PDA

View Full Version : Truyền Thuyết Tam Quốc Chí


Trang : [1] 2 3 4

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 16:20
[center:2817e980c5]Quan Vũ gặp Trương Phi[/center:2817e980c5]


Trương Phi là một anh chàng bán hàng thịt. Bên quày của anh có để một tảng đá nặng ngàn cân, trên tảng đá có đề mấy chữ: "Ai cử nổi tảng đá ngàn cân này, cứ cắt lấy thịt mà khỏi trả tiền".

Một hôm, Trương Phi đang ngồi uống trà trong quán kế bên thì QUan Vũ đến. Quan Vũ đọc thấy hàng chữ ấy liền đưa tay cử tảng đá lên đầu và đi luôn mấy vòng. Đặt tảng đá xuống, Quan Vũ cầm đao cắt lấy một miếng thịt rồi bỏ đi.

Bà vợ Trương Phi vội chạy vô quán bảo cho chồng biết. Trương Phi chạy theo nắm áo QUan VŨ lại, hỏi:

- Sao anh dám lấy thịt mà không trả tiền?

QUan Vũ nói:

- Anh chẳng đã viết: "Ai cử nổi tảng đá ngàn cân này, cứ cắt lấy thịt mà khỏi trả tiền" đó sao? Tôi đã cử nó khỏi đầu và đi ba vòng, như vậy không đáng đưọc tặng thịt hay sao?

Trong lúc hai người đang giằng co qua lại thì Lưu Bị bán giày đi ngang qua, ông liền một tay kéo Quan Vũ, một tay lôi Trương Phi để hai người dang ra và khuyên nhủ họ. Thế rồi ba người kết làm anh em.

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 16:34
[center:b0230c55c5]Quan Vũ vẽ trúc[/center:b0230c55c5]


Truyền thuyết nói rằng, sau khi Lưu, Quan, Trương bị bại binh ở Tiểu Bái, QUan VŨ vì bảo vệ hoàng tẩu nên phải ở lại doanh trại TÀo Tháo.

Tào Tháo thấy QUan VŨ là người trung nghĩa, biết lễ nên sinh lòng kính trọng. Một hôm, TÀo Tháo lại mời QUan Vũ tới phó yến. Giữa bữa tiệc, Tào Tháo gọi người mang đến một cẩm bào mới để cho QUan VŨ thay. QUan Vũ không tiện từ chối bèn mặc cẩm bào vào, song ông vẫn khoác lục bào của mình bên ngoài cẩm bào.

Có một tối hàn đông vào cuối năm, tuyết bay mù trời, Quan VŨ đi dự tiệc bên doanh Tào THáo trở về. Ông nhớ tới Lưu Bị, TRương Phi không biết hiện giờ ở đâu, muốn đi tìm nhưng cứ bị Tào Tháo cầm cố ở lại. QUá buồn bực, ông bèn xách Thanh Long Yển Nguyệt đao đến bên khóm trúc trong sân đội gió, đạp tuyết mà mùa. Quan Vũ múa được một hồi cảm thấy hào khí hừng hực, liền thu đao đứng lặng thinh, ngưng thần nhìn khóm trúc. Chỉ thấy trong hoa tuyết bay, thân trúc ngang nhiên sừng sững, cành xỏa thẳng như trường thường, lá như tên bén đón gió thách tuyết, xanh tươi rờn rợn. Quan Vũ vô cùng thán phục trúc xanh cao phong lượng tiết, và rồi ông liên tưởng đến hoàn cảnh của mình mà cảm khái vạn phần. Ông bèn xách đao trở vô phòng, trải giấy mài mực, vẫy bút múa cuồng.

Lúc này Quan Vũ lặng khí im hơi, bút theo tay múa, những đường nét đi theo tâm ý, và một bức mặc trúc đồ bỗng dưng đã thành. Chỉ thấy trên bức họa mấy gốc trúc xanh từ phía dưới xé đất đâm thẳng lên, nhánh cành như sắt, lá mực tợ gươm.

Hôm sau, Quan Vũ sai thủ hạ mang bức họa tặng cho TÀo Tháo. Tào Tháo mở ra xem, luôn miệng khen đẹp, song ngắm kỹ lại, bất giác ông thở dài không thôi. Thì ra trên bức họa, lá mực sắc bén như tên ấy lại hợp thành một bài thơ ngũ ngôn:

[center:b0230c55c5]Bất tạ đông quân ý,
Đan thanh độc lập danh
Mạc hiềm cô diệp đạm,
Chung cửu bất điêu linh.

Tạm dịch:
Không đáp đuợc ý ông,
Đan thanh đứng riêng cõi
Đừng hiềm lá đơn nhạt,
Mãi mãi chẳng tiêu điều.[/center:b0230c55c5]

Trong lòng Tào Tháo đã rõ, đây là Quan Vũ mượn trúc nói rõ cái chí khí của mình. Dù là Tào Tháo có làm gì đi nữa cũng không thể lưu giữ ông ta lại được!

Không lâu sau, Viên Thiệu tiến công Tào Tháo, Quan VŨ chém Nhanh Lương, giết Văn Sửu và khi đã nghe đwưọc tin tức của Lưu Bị, ông lập tức bảo vẹ hoàng tẩu, ngày đêm rời khỏi Hứa Xương, qua năm cửa, chém sáu tướng, và anh em ba người đã được gặp lại.

Tào Tháo nghe nói QUan Vũ đoạt cửa chém tướng mà chạy, ông chẳng những càng thêm kính phục ông trung can nghĩa khí của Quan Vũ, mà còn lệnh cho nguwòi đem bứ chọa của Quan VŨ tặng khắc trên bia đá, hiện nay bia đá này vẫn còn trong rừng bia trong chùa Thiếu Lâm ở Trung Nhạc Tung Sơn, trên bia còn có khắc thêm ấn chương "Quan Thọ Đình Hầu chi ấn"!

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 16:41
[center:547fed3392]Trương Phi Trồng Bách[/center:547fed3392]


Từ Thiểm Tây đi Tứ Xuyên, qua Quảng Nguyên lại đi về phía trước, ấy là con đường đặc biệt của tỉnh Tứ Xuyên. Trên con đường rộng thênh thang này, hai bên có không biết bao nhiêu cây bách ngàn năm, cũng có cây mọc chênh vênh trên sườn núi. Tại sao lại có những cây bách này? Nơi này có một truyền thuyết về việc Trương Phi trồng bách.

Thời Tam Quốc, khi Lưu Bị làm vua Hán Trung, tam đệ Trương Phi của ông thường lãnh binh đi đánh gặic.

Có một tối nọ, khi Trương Binh trở về thì bị lạc đường, nên binh mã của ông cứ lòng vòng chuyển mé này sang mé nọ suốt đêm. Đến khi trời sáng, ông thấy đàon quân của mình vẫn chưa ra khỏi thung lũng mà lại trở về chỗ cũ. Nộ khí xung thiên, ông bèn nạt to một tiếng:
- Chọc giận ta hử?

Theo đó ông rút xà mâu nhắm vách núi mà đánh tới.

chỉ nghe "păng" một tiếng, lửa nháng lên, rồi bỗng đâu có một cụ già râu bạc hiện ra trước mặt Trương Phi, bảo:

- Muốn khỏi lạc đwuờng, hãy trồng nhiều cây dọc đường, mùa đông án gió cát, mùa hạ có thể tránh nắng.

Trương Phi nghe nói liền ngẫm nghĩ, và cảm thấy đây là biện pháp hay để sau này đi hành quân, vận lương sẽ không bị lạc nữa. Nhưng trồng cây gì đây? Ông vừa định hỏi cụ già, thì ông cụ đã đi xa rồi. Ông hỏi với theo:

- Ông cụ, trồng loại cây nào bây giờ?

Ông cụ là một vị tiên, thấy Trương Phi hung dữ nên ngoái đầu, khoát khoát tay không nói và như trận gió đã mất hút.

Trương Phi tuy là người thô lỗ nhưng cũng khá tinh tế, ông thấy cụ già không nói mà khoát tay, trong lòng liền chợt hiểu. Ông "A" một tiếng chỉ về phía đườn gnúi, nói:

- Hay lắm! Ta hiểu ra rồi, ông kêu lão tam trồng cây bách!

Sau đó, Trương Phi bèn hạ lệnh cho quan sĩ trồng bách dọc theo đwuờng núi.

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 16:49
[center:298ecdff9f]Trương PHi Thét Gãy Cầu Bát Long[/center:298ecdff9f]


Cầu BÁt Long bắc trên sông Bát Long. Tương truyền trước kia ở giữa cầu có một đoạn đã bị Trương Phi thét gẫy. CÂu chuyện như thế này:

Vào thời Tam Quốc, lúc LƯu Bị kiến lập nước Thục ở Tứ Xuyên, và lên làm hoàng đế nước Thục. Làm hoàng đế thì phải tìm một nơi để xây hoàng thành. Vì chưa có chỗ nào vừa ý nên ông phái người đi khắp nơi để lựa đất. Lựa tới lựa lui, ông thấy vùng Cửu Long bảo là vừa ý nhất.

Một hôm, Lưu Bị dẫn Quan Vân Trường và Trương Phii đến xem dãi đất Cửu Long bảo, nếu hai nguwòi em này đều đồng ý, thì có thể lấy vùng đất này làm hoàng thành. Bọn họ bò lên một đỉnh sơn bảo cao nhứt. Lưu Bị chỉ từng đỉnh sơn bảo cho hai em xem. Từng sơn bảo hfinh như là có ai dụng ý sắp đặt. Nếu đánh nhau, bảo bảo liên tiếp, bón mặt đều có thể tiếp ứng, đều có thể công có thể thủ, quả là một địa hình tốt. Quan Vân Trường thấy vậy rất hài lòng, luôn tiếng khen:

- Vùng đất tốt thật! Vùng đất tốt thật!

Trương Phi vốn cũng thích vùng đất này, có điều càng xem, càng cảm thấy lạ lùng. Ông đếm các sơn bảo, nhưng đếm tới đếm lui, vẫn chỉ thấy có tám sơn bảo mà thôi. Tại sao vậy? Bởi ông quên đếm cái sơn bảo mà mình đang đứng. Ông đêm một hồi thì phát nổi đóa, nói:

- Ai dám bảo là Cửu Long bảo? Chỉ có bát bảo thôi.

Vừa nói ông vừa nắm chặt bàn tay phải, đánh vào lfong bàn tay trái một cái, và "gầm" lên một tiếng. Tiếng đánh vào lòng bàn tay cộng với tiếng gầm" của ông, so ra còn hơn tiếng sấm nổ. Theo tiếng "gầm" long trời lỡ đất này, nước ở đầu sông Bát Long bắt vọt lên làm ngập chiếc cầu Bát Long và tràn ra bốn phương tám hướng.

Lưu Bị thoạt thấy trận thế không hay, liền rút bảo kiếm chỉ vào hòn núi phía trước quát:

- Mau, mau! Ngăn nó lại, ngăn nó lại!

Dường như hòn núi nghe theo tiếng quát của ông, nó gie ra một lằn đê chặn nướ clại, nước sông buộc phải chuyển đầu quày nguwọc trở xuôsng. Và rồi nước mới từ từ phẳng lặng trở lại.

Sau khi nước rút, cầu Bát Long lại hiện ra, nhưng đoạn giữa cầu đã bị gãy, Người ta cho rằng chính tiếng thét của Trương Phi đã làm gãy cầu, lai còn gọi hòn núi mà Lưu Bị dùng kiếm chỉ bảo ngăn nước lại là hòn Tiệt Yêu Sơn.

Từ ấy trở đi, nước sông Bát Long chảy đến vùng Tiệt Yêu Sơn thì lộn ngược trở lại, và đổ ra bốn phía có hơn bốn mươi dặm.

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 16:57
[center:c1cb5ff5ba]Cái Chết Của Đặng Ngải[/center:c1cb5ff5ba]


Miếu Võ Hầu ở Thành Đô trải qua nhiều phen chiến loạn, đến nay vẫn được bảo toàn. Theo nguwòi ta nói ấy là vì có liên quan đến cái chết của ĐẶng Ngải.

Năm ấy, Đặng Ngải lãnh binh đi diệt Thục, ông ta hết sức vênh vang. Hôm ấy, ông ta đến miếu Võ Hầu ở Thành Đô, thấy miếu đình huy hoàng, sơn môn trang nghiêm, ông ta chẳng khỏi buông tiếng cười nhạt:

- Thần vong quốc, đâu được hưởng hương hỏa cửa nhân gian! Ta sẽ thiêu rụi miếu này.

Đoạn, ông ta sát khí đằng đằng sấn vào trong miếu. Chợt ông ta thấy trên bình phong ở ngưỡng cửa có viết hai hàng chữ lớn: Gia Cát chết, ĐẶng Ngải còn; kẻ chết Gia Cát sẽ chém kẻ sống Đặng Ngải!

Đặng Ngải thoạt thấy liền thất kinh, sợ bên trong có mai phục gì, liền vội lui ra khỏi sơn môn. Dừng bước lại và thấy không có động tĩnh gì, ông ta bèn vòng qua cửa sau. Chỉ thấy gần trong cửa, ở hai bên ỗi bên có treo một đại đao, còn ở giữa thì treo một cái chày đá lớn, ông ta lại giựt mình và lo sợ nữa. Khi trấn tĩnh lại, ông ta nghĩ đây là một trò đùa để hù doạ, và rồi tảng đá đè nặng trong lòng chợt rơi mất. Đặng Ngải lại thầm nghĩ: "Gia CÁt Lượng khi chết đã từng hơn một lần hù dọa Trọng Đạt chạy thất điên bát đảo, xem ra trong đời Gia Cát chỉ biết hù dọa thôi, Đáng tiếc là cái gan của Tư Mã Ý quá nhỏ, để cho Gia CÁt chiếm lấy thượng phong. Đặng Ngải ta đâu phải là kẻ có lá gan con tép, sợ gì cái trò đùa của hắn mà ngay cửa miếu cũng không dám vô?" Nghĩ đến đây, ông ta ngẩn đầu, ưỡn ngực, sải bước tiến vào.

Khi ấy, chỉ nghe "xoẹt" một tiếng, lập tức hai đại đao loang loáng đồng thời chém xuống: một lưỡi thì chém vào ngực, một lưỡi thì bổ xuốngg đầu ông ta. chiếc chày lại từ trên giáng xuống như nện gạo. Thên xác của Đặng Ngải lập tức nát bấy như tương.

Từ đó về sau, không còn ai dám phá páchh miếu Võ Hầu nữa. Còn như đao và chày treo kia thì ở đâu mà có? Có người bảo là lúc Gia Cát Lượng còn sống đã bố trí, có người thì nói bá tánh vì muốn bảo vệ miếu Võ Hầu đã thiết lập cơ quan nầy. Mỗi nguwòi một phách nhưng không ai dám quyết đoán là thuyết nào đúng.

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 17:04
[center:91c7bd1f01]Gia Cát Lượng Thiết Kế Mộ Phần[/center:91c7bd1f01]


Theo truyền thuyết, Gia CÁt Lượng sợ sau khi ông chết rồi sẽ có người quật mọ ông. Suy đi nghĩ lại, ông đã nghĩ ra được một kế sách.

Hôm ấy, ông cho gọi sáu người tới nói:

- Sau khi ta chết, nhờ sáu người chôn ta. Bốn người thì lo việc chôn cất, còn hai nguwòi thì lo việc nấu cơm. Ta có bốn thỏi vàng, tặng cho các người làm việc này. Sau khi chôn cất xong thì trở vê nhà ta mà lấy, và mong các người đừng nói cho ai biết là chôn ta ở đâu.

Không lâu, Gia Cát Lượng chết, trong doanh Thục lớn nhỏ đều phát tang, còn sáu người này thì y theo lời dặn bảo của Gia CÁt mà làm.

Hai nguwfoi nấu cơm bàn: "Thừa tướng thật làm khổ nguwòi quá. Sáu người mà chia bốn thỏi vàng thì làm sao chia cho đều đây? Chi bằng chúng ta giết bốn gnuwòi kia thì chúng ta một ngwưòi được hai thỏi". Bàn xong, hai người bèn bỏ thuốc độc vào món ăn. Bốn người lo việc chôn xất cũng có lòng dạ đen tối, họ nghĩ sáu người mà chia bốn thỏi vàng thì khó mà chia được. Và sau khi bàn tính, họ cũng quyết lòng giết chết hai người nấu cơm này để mỗi nguwòi được một thỏi. Chủ ý đã định , họ túa vô nhà và bất kể bảy ba hai mốt gì , liền kẻ côn người gậy đánh chết hai người nấu cơm. Nhác thấy cơm nước đã nấu xong, họ bèn rót rượu ăn uống. Còn chưa ăn hết chén cơm thì người nào người nấy hai chân đều duỗi thẳng, cùng nhau đi gặp Diêm Vương.

Thế cho nên đến nay, không ai biết mộ phần của Khổng MInh chôn ở đâu, chỉ biết rằng: "Dưới núi Bạch Hổ chôn Khổng MInh, trên núi Thanh Long táng Hàn Tín".

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 17:13
[center:72a2e1f887]Dùng Trí Lui Mạnh Hoạch[/center:72a2e1f887]


Lúc Gia CÁt Lượng đánh nhau với Mạnh Hoạch ở Lư Thủy, Gia Cát Lượng nói với Mạnh Họach:

- Hai nước chúng ta đánh nhau chẳng qua là vì tranh chiếm một địa bàn, và càng đánh thì càng gây khốn khổ cho bá tánh. Chúng ta khổ gì phải làm như vậy chớ? Nhân mã của tôi đông hơn của ông, ông không thể nào đánh thắng tôi được, đó là điều hiển nhiên rồi, vậy chi bằng ông đem ít nhiều địa bàn giao cho tôi để tôi về tâu lại với hàong thượng tôi thì tốt hơn.

Mạnh Hoạch nói:

- Nếu ông muốn vậy thì cũng được, nhưng không thể nhiều quá.

Gia Cát Lượng nói:

- Tôi cũng không cần phải nhiêu lắm, chỉ cần đất bằng một tầm tên bắn là đủ rồi.

Mạnh Hoạch nghĩ: "Ông ta bắn một mũi tên đâu có bao xa, bất quá mấy trăm thước là cùng"! Thế là Mạnh Hoạch bằng lòng.

Gia Cát Lượng:

- Bữa nay thì tôi chưa bắn, tốt nhất ông hãy trở về kêu thợ chuyên môn làm một mũi tên và ghi một dấu hiệu riêng trên mũi tên đó, như vậy sẽ tránh được việc đôi co cãi lẫy sau này.

Mạnh Hoạch gật đầu ưng thuận.

Gia Cát Lượng trở về, vội thỉnh thổ địa tới nhờ ông ngày mai giúp đem mũi tên bắn ra đó cắm ở núi Đại Lương. Thổ địa nói:

- Hà, giúp suông tôi không làm đâu! Tôi chạy mệt thì ông phải đền ơn tôi cái gì mới được chớ!

Gia Cát Lượng nói:

- Được thôi, thế này nhé, sau khi ông làm việc này xong rồi, tôi sẽ hạ lệnh cho các châu, phủ, huyện cất miếu cho ông.

Thổ địa hỏi cất miếu cao bao nhiêu, Gia Cát Lượng bảo là cất cao bằng một mũi tên. Thổ địa nghĩ thầm: "Bắn một mũi tên thì cao lắm! Thế thì được!" Thổ địa bèn bằng lòng.

Hôm sau, nguwfoi của hai bên đốt nhanh đèn làm lễ đất trwòi xong, Gia Cát Lượng cầm lấy mũi tên mà Mạnh Hoạch đã kêu nguwòi chuyên môn làm, và giương cung bắn, Thổ địa thấy tên đã bắn ra liền đỡ lấy tên chạy đi, chạy miết tới núi Đại Lương và cắm ở đấy.

Mạnh Hoạch sai nguwòi đi tìm tên, cuối cùng phải tới tận núi Đại Lương mới tìm thấy được. Ông biết là đã bị mắc lừa nhưng không còn cách nào hơn, chỉ còn biết lui binh đến núi Đại LƯơng. Cho nên núi Đại Lương còn kêu là núi Nhất Tiễn.

Thổ địa bèn tìm đến Gia CÁt Lượng đòi trả công! Gia CÁt Lượng y lời hứa bèn cất miếu cho ông nhưng chỉ là ngôi miếu thấp lùn mà thôi.

Thổ địa cũng biết là bị mắc lừa Gia CÁt Lượng, nhưng vì lúc giao hẹn không nói rõ, nên bây giờ không nói gì khác hơn được nữa.

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 17:45
[center:38f5a1119d]Gia CÁt LƯợng Nuôi Gà Tìm Cá[/center:38f5a1119d]


Thuở nhỏ Gia Cát Lượng tới nhà thầy học tập và ông thầy chỉ dạy buổi sáng. Nhà thầy có nuôi một con gà trống, giờ học bắt đầu cho đến khi con gà trốn này gáy thì tan học. Liên tiếp mấy ngày đều như thế.

Gia Cát Lượng muốn được thầy dạy nhiều hơn, bèn mang theo một túi thóc. Khi gà sắp gáy ông liền rải thóc cho gà ăn, nhờ dùng cách này, mà ông học thêm đwưọc rất nhiều.

Một hôm, thầy bận việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi, thầy bảo Gia Cát Lượng nướng cho thầy một con cá, để lúc trở về thầy sẽ ăn. Gia Cát Lượng nướng cá xong, bèn ngồi đọc sách. Khi thầy trở về, ông vội đi lấy cá dâng cho thày nhưng không thấy cá đấu. Ông chỉ còn cách bẩm lại với thầy. Thầy bảo ông:

- Mi phải tìm cho ra kẻ nào ăn trộm con cá thì ta mới không phạt mi!

Gia Cát Lượng suy nghĩ một hồi, đoạn kêu các bạn đồng học tới, sau đó giả vờ thất kinh nói:

- Ai ăn trộm con cá của thầy? Con cá đó dùng tre độc lụi nướng, nếu như ai ăn phải thì hai giờ sau sẽ ói máu mà chết!

