PDA

View Full Version : Mẹo học chữ Hán dễ nhớ- Chiết tự


TC NGUYỄN
19-01-2011, 09:23
Chiết tự
Mẹo học chữ Hán dễ nhớ-
Chiết tự--.> Chiết: Bẻ gãy. Tự: chữ, ý nói chữ Nho.
Chiết tự là phân tách một chữ Nho ra làm nhiều thành phần, giải thích ý nghĩa của mỗi thành phần, và sau rốt giải thích ý nghĩa của toàn chữ.(CĐTĐ)

Chữ Hán có ba mặt kết hợp nổi bật đó là: hình - âm - nghĩa. Chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo. Khi ta chiết tự, học vừa thú vị, vừa hiểu sâu về nghĩa của từ, dễ nhớ khó quên, lại cùng một lúc, nhớ được rất nhiều chữ...

Khi mới học chữ Hán, ta thường nhớ câu đố theo lối chiết tự như sau:

Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
đó là chữ Đức: 德

Cách dùng ca từ là hình thức tưởng tượng như thấy chữ Xích(彳), mường tượng giống con chim chích đậu cành tre và làm câu ca vần tiếp vào đó lắp tứng nét chữ lại, hoặc là chiết tự theo âm mà lồng nghĩa vào,thí dụ như chữ Đức(德) trên, ta có thể phân tích ra như sau:

(彳:Xích)Dẫu có đi Mười phương( 十:Thập), Bốn hướng (四:Tứ) , ta vẫn giữ nguyên một ( 一:nhất)tấm lòng( 心:tâm)

Chỉ là một gợi ý một cách học chữ hán dễ nhớ, xin mời các bạn vào tiếp tục góp vui…

TC NGUYỄN
20-01-2011, 12:37
(tt)
Để có căn cứ, xin lấy cuốn “Tam thiên tự” quyển sách vỡ lòng các cụ ta viết cho trẻ con học, có vần điệu dễ nhớ nhưng chớ coi thường, vi thuộc hết ta cũng có mớ chữ khai tâm không ít đâu.

Khi đưa ra một đoạn, chỉ chiết tự những chữ khó nhớ (có nhiều nét hay bị biến dạng theo thời gian...), phần chữ còn lại các bạn nếu muốn có thể thêm bớt để làm rõ thêm thì tốt. Đây chỉ là sự san sẻ với nhau “học mà vui”

Xin mở đầu:

天Thiên/trời,....地địa/đất,....舉cử/cất,....存tồn/còn

1- 舉(擧)cử/cất: nhiều nét khó nhớ, chiết ra: trên là chữ Dữ 與 kết âm; dưới là chữ Thủ 手 hợp nghĩa, vậy: cử là dùng tay cất lên.

Chữ cử 舉 trong bài thơ “Tĩnh Dạ Tứ” của Lý Bạch có nghĩa là “ngẩng”, học thuộc bài thơ thêm từ, và những chữ nào khó nhờ các bạn cùng chia sẻ thêm.

靜夜思
床前明月光
疑是地上霜
舉頭望明月
低頭思故鄉

Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Tạm dịch
Nỗi nhớ
trong đêm vắng
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
TC- N.

2- Các chữ: Thiên, địa, tồn dễ xin tự học.
...

codon_langtu_hn
21-01-2011, 20:49
quan trọng vẫn là khổ luyện thành tài thôi.dù sao thì cũng cần phương pháp tốt.

1 cách để nhớ nữa là học theo cac bộ.vi chữ hán thường phân theo các bộ.

lamvi
30-01-2011, 10:13
Học chữ Hán dùng khoa chiết tự, học vui, dễ nhớ và làm cho mình hiểu được ý nghĩa thâm sâu, trong đó có bao hàm ý nghĩa dịch lý. Nhưng đây chỉ là một trong nhiều mẹo, hãy tự mình tìm thêm…, còn trên nguyên tắc học thông thường thì phải khổ luyện hai căn bản cần nắm vững:
-214 bộ thủ cơ bản
-Các “độc thể tự” vd: 甲乙丙丁戊己康辛壬癸,上,下…Với hai căn bản tất yếu nêu trên, khi gặp chữ khó, phức tạp(nhiều nét), bạn có thể tự phân tích, khi biết đâu là “bộ thủ”, đâu là “độc thể tự”, và nghiệm nghĩa, âm, tượng hình của nó, rồi nhớ.
Thử phân tích chữ:

謝 tạ: từ tạ--.> tạ khách(謝 咯)= không tiếp khách
Chữ “tạ” kết hợp: Bộ “ngôn” chỉ nghĩa--.> lời nói cảm ơn + “xạ“ bắn, chỉ âm. Tạ--.> xạ--.> ạ giữ vận âm mẫu. và tiếp tục phân tiếp các độc tự ta thấy:

謝= 言 + 射 = 言 + 身 + 寸
Tạ = ngôn + xạ =ngôn + thân + thốn
Xiè = yán + shè =yán + shēn + cùn

Nếu biết pinyin cũng như cách đọc Hán việt thì học chữ Hán sẽ thâu thập nhanh hơn- Vài hàng góp ý cho vui.

TC NGUYỄN
11-02-2011, 17:50
..Đúng như các bạn nói, học chữ Hán cần nhiều khổ luyện, vì mặt chữ Hán rất khó nhớ. Người Trung Hoa nêu ra phép lục thư, đây là nguyên tắc cơ bản của người trung quốc cổ dùng nó để tạo ra chữ Hán, và đây là cách thức nếu ta năm bắt được có thể nhớ mặt chữ Hán dễ dàng hơn. Xét qua cấu trúc toàn bộ mật chữ ta có thể tóm lược đại thể:

.. -Vẽ hình tượng trưng một số sự vật cụ thể hay trừu tượng, để tạo
thành một số chữ căn bản
.. -rồi ghép các chữ căn bản ấy lại
..- hoặc biến đổi các nét vẽ các chữ căn bản ấy
..- hoặc biến đổi giọng đọc (thanh) của các chữ căn bản ấy để tạo ra nhiều chữ khác.

Lục thư(六書), khái quát trong sáu phép sau đây:

1- Phép tượng hình(象形文字) :

..Vẽ hình tượng trưng một vật cụ thể, với ba sọc đứng, cao thấp với vạch ngang nối liền tượng trưng cho núi, đọc là sơn ; vẽ cây, sổ một vạch ngang, rồi một sổ thẳng, thêm hai vệch thoải hai bên, tượng trưng một cây có cành ngang, rễ dọc, đọc là mộc.
山........木
...........sơn(núi).mộc(cây)

2 - Phép chỉ sự(指事文字) hay biểu ý(表意文字):

..Dùng hình vẽ để chỉ những sự việc trừu tượng. Như dùng một gạch ngang làm mốc, một sổ thẳng phía trên với một chấm dính vào, chỉ đây là phía trên, đọc là thượng; vẽ một gạch ngang làm mốc, một sổ phía dưới với một chấm nhỏ dính vào, chỉ đây là phía dưới, đọc là hạ :
上......... 下...........
sơn (trên) xia (dưới)

3 - Phép hội ý(會意文字):

..Ghép hai chữ, ý của hai chữ ấy hộp lại gợi ra một ý mới. Thí dụ :
..口...+.. 鳥 = 鳴
khẩu + điểu = minh
miệng + chim = kêu
chữ khẩu(miệng) với chữ điểu (chim) tạo thành chữ minh(kêu) (chim mở miệng gợi ra ý "kêu")

4 - Phép tượng thanh(形聲文字):

..Ghép hai chữ : một phần chỉ âm và một phần chỉ ý. Thí dụ ghép chữ kim chỉ ý (vàng, kim khí), với chữ có âm lịnh , tạo thành một chữ mới đọc là linh là cái chuông gợi ý--.> chuông là một vật phát âm linh làm bằng kim khí.
.金 + 令 .= 鈴.............
Kim + lịnh= linh (chuông)

5 - Phép chuyển chú(轉注文字):

