PDA

View Full Version : Sự khác biệt trong giáo dục của các nước.


Sakura
06-06-2004, 17:21
Trong giáo dục của một số nước, với các môn thuộc về Khoa Học Tự Nhiên thì không nói làm gì, đã có sự thống nhất nhưng những môn Khoa học xã hội thì khiến cho muội không khỏi băn khoăn.

+ Thứ nhất phải nói đến môn Lịch Sử, muội tán phét với một người bạn; tán thế nào lại nói đến lịch sử thế giới II, thế rồi bắt đầu tranh luận về "Liên Xô có công lớn trong thế chiến thứ II hay là Mĩ ?" Số là người đó ở Mĩ, thế là ai cũng khăng khăng cho rằng lập luận của mình đúng, chưa oánh nhau vỡ đầu nhưng tạm thời là có căng thẳng và hẹn sau tiếp tục chiến đấu.
-> Tiểu muội tự hỏi, mỗi quốc gia đều chú tâm vào ngành giáo dục. Vậy trong khi tranh luận, người ở Mĩ thì cho rằng Mĩ có công lớn, người ở VN thì cho rằng LX có công lớn. Rốt cuộc người nào đúng ?
Cũng giống như Nhật Bản, đã bị kiện về việc dạy bộ môn Lịch Sử mà cải biên hoàn toàn những tội ác mà bản thân mình gây ra. Vậy Lịch Sử phải được thống nhất trên toàn thế giới không ?

+ Nói đến bộ môn Chính Trị, ngay ở trong NSS này; tiểu muội cũng từng tranh luận gay gắt với huynh Vạn Thắng chỉ vì "Tư Bản Chủ Nghĩa hơn hay là Xã Hội Chủ Nghĩa hơn ?", oánh nhau vẫn chưa thấy kết thúc chỉ bởi "Người ở TBCN thì khăng khăng cho rằng TBCN hơn, người ở XHCN thì khăng khăng cho rằng XHCN hơn", vậy đích thực ở đây; cái nào hơn ?

Thiết nghĩ Bộ giáo dục thế giới (có bộ này không nhỉ ?) cần phải đưa ra những ý chính xác nhất cho học sinh học theo. Giáo dục ở đây không phải bao hàm ở một quốc gia mà còn phải bao hàm có tính quốc tế. Tiếc là các bộ môn có cho đi giao lưu, học hỏi với tính chất quốc tế hầu hết toàn là các môn Khoa Học Tự Nhiên, còn chưa thấy các môn Lịch Sử bàn về thế giới; môn Văn bàn về các danh nhân về thơ, văn; môn Địa Lí,....

LSB_Vô tình tiên tử
06-06-2004, 18:26
Muội quá lý tưởng hoá rồi đấy. Bây giờ không còn những Sử gia luôn sắn sàng hy sinh mạng sống để ghi chép cho đúng như những gì đã diễn ra trong lịch sử như ngày xưa nữa. Hiện tại, ngay trên thế giới vẫn tồn tại song song Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội, e rằng đến chính các nhà xã hội học thế giới cũng không dám khẳng định cái nào hơn thì làm sao mà thống nhất giáo trình thế giới cho muội học được. Tương tự, trong Chiến tranh Thế giới II, mỗi nước đứng trên quan điểm của riêng mình. Cũng như khi Pháp xâm lược VN, theo Pháp thì họ đang làm công việc cao quý là khai hoá dân An Nam. Nhưng đối với dân Việt Nam thì Pháp chính là kẻ xâm lược. Vậy theo muội cái nào mới là đúng ? Chẳng phải nói đâu xa, như Mỹ sang tấn công Irac, họ dựng lên chiêu bài: Đánh đổ chế độ Độc tài. Còn nhân dân Irac thì nói gì ?

Muội học Triết học thì cũng phải biết rằng mỗi sự vật đều có mặt trái và mặt phải chứ ?Nói chung, đứng ở hai phương diện chủ quan và khách quan thì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau. Nhất là những vấn đề về xã hội.

Thôi viết thế thôi, tỷ chúa ghét môn chính trị. Nói nữa thì người ta lại bảo mình ngu. :P

LSB:VoAnhThuSinh
06-06-2004, 20:53
Tại hạ cũng có ý kiến như VTTT. Có lẽ sakura cô nương đã quá cực đoan rùi. Trong cái đúng luôn có cái sai và ngược lại. Ta lấy ví dụ nha:
CNTB có cái ưu điểm là nó thúc đẩy kinh tế. Nó luôn buộc con người ta phải cải cách đấu tranh để tồn tại. Trong triết học ở nước nào thì cũng phải công nhận chỉ có đấu tranh mới sinh ra cái mới và cái mới này luôn tốt hơn cái cũ. Nhưng nhược điểm là nó lại giành quyên lợi có 1 tầng lớp mà tầng lớp này lại quá ít trong khi tầng lớp bị bóc lột lại quá đông chiếm đa số trong XH.
CNXH thì tui ko dám bàn nhiều nhưng về lý thuyết thì hơn CNTB về mặt đạo đức và nhân đạo. Nhưng nó...........ý quên mình không muốn đi tù dù sao thì không có cái gì là tốt hẳn cả.
=D>

Sakura
06-06-2004, 22:13
Muội quá lý tưởng hoá rồi đấy. Bây giờ không còn những Sử gia luôn sắn sàng hy sinh mạng sống để ghi chép cho đúng như những gì đã diễn ra trong lịch sử như ngày xưa nữa. Hiện tại, ngay trên thế giới vẫn tồn tại song song Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội, e rằng đến chính các nhà xã hội học thế giới cũng không dám khẳng định cái nào hơn thì làm sao mà thống nhất giáo trình thế giới cho muội học được. Tương tự, trong Chiến tranh Thế giới II, mỗi nước đứng trên quan điểm của riêng mình. Cũng như khi Pháp xâm lược VN, theo Pháp thì họ đang làm công việc cao quý là khai hoá dân An Nam. Nhưng đối với dân Việt Nam thì Pháp chính là kẻ xâm lược. Vậy theo muội cái nào mới là đúng ? Chẳng phải nói đâu xa, như Mỹ sang tấn công Irac, họ dựng lên chiêu bài: Đánh đổ chế độ Độc tài. Còn nhân dân Irac thì nói gì ?

Muội học Triết học thì cũng phải biết rằng mỗi sự vật đều có mặt trái và mặt phải chứ ?Nói chung, đứng ở hai phương diện chủ quan và khách quan thì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau. Nhất là những vấn đề về xã hội.

Thôi viết thế thôi, tỷ chúa ghét môn chính trị. Nói nữa thì người ta lại bảo mình ngu. :P
:) Con người muội không đòi hỏi sự hoàn hảo, cái này đâu phải là sự lý tưởng hoặc cực đoan.
Ý của muội là "có sự thống nhất trong giáo dục của các nước không ?", có "Bộ giáo dục thuộc về phạm vi quốc tế không?". Khi một nhà nước xuất bản sách giáo dục, phải được sự phê chuẩn của ngành giáo dục về độ chính xác và "chất lượng" khi nói về những sự kiện xảy ta ở quá khứ không ?
Cái chủ nghĩa tư bản hay xã hội chủ nghĩa hoặc cái ví dụ Mĩ có công hay LX có công là một ví dụ của muội, về sự khác biệt thôi. Nếu mà cứ có sự khác biệt này thì sẽ càng có khoảng cách giữa học sinh của từng quốc gia, khi tranh luận thì ai biết ai sai. Trọng tài sẽ làm gì để cho rằng ai đúng, ai sai ? Chẳng nhẽ tình trạng bất đồng về giáo dục cứ phải diễn ra ?

Tỷ nói rằng ngay các nhà khoa học thế giới cũng chưa dám khẳng định là cái nào hơn vậy mà một số nhà tiến sĩ, các giáo sư của Việt Nam lại dám khẳng định XHCN hơn. Các ông ở các nước TB cũng một mực cho rằng TBCN hơn ? Vậy họ sai ?
Lại nói về mặt chủ quan và khách quan. Ta không thể nhìn từ khía cạnh này mà nói, nhìn từ khía cạnh kia mà nói. Ở vấn đề Lịch Sử, ta phải nắm rõ được bản chất, ý nghĩa lịch sử của từng thời kỳ, từng sự kiện chứ đâu phải nói thế này, thế nọ được. Ta phải phân biệt rõ ràng, cái nào đúng, cái nào sai chứ :)

Vô ảnh thư sinh huynh đệ :)
Đọc một cách khái quát, Sa không nói đến TBCN hay XHCN. Sa chỉ lấy nó làm ví dụ. Nhìn ở tiêu đề cũng biết Sa đang nói về sự khác biệt trong giáo dục của mỗi quốc gia. Huynh đệ đọc lại bài của Sa đi :)

