PDA

View Full Version : Nghệ thuật câu đối


datanhan_07
20-07-2004, 07:50
Câu đối là một hình thức văn hóa độc đáo, một thú vui tao nhã, một trò chơi trí tuệ đặc biệt của dân tộc ta. Mỗi câu đối là một công trình nghệ thuật sâu sắc về ý, tinh tế về lời, từ ngữ được đẽo gọt công phu. Trong hai vế của một câu đối, từng từ, từng ý phải đối nhau cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cả hình thức và điển tích:

- Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già.

Quả là tuyệt vời ! "Công kênh, cồng kềnh" đối với "Cóc cách, cọc cạch" !

Nhiều danh nhân, anh hùng hào kiệt của nước ta ngay từ bé đã thể hiện trình độ làm câu đối siêu việt. Còn nhớ ở làng nọ, có ông thợ rèn hay chữ thấy một cậu học trò nhỏ đang cắp túi xách đứng xem, bèn ra cho cậu một vế đối :

- Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt.

Chẳng phải suy nghĩ lâu, cậu bé đọc to :

- Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giành được tam khôi.

Cậu bé ấy chính là Lê Văn Hưu, lớn lên thi đỗ Bảng Nhãn và trở thành nhà sử học uyên bác của nước ta.

Cụ Phan Bội Châu có lần vào nhà một ông thân sĩ giàu có, con cái đều đỗ đạt. Khi mới vào nhà, cụ Phan thưa :

- Tôi ở miền Trung, đến đây tìm nơi dạy học, không may lỡ đường, xin gia đình giúp đỡ.

Ông bố liền bảo người con vừa đỗ tú tài :

- Mày ra cho anh ta một câu đối, nếu đối được thì dọn cơm đãi, bằng không thì đuổi đi.

Người con ứng khẩu đọc ngay :

- Qủa ngôn vi khóa, nhất nhân khấu mạnh thị thùy.

Vế ra khá hiểm, chữ "quả" và chữ "ngôn" ghép lại thành chữ "khóa". Chữ "nhất", chữ "nhân" và chữ "khấu" ghép lại thành chữ "mạnh". Cả câu có nghĩa là : Anh nói anh là thầy đồ, thế một người đi xin ăn là ai ?

Nghe xong, cụ Phan lập tức đối lại :

-Nhập mồ xưng công, thiên lý hành xung bất nhượng.

Vế đối cực kỳ tài tình ! Chữ "nhập" và chữ "mồ" ghép lại thành chữ "công". Chữ "thiên", chữ "lý", và chữ "hành" ghép lại thành chữ "xung". Cả câu có nghĩa là : Tôi vào nhà ông, tôi xin ông, nếu ngoài ngàn dặm, thì tôi không chịu nhường bước đâu !

Vừa nghe qua, ông bố vội vã bước tới, đỡ lấy tay cụ Phan, cung kính hỏi :

- Thưa ngài ! Qúy tính phương danh là gì, xin cho chúng tôi biết.

- Tôi là Thủ khoa San.

- ối, giời ơi ! Thật là danh bất hư truyền ! Lâu nay, chúng tôi vẫn nghe tiếng ngài, bây giờ mới thấy đây...

Cảm ơn Ngocnl !
Qua Bài Viết Của Bạn Mình Lại Biết Thêm Vài Giai Thoai Hay Về Câu đối. Quả Thật Ngôn Ngữ Tiếng Việt Mình Giàu Va đẹp Thật.
Xin Lôi Bạn ! Khi Nào Bạn Rảnh Hãy Viết Thêm Vài Bài Nưa Nên Nhé ! Cảm ơn Bạn Nhiều

Có 1 anh chàng hàn sĩ,văn hay chữ tốt muốn kiếm vợ nhưng lại muốn tìm người con gái cũng giỏi chữ nghĩa như mình

Anh ta bèn giả mù ra chợ bán 1 chiếc xa quay tơ.Nhưng khi có ai đến hỏi giá mua anh ta đều chỉ trả lời 1 câu:

- Tối Tăm Mù Mịt

Khiến mọi người đều lấy làm kỳ lạ và cho là anh ta bị điên.Cho đến 1 ngày nọ có cô con gái của thầy đồ đi đến hỏi mua và anh ta cũng trả lời là:

- Tối Tăm Mù Mịt

Thì cô gái trả lời là:

- Nhật Nguyệt Đêm Rằm

Sau đó vì cảm tài nhau nên 2 người đã lấy nhau.

Câu hỏi là anh chàng hàn sĩ đã ra giá bao nhiêu và cô gái đã trả giá bao nhiêu?
8-)

Chuyện vặt! cái này bà em đố em hồi xưa lắm rồi cô gái trả 15 nói vậy thì pác sẽ hiểu là em biết rồi chứ. Tránh tình trạng một số anh em lấy câu này đi đố thiên hạ nên em không nói hết ha ha

Bài này để đây cũng được,nếu đơn thuần là câu đố thì chuyển Thách vấn Môn.
Tuy nhiên cũng trả lời cái chơi.Chàng trai ra giá 30.
Tối tăm mù mịt thì đến tối như đêm 30 là hết cỡ.
Tuy nhiên câu nhật nguyệt đêm rằm vì có thêm chữ Nhật là mặt trời,mặc dù câu trên có nói là đêm rằm thì phải là 15,nhưng trăng đêm 16 tròn hơn và có sắc vàng giống như mặt trời.Vậy cô gái nâng giá lên 16 nhé.Chịu không ?

Câu đối là một hình thức "chơi chữ" lắm công phu; khi có một câu đối hay đọc lên ta thấy nó "sao sao ấy" rồi tự giải thích muôn chiều..., và từ đó phát sinh ra nhiều ý lạ về ngữ nghĩa, tạo thành một hình thức tu từ giống như thơ ca...góp phần cho "ngôn ngữ học".

Như bằng hữu dtn-07 nói trên, khi sưu tầm một câu đối hay xin quí bằng hữu nên đưa ra ý kiến của mình câu đối ấy nó hay ở chỗ nào, nghĩa thật, nghĩa bóng, cách thức đối đáp, dùng điển tích đích đáng, lời ít ý nhiều, khi đọc lên có lãnh hội được mau lẹ trong một cảnh huống...tự nhiên và rồi ta học thêm được gì trên phương diện ngôn ngữ với tính tu từ của nó...

Ở đây không nên ra câu đối trơn rồi yêu cầu đối lại, nó không hợp với chuyên đế NNH, xin các bằng hữu lưu ý!...


Khi còn là một sinh đồ, Nguyễn Công Trứ được thân mẫu đưa cho một quan tiền đi mua hàng.... đi giữa đường gặp nhóm chơi đánh đáo rủ đánh ăn thua, ông bị thua sạch, bằng viết hai câu tự an ủi mình:

Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!

Xin chú ý đến hai từ “chữ & quan” tùy theo lúc nó hiểu theo ý nghĩa khác nhau…/ xin các bạn cho ý kiến về ngữ nghĩa của hai từ này, rồi cũng vì ý nghĩa hàng hai như vậy, về sau những bậc hay chữ dùng câu đối này trong việc chơi chữ kéo dài, tạo ra sự ý nhị thâm thúy trong ngôn ngữ VN.