PDA

View Full Version : Hỏi về ý nghĩ của câu nói...?


Con Hủi
24-03-2011, 17:32
Hôm nay có đứa bạn post bài hỏi rùi gửi link cho Hủi nhờ reply nhưng Hủi đọc đi đọc lại nhiều vẫn ko biết bắt đầu từ đâu, nên nhờ anh em LS giúp đỡ.

Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười.

Ý nghĩ thật sự của câu nói này là gì?

AI_TAN_CAT_LANG
27-03-2011, 18:32
Cát Lan không biết Con Hủi đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình chưa, nhưng khi Cát Lan đọc xong thì có suy nghĩ về câu thơ của Con Hủi như vậy:

Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười.

Sự đời : Cuộc đời, thế đời, đời sống .

Phù : phù du, phù phiếm . ( hư ảo, không thực) .

Vân : đám mây , làn mây.

Tạm dịch nôm na :

Cuộc sống phù phiếm như làn mây , chẳng qua nhìn bằng những tiếng cười .

Có ý nói : Cuộc đời giống cảnh phù du, trông thấy cũng nực cười .


Câu thơ này làm Cát Lan nghĩ tới hai câu thơ của cụ Nguyễn Du , cũng tựa tựa như câu thơ trên đây ,Cát Lan xin phép mượn tạm để tham khảo:


Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý

Thế sự phù vân chân khả ai

Dịch nghĩa :

Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.

Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.

Con Hủi
27-03-2011, 18:57
Cuộc đời giống cảnh phù du, trông thấy cũng nực cười .

"cuộc đời giống cảnh phù du" Hủi thấy câu này rất ok, nhưng câu sau ko được thuận cho lắm thì phải, theo Hủi nghĩ nó phải là:
- Có gì đó giống như tiếng cười
- Tất cả cũng chỉ như tiếng cười mà thôi
- Cười vài cái là xong
Huynh đệ có ý gì khác ko?

EVE
28-03-2011, 09:46
Cát Lan không biết Con Hủi đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình chưa, nhưng khi Cát Lan đọc xong thì có suy nghĩ về câu thơ của Con Hủi như vậy:

Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười.

Sự đời : Cuộc đời, thế đời, đời sống .

Phù : phù du, phù phiếm . ( hư ảo, không thực) .

Vân : đám mây , làn mây.

Tạm dịch nôm na :

Cuộc sống phù phiếm như làn mây , chẳng qua nhìn bằng những tiếng cười .

Có ý nói : Cuộc đời giống cảnh phù du, trông thấy cũng nực cười .CL huynh, đi đâu vậy?!, E. chờ huynh hoài giờ thấy đây, xin hỏi huynh nè, sao lại phù vân lại là phù phiếm, phù phiếm nó có tính viển vông, không thiết thực, không có giá trị thực tế, tỉ như ta nói câu chuyện ấy phù phiếm hay văn chương phù phiếm; còn phù vân là đám mây nổi, tượng trưng cho sự tan hợp có tính triết cần đến suy tư.../ Cho nên ta không thể bảo văn chương phù vân mà phải nói văn chương phù phiếm...Vì vậy nên huynh giải thích về ý nghĩa "tiếng cười" làm E. lẫn lộn...
Chỉ không hiểu nên E. hỏi chứ không thèm gây chuyện với huynh đâu, đừng hòng...


Cuộc đời giống cảnh phù du, trông thấy cũng nực cười .

"... câu sau ko được thuận cho lắm thì phải, theo Hủi nghĩ nó phải là:
- Có gì đó giống như tiếng cười
- Tất cả cũng chỉ như tiếng cười mà thôi
- Cười vài cái là xong
Huynh đệ có ý gì khác ko?H, nick bạn là gái hay trai cũng gây một cảm giác dè chừng, vì "cùi hủi còn sợ chi ai"..., nói cho vui để làm quen- / Nói như bạn "Tất cả cũng chỉ như tiếng cười mà thôi", đâu dễ dàng như vậy, cuộc đời là "phù vân" mà "can qua" kia đã gây tổn hại cho người, cho mình... thi thử hỏi tiếng cười ấy nó là gì, có phải là sự khinh mạn, bạn thử nghĩ xem:
Giấc Nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không
Thế sao con người vẫn cứ đạp đổ lẫn nhau cho nên phải nực cười chăng?...