..Thêm, bớt hay dời chỗ nét vẽ của một chữ đã có sẵn, biến thành một chữ mới. Ví dụ chữ tiểu (nhỏ), nếu thêm một phảy tréo phía dưới, sẽ thành chữ thiểu(ít).
..小.......... 少
.....tiểu(nhỏ) thiểu(ít).
6 - Phép giả tá (假借文字):

..Mượn một chữ có sẵn, rồi biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới.
Ví dụ chữ 相= tương, tướng. nếu đọc:
.. - Tương= cùng--.> như: 彼此相愛 bỉ thử tương ái= đây đấy cùng yêu nhau…
.. - Tướng= coi--.> như: 相機行事 tướng cơ hành sự= coi cơ mà làm việc.

Đây là bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư. (六書).


..Khi nắm vững cách cấu tạo chữ Hán qua lục thư(tóm gọn trong hình-âm-nghĩa) và 214 bộ chủ(nhiều hay ít hơn thay đổi theo thời gian), thì việc chiết tự để nhớ mặt chữ không phải là khó, nhất là khi hiểu về triết lý vũ trụ- nhân sinh, thì nghĩa lý chiết tự chữ Hán lại càng uyên áo vì mỗi một chữ nho nó trải qua một quá trình với Tượng- Số- Đạo, từ khi Phục Hy vẽ một vạch dài liền( __ ) và hai vạch ngắn đứt đoạn( _ _ ), như là một sự phát họa hình tượng chữ nghĩa đầu tiên, đã mang ấn dấu Đạo-Lý mà hàng ngàn năm sau con cháu được dạy là: chữ nho là chữ Thánh hiền phải tôn thờ…

Lukeng
12-02-2011, 11:15
Tôi đưa ra ba chữ Hán, chiết tự dưới dạng thi ca góp với các bạn. mong học hỏi thêm.

Chiết tự chữ:

- 安 an--> dưới mái nhà(宀) có người phụ nữ(女) lo toan sẽ binh yên( 平安)
...........Trong nhà có phụ nữ
...........Trông nom thì bình yên

- 密 mật--> tất lòng( 必) trùm phủ kín(宀) cả núi non(山), bí mật không tỏ được
...........Tất lòng treo núi cấm
...........Bí mật trùm giăng giăng

- 來 lai--> hai người(人|人) đứng hai bên gốc cây(木), ngăn cách qua lại.
...........Cội cây ngăn cách tao mày
...........Làm sao lai vãng tội này ai mang?

Chờ góp ý.

ctnguyen89
16-02-2011, 12:11
bài viết hay lắm thaks bạn nhé !........................................

lamvi
17-02-2011, 09:58
...
mở đầu:

天Thiên/trời,....地địa/đất,....舉cử/cất,....存tồn/còn...
Tam thiên tự câu tiếp:

----------------子tử : con孫 tôn: cháu. 六lục: sáu. 三tam: ba

1.- Chiết chữ 孫tôn: Cháu.
--------------------Tử子:con + Hệ 系:nối==>Tôn 孫: cháu

Tôn孫 cháu có bộ Tử子, ghép với chữ Hệ系, chỉ quan hệ gia đình, nòi giống đó là cháu 孫 tôn-->đích tôn 嫡 孫.
Giản thể, chữ Hệ chỉ còn chữ tiểu, chỉ ý tái sinh như con nên gọi là Tôn孙: cháu bé

2.- Trong bài thơ “Không chồng mà chửa” của Hồ Xuân Hương, có hai câu thơ chiết tự liên quan đến chữ thiên天 và chữ liễu了

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang

Chữ thiên天: trời, viết thêm nét phẩy trên đầu thành chữ phu夫 là chồng.
Chữ liễu了(phận liễu ám chỉ người con gái) thêm nét ngang thành chữ tử子 là con.

Hai câu thơ này chính là đề bài“ Không chồng mà chửa”nói lên tâm sư của một cô gái chửa hoang dưới cái nhìn của thời phong kiến.