Bấy giờ, trong bọn có người khóc rống lên. Gia Cát Lượng cười và thưa lại với thầy:

- Chính hắn là kẻ ăn con cá nướng ạ!

Thầy thấy Gia Cát Lượng thông minh hơn nguwòi, trong lòng lấy làm vui, sau này ông đem hết những điều hiểu biết mà dạy cho Gia Cát Lượng.

LSB-KỳCôngKỳThủ
01-10-2002, 18:01
[center:94686db6e1]Gia Cát Lượng Được Báu Vật[/center:94686db6e1]


Truyền thuyết nói rằng tổ tông ba đời Gia Cát Lượng đều sống bằng nghề nấu rượu. Nghề này truyền đến Gia Cát Lượng thì tay nghề đã rất cao siêu, việc làm ăn cũng theo đó mà phát đạt.

Một hôm, có một cụ già chống gậy tới, thấy rượu Gia Cát Lượng nấu thì thèm đến chảy nước dãi. Gia Cát Lượng thấy vậy bèn rót một chén mời ông uống. Cụ già tiếp lấy chén rượu và uống một hơi cạn ráo. Từ đó về sau, ngày ngày cứ đến khoảng giờ đó thì cụ già lại ghé chơi. Mỗi ngày Gia Cát Lượng đều đãi cho ông ta một chén. Ngày qua ngày, cụ già thấy Gia Cát Lượng là người thật thà trung hậu, nên nói:

- Cậu tốt bụng lắm, ta sẽ chỉ cho cậu biết một nơi có vật quí và cách lấy nó.

- Vật quí gì thế?

- Ở miếu thổ địa gần đây có một con rùa tu đạo đã năm trăm năm, mỗi buowsc chân đi của nó đều có một đồng tiền nhỏ. Nếu như cậu trộm được ngọc của nó mà giấu vô chiếc xe bốn bánh thì ngồi trước xe, cậu có thể biết được chuyện năm trăm năm về trước, ngay cả chuyện quân cơ trên sa trường cũng có thể đoán định được.

Gia Cát Lượng nghe vậy, thầm ghi nhớ trong lòng. Ông tìm cơ hội tốt để trộm lấ yngọc rùa.

Khi rùa biết được ngọc mình bị trộm và Gia CÁt Lượng đã giấu mất rồi. Rùa không còn cách chi, chỉ còn cách xin Gia CÁt Lượng một chén rượu. Gia CÁt Lượng cũng không tiéc gì bèn tặng cho nó một chén rượu. SAu khi rùa uống rượu xong, bèn hỏi Gia Cát Lượng tại sao biết được chuyện này. Gia Cát Lượng bảo là có một cụ già mách cho biết. Rùa nghe vậy mặt liền biến sắc, nghĩ: "Được rồi, con ưng tinh mi, ta với mi đời này không oán, kiếp trước không cừu, vì sao mi kêu ngwuời ta lây trộm ngọc của ta? Mi không muốn ta thành tiên thì ta ũcng không để mi thành phật". Do đó nó nói với Gia Cát Lượng:

- Hừ! Lão già đó chính là con chim ưng tinh tu đã năm trăm năm. Trong miệng nó có một hạt châu. Nếu như anh lấy trộm được, anh có thể biết được chuyện năm trăm năm về sau. VÀ nếu lấy được lông cánh của nó làm quạt, chiếtc quạt đó sẽ làm lòng người sảng khoái, minh mẫn thêm ra.

Gia CÁt LƯợng nghe nói thầm mừng, lại tặng cho rùa một chén rượu nữa.

Hôm sau, cụ già ấy lại đến. Như hằng khi, Gia Cát Lượng rót rượu mời ông. Lần này không như lần trước, uống chén rượu xong, ông không đi liền. Gia Cát Lượng lại mời ông chén thứ hai. Ông uống hết vẫn chưa chịu đi. Gia Cát Lượng phải mời ông tiếp. UÓng xong chén thứ ba thì ông đã say chếnh choáng, lúc ấy mới chịu bỏ đi. Gia Cát Lượng tháy ông đã say nhwu thế, bèn đi theo phía sau. Ông cụ đi tới một gian nhà đá liền bước vô và nằm vật xuống ngủ. Phút chút miệng đã ngáy vang như sấm. Lát sau, trong miệng ông nhả ra một hạt minh châu sáng ngời. Gia CÁt lượng trông thấy liền chộp lấy.

Chim ưng tỉnh dậy, tháay hạt châu bị người lấy liền vội đi cướp lại. Gia Cát Lương quýnh quá nên bỏ vô miệng. Không ngờ hạt châu quá trơn, thuận theo cổ họng mà chạy tuốt vô bụng. Chim ưn gthấy vậy liền khóc rống lên, nói:

- ĐÁng tiếc hco ta tu luyện đã năm trăm năm, chỉ vì mấy chén rượu mà công tu dành cho mi cả.

Nói xong, nó tức quá, ngã chết trên mặt đất, Gia Cát Lượng lấy lông cánh của nó kết thành chiếc quạt lông ưng.

LSB-DoUy-DaiTrieu
02-10-2002, 13:40
[center:3aeb420488]Đề Cử Người Hiền[/center:3aeb420488]


Gia Cát LƯợng rất coi trọng nhân tài. Ông phá cách trọng dụng Tưởng Uyển, đây là một đoạn truyện sinh động.

Tưởng Uyển vốn là người giữ kho sách ít ai biét đến. ÔNg cảm thấy mình như một con trâu cổ rơi trong giếng nước, cả người đầy tài năng mà không cách chi dùng được. Có lúc, ông uống rượu đến say khướt và nói chuyện đâu đâu. Lần nọ, Lưu Bị đi tuần du bắt gặp ông như thế bèn rầy la ông mấy câu. Nhưng Tưởng Uyển chẳng những không nghe, đằng này còn đem chuyện an bang định quốc ra nói lung tung. Lưu Bị thấy ong xem thường, khong lý gì tới lời nói của mi nhf, nên định giết ông.

Gia Cát Lượng biết được việc này, khẩn thiết nói với Lưu Bị:

- Tôi thấy ông ta có vẻ khác thường, cách làm việc cũng hơi lạ, còn việc quan hệ với bá tánh mọi người thì rất tốt. Ông ta dám ngang nhiên bàn luận với chúa công, chứng tỏ ông ta không phải là người ăn không ngồi rồi. Nếu biết sử dụng đúng chỗ, nhất định ông ta sẽ lập nên nghiệp lớn. Hãy hưỡn hưỡn xét kỹ lại xem, rồi xử trí cũng chưa muộn.

Lưu Bị nghe lời Gia Cát LƯợng, tha tội chết cho Tưởng Uyển. Sau này, Gia Cát Lượng thành lập cơ cấu phủ Thừa tướng để làm việc, ông điều Tưởng Uyển về giúp việc cho ông. Rồi cách đó không lâu, có người báo cáo với Gia Cát Lượng là Tưởng Uyển đem rượu đổ xuống hầm cầu. Gia Cát Lượng nghe báo, liền cho vời Tưởng Uyển đến truy hỏi căn do.

Tưởng Uyển thưa:

- TRước kia tôi cảm thấy mình không gặp thời, nên thwừong lấy rượu giải sầu, nay được Thừa tướng tin tưởng giao cho việc lớn việc nhỏ, tôi thường trách mình trước kia sao có những ý nghĩ nông nổi. Với lấu khi Thừa tướng uỷ thác trọng nhậm, tôi làm hết sức nhưng e còn sai sót, nên tôi quyết tâm chừa rượu. Nhưng hôm qua, có người bạn tới chơi lại mang theo bình rượu tặng tôi, để chứng tỏ min hf quyết tâm thay đổi nên tôi đem bình rượu đó mà đổ xuống hầm cầu vậy

Gia Cát Lượng nghe nói, thầm gật đầu khen, lại sai thủ hạ đi điều tra, quả nhiên đúng như lời Tưởng Uyển đã trình bày, Gia Cát Lượng vui mừng bèn phá cách để thẳng cho Tưởng Uyển một cấp bậc nữa.

Tưởng Uyển dĩ nhiên rất vui mừng, vui giúp đỡ Gia Cát Lượng trong việc an bang trị quốc càng xuất sắc hơn. Gia CÁt Lượng thấy Tưởng Uyển ngày càng thành thục giỏi giang hơn, nên lại càng tín nhiệm ông. Chính lúc ông lâm chung, ông còn đặc biệt giao hậu cần cho Tưởng Uyển để Tưởng Uyển tiếp nối sự nghiệp của ông.

Về sau, Tuwỏng Uyển kế thừa sự nghiệp của Gia CÁt Lượng, trở thành cột trụ của hậu kỳ Tây Thục.

LSB-DoUy-DaiTrieu
02-10-2002, 13:52
[center:effaa13df7]Gánh Đất Của Trương Phi[/center:effaa13df7]


Ngoài của đông thành Kinh Châu Hồ Bắc có một gò đất, tời cổ đại gọi là Họa Phiến Phong, cảnh sắc đẹp đẽ, một màu xanh tươi mát. Nay thì gò đất này đã trở thành trơ trụi. Truyền thuyết cho rằng đây là tác phẩm của Trương Phi. Câu chuyện như thế này:

Tương truyền vào thời Tam Quốc, Lưu Bị lãnh binh mã đi đánh TÂy Xuyên, để quân sư Gia CÁt Lượng và Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu, Trương Phi thì đóng binh ở Lư Hoa Đăng. Do bởi đất Kinh Châu là yết hầu của Ba Thục, là nơi mà binh gia tranh lấy. TÀo Tháo cũng muốn chiếm, Tôn Quyền cũng muốn đoạt, ba nước đã ở đây giao tranh không biết bao nhiêu trận, hình như mãi mãi không thôi. Vương Mẫu nương nương trên trời thấy thế, lòng cũng rất phiền, quyết tâm thu đất Kinh Châu làm thánh địa để khỏi có ai tranh giành nữa. Do đó bèn phái chín tiên nữ xuống phàm tới gặp Quan Vũ để thu đất.

Chín tiên nữ cỡi mây lành, chẳng mấy chốc đã tới Kinh Châu, bước xuống mây thẳng đến soái phủ Quan Vũ. Quan Vũ thấy chín tiên nữ, liền đứng lên nghinh tiếp. Chín tiên nữ nói rõ ý định của Vương Mẫu cho Quan Vũ biét, Quan VŨ nghe xong bèn cười ha hả, nói:

- Các tiên cô không biết thành này là QUân mổ phải đánh chiếm mới được ư? Sao có thể tùy ý thu lấy được? Tôi thấy thế này: tối nay chúng ta cùng tỉ thí bằng cuộc xây thành. Cô xây thành đông, thành bắc; tôi xây thành tây, thành nam, trời tối bắt đầu, gà gáy thì ngưng. tôi thắng thì cô không được thu thành, cô thắng thì cô cứ việc thu.

Chín tiên nữ suy nghĩ giây lát, nói:

- Được, chúng ta một lời đã định ,không hối hận đấy nhé!

Quan Vũ nói:

- Nhà binh chẳng nói đùa đâu!

TRời vừa sập tối, hai bên bắt đầu tỉ thí xây thành. Chín tiên nữ là thần tiên trên trời , pháp thuật vô biên, còn Quan Vũ là người trần mắt thịt, đương nhiên không phải là đối thủ của chín tiên nữ. Do đó , Quan Vũ đã nảy ra một kế là dùng cây lau kết tường thành, và cho người giả tiếng gà gáy sớm hơn. Lúc này, chín tiên nữ xây thành sắp xong, chợt nghe tiếng gà gáy tứ bề, và thấy bên kia Quan Vũ đã xây xong . Trogn bóng tối chập choạng, chín cô ngỡ là mình bị thua, nên cỡi mây về thiên cung.

Lại nói Trương Phi, nghe nói chín tiên nữ từ trên trời xuống thu thành và nhị ca muốn tỉ thí với họ, ông bèn kêu người làm hai chiếc giỏ rất lớn. Ông xúc đất Nm Hồ đổ đầy hai giỏ lớn này, rồi mỗi tay xách một gior, ra đi từ cửa đông. Sắp đến thành, nghe tiếng gà gáy, ông ngó sang mé tây thấy thấp thoáng thành đã xây xong. Ôn gnghĩ, thành đã xây xong thì gánh đất này còn dùng vào được được nữa? Lại nghe bọn quân sĩ nói Quan Vũ đã thắng nên trong lòng hết sức vui mừng, ông xoe tròn cặp mắt, tay buông thỏng hai gánh đất lớn đổ ra trên mặt đất. Gò đất lớn ngoài của đông chính là do hai gánh đát của Trương Phi đổ xuống vậy.

LSB-KỳCôngKỳThủ
02-10-2002, 15:04
[center:6ab4e6ce6f]Thần Đồng Châu Du[/center:6ab4e6ce6f]


Hồi Châu Du mới năm tuổi, ông ngoại ông mời một ông thầy đến nhà dạy.

Một hôm, thầy có việc phải trở về nhà, ông ngoại muốn thử việc học vấn của Châu DU, nên nói:

- Thầy không có ở đây, ông thì tuổi cao mắt kém, trong nhà có nhiều việc không nhớ hết nổi, cháu nhớ giùm ông nhé. Nếu như có chữ chưa biết viết thì đợi thầy tới mà hỏi.

Châu DU vâng vâng dạ dạ.

Hôm đầu, ông ngoại ra chợ mua về chín con lươn, hôm sau lại mua về tám con cá chạy, và hôm sau nữa thì mua về bảy bình rượu đế. Châu Du theo lời dặn bảo của ông ngoại, đều lấy bút ghi vô tờ giấy. Đến ngày thứ tư, ông ngoại muốn xem tờ giấy Châu DU ghi những gì. Khi mở giấy ra, ông rất ngạc nhiên khi thấy ba món đồ mà ông mua đó không thấy ghi mà trên giấy chỉ có vẽ hai gạch dài và một cái vòng. Ông ngoại ngỡ Châu Du vẽ chơi, mới hỏi:

- Cháu nhớ được gì đâu nào?

Châu Du chỉ gạch dài và vòng tròn, đáp:

- Cháu ghi rõ ràng lắm rồi mà.

Ông ngoại hỏi:

- Như thế thì tính làm sao?

Châu Du nói:

- Ông chẳng đã nói, chữ nào không biết viết thì đợi thầy đến hỏi đó sao? Lương này, cá chạch này, bình rượu này. Ba chữ đó cháu không biết viết nên chỉ vẽ gạch và vòng tròn. Gạch dài nhất là lươn, gạch ngắn hơn là cá chạch, còn vòng tròn thì là bình rượu đế.

Ông ngoại hỏi:

- Thế làm sao biết mỗi thứ là bao nhiêu?

Châu DU đáp:

- Số lượng mỗi món cháu đều có ghi phía trên đó cả.

Ông ngoại xem kỹ lại, quả nhiên trên phía gạch dài có ghi số 9, gạch ngắn ghi số 8 và vòng tròn thì ghi số 7.

Ông ngoại hỏi:

- Thế cháu đọc làm sao nè?

Châu DU đọc:

- Chín con lươn, tám con cá chạch, bảy bình rượu đế.

LSB-ForeverAnhHungLSB
02-10-2002, 15:34
Bài viết này tiểu đệ lấy ra từ một trang báo... thấy ở đây các huynh đệ đang muốn sưu tầm các bài viết về truyền thuyết Tam Quốc Chí nên tiểu đệ cũng xin góp chút sức.

[center:f0e50ce65e]Bảy Tuổi Bàn Mộng[/center:f0e50ce65e]


Nhà ông ngoại Châu DU cách vách nhà Trương đại má. Trương đại má có người con tên Trương Hiếu. Lúc mười tám tuổi Trương Hiếu đi ra ngoài học buôn bán, mãi ba năm mà vẫn chưa thấy về. Trương đại má ở nhà ngày đêm tưởng nhớ và vì thế mà sinh bệnh. Một đêm bà nằm mộng thấy một trái lê bỗng dưng nổ thành hai ảmh. Bà không hiẻu nên nhờ thầy của Châu Du giải hộ.

Ông thầy thở dài, bảo:

- Lê chính là ly cách con cái, nếu chẳng là bà chết thì chính con bà đã không còn ở thế gian này. Bà nên chuẩn bị hậu sự đi.

Trương đại má nghe mấy câu này liền ré lên khóc ngất.

Lúc ấy Châu Du cũng có mặt trong đám trẻ đứng xem. Nghe thầy luận thế, cậu cảm thấy chưa đúng. Đợi thầy ra về rồi, cậu nói với Trương đại má:

- Mừng cho bà đấy! Trương đại ca đi buôn bán sắp về tới rồi, bà mau giết gà mổ lợn chuẩn bị ăn mừng đi!

Trương đại má bực tức nói:

- Ta sắp chết đến nơi rồi, mà mi còn đùa cợt được nữa sao??!!

Châu Du giảng:

- Nói lê chính là ly thì phù hợp với tình huống ba năm chia ly đã qua. Thầy kể ra chỉ mới nói đúng một nửa, nhưng ông còn chưa giải hết ý. Lẽ nổ ra chính là có thể thấy trong ruột nó, đây chính là nói bà sắp thấy đứa con ly biệt ba năm!

Trương đại má cảm thấy Châu Du nói có lý, liền bắt gà làm thịt. Hai ngày sau, quả nhiên Trương Hiếu đã trở về nhà. Do đó Trương đại má gặp ai cũng khoe:

- Thằng Châu DU mới bảy tuổi mà nó còn hơn thầy nó nữa.

Thầy Châu Du nghe được, ông chỉ còn cách giã từ học trò, không tới nhà Châu Du dạy học nữa.

LSB-ConCoBayLaBayLa
02-10-2002, 16:35
Đài Điểm Binh Của Châu Du


Xưa kia ở phía sau nha môn huyện Vô Tích có một đài cao tên "Phụ DÂn đài". Tương truyền đó là đài điểm binh của Chu Du.

Thời Tam Quốc, Tôn Quyền phái người nhà của ông ta tới đây làm Điển nông hiệu úy. Người nầy thấy tiền thì mắt mở to, vơ vét không chừa một xu nhỏ. Bá tánh bị hắn đục khoết đến tận xương tủy. Hắn lại là tên bợm nhậu, tay không lúc nào rời bình rượu, sơn trân hải vị gì hắn cũng đều có thưởng thức qua cả.

Chu Du rất bất bình về những việc làm của Tôn hiệu úy. Một hôm ông gởi một đạo dụ viết tay cho hắn:

- Vài hôm sau sẽ xuất binh tới Thái Hồ thao luyện thủy quân, phải kịp chuẩn bị đón tiếp.

Ngay trong đêm, Tôn hiệu úy liền triệu tập thủ hạ quan sử thương nghị. Hắn gióng trống ra lệnh:

- Mau chuẩn bị phòng ốc để Đô đốc ở được hài lòng.

Mọi người cũng hùa theo nói:

- Đại nhân nghĩ như vậy là chu đáo nhất.

Duy có một tiểu tướng tên là Quách Huân không đồng ý. Ông ta nói:

- Nên chuẩn bị sân bãi trước để Đô đốc an doanh hạ trại thì tốt hơn.

Hiệu úy chẳng màng để mắt tới cứ thúc giục bộ hạ lo thiết lập phủ cho Đô đốc. Bây giờ chỉ có Quách Huân dẫn bổn bộ binh đến bên sông TÂy Khê sửa sang một sân bãi.

Không bao lâu, Chu Du lại đưa tới một đạo dụ khác chỉ vỏn vẹn có một chữ "cao". Hiệu úy tự cho mình đã hiểu, lại sai binh lính xây phủ Đô đốc cao hơn nữa. Quách Huân hiểu ý, ông vạch một khuông vuông giữa bãi và cùng với bổn vộ binh đao bùn gánh đất làm một cái đài cao giữa bãi rất nghiêm chỉnh.

Hôm ấy, Châu Du dẫn đại đội binh mã tới, Tôn hiệu úy vội mời ông tới xem phủ Đô đốc. Chu Du hết sức giận, quát nạt:

- Lếu láo!

Đoạn chuyển binh mã tới TÂy Khê, ông thấy ở đây có sẵn bãi, có đài cao nên hết sức bằng lòng, lập tức dời quân đội tới, đăng đài điểm tướng: "Tôn hiệu úy làm trễ nãi việc quân cơ, cách chức đợi tra xét. Nay thăng Quách Huân làm hiệu úy".

Biết chuyện, bá tánh trong thành đều nức lòng hả dạ, nói Đô đốc đã cứu bá tánh. Do đó họ gọi đài điểm tướng là "Phụ DÂn đài". Về sau , Tôn Quyền biết được chuyện này, khen ngợi Chu Du đã làm được việc tốt. Ông còn lệnh từ nay, phàm ai đến Vô Tích làm quan trước hết phải đến dưới "Phụ DÂn đài" mà đi ba vòng.

LSB-KiepThuyDu
02-10-2002, 17:39
[center:a9907fd617]Tào Tháo BẢy Tuổi Thử Kế[/center:a9907fd617]


Truyền thuyết nói rằng, ngay từ nhỏ Tào Tháo đã có mưu kế hơn người. Năm ông vừa bảy tuổi, hôm nọ, ông bưng nghiên mực tới giếng của nhà nọ để mài. Đến bên giếng, ông thấy có một người đang ngồi khóc. Tào Tháo lấy làm lạ, hỏi:

- Xin hỏi ông anh vì sao mà khóc lóc thế này?

Người kia nghe hỏi, bèn kể lể sự tình.

Thì ra, gia đình người này chỉ có hai anh em. Người anh lớn lòng dạ xấu xa. Sau khi cha mẹ mất, người anh phân chia gia sản, tự mình lấy hai phần, ngay cái giếng nước cũng chia theo cách ấy.

Nhưng nước trong giếng thì toàn một khối, làm sao chia? Ai mà ngờ ông anh chia miệng giếng làm ba phần, tự lấy hai phần và để cho người em một phần, lại đậy cả nắp giếng nữa.

Sáng nay, người em gánh thùng đến múc nước. Cái phần mà người em hưởng chỉ có một phần ba miệng giếng, chiếc thùng xách nước không cách chi bỏ xuống lọt, và anh không biết phải làm sao, chỉ còn biết ngồi ra đó mà khóc thôi!

