PDA

View Full Version : Chữ và nghĩa


Đại Nam
04-11-2004, 23:22
Sinh thời Bác Hồ rất coi trọng chữ và nghĩa của tiếng Việt. Bác còn là người khởi xướng phong trào:" Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".
Thế mà giờ đây, do xu thế âu hóa mà tiếng Việt của chúng ta đang mất đần đi cái riêng của mình. Dẫu biết rằng cuộc sống luôn thay đổi nhưng con người ai cũng muốn thay đỏi theo chiều hướng tích cực hơn.
Tôi còn nhớ ngày xưa, ở các dãy phố cổ; các hàng quán thô sơ... tuy không có trình độ văn hóa cao như bây giờ nhưng từ ngữ, ngữ pháp lại không bị sai lạc như thế.
Ví như trong từ :"quý khách"- là từ dùng đúng thì giờ đây không ít người dùng từ:"quí khách".
Nếu vẫn chưa nhận ra từ dùng sai của mình thì các bạn thử đánh vần từ:" cái túi" xem dúng sai như thế nào.
Chúc các bạn thành công trong việc bảo tồn nét đẹp văn hóa của đân tộc mình. Đó cũng chính là giữ nét đẹp cho mình vậy.

ncm
05-11-2004, 15:23
Ví như trong từ :"quý khách"- là từ dùng đúng thì giờ đây không ít người dùng từ:"quí khách".
Nếu vẫn chưa nhận ra từ dùng sai của mình thì các bạn thử đánh vần từ:" cái túi" xem dúng sai như thế nào.
Nếu viết i cho từ qúi tôi ko cho là sai, khi bạn đọc q, nó sẽ phát ra âm "quy" or "quờ". Miệng bạn 1 là hơi bạnh sang hai bên (với quy), hoặc phải tròn miệng(với quờ). Chữ Q đọc ko đơn âm như chữ C, nên nếu viết qúi khách thay cho quý khách cũng được.
Ko thể so sánh chữ quí với chữ túi, vì các từ riêng lẻ trong chữ túi là âm đơn. Nếu muốn nói từ túi, duy nhất chỉ được dùng i, nếu dùng sang y sẽ thành túy Mấu chốt là ở phụ âm đầu t và q. Nếu dùng i ngắn cho quý(qúi) vẫn đọc là quý, vì âm đọc của phụ âm đầu-q. Ko phải tôi ko viết y mà chữ qúi sẽ thành chữ cúi (âm C) được.
:D Bạn có biết là cụ Hồ cũng viết sai tiếng Việt trong các văn bản ko?

LSB-Kaiser
05-11-2004, 15:30
Thế mấy cô tên Thúy mà bị đổi thành I thì phải làm sao nhờ? I & Y có hai giá trị khác biệt nhau, tội gì cứ phải vắt óc ra để tráo đổi cái đã có sẵn, được công nhận và "chạy tốt".

ncm
05-11-2004, 15:39
Anh bạn này tếu wa, vấn đề ko phải ở i hay y, mà là phụ âm đầu của từ đó. Tôi có thể lắt léo i với y, vì phụ âm đầu trước phụ âm úi(úy) là q.

LSB-Kaiser
05-11-2004, 15:44
Đại Nam đang nói về I - Y mà nhẩy? phụ âm đầu có sao đâu?

Tiểu Siêu
05-11-2004, 16:05
Anh bạn này tếu wa, vấn đề ko phải ở i hay y, mà là phụ âm đầu của từ đó. Tôi có thể lắt léo i với y, vì phụ âm đầu trước phụ âm úi(úy) là q.Lục ca có hứng thú với box này nhỉ? ;)
Ca ca nói cũng đúng , với chữ Q có thể xí xóa chuyện Y và I. Hmm , nhưng với chữ NG và NGH thì ko thể lẫn lộn được như cách cc vẫn làm đâu ạ :D.
Tiểu Siêu

Đại Nam
06-11-2004, 23:55
Vẫn biết rằng tiếng Việt là rất khó, chính vì thế mà cha ông ta đã có câu:
"phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", cho đến bây giờ thì những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng không thể nói cho rõ nghĩa được cách dùng nào trong từ "bác sĩ" và "bác sỹ" là đúng hơn nữa (theo tôi thì từ "bác sỹ" có vẻ hợp lý hơn) , Tương tự với từ kỉ (kỷ) niệm cũng thế.
Bác Hồ của chúng ta viết không sai chính tả như bạn nghĩ đâu, bạn cứ vào bảo tàng Hồ Chí Minh thì sẽ thấy các bài viết của Bác (ở đây Bác chỉ viết tắt chứ không hề viết sai chính tả đâu - thời gian mà ). Còn bạn thấy những bài viết mà Bác công bố đấy thì có bao giờ viết sai chính tả không? Hơn nữa Bác còn viết rất nhiều ngoại ngữ mà không một ai nói Bác viết sai chính tả cả.
Tôi biết được cách dùng từ "quý" và" quí" là do đài tiếng nói Việt Nam phát trên hệ 2 vào 20 giơ thứ tư hàng tuần. Đồng thời khi học THPT (cấp 3) tôi học tiếng Pháp nên cũng biết được sự du nhập của từ "qui"- là từ chỉ người (còn "que" là từ chỉ vật) . Tôi nghĩ có thể cách gọi "quí khách"- chỉ người một cách sang trọng cũng du nhập từ từ:"qui"- chỉ người trong tiếng Pháp.
Nhưng đó cũng chỉ là những cách gọi khách nhau mà thôi. Tôi mong rằng có sự thống nhất trong cách dùng từ của chúng ta. Đây là ta đang bảo tồn tiếng Việt cơ mà, đúng không bạn.

