PDA

View Full Version : Cách xưng hô trong tiếng Việt


LSB-Datinhcongtu
30-07-2004, 18:12
Qua việc sử dụng hệ thống từ vựng chỉ thân tộc làm đại từ nhân xưng, người Việt Nam đã biến gia đình thành hệ quy chiếu của quan hệ xã hội. Người nào ngang tuổi ông bà mình thì tự động trở thành “ông”, “bà”; người nào ngang tuổi chú bác cô dì thì tự động trở thành “chú”, “bác”, “cô”, “dì”; người nào ngang tuổi anh chị thì tự động biến thành “anh”, “chị”, v.v… Như thế, xã hội được xem như một gia đình mở rộng. Nền tảng của gia đình là huyết thống. Ðiều này, tôi nghĩ, giải thích tại sao người Việt không sử dụng một số từ như “vợ”, “chồng”, “dâu” và “rể” làm đại từ nhân xưng. Trước đây, đã có người nêu ý ấy. Cao Xuân Hạo phản bác: “thím” và “dượng” đâu khác gì “dâu” và “rể”? Cũng là những người ở ngoài huyết tộc cả thôi. Tuy nhiên, tôi nghĩ, những trường hợp này không giống hẳn nhau. “Thím” và “dượng” là những cách gọi từ những người thuộc vai cháu; trong khi “vợ”/“chồng” và đặc biệt, “dâu”/“rể” là những thuật ngữ được dùng bởi những người đang đứng ở vai trên: cha mẹ. Người thuộc vai dưới phải chấp nhận vị thế của người trên, trong khi đó, người bề trên có quyền khống chế người dưới: vợ chồng phải biến thành “anh”/“em”; dâu và rể phải biến thành “con”/“cháu” mới thực sự biến thành những thành viên ruột thịt trong gia đình.

Xem xã hội như một gia đình mở rộng cũng là một điều hay. Ừ, thì… hay. Nhưng dở, cũng lắm chuyện dở. Dở nhất, theo tôi, là với cách nhìn ấy, người Việt Nam rất khó xây dựng được một xã hội công dân thực sự, ở đó, tư cách mỗi người được xác định bằng một tiêu chí duy nhất: luật pháp. Không phải ngẫu nhiên mà ở Việt Nam, chỉ có một nơi duy nhất cách xưng hô dựa trên hệ thống từ thân tộc hoàn toàn bị loại bỏ: toà án. Nghĩ cũng phải chứ. Chẳng lẽ quan toà lại phán: “cháu tuyên án bác 30 năm tù khổ sai vì tội giết người có vũ khí.” hay: “Anh phạt em 2 năm tù ở vì tội làm điếm.” Chẳng lẽ thế? Thế nhưng, tại sao trong các cơ quan công quyền khác, người ta lại cứ tiếp tục bác bác cháu cháu? Nghe, dễ tưởng là thân mật, thậm chí, dân chủ nữa, nhưng theo tôi, chính cái cách xưng hô như thế đã góp phần ngăn chận quá trình dân chủ hoá của Việt Nam: người xưng “bác” hay xưng “chú” có thể tiếp tục độc đoán và người xưng “cháu” tiếp tục chấp nhận những sự độc đoán ấy là những điều bình thường. Có thể nói, cách xưng hô như thế rất dễ làm triệt tiêu cảm giác phẫn nộ chính đáng của người dân khi đối diện với những sự bất công. Mà không có cảm giác phẫn nộ ấy thì sẽ không thể nào có được một xã hội công dân thực sự.

Kelangquen
01-08-2004, 08:30
Theo đại gia, việc xưng hô của người Việt thực chất khá khó khăn. Về thực chất quan hệ họ hàng càng sâu thì cách xưng hô lại càng đa dạng. Không ít người tỏ ra ngạc nhiên khi những người không quen biết lại gọi mình bằng "bác","chú"...qua tìm hiều mới biết là có họ hàng xa với nhau. Đôi khi cách xưng hô kiểu này gây hiểu lầm nhất là lúc chúng ta giáo dục trẻ con. Tên gọi khiến bọn trẻ hiểu lầm giữa những người thân và những người họ hàng xa của chúng ta, không có quan hệ với chúng.

Trong XH cũng có không ít cách xưng hô đa nghĩa, chẳng hạn từ "cậu" có thể hiểu là tên gọi huyết thống, cũng có thể hiểu là cách xưng hô của hai người bạn thân. Từ "tớ" - Thay cho từ "tôi" nhưng nghĩa khác hẳn với "đầy tớ","tôi tớ"...Tuy thế, cách xưng hô da dạng của TViệt lại cũng rất có ích trong sự thể hiện cá tính. Thay vì "tôi" - thường dùng trong khi ngoại giao, thì "mình" lại nhẹ nhàng và thân thiện hơn...

Nói chung ngôn ngữ tiếng việt trong cách xưng hô luôn luôn phải vận dụng hợp lý mới có kết quả tốt. Trong phiên toà hay công sở, việc sử dụng cách xưng hô kiểu người nhà cũng là một vấn đề XH, sự thân thiện trong cách xưng hô chưa hẳn đã là một quan hệ gần gũi và tốt đẹp.

