PDA

View Full Version : Truyện Thạch Sanh


datanhan_07
18-07-2011, 17:52
Truyện Cổ tích Thạch Sanh thì hầu như người Việt Nam ai cũng biết. Thạch Sanh trở thành nhân vật truyền thuyết. Cặp đôi hai cái tên Thạch Sanh - Lý Thông đến nay được dân gian ưa dùng để nói tới cái Thiện và cái Ác.
Truyện nói rằng Thạch Sanh sinh ra ở Cao Bình. Vậy Cao Bình là vùng nào trên đất Việt nam ngày xưa ( có phải là Cao Bằng không ? ). Truyện cũng kể khi Thạch Sanh được Vua gả công chúa Quỳnh Nga làm vợ thì quân 18 nước chư hầu cả ghen nên mang quân đến hỏi tội. Nước Việt nam xưa có chư hầu không??? Phải chăng truyện thì kể là Vua nhưng thực tế chỉ là một tù trưởng, các nước chư hầu chỉ là những bộ lạc xung quanh chăng??? Tuy chỉ là truyện cổ tích nhưng làm sáng tỏ phần nào điều này cũng có thể hiểu thêm về lịch sử nước Việt thời xa xưa chăng?

Bách Việt 18
24-08-2011, 13:59
Xin phép bàn về Cao Bằng một chút theo kiểu "Lương Sơn Bạc".

Thạch Sanh nghĩa là người sinh ra từ đá. Vùng Cao Bằng Hà Giang rất xứng đáng với cái tên này vì ở đây nổi tiếng bởi Cao nguyên đá Đồng Văn, khắp nơi chỉ toàn đá là đá, đất đai được đo bới những hốc ngô có thể mọc được chứ không theo diện tích.

Tại huyện Bảo Lâm, nơi giáp giữa Cao Bằng và Cao nguyên đá Đồng Văn có một địa điểm lạ là xã Lý Bôn. Không hiểu tại sao ông Lý Bôn của miền xuôi, đô đóng Cổ Loa, chết ở Khuất Lão (Phú Thọ?) lại được lấy tên đặt cho vùng xa xôi hẻo lảnh nhất Việt Nam này.

Lý Bôn theo sử thuyết có thể là Lưu Bang, Hiếu Cao tổ, người lập nên nhà Tây Hán. Liệu Cao Bằng có liên quan gì đến Cao Tổ không?

Lưu Bang quê ở đất Phong, khởi nghĩa ở Mường Đăng. Đất Phong có nghĩa là vùng đất phía Tây (Phong là quẻ Tốn, chỉ hướng Tây). Thạch là đá, cũng là tượng trưng của hướng Tây. Thạch Sanh liệu có phải người sinh ra ở đất Tây (đất Phong)? Bản mường nơi ngã ba sông Nho Quế và sông Gâm, nơi có xã Lý Bôn, phải chăng là chốn Mường Đăng, nơi khởi nghĩa và quê của Lưu Bang?

Lưu Bang khi khởi nghĩa cũng đã từng chém rắn trắng, xưng Xích Đế. Liệu có là chuyện Thạch Sanh chém trăn tinh không?

Câu chuyện Thạch Sanh - Lý Thông liệu có phải muốn nói tới cuộc Hán - Sở tranh hùng giữa Lưu Bang và Hạng Vũ không? Lưu Bang được lệnh của Sở Hoài Vương tiến chiếm được vào kinh đô Tần, thi hành chính sách an dân. Hạng Vũ đến sau, đốt phá cung điện, giết vua Tần... Nồi cơm của Thạch Sanh tuy nhỏ mà 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Đây chẳng phải là chỉ việc lấy đức mà giáo hóa thiên hạ, chứ không dùng gươm đao vũ lực?

Dương Nghiệp
25-08-2011, 10:19
Thứ nhất thì Thạch Sanh là nhân vật cổ tích chứ không phải nhân vật truyền thuyết (như datanhan nói). Vì vậy, sự tồn tại của nhân vật này như một nhân vật lịch sử là không có, nói cách khác đây là nhân vật hư cấu.

