PDA

View Full Version : Sự thật về Việt Nam thuở trước?


Trang : [1] 2

Bách Việt 18
07-09-2010, 20:16
Khó hiểu hơn có lẽ chính là Chiếu dời đô:
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

Trong chiếu dời đô dẫn toàn điển tích của Trung Hoa thời Tam Đại, Thương Chu, lại chỉ trích 2 triều đại Đinh Lê, được coi là thời mở đầu độc lập của nước ta, gọi Cao Biền là Cao Vương, Đại La là đô cũ ... Một áng văn gần được xem là bản tuyên ngôn độc lập mà lại toàn coi trọng Trung Hoa là vì sao?
Câu trả lời thật đơn giản nhưng ít ai ngờ: nhà Thương, Chu và Đường (Cao Biền) chính là những triều đại của người Việt. Nên Lý Công Uẩn không ngần ngại gì mà đề cao những triều đại này. Nước Trung Hoa cổ đại không phải và không có liên hệ gì với Trung Hoa dân quốc được Tôn Dật Tiên thành lập trong cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh 10/10/1911. Trung Hoa xưa là đất của dân Việt (Bách Việt), bị giặc phương Bắc (Hán, Nguyên, Kim, Thanh) biến thành của mình.

WyXieoBao
08-09-2010, 01:14
Bạn B.Việt về học lại lịch sử Trung Quốc đi nhé.Nghiên cứu thêm quấn Sử ký Tư Mã Thiên cho nền tảng vững chắc nhé!

Bách Việt 18
08-09-2010, 09:41
Bạn B.Việt về học lại lịch sử Trung Quốc đi nhé.Nghiên cứu thêm quấn Sử ký Tư Mã Thiên cho nền tảng vững chắc nhé!
Cảm ơn bạn.
Sử ký Tư Mã Thiên có thực sự là của Trung Quốc không, hay là của Việt Nam? Điều chắc chắn đó không phải quyển sử của nước Nguyên (Mông Cổ) hay Mãn Thanh. Mà Trung Hoa Dân Quốc (Trung Quốc) lại thành lập ra từ triều Mãn Thanh.

WyXieoBao
09-09-2010, 01:00
Oh Mygod! Cái cô bé Bách Việt này nói chuyện thú vị quá.Giờ mình lại tự hỏi mình có phải là mình hok?Nói như vậy cũng có nghĩa Đại Việt sử ký toàn thư cũng hok phải của nước VN.Vi đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ thời Pháp đô hộ Right?:D

Bách Việt 18
09-09-2010, 11:47
Oh Mygod! Cái cô bé Bách Việt này nói chuyện thú vị quá.Giờ mình lại tự hỏi mình có phải là mình hok?Nói như vậy cũng có nghĩa Đại Việt sử ký toàn thư cũng hok phải của nước VN.Vi đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ thời Pháp đô hộ Right?:D
Bạn đừng lầm lẫn. Việt Nam trước và sau thời Pháp Mỹ thì vẫn là dân Việt, đất Việt. Còn Trung Quốc trước và sau triều Thanh thì có thay đổi về thành phần dân tộc cầm quyền. Người Mãn Thanh, cũng như Nguyên Mông trước đó, vốn là một nhóm tộc người khác, đến từ phương Bắc, không phải người Trung Hoa cổ. Cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên không làm thay đổi tầng lớp thống trị. Trái lại đại thần nhà Thanh Viêm Thế Khải lại làm tổng thống. Tức là dân tộc thống trị vẫn là dân Mãn, hoặc chí ít thì nước Trung Quốc ngày nay là một hợp chủng quốc giữa dân Hoa cổ và dân phương Bắc.
Ví dụ nếu người Pháp không bị đuổi đi mà vẫn ở Việt Nam thì Đại Việt Sử ký sẽ gọi là sử nước Pháp chăng?

Đại Việt sử ký đặt thời Hùng Vương vào ngoại kỷ. Tức là 2000 năm lịch sử không được chép trong chính sử Việt Nam. Thời Bắc thuộc 1000 năm khó mà phân biệt sử đúng đến mức nào và là của Việt hay của Tàu. Cộng lại tới khi dựng đô ở Thăng Long có đến 3000 trên 4000 năm lịch sử lẫn lộn Việt - Hán. Kinh Xuân Thu của Khổng Tử, Sử ký Tư Mã Thiên chép những chuyện trước Công nguyên. Chủ nhân của sử này là người Hoa hay người Việt? Lấy gì để nói giai đoạn này không phải là 3000 năm thiếu vắng trong chính sử Việt?

WyXieoBao
10-09-2010, 00:13
Mình biết là BV có tham khảo lịch sử của Vn cũng như của TQ.Nhưng mình thấy rõ ràng BV bị nhầm lẫn hoàn toàn rất nhiều điều cơ bản.
1.BV ngay đến họ của Dung Am tiên sinh cũng không biết(nhầm Viên sang Viêm).
2.Dung Am tiên sinh là người Hán,không phải người Mãn.
3.BV chỉ dựa theo Việt Sử mà hok biết một sự thật đau lòng đó là từ quá khứ cái Bách Việt mà làm nịck của bạn nó hok phai là nước VIệt đâu.Mà nc Việt thật sự chỉ là một phần rất nhỏ dân man di chân đi đất mặc khố đầu đội lông chim gọi là Âu Việt thôi.Mà cái phần nhỏ đó thì hok thể lẫn lộn với cả Trung Quốc đc.Nên bạn nói thế là sai.
4.Lịch sự là thước đo phân minh nhất để mình hiểu rõ hơn về đất nước mình,dân tộc mình.Vì vậy muốn tự cao cũng đc nhưng mình phải hiểu thật rõ ràng về Lịch sử.Không có chuyện lẫn lộn những người viết sử ký của Vn Với Tq đâu nhé.Trong Ni là người nước Lỗ,Tử Trường xuất thân từ Long môn,Thiểm Tây có dòng dõi từ đời nhà Chu.Nên bạn đừng nói hok biết là người Hán hay người Việt
-Nói một câu đau lòng đó là chỉ có thể nói người VIệt chúng ta là người Tq chứ không thể nói ngược lại đc.
5.Các đời vua VIệt chỉ dám tự xưng là Đế ở trong phạm vi Vn thôi chứ chưa bao giờ dám xưng đế ở Tq đâu nhé.Đó là sự thật.Ngay cả khi Quang Trung thắng trận cũng vẫn phải dâng hậu lễ,xin nhận làm hầu để làm phên dậu cho Tq . Đừng nghe những chuyện dân gian như Trạng Quỳnh làm nhục sứ Tàu ư?Trạng Nguyên Việt Nam sang Tq làm bẽ mặt dân tàu uh.Pi!Mị dân.
Bách việt là tên chung chỉ các dân tộc người sống tại Nam Hải.Bao gôm Mân Việt GuangDong,Nam Việt Guangxi và Âu Việt là đất của người Việt thực sự.Bạn đừng có nói rằng ngày trc 2 tỉnh trên thuộc vệ Vn nhé.Lịch sự hình thành từ chiến tranh các dân tộc.Người ta chiếm nước mình thì mình cũng chiếm nước người khác.Cái này gọi là Lịch sử hình thành đất nước.
3000 năm thiếu vắng chính sử Việt nhưng nó lại rất rõ ràng là đã bị cai trị bởi ai.Từ đời Hoàng Đế sai Hy Thúc đến Nam Giao rồi đến đời Kinh Dương Vương Lỗ Túc cai trị.Rồi mới đến Sùng Lãm.Người mà đc gọi là tổ tiên của người việt đấy.Sau đó thì đến Việt Vương Câu Tiễn thu phục Bách Việt,lập nên Nước Việt của Tq chứ hok phải của Vn đâu nhé.Rồi sau đó đến khi viên Lệnh long Xuyên tên Úy đà lên làm Triệu Vũ Vương.Vậy ai nói là lẫn lỗn lịch sử giữa Việt Trung?
Thân! TB.

Bách Việt 18
11-09-2010, 10:55
Vấn đề xác định là lịch sử của ai không phải nằm trên lãnh thổ biên giới các quốc gia ngày nay mà là ở thành phần dân tộc nắm quyền. Người Trung Quốc tự cho mình chính thống từ người Hoa Hạ, có gốc từ vùng Thiểm Tây quanh sông Hoàng Hà. Nhưng có như vậy có quá nhiều dấu hỏi không thể hiểu nối:
- Văn hóa khảo cổ quanh sông Hoàng Hà phần lớn lại thuộc về các văn hóa khảo cổ phương Bắc, tương đồng với những văn hóa của Hung Nô, Mãn Thanh, Mông Cổ (đại chủng tộc Monglonoid phương Bắc).
- Trong khi đó người Việt (Bách Việt) lại thuộc hẳn về một văn hóa và chủng tộc khác (Monglonoid phương Nam). Vì thế không thể có chuyện người Việt là gốc từ Trung Quốc (Hán).
Trung Quốc cố tình nhập nhèm 2 nền văn hóa này (Hoàng Hà trồng kê và Dương Tử trồng lúa) thành một, nhận làm gốc của mình. Nhưng thời tiền và sơ sử thì không thể có chuyện đó. Không thể có chuyện Nghiêu ở tận Hoàng Hà mà cử Hy (Thuấn) đi thúc trạch Nam Giao ở Nam Dương Tử (vì thời đồ đá đi bằng cái gì trong quãng đường cả vài ngàn km như vậy?). Chỉ có thể giải thích Nghiêu chính là vị vua của văn hóa phương Nam, tức là vua Việt, chứ không phải vua Hán.
Từ Nghiêu, Thuấn, Vũ đã là vua Việt thì triều Thương Chu tiếp theo cũng vậy. Chủ thể lịch sử này là người Việt (đại chủng phương Nam) chứ không phải người Hán (đại chủng phương Bắc). Người Hán chỉ bước vào sử Trung Hoa từ thời Đông Hán.

Trong lịch sử không phải không có những lần vua Việt xưng đế Trung Hoa mà là chỉ vì chính sử Việt quây nước Việt trước đây nhỏ như ngày nay. Nam Việt Triệu Đà, Hai Bà Trưng (khởi nghĩa Hoàng Cân), Ngô Tôn Quyền (Ngô Quyền), là vài ví dụ gần nhất. Chẳng qua chúng ta không muốn nhìn nhận sự thật là nước Việt xưa to lớn và sử Việt xưa cũng không hề nhỏ.
Quang Trung khi làm lễ với nhà Thanh thì... xin cưới công chúa nhà Thanh về làm lẽ với của hồi môn là ... 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Vậy là làm lễ hầu hay là đòi lại đất?

Chuyện người phương Bắc (Hán, Mông, Mãn) chiếm Trung Hoa rồi lấy luôn lịch sử Trung Hoa cổ đại làm của mình cũng kỳ khôi như người châu Âu chiếm châu Mỹ, lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ, rồi gọi văn hóa người da đỏ là lịch sử nước Mỹ (!?) Tổ tiên người Mỹ chắc như vậy là người da đỏ (!?).

Thêm chuyện 1000 năm Thăng Long với tượng Lý Công Uẩn ở Hồ Gươm. Tượng Lý Công Uẩn nhưng lại đội mũ bình thiên như Tần Thủy Hoàng. Trang phục này lại đã được tư vấn với các giáo sư lịch sử. Có người nói như vậy là không đúng, là theo Tàu. Nhưng có lẽ phải nói ngược lại, đấy là vua Trung Hoa ăn mặc giống vua ta mới đúng.

Bách Việt 18
13-09-2010, 09:06
Khảo cổ Trung Quốc và lịch sử

Bản đồ lịch sử lãnh thổ Trung Quốc theo quan niệm hiện nay:
http://afe.easia.columbia.edu/china/geog/M_Hist.gif

Phần đen đậm là khu vực được cho là khởi nguồn của Trung Quốc. Thế nhưng có thể thấy ở đây có 2 khu:
- Khu thứ nhất là dọc sông Hoàng Hà với các địa điểm khảo cổ từ thời đồ đá như Ngưỡng Thiều, Bán Pha, Từ Sơn. Khảo cổ cho thấy đây là khu vực nông nghiệp trồng kê ở ruộng cạn.
- Khu vực thứ hai được biết qua di chỉ Hà Mẫu Độ ở phía Nam cửa sông Dương Tử. Đây là khu vực trồng lúa nay được coi là sớm nhất (7000 năm trước). Nhiều nhà khoa học đã nhất trí cho rằng khu vực này thuộc văn hóa Bách Việt, với tộc người là Monglonoid phương Nam. Khảo cổ ở phần Nam Trung Hoa xa hơn hiện còn chưa nhiều, và ít khi được công bố vì...
Như vậy Trung Quốc đã cố tình nhận vơ cả khu vực trồng lúa nước ở Nam Dương Tử thành nguồn gốc của Hán tộc ở Hoàng Hà. Xét đời Thần Nông dậy dân trồng lúa, vua Nghiêu thúc trạch Nam Giao, vua Thuấn tuần du chết ở Thương Ngô (trung lưu Nam sông Dương Tử) thì không thể nói khác những vị vua tiền sử này phải là thuộc khu vực lúa nước Nam Dương Tử.
Hà Mẫu Độ ở Phúc Kiến Chiết Giang có thể là đất Cối Kê, nơi vua cùng dân con cháu Hạ Vũ lội nước, đắp đê để khai phá đời Hạ trung hưng. Cối Kê về sau là đất Việt của Việt Câu Tiễn, được biết là con cháu của Thiếu Khang nhà Hạ. Như vậy Hạ Vũ và nhà Hạ cũng là lịch sử người Nam.

Bản đồ tập hợp những địa điểm khảo cổ đồ đồng ở Trung Quốc:
http://i303.photobucket.com/albums/nn137/ndtluu/KhaocoTQ2.jpg
Trung Quốc thường dựa vào địa điểm khảo cổ ở Ân Khư - An Dương đời Thương để khẳng định lịch sử nhà Thương là ở Hoàng Hà. Chữ viết trên giáp cốt cũng bắt đầu từ đây. Nhưng An Dương là khu vực Hậu Thương. Các di chỉ đồ đồng đời Thương còn có ở Bàn Long Thành và Tân Can ở tận phía Nam sông Dương Tử. Những di chỉ này lại có phần sớm hơn cả ở Ân Khư. Một cách hợp lý thì đồng khí Thương phải phát triển từ khu vực đồ đá mới Hà Mẫu Độ ở Nam Dương Tử, chứ không phải từ Hoàng Hà.
Như vậy phải hiểu: nhà Thương bắt đầu từ khu vực sông Dương Tử rồi mới tiến lên Hoàng Hà, chứ không phải ngược lại. Trong lịch sử được ghi nhận là chuyện Bàn Canh năm lần bảy lượt dời đô, lập nên một triều đại tương đối riêng biệt là nhà Ân (tức là nhà Thương thứ hai).
Ở Ân Khư có những đồ đồng có hình mặt người và được xác định là kiểu người Nam Á. Như vậy Ân Khư là di chỉ của người Nam Á chứ không phải của Hán tộc, là dân Monglonoid phương Bắc.
Tân Can có thể là nơi đóng đô của Thành Thang khi mở đầu nhà Thương. Những kinh đô khác khi Bàn Canh dời đô dần dần lên hướng bắc là Bàn Long Thành (Long Thành có nghĩa là thành nơi vua ở), Trịnh Châu. An Dương là thủ đô của Trụ Vương nhà Ân.
Còn Hán tộc nằm vào phức hợp đồng khí phương Bắc cùng với dân Hung Nô, Mãn. Tuy nằm ngay sát Ân Khư nhưng Hán tộc chẳng có liên quan gì đến đồ đồng đời Thương cả. Hán tộc chính là Đông Di, Nhung Địch trong Hoa sử, là những tộc người bị Trụ vương đuổi ra khi nhà Ân vượt Hoàng Hà.

