PDA

View Full Version : Truyện tự sáng tác, mong chúng huynh đệ để tâm !


TieuBach
17-05-2010, 00:02
Lang bạt kỳ hồ

Phi Lộ
Trời nhẹ nước trong, gió đưa gợn sóng.
Người ngư phủ khoan thai đưa mái chèo, ca rằng:
Thuyền ta chở ánh mai về
Cho đầy núi Cốc, cho hồ thêm xanh
Mái chèo khua nước long lanh
Nước mênh mang nước, lòng thênh thang lòng
Cá tươi cho kín ghe trong
Ghe ngoài thưởng rượu, cho lòng say sưa.
Có câu hát lại rằng:
Trời xanh, gió mát, nước trong
Xuôi chèo du ngoạn một vòng Cốc Sơn
Thuyền phu khua nươc, hồ như ngọc
Tiên cảnh nhân gian, khách vãng lai
Trên là trời, dưới là nước, hai bên là núi. Ở giữa có hai chiếc thuyền con. Một của người ngư phủ nước Nam. Một của kẻ Hán tử đất Bắc. Cả hai đều mặc áo vải thô, ba phần rách, bảy phần lành, đầu đội nón lá, ngồi đưa tay chèo, miệng ca mấy bài , quả là sảng khoái.
Người ngư phủ tay vẫn khua chèo, ngóng sang nói lớn:
-Vãn khách phương xa qua chốn non nước này. Nếu có hứng thì mời qua thuyền . Ta vừa uống rượu vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Kẻ Hán tử, cười lớn, rồi vận khinh công, đạp nước mà sang thuyền của ngư phủ nọ.
Ở đấy đã bày sẵn chai rượu, bộ ấm chén vớI đĩa lạc muối. Kẻ đất Bắc cười mà bảo:
- Sảng khoái lắm. Tại hạ cũng đang thèm một bữa rượu. Đành phải quấy quả vậy.
Người ngư phủ mời khách ngồi, cười mà bảo:
- Tại hạ ngày ngày câu cá ở Cốc Hồ này. Hiếm có người qua lại, nhiều khi kiếm người đối ẩm cũng không được. Nói gì đến quấy quả chứ?
Kẻ đất Bắc, nhấc chén rượu lên mà nói:
- Tôi với các hạ hoàn cảnh khác nhau. Nhưng cuối cùng thì cũng không tránh khỏi cảnh cô đơn, thiếu người sẽ chia.
Người ngư phủ cười mà nói:
- Kẻ lang bạt kỳ hồ các người, nay đây mai đó. Phiêu du bốn bể, kết bạn vô số. Nếu nói cô đơn thì quả thật là khó tin.
Hán tử phá lên cười:
- Tôi thấy các hạ là người có học vấn, thấy văn chương thật thanh thoát làm sao. Tôi nghe qua lòng cảm phục vô cùng. Sao giờ lại nói sai như vậy?
Ngư phủ ngạc nhiên hỏi:
- Tôi nói sai ở chỗ nào?
Hán tử khoan thai giải thích:
- “Lang bạt kỳ hồ” vốn là từ trong kinh thi. Dịch sát nghĩa là con sói vướng vào chính cái yếm của nó. Vốn chỉ sự loanh quanh, luẩn quẩn, không có lốI thoát. Vậy vừa rồI ông lạI dùng như là một từ để chỉ “giang hồ”. Vây không phải nói sai thì là gì.
Người ngư phủ tủm tỉm cười:
- Ra là thế. Vậy theo các hạ, cái gì trên đời này là loanh quanh, khó giải quyết nhất?
Vãn khách phương Bắc trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu, sau rồi nhấm một ngụm rượu mà rằng:
- Trên đời này theo tại hạ. Việc trong giang hồ là việc khó giải quyết nhất. Nó cứ loanh quanh luẩn quẩn. Hết đền ơn, lại trả oán. Ân oán đời trước không xong, lại kéo đến tận đời sau. Quả là khiến người ta đau đầu.
Người phương Nam à lên một tiếng, rồi cười mà nói:
- Người giang hồ coi việc giang hồ luẩn quẩn. Chứ người dân lành chúng tôi, nghĩ không việc gì loanh quanh hơn quan hệ giữa Đại Tống các người và Đại Việt chúng tôi.
Nói rồi người ngư phủ nhấc chén rượu lên mặt mày u sầu, thở dài một tiếng.
Kẻ Hán tử thấy vậy hỏi:
- Tại sao thở dài mà không nói tiếp?
Người ngư phủ uống cạn chén rượu rồi cả giận mà nói:
- Đại Việt tôi từ thủa đức Lạc Long giệt yêu trừ ma, lập lên bờ cõi đến nay, đã trên ngàn năm. Luôn luôn cầu cuộc sống an bình hạnh phúc, không có binh đao. Vậy mà tộc Hán các người luôn lăm le xâm chiếm bờ cói, huỷ diệt nhân sinh, thời bình thì sai sứ ra dụ vua ta như dụ triều thần vậy, đòi bắt cống nào sừng tê, nào ngà voi. Gọi dân ta là “Giao Chỉ nhân”, coi dân ta như cỏ rác vậy. Hết vua này đến vua khác các người, tuyệt chưa bao giờ coi trọng người Việt. Thế không phải là một việc xấu loanh quanh, luẩn quẩn không cách nào giải quyết được hay sao?
Kẻ Hán tử cười khà khà mà nói:
- Tôi thấy các hạ nói có chỗ chưa đúng. Đức Lạc Long của các ông theo tôi biết là xuất thân từ Động Đình Hồ thuộc địa phận Trung Thổ chúng tôi, vậy chẳng phải người Nam vừa sinh ra đã có cùng gốc gác với người Bắc đó sao? Vả lại các ông dùng chữ Hán, tiếng Hán vậy chẳng phải là giống người Hán đó sao? Các hoàng đế nước tôi thấy người Nam trung dũng, tài giỏi, chỉ tội tính tình còn chưa nhu, nên muốn sang giáo huấn mà thôi, chứ đâu có cái gì gọi là xâm lược.
Kẻ ngư phủ giận dữ đùng đùng nói như quát:
- Các ngươi cuối cùng thì cũng cùng một ruộc rắn rết như nhau. Đức Lạc Long của chúng ta tuy sinh ở Động Đình Hồ nhưng cha của người Lộc Tục vốn đã là thủ lĩnh dân tộc bách việt phương Nam, sao thể gọi là có cùng giống nòi với người phương Bắc được? NgườI Hán các ngươi cây đông thế mạnh, xâm lược nước ta, hạ sát bao anh hùng hào kiệt Nam Quốc ta. Cái việc ấy như đàn kiến đông hợp sức giết con voi lớn, chỉ là cậy đông hiếp ít, sao có thể cho là anh hùng được? Các ngươi vào bờ cõi nước ta đã bắt ép ta học chữ Hán, theo phong tục Hán, cắt đặt quan lại cai quản chúng ta, không những thế còn huỷ bỏ những phong tục tập quán bao đời nay của chúng ta. Sao có thể cho là giáo huấn được? Đạo Phật của các người cũng là từ Thiên Trúc mà du nhập vào, sao không nói người Hán là thuộc dân của Thiên Trúc?
Nói rồi chắt rượu đầy chén, rồi nói:
- Dù các người có dùng thủ đoạn thâm độc thế nào, thì Đại Cồ Việt ta cũng sẽ kiên cường chống chọi. Như chén rượu này, dù vỡ nhưng vẫn mãi là chén ngọc – Nói rồi quăng chén rượu xuống Cốc Hồ, nói tiếp:
- Giờ xin mời tôn giá về thuyền, tại hạ không có hứng nói chuyện với người Hán tộc.
Hán tử nãy yên lặng lắng nghe, giờ mới chắp tay mà nói:
- Các hạ lời nói khẳng khái, ý tứ xâu xa. Quả là đã khai cho tại hạ một con đường sáng. Nay người vứt chén xuống hồ như vậy, nếu không ai vớt nó lên, chẳng phải là mối hiềm khích giữa hai dân tộc sẽ chẳng bao giờ được giải sao? – Nói rồi nhảy tùm xuống nước, hành động bất ngờ khiến người ngư phủ cũng không lường trước được.