Thứ hai, hồi xưa tại hạ nhớ trong quyển sách giáo khoa nào đấy chú thích "Cao Bình là đất Cao Bằng ngày nay". Dựa vào tương quan giữa Thạch Sanh- Cao Bằng thì thấy khá hợp lý. Tuy nhiên, không biết ở Việt Nam còn địa danh nào tên Cao Bình không? Hiện Trung Quốc có địa danh là quận Cao Bình (ở Tứ Xuyên). Không biết có liên hệ gì không, bạn Bách Việt dùng lối suy diễn biện chứng thử xem. :D

Thứ ba, mô-típ nhân vật như Thạch Sanh được sử thi hóa rất nhiều, là kiểu dũng sĩ ra đời trong các truyện anh hùng ca, truyện sử thi thời thị tộc bộ lạc. Vì vậy, rất có thể 18 nước chư hầu chỉ là các tiểu thị tộc, bộ lạc mà thôi.

Thứ tư, Cổ tích thì cũng chỉ là cổ tích, bị biến chữ nhiều theo thời gian. Vì vậy, mức độ tin cậy không cao, mang tính giáo huấn nhiều hơn là căn cứ lịch sử.

Bách Việt 18
26-08-2011, 14:34
Tứ Xuyên là đất khởi nghiệp của Hiếu Cao Lưu Bang khi bị Hạng Vũ dồn về Tây Bắc.

Truyện Thạch Sanh tuy là truyện cổ tích nhưng ở đây không hẳn đơn giản như vậy. Đặc biệt phần cuối cho thấy đây là một câu chuyện mang tính giáo huấn đối với các bậc đế vương. Thạch Sanh từ một nông dân nghèo, khỏe mạnh, lập nhiều "chiến tích" chém trăn tinh, bắn đại bàng. Vậy mà khi đương đầu với 18 nước chư hầu lại dùng đàn tính mà gảy, nấu cơm cho họ ăn. Và các chư hầu nhờ đó mà kính phục, lui quân về. Đây là muốn nói đến việc dùng "vương đạo", lấy văn đức mà giáo hóa bốn phương.

Cũng như Nguyễn Trãi viết:
"Đem đại nghĩa mà thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo"

Cái đạo của đế vương đâu phải ở chỗ dùng vũ lực.

Tôi vẫn băn khoăn mãi, không hiểu câu chuyện Thạch Sanh muốn ám chỉ cái gì? Trong chuyện cổ Việt Nam có rất nhiều chuyện nói tới sự lừa gạt mà mất nước như chuyện tráo nỏ thần An Dương Vương của Trọng Thủy, tráo mũ đâu mâu Triệu Việt Vương của Nhã Lang. Liệu chuyện Thạch Sanh bị cướp công có phải muốn nói tới tới một sự tráo trở nào đó trong lịch sử không? Có phải nói tới việc lịch sử Việt Nam do người Việt tạo dựng nên đã bị sang đoạt bởi kẻ thù phương Bắc, biến đất của Thiên tử thành Man di, biến 4000 nghìn năm thành dân cởi trần đóng khố,...?

Nếu vậy thì con đường để tìm lại lịch sử dân tộc cũng được nói đến trong truyện Thạch Sanh, đó là dùng văn đức mà cải hóa, thu phục nhân tâm của bốn phương. Rồi có lúc chàng Thạch Sanh Việt Nam lại "vươn lên như một anh hùng", đòi lại chính nghĩa, đòi lại tổ tiên,...

datanhan_07
26-08-2011, 19:45
Truyện Thạch Sanh có thể có khởi nguồn từ thời Văn Lang của Vua Hùng ( triều đại Hùng Vương kéo dài hơn 18 đời ). Thời đó cương thổ nước Văn Lang rộng: phía đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành ( nay là Quảng Nam), Vua Hùng chia nước làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đều là đất thần thuộc của Hùng Vương. Quận Cao Bình là nơi sinh ra Thạch Sanh ở vùng Tứ Xuyên mà thời đó Tứ Xuyên là đất thuộc Hùng Vương - Văn Lang. Cũng thời kỳ đó xung quanh nước Văn Lang vẫn còn các bộ tộc hoặc tiểu vương khác cai quản tuy không nằm trong quốc thổ Văn Lang nhưng là những nước lệ thuộc. Có lẽ vì vậy mới có chi tiết 18 nước chư hầu vì không lấy được công chúa Quỳnh Nga nên mới khởi loạn. ( trong sách sử có nói đến chuyện Thục Vương là ông của Thục Phán An Dương Vương nghe tin Hùng Vương có con gái xinh đẹp muốn cưới nhưng không được sau Vua Hùng gả cho Sơn Tinh ??? ).
Thạch Sanh là hiện thân của con người Việt nam trí dũng và đầy lòng nhân ái. Các đời sau truyền tụng câu chuyện Thạch Sanh ngoài ý muốn ca ngợi con người Việt nam phải chăng còn muốn nhắc tới vùng cương thổ của tổ tiên đã gây dựng nên.
Như Bác Hồ đã từng nói :" Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta quyết tâm giữ nước ". Hồn thiêng sông núi còn đó mãi mãi ngân vang, đời nay và con cháu sau này liệu còn biết gảy đàn đuổi giặc và giương cung bắn ác điểu hay không. Hay đời nay: Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều !!!
Những suy luận vu vơ mong các bằng hữu chỉ giáo.