Giolanhdaumua_126
09-01-2005, 20:57
Phụ âm đầu có tác dụng mạnh nhưng trong nhiều trường hợp thì phụ âm đàu không có tác dụng như âm đầu "L". Nhưng những chữ như thế thì đã được viết tự do rồi còn gì. Chúng ta có thể dùng "y" hoặc "i" thì tuỳ.
Chúng ta chỉ cần tuân đúng quy (hay "qui" cũng được) là xong thôi không cần phải cầu kỳ quá.

LSB-NguyenPtit
22-11-2006, 08:49
Tôi mong rằng có sự thống nhất trong cách dùng từ của chúng ta. Đây là ta đang bảo tồn tiếng Việt cơ mà, đúng không bạn
bạn đang nói là tiếng Việt hay chữ viết tiếng Việt?
nếu là tiếng Việt thì quý hay quí thì khi nói lên có ai nghĩ khác nghĩa không? :D

nói về chữ viết: bảo tồn cái gì? cái chữ mà mình đang viết có từ thời nào vậy bạn? trước là chữ Hán, nhưng nó là tiếng TQ. Thế nên mới lòi ra cái vụ bỏ bớt nét của người ta để ra chữ mình -> Nôm.

Rồi thì sao nữa, thời Pháp thuộc thì cái alphabet mới chạy được tới Việt Nam ta. Ú ù.... :p

Thời đại công nghệ thông tin, thông tin chóng mặt như hiện nay, đòi hỏi sự hòa nhập, và sự phóng khoáng trong cách nghĩ.

Vì thế vấn đề 'i' hay 'y' không còn là vấn đề quan trọng nữa, miễn sao ý nghĩa của từ không bị biến đổi là ok. Các nhà lý luận văn học, phê bình văn học, hay ngôn ngữ học cũng chẳng ai còn hơi sức để gượng ép cái vấn đề này nữa, khi mà khái niệm càng lúc càng nhiều, không thể lấy 1 mớ từ dài dòng ra để nói lên một khái niệm đơn giản, chỉ vì nó không đúng với bản sắc của tiếng Việt (mà ai bảo là không đúng nào :D)

ví dụ luôn, cái quần jean, viết thế nào?

Internet viết thế nào?

Nếu cứ bảo thủ tư tưởng thì:
- tôi mới mua 1 cái quần jean -> tôi mới mua một cái quần chủng loại mà mấy thằng chăn bò ở Mỹ hay mặc
- tôi ra tiệm Internet 1 chút -> tôi đi ra tiệm mà có một cái mạng lớn gắn kết thông tin khắp toàn cầu một chút
:D :p

có ai thấy mệt không, chứ tôi là tôi mệt lắm rồi đấy :))

văn bản thuộc Luật không cho phép dùng tiếng ngoại quốc, ấy vậy mà vẫn phải cho cái thằng "Internet" chui vô đấy, trốn đi đường nào được! :(

Người Việt chúng ta mắc phải một chứng bệnh gọi là cố chấp, mà nếu cụ Hồ không thoát ra được cái tư tưởng này thì cũng như các cụ Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh, đưa VN đến bờ vực thẳm lâu rồi, được như ngày nay đâu :p

ta phải biết mình đang sống ở đâu, không gian và thời gian mà chúng ta đang sống, có thế ta mới phán xét vấn đề một cách ổn thỏa.

Trời ơi! tui lạc đề rồi bà con ơi :D :p

Thân!
Best regard!
:D

Lạc Long
22-11-2006, 09:31
Thực ra Ptit nói đúng không sai, có điều hình như ptit quên mất rằng bất kể chữ viết của các đân tộc trên thế giới đều có chữ đi vay, đi mượn.

Chẳng phải thời đại Internet bùng nổ nên mới có các ví dụ của ptit đâu, mà nó có từ cái thời mà ptit ú ù ý :cuoilon:
ví như chữ xích lô...cũng là phiên âm từ tiếng pháp
xà phòng, pê đan,........vv và một lô từ tiếng Hán nữa.
Ngược lại, Pháp cũng dùng chữ của Việt Nam đại biểu như từ nhaqués để chỉ từ "nhà quê" (theo tạp chí kiến thức ngày nay) từ hops....cho từ "họp"

Bravo là từ đề chỉ sự tán thành, hưởng ứng theo nghĩa việt là hoan hô. Ấy vậy mà nó liên quan đến một lô xích xông các nước...Bulgaria cũng dùng, Pháp cũng dùng...và rồi mới đây mới biết đó là họ của một dòng họ nổi tiếng (theo truyền hình cáp - Discovery)

Còn jean mà ptit ví dụ thì ở miền bắc toàn kêu là quần bò cũng bởi vậy mà Lạc Long hồi học lớp 9 đã sáng tác ra một câu trêu 1 bạn nữ cùng lớp tên là Châu:
"Châu ơi Châu, sao Châu lại mặc quần Bò" :D
Viết thì viết vậy nhưng khi nghe người ta sẽ hiểu có một con Trâu đang mặc quần của một con Bò. Tất nhiên khoảng nửa năm sau thì bạn Châu đó có đối lại một câu làm Lạc Long tâm phục khẩu phục...nhưng thôi để dành mọi người ở Lương Sơn :D cũng dễ thôi nhưng nó là kỷ niệm...ai lại kể tuốt tuột ra đây đúng không nào :p