Hán tử nhảy xuống nước đã được mấy phân chung vẫn chưa thấy tăm hơi gì Người ngư phủ cũng sốt ruột mà hô:
-Tôn giá đại nghĩa anh hùng, nay nhảy xuông nước để vớt cái chén, quả là mò kim đáy biển. Xin lên thuyền ta uống rượu tiếp, truyện ân oán hai tộc xin đừng nhắc đến nữa.
Gọi đi gọi lại ba lần vẫn không thấy tăm hơi, kẻ ngư phủ định bụng nhảy xuống cứu. Thì bất chợt mặt nước nổi tăm, hoá ra là Hán tử vẫn sống. Người này phi thân từ dưới nước lên thuyền, chứng tỏ võ công tuyệt cao, kỳ diệu thay tay cầm một cái chén ngọc. Việc này quả là hiếm khi chiêm ngưỡng được. Kẻ ngư phủ quanh năm sông nước cũng không khỏi ngỡ ngàng. Hán tử nói:
- Lão huynh, nếu chấp nhận bỏ qua cho những lời nói lúc trước của tại hạ, thì xin hãy ngồi xuống uống cùng tại hạ một ly. Coi như là giải oán thù của lão huynh với Hán tộc.
Người nước Nam thở dài nói:
- Người nước Nam hận người đất Bắc có cả ngàn người. Tôn giá có thể uống rượu giải oán thù với họ hết được không?
Hán tử dứt khoát nói:
- Người Nam oán hận người Bắc có ngàn người, tại hạ sẽ uống với ngàn người đó. Có vạn người, tại hạ sẽ uống với vạn người đó. Dù cho có mất cả một đời, tại hạ cũng quyết giải cho được cái oán thù sâu như biển này.
Người ngư phủ cảm động chắp tay vái lão Hán tử mà rằng:
- Cả đời sống nơi sông nước, nay mới tìm được một tri kỉ. Quả là không bõ công chờ đợi mấy mươi năm.
Nói rồi hai người ôm lấy nhau mà cười, mà uống. Rồi lại cười, lại uống. Cứ thế từ chiếu cho đến tối khuya, vẫn cười, vẫn uống. Quả là:
Sơn cùng thủy tận tìm tri kỉ
Gió mát trăng thanh tiễn bạn hiền

TieuBach
17-05-2010, 00:06
Chương I : Kỳ ngộ

Năm 965 đời Ngô , Ngô Xương Văn - con của Ngô Quyền chết . Nước Đại Việt bị chia năm xẻ bảy , các thế lực cát cứ thổ hào địa phương tranh chấp nhau liên miên . Trong đó nổi lên 12 thế lực mạnh nhất , chúng chiếm cứ các vùng địa phương , đánh chiếm lẫn nhau . Sử cũ gọi là loạn 12 xứ quân . Nhưng rồi Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện , ông là người động Hoa Lư , phủ Gia Viễn , con của Đinh Công Trứ vốn là nha tướng của Dương Đình Nghệ thứ sử Hoan Châu . Vốn là người có tài thao lược , lại được sự ủng hộ của nhân dân . Ông đã liên kết với xứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu , rồi từ dó nam chinh bắc chiến , chiêu hàng được Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu , phá được Đỗ Động của Đỗ Cảnh Thạc . Chẳng bao lâu đã dẹp được loạn . Đến năm 968 thì lên ngôi , lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế . Lúc này con cháu tướng lĩnh của các xứ quân thất trận vẫn ẩn nấp ở các châu huyện , chờ cơ hội phục thù .
� �� �� 
Đà giang cuồn cuộn sóng xô
Nắng đưa khe đá thêm u ẩn lòng
Nhẹ nhàng một khúc sáo trong
Ì ầm ,tiếng sóng nghe lòng nao nao
Sông dài sóng vỗ, chân người rảo bước. Thôn nhỏ làng chài , rơm khô vàng óng
Một gia trang nhỏ ở cuối thôn khá đơn sơ nhưng cũng đủ cho biết gia chủ là người có gia thế . Môt người đàn ông mặt mày tím tái đang đươc một chú bé chạc mười hai mười ba tuổi dìu từng bước qua con đường nhỏ đầy sỏi đá . Đến trước cổng gia trang kia , cậu bé đập cửa , người quản gia già hấp tấp mở cánh cổng , thấy hai người , ông vội đến đỡ cùng cậu bé , vừa dìu người đàn ông vào trong , ông vừa gọi :
- Mọi người đâu , lão gia và thiếu gia về rồi !
Mọi người vội vàng chạy ra , một người phụ nữ trung niên vội đỡ lấy người chồng , nước mắt ngắn dài, bà nhìn khuôn mặt tím tái của ông và nói trong tiêng nấc :
- Tai sao ? tai sao lại ra nông nỗi này ! Vân nhi cha con bị làm sao đây ?
Đứa bé cũng khóc mà rằng :
- Là Đỗ lão gia ...là Đỗ lão gia đã đánh cha , ông ta bảo cha là đồ hèn nhát không dám báo thù , rồi ông ta cho người đánh cha ...
Bà vợ vật vã như chính mình bị đánh vậy
- Tôi đã bảo mà ...tôi đã bảo cha con ông không nên giao du với loại người đó mà...- Bà chợt đứng phắt dậy - Không được.... tôi phải sang Đỗ phủ hỏi cho ra nhẽ
Người chồng vội nắm lấy tay vợ :
- Đừng ! Ta xin phu nhân ! Ông ấy chỉ vì nợ nước thù nhà nên mới vậy , đừng chấp nhặt làm gì
Bà vợ lại càng thêm xúc động :
- Báo thù ? Báo thù thì phải tìm người khác mà báo thù , chứ nhà ta đâu có ai gây thù chuốc oán với ông ta mà ông ta báo ? Không được , tôi phải sang bên đó !
Người chồng vội níu lấy cánh tay vợ :
- Thôi , bà đừng làm to chuyện nữa , người đáng thương là ông ấy chứ không phải chúng ta . Bà hãy đi vào nhà cho tôi nhờ !
Người vợ khóc nức lên nhưng biết là không nên nói thêm nữa , bà bèn vào trong nhà . Còn lại môt mình với con và người quản gia người chồng mới có dịp trấn tĩnh được môt lúc . Trận đòn vừa rồi ông nhận không phải vì không thể tránh . Bản thân ông cũng là môt cao thủ. Nhưng cái ông nhận được còn lớn hơn cái ông mất đi rất nhiều . Ông biết nếu ông không quấy rầynhà họ Đỗ mỗi ngày thì họ đã mưu toan làm phản từ lâu . Bởi Đỗ lão gia kia chính là Đỗ Nhật Lâm bộ tướng của xứ quân Đỗ Cảnh Thạc trước kia . Ngay cả ông trước kia cũng từng là tướng dưới trướng của Thạc , danh tướng Hoàng Phương . Sau khi Đỗ Động bị Đinh Tiên Hoàng phá , hai người cùng gia binh chạy đến thôn chài nhỏ này cắm đất lập nghiệp . Đối vơi hai người ý định phục thù luôn chờ trực trong tâm trí . Nhưng khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi , thiên hạ Đai Cồ Việt bắt đầu bước vào thơi kỳ thái bình thật sự , nhândân ai nấy an cư lạp nghiệp . Bởi thế nên ý định phục thù cũng đã tan biến từ lâu trong lòng Hoàng Phương . Nhưng Đỗ Nhật Lâm cố chấp vân liên lac với đám tàn tướng chuẩn bị báo mối thù của chủ tướng . Đã vậy lão còn khinh rẻ nhưng kẻ khuyên răn lão . Đó là lý do Hoàng Phương thường bị lão cho người đánh đập .Nhưng bù lại hai đứa con của hai người lại rất thân nhau . Cho dù bị cha cấm đoán , nhưng Đỗ Minh Đường vân rất tốt với Hoàng Vân - con trai của Hoàng Phương . Hai đứa trẻ thường kéo nhau ra bờ sông Đà đùa nghịch . Cho dù nếu bị Đỗ Nhật Lâm bắt gặp hai đưa trẻ sẽ nhân đươc một trân đòn đau điếng .