datanhan_07
27-08-2011, 18:43
Tuy là truyện cổ tích nhưng phần nào có sự nghịch lý thì ta cũng thử tìm hiểu, biết đâu lại nẩy sinh vấn đề gì mới chăng. Ví dụ như truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân thì có một số nguồn sử liệu Trung Hoa nói Nhà Ân ( Thương 1766 TCN -1122 -TCN, lãnh thổ toàn vùng phía bắc sông Dương Tử ) chưa lúc nào mở mang bờ cõi tới vùng phía Bắc Việt Nam bây giờ khi đó là cương thổ của Vua Hùng - Văn lang ( 2879 TCN - 258 - TCN ). Vậy Phù đổng Thiên Vương là thánh của Việt Nam thời đó, ắt hẳn lãnh thổ nước Việt chắc phải kéo đến giáp ranh với nhà Thương ( Ân ), phù hợp với cương thổ của Văn Lang, tức là Thánh Gióng phải phóng ngựa sắt và cùng với Hùng Linh Công là cháu ruột của Hùng Vương thứ 6 từ Phù Đổng-Gia Lâm lên tới vùng phía nam sông Dương Tử để đáng giặc Ân ( cũng phù hợp thôi vì Thánh Gióng là người trời ).
Trở lại truyện Thạch sanh, có một chi tiết sau khi cứu Quỳnh Nga xong thì bị Lý Thông lấp mất cửa hang. Sau khi giết Đại bàng, trong khi Thạch Sanh đi tìm lối ra thì cứu được Hoàng tử con Vua Thủy tề. Vậy cứu xong Hoàng Tử thì tìm lối nào để thoát khỏi hang rồi đi thăm Vua Thủy Tề??? Có một lưu truyền rằng tại vùng đất Hà Tiên - Kiên Giang có Thạch động, trong Thạch động có hang ngầm thông xuống biển, nơi này tương truyền là động của Đại bàng ??? Vậy từ địa danh Cao Bình thuộc Cao Bằng hoặc Tứ Xuyên ( TQ )??? mà nay lại nhảy xuống tới vùng cực Nam ( truyền thuyết này muốn gán ghép cốt truyện Thạch Sanh có nguồn gốc từ Cămpuchia ). Mà vào thời đó thì nước Văn Lang chỉ mới tới phía Miền Trung là hết. Do vậy truyền thuyết này rất khả nghi khó tin được. Vậy Thạch Sanh và Hoàng tử ra khỏi hang như thế nào. Chắc là phải dùng phép thuật ??? Hoặc cái hang đó có đường thông xuống đáy sông Dương tử ( Trường Giang ) chăng. Nếu vậy thì rõ là đất Văn Lang phải kéo tới phía nam sông Dương tử là đúng.
Ngoài ra còn một chi tiết trong truyện Thạch Sanh là cây đàn gẩy tích tịch tình tang khiến cho quân 18 nước chư hầu lòng dạ bơ vơ thương nhớ vợ con gia đình, khỏi đánh mà tan giặc. Đàn gì mà ghê vậy, trong truyện không nói là đàn tranh hay nguyệt.....tuy nhiên âm thanh của nó ắt phải từ một thứ kim loại, ví dụ như bằng Đồng hoặc Vàng lại phát ra từ một tâm hồn cao thượng độ lượng chân thành mộc mạc của Thạch Sanh - con người Việt Nam ( đây là chiêu lấy đức nhân thắng cường bạo ). Giặc tan là phải thôi.
Còn nữa, sau khi lên ngôi vua thì Thạch Sanh giảm thuế má và khuyến khích muôn dân trăm họ phát triển nghề nông trang ( cày cấy chăn nuôi ).