Tào Tháo nghe lời người em thụat lại, ông suy nghĩ giây lát, đoạn nói:

- Ông anh, đừng khóc nữa, tôi bày cho anh cách này, bảo đảm anh có thể lấy được nước.

Người kia lau nước mắt, chăm chăm ngó Tào Tháo, lòng đầy nghi hoặc. MỘt đứa con nít mới chừng ấy tuổi đầy thì nghĩ ra được cách gì chớ? Nhưng anh ta chợt nghĩ lại, Tào Tháo bấy lâu cần mẫn học tập, thông minh nhanh lẹ, biết đâu sẽ có cách hay? Anh bèn nhờ Tào Tháo nói ra cách thức.

Tào Tháo kề tai người em nói nhỏ mấy câu. Người em nghe xong, liền mừng rỡ nhẩy cẩng lên, luôn mồm nói:

- Hay lắm! Kế hay lắm!

Hôm sau, người em gánh cặp thùng đến bên giếng lấy nước. Anh ta chờ đợi một lúc thì thấy ông anh cũng gánh thùng tới. Người em thấy người anh , liền vén quần ngồi xoạc bên miệng giếng, giả vờ đái. Người anh thấy vậy, la lớn:

- Này, sao mày lại đái xuống giếng?

Người em quát trả lại:

- Phần miệng giếng của tôi quá hẹn, không cách chi múc nước được, mà để đó cũng không ích lợi gì, tôi định sửa lại làm cầu xí, tôi muốn làm gì mặc tôi!

Người anh vội chạy đến, mở nắp miệng giếng ra, nói dịu:

- Em , miệng giếng này từ này không chia nữa, anh em chúng ta dùng chugn vậy.

LSB-KiepThuyDu
02-10-2002, 18:59
[center:114350f841]Gò Châu Lang[/center:114350f841]


Mé tây nam chỗ eo sông huyện Sào có một gò đất cao quá nóc nhà, hình dáng như cái vạc, trên gò cây cối xanh tươi, tên là "gò Châu Lang".

Theo lời kể lại, mùa mưa năm ấy Chu Du dẫn binh đi qua đây. Nước ngập ruộng vườn nhà cửa, đâu đâu cũng chỉ toàn một màn nước trắng xóa. Cảnh bá tánh loi ngoi trong nước thật thê lương. Chau Du đến hỏi thì dân huyện đáp lại rằng:

- Cái cách vài năm thì xảy ra tình trạng ngập lục thế này. Mà mỗi khi xảy ra thì dân chúng đói khổ, cơm không có mà ăn, chỉ húp nước cháo thôi.

Chu Du lại hỏi có cách nào trị thủy không, thì dân huyện đáp:

- Chỉ cần đường nước đừng ứ và đắp một con đê thôi, nhưng rất tiếc không đủ người để làm việc này, lại không tiền, có muốn cũng không làm nổi.

Chu Du bèn bàn tính với Lỗ Túc, rồi phân binh làm hai đội, một đội do Lỗ Túc chỉ huy đi khơi dòng nước ứ, còn một đội thì do Chu Du dẫn đi đắp đê. Khi dân chúng nghe được tin này, họ đánh chiêng đánh trống, hoan hô như sấm dậy.

Không ngờ, khi khởi công, mới đắp được cái đài để cho có chỗ trú, thfi Tào Tháo đới lĩnh tám mươi ba vạn nhân mã bức cận Giang Đông. Chu Du phải ngày đêm trở về lui địch. Khi sắp đi , ông hứa với dân chúng:

- Chừng nào lui được binh Tào Tháo thì tôi sẽ trở lại tiếp tục hoàn thành con đê, trừ phi tôi tử trận, quyết không sai lời.

Ai ai cũng biết ơn ông, mong ông thắng trận để sớm hồi sư trở lại huyện
Sào.

Chu Du đến tiền tuyến, chỉ huy đánh trận Xích Bích. Do bởi ông làm việc quá sức nên bị bệnh mà mất, và thế là ông không bao giờ còn trở lại chỗ eo sông huyện Sào nữa.

Dân chúng nhớ mãi tấm lòng của ông. Cho nên hằng năm đến ngày giỗ kỵ, mọi người đều đến chỗ đài mới đắp, thắp hương và tu bổ sửa sang thêm. Năm qua năm, đài không ngừng tăng cao và lớn thêm, và trở thành một cái gò. Nguowfi ta gọi đó là "gò Châu Lang".

LSB-KỳCôngKỳThủ
02-10-2002, 19:15
[center:45e3d0d94a]Chu Du ôm hận[/center:45e3d0d94a]


Sau khi TÀo Tháo bị bại binh ở Xích Bích, ông chưa cam tâm, lại phái tinh binh mãnh tướng kéo tới Trường Giang, đánh thẳng tới Đông Ngô.

Chu Du nghe báo binh Tào lại xâm phạm, ông chỉ cười nhạt và không để vào mắt:

- Tướng bại binh, cuốn đất trở lại thì làm được trò trống gì? Huống chi Trường Giang hiểm trở!

Chu Du đến núi Bán Bích bên bờ sông, thấy ngọn núi này quả nhiên giống hệt bị dao cắt. Mé nam một nửa, mé bắc một nửa, sông lớn vòng quanh thật vô cùng hiểm yếu. Thuận tay ông nhặt một hòn đá ném qua sông. Hòn đá đập vào vách núi bên kia, một tia lửa nháng ra. Do đó ông yên lòng nói:

- Mặt sông hẹp thế này, bờ sông chót vót thế này, thật là một người đóng vạn người mở chưa ra! Há Tào Tháo chắp cánh qua được sao?

Đại tướng giải đãi một thước, binh sĩ lười nhác một trượng. Bọn họ chẳng lý tới đại địch trước mắt, mạnh ai nấy ngủ khò. Hay đâu binh Tào quyết lòng báo cừu, binh bộ, binh thủy cùng tiến, trên bờ ngựa không rời yêu, dưới sông thuyền nhẹ thuận dòng, nhất tề đánh giết tới đại doanh Chu Du.

Chu Du tay chân bấn loạn, hoảng hồn mất vía, ngó lên bờ không thấy sông, ngó xuống sông lại không thấy bờ, hai mặt đều bị quân Tào giáp công, chỉ còn cách thua chạy thục mạng, trên đường ông nghe bọn chăn trâu hát khúc đồng dao.

[center:45e3d0d94a]Năm ấy mi đốt Xích Bích
Ngày nay mi phá Bán Bích
Thắng bại biết đâu mà lường
Ấy bởi khinh thường quá mức[/center:45e3d0d94a]

Chu Du thấy mình cũng bị bọn chăn trâu cười , ông chẳng khỏi căm hận đến tuôn hai dòng lệ. BÂy giờ, dân chúng gọi trận này là "Tứ khí Chu Du Bán Bích sơn" (núi Bán Bích Chu Du ôm hận". Đến nay, trên núi vẫn còn hai dòng suối chảy xuống, tương truyền ấy là hai dòng nước mắt của Chu Du.

LSB-KỳCôngKỳThủ
02-10-2002, 19:29
[center:20953dc176]Đồn Binh Thành Thiên[/center:20953dc176]


Ngoài tây bắc huyện Vạn ở Xuyên Đông có một tòa thành cổ sừng sứng trên ngọn núi cao, ấy chính là Thiên Tử thành, mộ ttrong tám phong cảnh nổi tiếng của huyện Vạn.

Thiên Tử Thành vốn tên Thiên thành. Tương truyền, lúc Lưu Bị chưa dẫn binh vào Thục đã từng trú quân ở thành Thiên này. Lưu Bị vì được lòng dân, trị quân cực nghiêm, không hề để binh sĩ quấy nhiễu bá tánh, cho nên bá tánh rất đội ơn ông. Ở Xuyên Đông vào mùa mưa thường mưa dầm lê thê, mà vào mùa hạ thì oi bức, nóng đổ lửa. Hầu hết binh của Lưu Bị đều là người phwuơng bắc, thủy thổ không hợp nên bị bệnh không ít.

Nông dân ở chung quanh thành Thiên biét được điều này, họ bèn vào rừng sâu núi cao đào hái thuốc đem về sắc một thùng lớn, mang đến doanh tặng ông . Binh sĩ sau khi uống thuốc, bệnh liền thuyên giảm . Lưu Bị hết sức vui mừng. Từ đó, ông càng thương mến bá tánh ở đất này hơn.

Đất đai ở thành Thiên cằn cỗi, núi trọc bao quanh, thành thử việc trồng trọt hết sức vất vả, họ chỉ có thể tỉa đậu, trồng cây hoài sơn làm thuốc thôi. Đậu ăn chừng được nửa năm thì hết, những ngày còn lại họ chỉ còn cách vô rừng đào củ, hái rau nấm mà ăn qua ngày. Do đó, nông dân ở đây da vàng, bủng beo gầy ốm, ông già bà cả và trẻ nít bị chết đói rất nhiều. Lưu Bị thấy tình cảnh này, cho dù lương thực trong quân còn chưa đủ dùng, nhưng ông cũng vẫn ra lệnh cho bộ hạ đem một phần lúa mạch ở phương bắc cứu trợ bá tánh. Nông dân được lúa đâu dám dùng hết, họ lại lấy lúa đem gieo trồng. Vì thế trên đồi Thiên, đâu đâu cũng đều trồng lúa.

Nhưng lúa vừa nảy mầm, trổ lá thì mưa đông lại đến khiến cho lúa non bị hư hết. Lưu Bị thấy vậy mới nói:

- Xem kìa, xung quanh toàn là những dải núi trọc, cây cối không có, mưa trút xuống thế này thì lúa làm sao không hư!?? Các ngươi phải trồng cây trên núi thật nhiều, dọc từ trên đỉnh núi xuống tới chân núi mới được. CÂy thành rừng, rừng thành hàng rồi mớic ó thể trồng lúa.

Nông dân không đủ sức làm, nói:

- Hộ dân ở đay ít ỏi qua snên chúng tôi thiếu nhân lực, không thể nào trồng ngần ấy câyn ổi!

Lưu Bị ha hả cười, nói:

- Đừng lo, tôi sẽ kêu binh sĩ giúp các nguwòi.

Ông bèn ra lệnh cho toàn quân tướng sĩ, mỗi người phải trồng sống một cây, đồng thời ông kêu bộ hạ cấp lúa giống cho nông dân.

Sau mấy năm, rừng cây đã lớn. Lúa mạch có rừng cây bảo vệ nên không còn sợ mưa to gió lớn nữa. Đến mùa thu hoạch, nông đân hết sức vui mừng, họ tuyển một số lúa ngon đem tặng cho Lưu Bị thuowrng thức, lại còn tặng cho quân lương. Hằng năm quân lính không phải con fthiếu lương thực nữa.

Mọi người vì cám ơn sự giúp đỡ của Lưu Bị, nên mong mỏi ông đánh thắng Tào Tháo và Tôn Quyền, sớm được thiên hạ để họ tôn ông làm "thiên tử". Và cũng vì thế mà Thêin thành từ đó được sữa lại là "Thiên tử thành".

LSB-OngTamNhaQue
02-10-2002, 19:56
[center:18addd7770]Thành Chu Du và Gò Luyện Mã[/center:18addd7770]


Sau khi Tôn Sách gặp được Chu Du thì như hổ thêm cánh. Ông cảm thấy từ nay có thể dọc ngang tranh thiên hạ. MỘt hôm ông cao hứng nói với Chu Du:

- Ngàn quân dễ kiếm, một tướng khó cầu. Ông hãy cùng tôi nam chinh bắc phạt!

Chu Du nói:

- Dưa chín cuống mới rụng, nước đến sông tự thành. Tôi còn phải luyện tập binh mã. Chừng nào binh mạnh ngựa khỏe mới có thể ra quân.

Chu Du bèn đi tìm một chỗ thao luyện binh mã. Ông đi khắp nơi, sau cùng tìm thấy một gò đất nằm trên một bình nguyên có núi bao quanh và không xa sông mấy. Cách con sông lại có thể thấy núi Xuân Thu; mé đông ngọn núi là khoảng đất rất rộng, phóng tầm mắt nhìn không thấy bờ; đi về phía tây thì núi nhỏ tiếp núi lớn. Trên gò có thể xây một tòa thành. Thành có thể mở bốn mặt cửa, và đầu gò mà mở rộng ra thì nầng quân vạn ngựa có thể lên xuống dễ dàng, đây chính là chỗ luyện binh tốt nhất.

Người đời sau này gọi thành này là thành Chu Du, và giếng nước ở đây cũng gọi là giếng Chu Du.

Ngày ngày Chu Du dẫn tướng sĩ ra ngoài thành tập sải ngựa bắn tên, ai nấp đều rắp tâm khổ luyện, không lâu họ đều có tài bách bộ xuyên dương. Nghề cao, mật lớn, họ hăm hở nói:

- Binh mạnh, ngựa khỏe rồi, xin cho chúng tôi xuất chính.

Chu Du chưa đông ý, nói:

- Với chút tài mọn này, chỉ đủ bắt trộm cướp vặt mà thôi. Muốn ra trận đại chiến cần phải khổ luyện nhiều hơn nừa kia!

Ở ngoài thành xa có ba gò đất lớn, ông chỉ mà bảo với họ:

- Kẻ địch như ba gò đất lớn kia mà ở giữa còn có con sông rộng vắt ngang. CÁc ngưôi hãy luyện tập làm sao để có thể cỡi ngựa từ bờ bên này nhảy sang bờ bên kia thì mới ra quân được.

Bọn tướng sĩ nghe vậy, từ đó người không rời lưng ngựa, sáng luyện tới chiều, chiều luyện tới tối; mùa đông luyện tam cửu, mùa hạ luyện tam phục, từng bước tiến lên, tài năng đã không phụ người có lòng. Rốt cuộc, ai cũng đều có thể giơ roi cưỡi ngựa như sao xẹt, thoáng cái đã có thể từ gò này nhảy sang gò khác.

Cho nên người đời sau gọi nơi này là "gò Luyện Mã" hoặc "Luyện Ba gò".

Năm ấy, Tào Tháo dẫn mười ba vạn binh xuống Giang Nam, bụi bay lấp trời, thế như gió cuốn, không gì ngăn nổi. May là binh mã của Chu Du sớm đã luyện xong, chỉ cần một tiếng hiệu lệnh truyền xuống, bọn tướng sĩ liền vượt sông tới núi Xuân Thu lẹ như bay, va chỉ trong chớp mắt đã tới núi Xích Bích. Họ trên đâm dưới chém xông vào binh địch như vào chỗ không người, chẳng ai dám ngăn cản. Cuối cùng, trên sông Hàng Phụ họ phóng một mồi lửa, đốt thuyền bè Tào Tháo cháy sạch.

Cho nên người bấy giờ tương truyền rằng: chiến công Xích Bích qui Châu lang, Châu lang thắng trận nhờ binh luyện. Và trên bờ sông Hàng Phụ có dựng bia đề "Tiểu Xích Bích".

LSB-bEbEbOnGbOnG2mA
02-10-2002, 20:08
[center:013779621d]Sự Tích Cồn Cứu Mệnh[/center:013779621d]

Huyện Dương Tân có cái hồ Võng, giữa hồ là một cồn đất, người ta gọi đó là "cồn Cứu Mệnh". Cồn này rất kỳ lạ, cho dù nước lớn lên bao nhiêu cũng không ngập được. Nước dâng nó cũng dâng, nước hạ nó cũng hạ, cứ là cao cách mặt nước ba thước. Nếu nói từ đâu nó có, ắt phải nói từ thời Tam Quốc.

Năm ấy, mười tám lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác. Đầu tiên Tôn Kiên dẫn binh đánh vào Lạc Dương, lấy được ngọc tỉ truyền quốc. Ông sợ bị kẻ khác cướp mất, nên ngay trong đếm đới lãnh nhân mã, không giã từ mà bỏ về Đông Ngô. Lúc thuyền tới hồ Võng, chợt gặp gió to. Chỉ thấy sóng cả ngập trời, thuyền chông chênh sắp chìm. Tôn Kiên vừa lo vừa sợ, vội hỏi Đại tướng Trình Phổ ngồi kế bên:

- Làm sao bây giờ?

Trình Phổ nói:

- Thuở xưa, lúc Tần Thủy Hoàng tuần thú đến Động Đình hồ gặp phải sóng to gió lớn, vội đem ngọc tỉ ném xuống hồ, tức khắc sóng lặng gió yên. Hiện giờ cứu lấy mạng là việc gấp, chúng ta cũng học theo Tần Thủy Hoàng thôi.

Lúc này Tôn Kiên không còn nghĩ chi tới việc làm hoàng đế, liền ném ngọc tỉ xuống hồ. "Bũm" một tiếng, ngọn sóng vượt lên mấy trượng cao, và bên thuyền chợt xuất hiện một cồn đất lớn cao khỏi mặt nước ba thước. Mọi người lên cồn mới bảo toàn tính mạng. Và rồi, trên mặt hồ không còn gió to sóng lớn nữa. Tôn Kiên nghĩ tới ngọc tỉ và đâm hối tiếc bởi ngọc tỉ mất rồi thì sau này làm sao có thể lên ngôi làm hoàng đế? Ông bèn sai người nảhy xuống mò nhưng không được.

Trình Phổ nói:

- Khỏi phải mò vớt, cồn đất dưới chân chúng ta đây có lẽ chính là ngọc tỉ biến thành đấy.

Tôn Kiên thoạt nghe liền hiểu ra, chỉ nói mấy tiếng:

- Đáng tiếc, đáng tiếc!

Về sau, Tôn Kiên không quên việc ngọc tỉ cứu mạng, nên gọi côn đất này là "cồn Cứu Mệnh", và ở giữa cồn cho xây một tòa tháp đá chín tầng, gọi là "Tháp Trấn Ngọc". Tòa tháp này đến nay vẫn còn.

LSB-bEbEbOnGbOnG2mA
02-10-2002, 20:17
[center:382fefeea7]Đổng Trác Làm Thái Sư[/center:382fefeea7]


Cuối thời Đông Hán nảy sanh ra một đại gian thần là Đổng Trác. Hắn làm nhất phẩm Thái sư, là một tay trùm trời chuyên quyền ngang ngược. May sao có Vương Doãn lập mỹ nhân kế, lợi dụng Lữ Bố trừ gian, chẳng thế thì ngôi vua đã bị gian thần này soán đoạt. Đổng Trác làm sao mà bò lên đưọc tới chức Thái sư? Ấy là từ trong một bữa tiệc, hắn được lọt vào mắt hoàng đế :D :D :D

Đổng Trác vốn quan phẩm không cao, vè chín bậc trong Kim loan điện, đừng nói hắn có thể tiếp cận hoàng đế, mà bình thời ngay một Thái giám kề cận bên hoàng đết hôi, hắn cũng chưa dễ gì gặp được.

Một hôm, may gặp ngày sinh nhựt, hoàng đế đãi yến văn võ bá quan, chức quan Đổng Trác không cao, kể là vừa đủ tư cách để đến phó hội. Trên bàn tiệc, các triều thần đến dự tiệc đều muốn làm trò để vui lòng hoàng đế, có người thì ngâm thơ, có người thì vẽ, có người thì thổi tiêu thổi sáo, dánhd dàn, đương nhiên cũng có người phất tay áo dài khiêu vũ, chỉ mong sao long nhan hoàng thượng có đưọc nụ cười.

Ở vào trường hợp này, Đổng Trác cũng muốn biểu diễn một trò, nhưng hắn là một bị thịt, dốt đặc cán mai, muốn hiến một trò cũng hiến không ra. Có điều, hắn có một sức mạnh vô địch, có thể cử ngàn cân. Hắn thấy ở trước Kim loan điện có đôi sư tử đá, do đó liền nảy ra một ý, hắn chạy ra ngoài cửa, mỗi tay xách một con đi vào, lớn tiếng nói:

- Chúa ta hồng phúc bằng trời, sư tử đá cũng tới chúc thọ!

Nói xong, hắn giơ cao cặp sư tử lên khỏi đầu và đi quanh một vòng.

Hoàng đế thấy tên quan viên này có vẻ hay hay, cho nên mặt rồng liền lộ nét vui. Bọn triều thần thấy vậy cũng vỗ tay tán thwưỏng không ngớt. Chính lần này. Đổng Trác được hoàng đế để mắt tới. Theo đó hắn lại thừa cơ đem đứa con gái mình dâng cho hoàng đế làm phi tử. Từ đó hắn lần bò lên địa vị Thái sư tối cao.

LSB-ConCoBayLaBayLa
03-10-2002, 01:23
[center:a36dc264d7]Quạ Phú Trì[/center:a36dc264d7]


Toàn thân quạ mang một màu đen, tiếng kêu khàn khàn, hầu như không ai thích nó, nhưng quạ Phú Trì thì lại được gọi là quạ thần. Tập tục này có liên quan đến Cam Trữ.

Truyền thuyết cho rằng, Lưu Bị vì muốn báo cừu giết em, nên ông nhờ chúa Phiên cùng tiến công Đông Ngô, thế tới rất hung mãnh. Bấy giờ CAm Trữ còn đang bệnh nặng, nhưng ông vẫn xuất chinh, ác chiến với Phiên vương một trận. Vì sức còn quá yếu, nên Cam Trữ không sao thủ thắng được, ông đành quay ngựa lui binh, định nghỉ ngơi lấy lại sức rồi sẽ đánh nữa.

Ai ngờ vua Phiên đuổi mãi không buông; Cam Trữ lui mãi tới bờ sông Bát Tương, và trong một phút không phòng bị, ông bị té xuống sông. Thi thể ông bị cuốn trôi theo dòng nước. Bọn binh Phiên chạy tới, định lội xuống vớt thây lập công lãnh thưởng. Chợt có tiếng kêu "quạ, quạ" hình như tiếng khóc, và theo đó có trăm ngàn con sà xuống sông, chúng dùng mỏ mổ vào mắt, dùng móng cào xé vào ngực binh Phiên làm bọn binh Phiên máu me tuôn lai láng nhuộm đỏ cả dòng sông. Phiên vương nghe tiếng kêu la thảm đang định chạy trốn, lại nghe có tiếng kêu "quạ, quạ" nữa, quạ lại tấn công hắn. Phiên vương chỉ cảm thấy mắt tối sầm và lòng ngực đau nhói. Hắn té xuống ngựa chõng gọng và đành bỏ mạng.

