng đầu người. Thường dùng để đánh với đám đông người.

- Đoản côn có tên gọi là thước, dài tới vai người sử dụng là một vũ khí cá nhân gọn gàng trong việc sử dụng và di chuyển. Tại Bình Định có nhiều võ sĩ dùng đoản côn dài hơn kích thước thường hoặc ngắn chỉ bằng 1 sải tay có thể dắt gọn vào lưng. Côn làm bằng gỗ dẻo và chắc như gỗ kiền kiền. Sớ của gỗ phải là sớ dọc. Nếu gỗ có sớ ngang thì sẽ dễ gãy. Đôi khi côn cũng làm bằng thép.

2. Quyền

Đặc điểm của quyền Bình Định là môn quyền hòa hợp giữa ngạnh quyền và miên quyền.

Ngạnh quyền là quyền dùng sức mạnh bên ngoài mà cốt ở sự uyển chuyển hòa hợp. Lấy nội công làm chính.

Ở Bình Định, các võ sư thường dạy cho các môn đệ cả hai thứ. Người giỏi bên ngạnh quyền, nội công vẫn có. Người chuyên về nội công, ngạnh quyền không đến nỗi tầm thường.

3. Kiếm:

Là một loại binh khí bằng kim loại sắc bén. Kiếm gồm hai loại kiếm và đao.

Kiếm thì có trường kiếm và song kiếm. Thường trường kiếm thì đàn ông dùng, song kiếm thì đàn bà dùng. Trường kiếm phát huy sức mạnh. Song kiếm thích hợp uyển chuyển, lẹ làng.

Đao thì có đại đao, tục gọi là siêu và đoản đao gọi tắt là đao. Bình Định thường sử dụng loại đao ngắn gọi là mã tấu thường để đánh giáp lá cà với địch. Rựa và dao bảy cũng được liệt vào loại đao.

4. Cổ

Là môn võ trống.

Đây là một bộ môn võ thuật đặc biệt của thời Tây Sơn. Cho nên còn gọi là trống võ Tây Sơn.

Trống võ dùng để luyện tập võ và điều binh khiển trận.

Bộ võ trống gồm 16 cái lớn nhỏ được bố trí thành một giàn trống như sau:

Đứng ngay chính giữa là võ công. Hai giàn trống nằm ở vị trí trước và sau võ công.

- Phía sau gồm 4 trống lớn, đường kính hơn một thước tây, được treo trên một kệ gỗ gồm từng đôi một. Hai cái gần sát đất, hai cái ngang đầu người. Bốn trống này được võ công đánh bằng gót chân, cùi chỏ và đầu.

Tùy theo tầm vóc của võ nhân mà khoảng cách treo trống cũng tăng giảm theo. Tuy nhiên, khi luyện võ đã khá thuần thục thì khoảng cách càng chênh lệch càng phân biệt được tài nghệ cao thấp. Ban đầu thì khoảng cách thuận vị trí của gót chân, cùi chỏ, sau này trống treo ở bất cứ nơi nào võ nhân cũng dùng gót và cùi chỏ chân đánh trúng. Khán giả chỉ nhìn theo gót chân, cùi chỏ người có võ thuật hay chỉ nghe tiếng trống vang lên dòn dã, âm điệu nhịp nhàng và âm sắc như nhau thì biết được sự điêu luyện của võ nhân. Còn khi nghe tiếng trống khi to khi nhỏ, khi kêu khi tắc, thì biết ngay tay học trò võ mới vào nghề.