Internet mà ptit dẫn ra tưởng đó là tên riêng? ví như chữ CocaCola...dịch làm sao đây??? chỉ có thể viết phiên âm sang tiếng việt thôi chứ? Còn nước ta cũng hay gọi là lên mạng, lên net...vv nhưng đó là cách gọi, còn chữ trong văn bản thì khác hoàn toàn từ cách hành văn đến lựa chọn ngôn từ ngữ pháp.
Hiện nay trong bộ luật Hình Sự Việt Nam có một từ mà bao nhiêu năm nay vẫn chưa thay thế được....chữ Việt Nam đa nghĩa, đa dạng là thế mà cũng bó tay bởi cái chữ này. Đó là chữ "Bắt Cóc" đọc thì ai cũng hiểu đó là hành vi xâm phạm nhân quyền của người khác. Nhưng vấn đề là đưa lên luật, thành văn bản với cái chữ đó thì rất tức anh ách...bởi nó cũng có nghĩa là bắt con cóc....đó trên văn bản ngôn từ nó khác hẳn, nó được hạn chế tối đa các ý lung tung mà làm sao người sử dụng luật đọc phải dễ hiểu nhất...không có chuyện hiểu nhầm ý nhà thơ được :p...chẳng nhẽ ra đến Tòa...Thẩm Phán lại đi cãi nhau với Luật Sư như kiểu Quản Lý LS cãi nhau với member =))
Nói chung các vấn đề này trước LL cũng quan tâm lắm, nhưng do lâu ngày nên cũng rơi vãi nhiều...để về ôn lại rồi post lên cho mọi người tham khảo./

*=Tiểu_Yêu=*
22-11-2006, 09:44
Còn jean mà ptit ví dụ thì ở miền bắc toàn kêu là quần bò cũng bởi vậy mà Lạc Long hồi học lớp 9 đã sáng tác ra một câu trêu 1 bạn nữ cùng lớp tên là Châu:
"Châu ơi Châu, sao Châu lại mặc quần Bò"
Viết thì viết vậy nhưng khi nghe người ta sẽ hiểu có một con Trâu đang mặc quần của một con Bò. Tất nhiên khoảng nửa năm sau thì bạn Châu đó có đối lại một câu làm Lạc Long tâm phục khẩu phục...nhưng thôi để dành mọi người ở Lương Sơn cũng dễ thôi nhưng nó là kỷ niệm...ai lại kể tuốt tuột ra đây đúng không nào

híc híc ... con cũng tên Châu ... nghe pa pa lấy ví dụ thế cảm thấy bực mình ghê cơ ... mạo muội con đối lại câu đối của pa pa nhá : " Hà ơi Hà ... sao hà lại đi tắm sông " ... hì hì ... ( lưu ý : Hà có nghĩa là sông )
Mà con cũng có nhiều thắc mắc xung quanh cái I và Y ... ví dụ có sách ghi là Vật Lí , Địa Lí và cũng có sách ghi là Vật Lý , Địa Lý ... dù biết rằng tiếng việt ta phong phú và linh động nhưng cũng cần có một vài chi tiết thống nhất cách viết , có như vầy mới bảo tồn tiếng việt chứ .

Lạc Long
22-11-2006, 10:03
Còn jean mà ptit ví dụ thì ở miền bắc toàn kêu là quần bò cũng bởi vậy mà Lạc Long hồi học lớp 9 đã sáng tác ra một câu trêu 1 bạn nữ cùng lớp tên là Châu:
"Châu ơi Châu, sao Châu lại mặc quần Bò"
Viết thì viết vậy nhưng khi nghe người ta sẽ hiểu có một con Trâu đang mặc quần của một con Bò. Tất nhiên khoảng nửa năm sau thì bạn Châu đó có đối lại một câu làm Lạc Long tâm phục khẩu phục...nhưng thôi để dành mọi người ở Lương Sơn cũng dễ thôi nhưng nó là kỷ niệm...ai lại kể tuốt tuột ra đây đúng không nào

híc híc ... con cũng tên Châu ... nghe pa pa lấy ví dụ thế cảm thấy bực mình ghê cơ ... mạo muội con đối lại câu đối của pa pa nhá : " Hà ơi Hà ... sao hà lại đi tắm sông " ... hì hì ...

Không phải câu này kon gái à...:D
Hà cũng có nghĩa là Sông.......vậy đồng nghĩa thì không thể đối được với câu trên :D

Đố mọi người biết từ "ngh" chỉ dùng khi nào, dùng với nguyên âm hay phụ âm? Câu hỏi cực dễ nhưng sẽ ôn lại kiến thức về ngôn ngữ :D hic hic mình đố mà gần như giải hết rồi nhỉ :p
Trọng thưởng cho ai nêu hết các ví dụ và giải thích cụ thể. ^^
Good Luck

Sử Tiến
22-11-2006, 12:18
nói về chữ viết: bảo tồn cái gì? cái chữ mà mình đang viết có từ thời nào vậy bạn? trước là chữ Hán, nhưng nó là tiếng TQ. Thế nên mới lòi ra cái vụ bỏ bớt nét của người ta để ra chữ mình -> Nôm.



Chữ Nôm chưa bao giờ được công nhận là giản đơn hơn chữ Hán. Người xưa hoặc dùng luôn những chữ Hán có âm và nghĩa gần với tiếng Việt, hoặc dùng 2, 3 chữ Hán ghép lại thành một chữ Nôm (hội ý và hài thanh), hoặc từ một chữ Hán ấn định thêm một ký hiệu (mà người ta gọi đó là bộ vị) tượng trưng cách phát âm để tạo nên một chữ khác, rồi từ đó ung dung đưa vào từ điển chữ Nôm. Học giả ngày xưa nếu muốn học chữ Nôm thì bắt buộc phải biết chữ Hán trước. Do đó, chữ quốc ngữ của mình đặc biệt rắc rối và khó học.