Quạ càng tụ càng nhiều, làm thành một màn đen như chiếc dù khỏng lồ án mất cả vòm trời, che cho thi thể Cam Trữ không bị mưa nắng. Chúng còn di chuyển theo chiếc thay trôi phệp phều trên dòng nước. Sau ba ngày ba đêm, cuối cùng chiếc thây đã trôi về cửa khẩu Phú Trì mà trước đây hồi còn sống Cam Trữ đã trấn thủ, và tới cái doi thì chiếc thây bất động không trôi nữa.

Cửa Phú Trì có người thợ đá nổi tiếng. Ông và hai người học trò trên đường đi làm phải qua đây. Xa xa thấy có bầy quạ đang quần tụ ở khúc doi này, ông cảm thấy kỳ lạ, bèn đến xem. Ông nhận ra là tướng quân Cam Trữ, thi thể chưa sình thúi, vẫn còn tinh thần như hồi còn sống. Ông vớt thi thể Cam Trữ lên bờ. Thấy trên người Cam Trữ còn mang mấy mùi tên đọc, nghĩ Cam TRữ đã coấn đức với bá tánh, ông không sao ngăn được hai dòng nước mắt, và quì xuống nhổ tên độc ra.

Về sau, doi sông này được gọi là "doi Bạt Tiễn" .

Người thợ đá dặn hai học trò hãy mau đưa Cam Trữ trở về làng, còn ông thì đi lo việc chôn cất. Nào dè, hai đứa học trò này là kẻ tiểu nhân ham lợi , thầy vừa đi khỏi thì chúng muốn lột chiến bào Cam Trữ đem bán. Hai tên vừa định ra tay, chợt bầy quạ lại kêu "quạ, quạ" và sà xuống mổ đến thân thể không còn miếng da, và chết ngay tại chổ.

Người thợ đá than thở khôn cùng, ông trở về làng kêu gọi người thân đưa thi thể Cam TRữ đến an táng dưới chân núi Đại Lãnh, Cửa đá, tường đá, quạ đá, sư tử đá ở mộ phần Cam Trữ đều do tay người thợ này điêu khắc. Còn bầy quạ cũng bay tới núi Đại Lãnh. Ngày đêm canh giữ mộ phần. Từ đó chúng không mở miệng kêu nữa, sợ e quấy rầy CAm TRữ.

Truyền thuyết nói rằng về sau có kẻ tham lợi tới trộm mộ, bầy quạ lại nhất tề kêu lên, bá tánh đến xem, thfi thấy tên trộm đã phơi thây trước mộ Cam TRữ. Nguyên bầy quạ này đều là bộ hạ của CAm TRữ đã chết trong trận chiến biến thành, cho nên chúng không dễ gì kêu, mà đã kêu lên rồi tất có kẻ gian phải chết.

LSB-NgoDung
03-10-2002, 17:14
[center:1da2248f5e]Dưới Trăng Chém Điêu Thuyền[/center:1da2248f5e]


Theo truyền thuyết thì Điêu Thuyền là Nguyệt thần hạ phàm, nàng hóa thành một cô gái xinh đẹp khác thường để xuống trần gian. Thấy gian thần triều đình hoành hành, bá tánh chịu khổ, nàng hết sức giận. Bấy giờ, gian thần lớn nhất là Đổng Trác. Đổng Trác vì sao có thể ở trong triều hoành hành bá đạo mà không ai dám chuốc tới hắn? Là vì bên cạnh hắn còn có võ tướng Lữ Bố vô địch thiên hạ, là con nuôi của hắn.

Hôm nọ, trong triều có vị đại thần tên Vương Doãn, nhân đi qua một vườn hoa, thấy có một cô gái dung mạo xinh đẹp, trong lòng ông chợt nảy ra một kế. Người con gái tuyệt sắc này chính là Nguyệt thần Điêu Thuyền. Vương Doãn đem mưu kế bàn với Điêu Thuyền; Điêu Thuyền đang muốn vì bá tánh làm một việc tốt nên vui vẻ bằng lòng ngay. Vương Doãn nhận Điêu Thuyền làm con nuôi, trước đem Điêu Thuyền về hứa gả cho Đổng Trác. Sau đó lại hứa gả cho Lữ Bố. Đổng Trác là con quỉ háo sắc, sớm đã mê mẩn vì sắc đẹp của Điêu Thuyền, nghe nói Lữ Bố cũng muón lấy Điêu Thuyền làm vợ, hắn nào chịu buông.

Một hôm, Điêu Thuyền và Lữ Bố đang ở hoa viên thưởng nguyệt bị Đổng Trác bắt gặp. Hắn bèn rút kiếm nhắm Lữ Bố chém tới. Lữ Bố nổi giận, trong lòng nghĩ: "Mi đã cắt tình thì ta cũng dứt nghĩa", đoạn rút kiếm đâm ngay. bọn họ chém nhầu với nhau. Nhưng Đổng Trác đâu phải là đối thủ của Lữ Bố, nên bị Lữ Bố một kiếm giết chết.

Điêu Thuyền vì bá tánh mà đem thân trù gian, trong triều, giờ nàng đã trút được tâm sự. Một tối, trăng sáng vừa nhô, Điêu Thuyền đang đốt hương nhìn trăng lạy trời thì bỗng Quan Công đi qua vườn hoa này. Ông thấy dưới trăng có bóng người, nhìn kỹ thì lại là một "yêu tinh". Ông rút kiếm chém tới. "Yêu tinh" liền không thấy đâu nữa. Lúc Quan Công đi rồi có người thấy giữa không trung có một mỹ nhân bay về mặt trăng, ấy chính là Nguyệt thần trở về Nguyệt cung của mình.

LSB-NgoDung
03-10-2002, 17:35
[center:d65756a12d]Lưu Bị Biết Mã Lương[/center:d65756a12d]


Thành Nghi có anh chàng Mã Lương, từ nhỏ theo Lưu Bị làm người chăn ngựa. Ngựa Lưu Bị cỡi tên Đích Lô, nó là một con thiên lý mã. Trên lưng ngựa trang bị một chiếc yên đẹp do một thợ giỏi may. Tục ngữ có câu: "Người tốt vì lụa, ngựa tốt vì yên", ngựa Đích Lô được yên đẹp càng có thần khí hơn.

Năm ấy, mùa đông đã qua, mùa xuân lại tới, sườn núi cỏ non mơn mởn tốt tươi, nhưng Đích Lô ở trong tàu vẫn gặm ăn lương thực mùa đông chẳng ngon lành gì. Lưu Bị nghĩ tới điều này bèn kêu Mã Lương dẫn ngựa đi ăn, Mã Lương được sai liền mừng rỡ, anh thót lên ngựa giơ roi dông đi. Mã Lương vốn là kẻ chăn trâu, từ trước tới giờ chỉ biết ngồi trên lưng trâu, không quan ngồi yên. Cho nên khi anh phóng ngựa từ Tương Dương đến Cốc Thành thì mông bị ê ẩm. Anh chê yên quá trở ngại nên anh lột yên treo ở cổ ngựa. Quả nhiên ngồi ngựa không yên. Mã Lương cảm thấy thư thả hơn. Ảnh sải một đỗi nữa, đến khi dừng nghỉ mệt mới phát hiện chiếc yên đã mất. Vậy nó rơi ở chỗ nào? Không hiểu được, Mã Lương chỉ còn cách quầy đầu ngựa đi theo đường cũ trở lại tìm. Nhưng mênh mông quá, làm sao có thể tìm được? Về sau mới biết, chiếc yên ngựa tốt đẹp này vừa rơi xuống đất đã biến thành một hòn núi cao, ấy là núi Mã Yên.

Mã Lương càng không được yên ngựa, trong lòng anh như có tảng đá ngàn cân đè nặng, cứ lo nghĩ mãi. Trông sắc trời đã không còn sớm, anh chỉ còn cách xin tá túc ở một quán trong trấn nhỏ gần đó, định bụng ngày mai sẽ đi tìm nữa. Người chủ quán này tên Hướng Lãng, thấy Mã Lương dẫn con ngựa không yên mà mặt mày ủ dột, ông nghĩ hẳn có tâm sự gì đây, bèn hỏi anh đã gặp phải việc gì. Mã Lương bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Hướng Lãng an ủi:

- Thôi đừng buồn, anh yên lòng mà nghỉ đi, suốt tối nay tôi sẽ chiếu theo lời anh nói mà làm chiếc yên khác, bảo đảm nhìn không ra đâu!

Hướng Lãng là tay thợ khéo, ngay trong đêm đó, ông đã may xong chiếc yên ngựa như lời Mã Lương đã tả. Mã Lương lật đi lật lại nhìn mấy lần vẫn nhìn không ra là chiếc yên khác. Anh tiếp lấy chiếc yên mà cảm kích vô cùng, đọan cỡi ngựa trở về doanh. Về sau, quán mà Mã Lương nghỉ lại tối hôm đó được gọi là "quán Nghỉ Ngựa".

Lại nói Lưu Bị ở quân doanh. Hôm ấy lại nhằm lúc tiếp được thiệp mời của Lưu Biểu đi phó yến, ông vội kêu Mã Lương chuẩn bị ngựa. Bấy giờ Lưu Bị mới phát hiện Mã Lương đã dẫn ngựa đi cho ăn, suốt đêm vẫn chưa thấy trở về doanh. Lưu Bị trong lòng vừa nóng lại vừa lo, tức cái là không bắt được Mã Lương trở về ngay để đánh cho hai mươi roi. Ông liền cho người đi tìm khắp nơi. Chính trong lúc vội vàng ấy, Mã LƯơng hổn hển trở về. Lưu Bị thấy người ngựa bình yên nên không trách phạt, liền cỡi ngựa đi phó yến.

Sau bữa tiệc, LƯu Bị trở về, ông ôn tồn hỏi Mã Lương rốt cuộc là chuyện xảy ra như thế nào. Mã Lương nhẹ nhõm trong lòng, bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Lưu Bị còn bán tín bán nghi. Ông lấy yên ngựa xem kỹ, bấy giờ mới phát hiện ra yên ngựa này không phải là cái cũ của ông. Ông hết sức cảm khác, lòng nghỉ: "Chiếc yên ấy đã theo mình nam chinh bắc chiến bao năm nay, mình rờ rẫm nó , nhìn nó đến quen mắt, vậy mà ai ngờ hôm nay ta dối lừa mắt ta, còn nói chi là người hiểu biết. Bá Nhạc có thể nhận biết ngựa, nói ra thì dễ mà làm thì rất khó. Ta nhìn không thấy ra thằng nhỏ Mã Lương này, còn nói chi là nhận ra ngựa tốt hay lương câu. Thứ nhất, nó là kẻ chăn ngựa, tìm không được yên ngựa thề quyết không thôi; thứ hai, làm sai biết sai mà sửa đổi; thứ ba, dù biết nói ra sự thật thì sẽ bị phạt nó cũng không nói dối, thật hiếm có được". Do đó, ông giao Mã Lương cho quân sư Gia Cát, dặn ông kiếm người dạy võ nghệ và theo lược cho nó. Quả nhiên Mã Lương không phụ kỳ vọng của Lưu Bị, sau này ông lập không ít công lao, và đã trở thành một danh tướng của nước Thục.

LSB-GaiNhaNgheo
03-10-2002, 18:13
Muội cũng góp một truyện nè
:grommit: :grommit: :grommit:


[center:a895a2bb29]Quan Công Không Ăn Đậu Hũ[/center:a895a2bb29]


Dải Tương Dương từ xưa có lưu truyền bài hát như thế này:

[center:a895a2bb29]Đậu hũ Quan Công tưng bừng bán,
Kiếm tiền đổi lấy bát cơm ăn
Quan Công sướng hay Quan Công khổ
Ông vẫn không ăn đậu hũ chăng?[/center:a895a2bb29]

Bài hát này có một lai lịch. Vốn là khi Quan Công ở nhà, ông có giết một tên tham quan ỷ thế hiếp người và sau đó ông chạy trốn, đi phụ bán đậu hũ cho người để kiếm sống qua ngày. Có lần, ông gặp một anh bán đường. Anh này nói cương với ông là đậu hũ ông bán là đậu hũ giả:

- Này, ông đùa bỡn đấy sao, nước lỏng bỏng thế này mà muốn gạt người để lấy tiền à?

Quan Công nhìn kỹ lại đậu hũ của mình, quả thực hầu hết là nước, ông bối rối đến thẹn đỏ mặt, và từ đó trở thành Quan Công mặt đỏ :D . NHưng ông chẳng cam chịu lép, ông nghĩ: "Cái vật mà bên trong có nước hẳn là giả rồi, nhưng đường kia cũng đâu phải không có nước?"

Ông bèn hỏi ngược lại anh bán đường:

- Đường anh bán đó cũng chẳng là biến thành nước mới có thể vô bụng được ư? Vậy còn trách tôi cái nỗi gì?

Anh bán đường nói:

- Hức, tuy là nước nhưng đâu có phải giống nhau. Nước đậu hũ của ông là nước gạt người, còn nước đường này của tôi lại là nước thực.

Đều là vật mang nước, vậy mà anh ta lại bảo là cái gạt người, cái là thực, trên đời này đâu có lý nào như vậy? Thế này thì rõ ràng là hắn muốn đùa cợt ta đây! Quan Công bốc lửa giận, giơ quyền khỏi đầu, quát:

- Mi hãy mau nói rõ cho ta nghe, bằng không, ta cho một quyền là mi nát bấy như đậu hũ đấy!

Anh bán đường chậm rãi nói:

- Ông xem, đường này của tôi là thực , nước đường nấu, thành đường, đường có thể hóa thành nước dường, và nước đường này vẫn có thể nấu lại thành đường, năm lần bảy lượt chugn qui vẫn là đường. Còn đậu hũ của ông kia, nó là đậu nành thêm nước xay thành bột, lại thêm thạch cao mà thành. Nếu lượt bỏ đi cái xác bã thì được bao nhêiu đậu hũ!? Vả lại, đậu hũ này cho dù làm cách gì, cũng không trở lại thành bột hay đậu nành được! Như vậy nói đậu hũ này là do vật giả biến chất có gì là sai? Làm sao nó có thể so với đường của tôi được?

Quan Công nghe anh bán đường phân tích, cảm thấy có lý, lòng nghĩ: "Ta từ thuở nhỏ tập văn luyện võ, mưu cầu chân tài thực nghệ, nay đã là đường đường đại trượng phu, sao đi làm cái việc bán buôn giả dối thế này được?" Nghĩ vậy, ông liền quẳng bỏ gánh đậu hũ, dức khoát không bán đậu hũ và cũng kể từ đấy ông không ăn đậu hũ nữa.

LSB-KiepThuyDu
03-10-2002, 18:55
[center:44ffc75bb4]Hạt Sương Sanh Điêu Thuyền[/center:44ffc75bb4]


Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Điêu Thuyền là nhân vật có tên mà không có họ. Dân gian, truyền thuyết đều cho Điêu Thuyền là do hạt sương biến thành.

Hôm nọ, Tư đồ Vương Doãn đang đi trên đường làng. Ngồi trong kiệu, ông thấy một cô gái ở trước mặt, bước đi như gió rung dương liễu, đằng sau có khói tím lởn vởn cuốn theo. Tư đồ cảm thấy rùng mình, vội kêu hạ kiệu, bảo với quan Tông chính:

- Ta thấy trước mặt có một cô gái, ông mau đi mời lại đây cho ta.

Quan Tông chính liền chạy đi, nhưng có cô gái phong độ bất phàm nào đâu, chỉ phát hiện một cô gái nằm khoanh ngủ bên đường. Ông quay trở lại báo với quan Tư đồ. Vương Doãn không tin, lòng nghĩ: "Ta vừa thấy rõ ràng, sao nói là không có được? Ta đâu có mê loạn tâm thần, và mắt đâu có hoa!" Ông càng nghĩ càng cảm thấy lạ, lại sai quan Tông chính đưa cô gái đến kiệu để hỏi.

Khi quan Tông hcính tới trước mặt cô gái này, thì nàng đang ngồi liếm ăn những hạt sương trên đầu ngọn cỏ. Quan Tông hcính dợm hỏi thì chợt thấy mặt cô gái. Ông kinh hãi vô cùng. Thì ra cô gái mặc chiếc áo vải vá víu, đầu nổi đầy u nần, mặt mày thì mũi dãi lòng thòng, hai cánh tay thô kệch đen đúa. Quan Tông chính chẳng khỏi ssanh lòng ghét bỏ, và khịt mũi quay người đi.

Chợt cô gái "oa" lên một tiếng và khóc sướt mướt. Quan Tông chính dừng bước ngoái lại, thấy cô gái vừa khóv vừa dùng tay áo rách quẹt nước mắt trên mặt. Nàng lau qua lau lại một lúc thì khuôn mặt vừa đen vừa xấu đã trở nên vừa trắng vừa xinh. Nhất thời quan Tông chính cảm thấy kỳ lạ , ông đang định bước tới gần cô gái thì thấy nàng đưa tay gỡ bỏ mấy u mụt trên đầu. Nàng gỡ một hồi thì những u nần đầu hết sạch, để lộ ra một mái tóc dài đen mượt. Quan Tông chính nhìn ngó sững sờ, ngỡ mắt mình hoa loạn. Lại bước tới gần hơn mà nhìn. Ồ ! Quả là đã thay đổi: một khuôn mặt trái xoan xinh xắn, cặp mắt to ướn ướt long lanh, đôi môi chúm chím đỏ hồng, thật là hoa dung nguyệt mạo, đẹp vô cùng! Quan Tông chính rạng mặt cười, nói với cô gái:

- Cô tiên nhỏ, cô từ trên trời hạ phàm phải không? Mau theo tôi đi, có người đang muốn gặp cô đấy!

Nói đoạn, liền kéo cô gái đi.

Vương Doãn nghe quan Tông chính nói, trong lòng hết sức mừng. Ông bèn hỏi qua thân thế cô nương này, nhưng cô chỉ lắc đầu. Cô chỉ biết từ ngay hiểu việc, cô thường tới lui trong huyện nghèo này. Đói ăn sương, no thì ngủ vất vơ bên bờ ruọng, dưới tường đổ. Nàng nói, nhưng u nhọt vừa rồi có lúc mọc, có lúc mất. Kẻ qua đường gặp nàng, có lúc vui vẻ ngó nhìn, nói năng niềm nở, có lúc hiềm nàng dơ dáy mà bịt mũi bỏ đi. Nàng còn nói, khuôn mặt người đời hay thay đổi, nàng không thích nhìn, chỉ muốn tự mình sống thế này. Vương Tư đồ cảm thấy cô gái vừa đáng thương vừa đáng yêu, bèn nhận nàng làm nghĩa nữ.

Vương Tư đồ sau khi được nàng thì quí thương như trân bảo. Ông nghĩ điêu là loài thú quí trong sơn dã, thuyền (ve sầu) uống sương mà sống như cô gái nhỏ này, do đó ông đặt cho nàng cái tên là "Điêu Thuyền".

LSB-ConCoBayLaBayLa
03-10-2002, 20:51
Điêu Thuyền quả là một nhân vật khá nổi tiếng trong thời Tam Quốc. Nhưng nhân vật sau đây có lẽ các huynh đệ sẽ biết nhiều hơn... một thư sinh trói gà không chặt, mà chỉ với một trận đã làm cho Lưu Bị hộc máu mà bỏ mạng. Người mà tiểu đệ nói đến đây chính là : LỤC TỐN


[center:c1f8d588f3]Lục Tốn Học Võ[/center:c1f8d588f3]


Tương truyền, thuở bé, Lục Tốn là người hết sức kiêu ngạo. Lúc mới mười bốn, mười lăm tuổi, ông đã tỏ ra thông minh hơn người. Lục Tốn học quyền thuật với một vị thầy, trong chu vi mấy mươi dặm không ai là đối thủ. Chính vì vậy mà ông ngỡ mình là đệ nhất thiên hạ. Thậm chí cả thầy dạy võ của mình, ông cũng chẳng coi ra gì.

Một hôm, phụ thân Lục Tốn làm lễ thọ, quyến thuộc bạn bè ngồi chật ních cả nhà, thật vô cùng náo nhiệt. Trong tiệc, mọi người bàn luận về võ nghệ. Thầy của Lục Tốn nói:

- Trong giới võ thuật ngày nay có thiếu gì người tài giỏi, muốn trở thành người tài giỏi trong giới võ thuật thì phải cầu tiến, học mãi mới được.

Lục Tốn nghe lời thầy nói giữa bàn tiệc liền cảm thấy không vui. Có người lại hỏi, trong giớii võ thuật hiện nay ai là người tài giỏi? Thầy của Lục Tốn bấy giờ cũng đã ngà ngà, bèn nói:

- Người tài giỏi thì thiếu gì. Ngay như lão phu đây, từ lúc luyện võ đén giờ vẫn chưa gặp đối thủ! Mà nói thiệt ra, lão phu cũng chưa giết ai bao giờ.

Lục Tốn thoạt nghe, hết dằn nổi, nghĩ: "Ông gầy như que củi, mà làm tàng, để ta cho ông nếm thử một quyền xem sao!?" Lục Tốn chẳng nói chẳng rằng, bỏ ly rượu xuống, bước tới sau lưng thầy, giáng vào lưng thầy một quyền!

Ông thầy vẫn híp mắt ngồi tỉnh bơ. Ai ngờ quyền của Lục Tốn chưa tới lưng thì đã bị ông nắm chặt. Rồi ông nhấc nhẹ quyền lên, tựa hồ chim ưng quặp gà con, làm Lục Tốn xích vính chúi tới trước. Ông thầy cười, nói:

- Hiền đồ không được vô lễ! Vừa rồi thầy uóng rượu nên có lỡ lời, con lại muốn cho thầy ăn quyền ư? May là tay chân thầy còn nhanh, chứ không thì toi mạng rồi.