- Phía trước võ nhân là một giàn trống gồm 12 cái, nơi trung tâm là hai trống lớn bằng một nửa trống phía sau. Hai trống này làm chủ cả giàn trống trầm hùng luôn luôn rền vang liên tục, âm dương hòa lẫn cùng nhau. Khi người sử dụng có nội công thâm hậu thì tiếng trống vang xa gây thành tiếng sấm rền vang. Khi tiếng trống âm dương thay đổi nhịp điệu, người nghe biết rằng thế trận đang đổi thay, khi hùng hồn dòn giã là khí thế tấn công. Khi trầm trầm chậm rãi là lúc đoàn quân di chuyển…

Phía trước hai trống âm dương có 4 trống chiến, mặt trống lớn bằng hai phần ba trống âm dương. 2 cái nằm trước trống âm, 2 cái nằm trước trống dương, được phối khí theo trống mẹ: 2 âm, 2 dương. Âm nằm bên trái, dương nằm bên phải. Tiếng trống âm nghe trong và cao. Tiếng trống dương nghe trầm và đục. Bốn trống của hai loại này dùng để điều khiển binh sĩ, hợp với trống mẹ. Khi tiếng trống âm vang rền thánh thót thì trận thế cần thủ nhiều hơn công. Khí tiếng trống dương rền vang là lúc xung phong kết thúc trận tiền. Phối hợp nhịp nhàng, bốn trống đại phía sau vẫn điểm nhịp khi khoan thai, khi dồn dập.

Sau hai trống âm dương một dãy gồm 6 trống nhỏ chỉ bằng nửa hai trống âm dương. Đây là một dãy trống dùng trong việc điều hành, phối hợp. Nó chỉ dùng trong việc luyện tập, hiệu lệnh, từ trái sang phải 6 trống này có độ căng của mặt trống khác nhau nên khi đánh lên có 6 âm độ khác nhau. Khi được đánh lên, âm thanh của 6 trống sẽ tạo nên những nhịp điệu khoan thai, dồn dập … điều khiển ba quân làm theo tiếng trống: hội quân, xuất quân, hành quân … Trong các cuộc thao diễn, 6 trống này hòa nhịp với 2 trống âm dương làm thành một giàn nhạc võ. Hai trống âm dương đánh nhịp thùng, thùng, 6 trống hòa reo làm nhịp nhàng thế võ. Giàn trống thay thế cho giàn trống kèn của các nước Tây phương. Tuy nhiên có nhiều cái khác biệt là giàn trống chỉ một người đánh, phải là một vị tướng vừa đánh vừa chỉ huy hoặc điều khiển hành quân, tác chiến bằng âm tanh trống.

. Theo Võ nhân Bình Định (Báo Bình định)

(còn tiếp)

hot in here
13-12-2004, 19:57
Võ thuật thời Tây Sơn

(Tiếp theo)

Người đánh trống cũng tùy nghi mà sử dụng 12 cái trống chớ không nhất thiết phải đánh cái nào bỏ cái nào. Sự phối hợp âm thanh lại là một nghệ thuật nên mỗi người có một cách biểu diễn riêng biệt, tuy các điều căn bản vẫn không được thay đổi. Nòng cốt của sự điều khiển là phải biết cái nào là chủ cái nào là khách, tiếng nào là đệm, tiếng nào là nhịp. Cũng tương tự như trong giàn trống của một ban hát bội. Tiếng chầu thì điểm nhịp cho câu hát, trống con thì hòa nhịp, tạo nhịp…

Người đánh trống phải giỏi võ, có nội lực thâm hậu, sức khỏe dẻo dai. Phải giỏi võ, ví như một nhạc công phải hiểu nhạc lý thì nghệ thuật mới cao tuyệt. Phải có sức và dẻo dai để tiếng trống được liên tục, được hùng hồn.

Trong một đám múa lân, ta thấy người đánh trống làm vũ đạo cho con lân khi lui, khi tiến, khi chồm bên tả, khi nghiêng bên hữu, khi đứng cầu, khi tạ ơn … Khi con lân đã hòa theo nhịp trống thì nghệ thuật múa lân đến cao độ và đánh trống với vai múa lân hoàn toàn có giá trị ngang nhau. Cho nên trong đám múa lân thường là tay cầm đầu giữ vai trò đánh trống (thường thầy đánh trống trò múa lân, khi cần thiết, thầy mới múa, song phải cần người đánh trống cho hay).