Lại nói đến Hoàng Phương , sau môt hồi trấn tĩnh , ông mới gọi đứa con đến mà hỏi :
- Vân nhi , con có ghét Đỗ lão gia không ?
A Vân nói :
- Có ! Con ghét lão ta !
Không giấu nổi vẻ buồn rầu ,Hoàng Phương hỏi tiếp :
- Vậy con có ghét Minh Đường không ?
A Vân ngạc nhiên hỏi :
- Con và Tiểu Minh là bạn thân ,làm sao con ghét cậu ấy được !
Hoàng Phương nắm lấy vai con mà nói :
- Vậy thì hãy vì cha và Tiểu Minh mà bỏ qua cho Đỗ lão gia nhé !
A Vân giương đôi mắt tròn xoe len mà nói :
- Cha đừng lo ! con với Minh Đường là bạn thân ,con sẽ không hận cha cậu ấy đâu
Hoàng Phương nghe vậy mừng lắm ôm lấy con mà bảo :
- Con ngoan lắm, ngoan lắm !
Ngoài cổng có tiếng trẻ con í ới , Hoàng Phương đẩy nhẹ đứa con và nói :
- Thôi con đi chơi đi
A Vân chào cha rồi chạy ra ngoài hòa vào đám bạn cùng xóm .
Lại nói đến Minh Đường , cậu bị cha lôi xềnh xệch về nhà , ông bố hằm hằm quát :
- Nghịch tử bất hiếu , ta đã nói bao nhiêu lần rồi , không được giao du với con nhà ấy , vậy mà ngươi vẫn bỏ ngoài tai . Một lần nữa thôi , tao còn thấy mày đi chơi với thằng giẻ rách Hoàng Vân thì đừng có trách .
Minh Đường khóc sụt sịt trong lúc người cha vẫn cứ mắng nhiếc . Bà vợ sót con liền nói :
- Thôi ông đừng mắng nó nữa , con nó còn nhỏ chưa biết gì . Minh Đường vào phòng học đi con !
Người cha vẫn chưa nguôi cơn giận :
- Chỉ tại bà nuông chiều nó quá mới ra cơ sự này . Cha nó một đời ngang dọc satrường vì chúa công , lâp bao nhiêu chiến công hiển hách . Vậy mà bây giờ con cái hư hỏng ham vui thế này . Không biết kiếp trước ta đã tạo nghiệt gì đây ?
Bà vợ dịu dọng bảo :
- Thôi ông ạ , sáu năm nay , ngày nào con nó chẳng chuyên tâm luyện võ , nhưngvì nó còn bé quá đang tuổi ăn tuổi ngủ ...
Người cha càng tức giận :
- Không được ! Họ Đỗ nhà ta từ xưa đều là những bậc kỳ tài . Đâu có chuyện đến đời Nhật Lâm ta lại xinh ra một đứa con bất tài vô dụng . Từ mai đích thân tôi sẽ giám sát việc học của nó 
Rồi ông đi vào trong để mặc người vợ khổ sở can ngăn :
- Lão gia ...

Bức tường phía sau vườn Đỗ gia trang , không ai để ý là nó bi hổng một lỗ nhỏ , một lỗ nhỏ xíu chỉ vừa cho một chú bé chui qua môt cách khó khăn . Nó khuất sau môt lùm cây nhỏ ,cạnh một hòn non bộ to tướng . Từ lỗ hổng đó giờ đang thò ra cái đầu của một chú bé đang cố lách qua . Có lẽ nó càng ngày càng bé với chú . Chú bé Hoàng Vân ì ạch thoát ra khỏi cái lỗ hổng , rồi nhìn trước ngó sau , chú chạy đến môt cửa phòng và thì thầm :
- Minh Đường , Minh Đường ... mở cửa cho tớ , A Vân đây !
Minh Đường mở hé cánh cửa chỉ đủ để cho bạn vào rồi lai đóng kín lại . Hai đứa ì ạch vác cái thang nhỏ đặt trong phòng ra , cái thang mà thường ngày hai chú bé vẫn dùng để trèo lên mái căn nhà để ngắm trăng . Hai đứa nhỏ yên lạch cạch trèo lên cái thang đẩy viên ngói sang môt bên . Và từ đây chúng có thể nhìn thấy bầu trời yên bình của vùng làng quê . Hôm nay đầu tháng , không có trăng , nhưng bù lại bầu trời lai chi chít nhưng sao là sao , nhiều và sáng lấp lánh .
Minh Đường nắm lấy tay A Vân mà nói :
- Xin lỗi nhé !
- Xin lỗi gì ?
- Xin lỗi vì cha tớ đã đánh cha cậu .
A Vân hướng con mắt tròn và đen láy vào Minh Đường mà nói :
- Không đâu , cha tớ không giận đâu . Cả tớ cũng vậy .
- Cám ơn cậu .
- Không có gì , chúng ta là bạn tốt mà .
Minh Đường vỗ vai bạn :
- Bạn tốt !
A Vân cũng chu mồm mà nói :
- Bạn tốt !
Bầu trời sao càng thêm lung linh bởi sự góp mặt của bầy đom đóm . Hai chú bé cùng thốt lên :
- Đẹp quá !
A Vân bỗng chỉ lên bầu trời mà hỏi :
- Cậu biết những ngôi sao nào kia không ?
- Không .
A Vân chỉ tay về phía nhưng vì sao :
- Cậu nhìn kìa , đó là sao con vịt ...ấy nó có hai cái cánh đấy . Còn kia là sao Thần Nông , cậu thấy không , rất giống anh Tí đang cày ruộng !
Minh Đường phì cười :
- Cậu biết nhiều thật ! Xem ra sau này cậu sẽ thành môt nhà chiêm tinh cũng nên !
A Vân nhìn Minh Đường bằng con mắt tròn xoe :
- Không đâu , những chuyện này người trong thôn ai cũng biết cả . Cậu không biết ư ?
Minh Đường lắc đầu :
- Không ! Cha tớ chưa bao giờ kể cho tớ nghe những chuyện ấy . Ông ấy luôn bắt tớ học binh pháp , học võ công .
A Vân nắm lấy vai Minh Đường :
- Đừng lo , nếu cha cậu không kể cho cậu nghe . Thì hằng ngày tớ sẽ đến kể cho cậu nghe .
- Cậu hứa chứ ?
A Vân giơ nắm tay lên :
- Quân tử nhất ngôn !
- Ngoắc tay ?
Hai chú bé ngoắc tay nhau :
- Tứ mã nan truy !
Có tiếng gọi dưới nhà :
- Minh Đường à , ngủ rồi hả con ?
- Mẹ à con ở đây !
Hai cậu bé chui xuống khỏi cái lỗ hổng , Minh Đường thì thầm :
- Đừng lo , mẹ tớ đấy .
Bà mẹ đỡ hai cậu bé xuống và nói :
- Sao con nghịch thế ?
A Vân khoanh tay lễ phép :
- Cháu chào Đỗ phu nhân .
Đỗ phu nhân xoa đầu A Vân mà nói :
- Cháu ngoan và lễ phép quá… Thôi , Đỗ lão gia sắp vào đấy , cháu mau về đi .
- Vâng cháu xin phép về đây ạ - Rồi cậu nói nhỏ vào tai Minh Đường :
- Mai tớ lại đến .
Minh Đường mỉm cười . A Vân chào lần nữa nữa rồi nhanh chóng trở về con đường cũ và chui ra ngoài . Mọi chuyện đều rất thuần thục , bởi mỗi ngày cậu đều làm viêc đó .
Từ bức tường nhà họ Đỗ về nhà họ Hoàng , A Vân phải men theo khu rừng giáp với bên tả làng . Làng A Vân quay về hướng đông nam . Một bên là rừng , môt bên là dòng sông Đà sóng cuộn .
