PDA

View Full Version : Kĩ thuật thu phục nhân tâm (Giáng Nhân Thuật)


LSB-Hunter
02-07-2003, 19:36
[center:5509756e9b]Kĩ thuật thu phục nhân tâm (Giáng Nhân Thuật)[/center:5509756e9b]

Kĩ xảo thu phục nhân tâm rất nhiều, trước kia nó được chia làm văn giáng, võ giáng . Võ giáng tức là dùng vũ lực để khuất phục. Văn giáng là dùng tâm kế để khuất phục (không phải là gian kế). Mục đích của hai cách này không khác nhau, nhưng thủ đoạn thì rất khác nhau.


Các vị huynh đệ thân mến, chúng ta cùng tìm hiểu về thuật này qua các “thủ đoạn” của các vị quân sư, danh tướng thời xưa nhé.

LSB-Hunter
02-07-2003, 19:38
[center:2c1f679c7b]Khổng Minh[/center:2c1f679c7b]

Bẩy lần bắt Mạnh Hoạch được coi là ví dụ điển hình nhất. Nếu huynh đệ nào đã từng đọc Tam Quốc Chí thì không thể không nhớ câu chuyện này

Bẩy lần bắt Mạnh Hoạch là bước quan trọng nhất để Gia Cát Lượng mở đường tiến tiến về Tây nam. Trước khi xuất binh, Gia Cát Lượng đã bàn với Mã Tốc sách lược để tiến vào tây nam. Mã tốc nêu lên phương châm : Lấy công phá vào nhân tâm làm thượng sách và được Gia Cát Lượng vô cùng tán thưởng.

Tây Nam là vùng đất hoang dã của người dân tộc thiểu số cư trú, họ có nhiều đặc tính. Phải kiên trì chính sách “vỗ về” để có thể khiến họ quy phục. Nếu đơn giản chỉ dùng vũ lực chinh phục thì dĩ nhiên chiến thắng nhưng không thể khuất phục họ và từ đó hậu hoạ về sau sẽ khôn cùng. Huống hồ Khổng Minh muốn bình đinh Nam man thực chất là mở rộng địa bàn để củng cố thế lực của quốc gia mong thay đổi thế cuộc bất lợi do những thất bại gần đó đưa đến. Do đó phải giải quyết ổn định để cai trị lâu dài. Cho nên Gia Cát Lượng trong quá trình tác chiến vời thủ lĩnh Nam man đã hết sức chú trọng chiến thuật công phá nhân tâm.

Khi bắt được Mạnh Hoạch lần thứ nhất , Gia Cát Lượng đầu tiên hỏi Mạnh Hoạch phục hay không phục. Mạnh Hoạch đứng không quỳ, nói to rằng chặt đầu cũng không phục. Do đó Khổng Minh sai người thả Mạnh Hoạch và bảo quay về chỉnh đốn binh mã để đánh tiếp.

Cứ như vậy cho tới khi Mạnh Hoạch bị bắt lần thứ 7, Gia Cát Lượng thả mà không đi và nói : “Ngài có uy trời , người Nam không bao giờ chống lại nữa”. Từ đó Mạnh Hoạch thành tâm thành ý quy thuận đầu hàng Gia Cát Lượng và trở thành loạt “cán bộ” (hì hì , nói vậy cho . . . hiện đại) dân tộc đầu tiên của Gia Cát Lượng trong sự cai quản giải biên thuỳ biên giới tây nam.

[center:2c1f679c7b]Huynh đệ cùng đón đọc "Trương phi vị tướng hữu dũng nhưng không vô Mưu"[/center:2c1f679c7b]

Tui đang đánh dở chưa xong, khi nào xong tui post tiếp cho chư vị huynh đệ cung đọc và ..... luận nhé

LSB-Hunter
02-07-2003, 20:44
[center:78556d0c8c]Trương Phi thả Nghiêm Nhan[/center:78556d0c8c]

Như huynh đệ đã biết Trương Phi là một vị tướng nổi tiếng dũng mãnh, nên người đời còn gọi là “mãnh hổ Trương Phi” Trong cuộc đời binh mã của Trương Phi thì trận cướp Ba Quận (tên 1 quận) khéo léo và đẹp nhất.

Sau khi Bàng Thống chết, việc tiến vào Tây Xưyên của Lưu Bị gặp trở ngại. Khổng Minh lập tức từ Kinh Châu kéo binh đi đường thuỷ vào Tây Xuyên. Khổng Minh và Trương Phi cùng định ước : Ai đến trước thì người đó lập công đầu.