Toàn bài như sau:

Không chồng mà chửa

Cả nể cho nên sự dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà nẩy nét ngang
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có, nhưng mà có, mới ngoan.

Cũng dựa vào cấu tạo chữ Hán để đối đáp ngụ ý:

Hỏi :

Bấy lâu em vắng đi đâu
Bây giờ thiên đã mọc đầu ra chưa?

Trả lời:

Từ ngày thiếp vắng mặt chàng
Bây giờ liễu đã có ngang ra rồi

thienlytadao
18-02-2011, 12:12
Cảm ơn bài viết của bạn, để mình send wa chị mình topic này thôi

TC NGUYỄN
27-02-2011, 09:44
Mục đích chiết tự chữ Hánviệt ở đây là nhằm nhớ mặt chữ, làm sao khi cần ta có thể viết ngay- chữ ta muốn- ra được. Căn cứ vào cách tạo chữ Hán không nằm ngoài “ hình-âm-nghĩa” phối hợp nhau mà thành. Nếu muốn đi vào chi tiết hơn thì nghiên cứu kỹ phép “phép lục thư”-, đã post để dẫn chứng ở các bài trên.

Trở lại, xin lấy bài post “Tình dạ tư” của Lý Bạch(thêm chú PinYin), rồi lần lược phân tích những chữ khó, khi nhớ mặt chữ hy vọng các bạn sẽ thuộc luôn bài thơ, nghêu ngao chơi…Bài thơ:

1. 靜夜思
Jìng yè sī
Tĩnh dạ tư

2. 床前明月光
Chuáng qián míng yuè guāng
Sàng tiền minh nguyệt quang

3. 疑是地上霜
Yí shì dì shàng shuāng
Nghi thị địa thượng sương

4.舉頭望明月
Jǔ tóu wàng míng yuè
Cử đầu vọng minh nguyệt

5.低頭思故鄉
Dī tóu sī gù xiāng
Đê đầu tư cố hương


Phân tích:

1.靜夜思Tĩnh dạ tư
nỗi nhớ trong đêm vắng

----1.1--靜tĩnh:yên tĩnh/bộ青thanh
Bảo là thanh tĩnh vô vi
Còn tranh nhau chữ thị phi làm gì?!
(青thanh+ 爭tranh) => chữ: 靜tĩnh

1.2--夜dạ:đêm/bộ: 夕tịch
Đầu rỗng trơn,
chân người mò mẫm,
u tịch đi đâu?
( 亠đầu + 人nhân + 夕tịch) => chữ: 夜dạ

----1.3--思tư:nghĩ ngợi/Bộ: 心tâm
Ruộng cao treo mảnh trăng cài
Tâm tư châm chấm một vài sao khuya
(田 + 心) => chữ: 思tư


Nếu các bạn muốn góp ý xin vào tiếp phân tích cho vui, cũng là cách sang sẻ học hỏi với nhau.

Lukeng
02-03-2011, 09:36
...
Trở lại, xin lấy bài post “Tình dạ tư” của Lý Bạch(thêm chú PinYin), rồi lần lược phân tích những chữ khó, khi nhớ mặt chữ hy vọng các bạn sẽ thuộc luôn bài thơ, nghêu ngao chơi…Bài thơ:
...
2. 床前明月光
Chuáng qián míng yuè guāng
Sàng tiền minh nguyệt quang

vào tiếp phân tích cho vui...
Tiếp câu 2 này:

-_____-------------床= 牀sàng/giường=::>bộ爿tường/ván, dưới mái nhà(广 ) có tấm ván gỗ(木) dùng để làm nơi nằm là cái sàng/giường(床=牀)

Dưới nhà kê miếng gỗ
Làm cái giường nằm chơi!

-..............------------前Tiền/trước=::>bộ刀đao/dao bên phải, trên là dấu chân dừng lại(止chỉ ), bên trái là trăng(月nguyệt)- có nguồn cho là chữ月này là chữ 舟chu/thuyền..., không chiết theo chữ này khó nhớ-.