Mặt mày Lục Tốn bỗng thộn ra, đỏ bừng. Thầy lại nói:

- Bản lãnh con hiện nay tuy đã khá, nhưng chưa tinh lắm, chủ yếu bởi con chưa phá được chữ "mãn". Ta e tài năng của con sẽ mai một mất!

Nghe lời dạy của thầy, Lục Tốn "dạ" và quì xuống tạ lỗi với thầy. Từ đó ông khiêm nhường thận trọng, học tập không biết mệt. Sau cùng ông đã trở thành một vị tướng lãnh có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Quốc.

LSB-Giang Hồ
03-10-2002, 21:05
[center:de328b6530]Khổng Minh Một Chữ Phục Trương Phi[/center:de328b6530]


Lưu Bị ba lần đến thảo lư mời Gia Cát Lượng làm quân sư, binh tướng đều do một tay ông điều khiển. Trương Phi rất không phục, nghĩ: "Văn sách ra gì, sức trói gà chưa chặt, ta há sợ hắn sao?"

Một hôm, Lưu Bị có việc phải ra đi, Không Minh một mình ngồi trong quân doanh. Trương Phi cố ý ở ngoài trướng chỉ đông đánh tây, lớn tiếng nói:

- Trương Dực Đức người Yên ta, thương không sợ, đao không sợ, trời không sợ , đất không sợ, thiên vương, địa vương gì gì cũng không sợ...

Khổng Minh ung dung bước ra ngoài trướng, làm ra vẻ không biết ý Trương Phi , hỏi:

- Ta nghĩ trên đời này, Tam tướng quân ắt phải sợ một thứ gì chớ ?

Trương Phi thấy Khổng Minh mở lời, sự bực tức bèn bùng ra, nói:

- Anh hùng ở đời, cùng lắm là cái chết, Tôi đã không sợ chết, thì còn sợ cái gì nữa?

Khổng Minh hỏi:

- Tướng quân dám cá không?

Trương Phi nói:

- Dám chớ! Nếu có cái gì làm tôi sợ thì từ nay về sau tôi chịu cho ông điều khiển, xung phong chém giết. Nếu quân sư không chỉ ra cái làm tôi sợ thì sao?

- Từ nay không dám chỉ huy tam tướng quân nữa, chỉ nghe tam tướng quân sai khiến thôi!

Hai người giao hẹn xong, Trương Phi dương dương tự đắc, nghĩ mình chắc được cuộc. Khổng MInh bảo TRương Phi đưa bàn tay ra, ông dùng bút mực viết lên bàn tay Trương Phi một chữ. Trương Phi rút tay lại nhìn, thì ra Khổng Minh viết chữ "bệnh". Tức thì Trương Phi nhớ tới lúc còn bán thịt heo, ông từng bị một cơn thương hàn. Lúc đó đừng nói là cầm dao chặt xương, cắt thịt, mà ngay cái tai heo nặng bốn lạng thôi cũng nhắc lên không nỏi, nói gì cầm trượng bát xà mâu xung phong hãm trận! Ta há quên lời dân gian xưa nói: "Xưa nay anh hùng nào sợ chết, hảo hán chỉ sợ bệnh mà thôi" đó sao? Do đó ông luôn mồm nói:

- Đáng sợ thật! Tôi sợ bệnh lắm!

Khổng Minh ha hả cười lớn:

- TRên đời còn có thứ ông sợ, thế thì từ nay ông phải nghe tôi điều khiển đấy!

- Được, đưọc mà!

Trương Phi chỉ còn cách gật đầu lia lịa, và từ đó mới phục Khổng Minh.


hì hì, câu chuyện thật vui và sâu sắc phải không các huynh đệ ???

LSB-GaiNhaNgheo
05-10-2002, 14:32
[center:9e74610376]Ghe Chìm Thoát Hiểm[/center:9e74610376]


Về phía nam cách thành Công An chưa đầy trăm dặm, có một cái hồ rộng tên là hồ Lục Tốn. Thời Tam Quốc. Đại tướng Đông Ngô Lục Tốn từng luyện binh ở đây.

Có một lần, Lục Tốn đang ở trên hồ thao luyện thủy binh, mình ông khoác chiến bào xanh, tay cầm hạnh huỳnh kỳ đứng trên mui thuyền phát hiệu lệnh, oai phong lẫm liệt. Một trăm chiến thuyền theo hạnh huỳnh kỳ huy động, ở trên mặt hồ qua lại như thoi đưa, tiến tiến thoái thoái rất quy cũ.

Chợt kình phong nổi dậy, làm cho sóng trắng dậy ngất trời, nước hồ bỗng dưng như một thùng nước sôi. Bọn thủy binh thấy gió liền cuốn buồm hạ mui; đèn đuốc trên thuyền tắt ngấm, thân thuyền bị sóng vỗ đến gnhiên đảo. Thế này thì thuyền bè sẽ bị chìm nghỉm hết thôi.

Sự tình xảy đến quá đột ngộ, tướng sĩ thủy binh nhất thời đành khoanh tay bất lực, ai nấy chỉ còn biết ngó chủ soái, chờ xem Lục Tốn có kế sach gì hay không. Lục Tốn vẫn bình tĩnh, chỉ thấy ông phất hạnh huỳnh kỳ, hạ tướng lệnh: "Hãy đục đáy thuyền cho vỡ ra!"

Mọi người nhận được mệnh lệnh này, ai nấy cũng đều thất kinh. Gió to sóng lớn thế này mà lại đục thủng đấy thuyền, chẳng là tự sát hay sao? Nhưng đã là tướng lệnh thì như sơn băng, ai dám chống lại. Tức thì họ liền dùng đao to, trường mâu mà đục thuyền. Chẳng mấy chốc , đáy thuyền đều bị đục thủng cả.

Kể cũng lạ, đáy thuyền bị chọc thủng, nước tràn vô khoang, thân thuyền liền lấy lại được thăng bằng ổn định. Bọn thủy binh thừa thế ôm chặt lái thuyền từ từ chèo thuyền vô bờ. Sau khi tới bờ, Lục Tốn lại tức khắc hạ lệnh cho đếm lại số thuyền và số người trên thuyền. Kết quả số thuyền đều đầy đủ, và không một ai bị chết hay mất tích cả. Mọi sự đều bình an tốt đẹp.

Tướng lĩnh Đông Ngô đều thầm phục trong lòng Lục Tốn quả chẳng thẹn là một vị chủ soái đại tài.

LSB-AmNhac&TinhYeu
05-10-2002, 15:55
[center:37d979020e]Trương Phi tặng dầu[/center:37d979020e]


Mé nam thành Công An có một con sông nhỏ, dài ước chừng hơn ba mươi dặm. Nước sông trong vắt một màu xanh biết, bốn mùa chẳng cạn. Truyền thuyết nói rằng, vào thời Tam Quốc, có một năm vào mùa hạ, khắp vùng bị nạn châu chấu hoành hành, ruộng nương thát bát, các hộ dân đều nghèo khó, thậm chí đến không có dầu mà ăn. Vì không có cái ăn nên dân chúng gầy yếu không còn sức lực. BẤy giờ TRương Phi đang đồn quân ở đây luyện tập . Biết được đièu này, ông liền tự chở đến một ghe dầu để phân phát cho bá tánh.

Tin tốt đẹp này liền được truyền ra. Bá tánh ở dọc hai bờ sông dài ước mười dặm đều ra bờ sông đón tiếp. Quả nhiên thuyền dầu từ thượng du thuận dòng đi xuống, càng lúc càng gần. Trương Phi đứng ở mũi ghe, đưa tay che ánh mặt trời mà nhìn thì thấy dọc hai bên bờ sông toàn người là người. Có người xách thùng, có người cầm bình, có người bưng bồn, cũng có người đem cả khạp tới. Trương Phi thấy đông quá, trong lòng liền thấp thỏm lo, miệng lẩm bẩm: "Ta chỉ có một ghe dầu thôi, mà người nhiều như vầy htì làm sao chia cho đủ đây?" Có người bên cạnh thụan miệng nói: "Nếu cả con sông này là sông dầu thì mới mong phân phát đủ". Lời nói vô tình này khiến Truowng Phi chợt nảy ra một ý hay. Ông liền rút ngay thanh đao bên lưng ra mà đục thủng đáy ghe mấy lỗ. Tức thì nước sông tràn vô ghe, ghe dầu từ từ chìm nghỉ xuống nước. Người bên cạnh vội la lên: "Tướng quân, ông làm gì kỳ lạ vậy?" Trương Phi cầm bầu rượu cười ha hả, nói lớn: "Ghe dầu chìm thì ta có nguyên một con sông dầu cho bá tánh tha hồ múc!"

Chẳng mấy chốc, dầu trong ghe đều tràn ra, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. DẦu theo dòng mà chảy, ánh vàng óng ánh chẳng khác gì đây là con sông dầu. DÂn chúng thấy vậy, họ lũ lượt nhả ỹuống sông vớt dầu, anh một thùng, tôi một gánh đem về nhà.

Kể cũng lạ, ai nấy đều vớt mãi mà vân xkhông hết dầu, họ vui mừn gkhông kể xiết, Về sau trên bờ sông này có xây một cái miếu TRương Phi, người dân gọi sông Trương Phi tặng dầu là sông DẦu.

LSB-KỳCôngKỳThủ
08-10-2002, 14:54
[center:d696ba91dc]Tòng Sư[/center:d696ba91dc]


Theo truyền thuyết, thuở nhỏ Gia Cát Lựơng là đệ tử của Thủy Kính tiên sinh. Thủy kính tiên sinh ẩn cư ở trang Thủy Kính, mé nam thành Tương Dương để dạy học. Trong sân nhà ông có nuôi một con gà trắng cổ bông. Con gà này mỗi khi đến trưa là gáy lên ba tiếng. VÀ Thủy Kính hễ nghe tiếng gà gáy là cho học trò tan học ra về.

Gia Cát Lượng vốn rất say mê nghe thầy giảng thiên văn địa lý nên mỗi lần nghe tiếng gà gáy thì ông rất buồn. Sau này mỗi khi đi học, ông bèn hốt một túi thóc trong bồ đem theo. Lúc thấy con gà trống vừa nghểnh cổ sắp gáy thì ông liền lén vãi thóc ra ngoài cửa sổ cho gà ăn. Cứ thế khi con gà ăn hết túi thóc thì thầy cũng đã giảng hơn một giờ rồi.

Sự việc cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bà thầy trưa nào cũng phải chịu đói bụng chờ ông thầy. Bực mình, bà thầy trách chồng:

- Ông hẳn là thần tiên rồi, giảng bài đến quá ngọ mà không thấy đói ư?

- Thủy Kính tiên sinh hỏi:

- Ở, hễ tôi nghe tiếng gà gáy là tôi cho bọn học trò nghỉ học ngay mà.

Bà thầy là người tế nhị, hôm sau, sắp đến giờ ngọ bà lén đi ra sân. Bấy giờ bà mới vỡ lẽ, khi con gà trống bông sắp sửa nghểnh cổ gáy thì từ trong cửa sổ phòng học có người ném thóc ra. Bà bước tới nhìn kỹ hơn, rồi chẳng nói chẳng rằng, bà trở vô.

Hôm ấy Thủy Kính tiên sinh cảm thấ hết sức đói, vừa vô nhà ông liền hối vợ dọn cơm. Bà thầy đợi ông ăn xong, mới cười và kể lại nguyên do vì đâu ông dạy trễ đến thế, và bà còn nói:

- Không ngờ ông thầy còn chưa bằng tiểu Gia Cát!

Thủy Kính tiên sinh nghe chuyện này giận lắm, bảo:

- Cái thằng ngoan đồng này dám giỡn mặt với thầy, ngày mai ta cho nó về luôn!

Hôm sau Gia Cát Lượng trở lại học thì bị THủy Kính tiên sinh đuổi về. Bà thầy mới xin:

- Tiểu Gia Cát cho gà ăn, ấy cũng là vì nó ham học, tôi thấy nên tha cho nó phen này!

Thủy Kính tiên sinh vốn biết GIa Cát Lượng thông minh hơn người, rất cần mẫn học tập, tương lai ắt trở thành cái thế kỳ tài, ông làm sao mà đuổi học cho đựơc. Nhưng lại nghĩ, nhìn cây nhìn thẳng, nhìn người nhìn phẩm, kỳ tài có thể trở thành tuấn kiệt an bang trị quốc, mà cũng có thể trở thành gian hùng gây họa nước ương dân. VẬy muốn thu nhận thì phải xem lại phẩm hạnh, đạo đức của nó mới được. Do đó, ông sai thư đồng về Long Trung tìm hiểu.

Thư đồng đến Long Trung, ngầm hỏi thăm mấy ngày rồi trở về bẩm với Thủy Kính tiên sinh được ba điều: Một là, mẹ của Gia CÁt Lựơng mùa đông sợ rét. Gia Cát Lượng phải lên núi cắt cỏ xương bồ đem về trải giường cho mẹ, mà còn nằm ngủ trước cho ấm mới mời lên ngủ sau. Hai là nhà Gia Cát Lượng ở cách xa giếng nước chừng hai mẫu đất, nhưng Gia Cát Lượng thì nhỏ mà thùng thì to, sợ e thùng đụng hư hàng rào của người ta nên phải đi đường vòng dọc chân núi xa hơn cả dặm đường. Ba là trước kia Gia Cát Lượng khi muốn hỏi điều gì với một bạn hàng xóm thì phải kêu nó bằng thầy và phải quét sân cho nhà nó. Nay thì sức học của GIa Cát Lượng đã hơn nó, bây giờ nó lại phải hỏi bài với Gia Cát Lượng và gọi Gia Cát Lương bằng thầy, lại phải quét sân nhà cho nhà Gia Cát Lượng.

Thủy Kính tiên sinh nghe được ba điều này, gục gật đầu nói:

- Ngày sau tiểu Gia Cát ắt thành một trang tuấn kiệt.

Do đó, bèn sai thư đồng đến Long TRung kêu Gia Cát Lượng trở lại học.

LSB-NgoDung
09-10-2002, 19:20
[center:382f203e1e]Xuất Sư[/center:382f203e1e]

Gia Cát Lượng theo Thủy Kính tiên sinh học tập, thấm thoát đã được ba năm.

Một hôm Thủy Kính tiên sinh nói với các đệ tử:

- Năm ngày nữa, các con sẽ hti ra trường. Ai thi đỗ thì xuất sư, còn ai không đỗ thì tuỳ ý muốn làm gì thì làm, và ta không chấp thuận những người thi rớt tự xưng là đệ tử của ta.

Bọn học trò thoạt nghe, ai nấy cũng đều dốc lòng học tập, suốt ngay đêm cầm sách tụng bài. Trong khi đó thì Gia Cát Lượng suốt ngày đi chơi thơ thẩn ở bên ngoài , không hề để mắt tới sách vở.

Ngày thứ năm đã đến. Bọn đệ tử có người thì đã tụng thuộc nằm lòng, có người thì thuộc đại khái, nhưng cũng có người thì lén chép bài bỏ trong tay áo. Ai nấy đều tất bật, hồi hộp.

Sau bữa điểm tâm, Thủy Kính tiên sinh ngồi vào bàn, bảo:

- Ta chỉ ra một đầu đề: từ bây giờ cho đến giờ ngọ ba khắc, ai mà được ta cho phép đi ra ngoài phòng thi thì người đó kể như được xuất sư.

Bọn đệ tử rất ngạc nhiên với đầu đề này và đều tròn mắt nhìn nhau, quýnh quáng vò đầu bứt tai. Có người hô to: "Lửa cháy bên ngoài trang!" Có người chạy tới thông báo: "Nước lụt tới trang Thủy Kính rồi!" song Thủy Kính tiên sinh vẫn lờ đi không lý tới.

Bấy giờ, Từ THứ lén viết một lá thư giả trình lên, khóc lóc mà nói:

- Sáng nay có người nhà mang thư tới, bảo rằng mẹ con đau nặng, con bằng lòng không dự kỳ thi này, xin thầy cho phép con được về gấp để lo cho mẹ.

Thủy Kính tiên sinh lắc đầu, bảo:

- Sau giờ ngọ ba khắc, con muốn đi đâu tùy ý!

Bàng Thống bước tới thưa:

- Xin phép thầy cho con được ra ngoài, con khong còn cách gì hơn nữa. Nhưng nếu con đứng ngoài trang, con có thể nghĩ ra cách, xin thầy cho con được ra ngoài. Nếu không tin thì thầy thử xem.

Thủy Kính tiên sinh cười:

- Bàng Sĩ Nguyên kể ra cũng có chút thông minh, đứng ra đó đi!

Còn Gia Cát Lượng thì sao? ÔNg đã gục đầu trên bàn ngủ khò từ lúc nào, chẳng thèm lý gì tới cuộc thi.

Thủy Kính tiên sinh thấy vậy liền nổi giận. Giá mà vào ngày thường thì ông đã đuổi quách ra rồi. Hôm nay thì ông ráng nhẫn nhịn.

Giờ ngọ ba khắc sắp tới. Gia Cát Lượng vươn vai ngáp dài và đứng lên. Mặt hầm hầm giận, ông đập bàn, xô ghế ngã lung tung, đoạn nắm áo Thủy Kính tiên sinh, nói lớn:

- Mi là ông thầy ngu dốt, lại ra đầu đề như vậy để hại bọn ta. Ta không làm học trò mi đâu, hãy trả tiền học phí ba năm lại cho ta! Hãy trả tiền lại cho ta!

Thủy Kính tiên sinh là danh sĩ thiên hạ, ai chẳng tôn kính. Nay bị Gia Cát Lượng sĩ nhục như vầy sao khỏi bốc lửa giận, người ông run lên bần bật, ông kêu Bàng Thống, Từ Thứ tới, bảo:

- Hãy lôi đầu cái thằng yêu này ra khỏi Thủy Kính trang cho ta!

Gia CÁt Lượng còn vùng vằng chưa chịu đi , la lối rùm beng làm náo loạn cả phòng thi. Bàng Thống, Từ Thứ hết sức lôi kéo mới đưa ông ra được.

Vừa ra khỏi phòng, Gia Cát Lượng liền ha hả cười lớn. Bàng Thống, Từ THứ thấy ông cười như vậy, đang dợm hỏi thì Gia Cát Lượng đã xoay người chạy trở vô. Tới trước mặt Thủy Kính tiên sinh, Gia Cát Lượng qùi xúông nói:

- Vừa rồi con xúc phạm đến ân sư, tội thật đáng chết!

Thủy Kính tiên sinh ngẩn người ra, rồi chợt tỉnh ngộ ra, đổi giận làm vui, đỡ Gia Cát Lượng lên, bảo:

- Con có thể xuất sư!

Gia Cát Lượng nói:

- Bàng Thống, Từ Thứ cũng đã ra khỏi phòng, xin thầy thuận cho họ xuất sư!

Thủy Kính tiên sinh ngẫm nghĩ, miễn cưỡng bằng lòng!

Từ đấy, đệ tử được Thủy Kính tiên sinh thừa nhận chỉ có Gia Cát Lượng, Bàng Thống và Từ Thứ mà thôi.

LSB-ForeverAnhHungLSB
12-10-2002, 19:57
[center:4ee80ab9b9]Núi Ẩn Mã[/center:4ee80ab9b9]


Sau khi thấy Lục Tốn thao luyện thủy quân, Ngô vương Tôn Quyền hết sức hài lòng. Ông lại muốn xem Lục Tốn thao luyện mã bộ binh như thế nào. Đinh Phụng là người bản địa, rất quen địa hình ở đây, ông đứng bên bờ, mé đông sông Lục Thủy, chỉ về hướng nam, nói:

- Xem kìa! Dải đất này kề sông cận rạch, có bình nguyên, có đồi gò, địa thế rất hiểm yếu. Một khi đánh nhau, hai bên đều liều chết tranh đoạt nó, vậy cần có tướng soái tài giỏi mới được. Đô đốc muốn thao luyện mã bộ binh thì nên đến dãi đất này mà thao luyện.

Lục Tốn thừa biết muốn điều động binh mã ở đây không phải dễ. Ông cũng biết. Ngô hầu và Đinh Phụng muốn thử tài ông mà thôi, song ông vẫn an bài đội ngũ, rồi mời Ngô hầu và Đinh Phụng lên đài xem điều binh.

Sau ba tiếng pháo nổ, Ngô hầu và Đinh Phụng chợt thấy một đội cờ lam, từ đông tây nam bắc tủa ra từng đợt nhân mã, toàn là thiên tướng tinh binh, khí thế oai dũng ngất trời. Phút chốc đội binh đã tiến thẳng đến trước đài. Lục Tốn nói với Tôn Quyền:

- Bọn họ đóng giả quân địch đấy!

- Thế giặc mạnh như vậy, ông có thể phá được chăng?

Tôn Quyền vừa dứt lời, chợt thấy cờ vàng phất ra, tức thời có một đội nhân mã khác như từ dưới đất chui lên, bốn mặt nghênh địch, đánh xắp tới khiến cho đội quân lam phải bỏ chạy tuốt lên đầu núi xa. Người trên đài đều ngơ ngác. Ai nấy đều khen ngợi không ngớt lời. Ngô hầu cũng chẳng khỏi buột miệng nói:

- Bất ngờ chế thắng, dụng binh như thần!

Dè đầu lão tướng Đinh Phụng lại lắc đầu, tay chỉ về phía quân lam chạy lên núi, nói:

- Đáng tiếc không có một đội nhân mã nào mai phục để xúat kỳ bất ý tận diệt địch!

Lục Tốn nghe vậy liền mỉm cười. Chợt trên ngọn núi khác không xa mấy, dấy lên một làn khói bốc thẳng lên trời. Vùng đất này sau này được gọi là gò Khói. Nguyên, làn khói này là một tín hiệu. Phía sau ngọn núi mà Đinh Phụng đưa tay chỉ đó đã có sẵn một đội nhân mã mai phục trước rồi, và đội nhân mã này nhanh như chớp xông ra chém giết, khiến cho "quân địch" chạy lên núi đã bị vây kín mít, phải lột mão cỡi giáp qui hàng.

Tôn Quyền và lão thần Đinh Phụng thấy Lục Tốn dụng binh như vậy đều nức nở khen ngợi không ngớt miệng.