LSB-ThuyDuong
07-06-2004, 11:27
Sa hiền muội,
Nói thật tỷ hơi phân vân không biết có nên viết những dòng này cho hiền muội không. Hiện hiền muội đang đi học, phải lo thi cử, làm bài kiểm tra phải viết giống với những gì muội được dạy dỗ, nếu phân tâm và nghi ngờ những điều được học, e rằng sẽ bị điểm kém rồi lại oán trách tỷ.
Cho nên lúc này muội đừng nên tin theo những gì tỷ viết, mà hãy copy nó để vào đâu đó, độ 2 năm nữa khi lên ĐH rồi hãy đọc lại để nghiệm xem tỷ viết đúng hay là sai.
Ý tỷ là trên đời này không có gì là chân lý tuyệt đối đâu; đừng có hỏi kiến thức được dạy ở nước này là đúng hay ở nước kia là đúng. Phải hiểu rằng những điều được học là đúng một cách tương đối, đặt trong hoàn cảnh cụ thể của 1 nước ở vào 1 giai đoạn nhất định. Điều này thể hiện rất rõ trong các môn học gọi là "khoa học xã hội".
Ta ví dụ môn văn nhé.
Thời các bậc cô dì chú thím muội đi học, sẽ được dạy rằng dòng văn học lãng mạn VN trước 45 là "bạc nhược và phản động", nhưng đến thời muội bây giờ, thơ Xuân Diệu Thế Lữ, văn Thạch Lam lại được các thày cô bình giảng say sưa. Vậy những kiến thức ngày xưa các bậc tiền bối của muội được học là sai chăng? Tỷ không cho rằng nó sai. Thời ấy là thời chiến, cả dân tộc cần phải rắn rỏi đối phó với kẻ thù, mê mẩn theo những anh em và trăng sao hoa lá kia sẽ có hại cho sự nghiệp chung, nên những áng văn thơ kia là có hại. Không phục vụ gì cho những nhiệm vụ trước mắt của dân tộc, nó bị coi là "phản động" là đúng chứ không phải là sai. Nhưng bây giờ khi đất nước đã hòa bình, người thiếu niên trên ghế nhà trường cần được đọc những tuyệt tác của các cụ để biết yêu thương, được bồi bổ tinh thần nhân bản, những tác phẩm có hại ngày nào giờ lại thành những thứ học sinh phải học, phải trân trọng. Hai kiến thức được dạy trái ngược nhau, nhưng cả 2 đều đúng, nếu đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn.
Muội có thể hỏi, những bậc tiền bối của muội do được dạy rằng văn thơ lãng mạn là có hại, liệu họ có căm ghét thứ văn thơ đó suốt đời không? Tỷ bảo đảm là không. Họ đã là người lớn, họ không còn là nô lệ của những gì đã được nhồi vào óc họ mà họ biết phân tích vì sao thời họ đi học họ lại được dạy như vậy. Kiến thức nhà trường không phải là tín điều, nó là con thuyền chở ta qua sông và ta không nên đeo mãi con thuyền ấy trên lưng khi ta vượt núi ở những chặng tiếp.
Ta ví dụ môn lịch sử nào!
Vài ngày nữa có thể tỷ sẽ giới thiệu những ý kiến của GS sử học Trần Quốc Vượng về vua Lê Thánh Tông- 1 nhân vật vẫn được giảng dạy là vị vua anh minh nhất trong lịch sử VN mà tên người đã được đặt cho nhiều đường phố. Dưới góc nhìn của GS Vượng, vị vua ấy có đầy những lỗi lầm, và có những chính sách có thể coi là có tội với hậu thế. Kiến thức ở trường là đúng hay những điều GS Vượng viết ra là đúng?
Những điều GS Vượng viết ra không phải là sai, nhưng không nên dạy trong nhà trường. Người học sinh chỉ cần biết những nét lớn, những nét chính của 1 vị vua đúng là vĩ đại trong lịch sử dân tộc, không cần phải nhồi vào cái đầu thơ dại của học sinh quá nhiều thông tin chưa cần thiết. Nếu anh ta sau này say mê lịch sử, đi theo ngành sử, thì anh ta sẽ biết thêm những điều khác, còn nếu anh ta không theo ngành sử thì anh cũng chẳng cần biết những điều đó làm gì. 1 kỹ sư tin học, 1 nhà kinh tế, 1 kiến trúc sư... không cần biết những sai lầm, những kém cỏi của Lê Thánh Tông làm gì, những thông tin đó vô bổ với họ. Nhưng những nét lớn về Lê Thánh Tông, những kiến thức phổ quát thì họ cần biết vì điều đó tạo nên cái phông văn hóa của họ. Khi họ dắt con dạo trên phố Lê Thánh Tông, họ phải biết trả lời cho đứa trẻ Lê Thánh Tông là ai, và những điều họ được học ở trường là đủ để trả lời cho con họ.
Tỷ còn nhiều ví dụ nữa, thong thả sẽ bàn. Nhưng nếu đã hiểu một cách tương đối về "chân lý" và "kiến thức" như thế, thì những câu hỏi về một nền giáo dục chung, những kiến thức chuẩn mực... , muội sẽ tự trả lời được.
Xưa nay tỷ học như nhai mía, nhấp lấy chút vị ngọt rồi bao nhiêu bã kiến thức không dùng đều nhả đi cả. Ngày xưa học toán rất giỏi, bây giờ bao nhiêu công thức lượng giác với hình học đều đã quên sạch nhưng cái vị ngọt của môn toán là phép suy luận logic thì theo tỷ suốt đời.

LSB_Vô tình tiên tử
07-06-2004, 15:59
Xin lỗi muội. chuyển giùm bài kia đi. Ta nói tiếp nha.

Như thuyduong nói, muội có thể thấy tuy các nước có cái nhìn riêng về các cuộc đấu tranh, các thời điểm lịch sử, nhưng trong lịch sử trên toàn thế giới dù ở Việt Nam hay ở bất kể một nước nào khác vẫn luôn có nhưng nét chung. Ví dụ thời điểm lịch sử, hoặc các sự kiện lịch sử không một sử gia nào dám thay đổi và nói khác đi. Ngay như người Nhật đã viết giáo trình lịch sử để che giấu bớt tội ác của mình nhưng đã bị mọi người phát hiện và lên án đó thôi. Vả lại chính muội cũng thừa nhận

Ta không thể nhìn từ khía cạnh này mà nói, nhìn từ khía cạnh kia mà nói. Ở vấn đề Lịch Sử, ta phải nắm rõ được bản chất, ý nghĩa lịch sử của từng thời kỳ, từng sự kiện chứ đâu phải nói thế này, thế nọ được. Ta phải phân biệt rõ ràng, cái nào đúng, cái nào sai chứ

đúng không nào ?

Còn về vấn đề chính trị, tỷ không dám lạm bàn, chỉ lấy một ví dụ đơn giản thôi. Ngay ở tại VN, khi nói về chế độ bao cấp thời trước, có người cho rằng đó là một sai lầm, nhưng có người lại cho rằng đó là một chủ trương tất yếu phải xảy ra. Nhưng dù nói gì đi chăng nữa, dù nó có tốt hay xấu thì Việt Nam cũng đã từng phải trải qua một thời kỳ như thế. Không ai có thể phủ nhận nó. Lịch sử vẫn là lịch sử cho dù người ta đánh giá về nó như thế nào.

Vậy tại sao chúng ta phải tranh luận về điều này ?

P/S: tranh luận đúng mực nhé kẻo vi phạm NQ đó :)

Mập
07-06-2004, 16:42
Trong giáo dục của một số nước, với các môn thuộc về Khoa Học Tự Nhiên thì không nói làm gì, đã có sự thống nhất nhưng những môn Khoa học xã hội thì khiến cho muội không khỏi băn khoăn.

+ Thứ nhất phải nói đến môn Lịch Sử, muội tán phét với một người bạn; tán thế nào lại nói đến lịch sử thế giới II, thế rồi bắt đầu tranh luận về "Liên Xô có công lớn trong thế chiến thứ II hay là Mĩ ?" Số là người đó ở Mĩ, thế là ai cũng khăng khăng cho rằng lập luận của mình đúng, chưa oánh nhau vỡ đầu nhưng tạm thời là có căng thẳng và hẹn sau tiếp tục chiến đấu.
-> Tiểu muội tự hỏi, mỗi quốc gia đều chú tâm vào ngành giáo dục. Vậy trong khi tranh luận, người ở Mĩ thì cho rằng Mĩ có công lớn, người ở VN thì cho rằng LX có công lớn. Rốt cuộc người nào đúng ?
Cũng giống như Nhật Bản, đã bị kiện về việc dạy bộ môn Lịch Sử mà cải biên hoàn toàn những tội ác mà bản thân mình gây ra. Vậy Lịch Sử phải được thống nhất trên toàn thế giới không ?

+ Nói đến bộ môn Chính Trị, ngay ở trong NSS này; tiểu muội cũng từng tranh luận gay gắt với huynh Vạn Thắng chỉ vì "Tư Bản Chủ Nghĩa hơn hay là Xã Hội Chủ Nghĩa hơn ?", oánh nhau vẫn chưa thấy kết thúc chỉ bởi "Người ở TBCN thì khăng khăng cho rằng TBCN hơn, người ở XHCN thì khăng khăng cho rằng XHCN hơn", vậy đích thực ở đây; cái nào hơn ?

Thiết nghĩ Bộ giáo dục thế giới (có bộ này không nhỉ ?) cần phải đưa ra những ý chính xác nhất cho học sinh học theo. Giáo dục ở đây không phải bao hàm ở một quốc gia mà còn phải bao hàm có tính quốc tế. Tiếc là các bộ môn có cho đi giao lưu, học hỏi với tính chất quốc tế hầu hết toàn là các môn Khoa Học Tự Nhiên, còn chưa thấy các môn Lịch Sử bàn về thế giới; môn Văn bàn về các danh nhân về thơ, văn; môn Địa Lí,....

Trong tranh luận và thương lượng gay gắt ai cũng bảo vệ cho lợi ích của mình,tự cho mình là đúng dù hầu như ai cũng biết là mọi chuyện chỉ tương đối thôi.Tuy nhiên ,nếu là người có thiện chí và suy nghĩ khách quan thì cuộc thương lượng nào cũng đi đến thành công.Sự thật bao giờ cũng có chân lý của nó ,người ta chỉ có thể dối trá trong một giai đoạn rồi lịch sử sẽ chứng minh ai là người đúng ,người sai.Rồi thì cũng chỉ tương đối thôi,chán thật ,nói đi nói lại vẫn chỉ quy đến câu tương đối.
Trong thế chiến thứ 2,rõ ràng là chủ nghĩa phát xít là phản động và ghê tởm.Nhưng hàng chục triệu người Đức vẫn đi theo con đường Quốc trưởng đã chọn ,lúc đó người Đức tự coi mình là dân tộc thượng đẳng,sướng thật ,họ nghĩ thế và gây chiến tranh.Nói người Đức là dân tộc thượng đẳng cũng có phần đúng ,bởi ai cũng biết người Đức thông minh,văn minh...LSB có mấy người sang Đức cũng học được một phần các đức tính của họ.
Nói về công lao của LX và Mỹ trong thế chiến II theo tôi chả biết bên nào
hơn bên nào,họ đều là các nước lớn và nếu không mâu thuẫn về lợi ích với Đức thì cũng chả đánh nhau làm gì ,chỉ có mấy nước nhỏ như VN ta hồi ấy là khổ ,người thì đi lính cho Pháp chết ở châu Âu ,người thì chết đói vì Nhật thu hết thóc lúa,người thì chết trong hành ngũ Bát lộ quân Trung Quốc ...
Trước thế chiến thứ 2 ,LX đã ký hiệp ước không xâm phạm với Đức ,có nghĩa là nếu Đức không tấn công LX thì LX cũng chả tấn công Đức dù Đức có giết hại bao nhiêu người Do thái đi nữa.(Ở LX hồi ấy người ta cũng giết nhiều người trong các trại tập trung,chỉ có khác là không dã man bằng Đức thôi).Thế nhưng chủ nghĩa phát xít lại quá mâu thuẫn với Cộng sản ,Hitler lại ghét người Slavơ nữa nên đã phạm sai lầm là tấn công LX trước.Còn Mỹ ,chả liên quan mấy đến thế chiến 2 cho đến khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng,xâm phạm vào lợi ích trực tiếp của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Xét về mặt quân sự ,LX có công lớn hơn Mỹ.Sau khi chiếm được gần hết Châu Âu ,Đức tập trung 60 % lực lượng Lục quân và không quân tấn công Liên Xô và sau đó khi sa lầy tại LX lại tiếp tục nâng số quân ở mặt trận phía đông lên 80%.Nếu Đức chưa tấn công LX ngay thì nước Anh chắc chắn sẽ bị chiếm đóng giống như Pháp rồi.Thế giới tư bản lúc đó buộc phải liên mình với LX trước sự đe doạ của chủ nghĩa phát xít ,họ rất muốn LX bị diệt vong.Trong cuộc chiến này bên phía LX có 20 triệu người chết ,bộ đội chính quy chết 4 triệu quân.Còn Mỹ thì sao? chết chưa đến 500 000 quân.Thế nhưng nếu quân Mỹ không mở mặt trận phía tây vào D-day thì Quân LX và Đức cũng chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.Nói chung là nếu không có Mỹ thì Liên Xô cũng thua Đức ( Mỹ cũng viện trợ cho LX nhiều lương thực và vũ khí).Nói như vậy để thấy là công lao ai cũng lớn cả.
Đến ngày hôm nay ,phần lớn các nhà sử học trên thế giới đều nhìn nhận rằng trận đánh quyết định thế chiến 2 là trận Stalingrad (khi hai bên huy động đến 1 triệu quân ) chứ không phải là sự kiện quân đồng minh Mỹ và 15 nước khác đổ bộ lên bờ biển Normăngdi (tổng cộng trong ngày thứ nhất 156 000 quân).Sau trận Stalingrad thì thế thượng phong của quân phát xít đã mất đi.Khi quân đồng mình đổ bộ lên Normăngdi thì quân phát xít Italia cũng đã tan rã rồi,nói chung là chỉ mang ý nghĩa kết thúc.