Trong một giàn trống ít khi viên chủ tướng ra tay đánh trống mà phần nhiều do các đệ tử được đào tạo có căn bản rồi đánh theo hiệu lệnh của viên chỉ huy. Chỉ khi nào cần thiết lắm viên tướng chỉ huy mới đích thân cầm roi trống. Do đó có một toán chuyên viên đánh trống. Thay phiên nhau, giữ cho nhịp trống luôn luôn rền vang. Khi cần thay người, võ công chỉ cần hô lớn lên rồi quẳng hai dùi trống lên cao. Lập tức người kế tiếp phi mình lên đón bắt rồi rồi nhẹ nhàng rơi vào vị trí trung tâm và tiếp tục nhiệm vụ. Trong khi đó, người trước đã lanh lẹ lùi sang một bên đứng điều công vận khí lấy lại hơi sức. Màn biểu diễn đổi roi trống đẹp như một màn biểu diễn võ thuật. Trên chiến trường khi người võ công đang đánh trống mà bị thương thì việc tiếp tay thay dùi trống vẫn diễn ra như vậy.

Khi lâm trận, bộ trống được đặt lên một giàn xe có quân yểm trợ là một đoàn kỵ binh được trang bị khiên mộc che tên và giáo dài chiến đấu. Viên tướng chỉ huy ngồi trên cao có lính hộ vệ đôn đốc giàn trống trận.

Khi tập trận thì ban đầu lính được tập trận theo từng nhóm nhỏ có tiếng trống phụ họa. Sau khi đã thuần thục thì được ghép thành đội ngũ và tập theo giàn trống.

Còn khi luyện võ thì đa số đều là võ sĩ học võ thuật tập thể thay vì theo tiếng hô của sư trưởng thì lại theo tiếng trống làm hiệu lệnh. Bài tập từ điệu trống khoan thai đến dồn dập.

Ban đầu các võ sinh được luyện tập các thế bộ chân bước gọi là bộ ngựa. Tiếng trống tập võ nhịp nhàng giúp cho người tập bước nhuần nhuyễn bộ ngựa. Người luyện võ, giống như các vũ công bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc. Thanh niên ngày nay chỉ cần nghe nhịp trống là có thể khiêu vũ theo các điệu xì lô, tăng gô, rumba, cha cha cha, pa sô … cũng như thanh tráng niên đời Tây Sơn nghe nhịp trống là đi bài quyền, đánh bài côn một cách uyển chuyển.

Bài luyện võ thông thường nhất là bài quyền "Ngọc Trãn" và "Lão Mai". Đây là hai bài võ rất phổ biến thời Tây Sơn.

Ngoài việc dùng trống để tập quyền, võ trống cũng giúp cho việc tập các môn vũ khí như kiếm, côn… Việc luyện tập ban đầu hạn chế sau lan truyền khắp thôn xóm. Đêm đêm tại sân đình làng, thanh niên đem trống ra đánh nhịp để trai trong làng luyện tập võ nghệ phòng thân. Ngày nay cứ mỗi buổi sáng đều có nhạc tập thể dục. Hồi đó khi nghe trống nhịp thì trai gái có thể ra sân nhà luyện tập theo trống. Phong trào luyện võ theo trống lan đến các nhi đồng. Thôn xóm đêm đêm náo nức tập luyện.

. Theo Võ nhân Bình Định

(Còn tiếp)

hot in here
13-12-2004, 19:59
Để trợ giúp cho nhạc trống còn có một bộ nhạc đệm:

1. Tù và:

Làm bằng sừng trâu, sừng bò hoặc bằng vỏ ốc tai tượng. Tiếng tù và âm hưởng vang rất xa. Tùy theo hơi thở mà tiếng tù có âm điệu khác nhau. Tiếng trầm tiếng bổng khi nhặt khi khoan, một nhóm tù và nổi lên khiến cho người nghe lòng thêm náo nức. Tù và thường dùng trong khi canh tuần hoặc đi săn. Người thổi tù và có thể báo hiệu lúc có cướp, cháy nhà, lụt lội. Lũ chó săn nghe tiếng tù và biết được khi nào rượt con mồi, khi nào mãn cuộc săn hội tụ lại để đi về.

