PDA

View Full Version : Cùng trao đổi về võ thuật


thangtrom
12-04-2004, 14:24
Tấn pháp:khi cố định nặng nề vững chắc di động nhẹ nhàng chợt đông chợt tâyxuống nam lên bắc,
thân pháp lúc đứng lúc ngồi, lúc nhẩy lúc nhào,lúc nằm lúc lăn, khó biết công hay thủ
quyền pháp:đôi tay lúc mềm dịu lúc cương mãnh:thường ngăn hạ, chận đón tiền, cản hậu, dương tả, kích hữu khó biết là thế gì.....

thangtrom
14-04-2004, 13:23
võ học tuy rộng mênh mông như rừng như biển nhưng tựu trung không ngoài căn bản võ .nguời xưa thương nói<CÂy CÓ CỘI NƯỚC CÓ NGUỒN>không ngoài đạo lý nhắc nhở học,,,,,,,môt hướng di vĩnh cửu không bao giờ lạc nẻo. trăm ngàn ngõ ngãch rồi cũng quy nguyên. đứng chỗ gốc mà nhìn không còn chỗ nào hay hơn được nữa, đấy lá căn bản.học nghề võ trước nhất là phải học lây' căn bản rồi sau đấy mới tuỳ nghi mà tìm hiểu không sợ loà trước thế lạ của trăm ngàn đòn hay của các phái võ gia thiên ha mộn sinh hậu duệ trăm đời cứ nơi đường cũ mà tiến, thành quả không thể sai đi,
ví như người có tài chuyên biệt, khiếu tự nhiên.mạnh như hùm lanh như khỉ vượn...trăm trận không bại mà không thể truyền bá cai mạnh cái lanh lẹ khoé léo cho người khác thời không là căn bản đươc.đời trước, đời này và đời sau biêt bao người giỏi một quyền một cước Cả thắng nhiều người nhưng rốt cuộc chẳng lưu lai cho đời môt hậu duệ nào!!!!!!!!!!!!!?

duong_cao_toc
15-04-2004, 15:41
Võ học mênh mông , đừng bao giờ cho mình là bá chủ đệ nhất !
Võ học biến đổi từng ngày , mỗi môn phái có những tuyệt chiêu của môn phái đó , có thể đấu đời trước thua nhưng đời sau lại thắng . Nếu như các hậu duệ siêng năng tập luyện & chịu khó học hỏi mở rộng kiến thức võ học của mình !
Có thể nói là " võ học sâu thẳm" . Nhưng bản chất của võ học là ý chí kiên cường , ko phải kẻ hiếu thắng . Những kẻ chỉ vì theo đuổi một ý đồ chinh phục võ lâm mà tầm sư học đạo thì chỉ có thể hưng thịnh được một đời , không thể lưu truyền đời sau . Mà nếu có lưu truyền đời sau thì cũng bị người đời coi nhẹ . Người học võ có khí chất hơn những người khác ở chỗ , họ dám làm những việc mà người khác không dám làm . Họ dám chịu đựng những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống !
Thật sự muội rất khâm phục những nhà võ học chân chính !

TieuHoaVinh
15-04-2004, 23:31
hihihiihiiii mọi người vẫn nói là học võ thì phải học các môn võ từ xa xưa nhưng tại hạ thì nghĩ khác võ thuật cũng như tất cả cuộc sống này đều phải phát triển như vậy võ học càng ngày càng phát triển chứ càng hiện đại hơn chứ

LSB_Vô tình tiên tử
16-04-2004, 10:54
Lưu ý Vị huynh đệ post chủ đề này không nên post nhiều chủ đề giống nhau nhé. Bổn tiên tử đã ghép lại giùm huynh đệ. Làm ơn post bài vào một chủ đề giùm.

huyetle_votinh
17-04-2004, 20:44
Học hành mà có sự sáng tạo là đáng khuyến khích lắm đấy. Tui cũng đồng ý là không cần phải học các bài bí kip xa xưa kia.