LSB_Vô tình tiên tử
01-08-2004, 14:36
Nói qua cũng phải nói lại, nếu như vẫn còn phải giữ nguyên cách xưng hô như thời xưa, mỗi người chúng ta phải đứng ở một vị trí có hàng đống danh xưng. Đến chính Bổn tiên tử cũng không tài nào nhớ được có tới bao nhiêu danh xưng trong họ hàng, bao nhiêu người trong họ hàng. Toàn những người cả mấy năm mới được gặp, có khi mấy chục năm rồi mới được biết tới. Nếu gọi không đúng thì lại bảo vô lễ. Hồi trước Bổn tiên tử cũng có một trường hợp tương tự. Một ông bạn của bố (hơn 60 tuổi) lấy cô em họ, vì thế mỗi khi đến nhà Bổn tiên tử cũng chẳng biết phải xưng hô như thế nào cho phải phép. Trước đây đã quen gọi là chú rồi, mà nay ông ấy lại gọi mình bằng chị. Thế là cũng chẳng muốn đến nhà đấy chơi nữa, và cuối cùng tình thân thuộc cũng nhạt dần.

Cũng may, bây giờ danh xưng trong cuộc sống thường nhật không còn phức tạp nữa. Cứ thấy ai lớn tuổi hơn thì anh chị, ai lớn nữa thì cô, chú, bác. Chào trước một câu rồi nhận thân phận sau cũng được. Cũng có vì như thế mà các quan hệ xã hội nó có xấu đi đâu. 8-)

happyghost
02-08-2004, 10:49
xưng hô ... tại hạ đã từng bị rất nhiều quả chào hố ... đặc biệt là khi gặp họ đằng xa chả biết thế nào mà chào cả ... và cách tốt nhất là tại hạ len lén chốn đi chỗ khác chơi ... chứ gặp phải mấy tình huống . chào hố đến là chết cười mà không dám cười ... mặt cứ gọi là đần thối ...

anh_sieu_quay
04-08-2004, 04:14
cách sưng hô có rất lắm kiểu cách lắm lơi họ hàng đan xen nhau nhiều khi ra đường đi gặp mà ko biết lại có khi đánh nhau mới biết là họ hàng cách sưng hô của người việt nam ta rất phúc tạp nhiều khi hôm nay mình xưng hô với người này là bác nhưng mai lại phải gọi bằng ông thế mới lạ chứ sao vậy?
tại vì vợ bác ấy ít tuổi chỉ bằng bố mẹ mình nhưng bác trai thì lại nhiều tuổi hơn bố mẹ mình nhưng cô mình lại chơi với vợ bác ấy mình mới hôm nọ gọi bác ấy bằng bác nhưng bác ấy xang nhà ông mình thì lại gọi ông mình bằng anh buộc mình phải gọi thành ông thế cho nên nhiều khi dây mơ dẽ má họ hàng lộn xộn làm cho mình và nhiều người khác nhiều khi khó sử về cách sưng hô với mọi người

LSB-Datinhcongtu
05-09-2004, 18:54
Hi hi 2-9 về nhà , nghe bố mẹ tôi gọi nhau bằng “mình”, tôi cũng có cảm giác thật lạ. Tôi chợt khám phá ra chữ “mình” ấy chứa đựng trong nó cả một triết lý về tình yêu của người Việt. Chứ còn gì nữa? Chúng ta đều hiểu ý nghĩa đầu tiên của chữ “mình” là bộ phận chính của thân thể. Trong những giờ vạn vật đầu tiên thời tiểu học, chúng ta đã học là thân thể người ta gồm ba phần: đầu, mình và chân tay. “Mình”, chiếm từ cổ xuống mông, là bộ phận lớn nhất của cơ thể, do đó, được đồng nhất với cơ thể: Nói “mình đầy mồ hôi” cũng là nói “cơ thể đầy mồ hôi”. Là toàn bộ cơ thể, “mình” biến thành “tôi”, ngôi thứ nhất số ít. Yêu nhau, khi hai biến thành một, người ta cho cái “mình” ấy cho người mình yêu: “mình” biến thành “em” hay “anh”, ngôi thứ hai số ít. Nhưng khi sự phân biệt giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai biến mất, khi “mình với ta tuy hai mà một”, “mình” tự động biến thành “chúng ta”, ngôi thứ nhất số nhiều. Như vậy, nếu dịch sang tiếng Anh, chỉ giới hạn trong phạm vi đại từ nhân xưng, chữ “mình”, tuỳ từng trường hợp, có thể là “I”, có thể là “you” và cũng có thể là “we”. Một chữ: ba ngôi.

Từ những sự biến nghĩa của chữ “mình”, chúng ta có thể loé thấy quan niệm của người Việt Nam về tình yêu và hôn nhân. Theo quan niệm đó, tình yêu không phải chỉ là một sự hoà nhập làm một; hai người yêu nhau không những chỉ thuộc về nhau. Đó là những quan niệm bình thường và quen thuộc ở khắp nơi. Với người Việt Nam, yêu nhau là đem cái chữ “mình” vốn chỉ cơ thể của mình tặng cho người mình yêu, là tự nguyện chuyển nhượng chủ quyền trên thân thể của mình cho người mình yêu, là dâng hiến cái mình của mình cho nhau. Hơn nữa, là biến người mình yêu thành cái “nhà”, thành không gian cư ngụ của mình: chỉ ở đó, người ta tồn tại.

Tiếng Việt muôn năm ( mặc dù có đên 70% là mượn của tiếng Hán :)) )