Tiểu Siêu
07-06-2004, 16:51
Bộ giáo dục thế giới
. . .
Ý của muội là "có sự thống nhất trong giáo dục của các nước không ?", có "Bộ giáo dục thuộc về phạm vi quốc tế không?". Khi một nhà nước xuất bản sách giáo dục, phải được sự phê chuẩn của ngành giáo dục về độ chính xác và "chất lượng" khi nói về những sự kiện xảy ta ở quá khứ không ?
. . .
Sa muội muội đang học lớp mấy mà đã có môn Chính Trị vâỵ ?
Tỷ mạn phép góp ý cho muội muội một điều rằng , tranh luận về một vấn đề nào đó là rất hay , vì qua đó , chúng ta có thể học được nhiều điều từ người đang tranh luận với mình . Tuy nhiên , với một điều bắt buộc phải có khi ta tranh luận , đó là biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đúng đắn từ người khác . Tranh luận là để từ đó mình đúc rút được ra cho bản thân mình một cái gì đó , cũng như là bù vào những chỗ khuyết , những chỗ còn thiếu hụt trong mặt nhận thức của chính mính . Khi ta tranh luận cũng là lúc ta so sánh giữa ý kiến mọi người đưa ra với ý kiến của mình , rằng : " phải chăng trước nay có thể mình đã nhầm lẫn khi nhìn nhận vấn đề nào đó chăng ??? " . Chứ không phải tranh luận là phải nói cho tới khi mình thắng thì thôi , điều đó thực sự sẽ khiến cho đối tượng tranh luận với mình có cảm giác rất mệt mỏi . Tranh luận là có người nói thì cũng phải có người nghe , phải nghe người ta nói rồi chiêm nghiệm lại một cách chính xác , sau đó muốn phản bác lại gì thì phản bác , nhưng phản bác phải có cơ sở và có lý :) .
Bên cạnh đó , Sa muội muội cũng nên cẩn trọng trong cách phản biện , bởi đa số những tỷ tỷ ở đây đều hơn muội về mặt tuổi đời . Tất nhiên , không hẳn hơn về tuổi đời có nghĩa là hơn muội về tất cả , nhưng điều quan trọng là họ đã từng trải qua những suy nghĩ ở lứa tuổi của muội - rất ham hiểu biết :D . Có những vấn đề mà chỉ khi nào muội muội bằng độ tuổi các tỷ , các huynh ấy , muội mới hiểu được . Vì vậy , muội còn nhỏ , tốt nhất nên lắng nghe và tiếp thu ý kiến :) . Chọn ra cái gì đúng thì học tập , cái gì sai thì bỏ qua . Như vậy sẽ tốt cho bản thân hiền muội :) .
Còn vấn đề muội đặt ra ở trên , những điều đó là rất khó để trở thành hiện thực . Bởi độ chính xác ấy có được hay không cũng phải thông qua chính đất nước đó :) . . .
Tiểu Siêu

Sakura
07-06-2004, 17:07
Okie, Sa đã chuyển bài của tỷ và của huynh LTMT vô "Hậu Sơn". Huynh đệ LTMT chú ý không hiểu sai bài viết nhé :)

Quay lại việc giáo dục :
Tỷ thuyduong
Nếu nói về một vấn đề theo thời gian thì không phải là ý của muội. Ý của muội là "Có sự khác biệt trong giáo dục giữa các nước"

Như cái ví dụ của muội :
Người sinh sống ở Mĩ tranh luận với muội về "Mĩ hay Liên Xô có công đầu tiên đánh đuổi quân Phát Xít ở thế chiến thứ II". Học Lịch Sử, ngay trong quyển LS lớp 9 và lớp 12 đều ghi rõ : "Trong chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô đóng vai trò chủ đạo và mang ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đánh đuổi quân Phát Xít." (đại khái thế). Nhưng khi tranh luận với người đó, muội đã đưa ra diễn biến cuộc chiến tranh, rằng LX đã tiến vào Berlin như thế nào, Hitler chết ra sao. Cuối cùng người đó chỉ thốt lên một câu: "Ôi ! Giáo dục Việt Nam hay thật" và cứ một mực cho rằng Mĩ là nước có công đánh đuổi PX.
---> Vậy giáo dục Mĩ đã dạy thế nào ? Việt Nam dạy thế nào ? Hay người đó sai ? Tại sao lại có sự lệch lạc, sai sót giữa hai nền giáo dục của hai nước. Mà đây là Lịch Sử thế giới, Lịch Sử là bộ môn ghi rõ một cách chính xác những sự kiện xảy ra ở quá khứ mà lại có sự khác biệt thế sao ? Ở đây LS không nói đến tính chất thời gian, cùng một năm như thế mà lại có sự khác biệt trong giáo dục. Đấy mới là ý của muội.

Mỗi người có một cách nhìn về một vấn đề khác nhau. Nói về TBCN, XHCN; muội thiết nghĩ một nước TBCN phải dạy cho học sinh ở đó rằng "TBCN hơn XHCN,... " nếu dạy "XHCN hơn TBCN... " thì lại đi ngược với chính sách của nhà nước sao ? Tương tự như vậy đối với ở nước XHCN. Muội đồng ý là không có cái nào chính xác tuyệt đối như tỷ Thùy Dương nói, mỗi nước có một nền giáo dục, chính sách khác nhau. Chỉ vì những bộ môn Khoa Học Xã Hội không thể thống nhất được như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên. Như vậy thì làm sao các học sinh có thể giao lưu học hỏi về những môn đó được chứ. :( Thế thì muội mới cần sự thống nhất trong giáo dục chớ :D (coi bộ khó lắm)

Còn cái khác nhau trong giáo dục theo thời kỳ, giai đoạn, chính sách thì khác với ý của muội. Mẹ muội bảo ngày xưa truyện "Số Đỏ" của ông Vũ Trọng Phụng bị cấm, không cho đọc. Thế mà ngày nay được đưa vào sách văn học đó sao ? Hay nhưng nhà nho, nhà văn có khi bị bắt chỉ bởi làm thơ phản động đó sao ? Nhưng đó là sự khác biệt giữa ngày xưa với ngày nay. Còn sao hiện nay, giáo dục giữa các nước lại khác nhau ? Sao ta đi thi quốc tế Toán được, Lí được, Hóa được, Tin được,... mà chả thấy thi LS, ĐL,... ?
Bài của tỷ thì muội đọc đã thấy đúng rồi, chẳng phải đợi đến 2, 3 năm nữa đâu :D Nhưng mà khác với ý của muội :D



Tỷ Vô tình tiên tử :)
À đấy, tỷ đã đồng ý rằng Lịch Sử có điểm chung về thời điểm diễn ra rồi... Thế nhưng nhìn lại ví dụ 1 ở bài đầu tiên muội post ý ạ. Tại sao vẫn có sự khác biệt trong Lịch Sử. Nếu muội mà hỏi cô giáo muội về cái "Mĩ có công hay LX có công" thì cá 100% cô giáo nói "LX có công" cho mà xem. Vì cô giáo là người đã dạy muội những cái ấy mà. Nếu nói không đúng thì cô sẽ nói "Đọc lại sách chỗ Kết quả và ý nghĩa của thế chiến thứ II". Vậy ví dụ muội học ở Mĩ, muội cũng hỏi như thế thì... câu trả lời sẽ là gì ?
Cô giáo muội cũng bảo :"Tuy LX có công trong chiến tranh thế giới thứ II nhưng Mĩ luôn cho rằng chúng có công lớn nhất"...
---> Thế sự thật là gì ? (Đau đầu wá :(( )

Tỷ chấp nhận cái này của muội là đúng
Ta không thể nhìn từ khía cạnh này mà nói, nhìn từ khía cạnh kia mà nói. Ở vấn đề Lịch Sử, ta phải nắm rõ được bản chất, ý nghĩa lịch sử của từng thời kỳ, từng sự kiện chứ đâu phải nói thế này, thế nọ được. Ta phải phân biệt rõ ràng, cái nào đúng, cái nào sai chứ

Vậy cái này thì sao ?
Muội quá lý tưởng hoá rồi đấy. Bây giờ không còn những Sử gia luôn sắn sàng hy sinh mạng sống để ghi chép cho đúng như những gì đã diễn ra trong lịch sử như ngày xưa nữa. Hiện tại, ngay trên thế giới vẫn tồn tại song song Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội, e rằng đến chính các nhà xã hội học thế giới cũng không dám khẳng định cái nào hơn thì làm sao mà thống nhất giáo trình thế giới cho muội học được.

Tóm lại : Ý của muội, Lịch sử là một bộ môn mang tính chính xác nói về các sự kiện trên thế giới, quốc gia. Nó cần một sự thống nhất.