Bách Việt 18
30-09-2010, 10:51
Địa điểm khảo cổ Lương Chử gần Hàng Châu - Triết Giang (Nam Dương Tử) được biết là điểm khảo cổ hậu kỳ đồ đá mới nổi tiếng bởi những đồ ngọc bích tuyệt đẹp với những hình thao thiết (taotie) độc đáo.

http://i389.photobucket.com/albums/oo333/badmonks/Huke/048_030.jpg
Một ngọc khí có thao thiết của văn hoá Lương Chử

Hình thao thiết này ở giai đoạn sau trở thành một đặc điểm của đồ đồng nhà Thương và Chu.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/50/Liu_Ding.jpg/800px-Liu_Ding.jpg
Thao thiết trên đỉnh đồng đời Thương

Với vai trò quan trọng của ngọc khí ở Lương Chử và đỉnh đồng trong văn hoá Thương (đồ tế tự, đồ dùng của tầng lớp khanh sĩ, vua chúa) thì có thể thấy văn hoá Thương phải bắt đầu từ vùng Nam Dương Tử chứ không phải ở Hoàng Hà. Điều này cũng trùng với cách giải thích sự có mặt của các địa điểm khảo cổ thời Tiền và Trung Thương ở Tân Can, Ngô Thành và Bàn Long Thành ven sông Dương Tử.

Cùng thời với Lương Chử ở hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông có văn hoá Long Sơn, được coi là một trong những nền văn hoá khởi thủy của Trung Nguyên cùng với Ngưỡng Thiều ở trung lưu Hoàng Hà. Văn hoá Long Sơn còn gọi là văn hoá "gốm đen", còn Ngưỡng Thiều là văn hoá "gốm đỏ" (gốm vẽ).

http://i389.photobucket.com/albums/oo333/badmonks/Huke/neo.gif
Các khu vực hậu kỳ đồ đá mới Trung Quốc: Liangshu - Lương Chử, Lungshan - Long Sơn, Yangshao - Ngưỡng Thiều, Hongshan - Hồng Sơn.

Tuy nhiên khu vực hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông ngay trong giai đoạn đồ đồng tiếp theo lại được xác định là của tộc người Đông Di, với đặc trưng là các mộ đá, và có quan hệ trực tiếp với văn hoá đồ đồng ở bán đảo Triều Tiên (theo phân bố của dao găm đồng Liêu Ninh). Như vậy văn hoá Long Sơn không phải là của người Hoa Hạ. Chính văn hoá Lương Chử mới là tiền thân của nhà Ân Thương ở Hoàng Hà.

Lương Chử có thể coi là giai đoạn tiếp theo của nền văn hoá lúa nước từ Hà Mẫu Độ, rồi Mã Gia Bang ở Nam Dương Tử. Đây rõ ràng là những địa điểm khảo cổ của người Mongon Nam (Bách Việt). Với trình độ ngọc khí cao như vậy (hơn cả Ngưỡng Thiều lẫn Long Sơn) người ta đã nói đến một "vương quốc Lương Chử" dọc theo bờ Nam sông Dương Tử. Nhưng vương quốc này sau đó biến đi đâu, không còn vết tích gì, là câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ Trung Quốc.

"Vương quốc Lương Chử" đã không "biến mất" do "lũ cuốn trôi" hay do chiến tranh như quan niệm khảo cổ ngày nay, mà nó đã phát triển thành văn hoá Ân Thương ở giai đoạn đồ đồng tiếp theo và tiến lên phương Bắc theo bước dời đô của Bàn Canh. Chỉ vì không muốn nhìn nhận nhà Thương có nguồn gốc từ Nam Dương Tử nên nền văn hoá Lương Chử mới phải "đột ngột biến mất" như vậy. Và như vậy "vương quốc Lương Chử" không phải gì khác mà chính là nhà Hạ (trung hưng), triều đại trước của nhà Thương.

vuonglaobaba
15-10-2010, 20:36
Lịch sử nước Việt nam do người Việt nam viết phải kể từ thế kỷ 13 do Lê Văn Hưu là Hàn lâm học sỹ thời vua Trần Thánh Tông soạn được bộ Đại Việt Sử Ký mà cũng chỉ chép được từ thời Triệu Võ Vương tức là Triệu Đà ( từ năm 207 đến năm 137 trước CN ) đến thời Lý Chiêu Hoàng ( năm 1225 sau CN ) mà thôi. Lê Văn Hưu là người đời Trần thì cũng chỉ có thể viết về đời Lý chứ không thể viết sử về đời mình đang sống được. Vì sao lại không thể thì laobaba cũng chịu phải đi hỏi các nhà viết sử. Ngay cả Tư Mã Thiên ( sinh năm 145 trước CN ) nổi tiếng cũng chỉ viết sử được đến gần sát đời mình đang sống ( nếu không lầm thì chuyện cuối trong Sử ký Tư Mã Thiên là Nam Việt Úy Đà Liệt Truyện tức Triệu Đà khoảng năm 208 trước CN ) chưa viết được sử đương đại.
Đến thế kỷ thứ 15 thời Hậu Lê mới lại có Ngô Sỹ Liên là quan Lễ bộ tả thị lang thời vua Lê Thánh Tông mới soạn lại bộ Đại Việt Sử Ký mà chúng ta vẫn thường gọi là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép được từ thời Hồng Bàng ( vào khoảng năm 2879 đến 258 trước CN ) đến thời vua Lê Thái Tổ ( 1428 ).
Gần đây nhất vào thế kỷ 20 mới lại có tiếp học giả Trần Trọng Kim ( 1883-1953 ) viết được bộ Việt Nam Sử Lược ( năm 1919 ). Trong cuốn Việt Nam Sử Lược học giả Trần Trọng Kim viết chuyện tới năm 1902 là kết thúc.
Phải rạch ròi ra như thế đế thấy rằng lịch sử Việt nam từ khi có con người sinh sống tức từ thời nguyên thủy thì phải dựa vào các khai quật về khảo cổ. Kể từ thời kỳ dựng nước tức thời kỳ Hồng Bàng thì các nhà viết sử dựa vào đâu ? Các nhà viết sử chắc phải dựa vào các truyền thuyết dân gian đã được biên tập thành sách hoặc truyền miệng ... rồi phân tích trên các góc cạnh khác nhau, tìm các lý giải từ Khảo cổ học , văn học dân gian, ca dao, vè, những bản văn cổ ( ví dụ như Chiếu dời đô, Hịch Tướng Sỹ, Bình Ngô Đại cáo.... ) để tìm ra những lý lẽ xác đáng để viết lại lịch sử đã qua một cách trung thực.

Mệt quá laobaba phải ngồi thiền 2 ngày mới viết tiếp được.........

Bách Việt 18
20-10-2010, 13:58
Laobaba ngồi thiền đến 4 ngày rồi mà chưa dậy được:)

Sử Việt đầy bí ẩn bởi vì:
- Sau khi thống nhất Trung Hoa Tần Thủy Hoàng thực hiện chính sách "đốt sách, chôn Nho", rất nhiều sử sách đã bị thiêu hủy.
- Mã Viện với cuộc hành quân bình định phương Nam, đập hết trống đồng làm thành ... ngựa đem về phương Bắc. Có nghĩa là văn hóa phương Nam bị vùi dập, biến thành văn hóa "ngựa" của phương Bắc.
- Giặc Minh đập hết văn bia, phá tan tứ đại khí nước Nam, đàn áp dân Làng Cả (Phú Thọ), ý đồ rất rõ ràng, muốn tiêu diệt nền văn hóa, xóa đi các dấu vết lịch sử trên đất Việt.
- Cơn hồng thủy "Tứ khố toàn thư" của bố con Càn Long đời nhà Thanh thu hết bản đồ trong cả nước, tập hợp hàng trăm "bác sĩ" cạo sửa sử sách. Quyển sử sớm nhất của Việt Nam lại được "tìm thấy" trong đống sách của Tứ khố toàn thư thì còn gì là sử nữa.
Kết quả người Việt không còn biết đâu là cha ông, đâu là anh em, đâu là thù giặc. Lịch sử hàng ngàn năm chỉ còn đọng lại trong ký ức, trong truyền thuyết... Nhưng "cái kim lâu ngày trong bọc cũng phải thòi ra". Di truyền, khảo cổ, nhân chủng học cho những dẫn liệu chính xác, kết hợp với truyền thuyết, di sản Hán Nôm ở Việt Nam và Trung Quốc làm cho người ta ngày càng nhận rõ Trung Hoa cổ đại chính là nền văn hóa của Bách Việt với dòng Lạc Việt đóng vai trò suối nguồn.

Bách Việt 18
23-10-2010, 10:08
Trong làm sử Việt Nam vấn đề không chỉ là thiếu bằng cớ mà là thiếu một cách nhìn nhận vượt được lên trên những quan niệm từ trước (theo kiểu Việt Nam là nước man di của Hán, như Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
Do những vết tích văn hoá lịch sử Trung Hoa có ở Việt Nam rất sớm nên nhiều người quan niệm rằng người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư từ vùng châu Kinh, châu Dương hay từ nước Sở nước Việt xuống. Điển hình là những tác phẩm của GS Đào Duy Anh.
Nhưng khảo cổ lại cho thấy nguồn gốc bản địa của văn hoá đồng bằng sông Hồng. Điều này làm cơ sở để chính sử (các sách giáo khoa) ngày nay nói là nước Văn Lang hình thành khoảng năm 700 TCN do Hùng Vương ở Phong Châu lập nên.
Lại còn có ý kiến cho rằng tổ tiên người Việt là người Môn-Khmer ở Tây Nguyên hay Trung Lào vì ngôn ngữ Việt xếp vào nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá của người Tây Nguyên với văn hoá Đông Sơn (hoa văn trên trống đồng).
Tất cả dẫn đến những quan điểm đầy mẫu thuẫn. Nhưng không ai nghĩ đến, hoặc không muốn nghĩ đến một giả thuyết khác, giải thích được cả 3 quan niệm trên. Đó là người Việt bắt nguồn từ miền Trung, tiến ra khai phá đồng bằng sông Hồng, tiến tiếp lên hướng Bắc hình thành văn hoá Hoa Hạ cổ đại tới sông Trường Giang và vượt tiếp qua dòng sông đó tới tận Hoàng Hà. Tới thời Chu người Việt mới quay lại lập trung tâm ở Bắc Việt. Qui mô của nước Việt không chỉ hạn hẹp ở miền Bắc Việt Nam. Việc bó hẹp lịch sử dân tộc (Việt) trong cương vực của nước Việt Nam ngày nay dẫn đến những trang sử đầy mâu thuẫn, không lối thoát.

vuonglaobaba
23-10-2010, 19:51
Trong tập bản đồ lịch sử ấn hành năm 1991, tạp National Geographic cung cấp đầy đủ các chi tiết lịch sử Trung Hoa từ thời sơ khai hơn 5.000 về trước. Tài liệu giá trị này ghi rõ địa bàn gốc của dân tộc Trung Hoa là vùng châu thổ sông Hoàng Hà ở về phía bắc.
Trong khi tổ tiên của dân tộc Trung Hoa còn sống đời du mục trên lưng ngựa nay đây mai đó thì tổ tiên của người Việt đã định cư ở châu thổ sông Trường Giang (Dương Tử) ở phương Nam.
Nêu lên những dữ liệu này không phải để người Việt xúm xít đi đòi lại đất, nếu có ý đó thì Lý Thường Kiệt với trận đại phá các Châu Ung-Khiêm từ thế kỷ 11 đã làm rồi. Nhưng như Khổng Tử là một triết gia của Trung Hoa cổ đại còn phải thốt lên như đã viết trong sách Trung Dung. Khổng Tử đã viết rành mạch “Ðộ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam. Người quân tử ở đấy. Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường bạo ở đấy. (Ðây là lời giảng về sức mạnh của Khổng Tử cho đệ tử tên Tử Lộ)." Phương nam đây là chỉ đất của người Việt, quả thực người Việt đúng là Quân tử ôn hòa bao dung không báo thù và đầy lòng nhân ái.

Nhân đây nhắc lại chuyện phát minh ra giấy trong các sách sử đều nói là của người Trung Hoa. Người đó tên là Thái Luân sinh ở Quế Dương vào năm 61 công nguyên, là nhà khoa học thời nhà Hán Trung Quốc. Quế Dương khi xưa là đất của người Việt, bị nhà Hán chiếm và chia cắt, nhiều lần thay đổi, sát nhập cốt để người đời sau lần tìm về cội nguồn không biết đâu mà căn cứ.
Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt, làm quan trong triều của nhà Hán. Và công trình phát minh ra giấy của ông bị người Trung Hoa nhận là do họ làm ra!
Nhà Hán chiếm đất Việt bao gồm toàn vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang), chia cắt, thay đổi địa danh, vẽ lại bản đồ... cốt để xóa hết dấu vết của dân tộc bị chiếm.....Chỉ tiếc rằng thời đó người Việt chúng ta không có người viết sử, rồi trải qua hàng ngìn năm Bắc thuộc, những tư liệu ghi chép về nguồn gốc người Việt không những không có, mà nếu có thì cũng đã bị chiếm đoạt và tiêu hủy. laobaba không có ý phô trương quá đáng cội nguồn dân tộc theo lối màu cờ sắc áo trong bóng đá mà chỉ nêu lên vấn đề rằng đến một ngày nào đó những tư liệu lịch sử của dân tộc Việt Nam, những đất đai của dân tộc Việt nam ngày nay đang bị ngoại bang chiếm giữ sẽ được hoàn trả lại cho dân tôc Việt nam. Sẽ có người lập luận rằng thế thì khi người Việt Nam mở mang bờ cõi về phương Nam thì đất đai đó là của quốc gia nào ? Hãy xem lại lịch sử. Người Việt Nam không chiếm của ai cả, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã nói :" ...chúng ta không tham của ai cả nhưng cũng quyết không để mất một tấc đất nào của cha ông ...." Trong năm Canh Dần 2010 đã có tới 3 lần Chủ tịch nói về điều này.

Con Hủi
24-10-2010, 08:11
Nói thứ cần nhất bây giờ là Hoàng Sa đi cậu, chứ hẻm phải là phía nam sông Hoàng Hà.

vuonglaobaba
24-10-2010, 13:02
Nói thứ cần nhất bây giờ là Hoàng Sa đi cậu, chứ hẻm phải là phía nam sông Hoàng Hà.


Ha ha, với anh bạn vàng này thì cần phải nói có sách mách có chứng. Chứ nó cùn ra thì biết làm thế nào. Ta cứ nhân ái thỉnh thoảng bùng lên ngăn chặn cho tới lúc chúng khẩu đồng từ thì ông sư cũng phải chịu. Hủi thấy được không ? Mời Hủi xem thêm điều này : trích từ Wikipedia

..."Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm được, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).

Từ sử liệu của National Geographic Magazine (Mỹ) và các nhận định rải rác của Khổng Tử, Tư Mã Thiên và nhiều sử gia khác trong Minh sử, Thanh sử... những người nghiên cứu về dân tộc Việt ngày càng có thêm chứng cứ để làm sáng tỏ những gì đã bị khuất lấp, đã bị thực dân văn hóa Tầu xuyên tạc, bóp méo.

Tống sử còn lưu dấu vết nhà Tống học cách tổ chức quân đội của nhà Lý Việt Nam: “Thái Duyên Khánh, là tri châu ở đất Hoạt, thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước theo quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, cung tiễn phủ, nhân mã đoàn làm 9 phủ. Hợp 100 đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu bốn bộ. Mỗi đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ, quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mã phiên binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. Còn về sự kiềm chế, thì cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn với nhau, cho khỏi sinh biến. Vua Thần tông nhà Tống khen mãi.”