Chữ Nôm thực chất hài thanh rất nhiều từ tiếng Hán. Ví dụ như mã nghị trong tiếng Hán-Việt có nghĩa là con kiến càng, viết là 螞 (http://www.luongsonbac.com/forum/34718) 蟻 (http://www.luongsonbac.com/forum/34811). Ở giai đoạn chuyển thể thành chữ Nôm, người xưa đi mượn chữ kiến 現 (http://www.luongsonbac.com/forum/29694) (nghĩa là nhìn thấy, như kiến nghĩa bất vi vô dõng giả) của tiếng Hán và thêm vào bộ trùng để biến nó thành con kiến của chữ Nôm. Thứ chữ này tuy từ chữ Hán mà ra nhưng ta viết ta hiểu, đưa cho người Trung Quốc đọc thì họ bất quá... bó toàn thân chấm hết thôi.

Chữ quốc ngữ của các nước khác thì ngày càng giản đơn để những thành phần không phải là thành phần trí thức có thể hiểu được. Còn chữ quốc ngữ của Việt Nam thì ngược lại hoàn toàn, vì vậy mà số người thông thạo ngày một ít đi.

Lạc Long
22-11-2006, 12:43
Thứ chữ này tuy từ chữ Hán mà ra nhưng ta viết ta hiểu, đưa cho người Trung Quốc đọc thì họ bất quá... bó toàn thân chấm hết thôi.

Hic hic...không phải vậy chứ?
Ai cũng biết là Việt Nam cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....trước đây đều dùng chữ xuất phát từ chữ tượng hình của Trung Quốc. Rồi thay đổi chữ viết đó (biến cái của địch thành cái của ta:cuoi1: ) dựa theo tiếng nói của dân tộc mà thành. Ngoài ra chữ Nôm được hình thành bởi giai đoạn lịch sử phát triển của nó đó là thời kỳ Bắc thuộc. Khi đó để đảm bảo cho các công văn chuyển đi chuyển lại, đảm bảo cho tính bảo mật của thời đó...mới manh nha hình thành nên chữ Nôm và lưu truyền, phát triển đến ngày nay. Tác phẩm tiêu biểu đó là truyện Kiều của Đại Thi Hào Nguyễn Du.
Tiếc rằng lịch sử của Việt Nam đi kèm với giặc giã ngoại xâm nên không có cơ hội phát triển cái riêng của mình...chữ Nôm chưa được phổ cập toàn dân thì chữ Quốc Ngữ đã lên ngôi thay thế....âu cũng là do lịch sử mà thôi.

Còn nói như Sử Tiến e vẫn chưa chuẩn? theo tại hạ biết thì các chùa cổ ở Việt Nam đều viết chữ Hán cổ...vậy ngay cả người Trung Quốc sang cũng còn méo mồm lác mắt có đọc được đâu? Đâu phải cứ biết tiếng Hán là có thể dịch được tiếng Nhật hay tiếng Nôm đâu Sử đại nhân? Muốn dịch được e rằng phải nghiên cứu cả lịch sử hình thành phát triển của nó...có nghĩa là phải tìm hiểu cả cái quãng lịch sử của một đất nước đâu chỉ đơn giản mấy cuốn sách mà hiểu hết được sự việc nó "biến" hay là "bất biến"?

Mong được chỉ giáo thêm

LSB-NguyenPtit
22-11-2006, 13:03
Chữ quốc ngữ của các nước khác thì ngày càng giản đơn để những thành phần không phải là thành phần trí thức có thể hiểu được. Còn chữ quốc ngữ của Việt Nam thì ngược lại hoàn toàn, vì vậy mà số người thông thạo ngày một ít đi.
hok biết là có đúng hay không :)
theo ptit thấy thì chữ Việt ngày càng thoáng hơn, nó càng lúc càng phóng khoáng và thiên về nghe hiểu hơn

trở lại cái quần bò, nếu bảo phân tích ra tích bố tôi cũng chả biết quần bò là quần gì hay là cái quần của con bò mặc. Nhưng mà nói ra người ta vẫn cứ hiểu đấy là cái quần jean. Đấy chính là cái phóng khoáng của tiếng Việt ngày nay đấy!

còn cái vụ chữ Nôm, thì ptit cũng biết nôm na là bớt nét hay gì gì đó thôi.
Giờ thì xin pái phục 2 vị :) - đúng là càng nói nhiều, ptit lại càng biết được hơn nhiều thứ.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Cửu Văn Long Sử Tiến
Thứ chữ này tuy từ chữ Hán mà ra nhưng ta viết ta hiểu, đưa cho người Trung Quốc đọc thì họ bất quá... bó toàn thân chấm hết thôi.

LL này!
ptit thấy Sử Tiến nói đúng đấy!
theo ptit hiểu thì LL cũng đồng ý với ý kiến này, chỉ có điều LL bảo muốn biết thì cần phải nghiên cứu. Vấn đề ấy cũng đúng nốt, vì muốn biết và hiểu được một thứ tiếng đâu có dễ.

ưhm, sẳn đây hỏi 2 vị luôn tại sao người ta lại gọi là sinh ngữ, tiếng Việt có phải là sinh ngữ không? :D

kiếm tiền cái: theo sau ngh chỉ có thể là các nguyên âm: i, e, ê
nghỉ ngơi, nghe lén, nghề ngỗng.
sau nó cũng có thể là nguyên âm kép iên, iêng. nghiền đá, nghiêng đầu.
ko nghĩ ra được trường hợp nào nữa :D

Thân!
Best regard!
:D

Lạc Long
22-11-2006, 13:32
theo ptit thấy thì chữ Việt ngày càng thoáng hơn, nó càng lúc càng phóng khoáng và thiên về nghe hiểu hơn
Thực ra chữ quốc ngữ của Việt Nam có điểm mạnh và hay hơn các chữ của nước khác đó là phát âm thế nào, đánh vần và viết y chang như vậy. nên nó rất sát với khẩu âm, thổ ngữ cho mọi vùng miền ở phạm vi Việt nam.