Mỗi người một quan điểm, mỗi nước cũng có một quan điểm riêng nhưng có sự thống nhất trong giáo dục là điều tất yếu. (Có ngày oánh nhau vỡ đầu :P )

Sakura
07-06-2004, 17:28
Mập thúc thúc,
Gớm! Quà của tiểu điệt đâu ? Quay vìa mà chẳng chịu báo cho đệ tử một tiếng, chán ghê cơ :(
Thúc thúc chỉ giải thích cho tiểu điệt Mĩ hay LX có công thôi phỏng ? Điệt nhi đang nói đến ngành giáo dục ạ :D Thúc thúc nói đúng, Mĩ cũng chẳng có ý định tham chiến nhưng bị Nhật Bản đánh vào Hawoai nên Mĩ mới xông vào. Rùi sau đó trả thù NB bằng cách bắn 2 quả bom nguyên tử vào Hirosima và... (quên rồi). Nói chung, cái này không liên can đến chủ đề của điệt nhi, nếu có thể thúc thúc đọc kỹ bài của điệt nhi rồi giảng dạy cho điệt nhi, nhé. :)

Tỷ tỷ Tiểu Siêu
Hic, tỷ cứ làm như muội là đưa không biết phải, trái để mà học hay sao ấy ; bộ đầu muội cứng lắm ạ ? :( Muội mở topic này rút cuộc cũng chỉ để học tập chứ chẳng có tinh tướng, để tranh luận cho vui. Muội còn nhỏ tuổi, mặt thể xác và tinh thần còn kém các tỷ, huynh rất nhiều và vì vậy muội mới muốn học hỏi. Có thể muội sai, nhưng cũng có thể các huynh, các tỷ sai. Ta chưa thể khẳng định người hơn tuổi lúc nào cũng đúng và người kém tuổi lúc nào cũng sai. Muội là muội cực kị những ai trong tranh luận cứ phải lôi cái tuổi tác ra. Hãy cứ quên tuổi tác đi.
Còn nếu muội sai, nếu muội đúng thì muội vẫn học tập. Nhất là được toàn những người hơn tuổi dạy bảo và trí tuệ đầy mình như thúc thúc, như tỷ tỷ thuyduong, như tỷ tỷ Tiểu Siêu, như tỷ tỷ Vô tình tiên tử,... Đúng không ạ ?

À, cái môn chính trị thì... muội chưa có được học :P Cả cái môn triết học cũng chỉ được đọc một chút xíu thôi à :( Hồi cấp I muội được học môn Đạo Đức, lên cấp II, III thì được học môn Giáo dục con dâu :P

Okie ?

LSB-ThuyDuong
07-06-2004, 17:29
Sa hiền muội,
Tỷ không trả lời thẳng vào câu hỏi của muội vì tỷ muốn muội tự trả lời. Tỷ lấy ví dụ sự khác biệt trong thời gian để nói rằng đừng quá băn khoăn kiếm tìm trong trường học Chân Lý Tuyệt Đối.
Từ đây có thể gián tiếp suy luận ra về sự khác biệt trong không gian: trong những kiến thức được dạy giữa các nước khác nhau. Vì không có Chân Lý Tuyệt Đối nên kiến thức học đường từ nước này sang nước kia tất sẽ có sự khác biệt.
Và đã hiểu được sự khác biệt đó thì không cần phải tranh cãi với 1 học sinh Mỹ về chuyện Mỹ hay Liên Xô có công hơn trong Thế chiến II làm gì.
VN dạy thế vì lý do này, Mỹ dạy thế vì lý do kia. Không phải mọi điều cần thống nhất ý kiến đâu.
Rồi có những điều sau này muội sẽ thấy trường học đã dạy sai. Nhưng với muội lúc này thì những kiến thức đó phải coi là đúng.
Nếu muội chỉ học hết phổ thông cơ sở rồi không có điều kiện học tập tiếp nữa, muội chỉ biết hình học Euclide (Ơ-cơ-lít): qua 2 điểm kẻ được 1 đường thẳng và chỉ 1 mà thôi. Học lên cao hơn, muội biết là không phải thế. Nhưng ở lứa tuổi phổ thông cơ sở thì hãy tin là hình học Euclide đúng đi! Với rất nhiều người, với rất nhiều công việc trong cuộc sống, những kiến thức này áp dụng được. Với họ, những kiến thức ấy là đúng.
Hiểu được tính giới hạn về Chân Lý trong những kiến thức học đường, muội sẽ thấy nhu cầu phải dạy mọi thứ hoàn toàn chính xác trong trường học là không cần thiết. Và cái Bộ Giáo dục Thế giới cũng không cần thiết cho ai.
Nói thêm với Sa 1 câu: có những điều muội chưa biết bằng tỷ, nhưng khát khao tìm kiếm tri thức của muội thì tỷ rất kính trọng!

Mập
07-06-2004, 18:04
Sakura cháu ngoan của thúc thúc! Thúc rất ủng hộ cháu khi lập ra được những topic gây được hứng thú cho người tham gia tranh luận.Về chuyện giáo dục thì thúc thấy ý kiến của nhiều người hay quá rồi,cái chuyện thống nhất lịch sử có lẽ phải đợi bao giờ xã hội loài người tiến lên xã hội cộng sản đã cháu ạ,cỡ vài triệu năm nữa.Còn hiện tại ,cháu có thể nêu ý kiến với những người có chức quyền (tổng thư ký LHQ hay chủ tịch hội sử học quốc tế chẳng hạn) thực ra đó cũng là một ý kiến ,idea ,là sáng kiến hay không thì còn tuỳ thuộc vào việc cháu là ai và thời điểm cháu đưa ra ý kiến ấy.Xã hội bao giờ cũng cần những người có nhiệt huyết,Nguyễn Ái Quốc khi đứng lên phát biểu tại hội nghị các nước chiến thắng thế chiến I đòi quyền tự quyết cho dân tộc VN nếu xét theo khía cạnh thông thường thì cũng đúng là dở hơi dở hồn đúng không?Chả có ai biết ông NAQ là ai cả,chả ai thèm nghe (lúc đó).Nếu cháu tài giỏi ,cháu có thể đấu tranh để thực hiện được điều cháu muốn.Đối với thúc thúc và đa số mọi người ,mình sống yên vui trong xã hội đã là hạnh phúc rồi,đa số đều phấn đấu cho chính mình ,vậy mà bản thân vẫn còn chả ra làm sao ,vẫn nghèo đói ,trở về với cái máng lợn.

Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng ,cái đứa ở Mỹ nó cứ muốn cải hoá cái nhận thức quá u mê về lịch sử do XH Việt cộng nhồi nhét vào óc cháu phải không?Thế thì buộc phải cãi nhau với nó rồi.
Thúc thúc đợt này về có ít ngày mà lại phải đi tìm kiếm thím của cháu nên đến thằng em ruột Hell cũng không đến thăm được ,chán quá.Thôi hy vọng là ai cũng có niềm vui theo cách của riêng mình.

LSB:VoAnhThuSinh
07-06-2004, 18:07
Chinh thức thì tại hạ mới vừa học hết lớp 11 thui. Nên chỉ có thể nói thế này thui:Chung ta đang học thì cứ học, nếu vấn đề nào chưa đúng thì ta nên tự nghĩ tìm hiểu thì hơn. Mà quan tâm làm gì khi ta học chỉ để rèn luyện tư duy để ra đời lam việc kiếm tiền thui. Nên Sakura cô nương đừng quá quan trọng vấn đề. Nhưng rõ ràng nền giáo dục nước ta con kém các nước phát triển nhiều.

Sakura
08-06-2004, 11:26
Tỷ thuyduong
Muội không tìm "chân lí tuyệt đối". Trên đời này có cái gì là hoàn hảo đâu chứ, chỉ là "tương đối" mà thôi. Bài của tỷ muội cũng hiểu, càng học trên thì mình càng tự hiểu. Hic ! Nhưng mà đó là môn tự nhiên, ví như một bài toán có thể giải bằng nhiều cách. Lớp này mình chỉ được dạy cách này thì sau này học lên mình sẽ được dạy cách khác nhanh hơn...
Nhưng bỏ qua mấy cái đấy, muội nói về môn Lịch Sử. Đành rằng nhìn từ Mĩ, sẽ có lý do này. Nhìn từ LX sẽ có lý do kia. Nhưng đâu phải là chính trị hay chính sách của mỗi nước. Đã là lịch sử thế giới thì phải có sự chính xác, đâu thể nước này khác; nước kia khác. Đành rằng sẽ có một sự khác biệt nhưng học vấn của mình bị người khác phản đối một cách thẳng thừng. Ai cũng cho là mình đúng, giáo dục mình đúng. Thế mới cần sự thống nhất.
Hic ! Mỗi nước một quan điểm khác nhau nhưng đâu thể vì nước mình mà tâng bốc lên --> chả biết lịch sử thế giới cái nào đúng --> Chán.

Sa hiểu ý của tỷ, Sa vẫn biết nhưng khi mà lập luận của mình, giáo dục của mình bị người khác chê bai ắt sinh ra tức bực trong lòng :) Có gì cứ tiếp tục chỉ bảo há :D

Mập thúc thúc: Cháu chỉ nêu ý kiến để mọi người cùng thảo luận chứ chẳng dám tâu, bày lên LHQ hay chính phủ nhà nước. :D Làm cái thân học sinh, thấy cái gì trái mắt; thấy cái gì khó hiểu là hỏi luôn. Chớ nhầm cháu đang ý kiến với chính phủ, cháu chỉ lấy đề tài cho mọi người cùng thảo luận thôi. Thế nhé ! :)

Vô ảnh thư sinh huynh đệ : Huynh đệ mới học xong lớp 11, Sa cũng mới học xong lớp 11. Vậy là bằng hữu rùi :) Xét thấy học không phải để cho có mà là học để hiểu, để biết. Đi hết cả đời người cũng vẫn không học hết, học trí thức, học làm người, học vào đời. Cái gì cũng là học hết. Học mà thấy thắc mắc mà không hỏi thì không phải là học, "không dấu dốt" - Nếu ta sai, ta rút kinh nghiệm chứ không phải "đang học thì cứ học". Học ít mà hiểu nhiều, học mà phải biết hỏi; nếu không thì khác gì con trâu ngồi nghe đàn ? Hy vọng huynh đệ hiểu :D

LSB:VoAnhThuSinh
08-06-2004, 12:30
Trùi ui Sakura cô nương có nặng lời quá không vậy. Tại hạ chỉ nói những chuyện mà cô nương nói đã đụng chạm vào phần nhậy cảm và danh dự của các nước nên ta tự tìm hiểu và kết luận. Chứ sao lại chơi nặng nhau là trâu, bò rùi dấu dốt. Mà tại hạ nói không đúng à:môn tự nhiên thì không nói làm gì, còn các môn xã hội thì các thầy cô cung cấp ở trên lớp không đủ 1/10 vốn sống ở ngoài đời. nên chúng ta phải học hỏi ở bạn bè những người đi trước và cả bố mẹ sẽ hướng dẫn nữa chứ. Cô nương quan tâm đến quá nhiều vấn đề rồi đấy. Người ta thường nói phải luôn học hỏi nhưng cũng có ý kiến cho rằng hãy biết tường tận 1 vấn đề còn hơn là biết trăm thứ nhưng thứ nào cũng ở mức độ thấp bé... Còn cô nương muốn cái gì cũng biết tường tận như lời đã nói thì cứ ở nhà mà học tốn công đi chat làm gì..đừng nói là học hỏi ý kiến ở những huynh đệ ls vì chúng tôi còn kém các giáo sư tiến sĩ viết đầy sách bán ở cửa hàng nhiều lắm.. =D>
Mà tui rất vinh hạnh khi được Sakura cô nương coi là bằng hữu... :P