binhdinhgia
25-04-2004, 10:00
Tôi cũng nhất chí với ý kiến của THV và Huyetle_ Votinh là Học võ thuật phải có sự ság tạo và không ngừng phát triển: Nhưng tại sao lại nói là không cần phải học những bài bí kíp xa xưa kia ?Tại sao Huynh,đệ không dựa vào võ thuật xa xưa ấy mà phát triển chúng mà cứ phải theo võ thuật hiện đại Chúng ta phải lên nhớ mình đang ở đâu và là người nươc nào ?mình là người Việt Nam cơ mà thế thì tại sao? tại sao không dựa vào võ thuật Việt Nam mà phát triển chúng .Vậy thì có phải võ thuật Việt Nam thua xa võ thuật các nước không? theo tôi câu trả lời là không .Nhưng tại sao ?tại sao không phát triển võ thuật Việt Nam lên được thế ? Có phải là mình quá thờ ơ với nó không ?chắc là thế vì mình quá hiện đại mà .Chúng ta chỉ đi theo võ thuật tiên tiến trên thế giới mà quên đi mất võ thuật Việt Nam mà .Chính những cái đó dẫn đến võ thuật cổ truyền Việt Nam bị lu mờ.Có 1 nhà báo đã từng nói <võ thuật cổ truyền Việt Nam nó giống như hòn ngọc quý nhưng lại bị chôn sâu dưới lòng đất >thế thì tại sao? tai sao chúng ta không đào nó lên để làm nó sáng nó mà cứ để chúng nằm mãi dưới lòng đất thế? vì thế chúng ta phải đào chúng lên và mài dũa chúng thì mới có thể sáng lên được chứ các huynh đệ có đồng ý với tôi không vậy?Chúng ta phải biết nguồn gốc của võ thuật cổ truyền Việt Nam chứ chúng bắt nguồn từ đâu ra? mà sao lại có võ thuật cổ vậy?võ thuật cổ truyền là gì?Mong các huynh, đệ chúng ta hãy cùng nhau làm sáng lại nó nhé..

babyrusy
25-04-2004, 15:15
Tui đồng ý với các huynh đệ là ta nên phát triển võ Việt Nam nhưng song song bên cạnh ta cũng nên nhìn sang nước bạn để tham khảo thêm nhiều bí kíp nữa chứ.Võ học ta hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến đâu vì thế ta hãy cùng nhau đưa võ học Việt Nam đến với mọi người.

LSB_Vô tình tiên tử
25-04-2004, 18:04
Võ thuật VN được rất nhiều người trên thế giới biết đến đấy chứ. Điển hình là Vovinam, chẳng biết trong nước phong trào tập Vovinam thế nào (Bổn tiên tử dạo này không được rảnh nên không chú ý đến tình hình võ thuật VN lắm) nhưng nếu vào trang tìm kiếm, gõ chữ Vovinam thì thấy rất nhiều trung tâm đào tạo ở các nước Châu Âu. Có nghịch lý là ở các nước Châu Âu thì các võ đường Vovinam có vẻ quảng bá rộng rãi hơn ở VN. Trong khi đó ở VN, nhớ lại lúc Bổn tiên tử muốn học Vịnh Xuân, đi tìm một võ đường đến mỏi mắt cũng không thấy. Được người ta chỉ đến tận Cột cờ HN để xin học, vậy mà đến đó hỏi, ai cũng lắc đầu bảo không biết. Thật là nản.

thangtrom
26-04-2004, 13:46
Đến nay nhiều người cũng không hiểu được hoc đến như vậy mà vẫn không hiểu .như vậy các huynh muội cũng hiểu về võ thuật , đã hiểu đưọc phân thế các đòn thế, nó tựa như nhau không khác các môn võ khác
về cơ bản nhiều.
Có câu nói ''Người đẹp nhờ áo. võ hay nhờ thế ''còn các môn phái thì hay đều như nhau. Cái gì cũng hay nói không hết được. Chỉ có học mới biết đươc cái hay của đòn thế mà thôi.Môn phái nào mà chẳng có người giỏi.Năm nào mà không xuất hiện nhân tài. Các võ sinh hoc thầy có tài đức sẽ có nhiều triển vọng còn găp thàyhep hòi kem cỏi thì chẳng có gì.
Người xưa có câu ''CÂY CÓ CỘI NƯỚC CÓ NGUỒN''' học nữa họ mãi vậy mà có ai nói mình giỏi đau chỉ có những ngườikhông hiểu mới nói vây mà thôi'''' ở đời cái gì hay cũng khó làm. nễu dễ thì hay cái nỗi gì.
Người xưa biết ít học nhiều thời nay biết nhiều hoc ít nên sự thành công có khác nhau!!!!!!!!!!!
BÂY GIỜ LẮM NGƯỜI NÓI RẤT HAY LÀM ĐƯỢC HAY KHÔNG THÌ KHÔNG BIẾT ĐƯƠC HỌ!!!!
Nào chúng cùng đi ĐƯỜNG CAO TỐC :votay:
VD:A:đá kim tiêu B:bước chân phải xoai nghịch kim đồng hồ. tay phải đỡ bạt hổ ngay cổ chân rồi dùng câu liêm cước đá đối thủ như vậy có mà... l\Làm thế nào mà không bị nốc ao đòn đá của B? ''"đòn câu liêm cước đá đúng chỗ.......kín''''':hmm: 8O 8O ? CÁc hunh đệ chỉ giúp tui tìm hiểu thêm.... :hmm:

bibi
26-04-2004, 14:35
VD:A:đá kim tiêu B:bước chân phải xoai nghịch kim đồng hồ. tay phải đỡ bạt hổ ngay cổ chân rồi dùng câu liêm cước đá đối thủ như vậy có mà... :hmm: 8O 8O ? CÁc hunh đệ chỉ giúp tui.... :hmm:<~~~~~~ :hmm: :hmm: :hmm: k hiểu gi cả , huynh cothể nỗi hơn đc k ???

LSB-Hell
26-04-2004, 16:17
VD:A:đá kim tiêu B:bước chân phải xoai nghịch kim đồng hồ. tay phải đỡ bạt hổ ngay cổ chân rồi dùng câu liêm cước đá đối thủ như vậy có mà... :hmm: 8O 8O ? CÁc hunh đệ chỉ giúp tui.... :hmm:
:lol: :lol: :lol: :lol: :lol: Bác oai! em đọc mãi rồi thấy một điều..Em thấy sao bay quanh đầu,chẳng hiểu gì cả...Có gì thì tôi nay lên lớp,bác cứ nói,có gì em day cho :huytsao:

thangtrom
27-04-2004, 19:30
VẬY HẢ HELL BIBI!!!HUYNH CHỈ BIẾT QUA QUA CHÚT VỀ NGÓN ĐÒN NÀY THÔI. vd: HELL BƯỚC TỚI ĐÁ KIM TIÊU VÀO BIBI. BIBI BƯỚC CHÂN PHẢI TỚI DÙNG TAY "BẠT HỔ''CHẶN ĐÒN ĐÁ CỦA HELL RÙI XOAY NGƯỜI THEO CHIỀU NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ DÙNG CÂU LIÊM CƯỚC ĐÁ VÀO CHỖ KÍN CUA HELL "CÂU LIÊM CƯỚC""XOAY NGƯỜI ĐÁ NHƯ MÓC CÂU"KHI BIBI BƯỚC CHÂN PHẢI DÙI XOAY NGƯỜI DÙNG CHÂN TRÁI ĐÁ HELL. HELL KHÔNG CHÁNH ĐƯỢC CÓ MÀ 8O vd?KHI NHƯ VẬY HELL CHỈ CÒN CÁCH XOAY NGƯỜI THEO CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ NHƯ VẬY HELL CHÁNH ĐƯỢC 7 PHẦN THÔI CÒN 3 PHẦN BỊ CHÚNG ĐÒN/
HUYNH CHỈ HIỂU ĐƯƠC VẬY THÔI !!!KHI NÀO HELL CHI CHO HUYNH NHA :hmm:

nu_hiep_khong_tinh_thuong
22-05-2004, 12:03
Trước hết phải tập đề khí, có thể luyện ban ngày hoặc trước lúc đi ngủ. Nằm trên giường, 2 tay se vào nhau để trên đan điền (Để thôi chứ không ấn xuống) rồi từ từ hít vào thật sâu hết mức, thở ra thật chậm đến chừng nào cảm thấy không còn hơi nữa thì lại từ từ hít vào.
Khi tập thể dục hay tập tạ cũng vậy, chọn loại tạ vừa với sức mình, đừng lấy loại quá nặng hoặc quá nhẹ, phải tập thật chậm rãi thì mới có hiệu quả, 20 lần với quả tạ 5 ký sẽ hiệu quả hơn 5 lần với quả tạ 20kg.
Còn về việc luyện khinh công thì hơi lâu đấy, còn tâp theo phương pháp thủ công thì dễ nguy hiểm cho cơ thể. Ở bên này có loại tạ buộc vào bắp chân, làm bằng những hạt sắt nhỏ dồn vào 1 tấm nỉ rồi quấn quanh bắp chân, nặng khoảng 5-7 kg/tấm, rồi sau đó tâp nhảy qua hố cát, sau môt thời gian khi tháo tấm đó ra thì se nhảy xa hơn khá nhiều! Nhưng tập thủ công như thế sẽ dễ làm bắp chân trở nên to và có thể bị vô sinh (Tự hiểu)
Còn tập theo đúng bài bản thì ít nhât phải mất 5-7 năm (Nếu các hạ có thể trạng trung bình!)