Minh sử còn ghi hai sự kiện: Thứ nhất, mỗi khi tế thần súng, người Tầu phải tế Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, người mang bí quyết làm súng đại bác (thần sang) của nhà Trần sang nộp cho nhà Minh và được nhà Minh phong cho làm bộ trưởng 2 bộ quốc phòng và xây dựng); thứ hai, công trình kiến trúc, xây dựng thành Bắc Kinh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là do “công trình sư trưởng” (như là kiến trúc sư trưởng ngày nay) Nguyễn An, một thái giám người Việt, đảm trách. Bộ Minh sử này đã được dịch sang Anh ngữ: “The Cambridge History of China”, xếp vào quyển thứ VII, ghi rõ “Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập.

Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông.”

Trong tất cả sách vở do người Hoa biên soạn, lúc nào họ cũng “tự hào” về nước Trung Hoa rộng lớn nhất thế giới, người Hoa tài giỏi và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn minh của nhân loại.

Sách của người Hoa và người Hoa chẳng bao giờ dám giải thích minh bạch về sự bành trướng từ 1 bộ lạc du mục ở lưu vực sông Hoàng Hà, xua quân xâm lăng mở rộng biên cương, tiêu diệt nhiều dân tộc để có được 1 bản đồ mênh mông như ngày nay. Thế nhưng tạp chí National Geographic đã làm việc đó, đã ghi nhận đủ các chi tiết cần thiết sau khi tra cứu công phu.

Tìm trong kho tàng lưu giữ các loại sách lớn nhất của người Hoa, cuối cùng do nhà Thanh bổ túc, sắp xếp, là bộ “Tứ Khố Toàn Thư”, một số sử liệu được phát giác, làm sáng tỏ nhân thân của các công trình đóng góp quan trọng vào văn minh, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn những đóng góp này đến từ gốc tộc Việt.


ÐÓNG GÓP QUAN TRỌNG


Trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” của sử gia Âu Ðại Nhậm (đời nhà Minh bên Tầu) được giáo sư Trần Lam Giang dịch và chú thích, dịch giả đã nhận định bên dưới truyện Thái Luân, phần phụ chú:

“Nhân tài người Việt rèn kiếm quý, làm khí giới, làm giấy viết, hiệu đính kinh truyện cho nhà Hán. Ðiều này chứng tỏ Việt vượt trên Hán về văn minh kim loại và văn học.

Việt đem văn minh khai hóa cho người Hoa, trong khi người Hoa đem bạo lực đàn áp người Việt. Chung cuộc, Việt Nam vẫn đòi lại quyền tự chủ, sống với văn minh nhân bản. Người Hoa thực dân bị quét ra khỏi nước, tự chuốc lấy ô danh bạo ngược, xâm lược......

Những vấn đề nêu trên thực hư ra sao chưa ai kiểm chứng, tiếc quá chỉ vì 1000 năm Bắc thuộc mà dân tộc ta bị mất hầu như là tất cả sử liệu. Nay còn những gì thì cố mà giữ. Việt nam mãi mãi phải là Việt Nam.
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !


Dịch thơ:


Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !

PhucNguyen
24-10-2010, 17:40
Sẽ có người lập luận rằng thế thì khi người Việt Nam mở mang bờ cõi về phương Nam thì đất đai đó là của quốc gia nào ? Hãy xem lại lịch sử.

Sự thật là Việt Nam đã có những chuyến đi nam tiến để xâm chiếm Chămpa. Trong suốt lịch sử nước ta cũng có những triều đại ham muốn xâm chiếm Chân Lạp. Đọc đâu đó, vua Quang Trung đã từng muốn xâm chiếm Tây nam Trung quốc, đã dùng mưu lợi dụng Thiên Địa Hội chia rẻ ly tán dân TQ, nhưng chưa thể thực hiện vì mất sớm.

Thiết nghĩ, mỗi quốc gia đều muốn mở rộng biên cương của mình. Nói Việt Nam không có mong muốn đó thì thật là nghịch lý. Có chăng là tùy vào khả năng quân sự mà thôi.

vuonglaobaba
24-10-2010, 19:57
Sự thật là Việt Nam đã có những chuyến đi nam tiến để xâm chiếm Chămpa. Trong suốt lịch sử nước ta cũng có những triều đại ham muốn xâm chiếm Chân Lạp. Đọc đâu đó, vua Quang Trung đã từng muốn xâm chiếm Tây nam Trung quốc, đã dùng mưu lợi dụng Thiên Địa Hội chia rẻ ly tán dân TQ, nhưng chưa thể thực hiện vì mất sớm.

Thiết nghĩ, mỗi quốc gia đều muốn mở rộng biên cương của mình. Nói Việt Nam không có mong muốn đó thì thật là nghịch lý. Có chăng là tùy vào khả năng quân sự mà thôi.

PhucNguyen nói không sai, nhưng việc mở cõi của người Việt nó cũng có nguyên do của nó.

Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ năm 1069 dưới triều đại Lý – triều đại đầu tiên có thời gian tồn tại lâu nhất. Trước sự cường thịnh của triều đại nhà Lý, sau nhiều năm cống nạp Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh. Căn cứ vùng đất thuộc Địa Lý ở huyện Lê Ninh, tỉnh Quảng Bình, Ma Linh ở huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì có thể nói là triều đại Lý đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075, Địa Lý và Ma Linh đã đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh. Năm 1104, với sự xâm lược của Chiêm Thành 3 châu này bị chiếm mất nhưng ngay sau đó với sự tấn công của Lý Thường Kiệt, Việt Nam đã giành lại được.
Năm 1307, thông qua cuộc hôn nhân với Chế Mân –vua của Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã nhận được châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Trước đây vua Chiêm Thành là Chế Mân đem đất đó làm lễ vật dẫn cưới, dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không phục, vua bèn sai Đoàn Nhữ Hài đến đó để tuyên thị đức ý của triều đình, chọn dân ở đấy ban cho chức quan, cấp cho ruộng vườn, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về”.
Trong lịch sử chinh phục Chiêm Thành của Việt Nam, việc nhận được lãnh thổ do nhà trai cho nhà gái là việc lấy lãnh thổ thông qua quan hệ hữu nghị và bởi sự di trú của người dân thông qua quan hệ hôn nhân. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi vùng đất này thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị), Hóa Châu (bây giờ là Thừa Thiên Huế). Triều đại nhà Trần vì phải đương đầu với 3 cuộc xâm lược kéo dài và quyết liệt của quân Mông Cổ nên cũng như các triều đại trước và sau đó, ngoài trường hợp trên, Việt Nam không nhận được một tất đất nào từ Champa. Ngược lại, do bị tổn thất nặng nề trong thời kỳ chiến tranh chống Mông Cổ và sự mạnh lên của Chiêm Thành, Thăng Long đã vài lần phải lâm vào thế tự vệ và thậm chí năm 1368 còn bị Chiêm Thành yêu cầu trả lại châu Hóa – một phần trong lãnh thổ là lễ vật hôn thú trước đây.
“Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu”.
Với yêu cầu này của Chiêm Thành, trước hết nhờ sức mạnh sẵn có nhưng Việt Nam còn có tư cách đòi phạt hay bồi thường đối với một phần lễ hôn thú bị mất. Kết hôn chưa được một năm thì vua Chiêm Thành mất, theo phong tục Suttee của Ấn Độ, công chúa phải chết cùng với vua, phía Việt Nam đã dùng mưu lược phục thù nhằm cứu công chúa.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu Tư và Nghĩa 14. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Minh Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi. Đào Duy Anh đã lấy ở Hoàng Minh thực lực và đưa ra bằng chứng về điều này “Năm Vĩnh Lạc thứ 13, tháng 11, vua nước Chiêm Thành là Chiêm Ba Dịch Lai… lại xâm đoạt đất 4 châu 11 huyện thuộc phủ Thăng Hoa đuổi cướp nhân dân”.
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại hậu Lê là triều đại có được nhiều lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê có thể chia thành 100 năm hưng thịnh và 260 năm suy vong. Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm 1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quãng Nam thừa tuyên. Ngoài ra, qua cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã chiếm được vùng đất từ Hoài Nhân đến đèo Cù Mông. Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ đã chiếm được.
Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ chiếm được, Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề để có thể dễ dàng hợp nhất khu vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.
Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Tộc họ Câm cai trị khu vực này nhiều đời và có quan hệ đối ngoại với Việt Nam từ thế kỷ 15. Năm 1447, theo đề nghị quy phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy Hợp nhập vào phủ Lâm An. Cho dù bị quy phục Việt Nam nhưng cũng như lúc quy phục Lan Xang, vùng này vẫn được công nhận là tự trị như trước. Đất này bị hợp nhất cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm chiếm. (Sau khi nước Việt Nam ra đời từ năm 1945 thì đất đai đó đương nhiên người Pháp phải trả lại cho người Việt ).
Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người bản địa.
Cho đến ngày nay, tên nước Chiêm Thành chỉ còn ghi trong sử sách trên thực tế nó không còn tồn tại bởi dân chúng hầu như đã đồng hóa hoàn toàn với người Việt và trở thành người Việt. Nói như vậy để lưu ý rằng những vương triều phương Bắc tuy xâm chiếm nước Việt hàng ngàn năm nhưng không thể đồng hóa được người Việt nam bởi nguồn căn từ đầu các vương triều đó là quân xâm lược không có tình nghĩa hữu hảo thì làm sao mà đồng hóa nổi dân Việt Nam.
Tất nhiên không thể phủ nhận được Việt Nam ta cũng có nhiều chuyến chinh phạt để mở mang bờ cõi nhưng chưa thấy có sử nào từ Cổ đến Kim nói về chính sách đô hộ hà khắc của người Việt với những vùng đất mới khai phá.
Hic hic người Việt Nam ta tuy vậy mà cũng bé hạt tiêu đấy chứ.

Bách Việt 18
25-10-2010, 10:00
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chủ đề. Tôi đợt này không vào mạng thường xuyên được nên chỉ thỉnh thoảng dám góp vài câu cho sối nổi.

trích từ Wikipedia

..."Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm được, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).

Chu Nam là đất của Chu Công (Đán). Thiệu Nam là đất phong của Thiệu Công Thích. Đây là 2 đại thần khai quốc của nhà Chu. Đất phong hiển nhiên phải ở rất gần thiên tử Chu. Vậy mà Chu Nam và Thiệu Nam lại là đất Việt.
Ca dao hai chỗ này gọi là "Chính Phong" cho thấy đây mới là khu vực chính của nhà Chu. Như vậy nhà Chu phải là Việt mới đúng.
Chu Công là vương nước Lỗ (nước Lào). Thiêu Công Thích là vương nước Yên. Ở Việt Nam hiện còn 2 địa danh là Lào Cai (Lỗ Cai) và Yên Bái (Yên Bá) có thể chính là 2 vùng đất phong hóa Chu Nam và Thiệu Nam của Kinh Thi.

Về chuyện "Nam tiến" thì tôi thấy bài hát sau nói rất chính xác:
"Trên đất mẹ nắng vàng như lụa
Trải nghìn năm, gắn bó miền hai miền
Như cành chung gốc lớn lên
Như anh em của mẹ hiền..."

Người Chăm và người Kinh là anh em, là hai nhánh Nam Bắc của cùng một dân tộc. Người Chăm là nhánh La (Lửa) phương Nam. Người Kinh là nhánh Bắc. La Kinh là 2 đầu của cây kim la bàn. Chăm và Việt là 2 anh em cùng một mẹ.
Vào thời Minh Mạng nhà Nguyễn, quốc gia cổ đại đã được khôi phục thống nhất bao gồm:
- nước Lào, tức nước Lỗ xưa của Chu Công (Bồn Man) .
- nước Chiêm: tức nước Yên của Thiêu Công Thích
- nước Cam (Căm pu chia): tức nước Tề của Khương Thái Công
và tất nhiên có cả nước Văn Lang, tức thiên tử Chu ở Phong Châu - Bắc Việt.
(Xem Đại Nam nhất thống toàn đồ).
Minh Mạng xứng đáng là vị hoàng đế vĩ đại, đúc nên cửu đỉnh ở Huế như Đại Vũ thu chín châu xưa.

vuonglaobaba
25-10-2010, 21:02
Như bài viết đã dẫn, năm 1447 Bồn Man quy phục Việt nam dâng đất, nếu phải như bách Việt đã nêu thì đất đó xưa thuộc nhà Chu ? Vậy xưa nhà Chu chiếm xứ Bồn man của dân Việt thì nay cũng giống như Châu về Hợp Phố thôi. Còn nữa, có truyền thuyết đặt vấn đề khi xưa Mã Viện đánh nhau với Bà Trưng, quân Bà Trưng khi rút lui có tản về phía Nam và sau này góp sức cùng dân bản địa lập nên quốc gia Chămpa ( Chiêm Thành ). Nếu truyền thuyết này là đúng thì đất Chiêm Thành nhập vào với đất Việt cũng có lý đúng. Nếu Chiêm Thành xưa không chung gốc với người Việt và nếu quốc gia đó còn tồn tại thì lại mất công đi đòi lại đất chăng ? Xét cho cùng thì người Việt ta mất nhiều, mất cả vùng đất từ phía nam sông Dương Tử nay đuợc thêm cái eo miền Trung thì cũng hợp đạo lý thôi.
May mà chưa có ai khẳng định hoặc phủ nhận những chi tiết lịch sử này nên ta vẫn có quyền đặt vấn đề để bàn luận.
Thế mới biết tổ tiên chúng ta cũng thông minh lo trước tính sau, chứ tham một chút mà giử mấy Châu Ung Châu Khiêm thì chưa biết bây giờ nước Việt Nam sẽ ra sao ??? Bởi dân các Châu đó không thuần chủng với dân Việt. May mắm lắm thay.

Bách Việt 18
31-10-2010, 21:12
Sự thật lịch sử sinh động hơn bất cứ câu chuyện nào. Sự thật lịch sử Việt Nam lại còn to lớn hơn bất cứ sự bình luận và tưởng tưởng nào.

Bồn Man liệu có phải chung tổ tiên với Việt Nam không? Chắc chắn là có. Theo như đã nói trên có thuyết cho rằng người Việt có nguồn gốc từ vùng Hạ Lào và miền Trung Việt Nam. Tiếng Việt được xếp cùng nhóm Môn - Khmer, gần với người Thổ, Chứt và một số dân tộc khác ở Hạ Lào. Nói vậy thì đất Bồn Man chẳng phải là quê gốc người Việt hay sao?

Chiêm Thành có phải là anh em với người Kinh không? Sử chép nước Chiêm Thành lập quốc bởi Khu Liên nhân có loạn Trưng Thị ở Giao Chỉ. Nói như bạn vuonglaobaba cũng đúng, thực chất khởi nghĩa Khu Liên là một phần trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khi hô một tiếng Cửu Chân, Nhật Nam đều hưởng ứng. Gần đây còn phát hiện một phổ chí Chăm ghi rằng người Chăm có gốc là vua Lạc và Lê Lợi cùng họ với người Chăm... Xin xem:
http://www.chammuseum.danang.vn/TabID/62/CID/28/ItemID/212/default.aspx

Còn Châu Ung, Châu Liêm? Cũng là Việt nốt vì Châu Ung (Quảng Tây) là Việt Tây, Châu Liêm (Quảng Đông) là Việt Đông, hợp với Việt Nam thành một chỉnh thể thống nhất trong nước... Đại Việt của Lý (Lưu) Cung, Lý (Lưu) Ẩn. Nước này sau đổi tên thành Đại Hưng, bị biến thành Đại Hán... Xin xem thêm bài Đồng tiền Đại Hưng bình bảo ở trang trên.

Chu cô tử Phù Dung
31-10-2010, 23:02
lâu rồi mới lại đọc sử ta. đúng là xưa nay do bị chụp mũ cách nghĩ VN bắt nguồn từ TQ nên nhiều khi mới nghe những điều trên đã nghĩ ngay đó là ngược đời nhwng để ý mấy năm gần đây những bằng chứng khảo cổ đã chứng minh điều ngược lại.
lịch sử phát triển các đất nước gắn liền với các dân tộc. TQ ngày xưa là của người Việt nhưng VN ngày nay, dân tộc Việt chỉ là 1 bộ phận trong Bách Việt xưa, cũng có đóng góp trong nền văn minh xưa ấy.

