PDA

View Full Version : "Làm giàu" tiếng Việt?


Dương Nghiệp
11-08-2011, 15:00
Lâu nay đọc chữ "Trung ương" viết tắt trên các văn bản hành chính đã thấy ngứa mắt. Hôm rồi ra Hà Nội chu du, đến cơ quan trung ương đầu (xì) não cũng để cái biển to tướng. Như đấm cả vào bụng. Tự hỏi tại sao người ta không ghi là TƯ mà lại ghi là TW?

Hôm trước nằm mơ thấy con xe công nông, ừ thì... báo mộng để đánh con 04. Thế mà hôm sau nó ra thật, dưng mà không phải con đề, mà là con chữ. Đọc thấy có đề xuất dự thảo mần chi đó để thêm 4 chữ cái vào bảng chữ cái tiếng Việt, bao gồm F, J, W, Z.


Sẽ đề xuất thêm các chữ F, J, W, Z vào tiếng Việt nhưng không thay đổi chương trình học – TS Quách Tuấn Ngọc cho biết.

Trao đổi với VTC News chiều 9/8, TS Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho biết, Cục này đang soạn dự thảo Thông tư quy định hướng sử dụng tiếng Việt trong máy tính và hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong dự thảo, dự kiến sẽ thêm 4 chữ cái là F, J, W, Z vào tiếng Việt và quy định “cứng” những trường hợp nào dùng “i” hay “y”.

Theo TS Quách Tuấn Ngọc, việc thêm các chữ trên để thuận lợi về mặt kỹ thuật trong sắp xếp trật tự, chuẩn hóa tiếng Việt trên máy tính, đánh dấu tiếng Việt (ví dụ dấu “huyền” đặt ở đâu trong chữ “hòa”), thống nhất dùng “i” hay “y”... Mặt khác, những chữ cái đề xuất ở trên, tuy đã được dùng trong văn bản và máy tính, nhưng chưa được chính thức thừa nhận.

Hiện nay, chưa có quy định về vấn đề này nên TS Ngọc cho biết, chúng ta vẫn đang “loạn” cách dùng, ví dụ như tên “Quý” hay “Quí” đã khiến nhiều người bị giữ lại ở sân bay vì nhầm lẫn.

Nếu thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 chữ. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra lấy ý kiến của công chúng, sau đó trình Bộ Tư pháp kiểm tra…mới chính thức ban hành.

“Nhưng Thông tư này không làm thay đổi cách dạy, cách học tiếng Việt” – TS Ngọc khẳng định. Vì những cái đề xuất thêm vào không ảnh hưởng đến việc phát âm tiếng Việt.

“Nếu Thông tư này ra đời thì phầm mềm Vietkey gõ tiếng Việt sẽ có chế độ mặc định chứ không phải hỏi người dùng lựa chọn “òa” hay “oà” nữa” – TS Ngọc phân tích thêm.

Trong khi đó Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Tô Văn Động cho VTC News biết, chúng ta mới có quy định về Quốc ca, Quốc kỳ, Quốc huy, chứ chưa có quy định chi tiết về Quốc ngữ.
Nguồn: http://vtc.vn/538-297041/giao-duc/them-4-chu-cai-vao-tieng-viet-nhung-khong-thay-cach-hoc.htm

Ngày xưa các cụ mà trên hết là cụ Hồ dạy rằng phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bọn trẻ thời nay "phát minh" ra loại ngôn ngữ mới, bắn tự pằng chíu nhau, dùng mấy ngón tay che mắt... người già. Xã hội đâm ra lo lắng, thi nhau lên án. Giờ thêm 4 kí tự kia, bọn nhỏ phải mừng ra mặt. Ở Lương Sơn thì họa chăng huynh đài Tống Giang Nông Fu được thời hả dạ lắm?!

Nghe bảo có mấy lý do đưa 4 kí tự này vào bảng chữ cái:
- Trên máy tính ta vẫn dùng 4 kí tự này để gõ dấu.
- Phổ cập, phát triển công nghệ thông tin.
- Nhiều văn bản, sách báo sử dụng.

Liệu có lí do nào xác đáng?

Thêm nữa, trong bài báo trên thì tại hạ còn chưa hiểu cặn kẽ câu "Thông tư này không làm thay đổi cách dạy, cách học tiếng Việt". Tức là các cháu sẽ vẫn tập đọc tập viết 29 chữ cái như trước, 4 chữ này sẽ học khi cần hay sao?

Tại hạ trộm nghĩ tỉ dụ như mà thêm vào 4 chữ cái này, thì không biết bộ tự điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên sẽ đi về đâu.

Trên quan điểm cá nhân thì tại hạ không muốn bộ chữ tiếng Việt thành 33 chữ cái. Sở học còn thô thiển, chẳng biết huynh đệ nào đồng tình với thông tư kia thì khai thông giúp.