LSB_Vô tình tiên tử
08-06-2004, 14:44
Sakura muội muội, phải chăng muội cứ cố chứng minh rằng toàn thế giới phải có một sự thống nhất về các môn xã hội ? Muội cứ cố bảo vệ ý kiến của muội, còn những người khác cũng cố bảo vệ ý kiến của họ. Rồi đi đến đâu khi chẳng ai chịu ai ? Huống hồ muội và đứa bạn bên Mỹ của muội, mỗi người có một niềm tự hào riêng ? Ý của muội tỷ hiểu, nhưng tỷ cũng như thuyduong cũng mong muốn muội hiểu rằng sống tuỳ vào hoàn cảnh. Cần biết những gì phù hợp với mình. Còn cứ cố tranh luận như thế này tỷ e topic này cũng giống như các topic khác của NSS: chẳng đi đến đâu cả. Nếu như muội bỏ chút công search trên google thì hẳn muội sẽ bắt gặp những cuộc tranh luận còn nảy lửa hơn nữa giữa những người ở hai phe cộng sản và cộng hoà (cũ). Nếu muội đọc được những chuyện đó thì muội còn thấy bực mình hơn. Tất cả những gì muội học về lịch sử VN từ trước đến giờ bị phủ nhận hoàn toàn. Tỷ chắc chắn rằng tính tự hào dân tộc của muội sẽ lại nổi lên và..... :P

Tỷ không phủ nhận ham học hỏi là không tốt, nhưng cũng phải biết dừng ở một điểm nào đó, không nên sa đà vào những cuộc tranh cãi vô bổ với lý luận suông. Cuộc sống khác xa với sách vở lắm.

Thôi tạm biệt muội. Chúc muội ở lại tranh luận với mọi người vui vẻ. 8-)

Sakura
08-06-2004, 16:11
Trùi ui Sakura cô nương có nặng lời quá không vậy. Tại hạ chỉ nói những chuyện mà cô nương nói đã đụng chạm vào phần nhậy cảm và danh dự của các nước nên ta tự tìm hiểu và kết luận. Chứ sao lại chơi nặng nhau là trâu, bò rùi dấu dốt. Mà tại hạ nói không đúng à:môn tự nhiên thì không nói làm gì, còn các môn xã hội thì các thầy cô cung cấp ở trên lớp không đủ 1/10 vốn sống ở ngoài đời. nên chúng ta phải học hỏi ở bạn bè những người đi trước và cả bố mẹ sẽ hướng dẫn nữa chứ. Cô nương quan tâm đến quá nhiều vấn đề rồi đấy. Người ta thường nói phải luôn học hỏi nhưng cũng có ý kiến cho rằng hãy biết tường tận 1 vấn đề còn hơn là biết trăm thứ nhưng thứ nào cũng ở mức độ thấp bé... Còn cô nương muốn cái gì cũng biết tường tận như lời đã nói thì cứ ở nhà mà học tốn công đi chat làm gì..đừng nói là học hỏi ý kiến ở những huynh đệ ls vì chúng tôi còn kém các giáo sư tiến sĩ viết đầy sách bán ở cửa hàng nhiều lắm..
Mà tui rất vinh hạnh khi được Sakura cô nương coi là bằng hữu...
Vô ảnh các hạ :)
Sa thấy chẳng có gì là đụng chạm bởi chính các hạ, chính các tỷ tỷ ở đây cũng đã khẳng định rằng giáo dục ở mỗi nước là khác biệt nhau.
+ Môn tự nhiên đã có sự thống nhất (đã nói ở trên)
+ Môn xã hội chưa thấy thống nhất (cũng đã nói ở trên).
Giờ bàn luận về "học" nhé. Các hạ hiểu môn Xã Hội trên lớp các thầy cô không cung cấp đủ 1/10 vốn kiến thức - Đúng. Sa hầu hết đều do đọc sách, xem thông tin, tìm tài liệu. Sa lên mạng không phải để "chat", các hạ thừa hiểu người lên net không phải chỉ để chat, buôn dưa. Mấy cái trò đó là trò trẻ con, Sa không quan tâm. Lợi ích của net còn nhiều, còn nhiều library ta cần tìm. Và lên mạng cũng là 1 cách để học hỏi. Hiểu chứ ?
Xét thấy Sa và các hạ cùng tuổi, ở cái tuổi này học hỏi là tốt. Biết càng nhiều càng tốt, còn nếu không biết tường tận về một cái này thì nên tìm hiểu để biết tường tận hơn.
Hà ! Khổ nỗi Sa vốn là đứa kẹt sỉ, lên mạng vào vài website nói về nhiều vấn đề chứ mua sách về đọc tốn xiền lắm. Ít ra tìm thông tin trên mạng đỡ tốn xiền hơn :D Một cuốn sách đọc hết khoảng 200 trang thì tuỳ khoảng 15 -> 20 khìn. Lên mạng đọc véo cái là xong. Rất tiết kiệm, yêu cầu cứ duy trì post sách lên mạng :))
Sa tôn trọng những người hơn tuổi mình, kể cả những người chỉ ra đời hơn 1 tháng, 1 ngày hoặc 1 phút nhưng họ được nhìn thấy ánh mặt trời trước mình 1 phút và cũng hiểu biết hơn mình 1 phút. Đó là lý do vì sao Sa post bài nì để thảo luận, để học tập từ những thế hệ đi trước. Và những người đó luôn được Sa tôn lên = thầy; không bằng các tiến sĩ, giáo sư nhưng lại hơn Sa nì.
Đã bằng tuổi nhau thì là bằng hữu, LSB là anh em một nhà; người hơn tuổi là huynh tỷ; người kém tuổi là đệ muội; người bằng tuổi là bằng hữu; có gì lạ.
Tiện thể giới thiệu cho các hạ xem trang nì rất hay, rất bổ ích : www.thoibao.org Có nhiều cái ngay trong giáo trình trên lớp học không có đâu, cứ từ từ tìm hiểu. Thế nhé !!!...

LSB-ThuyDuong
08-06-2004, 18:01
Sa hiền muội,
V3T tỷ tỷ đã chào Sa nhưng tỷ thuyduong thì vẫn ở lại, post thêm 1 bài nữa nì! :)
Thêm 1 bài nhưng chắc vẫn chưa trả lời thỏa đáng được đâu, câu hỏi khó làm sao trả lời thỏa đáng được. Lần này tỷ chỉ nói về 1 cái ví dụ của Sa thôi: Mỹ và VN dạy khác nhau chuyện LX có công nhiều hơn hay Mỹ có công nhiều hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Nói về Thế chiến II là phải nói về các sự kiện và những đánh giá. Ví dụ như Đức tấn công Liên Xô ngày nào, diễn biến trận Trân Châu Cảng ra sao, Mỹ ném bom Nhật bản ở đâu... là những sự kiện.
Còn bình luận về những sự kiện ấy, quyết định này của Stalin là thông minh, chính sách kia của Hitler là sai lầm, ...: lại là những đánh giá- nó mang tính chủ quan của người đánh giá, không đòi hỏi ai cũng phải đánh giá giống ai. Liên Xô có công nhiều hơn hay Mỹ có công nhiều hơn là đánh giá, và người Nga, người Việt, người Mỹ có những đánh giá khác nhau trong chuyện này là dễ hiểu thôi! (Giống như Sakura đáng yêu hay không thì là đánh giá, tỷ thấy Sa dễ thương nhưng cũng có người nghĩ khác, sao ép họ nghĩ giống mình được! :P )
Ở tuổi phổ thông, người ta áp đặt cho học sinh một số sự đánh giá. Cái chuyện dạy áp đặt này công luận cũng bàn nhiều, nhưng ta không nói ở đây.
Nếu Sa không theo ngành sử, không tìm hiểu thêm về Thế chiến II thì hoặc Sa tin theo sự đánh giá ấy (nó chả liên quan gì đến công việc của Sa) hoặc Sa quên nó đi (như tỷ).
Nếu Sa theo ngành sử, nghiên cứu Thế chiến II thì những thứ được dạy ở trường chắc chắn là không đủ. Sa sẽ tìm hiểu nhiều hơn, sẽ đọc những tài liệu lưu trữ quý hiếm, sẽ có thể kể vanh vách về cán cân lực lượng các bên ở từng thời điểm, sẽ được đọc hàng trăm những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của các nhà phân tích ở cả Liên Xô và Mỹ. Và lúc đó không ai áp đặt vào đầu Sa cái nhận định "Mỹ có công hơn hay LX có công hơn". Tự Sa, Sa sẽ có đánh giá của riêng mình! :)

LSB-YenThanh
08-06-2004, 18:30
..Nếu lấy thước đo như vậy thì NT nghĩ không bao giờ chính xác được, khi làm chuyện gì người ta cũng có lý lẽ riêng của mình, đừng nói chi đến 1 QG, theo NT, không ai là hoàn hảo cả, dù M hay LX cũng vậy, chúng ta chấp nhận ai cũng không sao, dù sao lịch sử cũng đã qua rồi, ai thua ai thắng, ai có công hay không công cũng do lịch sử ghi nhận, chúng ta không phải là người trực tiếp chứng kiến, S cũng không nên tự mình đưa ra những kết luận vội vàng như vậy

LSB:VoAnhThuSinh
09-06-2004, 16:48
Mà thôi quân tử không cãi nhau với đàn bà. Sakura cô nương nói zậy thì hết ý kiến. Nhưng sao tại hạ rất bực mình vì mỗi vấn đề là Mỹ và Liên Xô ai có công hơn và rất nhiều chuyện tương tự như zậy mà cũng phải thắc mắc....Nói cho cùng thì hãy tin vào các thầy cô giáo nói và cô nương hãy chuyển lời tới người bạn ở Mỹ của cô rằng có một người Việt Nam nói: Việt Nam là vô địch Mỹ chẳng là cái đinh gì cả. Dân tộc Việt Nam có truyền thống về lịch sử và quân sự đáng đời cụ tổ của nước Mỹ. Nên cái gì Việt Nam nói gì cũng đúng ít ra là về mặt lịch sử....Đấy cô nương đã thấy chưa đối với nhưng người trọng danh dự và ngoan cố thì chúng ta không thể đàn gảy tai trâu như cô nương vừa nói..Mà từ những ý kiến trường hợp như tại hạ và cô nương mà thế giới không thể thống nhất đưọc là vì thế đó.