Từ đó, Tôn Quyền yên lòng giao hết binh quyền cho ông. Về sau, Lục Tốn lãnh binh đóng ở Lục Khẩu, hai nuowsc Nguỵ, Thục đều không dám xâm phạm.

Sau buổi tập trận đó, ngọn núi vô danh này có tên là núi Ẩn Mã.

Tây Sở Bá Vương
15-10-2002, 13:00
[center:172049bdec]Thần Đạn Tử Đinh Phụng[/center:172049bdec]

Truyền thuyết nói rằng đại chiến Xích Bích diễn ra từ đàu sớm mai cho đến tối. Khổng Minh ở trên núi, sau khi cần gió đông xong, liền lén lên chiếc thuyền nhỏ để TRiệu Vân đưa về. Kế hoạch này đã bị Đông Ngô biết trước, nên họ đã sai Đinh Phụng dùng thuyền đuổi theo.

Trên sông, thuận buồm xuôi gió, thuyền nhỏ như thớt ngựa thoát cương, như tên rời cung vùn vụt băng đi. Đinh Phụng ở trên thuyền lớn cùng với bọn binh sĩ cố gắng chèo thuyền đuổi theo, mắt thấy đốm đen nhỏ trước mặt càng lúc càng lớn, và rồi đã nhìn thấy cột buồm. Triệu Vân thấy chiến thuyền Đông Ngô đuổi tới, ông bèn bắn ra một mũi tên, làm đứt dây buồm thuyền lớn, tức thời buồm bị hạ ngay. Thuyền Đông Ngô không cách chi đuổi kịp thuyền Gia Cát Lượng. Đinh Phụng giận đến nghiến răng, lòng nghĩ: "Chớ ỷ Thường Sơn Triệu Tử Long mi có bản lãnh, ta cũng sẽ cho mi thấy cái lợi hại của Đại tướng Đông NGô!" Thuận tay, từ trong túi ông móc ra viên đạn sắt, nhắm ngay cột buồm nhỏ trên thuyền Khổng Minh búng một phát. Chỉ nghe "xoẹt" một tiếng, một vệt đen đã bay thẳng đến chiếc ròng rọc để kéo dây buồm, trúng ngay giữa mắt chiếc ròng rọc, làm người trên thuyền phải giật mình. Họ còn chưa biết viên đạn từ đâu bắn tới thì đã nghe "rắc", "tách tách", "bốp bốp", "xoẹt xoẹt" liên thanh. Tiếng "rắc" là tiếng chiếc ròng rọc bị vỡ làm hai mảnh. Tiếng "bốp bốp" là hai viên đạn sắt rơi xuống ván thuyền. Còn tiếng xoẹt xợt" là tiếng buồm và dây rơi xuống. Cái buồm bị bắn rơi phủ ngay lên đầu Khổng Minh đang ngồi trong khoang khiến bọn tiểu binh hết hồn lo sợ. Triệu Vân vội dùng trường thương hất chiếc buồm, kéo Khổng Minh ra, rồi bỏ thuyền lên bờ, nhắm hướng đông nam chạy thẳng.

Từ đấy về sau, Đinh Phụng nổi tiếng như cồn, người người đều xưng tụng ông là "Thần Đạn Tử bách phát bách trúng" Đinh Phụng. Ở huyện Gia Ngư, ông bà thường kể cho con cháu nghe tuyệt kỹ này. Họ còn lập miếu, đắp tượng để thờ phụng, tay tượng thần có cầm hai quả thần đạn.

Tây Sở Bá Vương
15-10-2002, 13:07
[center:24ce0d3b13]Cứu Cháu Bảy Đời[/center:24ce0d3b13]

Ai cũng biết Gia Cát Lượng là một nhà tiên tri mưu trí hơn người.

Một hôm, Gia Cát Lượng đã đoán biết ngày chết của ông sắp đến, nên ông đã chuẩn bị trước một túi gấm, giao cho con mà dặn:

- Con hãy cất giữ vật này. Đến khi con chết thì đem nó giao lại cho con của con! Khi con của con chết thì đem nó giao lại cho cháu của con! Con con cháu cháu đời đời truyền giữ lấy. Và nhớ là đừng có mở ra! Chừng nào tới người cuối cùng bị họa xử tử thì hãy giao túi này cho quan trên!

Nói xong, ông từ từ nhắm mắt đi xuôi.

Con của Gia Cát Lượng tuân theo lời căn dặn của cha, cất giữ túi gấm và đời đời truyền giữ. Gia Cát Linh là cháu đời thứ bảy của Gia Cát Lượng. Gia Cát Linh lỡ tay đánh chết người, người ta kiện ông tới huyện nha đòi thường mạng. Cả nhà lớn bé đều khóc than sầu não. Bấy giờ Gia Cát Linh sực nhớ tới chiếc túi gấm do tổ tiên truyền lại, ông bèn lấy chiếc túi giao cho quan huyện. Quan huyện vửa định mở ra xem, chợt thấy trên mặt túi có viết: "Xuống bệ ba bước hãy xem!" Vì bên trên túi có đóng dáu ấn vua, nên quan huyện không dám vội vã, liền bước xuống bệ đường ba bước. Quan huyện còn chưa kịp xem bản văn thì "rầm" một tiếng, chiếc đà trên nóc nhà đã rơi xuống đập nát chiéc bàn. Quan huyện thấy vậy thì giựt thót người, vã mồ hôi trsan. Ông ta nghĩ: "Thật nguy hiểm! Nếu chiếc túi gấm này không bảo ta bước xuống bệ ba bước hãy xem thì ta đã toi mạng rồi!" Theo đó ông mở túi gấm ra xem, thấy vỏn vẹn có hai câu: "Tôi cứu ông khỏi chết, ông cứu cháu bảy đời của tôi". Phía dưới ký tên "Tiểu nhân Gia Cát Lượng". Quan huyện hỏi kỹ lại sự tình, Gia Cát Linh đúng là cháu bảy đời của Gia Cát Lượng. Do đó, quan huyện chẳng nói lời nào, bèn tìm cách cứu Gia Cát Linh khỏi chết.

LSB-NgoDung
15-10-2002, 15:03
[center:475b5adcf1]Tư Mã Ý trộm sách[/center:475b5adcf1]

Tương truyền Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng thuở còn nhỏ là bạn học cùng thầy.

Ấy là vào những năm cuối đời Đông Hán, triều chính hủ bại, quần hùng nổi dậy, thiên hạ đại lọan. Thầy của họ là người uyên thâm học vấn, ẩn cư trong sơn lâm, nhưng lòng hằng muốn cứu bá tánh thiên hạ. Phụ thân của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là bạn bè, đều quen biết vị thầy này, do đó, họ mới đem con gởi cho ông. Hai đứa trẻ thông minh lanh lợi, cần mẫn học tập, học lực xấp xỉ, không ai nhường ai.

Ông thầy có một bộ sách do tiên nhân bí truyền. Trong sách đầy đủ thiên văn, địa lý, hành binh bố trận, định quốc an dân..., có thể nói đó là thiên hạ đệ nhất kỳ thư và do đó gọi là tiên thư. Ông thầy tuổi hạc đã cao thế mà không con cái, ông định đem sách này giao cho một học trò yêu ái nhứt. Nhưng hai học trò này, biết truyền lại cho ai bây giờ?

Một hôm, ông thầy dẫn Gia Cát và Tư Mã Ý lên ngọn núi nhỏ sau nhà, ông giảng cho cả hai nghe thuật hình thế núi sông, hành binh bố trận. Chợt nghe một tiếng kêu to. Ba thầy trò ngẩng đầu nhìn lên thì thấy trên vách núi phía trước mặt có một tiều phu đốn củi, vì bất cẩn bị té xuống. Ông thầy vẫn bình thản tiếp tục giảng bài. Tư Mã Ý cũng tỉnh bơ như không việc gì xảy ra, và an nhiên ngồi nghe. Nhưng Gia Cát Lượng thì chạy bay xuống núi đỡ người tiều phu trọng thương ấy dậy, lại quanh quất đi tim lá thuốc, nhai đắp vết thukương và xé vạt áo băng bó cho ông. Bây giờ, ông thầy cũng vừa dẫn Tư Mã Ý xuống núi, giúp Gia CÁt Lượng đưa người tiều phu trở về nhà.

Qua một thời gian sau, Gia CÁt Lượng tiếp được thư nhà báo cho biết cha bị đau nặng. Gia Cát Lựơng đành nuốt lệ từ giã thầy và bạn học, vội vã trở về nhà. Không lâu sau, phụ thân ông qua đời. Ông buồn bã lo việc chôn cất cha xong, mới trở lại bên thầy. Kể cũng lạ, sau đó mấy ngày, Tư Mã Ý cũng nhận được thư nhà báo là mẹ đau nặng. Nhưng Tư Mã Ý sợ sau khi đi, thầy sẽ đem kỳ thư giao cho Gia Cát Lượng, bèn hối hả viết thư trở về nhà, rốt cuộc ông vẫn không về.

Sau đó mấy tháng, ông thầy bị cảm bệnh phong hàn. Hai học trò phục vụ bên giường, lo thuốc thang ân cần chăm sóc. Nhưng thấy đã quá già, cơ thể suy yếu, bệnh tình ngày càng trầm trọng thêm. Một hôm, Gia Cát LỰơng ra ngoài hái thuốc. Tư Mã Ý ở bên giường hầu hạ. Ông thấy thầy đã mê man không biết gì, ông bèn lén vô phòng sách của thầ,y lục lọi tìm kiếm. Cuối cùng ông đã tìm được một chiếc rương nhỏ, mở ra xem, quả nhiên bộ kỳ thư nằm ở đây. Ông nghĩ, gần đây thầy thương Gia Cát Lượng hơn, nếu còn đợi nữa thì bộ sách quý nhất định sẽ vào tay Gia CÁt Lựơng. Vô độc bất trượng phu, kỳ thư đã đến tay, bây giờ không lấy đi còn đợi đến chừng nào nữa? Thế là ông ẵm gọn chiếc rương và bỏ trốn đi biệt tăm.

Khi Gia CÁt Lượng đi hái thuốc về, thầy liền mở mắt, bảo Gia Cát Lượng đỡ ông xuống giường bệnh. ông thầy móc phía dưới giường lấy ra một chiếc túi vải vàng, hai tay trao cho đứa học trò yêu, khẽ dặn.

- Sau khi thầy mất, con hãy đốt hết nhà của rồi mau đi xứ khác.

Nói xong, ông an nhiên xuôi tay nhắm mắt.

Gia Cát Lượng tuân theo lời thầy dặn. Ông đau lòng đốt căn nhà và thi thể thầy, quảy chiếc túi vải vàng trở về nhà, rồi theo chú đến Nam Dương, ẩn cư ở Long Trung, chuyên cần đọc sách.

Lại nói Tư Mã Ý sau khi trở về nhà, ông mở chiếc rương, lấy thiên thư ra xem. Lật đến trang bìa phía sau thì thấy có viết mấy cau: "Định quốc cần thương dân, tận hiếu thờ cha mẹ, hai điều đều trái lẽ, sao truyền sách cho được?" Ông thẹn quá thành giận, liền dẫn người đến nhà thầy, ai ngờ ở đây sớm đã biến thành đống tro than rồi.

TM
16-10-2002, 20:02
[center:0346982595]Ba Lần Mời Ụ Lò Sắt[/center:0346982595]

Tôn Quyền giao cho Lỗ Túc lo việc chế tạo các thứ binh khí. Lỗ Túc một mặt dẫn người lên đồi cao góc tây bắc Thổ Thành Thái Bình dựng nhà xây lò, một mặt đi tìm thợ rèn giỏi.

Gần đó có anh thợ rèn họ Trần tay nghề rất cao, người ta gọi anh là "Ụ Lò SẮt". Vợ anh vì bị con em phú hào cưỡng hiếp, đến phải treo cổ tự vận. Quan phủ lại bao che cho hành động bỉ ổi đó. Ụ Lò Sắt chẳng làm sao kêu oan được. Anh ta thề rằng, từ đây về sau quyết không dính dáng gì tới bọn quan viên nữa. Lỗ Túc quyết lòng mời cho được Ụ Lò Sắt ra giúp mình. ÔNg dẫn tùy tùng tìm đến nhà Ụ Lò Sắt, hỏi:

- ÔNg thầy Trần có nhà không ạ ?

Một đứa bé trả lời:

- Thầy đi thăm bà con rồi.

Lần đầu Lỗ Túc tìm không gặp, chỉ còn cách trở về Thổ Thành.

Hôm sau, người của Lỗ Túc báo là Ụ Lò Sắt đã trở về nhà rồi. Lỗ Túc vội đi gặp anh. Trên đừong ông gặp một người trung niên đang dắt tay một bà cụ từ đằng trước đi lại. Lỗ Túc xuống ngựa, thi lễ hỏi:

- Xin hỏi tráng sĩ, có biết thầy Ụ LÒ Sắt có nhà không?

Bà cụ đang dợm đáp thì người trung niên đã cướp lời nói trước:

- Tiểu nhân chả biết ụ lò sắt, ụ lò đồng gì ráo!

Đoạn người ấy xoay qua nói với bà cụ:

- Mẹ , mình đi thôi kẻo trễ!

Lỗ Túc chỉ còn cách lên ngựa tới nhà Ụ Lò SẮt, hỏi đứa học trò nhỏ. Đứa học trò đáp:

- Thầy tôi vừa dẫn bà cụ đi rồi!

Lỗ Túc chợt hiểu, người trung niên mà ông gặp trên đưùơng ấy chính là Ụ Lò Sắt. Ông bèn gởi hai trăm lạng bạc và viết một phong thư nhờ đứa học trò trao lại cho Ụ Lò Sắt.

Sáng sớm hôm sau, đứa học trò nhỏ chạy tới xin được gặp Lỗ Túc. Nó dâng cho Lỗ Túc thư trả lời của Ụ Lò SẮt. Thư viêt rằng: "Tiểu nhân đã có lời thề không làm thợ rèn nữa; tướng quân có lòng tốt, thật thẹn không dám lãnh, hai trăm lạng bạc này theo thư xin trả lại; đã phạm đến oai hùng, kính xin tha thứ".

Ngày thứ ba Lỗ Túc đặc biệt thức dậy sớm, ông chỉ dẫn theo hai kẻ tùy tùng, đi bộ tới nhà Ụ LÒ Sắt, mong gặp mặt để mời. Khi Lỗ Túc vô tới thôn, trời còn chưa sáng. Chợt ông thấy một bóng đen dang muốn lẻn vô cửa sổ phía sau nhà Ụ LÒ Sắt. LỖ Túc đoán tên này hẳn không phải là người tốt, liền bước nhanh tới trước chặn lại. Hai tùy tùng phía sau vội sấn tới bẻ quặt hai tay tên này ra sau lưng. Ụ Lò SẮt nghe động, giật mình tỉnh giấy, vội phóng ra xem. Anh nhận ra ngay tên ấy chính là tử đệ của phú hào đã hại vợ anh chết. Lỗ Túc vặn hỏi, thì ra tên ác ôn này nghe nói có người tặng hai trăm lạng bạc cho Ụ LÒ SẮt, hắn muốn tới cướp. Hai án nhập mội, tội trạng càng tăng, Lỗ Túc sai thủ hạ trói hắn lại, giải tới nhà lao và phán xử trọng tội.

Ụ Lò Sắt thấy Lỗ Túc làm quan thanh liêm ngay thẳng, lấy lễ đối với người tài, còn giúp anh trả được mối hận, bèn sắp xếp việc ăn ở cho à cụ, đoạn dẫn đồ đệ theo Lỗ Túc đi ché tạo binh khí.

Người đời sau gọi nhữn gbinh khí cao cấp mà anh chế tạo khi ấy là "Ụ Lò SẮt" mãi cho đến bây giờ.

LSB-KỳCôngKỳThủ
19-10-2002, 16:28
[center:a1ce54cc68]Thiếu Lương Mời Khách[/center:a1ce54cc68]


Năm Lưu Bị trú quân ở Công An, trong quân thiếu lương thực. Trương Phi lo lắng lăng xăng, muốn đại ca nghĩ ra biện pháp. Lưu Bị cười hề hề nói:

- Đừng quýnh quáng như vậy, ta đang muốn nhờ chú đi làm một việc. Việc này mà làm tốt thì lương thực hẳn có.

Trương Phi hỏi làm việc gì, Lưu Bị nói:

- Ta đang chuẩn bị làm trăm bàn tiệc mời dân đến dự, chú đi lo liệu giúp nhé!

Trương Phi nghe mà giật mình, nói:

- Đại ca, anh làm sao thế? Anh không biết trong quân đang thiếu lương thực mà lúc này lại bày vẽ mời khách, như thế chẳng là bể mặt sao? Sao mà làm khổ mình đến thế?

Lưu Bị cười:

- Càng thiếu lương thì càng không thể thiếu lễ! Vả lại, không có lương thực chẳng lẽ không mời khách được sao? Ngoài thành có núi, bên thành có sông, có thể lên núi săn bắn, xuống sông bắt cá mà!

Trương Phi vẫn chưa hiểu được ông anh của mình tính kế gì, nhưng ông cũng vâng mệnh lệnh đi chuẩn bị mọi việc.

Tiệc tùng đang sắp sửa dọn ra, dân chúng cảm thấy Lưu Bị đã để mắt tới họ, nên trong lòng ai nấy đều vui nhưng chưa biết trong quân sẽ làm tiệc bàn gì để chiêu đãi đây.

Tiệc đã bắt đầu. Món thứ nhứt dọn lên là gà rừng, món thứ hai là vịt nước, theo đó là heo rừng, thỏ rừng, cá nướng, cá hấp. Món ăn thật ê hề, rượu cũng không tệ, nhưng chờ mãi không thấy cơm. Lúc này Lưu Bị tự đi rót rượu mời khách, ông nói:

- Hôm nay anh em bà con thứ lỗi cho, những món ăn trong quân tôi có ngon thì cùng ăn, mà có dở thì cũng đừng chê. Chúng ta lấy rượu thay cơm vậy. Xin mời hãy cạn ly, chừng nào say hãy nghỉ!

Mọi người thoạt nghe thì trong lòng đã hiểu, nâng ly cùng cạn, uống hết mới tan.

Hôm sau, dân chúng lũ lượt, kẻ gồng người gánh, lớp thuyền lớp xe, họ chở lương thực đem đến tặng cho Lưu Bị. Chưa được nửa ngày, lương thực đã chất thành đống. BẤy giờ Trương Phi mới hiểu ra dụng ý của Lưu Bị; lấy lễ mời khách, có qua có lại; trên tiệc có cá có thịt, duy chỉ thiếu có cơm để cho dân chúng thấy vậy mà biết. Ông hết sức phục cao kiến của đại ca.

LSB-KỳCôngKỳThủ
19-10-2002, 16:47
[center:0f5cb9f5ee]Gia Cát Lượng Điếu Châu Du[/center:0f5cb9f5ee]


Cả dải Sa Thị - Kinh Châu đều lưu truyền câu: Gia Cát Lượng điếu tang - giả nhân giả nghĩa. Vậy câu chuyện này như thế nào?

TRuyền thuyết nói rằng, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Châu Du, lần thứ ba là ở ngoài cửa nam thành Kinh Châu, làm Châu DU tức đến phải hộc máu tươi, từ trên ngựa té xuống mê man bất tỉnh. Chúng tướng Đông Ngô chỉ còn cách đỡ ông trở về.

Châu Du về đến Đông Ngô, ngước đầu than dài:

- Ôi! Ông trời đã sanh Châu Du sao lại còn sanh Gia Cát Lượng? Gia CÁt Lượng mà không chết, mối hận trong lòng ta khó tiêu được!

Và ông đã nghĩ quàng xiên: "Mình giả chết nằm trong quan tài, gạt Gia Cát Lượng tới điếu tang mà giết hắn vậy!

Gia CÁt Lượng tiếp được thiệp báo tang của Đông Ngô gởi tới, bèn nói với Lưu Bị:

- Châu Du là một tướng tài đáng gờm! Hiện giờ tuy với chúng ta là địch, song ấy cũng là ai vì chúa nấy. Ông ta đã lên trời, tôi cũng nên đi điếu ông ta.

Lưu Bị vội ngăn lại:

- QUân sư không cần thiết phải mạo hiểm như vậy, sợ e mắc kế Đông Ngô chăng?

Gia Cát Lượng nói:

- Khi Châu Du còn sống, tôi còn chưa sợ ông ta, như nay ông ta đã chết rồi, chẳng lẽ tôi lại sợ sao? Ví bằng đây là bẫy đi nữa, tôi cũng tự có cách đối phó.

Nói xong, ông dẫn TRiệu Vân cùng lên đường.

Gia CÁt Lượng đến linh đường Châu Du, nhưng thấy linh bài đặt ở giữa, lò hương nghi ngút khói, ánh nến sáng choang, mà chúng tướng Đông Ngô thì mang đao kiếm, mặt hầm hầm đứng hai bên, chẳng có vẻ chi đau buồn cả. Trong lòng Gia Cát Lượng đã hiểu hơn một nữa. Ông vẫn bình tĩnh bước tới bên quan tài. lại thấy trên nắp quan tài có mười chín cái lỗ nhỏ, trong lòng lại càng tỏ hơn, đồng thời cũng đã có sẵn cách đối phó. Gia Cát Lượng sắp xếp tế vật ở linh tiền xong, ông thắp hương đốt giấy tiền, sau đó cúng rượu đọc văn tế, khiến người nghe chẳng khỏi xót xa. CÚng tế xong ông phục trên quan tài khóc đau đớn, khóc một tiếng "Châu đô đốc" lại đập lên nắp quan tài một cái; khóc một tiếng "Công CẨn huynh" lại đập lên quan tài một cái nữa; đập đến nỗi quan tài kêu "pinh pinh", ngwòi bên cạnh khuyên ông cũng không ngừng, kéo ông , ông cũng không chịu ra, thật cha mẹ vợ con ông chết cũng chưa bằng!