LSB_ngo'n cha^n
22-05-2004, 21:27
[quote="nu_hiep_khong_tinh_thuong"]Trước hết phải tập đề khí, có thể luyện ban ngày hoặc trước lúc đi ngủ. Nằm trên giường, 2 tay se vào nhau để trên đan điền (Để thôi chứ không ấn xuống) rồi từ từ hít vào thật sâu hết mức, thở ra thật chậm đến chừng nào cảm thấy không còn hơi nữa thì lại từ từ hít vào.
Khi tập thể dục hay tập tạ cũng vậy, chọn loại tạ vừa với sức mình, đừng lấy loại quá nặng hoặc quá nhẹ, phải tập thật chậm rãi thì mới có hiệu quả, 20 lần với quả tạ 5 ký sẽ hiệu quả hơn 5 lần với quả tạ 20kg.
Còn về việc luyện khinh công thì hơi lâu đấy, còn tâp theo phương pháp thủ công thì dễ nguy hiểm cho cơ thể. Ở bên này có loại tạ buộc vào bắp chân, làm bằng những hạt sắt nhỏ dồn vào 1 tấm nỉ rồi quấn quanh bắp chân, nặng khoảng 5-7 kg/tấm, rồi sau đó tâp nhảy qua hố cát, sau môt thời gian khi tháo tấm đó ra thì se nhảy xa hơn khá nhiều! Nhưng tập thủ công như thế sẽ dễ làm bắp chân trở nên to và có thể bị vô sinh (Tự hiểu)
Còn tập theo đúng bài bản thì ít nhât phải mất 5-7 năm (Nếu các hạ có thể trạng trung bình!)[/quote

cô em nghĩ như vậy sao ! theo tại hạ thì học võ không phải là môn múa như cô nghĩ đâu

thangtrom
07-06-2004, 03:55
Đã bao ngày không tập không đấu tui cảm thấy mình đã mất đi những gì mình tập bấy nâu .đã mất đi những gì mình vốn có. bây giờ tâp lại nhưng không ổn. tui học bây giờ như một người không biết gì cả đấm không được đấ cũng không được. đến khi thầy dậy tui có một đòn mà bạn bè tui hoc được còn tui không được......!
CÁc huynh Đệ có cách nào không .............!Khi tui thủ tấn họ lướt thẳng vào đá bàn long cưóc vào người tui tui chỉ kịp đưa hay tay để đỡ người tui bi đòn đá đấy. đá chúng tay tui nhưng tui vẫn bị bật lại 3 đến 4 mét híc tui không cò cách nào lách kịp
Huynh đệ có cách nào nhanh không chỉ đệ với.... :?
Muốn học nhiều học thật nhiều học nữa học mãi.. cả cuộc đời tui chỉ muốn như học được vậy.............!

CHAO_NHE123
08-06-2004, 14:14
Túy quyền (gọi đơn giản ở tiếng Việt là "võ say") là một môn võ thuật của Trung Quốc. Các động tác của môn võ say rất đa dạng, có lúc nhẹ như đang nâng cốc rượu đầy, có lúc lại bổ nhào như người đang quá say; lúc ngã sấp xuống, lúc đứng khựng lại bất động, không tiến không lùi. Khi võ thuật đã thực sự điêu luyện, bạn sẽ có dáng đi uyển chuyển, thân mình mềm mại, sức khoẻ dẻo dai, tinh thần phấn chấn.

Chính vì hình thức các động tác môn võ say phong phú và linh hoạt, kiến cho người tập rất say mê. Đó chính là lý do để môn võ say được tồn tại và lưu truyền đến ngày nay.