Hoa_phi_Hoa
29-03-2011, 01:41
....

Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười.

Ý nghĩ thật sự của câu nói này là gì?
@Con Hủi : Mấu chốt câu nói chỉ gom về mấy chữ nầy.

Phù vân : Đám mây thoáng nỗi lên rồi lại tan biến.
Can qua : Cái mộc và cái giáo, đồ binh khí, ý nói về việc chiến tranh.

Theo ý tại hạ tạm hiểu ~ Cuộc đời hợp tan tan hợp thấy đó rồi lại mất đó. Tranh đấu, giành giật khi được thì cũng chỉ là hư danh ( ... dăm ba tiếng cười.) mà cực thân.

Bài thơ Cảnh nhàn của Ô. Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối thoát của câu mà Hủi hỏi đó :p.


Cảnh nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẽ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quí tợ chiêm bao!

(Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)

AI_TAN_CAT_LANG
02-04-2011, 13:37
Cuộc đời giống cảnh phù du, trông thấy cũng nực cười .

"cuộc đời giống cảnh phù du" Hủi thấy câu này rất ok, nhưng câu sau ko được thuận cho lắm thì phải, theo Hủi nghĩ nó phải là:
- Có gì đó giống như tiếng cười
- Tất cả cũng chỉ như tiếng cười mà thôi
- Cười vài cái là xong
Huynh đệ có ý gì khác ko?

Xin lỗi Con Hủi, mãi tới hôm nay, Cát Lan mới có thời gian để bàn tiếp về câu nói trên của Hủi . Mong Hủi thông cảm .

Nếu Hủi hỏi Cát Lan có ý kiền gì về câu nói " Cuộc đời giống cảnh phù du, trông thấy cũng nực cười ." . xin được trả lời là " Cát Lan không có ý kiến" . Cát Lan giải nghĩa câu nói đó theo suy nghĩ của mình , nếu nó sai hoặc nó không đúng với ý của Hủi thì xin lỗi......đành chịu vậy . Mỗi người có cách nhìn riêng khác nhau về một sự việc .


Nhưng mà tuy nhiên, câu thơ này được hiểu theo ý nghĩa gì đi nữa thì đó cũng là "quan niệm" của nhà thơ. Chúng ta chỉ có quyền bàn luận để hiểu ý nghĩa của câu thơ, nhưng chúng ta không có quyền bàn luận về " quan niệm nhìn sự vật" của tác giả . Ý của Cát Lan ở đây là " tại sao , tác giả có quan niệm như thế này, thế kia "

Còn nếu Hủi hỏi Cát Lan có ý kiến gì về những câu nói mà Hủi đã nếu ra trên đây , thì câu trả lời của Cát Lan cũng là :" Cát Lan cũng không có ý kiến" . Nếu Hủi cho rằng " Cuộc đời, cười vài cái là xong" . Không có vấn đề gì hết (Thats doesn't matter) . Hủi hiểu và phải cho nó phải như thế nào, đó là quyền của Hủi . Đâu ai có quyền thay đổi quan niệm của người khác , trừ khi, chính người đó thay đổi quan niệm của bản thân .

Thân mến .