Vì là làng chài nên ven song lúc nào cũng đông người . A Vân không dám đi qua lối đó vì sợ có người nhà họ Đỗ nhìn thấy . Ở nhà họ Đỗ , A Vân chỉ thích Minh Đường và mẹ cậu , còn ai Vân cũng ghét cả . Nhưng vì cha , nên cậu luôn kìm nén nỗi lòng . Vả lại bìa rừng này cậu vẫn thường cùng bạn bè tụ tập bắt đom đóm vào những đêm không trăng như thế này .
Đường tối om , nhưng vì đã quen nên Vân bước đi rất nhanh . Bỗng cậu đứng lại , một con đom đóm lập lòe lập lòe , bay ra từ môt lùm cây . Cậu khẽ reo lên :
- A , một chú đom đóm ngũ sắc !
Rồi cậu nghĩ :
“ Minh Đường không được ra ngoài , chắc buồn lắm , nếu ta bắt con đom đóm này về , chắc cậu ấy sẽ rất vui “
Nghĩ là làm , cậu đuổi theo con đom đóm .
Tối om , Vân chỉ còn cách lần theo cây mà đuổi theo con đom đóm chứ mắt thì không nhìn thấy gì cả . Câu đuổi theo đom đóm sau vào trong rừng thì bỗng dưng nó biến mất . Lúc này Vân mới nhận ra mình đang ở giữa rừng , nơi xa đến nỗi từ nhỏ đến giờ cậu có mơ cũng chưa từng mơ tới . Lời kể về nhưng tiếng động lạ của nhưng người đi rừng về lại càng làm cho nỗi sợ hãi của cậu tăng lên . Còn đang suy nghĩ , thì bỗng con đom đóm từ đâu xuất hiện . Từ sợ hãi chuyển thành thích thú , câu đưa tay vồ lấy chú đom đóm sang xanh . Bỗng sụp …rầm . , ầm . Đất chỗ cậu đứng mềm xốp , vừa bước vào thì A Vân đã bị thụt xuống . May thay chỗ cậu rơi vào rất mềm nên cậu không bị thương . Cậu vục dậy , con đom đóm từ tay cậu bay ra , dưới ánh sang leo lét , cậu nhìn thấy một khuôn mặt râu ria xồm xoàn . Cậu khẽ rên :
- Trời sao trong này lại có sư tử ?
Một giọng cười khoái trá vang lên từ chỗ cách Vân hai trượng :
- Sư tử ? Ha ha … cháu bé bảo ngươi là sư tử đấy Thạch lão đầu !
Người có bộ mặt râu ria xồm xoàm phân bua :
- Ngồi im đi lão ăn mày , ý của cậu bé là nói ta có cái uy của sư tử , đúng không cháu ?
Giọng nói thứ hai lại cất lên :
- Nè cậu bé , làm theo lời ta nhé , bước sang phải năm bước .
A Vân làm theo . Tiếng nói kia lại vọng lên gọi :
- Cậu bé ?...
- Dạ .
- Cậu có thấy cái đèn cầy không ?
- Dạ có .
- Cúi xuống , ở dưới có hai hòn đá lửa .
A Vân cúi xuống sờ dưới đất , quả nhiên có hai hòn đá lửa . Cậu đập hai hòn đá vào nhau , do cũng là dân lao động nên việc này đối với cậu cũng không phải quá lạ lẫm . Chỉ một lúc ánh lửa đã sang lên . Đến bây giờ cậu mới biết mình đã thụt xuống môt cái hang khá to , hang đá ong , rộng khoảng mười trượng . Và ở giữa hang là hai lão đầu đang ngồi xếp bằng . Một người râu ria xồm xoàm bạc trắng , áo quần thêu năm con hổ đủ màu ,chỉ phải tội quần áo chỗ rách chỗ sờn . Còn người kia áo quần rách rưới , thêu đầy túi , tóc bạc như cước búi cao , tay cầm cây gậy trúc xanh biếc có tua ngọc ở đầu .
A Vân đứng cách xa hai lão tử ba trượng , cậu hỏi :
- Hai lão bá…sao hai lão bá lại ở đây ?
Lão đầu cầm gậy trúc hỏi :
- Cháu là người ở gần đây ?
A Vân khoanh tay lễ phép , nhưng vẫn giữ khoảng cách :
- Dạ vâng cháu là người ở làng gần đây .
-Thế cháu vào rừng này làm gì ?
Lão râu ria xồm xoàm cất giọng oang oang :
- Hỏi thế cũng hỏi , thì cháu nó vào rừng hái nấm , kiếm củi , đúng không cháu bé ?
A Vân bụm miêng cười :
- Da không , cháu đuổi theo môt con đom đóm nên bị lạc vào đây . Chứ bây giờ là buổi tối , không ai làng cháu đi hái nấm cả .
Lão đầu cầm gậy thở dài :
- Tối rồi à ? Vậy là một ngày đã qua !
Lão đầu râu ria hỏi :
- Vậy tại sao cháu lại phải đuổi theo theo con đom đóm đó ?
A Vân thật thà đáp :
- Dạ , cháu bắt nó cho bạn , bạn cháu bị cha me nhốt trong nhà không cho ra ngoài .
- Hai đứa cháu là bạn thân hả? – Lão đầu râu ria hỏi tiếp .
- Vâng hai đưa cháu là bạn thân từ nhỏ . Hai lão bá cũng là bạn ạ ?
Lão đầu râu ria cười khà khà :
- Không , chúng ta còn là đối thủ một đời kia đấy !
A Vân ngây ngô :
- Đối thủ ? Có giống như là kẻ thù không ạ ?
Lão đầu lại cười nói :
- Cũng có thể hiểu là như vậy .
A Vân ngạc nhiên hỏi :
- Kẻ thù ? Kẻ thù sao hai người lại ngồi cùng nhau hòa hợp vậy ?
Lão đầu râu ria cười phá lên :
- Hòa hợp ? Ha ha . Chúng ta đã đấu nhau ngót một đời người rồi . Theo cháu giờ chúng ta không hòa hợp có được không ? Mà cũng may , đúng lúc hết thức ăn thì cháu đến !
A Vân lùi ra một bước :
- Bác định ăn thịt cháu sao ?
Đến lúc này thì đến lão đầu cầm gậy cũng phá lên cười :
- Bác ấy không ăn thịt cháu đâu , bác ấy chỉ muốn nhờ cháu mang cho chúng ta một chút thức ăn vào sáng mai thôi .
Lão đầu râu ria cáu kỉnh :
- Gì đấy lão ăn mày ? Sao người nhờ cháu là ta mà lại có ‘chúng ta’ ở đây ?
A Vân và lão ‘ăn mày’ khúc khích cười , A Vân nói :
- Vâng , vậy mai cháu sẽ mang thức ăn đến cho hai lão bá .
Lão đầu kêu A Vân lại gần . Trái với sự rụt rè lúc đầu , giờ Vân cảm thấy hai lão bá này thật đáng mến , ít ra thì họ cũng không giống môt người nào trong thôn . Lão đầu cầm gậy xoa đầu Vân mà hỏi :
- Cháu ngoan , vậy cháu nghỉ sao về hai từ ‘kẻ thù’ ?
A Vân nói :
- Cháu thấy kẻ thù phải luyện công suốt ngày , chửi bới và đánh nhau suốt ngày nữa .
Lão đầu râu ria lắc đầu nói :
-Ngày trước chúng ta vẫn thế đấy chứ , nhưng bây giờ thì không được nữa rồi .
Lão đầu cầm gậy nói :
- Sống trong thù hận quả là không lúc nào thoải mái ! Mà cháu thấy nhưng điều đó ở đâu ?
A Vân thật thà đáp :
- Gia đình bạn cháu lúc nào cũng vậy , nghe nói họ có thù với họ Đinh gì đó
Lão đầu cầm gậy hỏi tiếp :
- Ra là vậy , thế cháu nghĩ thế nào ?