Dừng chân lận chiếc dao
Phía trước trăng theo vào

-----------------------明minh, 月nguyệt,光quang, chữ dễ...

Bách Việt 18
02-03-2011, 15:40
Tôi chẳng biết nhiều chữ Nho cũng xin góp vui vài ý.
Theo tôi Chiết, là Tiết , là Tách trong tiếng Việt. Chiết tự là tách chữ, thật không còn gì dễ hiểu hơn. Điều này cho thấy tiếng "Hán" nhưng có thể là nguồn gốc từ tiếng Việt.

Trong cấu tạo chữ Nho còn có một phép nữa cần lưu ý là phép phiên thiết. Một âm lạ hay âm mới (âm từ tiếng nước ngoài) có thể được ghi bởi 2 chữ. Lấy phụ âm của chữ đầu ghép với vần của chữ sau sẽ cho phát âm của chữ cần ghi. Ví dụ Tha Tiền là phiên thiết của Thiên (Th+iên).

Hệ quả của phép phiên thiết là đôi khi người ta tưởng nhầm vì thay cho phải đọc 1 âm (VD Thiên), người ta lại đọc thành 2 âm như được ghi (Tha Tiền). 2 âm này lại chẳng có nghĩa gì liên quan đến âm cần đọc cả (Thiên). Kết quả là nếu không biết là phiên thiết thì khi đọc lên sẽ chẳng hiểu gì hết, hoặc hiểu sai hoàn toàn thông tin.

Cũng có trường hợp 2 chữ dùng cho phiên thiết 1 âm theo thời gian được "vẽ" vào cùng một chữ, viết thành 1 chữ vuông mà khi chiết tự có thể cho 2 chữ đúng với âm phiên thiết. Đây là một cách tạo chữ mới trong chữ Nho.

Thậm chí có quan điểm là thời xưa có thể người ta vẫn ghi 2 chữ phiên thiết (cho 1 âm) tách biệt nhưng chỉ coi là 1 chữ, tức là có chữ "kép". Lâu ngày chữ kép 2 chữ biến thành 1 chữ như trên.

lamvi
06-03-2011, 14:36
謝 tạ: từ tạ--.> tạ khách(謝 咯)= không tiếp khách
Chữ “tạ” kết hợp: Bộ “ngôn” chỉ nghĩa--.> lời nói cảm ơn + “xạ“ bắn, chỉ âm. Tạ--.> xạ--.> ạ giữ vận âm mẫu. và tiếp tục phân tiếp các độc tự ta thấy:

謝= 言 + 射 = 言 + 身 + 寸
Tạ = ngôn + xạ =ngôn + thân + thốn
1-狂cuồng(= Bộ 犬 gt:犭 khuyển/chó+ 王 vương/vua => mất trí, điên dại
Khuyển mà cũng muốn làm vua
Đúng là cái lũ tranh đua điên khùng=狂
ctdn(câu từ dễ nhớ):

狂 人 cuồng nhân| 狂妄 Cuồng vọng| 狂 犬 cuồng khuyển| 狂
風 cuồng phong…


2-好Hảo= Bộ女 nữ+ 子tử=> tốt
Gái mà sinh được con trai
Gia đạo nối dõi hòa hài tốt tươi=>好hảo
ctdn:

相 好 tương hảo| 不 好bất hảo ..


3-存tồn = Bộ子+ chữ 才tài đứng trước tạo âm
Chữ tài liền với nam nhi
Nên công vinh hiển dĩ chi trường tồn=>存tồn
ctdn:

存 亡 tồn vong | 存 問tồn vấn: thăm hỏi| 存 恤 tồn tuất: xót thương| 存 心 忠 厚tồn tâm trung hậu: để lòng trung hậu.