Trong khi lâm trận, tiếng tù và cũng thúc giục lòng ba quân, hòa với tiếng trống trận thành âm thanh trầm hùng.

2. Mõ

Gồm có mõ làng và mõ trâu.

- Mõ làng: Làm bằng một thân cây lớn, chu vi gần một thước tây, cao bằng đầu người, khoét trống bụng và trổ miệng chạy dài từ trên xuống dưới độ 2/3 thân.

Mõ thường đặt tại thôn, nhà hội làng và các nơi điếm canh để tránh hiệu tụ dân làng hoặc báo hiệu có cướp hoặc tai nạn: cháy, lút…

Tiếng mõ khi bình thường thì đánh khoan thai, khi khẩn cấp thì đánh dồn dập. Tuy nhiên để dễ nhận biết, trong một hồi mõ có luật đánh thêm một, hai, ba tiếng. Khi nghe tiếng cuối cùng người dân biết đó là hiệu lệnh gì. Hồi một thì mõ có một tiếng vang: cum, cum, cum, cum... cum. Mõ hồi một chỉ đánh khi có cướp, cháy nhà, lụt lội.

Mõ hồi hai thì sau hồi mõ lại hai tiếng… cum, cum. Khi nghe đánh thì biết là mõ đang thúc giục một việc gì đó như đóng thuế, có quan về làng …

Mõ hồi ba thì sau một hồi, đánh thêm ba tiếng (gọi là lại ba) loại này thường dùng trong các việc tụ hội dân làng trong tất cả công việc cũng như tại các điểm tuần canh thường đánh để thay phiên, đổi gác …

- Mõ trâu: Loại mõ thường dài độ đồ hai, ba tấc, thường dùng trong việc canh tuần. Toán canh tuần thường mang theo khi đi canh tuần và gõ cốc, cốc để chứng tỏ là có sự hiện diện của canh tuần. Dùng tiếng gọi mõ trâu là mõ dùng để cột cổ con trâu đầu đàn. Đàn trâu sẽ nghe theo tiếng mõ kêu của con trâu đầu đàn mà đi theo ra đồng hoặc trở về nhà.

Mõ thường dùng trong thôn làng. Tuy nhiên, nhiều làng trên có cướp, làng bên cũng khua mõ tiếp ứng. Thường khi xảy ra một biến cố thì nhân dân nghe hướng mõ mà chạy đến, vừa chạy vừa đánh mõ trâu để tin cho nơi bị nạn biết là sẽ có tiếp cứu.

3. Phèng la, chiêng:
Làm bằng đồng. Thường dùng trong các đám rước, cúng lễ … Tuy nhiên khi xóm làng hữu sự cũng được đem ra dùng để kết hợp cùng mõ, trống …

Tất cả các nhạc cụ nói trên được tổ chức thành một bộ phận phối hợp, hỗ trợ cho giàn trống võ Tây Sơn.

Khi thúc trận, hãm thành, kịch chiến thì tiếng trống âm dương và bốn trống con dồn dập dòn giã. Hòa theo là tiếng tù và khẩn trương, tiếng mõ liên hồi nhịp một xen lẫn tiếng phèng la điểm hồi chát chúa, khí quân đang hăng thêm hăng, tiến quân đang hùng thêm hùng.

Các bậc anh hùng hào kiệt thời Tây Sơn sử dụng võ trống một cách nhuần nhuyễn cao siêu hơn. Mười hai cái trống đều treo trên giá dùng để tập quyền thuật. Võ sinh không dùng dùi trống mà chỉ đánh bằng quyền, cước. Tiếng trống tùy theo trình độ của võ sinh mà phát ra, khi mới tập thì rời rạc to nhỏ lộn xộn không đều. Sau khi tập nhuần nhuyễn thì âm hưởng lại đều đặn vang xa như sử dụng bằng dùi trống, tiến, thối, quay quanh 12 cái trống nhịp nhàng, uyển chuyển. Võ sư nhiều lúc ngồi uống trà trong nhà chỉ nghe tiếng trống vang lên mà biết được môn sinh đánh sai hay đánh đúng bài quyền.