A Vân nói không ngập ngừng,như cậu chỉ đợi từ lâu để nói ra điều này thôi :
- Cha cháu thường dạy , sống ở đời phải có lòng nhân hậu , có thù mà bỏ đi được thì mới là người đại nhân đại nghĩa . Lấy oán báo oán thì oán thù bao giờ mới hết , nếu cố chấp chỉ làm khổ nhưng người bên cạnh ta !
Hai lão đầu ngạc nhiên mà thốt lên :
- Chà , cha cháu quả là đã độ lượng hơn hai ta !
Lão ăn mày hỏi tiếp :
- Vậy cháu hiểu thế nào là đại nhân đại nghĩa ?
A Vân gãi đầu :
- Dạ thât ra điều này cháu cũng không biết rõ lắm . Cháu chỉ biết những người hay báo thù là những người xấu . Người đại nhân đại nghĩa khác những người khác , vạy họ là nhưng người tốt rồi !
Hai lão đầu phá lên cười :
- À , định nghĩa như cháu tuy rất trẻ con , nhưng thế có lẽ là chính xác nhất đấy . Ha Ha
A Vân nhoẻn cười :
- Cháu nghĩ chắc hai lão bá là những người như vậy .
Lão ăn mày buồn bã lắc đầu :
- Rất tiếc phải làm cho cháu thất vọng , chúng ta là nhưng kẻ bị thù hận là cho mờ mắt !
A Vân vẫn cười nói :
- Nhưng các lão bá đã từ bỏ được hận thù , như vậy là đại nhân đại nghĩa rồi
Hai lão đầu lại cười rộ :
- Thằng bé này , bằng ngần nấy tuổi mà mồm mép ghê lắm !
Lão đầu râu ria cất tiếng :
- Này lão ăn mày , ta có một ý này rất hay !
- Là ý gì ? Mau nói !
Lão đầu râu ria chỉ vào A Vân mà nói :
- Truyền võ công cho cậu bé , sau này cậu bé thành danh với võ công của ai thì người đí thắng . Thế nào ? Có dám thi với ta không ?
Lão ăn mày vỗ đùi mà rằng :
- Ý hay ý hay . Thi thì thi , sợ gì !
Rồi lão hỏi A Vân :
- Cháu bé , cháu có thích học võ công không ?
A Vân thật thà đáp :
- Dạ có , nhưng cha cháu thường không muốn cháu học võ .
Lão đầu cầm gậy hỏi :
- Tại sao vậy ?
- Cha cháu bảo nhưng người giỏi võ công đều là nhưng người không tốt cả .
Hai lão đầu cùng cười xòa :
- Thế thì cha cháu nhầm rồi . Nếu cháu học võ của hai chúng ta , ta chắc chắn rằng cháu sẽ trở thành bâc đại hiệp tốt nhất thiên hạ !
Thấy Vân vẫn ngần ngừ . Lão ăn mày nói tiếp :
- Cháu này . Ta nghe cháu nói rằng bạn cháu bị cha nhốt kín trong nhà đúng không ?
A Vân nói :
- Vâng , bạn ấy bị cha bắt ở trong nhà luyện võ suốt ngày .
- Vậy thì đúng rồi , học võ của ta cháu có thể phi thân độn thổ , vượt qua tường cao cũng dễ như qua mô đât nhỏ vậy . Cháu có thể gặp bạn dễ hơn .
Lão đầu râu ria cười phá lên :
- Lão ăn mày kia , đừng nói khoác quá chứ . Cái gì mà phi thân độn thổ ? Có mà là chó rúc mèo cạy thì có ! ha ha .
Lão ăn mày cũng cười mà nói :
- Bây giờ ta mới biết tài xỏ xiên của Ngạo Thiên giáo chủ ! Quả thật là danh bất hư truyền !
A Vân vội nói :
- Hai lão bá ! Cháu biết hai lão bá đều rât giỏi võ công , nhưng cha cháu đã dặn rồi . Quả thật cháu không dám trái !
Lão đầu râu ria nói :
- Này cháu , Ở đây không có cha , cũng không có mẹ cháu , chỉ có ba bác cháu ta , vậy cháu có muốn học không ?
A Vân nghĩ : “ Quả thật có võ công thì mình sẽ gặp Minh Đường dễ hơn , vả lại cha mình cũng đâu có biết “ . Suy nghĩ một hồi Vân mới quyết định :
- Dạ có cháu có muốn học .
Lão đầu râu ria mừng ra mặt :
- Vậy sao còn không quì xuống lễ bái hai sư phụ !
A Vân vội vàng thụp lạy :
- Đệ tử Hoàng Vân bái kiến hai sư phụ - Rồi nhổm dậy phồng mồm nói :
- Chúc nhị vị sư phụ vạn thọ vô cương , phúc như Đông hải !
Hai lão đầu khoái trí cười khà khà . Lão đầu cầm gậy nói :
- A Vân ngoan. Ta trên giang hồ có nhiều tên gọi, nhưng con cũng nên biết tên thật của ta. Ta họ Tần tên là Doanh, còn sư phụ râu ria xồm xoàm kia đại danh là Thach Ngạo Thiên, con phải nhớ lấy. Giờ con hãy về nhà đi kẻo cha mẹ mong , mai đến đây sư phụ dạy võ công cho .
A Vân khoanh tay lễ phép :
- Đa tạ sư phụ , chào hai sư phụ con về .
Lão đầu cầm gậy dặn :
- Vân nhi , con đi theo ngách đá đằng sau chỗ ta ngồi sẽ ra cái miếu hoang ở đầu làng . Khi đi ra hãy lấp lỗ hổng lại và đừng cho ai biết con găp chúng ta ở dưới này , kể cả gia đình con . Nghe không ?
A Vân lễ phép nói :
- Dạ , đệ tử hiểu rồi !
Lão ăn mày mỉm cười xoa đầu Vân mà nói :
- Con ngoan lắm , thôi con về đi .
A Vân chào lần nữa rồi nhanh chóng chui qua khe đá để về làng , vừa đi cậu còn nghe tiếng của hai sư phụ cãi nhau về việc ai sẽ là đại sư phụ của cậu . Cậu khẻ mỉm cười . Bên ngoài hang , trăng đã lên vằng vặc .
Găp được hai sư phụ quả là một bước ngoặt trong cuộc đời Hoàng Vân , rồi đây Vân sẽ phải đối măt với nhưng điều gì ? Tất cả sẽ có ở nhưng chương sau .

TieuBach
17-05-2010, 09:45
Chương II
Bước chân phiêu dạt
Sáng sớm ở thôn chài thật là nhộn nhịp , ai nấy vội vã đi làm công việc của mình . Người thì đi câu cá bên sông Đà , kẻ thì đi hái nấm trong rừng , lại có kẻ lên tận núi Tản Viên săn bắn . Còn cậu bé A Vân cũng có công việc riêng của mình : đến học võ ở chỗ hai sư phụ . Nhưng cậu còn thiếu một thứ nữa trước khi đi .
Trước cổng Hoàng gia , lão quản gia đã đứng sẵn đấy , tay cầm con gà luộc . A Vân đến đón lấy con gà , lão quản gia hỏi :
- Thiếu gia , thiếu gia mang gà đi đâu ?
A Vân vừa giấu con gà vào trong áo vừa nói :
- Minh Đường bị cha nhốt không cho ăn cơm , ta mang gà đến cho cậu ấy ăn . Ông đừng nói cho cha ta nhé .
Thế rồi A Vân chạy biến . Lão quản gia chỉ còn cách ngóng theo :
- Thiếu gia cẩn thận !
Nhìn bóng A Vân đã khuất , ông đành lắc đầu ngao ngán :
- Tội nghiệp hai đứa nhỏ .
A Vân chạy một mạch ra đầu thôn , nhìn trước ngó sau , rồi chui tọt vào một cái miếu hoang . Đằng sau bức tượng đổ nát là một khe nhỏ vừa cho một người lớn chui lọt . A Vân chui qua lỗ hổng đó thì tuột xuống một lối đi khá rộng . Dưới lối đi tối om , nhưng Vân đã chuẩn bị sẵn một cây đuốc rơm . Dưới ánh sáng cây đuốc , A Vân đi thoăn thoắt , qua lối đi là đến cái hang hôm trước . Hai lão đầu vẫn ngồi đó . Lão ăn mày cất tiếng hỏi :
- Vân nhi. Con đến đó hả ?