Còn từ jean mà Ptit nói LL đã giải thích đó là từ vay mượn, nếu Ptit nói jean mà không có chữ áo, chữ quần hoặc chữ vải thì "bố ta" :D cũng không hiểu định nói cái áo hay cái quần nữa:D
vậy trước jean vẫn là từ của tiếng mẹ đẻ.

Còn sự khác biệt vùng miền do thổ âm tạo thành những từ địa phương thì nơi nào cũng có...do vậy Ptit chịu khó tìm hiểu thêm, không hẳn theo cách nghĩ của Ptit về cái quần bò đâu nghe.
Thử giải thích cho LL coi xem là quả mận sao lại gọi là quả roi và ngược lại???
Đôi bi tất (tất chân) sao lại gọi là vớ???

Ví dụ vùng Kim Sơn Phát Diệm - Ninh Bình, họ gọi củ khoai bằng con Củ.
Lúc đó bộ đội vào nhà một người dân chơi, ngồi trên cái chõng tre, ở dưới có nồi khoai luộc, chủ nhà nói: "Các chú móc con Củ ở dưới đít lên mà ăn" :cuoilon:........vậy tính làm sao??? bắt người ta nói tiếng phổ thông hay là chấp nhận đây?

:cuoilon: nói vậy để ví dụ về sự khác biệt về thổ ngữ thôi...hi hi. Tất nhiên nếu ai giải thích được thì càng tốt. Mọi người được mở mang kiến thức.

Còn về chữ "NGH" Ptit chịu khó tìm thêm đi rồi nhận giải cũng không muộn :D làm sao cho đáng đồng tiền bát gạo chứ :p

LSB-NguyenPtit
22-11-2006, 15:33
Còn từ jean mà Ptit nói LL đã giải thích đó là từ vay mượn, nếu Ptit nói jean mà không có chữ áo, chữ quần hoặc chữ vải thì "bố ta" cũng không hiểu định nói cái áo hay cái quần nữa
vậy trước jean vẫn là từ của tiếng mẹ đẻ.
LL cứ phức tạp vấn đề

ở đây ptit đề cập đến sự phóng khoáng và dễ dãi của tiếng Việt hiện đại, nó có thể chấp nhận nhiều từ vựng mới, nó chấp nhận sự thay đổi, biến dạng, chính vì thế nó thiên về nghe - hiểu (giống như nó không quan trọng là 'y' hay 'i', miễn sao người nghe hiểu được là ok)
ví dụ về cái quần bò là ví dụ trong trường hợp này.

còn LL lại đang bàn về một khía cạnh khác của ngôn ngữ Việt Nam :(

còn muốn nói về tiếng Việt thì còn phải nghiên cứu và học hỏi dài dài, vấn đề này LL đề cập, ptit đồng ý, không có gì bàn cãi.

Internet mà ptit dẫn ra tưởng đó là tên riêng? ví như chữ CocaCola...dịch làm sao đây???

tên riêng thì không cần phải định nghĩa, đúng hôn?
-> cocacola là không thể dịch
nhưng Internet là phải dịch à nghen, do đó nó có phải là tên riêng hay kô?
Internet là một khái niệm chung, không phải là tên riêng!

trường hợp "ngh"
- theo sau chỉ có thể làm nguyên âm đơn: i, e, ê
- hoặc nguyên âm kép: iê, ia, eo
còn nó ráp thêm cái gì ở sau nữa là tùy
- eo thì có nghèo khổ
- ia thì có ngắm nghía
- iê thì có thể là iên, iêng : như trên
- i thì có thể là i, inh,.. : nghinh phong...
- e thì có e, en,.. : vậy nghen...
- ê thì có ê, êch, ênh ... : ngốc nghếch, ngông nghênh,...

còn kêu ráp thêm cái gì nữa thì hết biết rồi.
nêu ra mọi chữ dùng ngh thì pó hand!
giờ đi tìm sách đọc thêm thôi :p - lấy quà mà khó thế ư :D :p

Thân!
Best regard!
:D

Lạc Long
22-11-2006, 16:31
ở đây ptit đề cập đến sự phóng khoáng và dễ dãi của tiếng Việt hiện đại, nó có thể chấp nhận nhiều từ vựng mới, nó chấp nhận sự thay đổi, biến dạng, chính vì thế nó thiên về nghe - hiểu (giống như nó không quan trọng là 'y' hay 'i', miễn sao người nghe hiểu được là ok)

:cuoilon: Giờ thì Ptit hiểu được sự khác nhau giữa Y và I rồi chứ. Bày trò đố trên là để Ptit và mọi người cùng kiểm chứng là không thể dùng lẫn lộn được...
Giờ thưởng cho Ptit 5000$......ai bổ sung tiếp cho Ptit sẽ vẫn có thưởng :D

LSB-NguyenPtit
22-11-2006, 22:00
nè!
trả lời về câu hỏi "ngh", sao không có phản hồi
để người ta biết mà còn tìm hiểu thêm hay là vừa ý

trời, mình tham lam thiệt :D
(cái topic cũ ríc năm nào, mình lấy ra bàn luận, thế mà được những 5000$
nghĩ lại sao mà mình tham tiền đến thế cơ chứ :D)

Thân!
Best regard!
:D

*=Tiểu_Yêu=*
23-11-2006, 10:03
Quy tắc sử dụng chữ I và Y

Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lí[6] cách dùng hai chữ i-ngắn và y-dài hiện nay như sau:

* Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /zero/, âm chính /i/ và âm cuối /zero/, thì có hai cách viết:
1. Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
2. Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
* Đối với các âm tiết có âm đệm /zero/ và âm chính /ie/ thì dùng "i". Ví dụ: ỉa, chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /zero/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
* Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /ie/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
* Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /zero/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
* Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...