Bách Việt 18
02-11-2010, 13:02
Người Việt Nam ngày nay không chỉ là một bộ phận trong Bách Việt xưa, mà còn là "suối nguồn" của Việt tộc. Bởi vì:
- Dân tộc Việt lập quốc ở miền Trung Việt Nam (vùng gốc của tiếng Việt). Một số truyền thuyết cho biết kinh đô đầu tiên của Hùng Vương là ở Ngàn Hống - Hà Tĩnh.
- Thời Tam Hoàng (Nghiêu - Thuấn - Vũ) là ở Bắc Việt, với tên nước là Lạc (Lạc Vương). Nay vẫn còn mộ Hùng Lạc (Hùng Vương thứ 6 - Hùng Lục) ở đền Hùng và đền Tản Viên thờ Sơn Tinh - Đại Vũ trị thủy ở Ba Vì.
- Hạ Khải (hay Khởi) khởi đầu ở vùng hồ Động Đình, tức biển Đông, quanh vịnh Hạ Long (Hạ Long có nghĩa là vua Hạ). Vương triều đầu tiên trong tam đại là ở Việt Nam. Hoa Hạ tức là Việt.
- Nhà Chu với văn hóa Đông Sơn nổi tiếng dời đô về đất Phong, tức Phong Châu - Phú Thọ. Thiên tử Chu là ở Việt Nam.
Chỉ xem thế cũng biết nguồn gốc văn minh Trung Hoa là ở đâu. Dịch học được phát minh từ Phục Hy, Đại Vũ, tới Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, tất thảy đều trên vùng đất này.

Chu cô tử Phù Dung
07-11-2010, 23:47
Bạn rất có tinh thần dân tộc, nhưng tất cả những dữ liệu khảo cổ xưa nay đều chỉ ra rằng ngay cả kinh đô Văn Lang đc coi là đầu tiên của người Việt thì ngày đó trình độ phát triển còn tộc Việt còn rất sơ khai. Nền văn minh nhà Chu là nền văn minh ở Nam TQ ngày nay, chưa hề phát triển đến Vn ngày nay, tất cả các địa danh, nhân vật lịch sử đều chưa vươn tới vùng đất VN. Nói nguồn gốc văn minh TQ từ vùng Hoa Hạ Bách Việt thì có lí chứ nói tộc Lạc Việt là suối nguồn của Việt tộc thì mình không đồng ý.

SonBacMinh
08-11-2010, 09:42
Nhân chủng học lịch sử dưới con mắt cuả nhà khảo cổ học đi theo con đường khai quật những di tích con người sẽ không đến cùng nếu cứ phân tích hoá ra các chủng tộc đi từ giòng Hoàng hà xuống cuối đại lục châu Á đều là....giống Hán tộc Trung Quốc sao?? Cả châu Âu bao trùm cả nước Anh sẽ là chủng tộc từ Rome, vì xưa kia dưới sự thống trị cuả Nghị Viện Roman??Ngày nay,khoa di truyền phân tích DNA cuả con người đã cho thấy sự tập họp cuả các giòng máu trong 1 con người; dĩ nhiên có thể thay đổi cái nhìn lịch sử cũ kỹ cố định kia mà thay vào cái nhìn mới cuả con người tại nơi chốn đang sinh sống.

Bách Việt 18
09-11-2010, 21:45
Lịch sử nhân chủng học không đồng nghĩa với lịch sử. Nhân chủng học xác định loài người bắt nguồn từ một bà mẹ Eva ban đầu. Nhưng như vậy không có nghĩa lịch sử bắt đầu từ lúc đó.

Lịch sử theo đúng nghĩa đen nghĩa là bắt đầu từ khi sử được ghi chép, còn lịch sử quốc gia bắt đầu từ khi lập quốc. Trung Quốc công bố lịch sử của họ 5000 năm bắt đầu từ Hoàng Đế lập quốc. Việt Nam công bố lịch sử 4000 năm bắt đầu từ Hùng Vương. 4000-5000 năm trước - thời kỳ đồ đá mới, đó chính là thời điểm cần phải thảo luận.

Vào thời điểm 5000 năm trước rõ ràng ở phương Đông có 2 cái nôi của loài người. Thứ nhất là ở Bắc Hoàng Hà với các di chỉ như Từ Sơn, Ngưỡng Thiều với nền văn hóa trồng kê ở vùng khô và lạnh. Thứ hai là vùng Nam Dương Tử với văn hóa trồng lúa, nóng ẩm. Đây là 2 cái nôi của 2 dân tộc khác nhau. Hoàng Hà là dân Liêu - Hán - Mãn - Mông. Còn Nam Dương Tử là dân Việt, được gọi là cộng đồng Bách Việt. Không có chuyện 2 dân tộc, 2 khu vực này có cùng một gốc trong lịch sử.

http://a367.yahoofs.com/lifestory/Q4rJe4iEGRJq32HfTTITdk3HnsSBK7Gs_g0-_2/blog/ap_20100320014842399.jpg?lb_____DeK1kxqhU
Bằng chứng di truyền nhân chủng học cũng cho thấy rõ ràng sự khác biệt này. Khoảng lặng M175 chính là lúc hình thành nên tộc Việt, nằm ở vùng Hạ Lào và miền Trung Việt Nam. 1 vạn năm trước tộc Việt phân ly theo 2 hướng. Hướng Bắc tiến M122 hình thành dân Nam Á (Bách Việt) ở Hoa Nam. Hướng này phải tiến đến bờ Hoàng Hà mới bắt đầu có giao lưu với Hán tộc. Hướng Nam tiến cùng dân bản địa trước đó hình thành nhóm Nam Đảo.

Chính vì thế mới nói Lạc Việt ở Việt Nam là suối nguồn không chỉ cho cả dân Hoa (Bách Việt) ở Hoa Nam mà còn cho dân Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

Chu cô tử Phù Dung
21-11-2010, 20:39
Cảm ơn bạn đã cung cấp những tư liệu rất đáng quan tâm. Nhưng mà bạn có thể dẫn nguồn và chi tiết hơn ra đc không vì theo mình biết về nhân chủng học và khảo cổ có rất nhiều giả thiết và quan điểm. Nếu không đưa ra được nhiều bằng chứng quan trọng thì rất khó thay đổi đc quan điểm phổ biến hiện nay.

Bách Việt 18
26-11-2010, 21:16
Tôi nghĩ tư liệu, dẫn chứng có rất nhiều. Ai quan tâm thì sẽ thấy. Cái chính là với đầu óc "Đại Hán" hay tự ti dân tộc như hiện nay thì càng nhiều dẫn liệu lại càng thấy bế tắc hay bí ẩn đối với cổ sử. Chỉ khi có được cái nhìn mới thì mọi dẫn liệu mới trở nên sáng tỏ vì đó là đúng với sự thật lịch sử.
Xin xem thêm tư liệu ở trang Hùng Việt:
http://www.huvu.tk/

datanhan_07
18-12-2010, 17:48
Nước Việt nam theo tương truyền thì đã có khởi nguồn từ khoảng 4000 năm trước. Thực tế từ trước thế kỷ 11 thì Sử nước ta nếu có ai đó viết ra thì cũng phải dựa vào tư liệu Sử của Trung quốc. Vì sao ? Bởi mấy lẽ sau :
Phong kiến phương Bắc thường xuyên tấn công xâm lược nước Việt nam. Mỗi lần tràn sang dù đánh nhanh thắng nhanh hay chiếm đóng lâu dài chúng thường hủy hoại các công trình liên quan đến Dân tộc, Văn hóa và nhất là các dữ liệu Lịch sử với ý đồ tiêu diệt nguồn gốc của người Việt và đồng hóa người Việt thành người phương bắc. Tiếc thay cho ý đồ đó của các vương triều phương Bắc không thể thực hiện nổi. Tuy nhiên nó cũng gây rất nhiều khó khăn cho dân tộc Việt nam sau này khi muốn chép lịch sử.
Trong mục Cổ kim kỳ sự này, datanhan muốn viết về những trận đánh của tổ tiên chúng ta trước quân xâm lược phương Bắc, tất nhiên tư liệu cũng đều là tham khảo từ nhiều nguồn, độ chính xác ra sao xin mọi người cùng bình loạn.

Như Sử sách đã ghi chép thì trận đánh đầu tiên của người Việt chống quân phương Bắc là từ khoảng năm -214. Khi đó bên tầu, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung nguyên ( cần phải nói rõ lả thống nhất Trung nguyên thôi,vì thời đó vùng Trung nguyên bên Tầu chỉ có 6 nước. Các nước khác nằm rải rác trên đất Trung quốc ngày nay thì thời đó Tần Thủy Hoàng chưa có được ) và tập trung 50 vạn quân lấn chiếm xuống các vùng lãnh thổ phương Nam như một vài nước ở vùng Quảng đông- Quảng tây, có một bộ phận trong số 50 vạn quân đó ( không rõ là bao nhiêu quân ) tràn tới vùng đất nước Việt thời vua Hùng vương thứ ??? đang trị vì. Dân Việt nam thời đó quyết không chịu để quân Tần tự do bắt giết nên đã ẩn sâu vào rừng núi chống trả quyết liệt, từng bộ lạc tôn vinh những anh hào tuấn kiệt cầm đầu chiến đấu kiểu du kích và sau nhiều năm thực tế đã dập tan được ý đồ xâm chiếm nước Việt nam từ thời Tần Thủy Hoàng.( tiếc rằng thời kỳ này Sử nước ta hầu như không có chút tư liệu nào còn tồn tại ).
Đến năm -210 nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà là tướng nhà Tần có ý định ly khai nên đã âm mưu đánh chiếm nước Việt nam để tìm đất xưng vương và cuộc chiến đã xẩy ra với Thục phán An dương Vương lúc đó đã thành lập nhà nước Âu Lạc tại Việt nam. Kết cục của cuộc chiến này lịch sử đã ghi chép qua câu truyện Mỵ Châu-Trọng Thủy. Kể từ khoảng năm -179 nước ta lần đầu rơi vào tay ngoại bang.
Năm -111 trước sự tàn khốc dã man của quân xâm lược dân Việt đã có cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương ( lãnh chúa Tây Vu thuộc miền Bắc Ninh ngày nay ). Cuộc khởi nghĩa này tuy không thành công nhưng đã để lại tiếng vang thúc dục lòng kiên trì chống quân xâm lược của dân tộc ta.
Đầu kỷ nguyên sau công nguyên vào khoảng năm 40 mọi người đều biết đến cuộc khởi nghĩa vang dội của Hai Bà Trưng với 4 điểm cốt lõi là:
1- Trả nợ Nước
2- Lập lại cơ nghiệp của Vua Hùng ( theo truyền thuyết Trưng Trắc-Trưng Nhị là con cháu Vua Hùng ).
3-Trả thù nhà ( truyện Thi Sách )
4- Quyết chiến thành công dựng lại cơ đồ của dân tộc Việt.
Cuộc khởi nghĩa thàng công, Hai Bà Trưng tấn chiếm được 65 thành trại của giặc. ( thời đó địa dư hành chính chia ra Huyện, mỗi huyện có một trại quân có nghĩa là Hai Bà Trưng chiếm được 65 Huyện bằng hầu hết vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay ). Những liệt nữ như Bà Lê Chân, Bát Nạn Công Chúa..... đã làm táng đởm kinh hồn lũ giặc phương Bắc, để đời danh tiếng đến ngàn ngàn năm sau cho xứng danh phụ nữ Việt Nam- các sư muội trong sơn trại liệu mà tiếp bước theo gương nhé )......
Còn tiếp......

datanhan_07
18-12-2010, 20:35
Cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã thành công. Hai Bà Trưng tiến hành chấn hưng nền kinh tế và bãi thuế trong 3 năm trên các vùng giành được quyền kiểm soát.
Năm 43, Mã Viện tập trung 2 vạn quân từ bờ biển Quảng đông tiến vào Đông Triều, Phả lại để tấn công tiêu diệt quân của Hai bà Trưng. Quân Mã Viện tập trung tại vùng đồi núi thuộc Lãng Bạc huyện Tiên Du - Bắc ninh ngày nay. Quân của Hai bà Trưng từ Mê Linh tiến tới tấn công Mã Viện nhưng trận tấn công không thành công, Hai Bà rút về Cấm Khê-Mê Linh. Quân Mã Viện lập tức phản công liên tục trong 6 tháng và kết cục buồn đã đến với Hai Bà Trưng qua sự tuẫn tiết trên dòng sông Hát.

Năm 137 nổ ra cuộc khởi nghĩa đầu tiên của binh sĩ người Giao Chỉ.
Năm 144, trong vùng Cửu Chân lại nổ ra cuộc khởi nghĩa rất lớn của hầu hết nhân dân trong vùng đất bị bọn giặc phương Bắc chiếm đóng.
Năm 157 cũng ở Cửu Chân có cuộc khởi nghĩa do Chu Đạt lãnh đạo.
Năm 184 tiếp tục có cuộc khởi nghĩa của quân lính người Việt trong quân đội của bọn đô hộ ở Giao Chỉ.
Năm 248 có tiếp cuộc khởi nghĩa của Triệu Quốc Đạt, khi Triệu Quốc Đạt tử nạn thì Triệu Thị Trinh ( Bà Triệu ) cầm đầu nghĩa quân và liên tục gây cho lũ giặc phương Bắc những tổn thất nặng nề.

datanhan nêu lên những sự kiện, tiếc rằng tư liệu sử chỉ có vậy, mỗi sự kiện cách nhau hàng trăm năm. Dân tộc ta quả là chịu biết bao cơ cực dưới tham vọng xâm lăng của giặc phương Bắc, đến nỗi muốn viết muốn nói về ông cha cũng không còn bao nhiêu điều vì chúng nó cướp hết rồi, phi tang để dân ta quên hết sử ta để dễ bề xâm lược và đồng hóa.
Rất cần có nhiều, thật nhiều những ngòi viết bàn phím như Bach Viet 18 để dân ta tìm đến cội nguồn mà phân biệt được giả chân.

Năm 412 có cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới sự chỉ huy của Lư Kinh Đạo.
Năm 468 Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lớn kéo dài tới năm 485.
Những cuộc khởi nghĩa trên cuối cùng bị đàn áp nhưng đã làm cho giặc thống trị ngoại bang phương Bắc khiếp sợ. Bản chất bọn ngoại bang là luôn luôn dòm ngó đất đai của nước khác, không những thế chúng còn luôn luôn dòm ngó tranh dành quyền lợi của nhau để gây ra biết bao cuộc nội chiến đẫm máu khiến chính nhân dân chúng nó cũng khổ cực ( Thời Chiến quốc, Xuân Thu, Hán Sở tranh hùng,Tam Quốc Chí.... bao nhiêu âm mưu thủ đoạn cũng như những chuyện thâm cung bí sử giết hại lẫn nhau để tranh dành ngôi báu quyền lợi ).

Trong thời gian giữa thế kỷ thứ 6, bên tầu các tập đoàn phong kiến đánh nhau, các phe phái người Hán đang cai trị nước Việt cũng choảng nhau. Nhân lúc đó Lý Bôn là hào trưởng quê ở Thụy Anh-Thái Bình phát động cuộc khởi nghĩa. Năm 542 Lý Bôn đưa quân về tấn công thành Long Biên là nơi đặt đô hộ phủ của giặc phương Bắc. Nhà Lương lúc đó đang đô hộ nước ta điều đạo quân lớn từ vùng Quảng Tây sang đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng bị Lý Bôn đánh bại vào tháng 4-542. Đầu năm 543 nhà Lương tiếp tục tập trung quân tại Hợp Phố ( Quảng đông-TQ ngày nay ) chuẩn bị tấn công nghĩa quân Lý Bôn. Viên tướng nhà Lương chỉ huy trận này vốn khiếp hãi thanh thế của Lý Bôn nên chần chừ do dự chưa tiến quân ngay. Nắm được tình hình đó Lý Bôn chủ động đánh thẳng vào sào huyệt Hợp Phố của giặc tiêu diệt gần hết số quân của chúng ( 70-80% ).
Sau thắng lợi , Lý Bôn tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền, đặt tên nước là Vạn Xuân. Dẹp yên giặc phương Bắc, Lý Bôn quay quân tiến đánh quân Lâm Ấp phía Nam đang quấy rối bờ cõi nước ta. Tiếp đến là củng cố lại binh lực vì biết rằng trước sau lũ giặc phương Bắc không bao giờ từ bỏ dã tâm xâm chiếm nước ta, nhất là đã bị quân ta đả bại nhục nhã.