- Dạ con đến rồi đây – A Vân đi vòng ra trước mặt lão đầu râu ria đặt con gà luộc vào tay ông :
- Đây là gà của sư phụ .
Cậu lại gần lão đầu cầm gậy , rút ra một bầu rượu và một gói nhỏ :
- Đây là rượu và đồ nhắm của sư phụ .
Lão đầu cầm gậy vồ lấy bình rượu tu một hơi dài , lấy tay quẹt mồm cười khà khà mà nói :
- Cả tháng nay ta chẳng được giọt rượu nào… Khà khà… đã quá …đã quá .
- Sư phụ cứ uống thoải mái , hết con lại về lấy cho . Kìa sư phụ ăn đi .
Lão đầu cầm gậy lấy ra một cây đũa cũ mốc meo , gắp một miếng lên ngắm nghía :
- Đây là món gì hả con ?
A Vân ngồi xuống giữa hai lão đầu và nói :
- Đây là món thính của quê con , rất ngon đấy , sư phụ ăn thử xem .
Lão đầu cầm gậy bỏ miếng thính vào miệng nhai nhồm nhoàm :
- Thính à…m…m , để xem nào .
Lão lại lấy bình rượu tu một hơi nữa rồi thở một cái nói ;
- Ngon , ngon quá ! Không ngờ nơi sơn cước này lại có mon ngon đến vậy .
Lão đầu râu ria nói :
- Ngon gì mà ngon ? Có ngon bằng món gà luộc của ta không ?
Nói xong liền xé một đùi gà và nhai ngấu nghiến .
- Ai nói với ngươi ? – Lão đầu cầm gậy vẫn lim dim thưởng thức – Sần sật… đây là tai lợn , còn cái bùi bùi này là gì hả con ?
A Vân nói :
- Đó là thính đấy ạ , do làng con chế theo phương thức đặc biệt .
Lão đầu cầm gậy tu một hơi rượu dài mà nói :
- Đặc biệt à ? Tuyệt tuyệt ! Rượu ngon món ngon , đúng là mĩ tửu mĩ thực . Cuộc sống sau này của ta chắc là còn sướng hơn tiên .
Lão đầu râu ria tức tối nói :
- Ngon thì ăn nhanh lên . Chúng ta còn phải dạy võ công cho thằng nhỏ nữa .
Lão ăn mày và đĩa nộm vào mồm, quẹt ngang một cái, vừa nhồm nhoàm nhai vừa nói:
- Ừm..m..m. Dạy võ, dạy võ.
LạI uống ngụm rượu, rồI nói:
- Để ta dạy con trước, A Vân, giờ sư phụ sẽ dạy con chiêu nhập môn đầu tiên.
A Vân hỏi:
- Phái ta là phái gì ạ?
Lão ăn mày phấn khích nói:
- Bang phái số một Trung Nguyên: Cái Bang!
Lão Hán tử cười khẩy:
- Một lũ ăn mày!
A Vân tròn mắt:
- ăn mày ạ?
Lão đầu cầm gậy nghiêm trang bảo:
- Phải, là ăn mày. Nhưng là những người ăn mày có lòng tự trọng.
A Vân gật đầu
Lão nói tiếp:
- Võ công cái Bang chia làm hai đường: nội công và ngoại công. Nội công thì cao nhất là Giáng long nhị thập bát chưởng, ngoại công cao nhất là Đả cẩu bổng pháp. Phái ta danh trấn giang hồ cũng là do nội ngoại song tuyệt. Nay con mới vào học, nội công căn bản chưa có, nên ta sẽ dạy con ngoại công trước. Chiêu đầu tiên là “Kiến nhân thân thủ” chiêu đầu tiên của cái bang côn pháp. Xem đây!
Nói rồi lão đầu rút cây gậy trúc xanh biếc ra, vạch ra những hình vẽ dưới đất. Đánh nhau hơn hai mươi năm, võ công của hai lão đầu đã gần như tàn phế. Nhưng sự tinh diệu của chiêu thức thì vẫn còn nguyên. A Vân tuy chưa học võ bao giờ nhưng cũng bị những chiêu thức ấy quấn hút. Thế là A Vân bắt đầu luyện võ công với hai lão đầu từ đấy, không ai biết điều này, ngoài cậu và hai vị sư phụ. Còn Minh Đường, cậu cũng bị ép phải miệt mài tập luyên để thoả mãn chí hướng báo thù của người cha.
**********

Năm năm trôi qua, đời người như cánh gió, nhưng cảnh vật làng chài thì không có gì thay đổI.
Đỗ gia trang hôm nay đón một vị khách đặc biệt. Đường thúc của Minh Đường từ Mê Linh đến chơi. Mấy ngày trước, Minh Đường đã đi thăm nộI tổ phụ ở cách làng năm mươi dặm nên không có nhà. Cha Minh Đường và ngườI chú đang bàn chuyện vớI nhau ở nhà trên.
Đỗ Nhật Lâm thở dài mà rằng:
- Ông trời quả là biết trêu chọc người. Ta ngày nào cũng giáo huấn nó về mốI thù sâu như trời biển. Vậy mà thằng Minh Đường nhà này vẫn bỏ ngoài tai. Lúc nào cũng muốn giao du vớI cái thằng bé con lão rùa rụt cổ Hoàng Phương. Chẳng chịu học hành cho thành tài. Cứ thế này công sức của ta sẽ đổ xuống sông xuống biển cả thôi
Vị Đường thúc mặt cũng đăm chiêu mà rằng:
- Thật cũng không ngờ Hoàng tướng quân lạI trở nên hèn nhát đến vậy Nhưng huynh cũng không nên lo quá, đệ có một kế này có thể làm cháu Minh Đường thay đổi. Chỉ ngạI là…
Thấy em ngập ngừng không nói, Đỗ lão gia sốt ruột giục:
- Có cách gì hay, đệ cứ nói ra ta xem thử. Chỉ cần khiến thằng Minh Đường thay tâm đổI tính, chịu trả thù họ Đinh, đứng lên lập nghiệp, thì có mất mạng lòng ta cũng bằng.
Vị Đường thúc mặt càng đăm chiêu, nói:
- PhảI dùng đến cách này cũng là hạ sách thôi. Đệ chỉ sợ sau này sẽ có ảnh hưởng sấu đến cháu Minh Đường
Đỗ Nhật Lâm biết ý, bèn đuổI hết gia nô trong phòng ra ngoài, đóng cửa lạI, rồI mớI bảo :
- Ở đây chỉ có ta và đệ, đã có thể nói được chưa?
Ông chú nhìn trước ngó sau, rồI đến nói nhỏ vào tai Đỗ lão gia điều gì đó. Không hiểu là chuyện gì, nhưng chỉ thấy Đỗ lão gia nghe xong thì mặt mày biến sắc, tay luếnh quếnh gạt vỡ cái chén
Vị Đường thúc cũng hoảng hốt mà rằng:
- Thôi, coi như đệ chưa từng nói. Quả thật cách này không ổn. Không ổn.
Đỗ Nhật Lâm thở dài, nói:
- Không, ngẫm đi ngẫm lạI thì nó cũng là một cách hay. Chỉ là, nếu làm như vậy. Thì bước tiếp theo ta phảI làm thế nào?
Ông chú nói, giọng vẫn chưa hết hẳn sợ hãi:
- Cái này thì huynh không cân lo. Đệ đã có dự liệu trước. Huynh xem cái này đi.
Nói rồI rút một phong thư từ trong tay áo đưa cho Đỗ Nhật Lâm đọc. Đỗ lão gia đọc một hồI, vẻ mặt vô cùng ngạc nhiên hỏI:
- Là Vương tướng quân. Ông ấy vẫn còn sống ư?