Đặc điểm của môn võ say là: ngụ ý của quyền pháp giống như hình người say rượu, tiềm ẩn một sức mạnh trong thế đứng và thế vồ; thân người từ thế uốn từ đông sang tây, luôn vươn ngẩng về phía trước cúi gập xuống phía sau, trong một trạng thái giống như say. Động tác có nét giống như con thú vồ quắp, có động tác bật như đá móc, nghiêng người né tránh, vung tay lên chém xuống. Động tác chân bao gồm thế tiến, thế lùi. Song trong thế đứng và thế bổ nhào đều có chứa đụng thế tiến công và thế phòng ngự kỳ diệu của toàn thân lúc vồ, lúc lật, lúc cắt, lúc khoá...

Những đặc điểm kể trên khiến cho quyền pháp, cách ngã và dáng hình say từ những môn loại riêng biệt hơn thành một chỉnh thể, tạo nên một phong cách võ thuật độc đáo, thú vị và vô cùng hấp dẫn, đồng thời khi tập luyện cũng luôn luôn đòi hỏi những yêu cầu ngày một cao hơn.

Tập luyện môn võ say có tác dụng rất tốt toàn diện đối với cơ thể, nó khiến cho các bắp thịt săn chắc và đầy sức mạnh, các khớp xương cử động mềm mại và linh hoạt, nâng cao sức chịu đựng và sức bền của cơ thể, tạo nên một cảm giác thăng bằng, thần kinh và cơ bắp luôn hoạt động linh hoạt, khoẻ mạnh, máu lưu thông tốt. Các cơ quan hô hấp cũng như các cơ quan nội tạng luôn được kích thích hoạt động tích cực. Như vậy, môn võ say có thể đảm bảo cho việc rèn luyện thể chất tốt của con người.

Tuy nhiên, có nhất thiết phải say thật khi muốn luyện tập Túy quyền không ? xin mọi người cho ý kiến
__________________


Từ ngàn xưa, con người dã sớm biết tầm quan trọng của việc hô hấp, gắn liền với vấn đề giữ gìn và tăng cường sức khỏe, giúp con người có khả năng tồn tại giữa thiên nhiên bao la, khắc nghiệt... Nhiều bậc y sư, danh võ, đạo sỹ thuộc những ngành y học, võ học, và đạo học đã sáng tạo nên biết bao phương pháp, bài tập rèn luyện sự hô hấp, chỉ nhằm vào mục đích: "Máu huyết lưu thông, tay chân linh lợi. tinh thần thảnh thơi". Những bài tập hô hấp đó còn được gọi một tên khác là khí công, bao hàm ý nghĩa: công phu rèn luyện hơi thở một cách tốt nhất.

Ngày nay, tiến bộ của khoa học đã cho người ta biết rằng cơ thể con người, đặc biệt là ở các cơ bắp, rất cần khí Oxy (còn gọi là dưỡng khí khi hoạt động và loại trừ khí CO2 (còn gọi là thán khí). Khí Oxy vốn có trong không khí, được con người hít vào phổi, rồi thẩm thấu, hòa tan vào máu (huyết), để được tản đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào. Song song đó, máu cũng tải về phổi lượng khi CO2 do các tế bào tiết ra, để được thải ra ngoài, lúc con người thở ra.

Như vậy, khí và huyết là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, và theo đó, quá trình vận khí và vận huyết cũng gắn chặt với nhau. Tạo được sự lưu thông khí huyết là điều kiện cờ bản trong việc bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thề lực con người. Các lãnh vực y học, võ học và đạo học đều có những bài tập khí công mang những sắc thái tưởng chừng như khác nhau, nhưng có thể nói chung qui lại bằng có hai cách luyện khí công chính:

1) Lúc con người vận động nhiều thi cần thờ sâu và nhanh nhằm cung cấp nhiều oxy cũng như khử nhanh khí CO2

2) Lúc con người vận động ít và không vận động thi cần thờ nhẹ, dài, sâu, rất chậm, để cho toàn thể con người yên tĩnh điều hòa. Nếu có thể, thì nhắm đôi mắt lại để tập trung tư tưởng vào nhịp thở.