Đôi khi trống võ cũng luyện song đôi, cặp ba, người phụ trách 4 trống hậu, kẻ phụ trách 2 trống âm dương và 4 trống phụ, kẻ phụ trách 6 trống chiến. Tùy số người và cách phân công để sử dụng.

Ngoài ra, để có thể sử dụng đánh trống trên ngựa, trên thuyền, trên xe đang di chuyển, võ công còn phải trải qua giai đoạn luyện tập vừa đánh trống vừa di chuyển trên các khúc gỗ dẻo tròn, trên các cây tròn và trên các cọc gỗ đóng chặt dưới đất cách nhau chừng vài tấc.

Võ nhân có nguồn lực thâm hậu thì quyền, cước hoặc dùi trống chỉ vừa chạm nhẹ vào mặt trống thì tiếng trống đã rền vang.

Võ sư Trương Văn Hiến đã phối hợp cách đánh trống thành một bộ môn võ thuật đặc biệt trong cách huấn luyện võ nghệ. Đây là một môn võ thuật nhịp điệu dùng cho tập thể, mọi người đều học tập một lượt, ra đòn một lượt và sức tấn công vì thế như tổng hợp được mọi lực lượng đồng nhất.

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đã được học lối đánh thúc quân và đã áp dụng vào các trận đánh khởi nghĩa ban đầu, chiến thắng quân Thanh.

Bùi Thị Xuân đã dùng trống tập voi và khi xung trận cũng đã dùng trống giục voi xông lên dày xéo quân địch. Trong trận chiến đấu cuối cùng nơi bờ sông Linh Giang, đàn voi trận của Bùi nữ tướng đã theo hồi trống oai hùng phá tan đoàn kỵ binh của Lê Chất.

Khi còn đồn quân nơi Tây Sơn thượng, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đã luyện tập binh sĩ bằng trống võ Tây Sơn. Cho nên phần đông các tướng Tây Sơn đều giỏi về trống võ.

Sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long nhận thấy trống võ của Tây Sơn rất lợi hại cho nên đã cấm không cho sử dụng và học tập. Trống võ Tây Sơn còn bàng bạc trong tiếng trống tuồng hát bội Bình Định. Người dân Bình Định trẻ hay già mỗi khi xem hát bội, lòng cũng rộn rã theo tiếng trống chầu, trống chiến … Trong các trận đánh trên sân khấu, điệu bộ các tướng đang đánh nhau hòa nhịp với tiếng trống kèn rộn rã.

Hiện nay, trống võ Tây Sơn đang được hồi phục lại. Song vì thiếu người tài năng nên dàn nhạc trống võ chỉ là một dàn nhạc phụ điểm nhịp cho một vài võ công múa may theo các điệu võ. Ngày xưa đã dùng trống võ để dựng nước, cứu nước. Ngày nay trống võ dùng để điểm tô cho các cuộc thăm viếng tại Điện Tây Sơn trong các buổi lễ quan trọng hoặc có phái đoàn viếng thăm.

. Theo Võ nhân Bình Định
(Còn tiếp)

hot in here
13-12-2004, 20:02
4. Kỳ võ Tây Sơn:
Ngoài bốn bộ môn: quyền, côn, kiếm, cổ, thời Tây Sơn còn có môn đánh kỳ nữa.