Ông chú nói:
- Chính là ông ấy. Tháng trước đệ có một ngườI bạn là dân giang hồ đến thăm, lân la hỏI chuyện y thì mớI biết Vương Khương tướng quân nay đang là giáo đầu chữ Long ở trong Vô Thiên giáo. Đệ còn được biết từ ngày Vô Thiên giáo chủ Thạch Ngạo Thiên mất tích đến nay, Vô Thiên Giáo vẫn chưa có ngườI làm chủ. Minh Đường sang đó đệ tin chắc vớI địa vị của Vương tướng quân, chức giáo chủ sẽ không thể tuột khỏI tay.
Đỗ lão gia, rờI khỏI ghế, chậm rãi mở cửa phòng mà rằng:
- Vì sự nghiệp trả thù cho chủ nhân, đúng là chỉ còn mỗI cách ấy thôi
Ông chú đến bên Đỗ lão gia nói:
- Vậy còn phu nhân?
Đỗ Nhật Lâm nói:
- Việc này không phảI lo. Bà ấy đã đi lễ chùa từ sớm rồI, lệ thường là ngày mai mớI về.
Ông chú nói tiếp:
- Vậy phảI làm ngay. Tránh đêm dài lắm mộng.
Đỗ lão gia bước ra khỏI bậu cửa:
- Mấy giờ nữa Minh Đường sẽ về đến nơi. Để ta chuẩn bị.
Vị Đường thúc cúi chào mà rằng:
- Vậy đệ xin cáo lui trước.
- Không tiễn!
Đỗ lão gia nhìn bóng ngườI em trai khuất bóng khỏI cổng, chợt thở dài đánh sượt một cái.
Chiều đến nắng vàng trảI khắp đường làng, tiếng hò reo vọng từ khúc sông nào đó đến chẳng làm tan đi cái không khí cô quạnh ở trong làng. Điều này khác vớI buổI tốI, khi mọI ngườI đi làm đồng về, trong thôn lạI náo nhiệt vui đùa đến tận tốI khuya, sương xuống lạnh, mớI chia tay nhau, ai về nhà nấy.
Hôm nay, duy chỉ gia trang nhà họ Đỗ ở đầu thôn, là không có ai ra đồng, vì có một sự kiện đặc biệt.
Một ngườI thanh niên, mặt mày thanh tú, cao bảy thước hai, mày thanh, mắt to, cưỡI trên con Bạch mã, phi nước đạI vào làng. Đó là cậu bé Minh Đường năm xưa, nay đã mườI bảy tuổI.
Xa nhà đã mấy ngày, Minh Đường phi ngựa như bay, mong gặp được phụ mẫu. Trong làng vắng tanh, nhà nào cũng cửa đóng then cài ra đồng cả rồi. Minh Đường phi ngựa đến cổng nhà thì thấy tấm bảng hiệu vỡ làm đôi rơi trước cổng. Chắc mẩm có chuyện chẳng lành, cậu lật đật xuống ngựa, chạy vào gọI cổng. Không có ai trả lời. Minh Đường đẩy một cái, cổng đã mở toang ra, chỉ thấy một cảnh tượng hãi hùng bày ra trước mắt. Nhà cửa tan hoang, gia nhân , ngườI hầu nằm la liệt. Minh Đường hớt hảI chạy từ gian trên xuống gian dướI, luôn mồm gọI cha gọI mẹ. Goị mãi, Minh Đường mớI tìm thấy cha nằm bất động ở bên thành giếng. Minh Đường vộI đỡ cha dậy và hỏi:
- Cha làm sao vậy? Cơ sự sao lạI như vậy?
NgườI cha máu me đầy mình, đến ngồI cũng không ngồI nổI cất giọng thều thào nói:
- Minh Đường con, bọn chó triều đình đã đánh hơi được kế hoạch của nhà ta. Chúng đến giết sạch – Nói chưa dứt lờI thì Đỗ lão gia gào rú như lên cơn điên. Vân chỉ còn biết ứa nước mắt mà ôm lấy cha:
- Cha, cha làm sao vây?
Lay một lúc thì Đỗ Nhật Lâm như tỉnh cơn. Kéo Minh Đường lạI gần mà nói:
- Con hãy cầm cờ lệnh Đỗ gia ta, tớI Vô Thiên Giáo Trung Nguyên mà tìm Vương Khương tướng quân, xin ông ấy mau chóng hộI quân về chiếm lấy ngôi vương, trả thù cho cha và các vị huynh đệ.
Minh Đường khóc mà bảo:
- Cha khoan hãy nói đến, để con đưa cha đi tìm thầy lang.
Nhật Lâm xua tay bảo:
- Muộn rồI con ạ. Cha bị bọn chúng đâm hơn chục giáo trên ngườI, không còn sống được bao lâu nữa. Vả lạI mẹ con đã bị bọn chúng giết. Cha cũng không muốn sống nữa.
Minh Đường gào lên:
- Mẹ bị giết rồI sao? Có thật không cha? Sao con không thấy mẹ?
Đỗ lão gia cũng khóc mà bảo:
- Mẹ con bị chúng phanh thây, vứt xuống giếng rồi.
Minh Đường ngó xuống giếng, quả nhiên thấy giếng đỏ lòm những máu, áo nổI lềnh bềnh. Cậu gào lên:
- Bọn chó họ Đinh này, con sẽ liều mình vớI chúng.
Đỗ lão gia ôm Minh Đường mà nói:
- Đừng buồn nữa con – Đỗ Nhật Lâm rút từ trong áo ra một bức thư đã hoen một nửa là máu – Khi đến Trung Nguyên rồi con hãy tìm đến Vô Thiên Giáo và đưa bức thư này cho Vương tướng quân. Xem xong bức thư này, ông ấy sẽ hiểu
Người cha nói rồi ho sặc sụa
Minh Đường vẫn khóc tut u, nói trong tiếng nấc:
- Cha hãy để con ở lại an tang mẹ đã.
Người cha nói dọng thều thào:
- Sao đến giờ mà con vẫn không hiểu… mau lên ngựa đi ngay kẻo chúng đến bây giờ - Vì gắng sức nên nói hết câu, Đỗ lão gia cũng ho ra một ngụm máu tươi mà tắt thở.
Minh Đường không kìm được phẫn uất mà khóc rống lên, khóc một hồi, cậu nhặt lấy bức thư, cẩn thận cất vào trong áo, rồi lau đi dòng lệ đang lăn trên má cậu chạy nhanh ra cổng, nhảy lên ngươaj rồi phi thẳng về phía cuối làng. Đến trước cổng Hoàng gia trang, thấy lão quản gia đang quét rác ở đó. Cậu lấy trong người ra mảnh giấy và cái bút, rồi viết một vài dong đưa cho lão quản gia:
- Nhờ lão đưa mảnh giấy này cho Hoàng Vân, ta có việc phải đi, nhờ cậu ấy lo giúp.
Rồi cậu lên ngựa phóng đi. Lão quản gia không hiểu chuyện gì sảy ra, chưa kịp hỏi han thì Minh Đường đã đi mất rồi, đành lắc đầu thở dài.
Trong hang tối, Minh Đường vẫn đang chăm chỉ luyện tập võ công. Năm năm trước, cậu vẫn chỉ là một chú bé yếu đuối. Nhưng không ai ngờ, chỉ sau năm năm, võ công cậu đã đại tiến, trở thành một thiếu niên tuấn tú phi pham, một than võ công siêu tuyệt.
Song thủ Hoàng Vân chộp về hướng hòn đá cách đấy mấy trượng, hòn này to phải đến một người ôm chợt bị lay động như có người nhấc lên. Vân vận nội công hét lên một tiếng, dung khí kình quăng hòn đá vào vách hang đánh uỳnh một cái.
Tần lão bang chủ cười mà lớn mà rằng:
- Vân nhi, vậy là cuối cùng con cũng học xong Ngũ Hành Công Pháp đắc ý của ta rồi.
Hoàng Vân lấy tay lau mồ hôi chán mà nói:
- Đồ nhi tư chất kém cỏi, phải mất tới năm năm ròng khổ luyện mới thành thục, quả là tốn nhiều tâm sức của hai sư phụ.