Lukeng
14-03-2011, 15:38
Phân tích chữ khó ba câu thơ còn lại cúa bài 靜夜思(Tĩnh dạ tư)

3. 疑是地上霜
Yí shì dì shàng shuāng
Nghi thị địa thượng sương

4.舉頭望明月
Jǔ tóu wàng míng yuè
Cử đầu vọng minh nguyệt

5.低頭思故鄉Dī tóu sī gù xiāng
Đê đầu tư cố hương
疑nghi,--> bộ疋sơ, 矢thỉ/tên 匕 chủy/ gươm ngắn
(Gươm đao trước mặt tránh đi ngờ gì nữa)
Gươm tên trước mặt
Đội mũ trốn đi ngay => 疑nghi /ngờ

是thị= Bộ 日nhật + 疋 sơ
(Mặt trời mọc lên khỏi chân trời thì đích thị rồi)
Mặt trời lên khỏi chân trời
Đúng rồi còn có nghi ngờ chi đâu-->是thị

地địa/đất, bộ 土thổ/đất+ 也dã lấy làm âm (âm)

頭gt:头đầu--> Bộ 頁gt:页hiệt + 豆 đậu(âm)

望vọng-->Bộ 月nguyệt + 亡 vong+ 王 vương
(Vua nhìn lên mặt trăng mông lung)
Nguyệt tà khuất bóng
Vương còn vọng trông=>望vọng/trông xa

低đê--> Bộ 人gt:亻nhân+ 氐đê/gốc(âm-nghĩa)
Cội nguồn luôn ghi tạc
Điểm sương đầu cúi bạc=>低đê/cúi(đầu)

故cố-->Bộ 攴phộc/đánh sẽ+ 古 cổ/xưa
(đánh sẽ vào gốc cội gợi nhớ lại chuyện xưa)
Nhịp chân se sẽ gợi
Ngàn xưa len lỏi về => 故cố/gốc

鄉= 鄕=gt:乡hương/làng-->Bộ 邑ấp
làng ấp giữa ban ngày khai khẩn sinh sống
ngày xưa 12500 hộ gọi là hương=>鄉

上,霜,舉,明,月,思=>chữ dễ hoặc đã chiết tự rồi.

lamvi
17-07-2011, 18:20
Để sinh động và dễ nhớ hơn, xin sưu tầm ra đây những lời hay ý đẹp của thánh hiền xưa để lại mà thường ngày ta nghe nói(để làm mẫu chiết tự), và nhiều khi dường như ta đã học thuộc từ đâu trong tiềm thức, rồi tự nhiên thốt ra khi có cơ hội gợi ý thấy cũng tương đắt lắm!, nhưng tiếc thay nhiều khi ta không biết mặt chữ. Thử viết ra nguyên câu Hán Việt, và nhận diện những chữ khó rồi từ đó phân tích, tự nhiên ta sẽ nhớ ngay.

Mong học chiết tự như vầy là một dịp trao đổi vui thích thú.

Đây là câu đề xuất:
* 顺天者存, 逆天者亡
py: Shùn tiān zhě cún, nì tiān zhě wáng
……...hv:Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong
…….....v: Thuận lẽ trời thì sống, nghịch lẽ trời thì chết

-順 gt:顺 hv:thuận(12n) Bộ頁gt:页 hiệt(9n)--> 川 xuyên + 頁 hiệt= 順 thuận
xuyên= sông. hiệt= đầu: tư duy triết học ví dòng suối mát chảy qua tâm trí, đó là thuận

-逆 hv nghịch,nghịnh Bộ辵gt:辶sước(7n)--> 辶 sước + ‘’ + 一 + 屮triệt = 逆 nghịch
sước= chợt đi chợt dừng lai, bên phải chữ triệt = Cây cỏ mới mọc nhưng ánh sáng( ‘’ ) lại bị chấn ngang ( 一) che không xuyên qua được, sự phát triển sẽ bị ngưng trệ vì thiếu quang hợp, đó là nghịch.


* Câu này là của Mạnh Tử(孟子曰: 顺天者存, 逆天者亡 )

bach mi
23-07-2011, 17:30
huynh ơi đau đầu wa, nhìn không ra hình đâu học thế nào được

ngockhanh02
02-02-2012, 18:41
huynh ơi đau đầu wa, nhìn không ra hình đâu học thế nào được

Bác giống em thế,chắc tại trình độ kém nên thế thôi à....hic