Môn kỳ ít phổ biến và khó sử dụng nên chỉ có một vài người có nhiệm vụ đặc biệt mới theo học và sử dụng mà thôi. Đây là một bộ môn võ dùng lá cờ làm binh khí. Nguyên thường cờ chỉ dùng để làm hiệu trong quân, nhà Tây Sơn dùng lá cờ màu đỏ, chính giữa là một hình tròn màu vàng. Thật ra đây là hiệu cờ của vua Quang Trung. Ngoài hiệu kỳ của Hoàng đế thì các binh đoàn thuộc năm quân Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu đều có hiệu kỳ riêng. Ngoài ra vua Quang Trung còn tổ chức thêm những đội quân đặc biệt tên gọi Tả Bật, Hữu Bật, Ngũ Chế, Càn Thanh, Thiên Cán, Thiên Trường, Hổ Đôn, Hổ Hầu, Thị Lân, Thị Loan. Mỗi quân gồm 5 bậc là Sư, Lữ, Tốt, Lượng, Ngũ.

Ở các phủ, huyện, quân đội lại chia ra từng đạo, cơ và đội. Từ đạo trở lên đều có hiệu kỳ để phân biệt.

Người sử dụng kỳ là quân sĩ giỏi võ và có sức mạnh. Khi hành binh, diễn binh thì các hiệu kỳ dùng làm hiệu lệnh. Khi lâm trận thì còn thêm một nhiệm vụ nữa là giao đấu cho nên cần phải có 3 người giữ và sử dụng cờ.

Cờ gồm hai phần: lá cờ và cán cờ.

Lá cờ thường hình vuông, mỗi cạnh rộng chừng 2-3 thước, dệt bằng sợi thao càn rất dày, rất chắc. Thao càn là một loại hàng dệt bằng sợi càn của kén tằm. Sợi càn ki ươm tơ người ta lấy trước tiên. Đây là một loại tơ thô, to sợi. Sau khi lấy xong phần đầu gồm một phần các sợi tơ rối bên ngoài kén tằm thì mới đến sợi tơ bên trong. Kén tằm cho ba loại sợi: Càn, thao và tơ. Thao là sợi hợp chung hai loại càn và tơ. Dùng để may quần áo có tánh bình dân thông dụng, vì vừa dày vừa chắc. Phần đông đàn bà dùng lụa, đàn ông dùng thao. Riêng về càn thì khi dệt vải vừa dày vừa chắc.

Sợi càn khi dùng để dệt cờ võ thì phải đem ngâm với một loại vỏ cây có chất chát rồi phơi khô. Xong đem se lại với nhau (thường thì se chập hai, chập ba) rồi mới dệt thành tấm. Trừ một cạnh để may vào cán cờ, ba cạnh kia đều lấy móc thép bén nhọn kết vào làm tua cờ. Khi cờ phất ra, các móc thép va vào nhau hòa với tiếng phần phật của lá cờ gây thành một âm thanh khủng khiếp. Cờ vung đến đâu, móc sắc bấu vào đó. Thịt nát, máu văng, người ngã, ngựa lồng lên bỏ chạy, quả là một thứ võ khí nguy hiểm.

Cán cờ thường làm bằng một loại tre đực, đặc ruột ngâm muối và bùn nên rất cứng rắn mà nhẹ dễ sử dụng. Cán cờ được sử dụng như một cây trường thương (dài gấp đôi) nên các đối phương ngồi trên ngựa rất kiêng sợ.

Để bảo vệ cho toán đánh cờ võ, một toán xung kích chuyên dùng khiên và đao làm rào chắn hai bên. Như vậy cờ võ chỉ tấn công mặt trước để mở đường cho đoàn quân mà khỏi đề phòng giặc đánh hai bên hông. Một đôi khi người cầm cờ cưỡi ngựa song cần phải có sức mạnh, giỏi võ và ngựa hay.

Thường thường cờ đi một toán ba lá, khi thì hình tam giác, khi thì hàng ngang. Phạm vi hoạt động của một toán cờ rất rộng do đó có thể dùng ít người mà đánh được nhiều người.

Cờ võ Tây Sơn có thể dùng để tấn công, ngăn chặn, mở đường máu, đối phó với kỵ binh… Tuy nhiên, có cái nhược điểm là không đánh lâu dài được và phải cần người có đầy đủ sức mạnh, dẻo dai. Không phối hợp hoặc chỉ được một phần với các toán quân khác.