AI_TAN_CAT_LANG
02-04-2011, 14:02
CL huynh, đi đâu vậy?!, E. chờ huynh hoài giờ thấy đây, xin hỏi huynh nè, sao lại phù vân lại là phù phiếm, phù phiếm nó có tính viển vông, không thiết thực, không có giá trị thực tế, tỉ như ta nói câu chuyện ấy phù phiếm hay văn chương phù phiếm; còn phù vân là đám mây nổi, tượng trưng cho sự tan hợp có tính triết cần đến suy tư.../ Cho nên ta không thể bảo văn chương phù vân mà phải nói văn chương phù phiếm...Vì vậy nên huynh giải thích về ý nghĩa "tiếng cười" làm E. lẫn lộn...
Chỉ không hiểu nên E. hỏi chứ không thèm gây chuyện với huynh đâu, đừng hòng...

EVE mến , dạo này , Cát Lan hơi bận một chút , cuộc sống thăng trầm, cuốn bản thân cũng phải theo nó, Cát Lan cũng không có thời gian rảnh nhiều để bàn luận vui chơi với mọi người như xưa nữa , mong EVE thông cảm .
Quay trở lại câu hỏi của EVE :

Khi Cát Lan giải thích thì "tách " hai chữ "phù vân " ra làm hai . Nghĩa chữ "phù" đi riêng và nghĩa chữ "vân" đi riêng . Thì Cát Lan cũng có giải thích "phù" là hư ảo, không thực . Nếu " phù vân" đi chung lại được hiểu theo cách khác nữa . Bài viết của Hoa_phi_hoa huynh đệ trên đây có phần giải thích khá rõ ràng hơn lời giải thích của Cát Lan .

Cát Lan rất vui được cùng mọi người góp ý kiến , Cát Lan chưa bao giờ có suy nghĩ " thèm, hòng"........gì gì đó với bất kì một ai .

Thân mến .

chim én
07-04-2011, 02:44
Phù vân : đám mây nổi và dễ tan
Can :cái mộc dùng để che tên đỡ giáo của lính đánh giặc thời xưa
cây giáo, một thứ vũ khí bén nhọn.
Can qua : ý nghĩa là chiến tranh ,đánh nhau

Ý Nghĩa cả câu:

Cuộc đời chẳng qua cũng như đám mây mỏnh manh , cớ sao cứ đánh nhau , gây chiến tranh làm trò cười cho thiên hạ , anh chiến thằng anh có thề cười thắng lợi nhưng anh cũng thiệt hại không ít vậy để được cái gì ....chỉ là cái hư danh mà thôi

lamvi
07-04-2011, 11:38
thế này nhá
phù là khói
vân là mây
can là từ đọc trại của từ càn có nghĩa là xô,đẩy
qua là từ đọc trại của từ quả có nghĩa là kết quả
...
Khi trả lời trong QTG/LVĐ, không nên trả lời bừa như thế, không hiểu thì hỏi, đừng dương dương tự đắc tự cho mình là thầy người ta không bằng, căn cứ vào câu mở đầu “thế này nhá” không viết hoa chữ đầu-sai lỗi-, lại có tính hách dịch, làm cho người xem nhìn lại thấy mà ngán ngao, đánh giá ngày nay sao lại có cái học bát nháo như thế này?!

Để làm sáng tỏ, xin đưa ra đây hai từ ghép phù vân( 浮雲) và can qua(干戈), không lầm lẫn gì ta phải giải thích theo tiêu chuẩn tư duy chữ nghĩa như các bạn trên giải thích đúng theo chừng mực nào đó dễ thuyết phục, riêng bạn thì tự sướng, giải thích theo ý mình, khi bảo chữ phù= khói, thì hết chỗ nói, bạn thử tìm hơn mười mấy chữ phù cùng âm trong tự điển Hán Việt thử có chữ nào phù là khói không?. Còn chữ can bạn cho biến âm thành càn(can-->càn) rồi cho đó là “xô,đẩy”-(may mà bạn không bảo đó là quẻ càn= trời đứng đầu của tám quẻ đơn Phục Hy có lẽ thâm diệu hơn…)-, thì bạn đã đi qúa xa về nghĩa từ của câu hỏi, nó chẳng liên quan gì đến từ ghép can qua.