Đại quân của Trương Phi kéo đến Ba Quận liền gặp phải sự kháng cự ngoan cường của lão tướng Nghiêm Nhan. Trương Phi đã mấy lần công thành nhưng không phá nổi.

Để tìm kế sách phá thành, Trương Phi cưỡi ngựa trèo lên núi cao điều tra thực địa, phân tích tình hình quân địch. Ông phát hiện ra Ba Quận có địa hình vô cùng hiểm trở, nếu đánh thì đánh không xong chỉ có thể dùng mưu để cướp. Do đó Trương phi bèn nghĩ ra kế “Điệu hổ li sơn”

Qua mấy lần dẫn dụ, cuối cùng đã điều được Nghiêm Nhan ra khỏi thành. (nếu muốn biết chính xác thì đọc lại đoạn này) Nghiêm Nhan thất thế bó tay bị bắt.

Tiếp đó màn kịch thu phục nhân tâm của Trương Phi bắt đầu. Nghiêm Nhan bị trói dẫn tời trước trướng , phẫn nộ chửi mắng không chịu quỳ. Thái độ bất khuật này thể hiện lòng dũng cảm và coi cái chết tựa lông hồng của vị lão tướng.

Trương Phi tuy tính tình nóng nảy vô cùng, gặp hoả thì bốc lên. Nhưng lần này thì ngược lại thái độ rất điềm tĩnh, ôn hoà, kìm nén sự tức giận để thực hiện kế sách “công phá nhân tâm”

Trương phi bước tới “tự tay cởi trói”, rồi dìu Nghiêm Nhan đến chỗ ngồi cao chính giữa và thành khẩn nói rằng “Tôi biết ngài là bậc hào kiệt lão tướng”. Qua thái độ bình tĩnh và lời nói chân thành đó đã khiến cho vị lão tướng đầy cương trực Nghiêm Nhan phải cảm động và chân thành chịu quy phục Trương Phi
Nhờ sự đầu hàng của Nghiêm Nhan mà binh mã của Trương Phi đi đến đâu cũng kêu gọi thuyết phục được quân địch đầu hàng. Đội quân của Trương Phi không những không mất một người mà còn thuận lợi vượt qua 45 cửa ải, kịp thời tới trướng Lưu Bị trước Khổng Minh và lập công đầu. Đó là phần thưởng cao quý nhất đối với Trương Phi vận dụng thành công Giáng Nhân Thuật

[center:78556d0c8c]Đến đây, ai trong số các huynh đệ còn cho rằng Trương Phi hữu dũng vô mưu nữa không ?[/center:78556d0c8c]

LSB-Hunter
03-07-2003, 12:59
Kế hậu đãi Trương Tùng của Lưu Bị [/center:dd84188006]

Lưu Chương nghe nói Trung Hán Trương Lỗ muốn Xuyên Thục, nên trong lòng rất lo sợ. Mưu sĩ dưới trướng đề xuất chủ trương, nói : “Kế tốt nhất của ta hiện nay là phái người sang Ngụy khuyên Tào Tháo xuất binh cùng ta đánh Trương Lỗ”

Đó là kế mượn dao giết người. Lưu Trương Cảm thấy bằng lòng, liền phái Trương tùng mang vàng bạc châu báu gấm góc sang Hứu Đô. Trương Tùng đi đến Hứu Đô. Trương Tùng đi tới Hứu Xương thì bắt gặp Tào Tháo vừa đánh bại Mã Siêu.

Tào Tháo thấy Trương Tùng là người tướng mạo bình thường nên không thèm để ý tới. Sau mấy câu nói hai người đã đỏ mặt, Tào Tháo bực tức sai người đem Trương Tùng ra đánh

Trương Tùng thấy cầu Tào Tháo không được, bèn chuyện sang Kinh Châu chuẩn bị đến Lưu Hoàng Thúc là người đang nổi danh thời đó đề xin gặp.

Vừa đến cửa khẩu Kinh Châu, Trương Tùng liền được đại tướng quân Triệu Vân của Lưu Bị là người danh tiếng khắp bốn phương thời đó đã tiếp đãi nhiệt tình. Vừa đến quán trạch Kinh Châu, Quan Vân Trường lại đem binh mã ra đón tiếp ngoài cửa. Điều này làm cho Trương Tùng rất phấn khởi.