Gia Long lên ngôi cấm dân Bình Định dùng các vũ khí, võ thuật về kiếm, cổ, kỳ. Các môn này chỉ còn xuất hiện tượng trưng trên sân khấu tuồng hát bội.

. Theo Võ nhân Bình Định

hot in here
13-12-2004, 20:18
Sở thích của tớ là xem phim võ thuật và rất hâm mộ những người võ giỏi
Về võ Tây Sơn thì tớ cũng có nghe thằng bạn học cùng kể cho nghe sơ sơ ,hắn là dân Bình Định chính gốc .
Võ Bình Định có nguồn gốc lao động ,từ nhiều dòng họ di cư vào Nam lấp nghiệp hồi thế kỷ 15 sau khi Chiêm Thành bị làm thịt .Cho nên lúc đầu võ Bình Định khá thô sơ ,rất đậm phong cách nông dân .Sau đó có nhiều võ sư giỏi bên Trung Quốc bị triều đình Mãn Thanh truy bức nên bỏ chạy về phương Nam .Họ mở nhiều lò võ và từ đó Võ Bình Định mới phát triển hơn rất nhiều
Võ Bình Định có rất nhiều biến hóa thành nhiều nét đặc trưng .Nhất là thời Quang Trung ,võ Bình Định được phát triển theo hướng thực dụng trong chiến đấu .Võ Bình Định rất hiểm ,đánh nhẹ nhưng có thể chết người .Cách đây không lâu đã có một võ sĩ tử thương trong lúc thi đấu cho dù đã mặc áo quần bảo hộ rất kỹ .Đánh vào gáy ,vào bộ hạ ,...và nhiều chổ hiểm khác là những miếng đánh độc .Ngoài ra ,với võ Bình Định ,mọi vật đều có thể trở thành vũ khí ,kể cả những cái đòn gánh đòn xốc hiền lành cũng thành những loại vũ khí đáng sợ nhất trong những tình huống cần thiết .
Võ Bình Định bây giờ đáng tiếc là đang lụi tàn .Hầu như chỉ quanh quẩn ở Bình Định .Ông võ sư giỏi nhất đã quá già ,anh con trai ,võ sư giỏi nhất mới mất mấy năm trong 1 tai nạn .Các chiến sĩ khác thì già quá rồi ,nhiều chiêu hay không biết truyền cho ai ,muốn truyền thì cũng khó kiếm ra người đủ trình độ lĩnh hội
Tớ có nghe nói là có cụ Họ Võ, tên Chương, người ta thường gọi là Khóa Chương, quê làng Thượng Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .
Từ Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, không người nào lại không biết tên Khóa Chương; thầy võ có tiếng về trường côn, nhảy cao, đá lẹ, phi thân .
Một đời ông ta, kể ra, dạy được nhiều võ sinh trong ba tỉnh mà người viết vừa nói trên .
Ba người vợ của ông và bốn đứa con trai đều biết nghề võ . Nhưng môn phi thân thì ông vẫn giấu nghề, không truyền lại . Ông chỉ dạy cho những đệ tử nào mà ông xem tướng mạo trung thành, sống chết với ông . Song những đệ tử của võ sư Khóa Chương đều đem môn học thuật cao quý này ra phụng sự cho nghề trộm cướp . Bởi thế ở Quảng Bình lúc bấy giờ, tại vùng Lệ Thủy người ta gọi là hai huyện, nơi nhiều lúa gạo, giàu có ở Trung Việt, đều bị trộm cướp .
Có một đêm tại làng Xuân Bồ dân chúng nổi đèn lên sáng rõ, bao vây bắt trộm .
Trong những “đạo chích” đó, không lạ, toàn là thầy trò ông Khóa Chương .
Bị động, thầy trò phải tháo lui trước đám đông dân làng cầm dao, mác, dùi, tầm vông ... bủa tới, mà một mình ông có vỏn vẹn trong người cái khăn lông dài làm vật hộ thân để ra khỏi trùng vây trong đêm khuya tối .
Bao nhiêu tầm vông của dân làng xốc tới đều bị cái khăn lông của ông đỡ gạt, dọn đường cho ông tháo lui, lại gặp phải con sông nhỏ, ông liền cặp nách một môn đệ, nhảy qua sông rất dễ dàng . Nhưng, vừa qua sông lại bị đám dân bên ki a khi nghe tiếng kêu cứu bên này, lại tủa ra đánh bắt . Hai thầy trò ông đã ra sức chống cự hằng giờ, nhận thấy mỗi lâu, dân chúng mỗi đông, nên ông và đệ tử phải nhảy lên nóc nhà kế cận mà chạy tháo lui . 8-)
Hiện mình chỉ có Việt võ đạo thôi .Mà võ này mới ra đời đâu được nữa thế kỷ ,lại chủ yếu là phát triển ở nước ngoài ,mấy chú tây học là chủ yếu :(( :(( :(( . Tớ thấy học võ rất hay ,mỗi môn võ đều có 1 triết lý trong đó chứ ko đơn thuần là đấm đá thụi bịch .Hơn nữa nó thuần tính đi :cuoilon: .Báo cáo hiện tớ cũng đang học karate , :suyt: :suyt:
3 năm nay rồi ,karate cũng có rất nhiều kiểu ,tớ học loại kyokushin ,thiên về chiến đấu .Mục đích của em là người khỏe và tự tin đi bên người yêu :cuoilon: :giangtay:

TieuHoaVinh
14-12-2004, 07:47
Võ Bình Định bây giờ đáng tiếc là đang lụi tàn .Hầu như chỉ quanh quẩn ở Bình Định .Ông võ sư giỏi nhất đã quá già ,anh con trai ,võ sư giỏi nhất mới mất mấy năm trong 1 tai nạn .Các chiến sĩ khác thì già quá rồi ,nhiều chiêu hay không biết truyền cho ai ,muốn truyền thì cũng khó kiếm ra người đủ trình độ lĩnh hội

Anh trả lời chú biết nhé:
Ông võ sư già chính là sư phụ của anh. Ông võ sư cao cấp chưởng môn môn phái võ thuật Bình Định Gia cụ Trần Hưng Quang. Hiện tại vẫn đang truyền dạy võ thuật cho học sinh.
Trên lương sơn bạc này có ít nhất 3 người là huấn luyện viên môn phái Bình đinh Gia.
đó là:
- Binhdinhgia
- Chaonhe123
- tui nữa
Hiiiii đừng thất vọng vè võ thuật Bình Định wúa nhé
Con trai cụ bị mất chính là võ sư trẻ tuổi
Trần Hưng Hiêp bị mất vào năm 1996 hics Ngoài ra còn rất nhiều võ sư Bình Định nữa nếu cần biết thêm thì có thể liên hệ với tui nhé

"Hiện mình chỉ có Việt võ đạo thôi "
Câu này hoàn toàn sai :
ngay tại hội võ thuật cổ truyền Hà nội cũng có 26 môn phái võ thuật tham dự, ngoài ra còn các noi khác như Hà tây , Hà Bắc....v.v....

kirimaru
13-02-2005, 17:39
không bít ngày xưa thế nào nhưng hiện nay, nhắc đến Võ cổ truyền VN, nơi phát triển nhất là TpHCM (nơi tui ở hehe). TpHCM lun dẫn đầu trong các kì đại hội VCT toàn quốc. Đến năm ni là năm thứ...13 liên tiếp đứng nhất toàn đoàn với 18 HCV, cách biệt rất xa so với đoàn đứng nhì là Quân Đội với 5 HCV. Thứ 3 mới đến Bình Định. Có thể nói, Bình Định ngày nay chỉ còn tiếng tăm của ngày xưa mà thui....

minhcungyeuemnhe_cb
25-02-2005, 19:46
khá là hay đấy các bạn à , tôi đọc mà muốn học quá đấy