Sử sách có chép như sau: "Giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao nhất của lịch sử văn hóa Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định".

Thật vậy, như các Nhà Sử học thường nói rằng trong Cổ tích có Sử kể cũng không sai.

Bách Việt 18
28-08-2011, 21:01
Chỉ đáng tiếc một điều là trong chuyện Thạch Sanh chẳng hề nói đến chữ "vua Hùng" nào cả. Vì thế truyện Thạch Sanh mới được coi là cổ tích chứ không phải truyền thuyết. Và chẳng có nơi nào có đền thờ Thạch Sanh cả. Truyện Thạch Sanh mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ, giáo huấn hơn là một câu chuyện lịch sử.

datanhan_07
29-08-2011, 14:14
Mình chỉ phán đoán là cốt truyện Thạch Sanh có khởi nguồn từ thời Hùng Vương-Văn Lang. Tuy Thạch Sanh chỉ là nhân vật trong cổ tích nhưng người xưa muốn thông qua Thạch Sanh để nói về những dũng sĩ người Việt thưở đó, do vậy không có một nhân vật cụ thể thì cũng không thể có đền hay miếu thờ nào cụ thể cả cũng là lẽ đương nhiên. Cũng như Hùng Vương, hoàn toàn trong truyện không hề nhắc tới một lần cái tên Hùng Vương bởi cụ thể là có Hùng Vương thì tên công chúa phải là Mỵ Nương gì đó ví dụ như Mỵ nương Quỳnh Nga, nhưng dân gian có thể vẫn nhắc đến hình bóng của Hùng Vương qua truyện Thạch Sanh. Vua trong truyện là vị vua nhân hậu, hiền từ, biết rõ phải trái, biết sai thì sửa. Từ chỗ tống giam Thạch Sanh đến lúc giải oan cho Thạch Sanh và gả công chúa cũng như truyền ngôi thì thấy rõ là vị Vua này là con người như thế nào. Đời của những triều đại Vua Hùng là thời kỳ thịnh vượng thái bình chẳng thế mới có thể kéo dài tới gần 2000 năm trị quốc.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là cách lý luận theo kiểu Lương Sơn Bạc, mong rằng nó có phần phù hợp với lịch sử.

ngochancongchua
13-11-2011, 12:31
Xưa có vùng đất là Việt Thường Quốc bao trọn Giao Chỉ từ phía nam sông Trường Giang đó là đất của Bách Việt. Trong chữ Việt Thường Quốc thì chữ Thường còn có nghĩ là cái quần, dân Việt ngày đó con trai thì hay đóng khố thay quần. Thạch Sanh cũng đóng khố, có thể Thạch Sanh là nhân vật từ thời đó tức vào thời Hùng Vương.

quandoantung
13-11-2011, 18:43
theo sách "đại nam nhất thống chí" thì nước đại việt trong thơi kỳ thịnh vượng nhất có biên thổ khá lớn,lớn ít nhất gấp 3 lần ngày nay,vào thời trần,biên thổ nước ta trải dài từ quảng đông,quảng tây,tới nghệ tĩnh tĩnh ngày nay
phía bắc giáp với nam lĩnh là của cực bắc quảng đông,sông tây giang của quảng tây,phía nam giáp với champa,ai lao,chân lạp,phía đông là biển đông
theo sách "man bang giám" của trung hoa,thì thời xưa đại việt khá khác với hiên tại,trước đây ta chưa từng là 1 nước nhỏ hay yếu,về mọi mặt thì trong á châu thời bấy h ta khá mạnh,chỉ kém 1 vài nước như ấm độ,ba tư,trung hoa,mông cổ mà thôi,và vào thời đó dù ta vẫn phải cống nạp xưng thần với trung hoa,nhưng ngược lại ta cũng có khá nhiều chư hầu như champa,miêu quốc(tức vùng sapa ngày nay)lục chân lạp,thủy chân lạp,ai lao,miến điện,thai lan,mã lai,ja va... và 1 số tiểu vuơng quốc nhỏ lân cận,các nước này cống nap cho đại việt và nhân sự bảo hộ của đại việt và ngược lại đại việt chịu trách nhiệu về mọi hoạt động quân sự của các nước này trước trung hoa,do vậy không có gì khó hiểu khi nói đại việt có 18 lộ chư hầu