Chúng tướng Đông Ngô thấy vạy đều cũng buồn lây, có người nghĩ: "Ngày thường chúng ta đều nghĩ rằng Đô đốc và Gia Cát lựơng là kẻ cừu, nay thấy ra, cảm tình hai người thật là thắm thiết!". Có người nghĩ: "Khi đại chiến ở trận Xích Bích, Gia Cát tiên sinh vốn thật tình giúp chúng ta, vậy mà khi ấy Đô đốc cứ muốn giết ông; bây giờ nghĩ ra cách này để giết Khổng Minh, thế thì thật là bây!". Do đó mọi người đều không nỡ lòng hạ độc thủ.

Sự thực Gia CÁt Lượng chỉ giả vờ thôi. Ông thoạt thấy kẻ hở, nên lúc cúng rượu thắp hương, ông đã ngầm lấy sáp nến vo tròn bỏ trong ống tay áo. Khi đập tay trên quan tài, ấy là ông dùng nhnững viên sáp vo tròn đó ém các lỗ khí trên quan tài lại.

Đến khi Gia Cát Lượng tế xong và dẫn Triệu Vân đi, chúng tướng Đông Ngô tới giở nắp quan tài ra thì thấy Châu Du đã bị ngộp thở chết tự bao giờ!

LSB-KỳCôngKỳThủ
19-10-2002, 16:59
[center:33193cb0da]Râu Và Mặt Quan Công[/center:33193cb0da]


Thuở còn trẻ, Quan VŨ là một thanh niên da trắng mịn màng, sức mạnh hơn người. Ông ngay thẳng, can thiệp chuyện bất bình.

Một hôm, QUan VŨ đi du xuân tới một thung lũng nọ, chợt nghe có tiếng nữ nhân kêu cứu. ông vôi nương theo tiếng kêu mà chạy đến, thấy một công tử ăn mặc diêm dúa ngồi trên ngựa, đang chỉ trỏ cho bọn gia nhân cưỡng bắt một cô gái. Có một cụ già liều mạng xông vô giải cứu thì bị bọn người này đánh cho một gậy lăn ra chết tốt. Quan Vũ thấy vậy liền nổi giận, ông rút bảo kiến đánh chết mấy tên này, làm cho kẻ chết người bị thương không ít. Tên công tử thấy không xong, vội vã quày ngựa chạy thục mạng, nhưng bị Quan Vũ lia kiếm chặt đứt chân ngựa khiến hắn té xuống đất, Quan Vũ cho hắn một kiếm nữa đứt làm hai đoạn. QUan Vũ quay ngó lại cô gái thì thấy nàng đang nằm co quắp trên đất. QUan VŨ khuyên nhủ nàng mấy lần, cô gái mới nói với ông:

- Tên ác tặc ấy là con của quan huyện, nó muốn bắt tôi làm thiếp, đáng thương cho cha tôi đã bị bọn chúng đánh chết rồi!

Nói xong, nàng khóc lớn. Quan Vũ không còn cách chi, ông móc ra một mớ bạc vụn để xuống đất và lặng lẽ bỏ đi.

Quan huyện nghe tin con bị giết, hắn đâu chịu xuôi tay, bèn cho dán cáo thị, treo giải thưởng cho ai bắt được tên thanh niên ấy. Một hôm, hành tung QUan VŨ bị bại lộ. Bọn quan binh truy lùng ông thật gắt gao. Quan VŨ chạy đến bên núi, thấy một nhà dân, trong nhà có một cô gái đang dệt vải, ông xin được tạm núp trốn trong nhà. Cô gái thấy có người hơ hải chạy vô nhà, sợ đến phát run, nhưng rồi nàng trấn tĩnh lại, vội chỉ chiếc giường nói:

- Anh đừng sợ, cứ giả đò bị bệnh mà nằm trên giường này đi.

Quan Vũ nói:

- Tôi sợ liên luỵ đến cô đấy!

Cô gái đáp:

- Tôi tự có cách!

Nói xong, nàng giết một con gà lấy máu bôi lên mặt Quan VŨ, rồi lại tự cắt tóc của mình dán lên cằm QUan Vũ, bảo ông yên lòng mà ngủ đi.

- Lát sau, bọn quan binh đuổi tới, chúng sấn vô nhà cô gái, nạt lớn:

- Con kia, hã ymau giao tội phạm ra!

Cô gái tỉnh bơ nói:

- Tôi ở trong nhà dệt vải, chả thấy tội phạm nào cả!

Quan binh chỉ tay về phía giường, quát:

- Thế ai nằm trên giường kia?

- Dạ đó là chồng tôi, ổng bị bệnh thường hàn, đang phát sốt đấy!

Tên dẫn đầu nói:

- Chồng bà à? Hắn đắp mền giả bộngủ, nhất định là tên tội phạm đấy!

Hắn lìen xông xộc tới, giật tám mền ra. Bọn chúng đều ngớ người khi thấy mọt ngwòi mặt đỏ râu dài quá ngực, đang nằm ngủ khì. CẢ bọn ngó nhau rồi lẳng lặng bỏ đi.

Chờ cho bọn chúng đi xa rồi. Quan Vũ liền bật dậy, hết lời cám ơn cô gái. Cô gái n ói:

- Kẻ phải cám ơn là tôi đây. Tôi chsinh là người con gái mà anh đã cứu lúc trước.

Nhưng từ đó, mặt QUan VŨ trở nên đỏ quạch, còn bộ râu giả dài thườn thượt kia cũng không gỡ ra được nữa.

Suot-Doi-Chi-Yeu-Minh-Em
21-10-2002, 22:23
[center:803b9a4715]Mã Tắc Đầu Chúa[/center:803b9a4715]

Ngoài cửa đông Nghi Thành có một ngôi miếu nhỏ, được gọi là miếu Mã Tắc. Từ đâu mà có tên gọi ấy? Đó là câu chuyện có dính dáng tới việc Mã Tắc đầu chúa thời Tam Quốc.

Nhà Mã Tắc ở trên khúc doi sông Nghi Thành. Từ nhỏ ông quyết chí lập nghiệp, ham đọc binh thư, rắp tâm làm nên sự nghiệp để báo ân nước nhà. Bấy giờ quần hùng đang chia phân, Mã Tắc nghĩ: "Nhà cất cần chọn chỗ đất cao, chim đậu nên chọn cây lành, làm người cũng phải tìm minh chúa mà đầu".

Chính lúc này, Kinh Châu mục Lưu Biểu đã chết. Lưu Tông - con Lưu Biểu - chẳng ra gì, đã đầu hàng TÀo Tháo, mở hoác cửa thành hiến trọn Kinh Châu. Lưu Bị một tay khó gây dựng, dẫn nhân mã triệt tháoi xuống nam, trên đường phải qua Nghi THành. Mã Tắc lâu nay nghe tiếng Lưu Bị là người thương dân, có nhân có nghĩa, lại được Gia Cát Lượng và Quan VŨ, TRương Phi là giúp sức, hiện tuy có khốn khó, nhưng sau này hẳn lập nên nghiệp lớn. Do đó, ông quyết lòng đầu Lưu Bị.

Cửa đông Nghi Thành là nơi nhanmã Lưu Bị tất đi qua. Mã Tắc bàn tính với cha lập một quán trà ở cửa đông, thêm nồi lớn, chuẩn bị củi lửa, ngày đêm nấu trà tiếp tế cho đại quân Lưu Bị đi qua. Mã Tắc còn đặc biệt sai người vào núi hái cây thuốc, phối chế với trà, làm cho nước mát dịu và có thể giải độc xua nóng.

Nhân mã Lưu Bị đới lãnh chỉ bất quá vài ngàn, nhưng vì ông phải lo cho bá tánh trốn nạn, cho nên gặp không ít khó khăn, già trẻ kẻ khóc người lạ. Lại chính lúc gặp ngày hè oi bức, bọn họ đã mệt nhừ. Uống được chén trà của Mã Tắc , người nguwòi đều cảm thấy ruột thông phổi mát, còn mùi vị sợ e nướ cam lộ cũng chưa bằng!

Lưu Bị thấy vậy, trong lòng hết sức cảm động. Ông hỏi: "Ai chủ truowng làm việc này?" Mọi người cùng nói, ấy là do hậu ý của Mã Tắc. Lưu Bị bèn dẫn Khổng Minh, Quan VŨ , Truowng Phi đến cám ơn Mã Tắc. Mã Tắc khiêm tốn nói:

- Ấy chẳng qua là một chén nước thôi, có lớn lao gì đâu!?

Lưu Bị nói:

- Tuy là môt chén nước, song còn quí hơn cam lộ!

Khổng Minh phe phẩy chiếc quạt lông ngổng tiếp lời:

- Trà ngon người càng ngon, người ngon nước cũng ngon!

Lưu Bị gục gặc đầu, và thu Mã Tắc làm bộ tướng. Người đời sau vì thế kỷ niệm Mã Tắc, đã sửa sang quán trà trở thành "miếu Mã TẮc".

LSB-KỳCôngKỳThủ
22-10-2002, 19:09
[center:689ea3d0ae]Ba Lần Thử Huyền Đức[/center:689ea3d0ae]

Mọi người đều biết chuyện Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng. Nhưng sự thật thì trước khi Gia Cát Lượng xuống núi, ông đã thử qua Lưu Bị ba lần!

Lưu Bị vì muốn mời Gia Cát Lượng nên dẫn Quan Vũ, Trương Phi đến Long Trung. Vừa tới núi đã nghe mấy người nông phu vừa vác cày vừa hát:

Cuộc thế như ván cờ,
Một phen định sự nghiệp
Chọn đúng nước cờ đi,
Cờ thua trở thành thắng.
Kẻ biết ổn định chơi,
Đên nên đi quá vội!

Từng câu hát đều đúng với tâm trạng của Lưu Bị. Ông nghĩ, nghe nói Ngọa Long tiên sinh tự cày kiếm ăn, thích hát Lương Phụ Ngâm, phải chăng là đây? Ông vội nhảy xuống ngựa, kêu mọi người đứng chờ, rồi một mình ông bước tới, cung kính hỏi:

- Xin cho biết vị nào là Gia Cát tiên sinh ạ?

Gia Cát Lượng vốn đang ở trong đám người nông dân này, thấy Lưu Bị là hoàng thúc mà không hiềm "lễ bất hạ thứ nhân". Đối với nông dân mà từ tốn cung kính thế này, quả thật là "lễ hiền tạ sĩ", ông đã có mấy phần tình cảm đối với Lưu Bị. Nhưng ông chưa ra mặt, muốn tìm cơ hội thứ hai để thử Lưu Bị.

MỘt hôm trời đỗ tuyết, dải Long Trung trắng xóa, Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi, ba anh em mang hậu lễ, trải gió đội tuyết đến Long Trung lần thứ hai. Khi họ vừa qua khỏi hàng rào tre của một quán rượu không xa, chợt Lưu Bị nghe có người ở trong quán ngâm thơ:

Văn Vương cầu hiền Khương Thái Công
Di Ngô, Nhại Nghị, thảy thảy hùng
Trương Tử Phòng cầu Di lượm dép
Thạch Công nhân kiệt thử ba lần.

Lưu Bị vội xuống ngựa trở lại quán rượu, lại nghe có người ngâm tiếp:

Trên sườn núi Ngọa Long
Lược thao chứa đầy bụng
Một sáng sớm xuân, đông
Tiếng nổ rền bốn phương.

Lưu Bị nghe xong, cảm thấy chỉ có Ngọa Long tiên sinh mới có khẩu khí thế ấy, ông liền xô cửa bước vô quán. Chỉ thấy có hai người đang ngồi bên bàn uống rượu, Lưu Bị bước tới hỏi thăm, thfi ra hai người đó là Thạch Nghiễm Nguyên và Mạnh Công Uy. Lưu Bị nghĩ họ và Gia Cát Lượng hẳn quen biết, nên mời họ theo mình cùng lên núi thỉnh Gia Cát Lựơng. Thạch Nghiễm Nguyên khuyên:

- Lưu tướng quân, nhà họ Lưu các ông đã ngồi giang sơn bốn trăm năm, không đời nào như đời nào. Nay tướng quân muốn giao tranh với Tào Tháo, bất quá là trứng chọi đá thôi!

Mạnh Công Uy cũng tiếp lời:

- Lưu tướng quân, trước kia Sở Hán tương tranh, Sở Bá Vương bị Cao Tổ Lưu Bang bức đến phải tự vẫn ở Ô Giang. Hiện giờ ông có thể so với Sở Bá Vương khi ấy không?

Lưu Bị nghe xong, nghiêm sắc mặt nói:

- Lời nói của hai ông sai rồi! Sao có thể lấy thành bại mà luận anh hùng? Nếu nói về cái dũng của thất phu thì tôi so không hơn Tây Sở Bá Vương, song ở trường hợp đó, tôi quyết không rút gươm tự vẫn, mà phải qua sông trở về Giang Đông chỉnh đốn lại cờ trống! Ta không như kẻ tiểu nhân nản lòng nửa đường mà bỏ.

Gia Cát Lượng ở trong nhà nghe Lưu Bị nói thế, trong lòng thầm khen.

Mùa xuân năm sau, Lưu Bị lại dẫn Quan Vũ, Truowng Phi tới Long Trung nữa. Gia Cát Lượng nhác thấy họ còn ở đằng xa, ông vốn muốn lánh đi song không nỡ xử tệ với người trung hậu như Lưu Bị. Mãi cho đến lúc Lưu Bị gõ cửa, ông vẫn chưa có chủ ý dứt khoát, chỉ biết để nguyên y phục mà nằm giả vờ ngủ. Lưu Bị bảo Quan Vũ, Trương Phi đứng hầu bên ngoài, tự mình khẽ bước đến chỗ Gia Cát Lượng năm. Thấy Ngọa Long tiên sinh còn đang ngủ ngon, ông chẳng dám làm kinh động. Trong nhà ngoài cỏ lặng lẽ như tờ, cơ hồ ngay tiếng con kiến bò cũng có thể nghe thấy, Gia Cát Lượng càng nằm càng bứt rứt, lòng nghĩ, nếu không lý gì tới sự kính trọng của Lưu Bị, và ngay cả hai người em tính nóng như lửa theo ông như vầy thì thật chẳng phải. Cuối cùng, Gia Cát Lượng sau ba lần thử Lưu Bị, mới nhận lời làm quân sư cho Lưu Bị.

LSB-KỳCôngKỳThủ
22-10-2002, 19:21
[center:55cdfc5f0f]Thu Châu Thương[/center:55cdfc5f0f]


Một hôm, Quan Công đi ngang qua núi Ngọa Long Ngưu, chợt thấy ở lưng chừng núi có một đại hán râu ria mặt như lọ chảo tên Châu Thương, chạy xuống quát:

- Hãy nộp tiền mãi lộ!

Quan Công khẽ cười, dừng ngựa để đao nói:

- Mi muốn đòi tiền mãi lộ phải không? Hãy hỏi cây đao này xem nó chịu không?

Châu Thương nổi giận, một thương đâm tới. Quan Công giơ đao cản lại. Đánh nhau chừng mười hiệp, Quan Công vờ nạt lên một tiếng lớn và chỉ nhẹ hất một cái, Châu Thương đã té xuống ngựa.

Châu Thương tính tình cứng cỏi, chưa chịu thua, liền thót lên ngựa, và cũng chẳng thèm nói một tiéng, lại dùng thương đâm tới. Do đó, hai bên đánh nhau một trận nữa.

Quan Công cảm thấy thương pháp của đối phương vững chắc, sức mạnh hơn người nên nghĩ thầm: "Ta có thể dùng trí thu phục tên hữu dũng vô mưu này!" Do đó, ông đưa ra phương pháp tỉ thí khác với điều kiện nếu Châu Thương thua thì phải làm lính trước ngựa của Quan Công, CHâu Thương đồng ý (Quan Công thua thì sao, không nghe nhắc đến :D ).

Quan Công thấy bên ruộng có đống rơm, bèn rút ra một cọng, và nói với Châu Thương:

- Mi có thể ném cọng rơm này qua ngôi đình bên kia đường khoong?

Châu Thương chẳng cần nghĩ ngợi, buột miệng nói:

- Có gì khó đâu!

Và ông cầm cọng rơm, dùng sức ném mạnh đi, nhưng cọng rơm chỉ bay được một trượng cao là đã rơi xuống đất. Quan Công cũng cầm cọng rơm, nhưng nhẹ ném đi, cọng rơm đã bay qua bên kia đình. Sau đó ông hỏi Châu Thương:

- Mi xem, bản lĩnh ta thế nào?

Châu Thương vẫn chưa phục, nói:

- Lần này không kể, thử keo nữa đi!

Quan Công gật đầu, chỉ con kiến nhỏ đang bò trên mặt đất, nói:

- Mi có thể đâm chết con vật nhỏ nhít này không?

Châu Thương sợ con kiến bò mất liền giơ quyền đấm mạnh một quả. Xem lại con kiến nhỏ vẫn còn bò. ÔNg đỗ quạu, đánh luôn cho ba đấm nữa. Song con kiến vẫn không chết.

Quan Công ha hả cười lớn, ông bưóc tới giơ ngón tay chà nhẹ con kiến một cái, con kiến đã bị nát bấy.

Châu Thương há hốc miệng, ngẩn người. Quan Công thấy vậy, bảo tùy tùng đem tới một quả trứng gà, đưa cho Châu Thương rồi nói:

- Nếu như mi có thể dùng tay bóp nát quả trứng này, kể ra mi cũng còn có chút tài!

Châu Thương để quả trứng trong lòng bàn tay, bóp chặt lại, nhưng quả trứng trước sau vẫn không bể.

Quan Công lại cười, nói:

- Quả trứng nhỏ thế này mà sao dùng sức đến như vậy!?

Theo đó ông tiếp lấy quả trứng, dùng hai ngón tay kẹp nhẹ một cái, quả trứng đã bể, Châu Thương thấy vậy liền quì xuống nói lia:

- Xin bái phục! Xin bái phục!

Từ đó, Châu Thương trở thành tên lính trước ngựa của Quan Công, Vác đao dắt ngựa cho ông.

LSB-KỳCôngKỳThủ
22-10-2002, 19:36
[center:311e66c062]Thanh Long Yển Nguyệt Đao[/center:311e66c062]


Người xem qua "Tam Quốc diễn nghĩa" đều biết câu nói "Dưói háng Xích Thố thiên lý mã, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao" của Quan Công. Ngựa Xích Thố vốn là của Đổng Trác tặng Lữ Bố. Về sau, ở lầu BẠch Môn, Lữ Bố bị bắt và ngựa Xích Thố đã thuộc về TÀo Tháo. Tào Tháo vì muốn mua lòng Quan Vũ, nên đem con ngựa này tặng cho Quan Vũ. Thế còn Thanh Long Yển Nguyệt đao thì có xuất xứ như thế nào?

Truyền thuyết nói rằng, thuở Quan Vũ còn trẻ, võ nghệ siêu quần, chri hận là chưa có thanh đại đao nào vừa tay để sử dụng. Do đó, ông mời tất cả thợ rèn giỏi ở khắp vùng lân cận tới nhà bàn tính để rèn cho ông một đại đao tốt nhất. MỘt người thợ nói:

- Chẳng hay Quan tráng sĩ muốn loại đao nào ạ?

Quan Vũ hỏi ngược lại:

- Thế tổng cộng có mấy loại đao?

Người thợ nói:

- Có sáu loại; thiết đao, cương đao, thuần cường đao, nhu cương đao, thanh cương đao, bảo đao. Thiết luyện lâu ngày thành thuần cương, thuần cương luyện lâu thành nhu cương, và luyện nữa thành thanh, rồi lại thành bảo. Một số người chỉ biết chế tại thiết đao và cương đao thôi. Chí như thuần cương đao, rèn mười thanh đã bị hư hết chín; nhu cương đao rèn một trăm thì lại hư hết chín mươi chín; còn như thanh cương đao, bảo đao kể là trân bảo, thế gian hiếm có.

Quan Vũ nghe vậy, bèn nói:

- Quan mỗ muốn rèn một bảo đao.

Bọn thợ rèn nghe lời nói đấy đều lắc đầu lè lưỡi. Quan Vũ nói:

- Các vị khỏi phải lo, cho dù rèn bao nhiêu đao, Quan Vũ tôi đều gánh hết, không thiếu đồng nào đâu.

Bọn thợ nghe ông nói thế, bèn bắt đầu khởi công chọn sắt rèn cho Quan Vũ một thanh đao. Rèn luôn muowfi thanh đều hư cả mười, ngay như cương đao cũng không thành. Quan Vũ thấy vậy cũng chẳng trách móc chi, mà ngày ngày còn đãi bọn thợ đầy đủ rượu thịt, trong lòng bọn thợ cảm thấy áy náy, lại đem hết tinh thần cố gắng cẩn thận mà rèn nữa. Rốt lại, ngày kia đã rèn được một lưỡi thanh cương đại đao, ánh ngời ngời, buốt căm căm. Những người thợ rèn hết sức vui mừng, vội đưa tới cho Quan Vũ. Quan Vũ hỏi đao gì, bọn họ đáp là thanh cương đao. Quan Vũ bảo là cần phải luyện nữa. Bọn thợ rèn nói:

- Quan tráng sĩ, thanh cương đao có thể chém được sắt, ấy là trân bảo thế gian rồi. Thanh hồng kiếm cũng chính là thanh cương. Thanh cương mà luyện bảo, chúng tôi thật không dám bảo đảm, nếu luyện nữa sợ e hư thôi, và như thế có hối cũng không kịp.

Quan Vũ khoát tay:

- Đừng lắm lời, Quan mỗ cần bảo đao!

Bọn thợ rèn không biết làm sao hơn, đành đem đại đao luyện nữa. LUyện đến lúc lửa tối hậu thì trời sụp tối, vành trăng tròn đã treo trên không. Chợt trong lò bắn ra một luồng hào quang sáng ngời vút thẳng lên không. Bọn thợ la lên:

- Không xong, mau tránh ra, đao sắp nổ!

Bấy giờ, hay đâu trên trời có một con rồng xanh lướt qua, con rồng vô tình lại bị luồng hào quang xuyên trúng, hào quang chém trúng thanh long, theo đó lại rút trở về đao khiến máu rồng nhuộm khắp lưỡi đao như xối. Đại đao không nổ.