LSB-YenThanh
09-06-2004, 18:06
...Sao cũng được, M từng tuyên bố, nếu không có trang lịch sử của VN thì lịch sử của M sẽ toàn là những trang chói lọi, nói cách khác, nếu M không thất bại ở VN thì có lẽ M sẽ là bá chủ rồi , nhưng đem VN mà so với M thì Nt nghĩ cũng không nên, những gì đã qua thì nên để cho lịch sử nhắc lại mà thôi

Sakura
09-06-2004, 18:14
Tỷ thuyduong, Sa hiểu ý tỷ rùi :)
Hic ! Nhưng mà cái bộ môn Lịch Sử đó... :(( đâu phải thay đổi ngay, dù thời đại này, thời đại sau vẫn phải giữ nguyên cái sự thật của nó.
Mĩ hay LX có công hay không không quan trọng mà muội muốn các nước nên tôn trọng sự thật, cái sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Những bộ sách giáo khoa đều do các giáo sư tiến sĩ hay sách Lịch Sử mà muội được học lại cũng đều do các sử gia viết, truyền cho học sinh. Tỷ bảo học càng học lên thì sẽ hiểu. Nhưng lớp 9, học LX có công; học cái này cái kia thì lên lớp 11, 12 thì vẫn như thế, vẫn có công; chẳng thay đổi gì. Đấy là cái hạn chế của bộ môn xã hội.
Sự đánh giá thì cũng giống như muội nói, mỗi nước đều có quan điểm riêng của mình. Giống như nước này theo xã hội chủ nghĩa, nước kia theo TBCN. Nhưng "không thể" cải biên Lịch Sử thay đổi theo ý nước mình. LX có công hay Mĩ có công là cái ví dụ nhưng sẽ có thể Mĩ lại giáo dục rằng chẳng phải hồng quân tiến vào Berlin mà là quân Mĩ tiến vào Berlin... (ví dụ đấy)
Nói chung, mỗi người cũng có một quan điểm - không phải quan điểm, đánh giá nào cũng sai; nhưng không phải quan điểm-đánh giá nào cũng đúng. Nói về mặt xã hội ta có thể đứng từ nhiều khía cạnh mà nói về một vấn đề (giống như tỷ quý Sa nhưng nhiều người không ưa Sa).
Lịch Sử là Lịch Sử, "phải" chính xác; nó không như môn GDCD, có thể tuỳ theo tình hình, điều kiện của nước này mà cho đi theo chính sách này. Đấy lại là chuyện khác. Tỷ hiểu ý muội chứ (cái ý chính là - Lịch Sử :(( Sao chả ai hiểu ý Sa thía nì :(( )

Vô tình tiên tử tỷ : Vì mỗi người một quan điểm nên các topic vẫn chẳng đi đến đâu, ai cũng cho mình đúng nhưng vẫn có lao vào tranh luận. Chỉ một mục đích, giao lưu học hỏi. Tỷ đâu cần phải nói lời tạm biệt, cứ như cái con bé Sakura nì cùn, cứ như tỷ đang cãi nhau với bức tường không bằng ý :( Hic ! :((

Tỷ Phu nhân lạng tử áo trắng :
Sa đưa ra kết luận nào ? :( Kết luận LX có công á ? :)) Đấy là cái "sách giáo khoa" nó kết luận chứ Sa kết luận đâu. Mà nói cũng phải, sách dạy thế nào em cứ thế em nói. Kệ cái thằng Mĩ kia, nhỉ ? Vậy thì em bị cho là cùn, là dựa vào lý thuyết gòi. Mai nì em về em hỏi thằng cha England xem nó có nói nó có công không ? Hỏi thằng cha Pháp xem, hay hỏi thằng Đức xem đứa nào oánh nó. Hoặc về chầu ông tổ hỏi "anh" Hitler xem đứa nào dồn "anh" đến chân tường khiến "anh" phải tự sát trong hầm chỉ huy.
Thế đấy ! Lịch với chả Sử, lung tung lộn xộn. Em cứ phải học để lấy điểm rồi sau thi Đại Học, lấy bằng rồi ra trường rồi vào đời. Hết ! Học chỉ có thế thôi đấy. Đến các ông tiến sĩ, giáo sư còn ứ biết thì em biết thế quái nào được. Em mà có cái "máy thời gian" của Đôrêmon là em đi xem lại sự thật ngay. Chắc lúc đó em chầu ông tổ rồi. Thôi ! Chờ đến mấy nghìn năm nữa đời sau nó sáng chế ra cái máy đó rồi hồn em dựa hơi cũng đi ké. Nhỉ ?

Sơ ri nhá, muội dùng lời lẽ hơi... một chút. Đang post bài nì thì vấp phải cục gạch nên sinh ra bực (bắt chước tỷ thuyduong tí *______*)

Vô ảnh các hạ :
Hà, quân tử thì không biết đúng hay không nhưng dùng từ "đàn bà" để nói về Sa là sai roài. Bộ các hạ không phân biệt được đâu là "con gái", đâu là "đàn bà" hả ? Nói các tỷ ở đây là "đàn bà" còn sai bét nhè nói gì Sa nì. Thế nên ở đây không có "đàn bà" nhé, dù có thì người đó không phải Sa :=
Còn cái lời mà các hạ nhờ Sa chuyển cho thằng Mĩ kia ấy, chẳng được cái x (ích) gì đâu. Nó lại cho là mình cùn chứ phỏng ? Ừ ! Đúng rồi, mày nói nó công thì kệ mày; tao cứ học thế nào tao nói thế ấy.
Tin vào thầy cô giáo cũng ứ phải, bộ cái cô giáo dạy tiếng Anh dạy học sinh Will đi với I/You/We/They, Shall đi với He/She/It thì mình cứ thế mà nghe theo phỏng ? Như thế là học cho có chứ chẳng phải học. Hay ông nào biết được tí lịch sử TQ, dạy lịch sử rồi bô bô nói với học sinh "Đời nhà Thanh trước đời nhà Minh, Khổng Minh sinh vào khoảng 400 năm trước công nguyên (thời Đông Chu liệt quốc)"thì cứ thế nghe theo phỏng ?
Huynh đệ đã có cái ý kiến gì mà bảo không thống nhất, nói đi nói lại cũng chỉ tóm lại "Cô nương không nên quan tâm đến vấn đề này, không nên quan trọng hóa vấn đề". Vấn đề đó là cái giề ? Và rốt cuộc cũng chỉ có cái ý "Giáo dục các nước không thể thống nhất". Hết !
Chán... Buồn quá... :((

LSB:VoAnhThuSinh
09-06-2004, 20:39
Hứ tôi nói thế đó. Sao Sa cô nương lại khinh nhau thế nhỉ. Cô nương thì biết gì về tôi. Cô nói tôi không đi đến đâu nhưng ít ra tôi cũng tin vào thầy cô tin vào mọi người ở cái đất Việt này. Thế còn cô sử Trung Quốc thì thuộc còn sử Việt Nam thì không tin. Thế rốt cục cô tới lớp làm gì? Mặc dù tui hay ngủ trong giờ sử nhưng còn biết thế nào là yêu nưóc tin tưởng vào mọi người xung quanh... Còn cô mang tiếng học nhiều để làm gì khi mà không tin vào kiến thức đã học. Thế thì xin mời cô sang Mỹ mà học, ở Việt Nam không có những người tự do ngôn luận như cô X-( . Đồng ý là tự do ngôn luận nhưng thế này thì hơi quá đáng đó.. X-(

OceanPhoenix
09-06-2004, 20:54
huynh đài nói hơi quá đáng... ai cũng có ý kiến riêng của mình. Tất nhiên chúng ta đi học thì phải nghe theo lời thầy cô giảng bài rồi (nếu không thì sao mè thi). Nhưng theo ta mình hiểu sao thì sau giờ học đi tìm tài liệu thêm là được rồi. Không cần nhất thiết cứ phải yêu cầu sử sách fải giảng đúng, thầy cô phải nói đúng.

LSB_Vô tình tiên tử
09-06-2004, 21:14
Tỷ thuyduong, Sa hiểu ý tỷ rùi :)
Hic ! Nhưng mà cái bộ môn Lịch Sử đó... :(( đâu phải thay đổi ngay, dù thời đại này, thời đại sau vẫn phải giữ nguyên cái sự thật của nó.
Mĩ hay LX có công hay không không quan trọng mà muội muốn các nước nên tôn trọng sự thật, cái sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Những bộ sách giáo khoa đều do các giáo sư tiến sĩ hay sách Lịch Sử mà muội được học lại cũng đều do các sử gia viết, truyền cho học sinh. Tỷ bảo học càng học lên thì sẽ hiểu. Nhưng lớp 9, học LX có công; học cái này cái kia thì lên lớp 11, 12 thì vẫn như thế, vẫn có công; chẳng thay đổi gì. Đấy là cái hạn chế của bộ môn xã hội.
Sự đánh giá thì cũng giống như muội nói, mỗi nước đều có quan điểm riêng của mình. Giống như nước này theo xã hội chủ nghĩa, nước kia theo TBCN. Nhưng "không thể" cải biên Lịch Sử thay đổi theo ý nước mình. LX có công hay Mĩ có công là cái ví dụ nhưng sẽ có thể Mĩ lại giáo dục rằng chẳng phải hồng quân tiến vào Berlin mà là quân Mĩ tiến vào Berlin... (ví dụ đấy)
Nói chung, mỗi người cũng có một quan điểm - không phải quan điểm, đánh giá nào cũng sai; nhưng không phải quan điểm-đánh giá nào cũng đúng. Nói về mặt xã hội ta có thể đứng từ nhiều khía cạnh mà nói về một vấn đề (giống như tỷ quý Sa nhưng nhiều người không ưa Sa).
Lịch Sử là Lịch Sử, "phải" chính xác; nó không như môn GDCD, có thể tuỳ theo tình hình, điều kiện của nước này mà cho đi theo chính sách này. Đấy lại là chuyện khác. Tỷ hiểu ý muội chứ (cái ý chính là - Lịch Sử :(( Sao chả ai hiểu ý Sa thía nì :(( )

Vô tình tiên tử tỷ : Vì mỗi người một quan điểm nên các topic vẫn chẳng đi đến đâu, ai cũng cho mình đúng nhưng vẫn có lao vào tranh luận. Chỉ một mục đích, giao lưu học hỏi. Tỷ đâu cần phải nói lời tạm biệt, cứ như cái con bé Sakura nì cùn, cứ như tỷ đang cãi nhau với bức tường không bằng ý :( Hic ! :((


Cái vấn đề là ở chỗ này. Sa muội cứ đọc chính những gì mình viết đi rồi sẽ hiểu. Tỷ không phải là không hiểu ý của muội muốn đề cập đến, nhưng phải nhắc lại một điều: Cái muội "muốn phải được" thực hiện nó khác với khách quan, quan điểm của các nước. Lịch sử luôn là Lịch sử, không ai có thể phủ nhận hoặc xuyên tạc đuợc nó. Nó chỉ khác ở quan điểm và đánh giá của mỗi quốc gia mà thôi.