Chữ nghĩa khó chơi…, có gì khó nghe xin bạn thứ cho!


@Xem một vài định nghĩa trong tự điển]:

A/-Phù vân(浮雲 ):
-E: Floating clouds.
-F: Nuages flottants.
-V: Phù: Nổi trên mặt nước, nổi lên, hư không. Vân: mây. Phù vân là đám mây nổi.

.Phù vân là chỉ việc gì chóng tụ mau tan như đám mây.
…-Phú quí như phù vân: Sự giàu sang như đám mây nổi.
…-Sách Luận Ngữ: Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân. Nghĩa là: Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, đối với ta như đám mây nổi.

B/-Can qua(干戈 ):

-E: Buckler and lance: the war.
-F: Boucher et lance: la guerre.
-V:Can: cái mộc dùng để che tên đỡ giáo của lính đánh giặc thời xưa. Qua: cây giáo, một thứ vũ khí bén nhọn.

.Can qua là chỉ việc chiến tranh.

lamvi
10-04-2011, 12:20
Khi bạn xét về âm-ngữ nghĩa của từ Hán Việt phải lưu ý đến hình tượng của nó,để tìm ra những từ có liên quan đến âm cuả từ ấy, thí dụ như bạn gán cho hai thành ngữ:

-phù vân=> phù phiếm-=>phù du rồi đưa ra hai câu thơ của cái bạn gọi là cuộc đời trong “cảnh phù du/khói bay chốc lát lại về hư không” cho là “của thanh quan huyện lão bà”, thì thật làm buồn lòng cổ nhân, bạn không nên đem rác rưới… bảo của cổ nhân, mà thật thì có viết gì cũng vô ích vì với kẻ hậu sinh đến cái tên kính trọng của cổ nhân cũng không dám viết hoa và lại còn đặt tên họ ngược nữa là…

-Can qua trong đó từ can-=>Càn bạn cho là từ cổ Việt…

Cái lối xét nét này thuộc về Ngôn Ngữ Học, còn ở đây là box Luận Văn Đàn, những thành ngữ phù vân và can qua là những cụm từ chuẩn đi đôi không có quyền tách hay thay đổi, nếu thay đổi thì trở thành vô nghĩa, khi bàn luận phải giữ âm-nghĩa-hình của từ, nhớ là trong chữ Hán, mỗi chữ hầu hết đều cấu tạo theo một tượng hình, nó có tính vô ngôn mà ta thường bảo “Ý tại ngôn ngoại”, vậy nên tùy câu mà ta xét tới…

Trong câu CH nêu hỏi ý kiến “Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười.”, đây chỉ là câu trong một phút thoáng qua con người thấy việc chiến tranh thật vô nghĩa, thật vô thường…, nên tự ta thán dùng hai thành ngữ Hán-Việt phù vân/can qua tỉ với dăm ba tiếng cười

Nếu bạn khăng khăng cho ý bạn là đúng, thì thử thế những từ bạn cho là cùng nghĩa để xét rồi bình thử xem sao:

Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười= Sự đời như thể phù du (phù phiếm) , càn qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười
(phù vân thế vào phù du hay phù phiếm | Can qua thế vào càn qua)

Còn bình gì được nữa không?!, vì như đã nói trên, thành ngữ tục ngữ nó hình thành như vậy là như vậy bạn theo nó mà bình chứ không theo nó mà sửa hay tu từ…

HồPhỉ
13-04-2011, 15:28
Nghĩa của mấy từ này theo tại hạ thì LamVi đã nói đích xác rồi,khỏi cần bàn luận.Có điều nghĩa thực của câu nói này thì thật sự rất khó có thể nói được.Ý nghĩa còn tùy vào bối cảnh hiện thời nữa.Đích xác nghĩa của nó là gì thì chỉ có người phát ngôn giải thích được mà thôi