Thanh Long bảo đao đã luyện thành. Quan Vũ mừng rở, thưởng cho bọn thợ rất hậu. Do vì lưỡi Thanh Long bảo đao này hình bán nguyệt cho nên gọi là "Thanh Long Yển Nguyệt Đao.

LSB-KỳCôngKỳThủ
22-10-2002, 19:47
[center:fd13bff892]Gia Cát Lượng Học Đạo[/center:fd13bff892]


Lúc Gia Cát LỰơng được mấy tuổi thì cha đã qua đời. Mẹ ông phải nuôi nấng mấy đứa con thì không thể làm ăn gì được, do đó bà mới đem Gia Cát Lượng gởi cho một lão đạo làm đệ tử.

Ở đây, mỗi ngày Gia Cát Lượng siêng năng bửa củi gánh nước. Nhờ ông thiên tư thông minh, gặp việc hay hỏi, cho nên thầy và các bạn đồng học đều thương. Một năm đã trôi qua, thế mà thầy chưa dạy cho ông gì cả. Gia Cát Lượng vẫn cung kính hầu hạ thầy.

Hôm nọ, có một đạo nhân ở bên ngoài tới thăm thầy của Gia Cát Lượng. Nhưng gặp lúc thầy đi vắng, Gia Cát Lượng ân cần mời ông ở lại. Trong lúc trò chuyện, đạo nhân nói:

- Thầy cháu có tiên thuật, luyện được quả châu tiên, nếu như úông rượu say, tiên châu sẽ nhả ra ngoài. Chỉ cần được quả tiên châu ấy, cháu có thể thông hiểu thiên văn địa lý, bát quái âm dương, dụng binh như thần.

Gia Cát Lượng đáp lại:

- Đệ tử mong được thầy dạy dỗ đã là cảm ân rồi, đâu dám trộm lấy tiên châu của người.

Trong khi trò chuyện, chợt thầy Gia Cát Lượng trở về, và đã cùng đạo nhân đến thăm đối ẩm, uống đến say khướt. Quả nhiên thầ của Gia Cát Lượng say ngủ, nhả ra một quả bảo châu sắc hồng. Gia Cát Lượng sợ đạo nhân có lòng tham, bèn chộp lấy quả châu. Lúc thầy tỉnh, Gia Cát Lượng liền hai tay dâng bảo châu, trả lại cho thầy. Thầy thấy ông là người thành thật, bèn nói:

- Quả bảo châu này là công quả thầy đã tu chín mươi năm, bấy lâu đã có ý muốn truyền cho con, nhưng e con còn trẻ, lông cánh chưa đủ, hôm nay nó đã lọt vào tay con, thì con hãy giữ nó mà tu luyện.

Gia Cát Lượng biết nếu thầy mà không có bảo châu thì sẽ không còn ở lại thế gian, cho nên thầy có nói gì, ông cũng không chịu nhận.

Từ đó, Gia Cát Lượng càng tônt rọng thầy hơn, tình thầy trò chẳng khác cha con. Mấy năm sau thầy hay bệnh, Gia CÁt Lượng gnày đêm hầu hạ bên giường thầy. Thầy ăn cơm, ông đút, thầy tiểu tiện, ông đổ, thế mà ông không một lời than vãn. Có một lần cổ thầy bị đàm chận, Gia Cát Lượng phải dùng miệng hút miệng thầy, do bởi hút mạnh, nên quả bảo châu trong miệng thầy chạy tuốt vô bụng ông, muốn nhả cũng nhả không được, ông liền quì xuống chẳng dám đứng lên. Thì ra ấy là ý thầy muốn truyền bảo châu cho ông. Bấy giờ thầy đưa tay vuốt đầu ông, nói:

- Ta được một đồ đệ tốt như con, cũng đã thỏa lòng lắm rồi. Ngoài quả bảo châu ấy, thầy còn tặng cho con chiếc quạt, nó được dùng trong lúc thầy luyện châu. Châu mà khôngc ó quạt thì không linh, quạt mà khôngc ó châu thì không uy, hai thứ này không thể thiếu một.

Nguyên chiếc quạt này là một bộ thiên thư, nó do năm lông vũ kết thành. Năm lông vũ này chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, hô phong hóan vũ, chuyển động càn khôn.

Sau này để tỏ lòng tôn trộng đối với thầy, ông không hề giơ quạt khỏi đầu. Mãi cho đến nay, những khúc múa về Gia Cát Lượng trên sân khấu vẫn như thế.

LSB-KỳCôngKỳThủ
22-10-2002, 20:04
[center:5523bbec6e]Thạch Ngưu Não[/center:5523bbec6e]


Dưới núi Đại Mạc có một thôn tranh tên Thạch Ngưu Não. Vì sao người ta gọi nó là Thạch Ngưu Não? Chuyện bắt nguồn từ thời TAm Quốc, lúc Gia Cát Lượng mượn gió đông.

Truyền thuyết nói rằng, Gia Cát Lượng là thần tiên trên trời giáng thế, có thể hô phong hoán vũ. Vì để giúp Đông Ngô đánh bại tám mươi ba vạn binh mã của TÀo Tháo, ông hứa giúp gió đông cho Châu Du ba ngày ba đêm. Đêm ấy ông lên Thất Tinh đàn làm phép, làm luôn ba lần, song chẳng mảy may thấy có chút hơi gió từ hướng đông thổi lại. Mắt thấy giờ hẹn đã đến, ông luôn thầm kêu khổ. Hồi hôm quan sát tinh tượng rõ ràng bây giờ phải có gió đông nam mà tại sao chưa thấy? Ông lại lên đàn trông lên không, quan sát kỹ một lần nữa, thì ra có hai con quái vật từ trên không bay xuống làm nghẽn mất cửa gió núi Đại Mạc. Hai con quái vật này là hai con thần ngưu cửa Ngọc Tuyền Đại Đế. Bọn chúng sút dây dàm, lén xuống hạ giới ăn lúa của bá tánh. Gia CÁt Lượng nổi nóng, chụp lấy hai lư hương trên thần đàn ném chúng, quát:

- Súc ssanh cút ngay!

Hai lư hương đánh trúng đầu hai thần ngưu, làm chúng từ trên núi té xuống và gió đông đã từ cửa núi ù ù thổi tới , giúp Đông ngô hỏa công binh Tào. Về sau thần ngưu biến thành hai hòn Thạch Ngưu nằm ở đầu thôn dưới núi, từ đó, người ta gọi thôn này là Thạch Ngưu Não.

LSB-KỳCôngKỳThủ
22-10-2002, 20:17
[center:81029aab1a]Tử Long Bắn Buồm[/center:81029aab1a]

Mặt đông mé bắc cồn Xích Bích có một bãi cát rộng. Lúc nước lớn, bãi ngập trong nước, lúc nước ròng cát vàng trải rộng mênh mang. Theo lời đôn, trên chính bãic át này, lúc xảy ra trận Xích Bích, danh tướng Triệu Vân của Lưu Bị đã bắn một mũi tên hạ cánh buồm Đông NGô.

Lúc ấy, Gia Cát Lượng mượn gió đông giúp Châu Du hoả công doanh TÀo, đánh bại TÀo THáo. Lẽ ra Châu Du nên cám ơn Gia CÁt Lượng không hết, đằng này ông lại sanh lòng đố kỵ, muốn ra tay trừ phứt người tài giỏi này đi.

Gia Cát Lượng đã liệu biết trước Châu Du sẽ qua sông chặt cầu. Cho nên trong lúc gió đông thổi tới, ông liền lẻn xuống Thất Tinh đài, lên thuyền nhỏ của Triệu Vân đến rước, thuận dòng xuôi gió mà cao bay xa chạy.

Sau khi Châu Du biết liền phái Đại tướng Từ thịnh, Đinh Phụng lên thuyền nhẹ đuổi gấy theo. Trước sau hai thuyền càng lúc càng gần, dần dần hai bên có thể nói nghe nhau được. Gia CÁt Lượng phe phẩy chiếc quạt lông, nhàn tản đứng ở đầu thuyền, mắt ngó dòng Trường Giang, tươi cười nói:

- Biển rộng mặc cá nhảy, trời cao phó chim bay, hai vị tướng quân bất tât phải theo nữa cho uổng công!

Từ Thịnh, Đinh Phụng vẫn đuổi mà không buông, huy động đao thương nói:

- Đây không phải là biển, ông cũng không có cánh, xin lỗi, tha cho bọn tôi phải thất lễ!

TRiệu Vân nhịn hết nổi, to tiếng trách:

- CÁc ngươi muốn làm gì chứ? Đừng hòng động tới một sợi lông của quân sư ta.

Từ Thịnh, Đinh Phụng vẫn biết TRiệu VÂn lợi hại , vì vậy trong lòng có ý hơi gờm,. Nhưng ngoái đầu nhìn lại, hai tướng thấy có nhiều chiến thuyền theo sau, cho nên mặc cho Triệu VÂn võ nghệ cao cường, cũng quả bất địchc húng, bèn vờ bình tĩnh căn dặn binh sĩ cứ ra sức tiến tới.

Triệu Vân có thể bách bộ xuyên dương, ông liền lắp tên trương cung định bắn hai tưóng. Chợt ông nghĩ, nếu bắn chết bọn họ rồi thì cừu hận càng kết càng sâu sau này, ông bèn nhích tên nhắm ngay dân thuyền mà bắn. Mũi tên của Tử Long đã bắn đứt đây thuyền, chỉ nghe phành phạch một tiéng, cánh buồm đã rơi bay xuống sông.

Từ Thịnh, Đinh Phụng thấy thiên hạ có tay thần tiễn thế ấy, đều hảong hồn đến ngẩn cả người. Khi hai người định tỉnh lại thì chiếc thuyền nhỏ đã xa rồi. BẤy giờ, mé sau lại túa ra nhiều chiến thuyền, trên thuyền đầy ắp đại đội nhân mã, do đó bọn họ lấy lại tinh thần và cho thuyền rượt theo nữa.

Hay đâu, cánh buồm bị Triệu Vân bắn rơi đó chợt biếnt hành một bãi cát rộng, ngăn chặn đường sông phía trước làm cho thuyền Đông Ngô không thể tiếng lên được. Từ Thịnh, Đinh Phụng không còn cách chi, chỉ còn cách quay thuyền, thiểu não trở về gặp Châu Du.

Sau này, người ta gọi đất này là "bãi Tử Long".

LSB-KiepDocThan
23-10-2002, 14:24
[center:1ff5b98a00]Tào Xung Giải Thơ[/center:1ff5b98a00]

Tào XUng là con út của Tào THáo, rất thông minh lanh lợi, lại ham học, gặp chuyện hay suy nghĩ, vì thế đã sớm trở thành thần đồng nổi tiếng.

năm ấy, Tào Tháo muốn tu sửa lại vườn hoa, ông kêu kiến trúc sư Trương Dực Tông vẽ sơ đồ để ông xem. Trương Dực Tông vẽ xong, đưa đến tướng phủ xin Tào Tháo xem qu. Tào Tháo đang ở trong trướng hội họp. Thoạt xem qua họa đồ, ông liền cầm bút viết mấy câu trên tường chính của bức họa đồ:

Náo thị vô thị khách,
Lâu các thất trung không,
Nhàn hạ tuế nguyệt thiểu
Thời gian cận hoàng hôn.

Trương DỰc Tông xem bốn câu thơ nầy, suy nghĩ một hồi lâu mà vẫn không hiểu ý gì, ông bèn đưa cho các quan trong trướng đang hội họp với Tào Tháo nhờ giải giùm:

- Tiểu nhân ngu ngốc, mong chư vị đại nhân chỉ điểm cho.

Các quan trong trướng cầm xem, nhưng không ai nói lời nào. Bây giờ Tào Tháo mới cười mà hỏi:

- Sao, chẳng lẽ không ai có thể xem biết ý lão phu trong mấy câu đó ư?

- Sao không có được, tôi biết ý mấy câu này rồi!

Bọn người bị TÀo Tháo hỏi, thẹn đến đỏ mặt, nhưng nghe đứa con nít nói, lièn giựt mình. Con cái nhà ai mà dám gan mật trả lời trước mặt Thừa tướng như vầy? Bọn họ ngoái nhìn và nhận ra tiểu công tử TÀo Xung. Tào Xung đang học ở trong phòng, cậu thấy mệt mỏi, nên ra ngoài dạo chơi một vòng, thấy mọi người đang xúm xít coi cái gì đó, cậu khẽ lần bước đến xem. Cậu xem qua mấy câu này, mắt chớp chớp mấy cái là hiểu ra ngay. Tào Tháo thấy đứa con cưng của mình liền vui ngay, nhưng miệng vờ quát:

- Vỗ lễ! Con nít mà dám múa búa Lỗ Ban trước bao nhiêu người, thiệt là mất dạy!
Bọn quan thừa cơ mượn gò xuống ngựa, nói:

- Thưa thừa tướng, nhờ công tử nói thử xem?

Tào Tháo gật đầu bảo:

- Xung nhi, mau giải thích xem nào!

Tào Xung nói:

- SỰ thực, ý mấy câu này thật đơn giản, chỉ là kêu mở thêm cửa ở mặt tường chính đó thôi. "Náo thị vô thị khách" là nói chữ náo (....) mà không có chữ thị (.....), không là chữ môn (....) sao? "Lâu các thất trung không" là nói bên trong các (....) mà trốn gkhông, cũng chẳng là chữ môn (....) sao? "Nhàn hạ tuế nguyệt thiều" là nói chữ nhàn (....) mà thiếu mất chữ nguyệt (....), cũng chẳng là chữ môn (....) sao? "Thời gian cận hoàng hôn", hoàng hôn mặt trời vừa lặn, chữ gian (....) mà không có mặt trời (....) đương nhiên là chữ môn (....) vậy).

Tào XUng nói luôn một hơn, nói đến Tào Tháo cười lên ha hả. Bọn quan đồng thanh khen Tào Xung là một thiên tài. Tào XUng ngoẹo cổ nói:

- Chẳng biết thiên tài, địa tài gì hết, tôi chỉ là người gặp việc hay động não mà thôi!

LSB-KiepDocThan
23-10-2002, 14:35
[center:92c515ce98]Quan Vân Trường Và Đình Đạt Đán[/center:92c515ce98]

Gác Xuân THu ơ QUan Lăng - Đương DƯơng được gọi là "Đạt Đán Đình", trên biển cổng có đề "Bình Chúc Đại Đán".

Theo lời đồn cũng như trong thơ văn thường dùng câu thánh ngữ "bình chúc đạt đán" (cầm đuốc thâu đêm) nầy. Lai lịch của nó là từ câu chuyện của Quan Vân Trường, Đại tướng Thục Hán thời Tam Quốc.

Một đời Quan Công thích xem kinh "Xuân Thu", lấy thanh răn mình, sắc răn mình, hương răn mình, vị răn mình. Nói "Thanh răn mình" chính là không nên nghe nhiều âm nhạc quyến rũ; nói "sắc răn mình" chính là không hiếu sắc, đa dâm; nói "hương răn mình" chính là không quá chưng diện, không bôi son phấn mà làm lỡ sự nghiệp; nói "vị răn mình" chính là thức ăn không cần quá trân quí; nói "nhà cửa răn mình" chính là cung thất không cần quá cao rộng; nói "áo xống răn mình" chính là y phục không cần diêm dúa, mượt mà chi cho lắm, ăn mặc vừa phải, cảm thấy thoải mái là được.

Năm ở Tiểu Bái, trận chiến Từ Châu, Lưu hoàng thúc bại tẩu qua đầu Viên Thiệu. Quan Công và hai phu nhân của Lưu Bị đều bị lọt vào tay Tào Tháo. TÀo Tháo vì mến mộ QUan VŨ nên đối đãi với ông rất ân cần, đem nhiều gấm, da lông ban cho QUan VŨ, Quan Vũ từ chối không nhận, TÀo Tháo cứ ba ngày một tiểu yến, năm ngày một đại yến thết đãi Quan Vũ, song Quan Vũ tự tiết chế, không tùy tiện ăn uống thả giàn. Tào Tháo lại cấp cho QUan Công một ngôi nhà hai gian, QUan Công đem gian trong cấp cho binh già, ông ở gian ngoài. Tào Tháo còn mời nhạc sư diễn tấu âm nhạc quyến rũ, ý đồ làm giảm ý chí phấn đấu của Quan Vũ, nhưng QUan Vũ nghe mà vẫn tỉnh bơ. Tào Tháo lại sai hơn mười gái đẹp đến hầu hạ ông, ông đều hco bọn gái này sang hầu hạ hai vị phu nhân của Lưu Bị, Tào Tháo không làm sao hơn, cuối cùng sắp xếp Quan Vũ ở chung một nhà với hai phu nhân của Lưu Bị, lòng nghỉ để xem lần này ông xử trí thế nào cho biết? Quan Vũ vẫn bát động sắc, đốt đuốc ngồi một mình ngoài cửa, chuyên tâm trì chí đọc kinh "Xuân Thu" suốt đêm ròng mà chẳng thấy mệt. TÀo Tháo thấy vậy càng kính phục ông hơn.

TỪ đó chuyện Quan Vũ "cầm đuốc thâu đêm" được lưu truyền thế gian. VÀ để khen tặng Quan Vũ quan gminh chính đại, không vì phú quí mà thay lòng, không vì sắc đẹp mà đổi chí, chẳng biết từ năm tháng nào, ở Quan Lăng có xây cất một tòa "Đạt Đán đình". Một vị hoàng đế triều Minh nhân ngự qua đây có đề thơ:

Ngọ dạ hả nhân năng bình chúc
Cửu châu vô địa bất phần hương

Tạm dịch:
Nửa đêm ai đó còn cầm đuốc
Khắp chốn đâu đây chẳng đốt hương.

Hai câu này là để khen tặng ý chí cương quyết "cầm đuốc thâu đêm" của QUan Công.

LSB-KiepDocThan
23-10-2002, 14:44
[center:c6eb57425e]Khổng MInh Đốt Binh Giáp Mây[/center:c6eb57425e]


Khổng MInh nam chính đến Cung Đô đánh bại Mạnh Hoạch. Binh sĩ, binh khí Mạnh Hoạch bị hao hớt rất nhiều, lại không có khôi giáp bằng da trâu thì làm sao đây? Quân sư Mạnh Hoạch hiến kế:

- Không có da trâu thì dùng dây mây làm khôi giáp bảo vệ thân thể vậy. Nó có thể chống được đao thương đấy.

Mạnh Hoạch hạ lệnh cho binh sĩ giết voi lấy mỡ, dùng mỡ voi nấu mềm dây mây, chế thành khôi giáp vừa nhẹ vừa mềm, lại rất chắc. Mạnh Hoạch còn hạ lệnh cho binh sĩ lấy xương chân voi chế thành "đô đà" "đai anh hùng) đeo trước ngực làm quân hàm. Đeo "đô đà" càng thêm tăng oai võ hùng tráng, sau đó lại giao chiến với Khổng MInh. BÂy giờ Khổng MInh đánh hết thắng nổi, chỉ còn cách lùi binh mấy mươi dặm an dinh hạ trại. Nếu không tin, hiện giờ ở vùng Lương Sơn vẫn còn bộ tộc Di, thanh niên rất thích đeo "đô đà".

Sau lại, Khổng MInh biết binh sĩ Mạnh Hoạch mặc khôi giáp ấy chính là dùng dây mây nấu với mỡ voi mà chế thành, chả trách tên bắn không thủng, đao chém không vô, xem ra muốn đánh với binh Mạnh Hoạch nữa, chỉ còn cách phải nghĩ ra kế sách đối phó thôi. Lú cnày. Mạnh Hoạch lậi dẫn binh mã tới khiêu chiến. Khổng Minh bèn lệnh cho binh sĩ:

- Chúng tướng quan binh, lần này giao chiến với Mạnh Hoạch, chỉ lui chớ không được tiến, chỉ chấp nhận thua chớ không chấp nhận thắng, ai vi lệnh sẽ bị chém đầu!

Khi binh lính Mạnh Hoạch và đội ngũ Khổng Minh vừa chạm trán, binh mã Khổng Minh liền triệt thoái. mạnh Hoạch thừa thắng đuổi theo. Khi đuổi tới khe Đại Sơn, Mạnh họach thấy hai bên vách núi cheo leo, ông ta biết đã bị trúng kế, liền ra lệnh cho đội ngũ dừng lại không đuổi theo nữa. Chính lúc này, chợt nghe phía sau tiếng trống, tiếng tù và rền trời, tiếng la ó dậy đất, một đội nhân mã đã ra chận đường. Thì ra Khổng Minh đã cho bố trí quân mai phục, chận đầu chận đuôi đội ngũ Mạnh Hoạch, lại dùng hỏa công. Chỉ thấy khôi giáp mây dùng mở voi nấu gặp lửa liền bén, nhất thời ánh lửa rợp trời, hơi nóng ngùn ngụt, binh sĩ Mạnh Hoạch lớp chết lớp bị thương vô số kể. May là Mạnh Hoạch anh dũng thiện chiến mới đột phá vòng vây trốn được. Đây chính là câu chuyện "khổng minh đốt giáp mây" nổi tiéng thời TAm Quốc. Về sau Mạnh Hoạch vẫn dùng da trâu làm khôi giáp. Nếu không tin, hiện nay nhân dân bộ tộc Di vùng Lương Sơn vẫn còn bảo tồn khôi giáp da trâu cổ xưa này!

Một thời gian sau, Khổng MInh sai một sứ thần sang gặp Mạnh Hoạch, nói:

- Đánh nhau có đánh có nghỉ, không nên kéo dài cuộc chiến thế này. Giờ hai nhà chúng tê nên kết mối hòa thân, chúng tôi sẽ đem công chúa nước Thục gả cho con trai ông, kết thành thân thích mà hòa hảo vậy.

Mạch Hoạch gật đầu nói:

- Được lắm!

Sau này Mạnh Hoạch thấy công chúa nước Thục xinh đẹp như thiên tiên, ông hết sức vui mừng, liền cho làm lễ thành hôn với con trai ông ngay, và hai bên từ đó hòa hảo, dứt hẳn chiến tranh.