Khi ông vừa đến thành Kinh Châu thì Lưu Bị đã dẫn Phục Long – Gia Cát Lượng, Phượng Sồ, Bàng Thống thân chinh ra thành đón tiếp. Điều này khiến cho Trương Tùng là người vừa bị làm nhục tại Hứa Xương vô cùng kinh ngạc và cảm động

Tiếp theo những ngày Trương Tùng ở Kinh Châu luôn được chiêu đãi, ngoại lệ thường. Liên tiếp 3 ngày , ngày nào cũng thiết yến, Trương Tùng như được tôn lên tận mây. Khi vừa đến Trương Tùng vốn định giữ thái độ lãnh đạm , nhưng vì được đối đãi tử tế nên Trương Tùng bỗng sôi nổi , nhiệt tình lên và quyết định về với Lưu Bị , dâng bản đồ Tứ Xuyên cho Lưu bị

anhhung_ngocnghech
28-09-2003, 13:34
Tại hạ thấy "kỹ thuật thu phục nhân tâm " trước kia phân chia theo mỗi người , mỗi người tuỳ theo mà sử dụng, tại hạ lấy ví dụ giữa Tào Tháo và Lưu Bị là hai nhân vật đối lập trong TQC, nhưng kỹ thuật thu phục nhân tâm của họ thì đều hay nhưng bởi vì phủ hợp với tính cách của TH và LB nên TH bị gọi là gian hùng còn LB thì thành anh hùng:
Sau trận Đương Dương-Trường Bản khi Triệu Tử Long cứu A Đẩu về LB đã quẳng A Đẩu xuống đất mà nói rằng "Vì mày mà ta suýt mất một viên đậi tướng" đó cũng là một cách thu phục nhân tâm vậy chỉ vất con xuống và một câu nói đổi lại được một dũng tướng trung thành suốt đời. Khi LB sắp chết có dặn Khổng Minh rằng sau khi LB chết A Đẩu không đủ tài đức muốn Khổng Minh lên thay LB nắm giữ đất Tứ Xuyên. Đó là một cách rào trước thôi, chứ không phải thật tâm LB muốn vậy, nếu Không Minh muốn chiếm giữ chức của A Đẩu thì với tài trí của A Đẩu làm sao giữ được, LB nói vậy thì Khổng Minh vì ân đức cũng chỉ biết trọn đời phò tá A Đẩu thôi. Đấy cũng là một cách thu phục nhân tâm tuyệt vời đó.
Còn nói về Tào Tháo : Khi muốn thu phục Quan Vân Trường ông ta dùng tất cả các kế sách , từ quan tước cho đến vàng bạc và cả nữ sắc nữa để thu phục Quan Vũ nhưng Quan Vũ là người kiêu ngạo, khí tiết quyết trọn nghĩa với Lưu Bị không chịu theo nhưng đến sau này trận Xích Bích TH bại trận cũng được Vân Trường tha chết ở đường Hoa Dung. Tuy đây là kế sách của Khổng Minh để TH sôngd thì mới tạo thành cục diện chân vạc để LB vào được Tứ Xuyên nhưng cách thu phục nhân tâm này cũng đem lại lợi ích cho TH . Tại hạ không nhớ rõ lắm nhưng có lần TH hành quân có ban lệnh rằng quân sĩ nào dẫm hỏng lúa của dân thì bị chém đầu, nhưng đang đi thì con ngựa của TH giở chứng lồng lên dẫm hỏng một khoảnh lúa TH lập tức rút gươm ra tự vẫn, các tướng xúm vào can, sau đó Th cắt một nhúm tóc để chứng tỏ mình phạm luật cũng bĩ xử phạt thể hiên sự công bằng, tôi thấy cách thu phục nhân tâm này cũng giống với LB thu phục Triệu Tử Long, không khác gì.Tào Tháo có một cách thu phục nhân tâm rất hay tuy hơi " ác" nhưng cực kỳ hiệu quả: Khi Tào Tháo đang chống Viên Thiệu thì hết lương thực , mà lúc đó quân của Th ít hơn của Viên Thiệu, lương thực thì lại hết ,quân của Tào phải ăn suất lương ít hơn bình thường. TH gọi viên coi lương ( tại hạ không nhớ tên} vào và nói muốn mượn một vật là cái đầu của ông ta đẻ làm yên lòng quân sĩ ( ông này muốn từ chối cũng chẳng được) Sau đó TH chặt đầu ông ta và thông báo người này tham ô ăn bớt lương thực của quân sĩ . Như vậy TH làm yên lòng được binh sĩ, để quân sĩ không xôn xao , nản lòng vì hết lương thảo. Theo tại hạ trong tình thế đó Th có một cách th phục nhân tâm rất giỏi , tuy hơi độc nhưng nếu không làm thế thì không chỉ chết một viên quan đó má cả Th và 10 vạn quân của Tào cũng tan tác