Khi thực hành khí công, con người có thể ở trong tư thế nào cũng được: đừng, nằm,ngồi, hoặc kết hợp thở với động tác chân tay, thân thể như các bài tập khí công của võ thuật. Điểm quan trọng là nhịp thờ và động tác tay chân, thân thể phối hợp nhịp nhàng phủ hợp với sinh lý vận động. Quá trình rèn luyện khí công, ngoài việc tạo được sức khỏe, nâng cao thể lực, con người còn từng bước được trang bị những đức tính cần thiết cho con nhà võ, ví dụ như: lòng tự tin, tính can đảm, sự kiên nhẫn, đức vị tha...

Hiệu năng của việc rèn luyện khi không chỉ đơn giản như vừa trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, khí công cũng không tránh khỏi những hạn chế là có khả năng gây hại cho bản thân người tập nếu mắc phải những sai phạm đi ngược lại nguyên tắc của sinh lý vận động. Trạng thái nguy hại do khí công mang lại, giới võ thuật gọi là tình trạng tẩu hỏa, nhập ma cụ thể như: rối loạn tim mạch, rối loạn tri thức, mất tri nhớ, té liệt đau thắt vùng trước ngực, thân nhiệt tăng cao, xuất tinh ngoài ý muốn, loét bao từ, bể hồng huyết cầu hàng loạt... và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến chết người ! Một cao thủ trong làng võ ở Sài Gòn trước đây là Thích Phước Điện đã từng bị "tẩu hỏa nhập ma" khi tập sai một động tác Dịch Cân Kinh (loại khi công thượng thừa của võ phái Thiếu Lâm) là: ngay trong thức thứ 1 đã rút tay lên quá eo lưng". Tình trạng tẩu hỏa nhập ma" của mình đã được Thích Phước Điện mô tả như sau: "... giã từ Đông y, tôi tìm đến Tây y.... nhưng đâu vẫn còn đấy: chu kỳ nóng đến cao độ, rồi xuất tinh sau đó liên tục nóng trở lại và xuất tinh vẫn đến với tôi hàng tuần... Tôi ốm yếu quá mặt mày vàng vọt xanh xao, sụt đến 12 kg. Người tôi đôi khi đi không vững. Tôi chán cho chính tôi! Tôi biết bệnh của tôi chỉ có người rành về tu luyện, phải giỏi nội công, khí công hoặc có thừa kinh nghiệm võ công may ra mới cứu tôi ra khỏi đoạn trường Dịch Cân Kinh này mà thôi! Cuối cùng, nhờ những tài liệu : Dịch Cân Kinh (bản ở Nhật), sách thuốc trị các bệnh do huyết mạch, khí công tàn phá, Huyền nghĩa Dịch Cân Kinh (bản ờ Anh). Khí công y dược trị liệu toàn thư của bằng hữu gởi về từ Nhật Bản. Anh quốc. Macao Thích Phước Điện mới tìm được phương cách điều tri bệnh tẩu hoả,nhập ma" của mình, phục hồi công lực.

Rõ ràng, khí công là một mòn công phu khi rèn luyện sẽ có thể đạt được hoặc là những kết quả phi thường, dẫn đến "nội công được hàm dưỡng để thân tâm siêu phàm, nhập thánh", hoặc là chuốc lấy những tổn thất không lường trước được, như "bị tấu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt. Hai đích đến đó chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc !

Nguyên nhân dẫn đến những tổn thất được tổng kết lại gồm: không thầy giỏi tận tình hướng dẫn; người tập khí công thiếu kinh nghiệm, chưa qua thời kỳ tập khí công cơ bản, chưa năm vững tâm pháp, không nghiên cứu kỹ các hệ thống kinh mạch mà luồng khí sẽ chạy qua, chưa đả thông các huyết mạch tự nó bế tắc từ thuở sơ sinh của kiếp người. chưa vận được khí và điều khiển được âm dương nhị khí... Ngoài ra, cũng có thể kể thêm một nguyên nhân nữa là các sách viết về khí công có trên thị trường chỉ trình bày một cách tổng quát về chiêu thức mà không giải thích tường tận các bí quyết uyên thâm: do đó, nếu luyện theo sách mà không có thầy hướng dẫn thì rất khó thành công, cũng dễ bị sai lạc, loạn khi dẫn đến tình trạng tẩu hỏa nhập ma" vô cùng nguy hại!

Để có thể luyện thành công môn khí công, cách tốt nhất là phải nhờ một người thầy am tường về lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn, mới mong tránh được những tai biến thất thường. Còn tài liệu, sách vớ, chỉ nhằm cung cấp phần nào kiến thức mà thôi.

Sưu tầm