Gõ đến đây nỗi buồn Việt Nam không thắng được Malaysia 3 bàn mà còn bị cầm hòa 0-0 nên bị loại khỏi AF Cup, buồn quá không còn đầu óc nào gõ tiếp được .


..........................................

datanhan_07
22-12-2010, 17:31
Nhà Lương bị Lý Bôn hai lần đả bại nên quyết tâm phục hận. Sau một thời gian chuẩn bị tương đối dài, tháng 7 năm 545 Trần Bá Tiên là một tướng tài của nhà Lương được lệnh tiến quân vảo nước ta. Lý Bôn tập trung quân ở Chu Diên ( Bắc Ninh ) Trần bá Tiên tấn công dữ dội khiến quân Lý Bôn phải rút lui về phía cửa sông Tô Lịch lập thành lũy chống cự, lại bị tấn công phải lui về Gia Ninh ( Bạch Hạc-Việt Trì ). Tháng 2-546 Trần bá Tiên hạ được thành Gia Ninh, Lý Bôn lại rút về hồ Điền Triệt ( đầm Vạc ), Trần Bá Tiên tiếp tục tấn công cho đến tháng 10-546 Lý Bôn thất bại phải rút về Tuyên Quang và trước khi mất giao binh quyền lại cho Triệu Quang Phục. Một bộ phận quân Lý Bôn sau khi thua trận có chạy vào vùng Cửu Chân ( Thanh Hóa ).
Triệu Quang Phục sau khi thay Lý Bôn nắm binh quyền có 1 vạn quân chuyển về đầm Dạ Trạch ( Hưng Yên ) và dùng kế tri cửu? suốt trong niều năm ban ngày tắt khói lửa án binh, đến đêm tấn công quân nhà Lương tiêu diệt nhiều sinh lực địch và cướp được nhiều lương thực. Năm 550 bên tầu lại có nội loạn, nhà Lương rút quân về đối phó. Nhân cơ hội đó Triệu Quang Phục tổ chức đánh lớn một trận thu phục được thành Long Biên quét sạch quân nhà Lương ra khỏi bờ cõi nước ta. Sau 5 năm trường kỳ chiến đấu dân tộc ta đã giữ được nền độc lấp tự chủ của quốc gia Vạn Xuân.

Nhưng bản chất bọn xâm lược phương Bắc là không bao giờ muốn từ bỏ ý đồ xâm chiếm nước ta, chúng tuy thua trận nhưng sẽ rắp tâm âm mưu tiếp tục gây hấn để tiếp tục dìm đất nước ta vào đêm đen tăm tối của ngàn năm Bắc thuộc.

M ẹ chúng nó! cứ đợi đấy.
........................................

datanhan_07
22-12-2010, 18:35
Năm 603, bên Tầu lúc này nhà Tùy lên và tiếp tục tiến công xâm lược chiếm được nước ta. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta tiếp tục, năm 687 Lý Tư Tiên tổ chức cuộc khởi nghĩa lớn khiến bên Tầu lúc này nhà Đường đã thay nhà Tùy phải tập trung đội quân mạnh để đàn áp.
Năm 713 Mai Thúc Loan lãnh đạo cuộc khởi nghĩa mới, xưng là Mai Hắc Đế dàn quân từ Nghệ An tấn công trên khắp cả nước. Năm 714 tấn công thành Tống Bình ( Hà nội ) khiến tướng nhà Đường là Quách Sở Khách phải bỏ chạy về tầu. Mai Hắc Đế giữ được thành quả đến năm 722 thì nhà Đường tập trung đội quân 10 vạn do Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách tiến công đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa này, Mai Hắc Đế thất bại phải rút vào rừng, sau đó bệnh và mất. Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không dám bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả ( Lệ Chi ) hằng năm nữa ( chắc bọn chúng cũng bắt đầu biết sợ rồi chăng ?).
Năm 791 Phùng Hưng nổi lên đánh chiếm nhiều phủ thành của giặc và chiến đấu trong 7 năm liền.
Trong thế kỷ thứ 7 và 8 nhà Đường ngày càng suy yếu, năm 905 Khúc Thừa Dụ nhân cơ hội đó từ Hồng Châu ( Ninh Giang-Hải Dương ) tiến công chiếm thành Long Biên quét sạch giặc ra khỏi bờ cõi và tự xưng là Tiết Lộ Xứ, sau khi mất con là Khúc Hạo kế thừa sự nghiệp.
Năm 930 ở bên Tầu chia năm xẻ bảy, vùng phía nam có viên quan người Hán ly khai lập nước Nam Hán lại dã tâm xâm chiếm nước ta. Chúng đã chiếm được nhưng gặp ngay sự phản công của Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đánh một trận tiêu diệt gần nửa quân Nam Hán.
Năm 938 quân Nam Hán lại tấn công nữa để rồi trên bộ thì vãi c ứt té đ ái chạy, dưới biển thì bị cọc gỗ Bạch Đằng Giang do Ngô Quyền ( lúc này đã là con rể Dương Đình Nghệ ) chỉ huy đánh một trận giết chết tướng giặc Hoằng Tháo. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương và góp công lớn trong việc giành độc lập và chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc. Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

.....Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).trích lược từ Wikipedia.

Một trang sử mới của dân tộc Việt Nam bắt đầu để có cái đại lễ Ngàn năm Thăng Long sau này.

datanhan_07
23-12-2010, 18:38
Năm 944 Ngô Vương Quyền mất, trong nước loạn lạc xảy ra việc cát cứ của 12 sứ quân. Sau đó Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn thống nhất giang sơn về một mối, năm 968 lên ngôi vua xưng hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế ( Đinh Tiên Hoàng ) lập lên nhà nước Đại Cồ Việt đóng đô tại Hoa Lư. Năm 979 Đinh Tiên Hoàng mất, triều đình rối ren, lúc này bên tầu nhà Tống sau khi diệt nhà Đường tiến hành thống nhất Trung quốc và đương nhiên triều đình nhà Tống nhân cơ hội này lại tính đến việc cất quân đi xâm lược nước Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân.
Nhà Tống chia quân thành ba đường tấn công nước ta. Đường thủy theo sông Bạch Đằng, một đạo kỵ binh cũng theo đường thủy tiến vào cửa sông Hồng ( vùng Nam Định ) để đánh úp thành Long Biên. Một đạo lục quân qua ải Chi Lăng tiến thẳng về Long Biên. Lê Hoàn có tin tình báo về tên tướng tầu cầm đầu bộ binh rất hèn và sợ chết vì thằng tướng tầu này không chịu tiến quân, nó ém quân lại chờ đạo quân thủy đánh trước. Lê Hoàn một mặt tấn công phủ đầu đạo quân thủy một mặt giả vờ xin hàng với tên tướng bộ binh. Quả nhiên thằng tướng hèn này mắc mưu nên chủ quan bị Lê Hoàn mai phục tại Chí Linh tấn công một trận diệt 6/10 quân địch, số còn lại kể cả quân thủy quân bộ tan tác chẩu chẩu ah, ù té quyền. Quân ta đuổi đánh tới sát biên giới phá vỡ âm mưu xâm lược nước ta lần thứ nhất của nhà Tống ( năm 980 ). Nước Việt ta được an khang thái bình gần một trăm năm. Đầu thế kỷ 11 khoảng năm 1070, một lần nữa nhà Tống lúc này do Tống Thần Tông lên ngôi lại rắp tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Nhưng lần tới này chúng sẽ đụng vào ai. Hãy đợi đấy.... NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ......

Bàn thêm : Về việc Thái hậu Dương Vân Nga ( vợ vua Đinh Tiên Hoàng ) trao ngôi vua cho Lê Hoàn và sau đó làm hoàng hậu thì sử sách chép lại người khen kẻ chê không biết thế nào là đúng. datanhan chỉ nói về chuyện đánh nhau với quân giặc tầu thôi, chuyện tình ái của vua quan không bàn tới :p

Bách Việt 18
12-01-2011, 10:35
Lịch sử chống xâm lược của Việt Nam viết lại
Cuộc đụng độ đầu tiên với giặc phương Bắc là vào thời nhà Ân Thương khi Trụ Vương vượt sông Hoàng Hà, lập Biệt đô Triều Ca ở Bắc Hoàng Hà. Đây là lãnh thổ nước Quan theo sử sách nhà Thương Ân. Nước phía Bắc nhà Ân là nước Quan, nước phía Đông nhà Ân là nước Từ. Quan này chính là trong ... Quan thoại, chỉ phương âm tiếng Bắc Kinh. Nói cách khác người Bắc Hoàng Hà là người Quan hay người Hán, không phải người Việt của triều đại nhà Thương.

Sau khi Chu Vũ Vương diệt Trụ đã mở đức hiếu sinh cho con cháu nhà Thương tiếp tục giữ đất vùng Hoàng Hà, gọi là Vũ Canh. Vũ là Vua, Canh là phương Bắc (La Canh hay La Kinh là 2 đầu của cây kim chỉ nam). Vũ Canh có nghĩa là vua phương Bắc. Vũ Canh liên kết với đám Hoài Di và Từ Nhung làm loạn. Chu Công phải mất mấy năm mới dẹp được yên. Hoài Di là đám người Di ở vùng sông Hoài, con sông vùng Bắc Hoàng Hà. Từ (dịch nho của Thương) và Nhung (tính chất mềm động) đều là chỉ phương Đông. Từ Nhung là người trên bán đảo Sơn Đông, phía Đông của nhà Ân. Như vậy đám rợ Hoài Di là người nước Quan, Từ Nhung là người nước Từ, 2 khu vực Bắc và Đông nhà Ân trước đó. Đây là cuộc đụng độ thứ 2 giữa dân Bách Việt và giặc phương Bắc...

Bách Việt 18
13-01-2011, 11:57
Sang thời Đông Chu Liệt Quốc có 2 nước Tề:
- Nước Tề do Khương Thái Công lập ra nằm ở phía Tây vì Tề = Tây, Khương hay Khăng là tính chất cứng của phương Tây. Đây là nước đánh nhau với nước Yên thời này.
- Nước Tề của đám Từ Nhung thời nhà Ân ở Sơn Đông (Tề = Từ). Nước này là nước đánh nhau với nước Ngụy.

Nước Quan thời Ân một phần đã bị Trụ Vương chiếm khi vượt Hoàng Hà, phần khác bị Chu Công chiếm khi dẹp phản loạn Hoài Di. Vì thế vào đời Xuân Thu Chiến Quốc đây là vùng đất nằm trong khu vực đất phong của nhà Chu, ở vào vị trí nước Tấn. Dân Hán (Quan) ở đây sống lẫn với người Bách Việt của nhà Thương. Khi nước Tấn chia thành Hàn, Triệu, Ngụy thì thành phần dân tộc của Tam Tấn gồm cả 2 tộc người này.

Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa theo Sử ký thì rợ đã lấn đến tận Hoàng Hà. Thủy Hoàng phái Mông Điềm vượt Hoàng Hà, chiếm vùng Hà Sáo, rồi xây trường thành. Hà Sáo có nghĩa là Hà Bắc (Sáo = Sủy = Thủy, là tượng của phương Bắc). Điều này cho thấy Trung Hoa trước thời Tần chưa hề từng làm chủ Bắc Hoàng Hà, vì đây là đất của tộc người khác (người Hán, Mãn, Mông..).

Bách Việt 18
14-01-2011, 12:40
Cuộc đấu tranh trường kỳ giữa 2 tộc người Bách Việt và người Hồ phương Bắc bắt đầu bên sông Hoàng, sông Hoài từ thời Ân Thương. Cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thì đám người phương Bắc vẫn còn đang ở dạng các bộ lạc gọi là man, rợ, hồ, di, sổng tản mạn ở Bắc Hoàng Hà.

Thời Tần còn có chuyện Lý Ông Trọng người làng Chèm Từ Liêm được Tần Thủy Hoàng cử làm tướng, trấn giữ ở phương Bắc làm giặc Hung Nô khiếp đảm không dám xâm phạm bờ cõi.

Nhà Tần sụp đổ, Lưu Bang, tên Việt là Lý Bôn, bôn ba khắp nơi từ đất Phong, đất Bái, làm tướng của Sở, chiếm Hàm Dương, rồi bị dồn vào đất Trịnh, lại diệt Tam Tần, thắng Hạng Vũ, lập nên nhà Hiếu. Cuộc đời Lưu Bang đúng là một chuỗi ngày "lang ba lang bang" hay "bôn ba", trong đó Lang là từ chỉ vua, Bang hay Bôn là tên của ông ta, Ba là chỉ ông ta là con thứ 3 trong gia đình, tương ứng với tên Lưu Quí (thứ tự là mạnh, trọng, quí) của Lưu Bang.

Vài năm trước khi Lưu Bang lập triều Hiếu, những bộ lạc người Hung Nô tập hợp lại thành một nước do Thiền Vu Mạo Đốn, con của Đầu Man cầm đầu. Lịch sử còn ghi Lưu Bang có cất quân chinh phạt Thiền Vu Mạo Đốn hay Mao Dun. Giải tự tên này cho thấy: Thiền Vu đọc lái tiếng Việt là Thù Viên, hay Thù vương (Viên= Vương giống như trong Tản Viên, Hiên Viên). Mạo Đốn thiết là Mông, Mao Dun thiết là Mun. Như vậy Thiền Vu Mạo Đốn là Thù vương người Mông, người Mun, người Man (người phương Bắc).

Trong trận Bạch Đăng Sơn Lưu Bang bị quân Hung Nô vây, suýt chết mới chạy thoát được. Có lẽ đây là lần đụng độ tiếp theo giữa triều đại người Bách Việt và người Hồ phương Bắc. Từ đó nhà Hiếu phải chuyển sang thế thủ đối với người Hung Nô. Thậm chí phải gả các công chúa cho các Thù Viên Hung Nô và lấy Trường Thành làm biên giới. Phải mãi tới thời Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt mới đẩy lùi quân Hung Nô về vùng sa mạc Nội Mông.

datanhan_07
14-01-2011, 15:26
Trải qua hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ ( thời kỳ Bắc thuộc ) những trận đánh kể trên từ năm 214 trước Công nguyên đến thời Lê Hoàn ( 980-1005 ) đã chứng tỏ sự bất khuất của dân tộc Việt trước sự chiếm đóng xâm lược của giặc phương Bắc. Từ vị thế của một dân tộc liên tục khởi nghĩa chống lại giặc ngoại xâm cho đến khi dành được độc lập và lập dựng nên Nhà nước Đại Cồ Việt. Kế tiếp đó là triều đại huy hoàng của Nhà Lý ( 1009 ) với những trận đánh chống lại sự xâm lược chứ không còn là những cuộc khởi nghĩa nữa. Mở đầu cho những trận đánh này là cuộc chiến vỗ mặt đánh thẳng vào hậu cứ quân nhà Tống của danh tường Lý Thường Kiệt với bài PHẠT TỐNG LỐ BỘ VĂN. Ngẫm mà thấy oai hùng thay cho các bậc tiền nhân của nước Đại Việt ( trong thời nhà Lý trị vì nước ta đổi quốc hiệu thành Đại Việt từ năm 1054 vào thời vua Lý Thánh Tông ).

