PDA

View Full Version : Thừa tướng Lý Tư đóng góp được gì cho nhà Tần và Trung Quốc?


Bach dien thu sinh
15-06-2003, 15:03
1. Quy định chiều rộng của đường bộ trên toàn quốc là 6 xích và từ đó tạo ra kích thước chiều rộng của xe ngựa.
2. Bãi bỏ chế độ cấp đất phong vương, lập ra các đơn vị hành chính là tỉnh, huyện...
Mong các vị huynh đài góp ý và bổ sung.

LSB-RongLuaBacCuc
01-12-2003, 06:30
Tại hạ không hiểu rõ nhiều về nhân vật này vì do trong tay không có nhiều tư liệu về ông. Nhưng để Lý Tư có được những thành tựu ấy thì phải nói tới người đã xây nên cái nền móng cho nước Tần trước, người ấy không ai khác là Phạm Thư.

Về đối nội: Phạm Thư áp dụng chính sách "vững cội yếu cành", chính sách này tức là thu gom mọi quyền lực dưới một trung ương duy nhất là Triều Đình, các địa phương chỉ là những chi nhánh nhỏ, chính sách này đem tới lợi thế là hạn chế quyền binh trong tay của các đại thần từ đó quyền sinh sát, quyết định chỉ duy nhất có nhà vua mới có quyền quyết định.

Về đối ngoại: Phạm Thư tận dụng triệt để chính sách "hoà hoãn nước xa, tấn công nước gần". Để cụ thể hoá chính sách ấy Phạm Thư đã hướng cho Tần Vương hoà hoãn với cá nước Tề, Sở, Triệu, tấn công các nước Ngụy Hàn, Yên. Nước Hàn là một nước có thể nói là yếu nhất trong "thất hùng" và là cái đích ngắm đầu tiên cho kế sách tấn công nước gần của Phạm Thư

LSB-Mat_naDH
04-12-2003, 09:18
:D Thừa tướng Lý Tư đúng là đóng góp được nhiều cho nhà Tần và Trung Hoa.
Khi theo thờ nhà Tần ,nhờ vào mưu kế của ông mà Tần Thuỷ Hoàng đã làm nên nghiệp đế: thu phục được 6 nước Hàn ,Nguỵ,Yên,Triệu,Tề,Sở ,thống nhất Trung Hoa ,quy tụ thiên hạ về một mối,mở ra một bước ngoặt cho lịch sử TH.
KHi làm thừa tướng ông cũng có đóng góp nhiều công sức trong việc lập xã tắc,sửa sang tôn miếu,thống nhất các đấu,các hộc,đồ đo lường,quy định các văn chương......
Nhưng bên cạnh các việc làm trên ,những việc làm khác của ông thì lại có hại cho nước Tần -----> ông ko phải là một bề tôi trung mà là một người có tội.Thí dụ như ông đã khuyên Tần Thuỷ Hoàng bỏ,đốt các sách Kinh Thi,Kinh Thư...chỉ cho để lại sách thuốc,sách trồng cây,sách bói, ai ko thi hành thì sẽ bị khắc vào mặt ,đày đi giữ thành với mục đích làm cho trăm họ ngu đi .Khi TTH lâm chung ,có ý nhường ngôi cho Phù Tô thì Lý Tư vì lo giữ chức tước ,lợi ích bản thân mà nghe theo lời Triệu Cao,bỏ trưởng là Phù Tô lập thứ là Hồ Hợi lên ngôi.Hồ Hợi lên ngôi thì càng tin dùng Triệu Cao ,lập ra nhiều đạo luật ác nghiệt :giết chóc các quan đại thần ,giết các bè tôi trung của tiên đế...kẻ có tội thì bắt cả họ,kẻ nghèo thì làm cho giàu,kẻ hèn thì làm cho sang.Bắt trăm họ nộp thuế má ngày càng cao để vua có tiền hưởng lạc vui chơi .Khi đó Lý Tư mới can ngăn Nhị Thế(Hồ Hợi)--->đã muộn,Nhị Thế ko nghe theo lời khuyên của LT,sau đó LT lại vì luyến tiếc bổng lộc mà a dua theo ý Nhị Thế,tâng bốc Nhị thế,khuyến khích Nhị Thế thi hành việc "đốc trách"(là việc dùng hình phạt bắt người ta sợ pháp luật):ai đánh thuế dân nặng thì được coi là làm quan sang suốt,ai giết nhiều người là tôi trung...---> khiến cho người chết ngày càng nhiều,chất đống.Rồi Triệu Cao gièm pha,nói xấu Lý Tư với vua,lúc đó LT mới kể tội Triệu Cao,nhưng phỏng ích gì khi vua đã tin dùng TC<----- kết cục Lý Tư bị ngũ hình,bị chết chém ngang lưng,bị giết cả ba họ.Còn Triệu Cao ngày càng lộng hành ,ép Nhị Thế tự sát ...rốt cuộc nhà Tần mất thiên hạ.
-----> có thể nói Lý Tư là người vừa có công,vừa có tội,còn là người bất trung,thông hiểu đạo của Lục kinh nhưng ko lo làm chính sự,khuyên can vua ,bổ khuyết cho những thiếu sót của vua trái lại chỉ lo giữ chức tước,bổng lộc,a dua theo bọn gian thần khiến cho trăm họ phải khổ trước những hình phạt,đạo luật tàn khốc,nghe theo lời của Triệu cao bỏ trưởng lập thứ...với công và tội như thế LT là người đáng được ca ngợi hay chê bai
:?:

Bệnh Quan Sách
10-12-2003, 01:37
Các hạ có biết Hàn phi ko? ông ta chính là người vạch ra sách lược và còn là bạn cùng học đế vương chi thuật với Lý tư , nhưng bị Lý tư hãm hại mà chết nhưng Lý Tư lại là người kế thừa những tư tưởng của Hàn và phát huy tới mức tối đa ---> nước tần rất mạnh và thôn tính đc 6 nước , nhưng ông ta lại là người quá giảo hoạt và là thủ phạm của khá nhiều vụ án mơ hồ , nhưng công tội của ông ta lại ngang nhau , những sử gia còn ko thể đánh giá nổi nhân vật này và mang trong lòng mối hoài nghi và đành phải để cảm nhận cho từng người đoc vậy, 6 nước bị thôn tính và thành lập một quốc gia thống nhất nhưng nhà tân cũng bị diệt vong bởi một sách lược của Lý Tư, tôi ko nhớ rõ tên của sách lược này nhưng nó mang đại ý là xúi giục nhị Thế thiết quân luật với chế độ hà khắc..

LSB-Mat_naDH
10-12-2003, 08:48
Phàm những người sống bằng nghề"du thuyết" thì đều là những người giảo hoạt ,miệng lưỡi trơn hơn bôi mỡ ,kiểu gì cũng nói được ,đổi đen thành trắng,trắng thành đen khiến người nghe ko thể ko làm theo ,đây là kiểu người bất chấp thủ đoạn miễn sao đạt được mục đích của mình ,ko kể gì đến Trương nghi,ví như Hàn Phi là bạn học cùng với Lý Tư đó,vì ganh ghét với HP,LT đã tìm mọi cách gièm pha,nói xấu HP với vua Tần hằng mong vua Tần giết HP,xong sau đó vì muốn bảo vệ bổng lộc của mình ,muốn lấy lòng vua ,muốn vua làm theo ý kiến của mình thì lại quay sang ca ngợi HP.Con người đáng sợ<----thế nên ngày xưa những bề tôi trung thành thường khuyên vua là ko nên nghe theo miệng lưỡi của những kẻ "du thuyết" :D .
BQS huynh nói đúng ,LT vừa có công vừa có tội ,xếp LT vào người có tội hay có công là tuỳ vào người đọc ,vì ko thể phủ nhận LT đã giúp nhà Tần thống nhất thiên hạ ,sau đó góp công sức trong việc lập xã tắc.....nhưng cũng ko thể phủ nhận những tội của LT như khuyên vua đốt hết sách vở...cũng như ko thể phủ nhận việc LT góp phần vào làm cho nhà Tần mất thiên hạ.
Cái sách lược mang đại ý là xúi giục nhị Thế thiết quân luật với chế độ hà khắc..nếu như MN nhớ cũng ko lầm là ""đốc trách"(là việc dùng hình phạt bắt người ta sợ pháp luật):ai đánh thuế dân nặng thì được coi là làm quan sang suốt,ai giết nhiều người là tôi trung...." còn một số câu trong cái sách lược này nữa mà MN ko nhớ hết.

Tieu Son Trang Si
15-12-2003, 09:51
Lý Tư vốn người nuớc Sở (nếu nhớ ko sai), và do Lã Bất Vi tiến cử cho Tần Thủy Hoàng. Lý Tư rất cầu tiến nên mới thường biết đến với lý luận chuột kho lúa và chuột nhà xí. Lý Tư từng nói cũng đếu là chuột nhưng chuột nhà xí thì ăn toàn đồ dơ bẩn trong khi chuột ở kho lúa thì ăn thóc lúa đàng hoàng, con người ra sao thì toàn ở chổ ở vậy. Có môt thời gian các khách khanh bị lần lượt trục xuất ra khỏi Tần quốc. Lý Tư cũng là khách khanh và Lý Tư có viết bài Trục Khách Lệnh (nếu mình nhớ ko lầm) rất hay, cho nên không bị trục xuất.

Lý Tư quả là có gièm pha với Tần Thủy Hoàng để hại Hàn Phi vì ganh tị. Lý Tư và Hàn Phi đều là học trò của Tuân Tử. Tuân Tử chủ trương ngược lại với nho gia, cho rằng con người vốn ác nên phải cần theo khuông khổ của pháp trị. Ai cũng biết Thương Ưởng và Hàn Phi là pháp gia. Nhưng theo tại hạ thì Hàn Phi chịu ảnh hưởng của Tuân Tử nhiều hơn.

Theo tại hạ thì Tần Thủy Hoàng vốn đã có ý bỏ phân phong sau khi gồm thâu lục quốc, chứ không phải là Lý Tư chủ trương. Lý Tư chỉ là giúp TTH áp dụng pháp trị theo đúng tư tưởng của Hàn Phi. TTH lấy lý do vì phân phong nên thiên hạ của nhà Chu mới đại loạn và chiến tranh kéo dài liên miên. Nhũng người đối lập thì lại nói nhờ phân phong mà Hạ, Thương, Chu, mổi nhà truyền được đến vài trắm năm.