Sử Tiến
23-11-2006, 10:42
Hic hic...không phải vậy chứ?
Ai cũng biết là Việt Nam cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....trước đây đều dùng chữ xuất phát từ chữ tượng hình của Trung Quốc. Rồi thay đổi chữ viết đó (biến cái của địch thành cái của ta:cuoi1: ) dựa theo tiếng nói của dân tộc mà thành. Ngoài ra chữ Nôm được hình thành bởi giai đoạn lịch sử phát triển của nó đó là thời kỳ Bắc thuộc. Khi đó để đảm bảo cho các công văn chuyển đi chuyển lại, đảm bảo cho tính bảo mật của thời đó...mới manh nha hình thành nên chữ Nôm và lưu truyền, phát triển đến ngày nay. Tác phẩm tiêu biểu đó là truyện Kiều của Đại Thi Hào Nguyễn Du.
Tiếc rằng lịch sử của Việt Nam đi kèm với giặc giã ngoại xâm nên không có cơ hội phát triển cái riêng của mình...chữ Nôm chưa được phổ cập toàn dân thì chữ Quốc Ngữ đã lên ngôi thay thế....âu cũng là do lịch sử mà thôi.

Còn nói như Sử Tiến e vẫn chưa chuẩn? theo tại hạ biết thì các chùa cổ ở Việt Nam đều viết chữ Hán cổ...vậy ngay cả người Trung Quốc sang cũng còn méo mồm lác mắt có đọc được đâu? Đâu phải cứ biết tiếng Hán là có thể dịch được tiếng Nhật hay tiếng Nôm đâu Sử đại nhân? Muốn dịch được e rằng phải nghiên cứu cả lịch sử hình thành phát triển của nó...có nghĩa là phải tìm hiểu cả cái quãng lịch sử của một đất nước đâu chỉ đơn giản mấy cuốn sách mà hiểu hết được sự việc nó "biến" hay là "bất biến"?

Mong được chỉ giáo thêm

Tại hạ chưa từng khẳng định rằng cứ hễ biết tiếng Hán là có thể dịch được tiếng Nhật hay tiếng Nôm. Lạc công tử trước khi gán cho người khác phát biểu điều gì thì xin đọc lại cho kỹ!

Đã gọi là chữ Quốc ngữ thì tất nhiên ngôn ngữ đó đại biểu cho toàn thể một dân tộc, là chữ viết riêng của dân tộc đó. Người của dân tộc khác nếu không tìm tòi học hỏi thì không cách nào hiểu được. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc tuy đều bắt nguồn từ Hán tự nhưng trải qua quá trình hình thành nên ngôn ngữ riêng, mỗi thứ chữ đó ít nhiều được đẽo gọt thêm thắt, tạo nên những điểm dị biệt, đã không còn là Hán tự nữa.

Người Trung Quốc nhìn vào chữ Nôm, hoàn toàn có thể phân tích đó là Hán tự nào kết hợp với Hán tự nào. Điều này không có nghĩa là họ sẽ hiểu được chữ Nôm. Bởi vì sao? Bởi vì chữ Nôm không phải là Hán tự. Cách biểu đạt ý nghĩa của chữ Nôm không giống với cách biểu đạt ý nghĩa của chữ Hán.

Đối với Hòa văn (tiếng Nhật), người Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể lọc ra những Hán tự mà người Nhật vay mượn. Điều này cũng không có nghĩa là họ sẽ hiểu được toàn bộ nội dung câu văn. Nguyên nhân bởi vì đâu? Bởi vì Hòa văn là nghệ thuật chạm khắc kết hợp giữa kanji (Hán tự), hiragana (bình phiên danh) và katakana (phiến phiên danh), chứ không còn là Hán tự đơn thuần nữa.

Tiếng Hàn mặc dù cũng bắt nguồn từ Hán tự, nhưng nó tuyệt đối không giống Hán tự một mảy tóc tơ nào. Hán tự là chữ tượng hình, nghĩa là dùng hình biểu ý, trong khi chữ Hàn hoàn toàn dựa trên sự mô phỏng hình thái của lưỡi, vòm miệng và răng khi phát âm. Chữ viết của người Đại Hàn nhìn chung gãy gập, khúc khuỷu, thiếu hẳn nét mác, nét móc, nét lượn mềm mại của chữ Hán.

Quay về với chữ Nôm. Đây là chữ viết riêng của dân tộc Việt mà động lực sáng tạo là do dân tộc tính cháy bùng sau một ngàn năm Bắc thuộc. Nếu cho rằng nguyên nhân chữ Nôm ra đời là để "đảm bảo cho các công văn chuyển đi chuyển lại, đảm bảo cho tính bảo mật của thời đó..." thì buồn lòng tiền nhân quá. Trong khoảng mười thế kỷ kể từ sau khi Ngô Quyền đánh đuổi Thái tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo, chữ Nôm được phổ biến trong giới trí thức, được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Không ít những tài liệu văn hóa dân tộc được ghi lại bằng chữ Nôm. Bia khắc ở các chùa chiền ngày xưa cũng có nơi dùng chữ Nôm mà đề tự.

Lạc Long
23-11-2006, 10:58
Thực ra Lạc Long chẳng biết tiếng Hán cũng như tiếng Nôm, nên mới mong Sử huynh đài chỉ giáo.

Còn cái câu mà Sử huynh đài trích dẫn trong bài của tại hạ thực ra cũng chỉ là tại hạ chua thêm vào mà thôi...chứ không hẳn là tại hạ coi đó là gốc của chữ Nôm (giống kiểu "biến cái của địch thành cái của ta")

Nhưng theo tại hạ được biết thì tiếng Hán giờ ngay bản thân Trung Quốc cũng chia làm mấy loại, đó là Hán Cổ, Trung Văn, và các lối viết Thảo, Triện.......ngoài ra còn do từng vùng miền nữa.
Tại hạ cũng chẳng biết tiếng Quảng Đông với tiếng Quảng Tây nó khác nhau thế nào, nhưng có nghe lóm là trước đây hai vùng này là đất của Việt nam???