伐宋露布文
天生蒸民,君德則睦。君民之道,務� �養民。今聞宋主昏庸,不循聖範,聼� ��石貪邪之計,作青苗助役之科。使百 姓膏脂凃地,而資其肥己之謀。
蓋萬民資賦於天,忽落那要離之毒。� �上固宜可憫,從前切莫須言。
本職奉國王命,指道北行,欲清妖孽� �波濤,有分土無分民之意。要掃腥穢� ��污濁,歌堯天享舜日 之佳期。
我今出兵,固將拯濟。檄文到日,用� �聞知。切自思量,莫懷震怖。

Phiên âm:
PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN
Thiên sinh chưng dân, quân đức tắc mục. Quân dân chi đạo, vụ tại dưỡng dân. Kim văn, Tống chủ hôn dung, bất tuần thánh phạm. Thính An Thạch tham tà chi kế, tác "thanh miêu", "trợ dịch" chi khoa. Sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ phì kỷ chi mưu.
Cái vạn dân tư phú ư thiên, hốt lạc na yếu li chi độc. Tại thượng cố nghi khả mẫn, tòng tiền thiết mạc tu ngôn.
Bản chức: Phụng quốc vương mệnh; Chỉ đạo Bắc hành. Dục thanh yêu nghiệt chi ba đào, hữu phân thổ vô phân dân chi ý; Yếu tảo tinh uế chi ô trọc, ca Nghiêu thiên hưởng Thuấn nhật chi giai kỳ.
Ngã kim xuất binh, cố tương chửng tế. Hịch văn đáo nhật, dụng quảng văn tri. Thiết tự tư lường, mạc hoài chấn bố.

Dịch nghĩa
BÀI VĂN TUYÊN BỐ VỀ VIỆC ĐÁNH TỐNG
Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu","trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập.
Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!
Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!
Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!

Bài Phạt Tống Lộ Bố Văn đã mở đầu cho cuốc tấn công vào sào huyệt quân Nhà Tống tại các Châu Ung-Khâm-Liêm.

datanhan_07
26-01-2011, 20:24
Trước khi tiếp nối các trận chiến thời nhà Lý chống quân Tống, lược lại một chút về tình hình nhà Tống thời Tống Thần Tông ( 1048-1085 ). Trong thời trị vì của Tống Thần Tông, nhà Tống bị các vương quốc Tây Hạ và Liêu đánh phá, nhà Tống phải cống nạp nhiều vàng bạc, lụa là cho Liêu, sau đó nhà Tống cũng nhanh chóng bị vương quốc Tây Hạ uy hiếp và lại phải cống nạp cho Tây Hạ như đã cống nộp cho nhà Liêu. Chính vì vậy theo quân sư quạt mo Vương An Thạch nhà Tống phải dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên tiến hành xâm lược Đại Việt. Tống Thần Tông đã trắng trợn nói:"Sau khi Giao Chỉ thua, hãy đặt thành huyện mà cai trị và hãy sung công của cải và nếu thắng được Đại Việt thì thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu-Hạ sẽ phải kiêng nể". Về phần Vương An Thạch vì đang có chương trình cải cách trong nước mà lại cứ bị các nước Liêu- Hạ quấy rồi và trong nước thì bị phe phái chống đối nên chi bằng tổ chức xâm lược bên ngoại để an trị bên trong để chứng minh cho chương trình cải cách của mình là đúng, một phương sách mà các triều đại Trung Hoa nào cũng muốn áp dụng ( người Việt Nam ta phải cảnh giác cao độ ). Tiếc thay cho cái ý đồ đó đã bị Lý Thường Kiệt đập tan ngay từ trong trứng bằng cuộc chinh phạt các châu Ung-Khâm-Liêm khiến cho thầy trò Tống Thần Tông tức điên lên và tổ chức báo thù. ( datanhan muốn lưu ý một điều rằng vụ án Hồ Dâm Đàm không thể tách rời khỏi vụ tổ chức xâm lược Đại Việt của Vương An Thạch bày mưu ).

Sưu tầm :

Ngày 9 tháng 3 năm 1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân sang đánh Đại Việt.

Với một đạo quân hùng hậu hơn 10 vạn người, do chính tướng từng có kinh nghiệm chiến đấu chống quân Liêu – Hạ từ phía bắc xuống, đặt dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ.

Đại quân Tống kéo xuống, tập trung tại Ung Châu, chia ra đóng ở các thành, trại, dọc theo biên giới. Cuối tháng 8 năm 1076, những cánh quân Tống đã đột nhập vào đất Đại Việt, do Thẩm Khởi cầm đầu, đánh chiếm châu Vĩnh An. Tháng 10, Yên Đạt đánh vào châu Quảng Nguyên, một vị trí chiến lược.

Lưu Kỷ đốc thúc 5.000 quân cự chiến, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1077, Quảng Nguyên bị mất. Ngày 8 tháng 1 năm 1077, Quách Quỳ dẫn đại quân từ Tư Minh, Bằng Tường theo đường qua ải Nam Quan đánh vào ải Quyết Lý, bị quân do phò mã Thân Cảnh Phúc chỉ huy chặn lại ở đây. Quân Tống không thể tiến, Quỳ sai cung thủ lấy nỏ bắn vào voi. Voi sợ, quay chạy, xéo lên quân Lý. Quân Lý tan vỡ, Quyết Lý mất. Ở mặt tây, Khúc Trân rời Quảng Nguyên, tiến quân sang đông nam đánh Môn Châu. Ở mặt đông, quân Tống từ các Lộc Châu, Tư Lang tiến vào Tô Mậu. Quân Tống đóng trên một tuyến dài khoảng 30 km từ bến đò Như Nguyệt đến gần núi Nham Biền.

Bờ nam là quân Đại Việt trấn ngự. Dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu) trở thành chiến tuyến thiêng liêng mà Lý Thường Kiệt đã chọn làm nơi phòng ngự cuối cùng nhằm chặn đứng cuộc tiến công của địch vượt sông, chiếm lấy kinh đô Thăng Long. Ông đã sai đắp đê nam ngạn cao như một bức thành đất. Ngoài đê, đóng cọc tre mấy từng lớp để làm giậu. Quân Đại Việt đóng dọc theo sau lũy tre dài gần 100 km, sẵn sàng đón đánh, nếu quân Tống muốn qua sông. Đại bản doanh Đại Việt đóng ở Thiên Đức và Thăng Long. Còn thủy quân chia làm hai ngả: một do Lý Kế Nguyên đốc suất, giữ sông Đông Kênh (Vân Đồn), để chặn thủy quân Tống không để lọt vào nội địa; một, đóng ở Lục Đầu vùng Vạn Xuân để tùy cơ ứng biến.

Trong bài viết này datanhan xin không nhắc tới bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư một phần vì đã nói đến ở bài trước, phần nữa còn có những ý kiến khác nhau của những nhà Sử học về nguồn gốc của bài thơ này ( có sách nói có từ thời Tiền Lê và đã được dùng trong trận đánh Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn năm 981.

Phòng tuyến của Đại Việt rất kiên cố, quân Tống không có thuyền để qua sông. Thủy quân không thể tới. Quân Tống bị chặn đứng ở bên kia sông Cầu. Quách Quỳ sai bắc cầu phao, đóng bè lớn, mỗi lần, chở được 500 quân sang sông, hết lớp này đến lớp khác, rầm rộ tiến công vào tuyến phòng thủ. Quân Đại Việt từ trên bờ cao đánh xuống quân Tống, phần bị chết, phần xin hàng, đạo quân đã qua sông hoàn toàn tan rã. Đã hai lần quân Tống vượt sông thì cả hai lần đều thất bại nặng nề.

Quách Quỳ chán nản, thất vọng, không dám nghĩ đến việc vượt sông nữa, và ra lệnh: "Ai bàn đánh sẽ bị chém". Hơn một tháng bị lún chân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân Tống rơi vào tình trạng bi đát: lương thực ngày một vơi dần, đường tiếp vận quá xa xôi, phu phen thiếu thốn, lại bị chặn bít kín các ngả, không thể nào chuyển được lương thực tới nơi. Sau lưng, những toán quân nhỏ của Đại Việt vẫn không ngừng hoạt động quấy phá. Ngoài ra, thời tiết đang chuyển dần sang nóng nực – sức nóng dữ dội của mùa hè – không thích hợp với quân Tống. Số quân lính và phu vận chuyển mệt mỏi, chết dần chết mòn mất quá nửa, số còn lại cũng ốm đau. Lương ăn của 9 đạo quân đã cạn.

Thời cơ và hoàn cảnh rất thuận lợi để chuyển sang thế phản công. Hai hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn, theo kế hoạch đã vạch sẵn, dẫn 500 chiến thuyền, đổ bộ vài vạn quân đánh vào trận tuyến địch ở vùng sông Kháo Túc (đoạn sông Cầu gần núi Nham Biền) để nhử địch về hướng này, rồi kéo quân xuống thuyền trở về căn cứ địa, bị quân địch bắn đá như mưa làm thuyền chìm. Quân Đại Việt bị chết đuối khá đông và hai hoàng tử cũng đã hy sinh. Một đêm không trăng sao, đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy, mở cuộc phản công bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Quân Tống đại bại.

Sau cuộc thắng trận ở sông Như Nguyệt và khi đã nắm vững tình hình một cách chủ động, triều đình nhà Lý, thấy đã đến lúc đứng ra đặt vấn đề điều đình để gỡ thế kẹt cho địch, đồng thời nhằm chấm dứt chiến tranh: "Không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu, xã tắc".

Công việc thương lượng được tiến hành gấp. Quách Quỳ đang ở trong thế bí, vội vã nhận "giảng hoà", rút quân về nước. Tháng 3 năm 1077, Quách Quỳ ra lệnh rút quân. Tống sử chép về cuộc rút quân như sau: "Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích bèn bắt quân khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn, giày xéo lên nhau”. Quân Tống rút đến đâu, quân Đại Việt theo đến đó và thu hồi đất đai bị chiếm đóng ở các châu: Quang Lang, Môn, Tô Mậu, Tư Lang một cách nhanh chóng, dễ dàng. Riêng châu Quảng Nguyên, nơi sản xuất nhiều khoáng sản quí, nhà Tống toan tính chiếm làm thuộc địa. Nhưng Đại Việt nhất quyết đòi. Cho mãi đến tháng 11 năm 1079, vua Tống phải trả lại châu Quảng Nguyên.
Năm 1078: mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt đi. Năm 1079, nhà Tống đem Thuận Châu trả lại (tức là châu Quảng Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu), nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống. Tháng 6 năm 1084, khi đó là thị lang bộ Binh, Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác, song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do người Tống xâm lược tại nơi biên thùy. Còn các đất đai do thổ dân nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác, họ không chịu trả lại. Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm. Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả Tống là Thành Trạc:

Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.

Đại diện cho Đại Việt, Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi, đầy đủ lập luận. Đối với luật pháp nước nào cũng vậy, khi nhận một vật gì để canh giữ, nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi, tất nhiên phải có tội. Trong trường hợp này, các thổ dân - chỉ là những người được vua tin dùng, cho cai quản các châu quận ở nơi biên ải xa xôi. Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống, để xin phần phục, xâm phạm vào lãnh thổ của Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.

Luận cứ trên đây cho thấy nền pháp luật thời ấy đã có những bước tiến đáng kể, nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm, ký thác hay quyền sở hữu.

Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:

Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:

Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên


Cuộc chiến tranh xâm lăng do nhà Tống phát động với chủ ý thôn tính Đại Việt đã thất bại, làm hao tổn nhân mạng, vật lực, tài sản. Sau khi rút quân về nước, kiểm điểm lại: Lúc ra đi quân có 10 vạn, phu có 20 vạn, và 1 vạn con ngựa. Lúc trở về chỉ còn 23.400 người và 3.174 con ngựa. Phí tổn hết 5.190.000 lượng vàng, còn Toàn thư chép: "Khi quân ta đánh chiếm thành Ung Châu, giết hết 58.000 người. Cộng với số người chết ở các châu Khâm – Liêm lên đấn 10 vạn. Đấy là chưa kể số người bị quân ta bắt sống ở 3 châu ấy đem về".

Một chiến thắng oai hùng về mặt quân sự và cả về mặt chính trị. Vương An Thạch sau đó đã bị bãi chức, cuộc canh tân nhà Tống của Vương An Thạch cũng bị phá sản.

Bách Việt 18
29-01-2011, 16:29
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:

Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên
Ít ai để ý trong câu đối trên "Quảng Nguyên" là chỗ nào. Trong câu trên có nói rõ nhà Tống đã nhường lại vùng đất Quảng Nguyên cho nhà Lý, là nơi có mỏ vàng. Đây là một địa bàn khá lớn (6 huyện và 3 động). Vì thế Quảng Nguyên không thể chỉ là một phần của Cao Bằng ngày nay.
Trong câu đối trên "Quảng Nguyên" còn đối lại với "Giao Chỉ". Như vậy vùng đất Quảng Nguyên thực sự phải là rất lớn, tương đương với đất Giao Chỉ. Quảng Nguyên có thể là vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông Quảng Tây). Vùng này là nơi mà Lý Thường Kiệt đã tái chiếm trong đợt tấn công vào châu Liêm, châu Ung trước đó.
Nếu vậy Lưỡng Quảng vẫn nằm trong đất Đại Việt vào đầu triều Lý.

datanhan_07
29-01-2011, 20:24
Trong Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim viết, đó là “các châu Quảng Nguyên (bây giờ là châu Quảng Uyên thuộc tỉnh Cao Bằng), châu Tư Lang (bây giờ là châu Thượng Lang và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng), châu Tô, châu Mậu (ở giáp giới tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn) và huyện Quảng Lang (Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn)”. Như vậy Quảng Nguyên là đất thuộc tỉnh Cao Bằng không nằm trên phần đất Lưỡng Quảng. Còn hai câu Tham voi Giao Chỉ, Bỏ vàng Quảng Nguyên không phải là so sánh đất Quảng Nguyên to như đất Giao Chỉ mà ý nói là tham cái nhỏ bỏ cái lớn. Trên thực tế nhà Tống không thể không trả Quảng Nguyên vì nhà Lý hầu như đã làm chủ Quảng Nguyên, nay đòi chỉ là cái cớ buộc nhà Tống phải chính thức trả đất đã xâm lược cũng có ý là anh thua trận rồi thì phải trả lại đất cho người chiến thắng. Thật là oai hùng, mềm mỏng mà cương quyết, thời nay hãy lấy đó làm gương ( vùng đất Quảng Nguyên ngày nay, địa phương Cao Bằng đã cho một số công ty nước ngoài thuê rừng dài hạn !? ).

Bách Việt 18
30-01-2011, 07:58
Việc biến "châu" thành "huyện" là phép ảo thuật rất thường gặp trong sử Tàu nhằm che đậy sự thật về lãnh thổ nước ta ngày trước. Trong lịch sử đã có vài trường hợp như vậy:
- Triệu Đà gọi là quan Úy (Úy Đà liệt truyện - Sử ký Tư Mã Thiên), nhưng lại chỉ là quan huyện lệnh huyện Long Xuyên. Chức Úy là chức quận trưởng, sao lại thành chức Lệnh (huyện lệnh) được?
- Khu Liên, con của Công tào địa phương khởi nghĩa lập nước Lâm Ấp. Lâm Ấp là cả một vùng miền Trung khá dài, lập thành cả một quốc gia riêng nhưng lại được chép chỉ là một huyện của quận Nhật Nam.

Nguyên tắc câu đối là phải cân chỉnh không chỉ về ngôn ngữ mà cả về ý nghĩa. Đem cả tỉnh Cao Bằng ra cũng không thể đối được với Giao Chỉ. Nếu chỉ là vài huyện biên giới nhỏ thì cũng đã không thành chuyện giữa 2 quốc gia.