LSB-ThuyDuong
10-06-2004, 12:41
Sa hiền muội,
Tỷ thấy Sa đang hiểu dần ra vấn đề. Ít nhất Sa đã hiểu rằng: "đánh giá khác nhau 1 sự kiện lịch sử là điều đương nhiên, không đòi hỏi phải có 1 sự đánh giá thống nhất". Tuy nhiên Sa vẫn còn lăn tăn, liệu những sự kiện lịch sử khi được dạy ở trường học có bị bóp méo hay không, liệu 2 nước khác nhau có thể cung cấp cho học sinh những thông tin trái ngược nhau về cùng 1 sự kiện lịch sử hay không.
Theo tỷ, có 2 dạng sự kiện lịch sử.
Có những sự kiện lịch sử đã trở thành hiển nhiên, được tất cả mọi người thừa nhận, và không ai có thể bóp méo nổi. Những sự kiện này khi được dạy ở các nước khác nhau thì người ta phải nói giống nhau.
Ví dụ Napoléon thua trận Waterloo là 1 sự kiện hiển nhiên, người Pháp dù có tự hào dân tộc cách mấy cũng không thể dạy cho học sinh trái sự kiện lịch sử này được. Giả dụ người Pháp dạy cho học sinh rằng Napoléon thắng trận Waterloo thì kết quả sẽ được gì? Những đứa trẻ Pháp khi đi ra quốc tế sẽ nói những lời lẽ ngớ ngẩn, bè bạn quốc tế sẽ không thèm nghe họ nói, coi thường họ... và điều này chẳng ích lợi gì cho nước Pháp. Tương tự, dù có ghét Liên Xô đến mấy, cũng không có nước nào dạy rằng Hồng quân không tiến vào Berlin.
Nhưng có những sự kiện vẫn còn những góc tối mà các sử gia chưa thể thống nhất được với nhau gương mặt đích thực của sự thật là như thế nào. Hoặc là những sự kiện quá xa xưa, tư liệu lịch sử ít ỏi và đáng ngờ. Hoặc là những sự kiện mới xảy ra gần đây, vì quyền lợi của từng nhóm người mà các nhân chứng tường thuật lại sự kiện đó theo cách của mình. Ở đây thì đúng là có thể có những sự kiện lịch sử được giảng dạy khác nhau thật. Ví dụ sự kiện vịnh Bắc Bộ, Bắc Việt tấn công Mỹ ngoài hải phận quốc tế hay Mỹ khiêu khích để có cớ ném bom miền Bắc. McNamara khi sang thăm VN vẫn còn tranh luận với đại tướng Võ Nguyên Giáp chuyện này. Ta phải hiểu được sự khác nhau này, phải hiểu rằng có nhiều sự kiện lịch sử chưa thể nhận diện được ngay, gương mặt thật của nó chỉ có thể sáng dần lên theo thời gian, nhiều tài liệu mật chưa được mở nên hiện thời là học sinh, ta phải tạm tin theo cách nhà trường truyền đạt.
Sự kiện lịch sử chỉ có một. Nhưng nó bị chìm lấp trong những cách truyền đạt của những con người khác nhau, phục vụ những quyền lợi khác nhau. Để nhận diện được nó, sử gia phải có tư duy lịch sử. Đọc một thông tin trong sách sử, sử gia có thể đặt câu hỏi liệu điều đó có đúng không. Bằng cách đối chiếu với những thông tin khác, bằng những phân tích mang tư duy lịch sử, người ta có thể xem xét lại nhiều sự kiện. Hiện nay các sử gia vẫn "nhìn lại lịch sử", "lật lại lịch sử" như thế. 1 sự kiện lịch sử không phải được dạy một lần là đúng hẳn, đúng mãi mãi. Và đó lại chính là điều hấp dẫn của lịch sử.
Bên box danh nhân VN cũ, anh Tieuphi có giới thiệu bài viết của 1 nhà nghiên cứu nghi ngờ những kiến thức được giảng dạy về chuyện khởi nghĩa Mai Thúc Loan có liên quan đến nạn cống vải. Lý luận của nhà nghiên cứu này là: vải ở Thanh Hóa không ngon, vận chuyển khó khăn nên khi đến tay Dương Quý Phi thì vải chả ra gì nữa. Vì vậy chuyện dân phu phải gánh vải từ Thanh Hóa sang TQ là không tin được. Đó là 1 dạng "lật lại lịch sử". Nhà nghiên cứu này nói đúng hay sai thì người ta sẽ còn phải tranh luận, nhưng trong khi ý kiến này chưa thuyết phục được nhiều người thì SGK lịch sử chưa cần phải sửa.
Đại đa số chúng ta, những người không làm công tác lịch sử, chỉ cần biết và nhớ những kiến thức chung nhất mang tính phổ quát, không cần phải đi quá sâu vào những góc khuất của lịch sử, lãnh địa của những nhà chuyên môn. Hãy cứ tin vào những gì được dạy, học cho tốt, thi cho tốt và nếu sau này khi thấy có những điều khác với những gì đã học thì đừng shocked mà phải biết lý giải tại sao lại thế.
Câu hỏi chính tỷ đã trả lời rồi, bây giờ nói chuyện ngoài lề một chút cho thư giãn.
Ngoài lề 1: Sa nói về những thày cô giáo giảng dạy những kiến thức quá sai. Tỷ công nhận là trình độ chung của đội ngũ các thày cô hiện nay chưa cao, có những thày toán không thể giải được những bài toán khó, có những cô văn khi giảng 1 tuyệt tác văn học đã biến bài giảng thành 1 buổi ngủ tập thể, có những thày sử nhà ở phố Tô Hiến Thành mà không biết ông Tô Hiến Thành là ai, có những cô địa không phân biệt được nước Ai-len (Ireland) với nước Ai-xơ-len (Iceland), có những cô giáo Anh văn phát âm chưa hay và khi nói chuyện với Tây vẫn phải dùng tay ra hiệu... Nhưng dạy sai hẳn những kiến thức cơ bản như Sa nói thì theo tỷ chỉ là những trường hợp rất cá biệt, hãn hữu mới xảy ra và nếu thanh tra giáo dục biết thì những thày cô này chắc chắn sẽ bị phê bình.
Ngoài lề 2: Học tỷ thuyduong cái gì thì học, chứ đừng bắt chước cách nói chao chát của tỷ Sa nhé. Tỷ bươn chải thương trường chợ búa từ nhỏ nên có những tật xấu ngấm vào người rất khó sửa. Vấp phải hòn đá tỷ có thể văng tục chửi bậy, chứ Sa có vấp phải hòn gạch thì vẫn phải nói những lời dễ thương! :)
Ngoài lề 3: Nếu Sa định học Ngoại thương hay Mỹ thuật thì môn sử chỉ cần "học vừa đủ thi". Song nếu Sa rất quan tâm đến nó, Sa có thể mật thư cho anh Tieuphi tìm hiểu thêm. Biết nhiều đấy! :)

Sakura
14-06-2004, 21:34
Hem hem... Xin lỗi vì đã trả lời bài muộn, chỉ bởi Sa phải đi ngao du sơn thủy nên đã để topic này hẻo lánh thía nì :D

Vô ảnh thư sinh các hạ :)
Nói cho cùng, các hạ chả hiểu cái gì mà cũng post bài được. Sa có nói các hạ là Sa hiểu các hạ à ? Sa có nói Sa không tin vào các thầy cô giáo không ? Các hạ cũng nên hiểu, học là một chuyện mà hiểu lại là một chuyện khác. Thầy cô giáo dạy sai, mình không phát hiện ra là trong đầu chẳng có một cái gì hết. Sa tới lớp để học và "hiểu", khi Sa hiểu thì tất lẽ học sẽ có hiệu quả. Chính vì Sa tin vào những kiến thức đã học mà Sa phát hiện ra chỗ sai của giáo viên. Chẳng như ví dụ của cô giáo tiếng Anh kia hay thầy Lịch Sử kia mà còn những ví dụ khác. Hay một thầy giáo dạy môn Toán, giải một bài toán ra đáp số sai nhưng lại khăng khăng là "sách sai" trong khi đó không biết vận dụng đẳng thức Bunhiacôpxki để giảng cho học sinh. Vậy học mà học sai thì học làm gì. Những cái sai này là Sa đã đọc sách, học thêm ra mà đối chiếu chứ chẳng phải Sa tự cho mình "siêu" hơn thầy cô giáo. Còn học như ngủ trong giờ học rồi khi kiểm tra lại lôi ra "quay" thì mất hết công sức của cha mẹ; thầy cô giáo rồi sau này thi ĐH lấy gì mà ôn, lúc đó có vắt giò lên cổ cũng chẳng kịp đâu... "Cổng trường ĐH cao vời vợi, với tay mãi mà chẳng tới nơi." :=
Mừ cái chuyện sang Mĩ thì liên quan giề đến chiện nì ? Đây đâu phải là tự do ngôn luận, Sa chẳng đả động gì đến các hạ, đơn giản Sa đang thảo luận về giáo dục giữa các nước. Thế là sai ?
LSTQ là 1 chuyện mà sự khác nhau giữa LS của các nước lại là chuyện khác. Hãy đọc kỹ trước khi post bài.