Và cũng nghe nói Quảng Đông cũng dùng từ "Xoài" để chỉ quả Xoài giống Việt Nam?

Cũng bởi từ trước đến nay chưa ai dám nói là học hết được chữ của Trung Quốc nên tại hạ mới nói vậy, có gì sai cũng mong đừng chấp.

Còn các ví dụ mà tại hạ đưa ra chỉ nhằm khẳng định chữ Nôm tuy cũng xuất phát từ tiếng Hán, nhưng thực sự là chữ của Việt Nam, cũng giống các nước mà tại hạ đã nêu.
Giờ được biết thêm các kiến thức mà huynh đài vừa post thì cảm thấy đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đa tạ

Sử Tiến
23-11-2006, 13:20
Tại hạ reply chậm, Lạc công tử thông cảm. Lúc nãy phu nhân online nên trời đất gì cũng quên hết cả :D.

Nhưng theo tại hạ được biết thì tiếng Hán giờ ngay bản thân Trung Quốc cũng chia làm mấy loại, đó là Hán Cổ, Trung Văn, và các lối viết Thảo, Triện.......ngoài ra còn do từng vùng miền nữa.

Tiếng Trung tuy chia làm nhiều "bè đảng", "phe phái" nhưng chữ viết vẫn thống nhất một kiểu, tức là ngôn ngữ viết hiện nay của người Hoa.

Tiếng Trung sở dĩ chia làm hai, cổ văn và kim văn, phân biệt bằng cấu trúc câu, là bởi cổ văn tối nghĩa, trúc trắc rất khó hiểu. Cổ văn của tiếng Trung cũng như old English language, bắt buộc phải qua ít nhất một lớp chuyên về ngôn ngữ này thì mới có thể đọc và hiểu được. Sau này, để giản dị và bình dân hóa tiếng Trung thì kim văn ra đời, vì vậy mà có thêm tên gọi là tiếng phổ thông (phổ biến thông dụng) và bạch thoại (lối văn đơn sơ dễ hiểu). Truyện tình cảm ướt át của Quỳnh Dao, kiếm hiệp của Kim Dung... thi nhau xuất bản với mục đích khuyến khích người ta học kim văn.

Còn các thể chữ chân, thảo, triện, lệ phân biệt qua cách viết. Thời thượng cổ có chữ giáp cốt khắc trên mai rùa (giáp) và xương (cốt). Đến đời nhà Chu thì thứ chữ này biến thành chữ chung đỉnh hay chữ kim vì được khắc trên các đỉnh đồng và chuông. Ở giai đoạn này, người ta đã chú ý đến vẻ đẹp của chữ. Đời Tần, Lý Tư thống nhất chữ viết của sáu nước, giản đơn đi mà đặt ra chữ tiểu triện. Ngoài ra còn có chữ lệ sáng tạo bởi những viên quan nhỏ (đồ lệ) trông coi việc ghi chép. Đến đời Hán thì chữ lệ và chữ thảo được chính thức công nhận. Tiếp theo đó là sự ra đời của chữ khải hay còn gọi là chữ chân, một thể chữ cân đối hài hòa.

.....

(Gần 2 rưỡi sáng rồi, tại hạ thèm thăng lên giường quá. Phần còn lại xin để ngày mai giãi bày với Lạc công tử sau)

Sử Tiến
25-11-2006, 11:39
Tại hạ cũng chẳng biết tiếng Quảng Đông với tiếng Quảng Tây nó khác nhau thế nào, nhưng có nghe lóm là trước đây hai vùng này là đất của Việt nam???


Dưới thời Vũ Vương Triệu Đà, Quảng Đông và Quảng Tây trực thuộc nước Nam Việt. Đến đời quốc chủ thứ 6 Triệu Kiến Đức trở đi thì lưỡng Quảng (Quảng Đông + Quảng Tây) sát nhập vào bản đồ Trung Quốc. Nếu tại hạ nhớ không lầm thì Quang Trung đế sau khi đánh bại Tôn Sĩ Nghị đã có dâng sớ hòa hoãn với Càn Long, đồng thời xin vua Thanh trao trả Quảng Đông và Quảng Tây với lý do hai tỉnh đó vốn là của Nam Việt trước đây. Tất nhiên vua nhà Thanh đời nào ưng thuận.


Và cũng nghe nói Quảng Đông cũng dùng từ "Xoài" để chỉ quả Xoài giống Việt Nam?


Về ngôn ngữ thì tiếng Quảng được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, không riêng gì ở Quảng Đông, vùng phía Tây và phía Nam của Quảng Tây, và một bộ phận lớn của quần đảo Hải Nam. Thứ tiếng này gần như là ngôn ngữ bá chủ trong vấn đề giao tiếp, hơn hẳn cả bạch thoại. Thật ra cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc, bởi tiếng Quảng là thứ tiếng của giới thương mại, mà phần lớn người Hoa chọn sinh kế thiên về công việc làm ăn buôn bán. Đặc biệt muốn biết tiếng Quảng chỉ cần học nói, không học ngữ pháp cũng được. (Cảm giác riêng của tại hạ đối với tiếng Quảng thì đó là thứ ngôn ngữ khá "chua". Mặc dù lên bổng xuống trầm có tới 6 thanh, hơn hẳn tiếng phổ thông, nhưng khi lọt vào lỗ tai tại hạ thì nghe nó vẫn "dùi đục" làm sao ấy!)