Chuyện về Quảng Nguyên bắt đầu từ họ Nùng. Đầu thời Lý Nùng Chí Cao chiếm Lưỡng Quảng, lập nước Đại Lịch, tiến đánh làm rúng động nhà Tống. Nguyên soái Địch Thanh phải đi dẹp, suýt thua. Trong khi đó Nùng Chí Cao được biết là thần phục Đại Việt.

Triều Lý vẫn coi đất Lưỡng Quảng là của mình nên mới có việc tái chiếm của Lý Thường Kiệt vào châu Ung, Khiêm, Liêm. Đây không phải là cuộc phản công chiến lược vì thế chẳng thế có chuyện chiếm xong Lưỡng Quảng rồi lại rút quân đem đất trả cho Tống. Có thể phải đến khi đội quân xâm lược của Quách Quỳ kéo sang nhà Tống mới chiếm lại Quảng Nguyên (Lưỡng Quảng).

Bách Việt 18
11-02-2011, 15:47
Trong lịch sử có Tây Châu do Chu Vũ Vương lập nên sau khi diệt Trụ, đô đóng ở Cảo Kinh, Đông Châu do Chu Bình Vương chuyển về Lạc Dương và Bắc Châu do Vũ Văn Giác lập sau khi diệt nhà Tây Ngụy thời Nam bắc triều.
Còn có nhà... Nam Châu nữa nhưng lại không được xếp vào sử Trung Quốc và cũng chẳng được ghi vào sử của nước nào cả. Đây là nước Nam Chiếu (hau Chiêu=Châu=Chu), tiếng Latinh ghi Nan Chao.
Nam Chiếu được coi là quốc gia của những dân tộc thiểu số ở vùng Vân Nam. Nhưng quốc gia này đã có thời kỳ làm chủ toàn bộ Lào, Tây Bắc Việt và đánh tới tận Thành Đô - Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây là một quốc gia lớn, đối đầu với nhà Đường, lãnh thổ cũng thật rộng, tồn tại gần 200 năm. Vậy mà tới nay không nước nào muốn nhận Nam Chiếu vào lịch sử của mình.
Đồi với Việt Nam, Nam Chiếu phải được coi là một phần lịch sử dân tộc vì đó là thời kỳ định hình các dân tộc Thái, Mường, tách ra khỏi người Canh Lạc (Kinh).
Nam Chiếu đã từng được ghi vào dã sử Việt trong chuyện Nam Chiếu của Lĩnh Nam Trích Quái. Chuyện này cho biết đất khởi dựng của Nam Chiếu (Bồn Man) là Trấn Ninh trong bản đồ Đại Việt. Trấn Ninh là vùng Xiêm Khoảng - Hứa Phan của Lào ngày nay. Nước Lào như vậy từ lâu đã nằm trong lãnh thổ Đại Việt.
Với "thói quen" chỉ những triều đại nào đóng đô trên đất Việt ngày nay thì mới được coi là lịch sử Việt Nam nên Nam Chiếu không được ghi vào sử Việt. Điều này thật vô lý và bất công đối với công sức của tiền nhân đã dựng nên một quốc gia hàng trăm năm lịch sử, một lãnh thổ rộng lớn... Kiểu viết sử hẹp hòi như vậy chỉ làm thu hẹp tầm nhìn, làm sai lệch quan hệ anh em giữa các dân tộc (Việt - Lào, Việt - Chăm, Việt với các nhóm Thái, Mường, ...).
Chỉ cần nhìn nhận Nam Chiếu hay Nam Châu là một triều đại của người Việt thì sẽ thấy ngay... Tây Châu, Đông Châu và cả Bắc Châu nữa cũng là những triều đại của người Việt. Trung tâm nhà Châu chính là vùng đất của Nam Chiếu từ Tứ Xuyên, Vân Nam, Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. Đây cũng là khu vực văn hóa Điền - Đông Sơn với những trống đồng nổi tiếng trong khảo cổ.

hoangthanh_mobi
09-06-2011, 01:21
Lịch sử được viết ra bởi những kẻ chiến thắng. Có những bí mật được làm sáng tỏ hoặc bị chôn vùi mãi mãi. Sử sách được viết bởi TQ. Tin được chăng?
Như nhà Minh là một triều đại phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và thương nghiệp phát triển, sau này Mãn Thanh xâm chiếm viết lại lịch sữ nói thời Minh lạc hậu dân chúng nghèo đói, sau đó nhờ có sử sách của Nhật mới biết được sự thật. Còn lịch sử việt nam thì sao?
TQ ngàn năm nay chưa bao giờ không có ý đồ mở mang bờ cõi
Trước còn nhỏ cứ tưởng Tàu là bạn bè của chúng ta, hâm mộ lắm lắm, cuối cùng mới biết được chiến tranh biên giới, xâm chiếm hoàng sa, mới thấy bộ mặt thật của TQ.
Quả thật là bình mới rượu cũ, phong kiến cũng thế, chủ nghĩa mới cũng thế có khác gì nhau đâu. Trước tài trợ cho việt nam cũng chẳng qua vì lo chủ nghĩa tư bản tiến sát tới nhà nó thôi!
"Trong chính trị chẳng có tình bạn nào mãi mãi, chỉ có lợi ích là mãi mãi" đọc đâu đó không biết
BV18 nói vậy không biết có đúng hay không? nhưng biết là được, hô hào xúc động chỉ thiệt mình, Yếu thì chỉ biết nhẫn nhịn và khôn khéo
Ôi! Chân lý luôn đứng về kẻ mạnh!

ntt20021991
24-06-2011, 18:45
Em là mem siêu mới. Hôm na đọc bài này thấy có nhiều thông tin (nhất là của bác Bách Việt) cung cấp rất lý thú. Để tìm hiểu thêm, mọi người có thể tham khảo ở hệ thống "sử thuyết họ Hùng" (tìm trên Google nhé, em chưa đủ̉ số bài viết)
là một hệ thống sử thuyê4ts và đối chứng lịch sử. Không biết có ai rành về Kinh Dịch không ạ? Trong hệ sử thuyết này có sử dụng nhiều vấn đề của Kinh Dịch nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn. Mọi người nghiên cứu và đưa ra ý kiến!

nhatnguyen.yolasite.com/su-thuyet.php

congkheomafia
27-06-2011, 14:05
Tại hạ xin bái phục các vị huynh đệ tinh thông lịch sử nhưng chỉ tiếc là hiện nay giới trẻ rất nhiều người như tại hạ không được biết rõ nhiều về lịch sử của ông cha ta , tiếc thay tiếc thay !

Bách Việt 18
01-08-2011, 15:19
Về tên gọi Thăng Long của Hà Nội:

Đình làng Xuân Quan cũng là đền thờ Triệu Vũ Đế, có tên là Long Hưng Điện, nằm ở xã Xuân Quan, Hưng Yên, sát với làng Bát Tràng Hà Nội, cạnh bờ sông Hồng.

http://i303.photobucket.com/albums/nn137/ndtluu/LongHungDien.jpg

Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam dựa vào các tư liệu cũ (Bắc Ninh tự miếu bi văn, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, Bắc Thành địa dư chí lục, Đại Nam nhất thống chí) chép sự tích đền như sau:

“Triệu Đà người huyện Chân Định, đầu thời Tần làm quan lệnh Long Châu, sau làm Nam Hải úy. Đến đời Hán được phong làm Nam Việt Vương. Triệu Đà cho con cầu hôn nhà Thục để lấy bí mật nỏ thần, nhân đó diệt nhà Thục lập ra nhà Triệu. Tương truyền Triệu Đà đi tuần phương nam qua xã Nam Quan thấy có rồng vàng hiện ra, cho là đất lành bèn dựng hành cung, gọi là điện Long Hưng. Về sau dân dựng đền thờ trên nền điện cũ.”

Đọc thần tích trên chợt liên hệ với thông tin trong Thiên Nam ngữ lục:
Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Có thể thấy khả năng tên thành Thăng Long là do Triệu Đà đã đặt cho vùng đất quanh Hà Nội ngày nay, với trung tâm ở khu vực ven sông Hồng thuộc Gia Lâm – Văn Giang. Tại đây hiện vẫn còn xã Long Hưng của huyện Văn Giang, trùng tên với hành cung xưa của Triệu Vũ Đế.

Khi so sánh 2 tư liệu trên có thể thấy Long Hưng là tên gọi tương ứng với Thăng Long. Đây cũng là giải thích tại sao lại có sự lẫn lộn về truyền thuyết đặt tên thành Thăng Long giữa Triệu Đà và Lý Công Uẩn. Cả 2 vị vua đều xuất phát từ Phiên Ngung – Quảng Đông, tiến đánh lấy Giao Chỉ. Và quan trọng hơn, Lý Công Uẩn (Lưu Cung) là một “Long Hưng”, hay Lang Hưng, là vua của nước Đại Hưng như tên nước ghi trên đồng tiền Đại Hưng bình bảo hay trong Thiên Nam ngữ lục:
“Thùy y củng thủ cửu trùng
Cải nguyên Hưng quốc đề phong trong ngoài”

Cũng trong thần tích trên cho biết Triệu Đà ban đầu là quan lệnh huyện Long Châu. Long Châu chứ không phải Long Xuyên như chính sử hiện nay đang chép. Một số tư liệu khác cũng ghi như vậy. Sách Thất tộc thổ ty ở Lạng Sơn, tác giả Lã Văn Lô có phần về gia phả họ Vi, liên quan tới Triệu Đà:

“Xét gia phả họ Vi, nguyên tổ tiên là họ Hàn tên là Nhân, dòng dõi của Hoài Âm hầu Hàn Tín. Lã Hậu nghi Hàn Tín mật thông với Trần Hy làm phản, nên cùng lập mưu với Tiêu Hà diệt trừ Hàn Tín (Khoảng năm 110 trước CN ). Lúc bấy giờ một người thiếp của Hàn Tín có thai, Tiêu Hà mật gửi cho Triệu úy Đà ở Lĩnh Nam nhận nuôi. Đà làm Long châu lệnh (Long châu nguyên là đất Việt ta, thời Tần Vua sai Triệu Đà theo Nhâm Thao sang chia cai trị , đất ấy đến bây giờ thuộc Hán), nuôi nhận (tức là con người thiếp của Hàn Tín) rất chu đáo. Khi Nhân trưởng thành, giúp Đà làm việc, Đà chia đất cho từ Thượng Thạch trở đi, lấy phía Đông làm giới hạn. Đà sai Nhân bỏ nửa chữ Hàn đi trở thành họ Vi từ đó (để tránh chu di Tam tộc). Từ khi Nhân ở đất Long châu, từ Thượng Thạch về phía Đông, Cổ Lân, Tư lãng về phía Bắc đều giao cho Nhân quản trị. Đến lúc họ Triệu suy, Nhân chiếm ức đất Long châu, sai con thứ chín là VI TIẾT NGHIÊM, giúp cai trị. Sau Nghiêm kiêu ngạo làm bậy bị Hồ giết chết (Hồ là cháu Triệu Đà, con Trọng Thủy lấy Mỵ nương nước Việt sinh ra). Họ hàng con cháu lánh nạn về đất Nhật Nam, trở thành một dòng họ quý tộc ở đất này.”

Triệu Đà theo như tất cả những sự kiện ghi lại rõ ràng là một viên quan lớn, có quan hệ trực tiếp với các đại thần triều đình của Lưu Bang (Tiêu Hà, Hàn Tín). Vì thế ông ta không thể là một huyện lệnh nhỏ nhoi mà phải là quan úy đất Long Châu. Long Châu là một quận lớn, nơi Hàn Nhân, con của Hoài Âm hầu Hàn Tín, còn được Triệu Đà chia đất mà cai trị.

Các tư liệu trên đều nhấn mạnh đất Long Châu của Triệu Đà thuộc đất Việt xưa. Long Châu ngày nay là tên một huyện của Quảng Tây, nằm giáp với Cao Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam. Với chuỗi liên hệ Long Châu - Long Xuyên - Long Xoang - Long Choang, rất có khả năng Long Châu xưa là cả vùng Quảng Tây, vùng đất của người Choang. Thêm nữa, nếu Quí Châu hay Kỳ Chu chỉ đất gốc của nhà Tây Châu thì Long Châu có thể chính là đất của Đông Châu xưa, là quận Tam Xuyên thời Tần như Tư Mã Thiên đã chép. Vết tích của 2 nhà Châu rất rõ ràng ở vùng Tây Nam Trung Hoa này.

Truyện Mộc tinh trong Lĩnh Nam chích quái chép về thần Xương Cuồng: “… biên giới tây nam giáp liền với nước Mi Hầu, vua Hùng Vương sai dân man Bà Lô (nay là phủ Diễn Châu) hàng năm bắt giống người lão tử sống ở khe núi tới tiến, không thể thay đổi được lệ ấy. Kíp tới khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm Hiêu làm quan lệnh ở Long Xuyên, muốn bỏ tệ ấy đi. Thần Xương Cuồng tức giận vật chết Hiêu, vì thế về sau lại phải phụng thờ cẩn thận.”

Truyện này một lần nữa khẳng định Long Xuyên nằm trên đất Việt cổ, nơi mà thần Xương Cuồng của nước Việt có thể “vật chết” Nhâm Hiêu. Điều lạ nữa là truyện trên nói Nhâm Hiêu, chứ không phải Triệu Đà, là quan ở Long Xuyên. Liệu Nhâm Hiêu và Triệu Đà có phải là một không?

Một liên hệ khác:
Triệu Đà -> Triệu Đầu (trong từ “đầu đà”?) -> Triệu Một -> Triệu Mạt (tên trên lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông).
Triệu Đà như vậy có thể là danh xưng của vị vua đầu tiên của triều Nam Việt.

Lịch sử về Triệu Vũ Đế có thể nhìn nhận lại như sau. Nhâm Hiêu là quan úy của quận Long Châu hay quận Tam Xuyên, là đất của nhà Đông Châu (gồm Quảng Tây, Giao Chỉ) dưới thời Tây Hán. Sau khi Lữ Hậu mất đã chiếm thêm quận Nam Hải và một số quận khác ở Hoa Nam, lập nước Nam Việt, xưng là Triệu Đà hay Triệu Đầu, Triệu Mạt. Cũng chính Triệu Vũ Đế là người đã đặt tên Thăng Long / Long Hưng cho vùng đất ven sông Hồng Hà Nội cách đây trên 2000 năm.

datanhan_07
02-08-2011, 11:13
Thiên Nam Ngữ Lục xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 17. Tuy không phải là một tài liệu chính sử ( lúc đầu cuốn này còn có tên là Thiên nam ngữ lục ngoại kỷ mang tính chất hiệu đính bổ xung cho những phần chính sử đã được lưư truyền, ví dụ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư... ). Thiên Nam Ngữ Lục có thể được viết theo lệnh của một Bề trên nào đó, có giả thiết cho rằng theo lệnh của Chúa Trịnh ( không rõ niên đại ). Vì lúc đó Vua Lê tuy quyền thế bị thu hẹp nhưng vẫn là Vua. Chúa Trịnh tuy lộng quyền nhưng không có danh chính ngôn thuận nên cuốn Thiên Nam Ngữ Lục tuy được lệnh viết ra nhưng không được coi là chính sử.
Lại nói về Triệu Đà kể từ khi xâm chiếm xong Âu Lạc và tự xưng Triệu Võ Hoàng Đế ( Nam Việt Vũ Vương ) nhưng suốt thời gian cai trị Nam Việt chỉ luôn đóng đô tại thành Phiên Ngung ( Quảng Châu TQ ).
Việc nêu lên bốn câu thơ trong Thiên Nam Ngữ Lục để chỉ việc có thể tên Thăng Long là do Triệu Đà khởi đặt cũng chỉ là một dự đoán. Không loại trừ việc người viết đã bổ xung ý chí chủ quan gán cho Triệu Đà biến tên gọi Long Biên thành Thăng Long bởi muốn đề cao vai trò của Triệu Đà chính là vị Vua đầu tiên đã sáng lập nước Nam Việt. Dù tác giả là ai thì Thiên Nam Ngữ Lục cũng được viết ra sau khi Lý Công Uẩn đã thiên đô và kinh thành nhà Lý mang tên Thăng Long từ đầu thế kỷ 11. Người viết cuốn Thiên Nam Ngữ Lục chắc phải dựa vào những tài liệu chính sử đã có trước đó để bổ xung ( thời nay có thể gọi là Đạo Sử ) để làm vừa lòng Chúa Trịnh chăng ???
Phải chăng cái lý giải cho việc đặt vấn đề Triệu Đà là người đầu tiên đặt tên gọi Thăng Long để xác nhận và đề cao vai trò Triệu Đà là Vua đầu tiên của Nam Việt ( tuy rằng trong các tài liệu sử biết được không có tài liệu nào nhắc đến việc Triệu Đã đã từng ở hay đóng đại doanh tại Long Biên-Thăng Long trong suốt thời gian cai trị Nam Việt ).
Ngoài ra cũng cần nói tới việc xác định thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất của Lịch sử Việt nam hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất tại Việt nam bắt đầu từ khi Triệu Đà làm Vua xứ Nam Việt ( khoảng 179 TCN ). Lại có ý kiến cho rằng nó phải bắt đầu từ khi Hai Bà Trưng thất thủ trước Mã Viện ( thế kỷ thứ nhất ).
Cũng bởi từ hai chữ Nam Việt thời nhà Triệu Đà mà sau này nhà Thanh bên tầu khi xác nhận tên gọi nước ta từ lời yêu cầu của Nhà Nguyễn vào năm 1804. Khi đó vua Gia Long đổi tên nước thành Nam Việt, lý do là thống nhất An Nam và Việt Thường. Để tránh sự hiểu lầm với quốc hiệu của nhà Triệu và đề phòng việc yêu sách đất đai, vua Càn Long nhà Thanh đảo thứ tự hai từ thành Việt Nam. Năm 1838, dưới thời Nguyễn, tên nước được đổi tạm thời thành Đại Nam ).