Tỷ thuyduong :
Sa hiểu về sự khác nhau trong giáo dục của các nước nhưng không phải đánh giá về 1 sự kiện lịch sử mà là thay đổi sự kiện lịch sử. Nếu các nước đánh giá ý nghĩa của LS thì không sao, mỗi nước một quan điểm nhưng sự kiện rõ ràng là hồng quân LX tiến vào Berlin mà cũng bị phản đối thì lại là chuyện khác. Tỷ cũng có nói "dù có ghét LX đến mấy nhưng không có nước nào dạy cho học sinh là hồng quân LX không tiến vào Berlin"... Sa học được rằng hồng quân LX có tiến vào Berlin, đánh đuổi quân phát xít nhưng lại có kẻ cười cợt nói một câu "Giáo dục VN hay thật" thì khiến muội phải suy nghĩ rất nhiều. Ở đây không phải là cái nào đúng mà là sự kiện lịch sử ngày xưa ra sao. Hiện giờ muội đang học ở nhà trường, bộ giáo dục cho học gì thì học nấy. Khi phát hiện ra chỗ khác biệt giữa các nước thì tất nhiên muội phải thắc mắc, khi tranh luận với người khác mình cứ phải lôi giáo dục ra để nói. Ngay trong tâm trí học sinh bao giờ cũng cho rằng giáo dục phải chính xác và đúng vậy mà lại bị nói là sai. Dù biết không phải cái gì đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối. Có cái lịch sử mà ngay cả các sử gia cũng chưa thể biết được như tỷ đã nói, có những sự kiện mà có khi còn nhầm nhọt gây tranh cãi mà chưa tìm được lời giải đáp. Nhưng "The second world war" lại là một sự kiện chấn động địa cầu, chiến tranh đã qua nhưng dư âm vẫn còn để lại. Chắc chắn trong số những người sống trong khói đạn ấy sẽ có rất nhiều người nhớ được chính xác sự việc xảy ra. Nhưng tất cả còn dựa vào bản chất và quan điểm của từng người và lại gây ra tranh cãi. Việc hồng quân LX tiến vào Berlin, việc hồng quân LX đánh đuổi quân PX lập công đầu cho việc kết thúc chiến tranh lại bị phủ nhận thì giáo dục là thế nào đây ? Ví như muội cứ học giáo dục của VN rồi qua Mĩ, nói rằng LX có công thì họ sẽ phản ứng ra sao. Cũng hay thật ! Phong cảnh các nước khác nhau, giáo dục các nước khác nhau. Vậy chẳng như mình học ở VN đến lớp 12 rồi qua nước khác lại phải học lại những kiến thức mà còn gây ra tranh cãi. Thậm chí cái tranh cãi này không những ở các nước, các nền giáo dục mà có lẽ còn gây tranh cãi ngay trong tâm trí của mỗi người.
Lịch sử cũng có cái muội chưa được dạy, ví như sau khi thống nhất nước nhà (1975) thì Trung Quốc còn đánh vào VN vài quả nữa mà ở chương trình học không hề thấy nhắc đến. Hay như ở TQ ấy, truyện "Đông Chu Liệt Quốc" viết về lịch sử từ đời Đông Chu (vua Tuyên Vương) nhưng quan điểm của tác giả đó là gì khi mà mình đọc thấy tên này cướp ngôi, giết dân thì mình cứ tin chứ ai mà biết được sự thật nó là thế nào. Chẳng như truyện "Thủy Hử" ở bản dịch 71 hồi của Kim Thánh Thán cũng vậy, cũng bị sửa đi một vài chỗ mà đến sau khi đọc Hậu Thủy Hử thì mới biết.
Lịch Sử còn phụ thuộc vào người viết, quan điểm của người viết. Có những lịch sử mà học thế này 1 kiểu, thế kia một kiểu chẳng biết thế nào mà lần. Nhưng ta có thể thông cảm cho những cái ngày xưa còn chiến tranh thế giới thứ hai mới kết thúc được gần 60 năm mà các nước còn chưa thống nhất được hồng quân LX tiến vào Berlin hay Mĩ, rồi LX có công hay Mĩ có công thì sau này khi người ta hỏi mình thì mình sẽ trả lời sao đây ?
Vẫn biết học thì cứ học thôi nhưng băn khoăn thì vẫn cứ phải băn khoăn. Ở đây muội múa tay vậy thôi chứ học thì vẫn phải học, còn phải lấy bằng rồi thi Đại Học, hơi đâu mà lo đến mấy chuyện nì. Chỉ vì thắc mắc là 1 kiểu mà thực hành lại là kiểu khác. Giáo viên dạy cũng cứ theo cái sách cùng những tư liệu và những gì cô giáo học được để dạy cho học sinh. Vì thế nên tranh luận chỉ để biết thêm mà thôi :)

Giờ cũng nói chuyện ngoài lề để đỡ đâu đầu một chút dzậy :)
Ngoài lề 1 : Trình độ của các thầy cô giáo chưa cao, thầy cô giáo không phải là thần thánh mà lúc nào cũng đúng. Những ví dụ của muội hoàn toàn là sự thật mà muội được biết qua chính bản thân mình cùng bọn bạn khi mà chúng nó hỏi và kể cho. Thật sự thì khi biết cô sai, Sa còn phải dựa vào tính tình của từng người để còn nói, thắc mắc chứ không bị "trù" thì chết. Dẫu biết chỉ là hãn hữu mới có thôi nhưng các thầy cô giáo biết cũng chỉ vậy mà thôi, sẽ chẳng có phê bình. Tỷ cũng biết thế giới này có rất nhiều cái bất công, giáo viên dạy cấp III mà trình độ chỉ hết cấp III thì giáo dục VN quá bi đát rồi. Cái cô giáo TA mà dạy sai không phải chỉ sai về Shall/Will mà còn sai về câu bị động, còn nhầm lẫn giữa tính từ và trạng từ. Sa 1 lần thì không sao mà sai nhiều lần như thế thì đáng trách lắm.
Ngoài lề 2 : Sa thấy cái cách nói chao chát ở chủ đề "TBCN hay XHCN hơn... " của tỷ thấy rất tếu táo và vui tính (kệ bu nó, thằng nào ngu thì thằng ấy chết... ) Vì vậy mà cũng chỉ bắt chước vấp gạch thôi. Tỷ vấp gạch mà văng tục thì Sa lại thấy dễ thương ấy chứ :D Chẳng như khi Sa và huynh VT đang căng thẳng tỷ vô làm mất hết nhuệ khí lun :D
Ngoài lề 3: Bản tính của Sa rất khó sửa, học cái gì thì học nhưng thấy nó mập mờ thì khó chịu lắm nên quyết biết bằng được. Tuy nhiên có những bài Vật Lí, bài Toán mà cảm thấy khó khó thì vứt đó luôn... khỏi sờ vào nữa. Tuy môn thi của Sa không có môn Lịch Sử nhưng Sa cũng khoái môn này lắm. Nếu có gì hỏi thì Sa sẽ hỏi anh TieuPhi (mà anh nào dzậy ạ ?)

bavuongbongdem
15-06-2004, 12:37
Còn riêng bv thì thấy sự khác biệt trong giáo dục của các nước với nhau đó chính là truyền thống của từng nước đó . Chính truyền thống này mà 1 số nuớc đã trở nên quá lạc hậu , nhưng bên cạnh đó 1 số nước lại phát triển rất mạnh . Cụ thể như nước Mỹ học sinh của họ thường được tự do không bị bó buộc về 1 số việc trong khi đó hs Việt Nam thì vẫn giữ các cách thầy dạy gì trò học nấy , mà không khích thích cho hs sự sáng tạo , tự tìm tòi và mở rộng , chính điều này đã làm cho hs ở nước ta ngày càng chậm tiến so với các nước khác

LSB-ThuyDuong
16-06-2004, 15:44
...sự kiện rõ ràng là hồng quân LX tiến vào Berlin mà cũng bị phản đối thì lại là chuyện khác. Tỷ cũng có nói "dù có ghét LX đến mấy nhưng không có nước nào dạy cho học sinh là hồng quân LX không tiến vào Berlin"... Sa học được rằng hồng quân LX có tiến vào Berlin, đánh đuổi quân phát xít nhưng lại có kẻ cười cợt nói một câu "Giáo dục VN hay thật" thì khiến muội phải suy nghĩ rất nhiều.
...
Lịch sử cũng có cái muội chưa được dạy, ví như sau khi thống nhất nước nhà (1975) thì Trung Quốc còn đánh vào VN vài quả nữa mà ở chương trình học không hề thấy nhắc đến.
...


Có chuyện bị cười cợt như vậy thật à Sa? Không phải 1 ví dụ tưởng tượng chứ?
Tỷ nghĩ rằng hoặc kẻ đó cười Sa vì 1 câu nào đó của Sa trước hoặc sau câu: "hồng quân LX có tiến vào Berlin" chứ không phải cười Sa vì câu đó đâu!
Còn nếu kẻ đó cười Sa vì câu "hồng quân LX có tiến vào Berlin" thì Sa cười lại hắn, chắc hắn ngủ trong giờ sử bên nước hắn quá!
Chuyện hồng quân LX có tiến vào Berlin là sự thật hiển nhiên, cả Mỹ và Anh có chối cãi đâu, phim ảnh tư liệu còn đầy, mấy nước đó không giáo dục theo kiểu "ngu dân" như vậy đâu!
Suy nghĩ làm gì cho mệt đầu, quay sang nói chuyện với cậu bạn nước ngoài đó về cái gì khác, hip-hop chẳng hạn! :P
Nhưng có 1 vấn đề như thế này.
Với những sự kiện lịch sử quá rõ ràng, người ta không thể bóp méo khi giảng cho học sinh được nhưng người ta có thể lựa chọn những sự kiện nào cần dạy, những sự kiện nào không cần dạy vì học sử ở trường không có nghĩa là phải "biết tuốt" về lịch sử.
Việc TQ đánh VN năm 1979 thì VN không hề che dấu (người lớn tuổi nào chẳng biết!) nhưng bây giờ VN không muốn nói nhiều đến chuyện này vì những lý do bang giao chính trị. Vì thế mà SGK không nhắc đến. Nhưng Sa vẫn biết đó thôi!
Còn chuyện sau này ra nước ngoài học tiếp, kiến thức này phủ nhận kiến thức kia phải coi là bình thường. Sắp tới tỷ đi học chắc rất nhiều kiến thức KT kinh điển được dạy theo tư tưởng Marx không xài được nữa. Rồi vài năm sau về nước cũng sẽ có nhiều kiến thức quản trị bên đó lại không thể áp dụng được trong hoàn cảnh VN! :)
Nhưng bên cạnh những thứ sẽ bị phủ định, còn nhiều thứ có giá trị, giữ lấy nước ngọt của mía Sa nhé!

LSB:VoAnhThuSinh
16-06-2004, 16:46
Thôi được rùi tui nhân sai với Sakủa cô nương được chưa........Đến là mệt..Phù công nhận thì do ít tiên đi chat nên tui đọc bài không kỹ lắm nên hơi vội mong mọi người thông cảm...

Donjuan
23-06-2004, 17:35
các vị cứ bàn này bàn nọ mà quên mất mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo ra con người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức, tài năng, yêu quê hương đất nước.... chẳng nhẽ nếu cứ đi đúng sự thật 100% như trên thì làm sao có thể đạt được mục tiêu giáo dục đây. chẳng nhẽ là người Mĩ họ dám công khai trong môn lịch sử của đất nước họ là đã đi xâm chiếm nước khác và hành động giết người dã man như thế nào với người mà nước Mĩ đã xâm chiếm chắc, như thế thì còn gì là giáo dục nữa. hoặc như sống ở đất nước XHCN thì kêu XHTB hay hơn như vậy thì cũng ko được, ai lại đứng núi này trông núi nọ như vậy được, phải ko nào.