Trở lại câu hỏi của Lạc công tử, tại hạ chưa hề nghe nói từ điển tiếng Quảng có chữ "xoài" bao giờ. Tiếng Anh gọi trái xoài là mango, tiếng phổ thông chua theo cách phát âm gọi nó là mángguǒ, và tiếng Quảng cũng phỏng theo na ná mà đọc thành monggwo. Nếu "xoài", vì lý do nào đó, thật sự trở thành từ vựng trong tiếng Quảng thì that's okay, baby, you just made the list.

Tại hạ đối với tiếng Trung chẳng biết nhiều hơn ai. Nhưng vì lúc tại hạ học high school, may mắn có duyên "quen biết" với tiếng phổ thông. Khi đó cũng chưa thích thú chi cả, chỉ thấy mới và lạ thế thôi. Cho nên rảnh rang thì hay tìm tìm đọc đọc, chỗ này một ít, chỗ kia một ít, khả dĩ thì có thể góp ý với những điều huynh đệ bàn luận trên đây. Có khi hăng tiết dzịt, bị phu nhân kêu là đành hanh. Hy vọng trước giờ tại hạ không có điều chi quá thất thố. Mà nếu lỡ có thì xin hai chữ "đại xá" vậy!

Lạc Long
30-11-2006, 08:20
Mấy hôm bận quá, nay mới mò vào đọc, hóa ra Sử huynh đã post phần tiếp theo rồi...vậy mà tại hạ không biết cứ tưởng huynh đài bận việc mà chưa post tiếp. Cứ mong ngóng chờ đợi đến khi online để vô đọc tiếp.
Hóa ra Sử huynh đã post rồi, nhanh thật á.
Đa tạ về lượng kiến thức mà huynh đài đã phổ cập cho trại chúng. Tiếc rằng kiến thức về vấn đề này tại hạ chẳng có là bao lăm, do vậy mặc dù rất muốn thỉnh giáo thêm nhưng mà hết vốn rồi, chẳng biết hỏi từ đâu nữa. Chỉ mong huynh đài rảnh rỗi post thật nhiều thật nhiều để mọi người có dịp mở mang kiến nhãn.

Về chuyện từ quả Xoài, được nghe lóm ông hàng xóm nói trước ông ý hay đi Trung Quốc, cụ thể là Quảng Đông ổng bảo là TQ gọi quả Xoài cũng phát âm là Xoài giống ở Việt nam nên tại hạ mới mạo muội mà đem ra hỏi Sử huynh.

Ngoài ra, có việc riêng muốn nhờ Sử huynh, nhắn tin mấy lần không được...không hiểu Sử huynh không để chức năng nhận tin nhắn hay là hòm tin đã đầy. Có chút việc muốn phiền huynh, xin huynh mấy chữ nhân dịp trọng đại trong đời.
Vậy huynh online thì bớt chút thời gian pm cho tại hạ biết nhé. Làm phiền huynh, mong huynh giúp cho.

Sử Tiến
30-11-2006, 10:57
Mấy lúc tại hạ post bài cũng là nhờ chư vị đây gợi hứng cho, đặc biệt là Lạc công tử và tiểu Nguyễn (lsb_nguyenptit), chứ bình thường thì virus lươi huyền nó hoạt động mạnh lắm. Những điều tại hạ post lên phần lớn từ cảm nhận chủ quan mà ra, chẳng dám nhận là phổ biến kiến thức chi ráo, chỉ mong có cái để 8 qua 8 lại cho dzui dzậy mà.

Tại hạ đã sử dụng hết lượng pm quota để lưu trữ mật thư của phu nhân, vì vậy mà hầu như out of reach. Nhưng thời may hòm thư mật của Dư Ngư Đồng vẫn có thể dùng để liên lạc tạm thời.

Xin cáo lỗi cùng những vị có nhã ý pm cho tại hạ nhưng không thành.

ThanhNhi
20-12-2006, 09:50
Dưới thời Vũ Vương Triệu Đà, Quảng Đông và Quảng Tây trực thuộc nước Nam Việt. Đến đời quốc chủ thứ 6 Triệu Kiến Đức trở đi thì lưỡng Quảng (Quảng Đông + Quảng Tây) sát nhập vào bản đồ Trung Quốc. Nếu tại hạ nhớ không lầm thì Quang Trung đế sau khi đánh bại Tôn Sĩ Nghị đã có dâng sớ hòa hoãn với Càn Long, đồng thời xin vua Thanh trao trả Quảng Đông và Quảng Tây với lý do hai tỉnh đó vốn là của Nam Việt trước đây. Tất nhiên vua nhà Thanh đời nào ưng thuận.

[!

tiếng trung thì em 0 biết,nhưng vụ này thì em biếtm bổ sung Sử đại ca chút
sau khi QT thắng TAN, vua Thanh bấy h là Càn Long đồng ý trả đất nhưng chưa kịp trả thì TQ chết (35t), con trai là Quan Toản lên ngôi nhưng kém cỏi nên CL lờ tít luôn vụ đất cát


còn chuyện tiếng trung thành tiếng nhật thì đúng đóa, 0 nhớ rõ rang cụ tỉ alwm nhưng nhớ đến đâu MTL nói đến đó
sau khi du nhập sang nhật thì tiếng trung chia thành 3 bộ chữ: Hiragana ( quý tộc,dùng phỏ biến), Katagana( dân thường, dùng như chứ viết nghiêng of tiếng viếtm, để ghi chú) và Kanji ( sư, rát ít dùng, chủ yếu trong văn bản quan trọng ) 90% la đúng:D

mà 2 huynh giỏi quá, đọc alcs cả măt, chỉ nói đc 1 cấu: bái phục

LSB_ls
27-03-2007, 05:31
thế hệ 9x giờ chơi toàn tiếng nóng các bác thử luận về thể loại chữ đó xem
=))