Bách Việt 18
02-08-2011, 12:02
Thiên Nam ngữ lục nếu được viết theo yêu cầu của chúa Trịnh thì ... cần được coi là chính sử vì đây rõ ràng là một công trình nghiêm túc, được cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước xem xét. Sử viết cho vua hay viết cho chúa thì cũng là sử của dân tộc. Nhất là những thông tin về thời cổ đại, chẳng liên quan đến nhà Lê, chẳng ảnh hường gì tới vua Lê chúa Trịnh, thì giá trị sử liệu của Thiên Nam ngữ lục cần được coi ngang hàng với Đại Việt sử ký toàn thư.

Triệu Đà không đóng đô ở Thăng Long nhưng những dẫn chứng đưa ra cho thấy đã có cả thư tịch và di tích nói về việc Triệu Đà đã dựng hành cung ở đây. Hơn thế nữa Giao Chỉ là quê vợ ông ta (Đồng Xâm, Thái Bình), là nơi ông ta khởi nghiệp (Long Châu - Long Xuyên khi đó thuộc Giao Chỉ). Không có lẽ nào ông ta không tới Giao Chỉ.

Nếu quả thật chuyện Lý Công Uẩn đặt tên Thăng Long là quá rõ ràng từ trước thì Thiên Nam ngữ lục làm sao có thể "đạo sử" trước bàn dân thiên hạ thời đó được? Đây thực sự vẫn là một câu hỏi: ai đã đặt tên thành Thăng Long? và Thăng Long bao nhiệu năm tuổi (1000 hay 2000 năm?).

datanhan_07
02-08-2011, 23:08
Tiếc lắm thay! Hận lắm thay! Lịch sử nước Đại Việt đã bị truy sát, bị hủy diệt. Với ý đồ đồng hóa dân tộc Việt nên triều đình nhà Minh bên tầu hầu như đã tận thu và hủy hoại toàn bộ tư liệu, sách thơ văn lịch sử khiến cho sau này những nhà viết sử của dân tộc Việt Nam gặp biết bao khó khăn để dựng lại một sự thật về quốc gia và dân tộc mình.
Ai cũng biết rằng khi làm Sử hoặc ghi chép lịch sử thì người viết phải trước hết ghi chép sự thật nhưng phải luôn luôn phục vụ được ý đồ cai trị của triều đại đương thời. Khi chép sử nói về Triệu Đà liệt truyện thì Tư Mã Thiên cũng phải xác định Triệu Đà là người tộc Hán nhưng có ý đồ xưng Vương trên đất Giao Chỉ. Căn cứ vào đó ta nhận thấy một khi Triệu Đà đã có ý định ly khai nhà Hán để xưng Vương ở phương Nam thì không có lý gì khi phát hiện ra mảnh đất có rồng bay lên để đặt tên là Thăng Long mà lại không có ý định lập đô tại đó cho hợp ý trời mà cứ phải đóng đô tại Phiên Ngung-Quảng Châu?
Theo như truyền thuyết các bằng hữu đã nêu thì nhân dịp đi tuần phương Nam đến đất Nam Quan thì Triệu Đà thấy Rồng bay lên. Đất Nam Quan thuộc Huyện Lộc Bình-Lạng Sơn giáp phía Bắc Trung Quốc. Xem lại đoạn thơ trích dẫn trong Thiên Nam Ngữ Lục thì không nhẽ Triệu Đà nhìn thấy Rồng bay lên tại sông Nhị Hà rồi xướng lên cái tên Thăng Long để rồi 1000 năm sau cũng tại nơi đó Lý Công Uẩn cũng thấy như vậy chăng ???

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Nên biết thêm rằng tên gọi sông Nhị Hà/Nhĩ Hà được một số nguồn sử liệu giải thích là đến thời nhà Minh chiếm đóng Đại Việt mới có tên Nhị Hà tức sau hơn 1000 năm thời Triệu Đà ( trước đó sông này còn có tên là Phú lương...). Sách “Đại Nam nhất thống chí” dẫn lại “Đại Thanh nhất thống chí” ghi rằng “Lại xét về tên Nhị Hà thì Hoàng Phúc nước Minh đắp thành Đại La, thấy nước sông chảy vòng quanh như hình cái vành tai, bèn đặt tên này” [QSQTN, t4 (1997), 186]. Qua lời ghi chép ấy có thể thấy cách gọi Nhị Hà/Nhĩ Hà (sông Nhị/Nhĩ) là để giải thích đặc điểm “nước sông chảy vòng quanh như hình cái vành tai”... Vậy thì từ thời Triệu Đà đã làm sao có tên gọi Nhị Hà để Thiên Nam Ngữ Lục phóng tác vào chính sử được.

Ngoài ra cứ cho là vậy đi nhưng Triệu Đà cũng chỉ thấy Rồng dậy sóng thôi tức là Rồng đang cuộn mình nhưng chưa bay được. Phải gần 1000 năm sau khi gặp Lý Công Uẩn thì Rồng mới bay. Lại nếu quả đúng là vậy thì thực đúng là Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, đất biển phương nam là của người Việt Nam là ý trời đã định thế sao lắm kẻ thèm nhểu cả dãi.
Ngoài ra việc Triệu Đà lập hành cung gọi là Long Hưng? Long Hưng thuộc đất Văn Giang-Hưng Yên. Vùng đất này xưa nay nổi tiếng phồn thịnh. Trong chữ Hán Nôm thì chữ Long trọn nghĩa của nó là Rồng thể hiện cho bậc đế vương. Nhưng chữ Long về đồng âm có nghĩa là phồn thịnh. Phải chăng Long Hưng là tên gọi vùng đất thịnh vượng phát triển chứ không phải là vùng đất đế vương. Còn chuyện chép sử cho Vua hay cho Chúa thì tâm định của người viềt phải theo ý chí của Vua hoặc Chúa chứ không thể tự viết theo bản ý là tôn trọng sự thật, do đó không phải cứ chép sử thì được gọi là chính sử được. Thời chúa Trịnh cũng có ý (giống Triệu Đà ly khai nhà Hán ) tiếm quyền Vua Lê nhưng không thể vì Danh không chính và Ngôn không thuận..
Vua Càn Long bên Tầu cũng tỏ ra mưu lược khi không chấp nhận tên nước Nam Việt theo lời đề nghị của nhà Nguyễn. Vì sao? Vì đất Nam Việt của Triệu Đà khi xưa lan tới tận vùng Mân Việt ( Phúc Kiến-Trung Quốc ), nhỡ chẳng may nhà Nguyễn đòi lại cương thổ của Nam Việt thì Nhà Thanh phải trả từ vùng duyên hải Phúc kiến trở xuống hay sao và như vậy thì bờ biển nước ta không phải là hơn 3000 Km mà khoảng cả chục ngàn ý chứ lị ( phải vậy thì tình hình bây giờ rằng thì là cực kỳ kinh khủng khiếp ).

Bách Việt 18
03-08-2011, 13:39
Về viết sử: đã là lịch sử viết bởi con người thì dù thế nào cũng không tránh khỏi sự chủ quan, chủ quan do cách nhìn nhận, do thiếu tư liệu, hay do cố ý bóp méo sự việc, ... Chính sử không có nghĩa là sử hoàn toàn khách quan mà là sử viết theo quan điểm chính thống (của một vị vua, của một quốc gia hay của một dân tộc). Vì thế Đại Việt sử ký (chính sử viết theo quan điểm của triều Lê), hay Thiên Nam ngữ lục ("chính sử" viết theo quan điểm của Chúa Trịnh) đều có những giá trị lịch sử thật sự. Không nên bài bác, mà cần xem kỹ sự khác biệt, vì chưa chắc ai đã đúng hơn ai.

Nam Quan: không nhất thiết phải là ở Lạng Sơn. Nam Quan đơn giản có thể hiểu là cửa Nam, tức là khu vực phía Nam của một tụ điểm dân cư cổ. Thời Triệu Đà, biên giới nước ta đâu có ở vùng Lạng Sơn mà có cửa ải Nam Quan ở đó.

Trong Thiên Nam ngữ lục, khi Triệu Đà đánh An Dương Vương thì đã nhìn thấy rồng bay lên:

Binh phân chi dực hữu chi
Triệu thuyền thẳng tới đỗ kề bên sông
Bỗng đâu thấy rồng nổi lên
Dự mừng thánh chúa lập nên cơ đồ.
Vì thế sau đó mới đổi tên đất thành Thăng Long.

Tất nhiên chuyện thấy rồng là truyền thuyết hoặc là một cách nói biểu tượng, biểu trưng. Triệu Đà hay Lý Công Uẩn đều không thể thấy rồng vì rồng làm gì có thật. Cái thật là sự kiện dựng đô/hành cung và đặt tên đất.

Nhĩ Hà: có thể tên sông không phải là từ thời Triệu Đà. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến sử liệu cả. Trong sử sách người hoàn toàn có thể dùng tên ngày nay để kể về sự việc trước đây. Về tên gọi Nhĩ Hà theo tôi có thể giải thích như sau: Nhĩ hay Nhị là số 2, con số chỉ phương nóng bức, mùa Hạ, màu đỏ trong Hà thư. Tức là Nhị Hà đồng nghĩa với sông Hồng (màu Đào), sông Thao (=Thiêu cháy), sông Lô (=Lửa). Tất cả chỉ một con sông lớn chảy qua vùng đất Đào hay Hồng Bang thời cổ đại. Còn cách giải thích Nhĩ nghĩa là màng nhĩ, do sông chảy quanh co, thì rõ là suy diễn vô cớ. Sông nào mà chẳng chảy quanh co.

Việt Nam: Gồm 2 phần Việt và Nam. Không phải là An Nam và Việt Thường vì thời chúa Nguyễn làm gì còn có Việt Thường nữa. Phần Việt là Đại Việt, ở Bắc Việt Nam ngày nay, đất cổ từ Lý Trần Lê. Phần Nam là phần đất Chiêm Thành - Chân Lạp. Từ Việt Nam nói rõ nước Việt Nam là quốc gia thống nhất 2 miền Nam Bắc, Việt - Chăm. Sau này nhà Nguyễn đổi thành Đại Nam, có lẽ vì kinh đô đóng ở phần Nam (Huế).

datanhan_07
04-08-2011, 20:56
Đàm luận với bachviet18 sực nhớ tới nguồn tin trên báo chí về kỳ thi đại học vừa rồi có tới hàng ngàn bài thi môn Lịch sử có điểm O tròn trống rỗng kiến thức về Lịch sử của học sinh Việt nam !!!

Tại hạ đồng quan điểm với bachviet18 là nguồn tư liệu lịch sử nào cũng phải tôn trọng. Thiên Nam Ngữ Lục cũng là một tư liệu Sử cần quan tâm vì nó mang tính phản biện đối với một số nguồn chính sử khác. Khi mà những nguồn gốc căn bản của lịch sử Việt Nam từ trước đến nay ngoài những tư liệu do Sử gia Việt nam viết ( mà còn lưu giữ được ) còn phải tham khảo thêm từ các nguồn tư liệu lịch sử của Trung quốc ( Hậu hán Thư, Đại Thanh sử ký....). Kể cũng thật đáng tiếc vì vấn đề này cũng là do người phương Bắc trước đây tịch thu nguồn tư liệu sử của Việt Nam gần như toàn bộ.
Trở lại việc tên gọi Thăng Long do ai là người đầu tiên đặt ra tưởng chừng như đơn giản khi suy nghĩ là ai thì cũng vậy thôi. Thế nhưng trên góc độ lịch sử thì lại cả một vấn đề. Ví như bachviet18 có đặt vấn đề Thăng Long 1000 hay 2000 năm tuổi. Nếu công nhận Thăng Long do Triệu Đà đặt tên thì Thăng Long phải có lịch sử 2000 năm!!! Chuyện gì đi kèm theo con số 2000 năm này??? Tuy nhiên Lịch sử vẫn luôn luôn làm cái việc của nó là tôn trọng sự thật. Ngày hôm nay chưa tranh luận xong thì ngày mai, ngày mai nữa .... Nhưng nếu Lịch sử được minh chứng là đúng thì ta phải chấp nhận một thực tế .....lịch sử.
Một điều nữa khi bàn đến cái tên Thăng Long thì nó phải liên quan đến một vấn đề lịch sử khác là Triệu Vũ Vương Triệu Đà của Nam Việt ngày xưa. Khi đã xác định thực hư về Triệu Đà thì lại phải nói tới thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt nam là kể từ thời Triệu Đà hay là từ sau khi Nam Việt của Triệu Đà bị nhà Tây Hán tiêu diệt ??? Liệu có phải sửa đổi lại chính sử mà chúng ta đã từng học từng nghe từng biết không ??? Nếu phải là như thế thì cũng phải chấp nhận một thực tế của lịch sử.

Nói về Triệu Đà, xin mạn phép trưng ra những tư liệu lịch sử mà nhiều Sử gia đến nay còn phải bàn luận :

Trong bản Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi có đoạn :



Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Trong một đoạn sử thời Trần có chép :

"Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"
Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa...

Một Danh nhân Việt Nam nổi tiếng khắp hoàn cầu trong bài diễn ca “Lịch Sử Nước Ta”, có đoạn chép :

"An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Triệu Đà là vị hiền quân,
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời…

Như vậy có tới 3 danh nhân đất Việt mà trong lịch sử nhắc tới đều có quan niệm Triệu Đà là vị Vua đã sáng lập ra nước Nam Việt là khởi thủy của nước Việt Nam phong kiến sau này.

Nếu đúng là như vậy thì việc công nhận Triệu Đà là người đầu tiên đặt tên Thăng Long ngẫm cũng không phải là điều không thể.
Tuy nhiên đối với Thiên Nam Ngữ Lục, chỉ qua một đoạn trong diễn ca lịch sử để xác nhận một vấn đề lịch sử lại là một việc không đơn giản chút nào.

Một vài thiển ý, mong được đàm luận thêm với các bằng hữu.