PDA

View Full Version : Võ Bình Định


LSB-MaiPhiLong
24-07-2004, 11:12
có ai am hiểu về võ bình định không chỉ giáo cho Triệu mỗ với đa tạ
(nhưng không được viết linh tinh đâu đấy)

hoado
27-08-2004, 13:17
Chao Trieu huynh , khong biet hon kem nhu the nao nhung tui tam xung ho nhu vay , huynh dong y chu .
Ke tu khi huynh thong bao voi gioi vo lam den nay cung ga hon mot ky trang . Chang hay huynh da nhan duoc su chi giao tu su huynh de nao chua ?

CHAO_NHE123
27-08-2004, 16:51
không bít huynh đệ muốn xem võ bình định những không thấy nêu rõ?? Môn phái nào hay chỉ là bình định thôi?
Muốn hỏi huynh đệ phải nói rõ mọi người mới hiểu?
Còn ở LSB nhiều người nói về võ bình định lắm huynh đệ thử xem?
http://www.luongsonbac.com/forum/viewtopic.php?t=31430 vào xem???

congtu_thieulam1991
12-09-2004, 14:18
có ai am hiểu về võ bình định không chỉ giáo cho Triệu mỗ với đa tạ
(nhưng không được viết linh tinh đâu đấy)
Sư phụ ah đệ tu ko biet sư phụ thế nào ma lai hỏi nguoi khác về môn võ Bịnh Định như thế lộ hết cả bí quyết rùi. Mà sư phụ nhơ bỏ cai noi tục là đéo đi nhé. Hic :)):)):))
Đệ tử kinh chào sư phụ:)):))

congtu_thieulam1991
12-09-2004, 14:31
Thôi đi xin Triệu sư phụ đấy. Người ta có lòng tốt vậy mà còn......điệu :):)
8-) 8-)

TieuHoaVinh
14-09-2004, 20:26
Võ Bình Định thì tại hạ cũng có sơ qua một vài điều được nhưng đây chỉ là tóm tắt thôi nhé:
Dân gian có câu:
Trai An Thái, gái An Vinh
Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh

Một số môn phái tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định
Nói đến võ cổ truyền Bình Định chắc hẳn không ai không một lần nghe nói đến các địa danh quen thuộc như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền... những nơi đã tụ hội và sản sinh ra các môn phái, các võ sư, võ sĩ lừng danh qua nhiều thế hệ và cũng chính là môn phái, các võ sư, võ sĩ ở nơi đây đã góp phần tô thắm và tạo dựng nên bức tranh hoành tráng của dòng võ cổ truyền Bình Định.
Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Thái
Vùng đất này thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn (giáp ranh huyện Tây Sơn). Kể từ khi có thầy Trương Văn Hiến từ đàng ngoài vào đây mở trường dạy văn, dạy võ ở thôn Thắng Công, nhiều sĩ phu yêu nước, trai, gái trong vùng đua nhau học võ. Trong số học trò của thầy giáo Hiến có ba anh em nhà Tây Sơn, đã tạo nên diện mạo mới ở vùng đất An Thái - Thắng Công, bên bờ hữu ngạn sông Côn, biến nơi đây thành trung tâm truyền bá võ học có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng. Từ đó, xuất hiện nhiều võ sư nối tiếp nhau như: Lâm Hữu Phong, Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), bà Sáu Sanh, Ba Phùng, Phó Tuần Chẩn, Chín Kỳ, Tám Lẽo, Diệp Trường Phát (Tàu Sáu)... trong đó tiêu biểu có môn phái dòng họ Lâm.
Môn phái này được hình thành và phát triển lâu đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào võ thuật ở vùng đất An Thái.
Đứng đầu môn phái là võ sư Lâm Hữu Phong, sinh năm 1855 tại thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc. Sinh thời, ông đã có công truyền bá và đào tạo nhiều võ sinh ưu tú và đặt tên cho võ đường của mình là võ đường Bình Sơn để khẳng định võ Bình Định - Tây Sơn. Trước khi qua đời ông đã truyền lại cho con là võ sư Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), sinh năm 1895, và để nối nghiệp, ông Thọ cũng đã truyền nghề lại cho hai người con của mình là võ sư Lâm Ngọc Lài và võ sư Lâm Ngọc Phú. Hiện nay, ông Lâm Ngọc Phú vẫn tiếp bước ông cha mở trường dạy võ ngay trên mảnh đất giàu truyền thống thượng võ, góp phần bảo tồn, gìn giữ vốn quí của dân tộc.
Ngoài ra, đến đầu thế kỷ XVIII, người Hoa cũng tìm đến đây để định cư buôn bán và mở trường dạy võ, tiêu biểu có môn phái dòng họ Diệp (Diệp Trường Phát) tục danh thường gọi là Tàu Sáu, đã góp phần làm cho võ "Ta" và võ "Tàu" ở An Thái ngày thêm khởi sắc và phong phú. Sau này (vào khoảng năm 1925) lễ hội "Đỗ Giàn" ở đây cũng được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, tạo nên sự kích thích đua tài của các môn phái võ trong vùng. Đây cũng chính là lễ hội dân gian độc đáo riêng có của vùng đất An Thái.
Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Vinh
An Vinh nằm bên bờ tả ngạn sông Côn, thuộc huyện Tây Sơn, đối diện với thị tứ An Thái ở bờ bên kia sông, quanh năm xanh mát, đất đai màu mỡ do phù sa của con sông Côn bồi đắp. Đời sống kinh tế có phần sung túc nên nạn cướp luôn đe dọa, nhiều người cần phải học võ, nhất là các nhà khá giả, địa chủ, phú hộ. Từ đó, các môn phái võ được ra đời, đứng đầu trong giới võ có võ sư: Nguyễn Ngạc (tức Hương Mục Ngạc), Khiển Phạm, Năm Nghĩa, Hương Kiểm Cáo (con trai Hương Mục Ngạc) đến Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Đội Sẻ, Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ), Ba Thông, Tuần Sửu, Sáu Hà, Bốn Mỹ… đã cùng nhau tạo dựng được những thế mạnh của mình với những đường quyền hiểm hóc và được lưu truyền đến mãi ngày nay. Một trong những trụ cột của vùng đất An Vinh phải nói đến dòng họ Nguyễn (Nguyễn Ngạc). Ông sinh năm 1850 trong một gia đình có võ nghệ cao cường, chính ông là người đứng ra thành lập môn phái và chọn cho mình một hướng đi riêng. Từ nhỏ ông đã chuyên tâm nghiên cứu về môn quyền thuật, vì theo ông quan niệm: Quyền chính là cái gốc của võ, hơn nữa lúc bấy giờ ở đất Thuận Truyền có đường roi tuyệt kỹ của Hồ Nhu thì An Vinh phải bá chủ về quyền. Trong dân gian có câu: "Roi tiên, quyền tiếp" nhằm khẳng định sự lợi hại, mối quan hệ liên hoàn và hỗ tương của nó.