Thạch giáo chủ cười phá lên mà rằng:
- Con tập luyện Ngũ hành công pháp và Phiên Thiên thần chưởng song hành, lại còn luyện nội công Xung Thiên, vậy mà chỉ mất có năm năm, võ công lại không bị loạn. Nếu không phải là kẻ có tư chất trời phú siêu tuyệt mới làm nổi. Nếu là ta chắc đã tảu hỏa nhập ma mà chết từ lâu rồi
Tần bang chủ cũng cười mà rằng:
- Phải đấy, nhớ ngày xưa ta tập luyện Bích không vô tận, phải mất đến tám năm mới có thể cách không chuyển vật, còn con chỉ mất có tám tháng, quả là võ công bây giờ của đồ nhi giỏi hơn sư phụ hồi trẻ nhiều.
Hoàng Vân cười mà rằng:
- Đa tạ hai sư phụ đã quá khen, nhưng con nghĩ vẫn còn phải luyện nhiều ạ.
Tần lão bang chủ nói tiếp:
- Vân nhi, Xung Thiên thần công của con có thể giúp con bảo vệ các tử huyệt, hơn nữa khi kết hợp với Ngũ Hành Công Pháp, con đã trở thành vạn độc bất xâm. Nhưng khi luyện hai môn võ công này, con đã tự đưa mình vào thế có thể bị tảu hỏa nhập ma bất cứ lúc nào.
Tần Bang chủ thở dài nói tiếp:
- Sinh ra trên đời ai cũng có giới hạn của mình, con cũng không phải là ngoại lệ. Tuy con là một kỳ tài học võ, ngộ tính cực cao. Nhưng năm năm qua đã tự buộc mình học cả thảy đến năm, sáu môn tuyệt kỹ, cũng đã gần đến giới hạn của mình, nên từ bây giờ con phải chú ý giữ mình, tránh để cho tấm thần rối loạn, nếu không hậu quả thật khó mà lường trước được.
Thạch giáo chủ kêu Hoàng Vân lại gần, sụt sịt mà nói:
- Đồ nhi ngoan, chúng ta dạy tuyệt chiêu cho con cốt là muốn võ công của mình có truyền nhân. Nhưng nếu con có ham thích cuộc sống nông nhàn, thì hãy cứ ở quê nhà, đừng có bôn tẩu giang hồ. Lòng người hiểm ác khó mà lường trước được.
Hoàng Vân thấy hai sư phụ hành xử có phần quái lạ, nhưng lại không tiện hỏi, đành cười mà rằng:
- Hai sư phụ đừng lo quá, đồ đệ sẽ không rời khỏi hai người đâu, con sẽ hầu hạ lão nhân gia hai người đến khi hai người không cần con nữa.
Thạch giáo chủ cười lớn mà rằng:
- Hảo đồ đệ, hảo đồ đệ. Ta chắc là phải cố sống đến lúc con thành gia lập thất. con cháu đầy đàn chứ.
Tần lão bang chủ cắt ngang:
- Thôi, cũng đã muộn rồi, con hãy về nhà đi kẻo gia đình mong.
Hoàng Vân cúi đầu bái biệt hai sư phụ, rồi từ từ đi khuất vào cái khe nhỏ thông ra miếu hoang quen thuộc. Không để ý trong bóng tối, có tiếng thở dài rất nhẹ của hai lão đầu.
A Vân vừa ra khỏi rừng, chợt nghĩ tới bạn, cậu bèn rẽ qua Đỗ gia trang . Đến bức tường phía sau nhà, nơi mà ngày xưa Vân và bạn vẫn thường chơi đùa. Giờ đây đột nhập vào phủ với cậu không có gì là khó.
Vào trong phủ Đỗ, cái đầu tiên lọt vào mắt cậu là quang cảnh tan hoang, mấy người gia nô đang hì hục quét dọn, áo quần lem những vệt đỏ như máu. Tìm khắp nơi không được bạn, lại bắt gặp Đỗ lão gia đang an ủi phu nhân ở trong phòng khách. Nghĩ thấy có điều bất tường, Vân bèn rời phủ Đỗ về nhà. Về đến cổng thì lão quản gia đã đứng chờ ở đó. Lão cung kính chào rồi đưa bức thư cho A Vân:
- Thiếu gia đã về, Đỗ thiếu gia nhờ già đưa cái này cho người.
A Vân giở bức thư ra xem, trong thư Minh Đường nói nhà có nạn, cần phải đi gấp, nhờ cậu an tang cha mẹ.
Càng nghĩ càng cảm thấy không ổn, Vân mới quay sang lão quản gia mà bảo:
- Lão Kỳ, lão mau chuẩn bị hành lý cho ta, ta phải đi ngay kẻo không kịp.
- Vân nhi của chúng ta định đi đâu xa ư? – giọng nói trầm ấm quen thuộc vọng ra từ sau lão quản gia làm Hoàng Vân giật mình.
Hoàng lão gia đến trước mặt A Vân, nghiêm nghị hỏi lại lần nữa:
- Vân nhi, con định đi đâu?
A Vân ngước lên nhìn cha, rồi từ từ quỳ xuống mà nói:
- Thưa cha, Minh Đường đang gặp nguy hiểm, con phải đi giúp cậu ấy.
Hoàng lão gia đỡ lấy con mà rằng:
- Đỗ phủ có chuyện, đó đều là kế hoạch của Đỗ lão gia, muốn Minh Đường chấp thuận sang Đại Tống cầu viện. Con cần chi phải xen vào việc của gia đình họ.
Hoàng Vân vẫn quỳ dưới đất mà nói:
- Cha, từ trước cha vẫn luôn răn dạy “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, nay Minh Đường sa vào con đường phản quốc vong nhà, con phải đi giúp cậu ấy và cũng là gánh vác một phần vận mệnh quốc gia. Hơn nữa Minh Đường với con còn là tri kỉ bao năm, con không thể để cậu ấy một mình dấn thân vào nguy hiểm được. Xin cha hãy toại nguyện cho con.
Hoàng lão gia đỡ Hoàng Vân dậy, thở dài mà nói:
- Hay cho câu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Ta cả một đời ẩn cư nông nhàn, không màng chính sự, nay nước sắp có nạn, già yếu không giúp gì được đã đành, nếu lại giữ khư khư con ở nhà, chẳng phải lại càng bị bằng hữu thiên hạ chê cười hay sao.
Nói rồi bảo lão quản gia dắt con ngựa thường ngày vẫn cưỡi ra. Ngựa này mắt đen lay láy, sáng như trân châu, mình phơn phớt xanh, bắp thịt thon gọn, chính là loại ngựa Lưu Thủy Thần Câu quý giá vô cùng! Hoàng lão gia trao ngựa cho con rồi nói:
- Con hãy lấy con ngựa Bích Long này của ta mà đi. Bao năm chinh chiến cùng ta, ta chắc chắn trên đời này không có loại ngựa nào hiểu người hơn nó.
Nói rồi lấy túi hành lý đưa cho chàng mà nói:
- Đi đến nơi sứ người, việc gì cũng phải lựa. Nhưng nhất là phải giữ gìn sức khỏe. Hành lý ta đã soạn sẵn cho con rồi đây, sang bên đó tùy cơ mà xử sự.
Hoàng Vân, từ trước chưa từng xa nhà, bất chợt thấy chạnh long, ứa nước mắt ôm lấy cha mà rằng:
- Cha và mẹ ở nhà hãy giữ sức khỏe, con tìm thấy Minh Đường sẽ trở về ngay.
Hoàng lão gia xoa đàu cn mà rằng:
- Con ngoan hãy mau lên ngựa đi, kẻo mẹ con mà nhìn thấy thì sẽ phiền thêm đấy.
Hoàng Vân quỳ xuống, lạy bái biệt cha rồi leo lên ngựa, ngoái nhìn Hoàng phủ lần cuối, rồi phi ngựa nhằm thẳng cổng làng mà đi.
Bóng tà đã xế, chim về chốn ngủ, vậy mà nhiều kẻ phải xa nhà đêm nay, sự đời quả là khó đoán!