Môn phái này đã truyền thụ cho hàng trăm môn đệ ở khắp nơi. Sau khi ông Ngạc qua đời, các con cháu của ông lần lượt giữ vai trò chưởng môn và thu nhận nhiều môn sinh, gây được tiếng vang và có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng, tiêu biểu có võ sư: Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Chín Giác đến các con của Bảy Lụt như: Nguyễn Tiếp, Nguyễn Thiếp… đều là những võ sư nổi tiếng đã cùng dòng tộc vun đắp môn phái của mình ngày càng đơm hoa kết trái.
Môn phái tiêu biểu ở vùng đất Thuận Truyền
Vùng đất Thuận Truyền nằm cách An Vinh khoảng 15 km về phía Tây Bắc của huyện Tây Sơn (trước đây gọi là Tổng Thuận Truyền), ở phía đông thuộc làng Hòa Mỹ, đứng đầu là môn phái dòng họ Hồ (Hồ Triêm); ở phía tây thuộc làng Thuận Truyền đứng đầu có môn phái dòng họ Trần và ở phía bắc thuộc làng Mỹ Thạch có môn phái dòng họ Phan án ngữ.
Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, giáp ranh với vùng rừng núi (Núi Hòn Trưng, Núi Thơm), đất đai cằn cỗi, dân cư thưa thớt, nạn thú dữ, cướp bóc hoành hành, những người sống ở đây phải là những người biết và giỏi võ. Nhiều môn phái, nhiều võ sư, võ sĩ lần lượt xuất hiện, từ Hồ Triêm, Lê Thị Quỳnh Hà, Cai Quên cho đến Hồ Nhu, Xã Trấp, Hồ Cường (Cả Đan), Xã Nung… nhưng "bá chủ" vùng này vẫn là môn phái dòng họ Hồ. Đứng đầu là Hồ Triêm (Đốc Năm), sinh năm 1843, tại Hòa Mỹ, Tổng Thuận Truyền (nay là Bình Tân, Tây Sơn) đã cùng với vợ là bà Lê Thị Quỳnh Hà (sinh năm 1850), cả hai người đều rất giỏi cả văn lẫn võ, đặc biệt là bà Quỳnh Hà đã dày công khai sáng ra môn phái họ Hồ lừng lẫy một thời. Ông bà sinh ra được 10 người con đều theo nghiệp võ của cha và mẹ, trong đó có võ sư Hồ Nhu (con thứ 9 trong gia đình) tên thường gọi là Hồ Ngạnh - gọi theo tên con.
Ông Nhu có năng khiếu bẩm sinh, đặc biệt là môn roi nên sớm nổi tiếng về roi, không những trong tỉnh mà còn lan truyền đến các tỉnh lân cận. Ông thường sử dụng roi chiến (tề mi) đánh cả hai đầu. Đặc biệt roi Hồ Nhu thường đánh nghịch, lấy nghịch chế thuận, vận dụng triệt để phép âm-dương và khi bị đối phương tấn công thì không đỡ mà lượn theo ngọn roi của đối phương để trả đòn, để đánh hạ đối thủ. Khi nghe đến ngọn roi chiến "xuất quỷ, nhập thần" có một không hai của ông ai nấy đều thán phục. Sau này ông tiếp tục truyền lại cho con cháu và môn phái của mình từ Xã Nung, Xã Thọ, Bộ Lâm, Huỳnh Xuyến, Dư Đính, Hồ Cừu, Hồ Tuyền đến Lê Thành Phiên, Nguyễn Song Bá, Hồ Sừng… nhưng đến nay không một ai còn gìn giữ nguyên bản đường roi tuyệt kỹ của ông nữa. Ông Nhu sinh năm 1886 và mất ngày 6-2-1976.
Nếu huynh đệ có ở ngoài Bắc thì giới võ sư đều truyền tụng đến môn Bình Định Gia. do võ sư Trần Hưng Quang người Phù Cát - Bình Định ra bắc tập kết và truyền thụ. Hiện tại môn Bình định gia với hơn 50 võ sư và Huấn luyện viên của toàn quốc chắc chắn sẽ làm hài lòng các hạ.(Đây hiện là môn phái võ thuật cổ truyền lớn nhất trên toàn quốc)
(Sưu tầm có chỉnh sửa)

toiyeuvothuatcotruyen_bdg
20-09-2004, 20:52
tui la nguo hoc vo binh dinh day , ma cu the la binh dinh gia tui hoc duoc mot nam rui nhung co le noi ra thi hoi qua nhung trinh do am hieu cua tui thi duoc vai nam rui,neu ai muon hoc co the kien he voi tui thi tui gioi thieu cho [email protected]


Yêu cầu huynh đệ lần sau đánh có dấu nhé . Lần đầu nhắc nhở lần sau là ăn cảnh cáo đó vì đánh không dấu khó đọc cho mọi người

Kính bút : Thập Thiên Vương

anh_hung_tren_nui_tuyetso
21-01-2005, 17:34
rất hân hạnh được làm wen với các đại ca ...
em cũng là người yêu thích môn võ cổ truyền , nhưng em đã nghỉ tập rồi để còn chú tâm vô văn trương à ... còn nói về võ .. xin vô phép các đại ca .. cho em tham dự với

than rua sieu toc
07-02-2005, 19:06
Hi` co ai học võ BĐ ơ Thanh trì , hanồi ko, Cho tui lam wen dzoi