PDA

View Full Version : Các bác Việt Nam dùng tiếng Anh siêu thật!


Buratino
22-03-2010, 20:15
Hôm trước em đi qua bến xe Gia lâm, thấy cái biển này:

"GIA LAM Parking Place"

Em nhà quê, nhưng em cũng hiểu Parking Place là cái nơi đỗ xe, chứ dek phải Bến xe. Còn cứ lý giải bến xe cũng là nơi ô tô nó đỗ thì em cũng vái :caunguyen

Xong nữa, đến gần đường vành đai 3, em thấy cái biển nàu:

AHEAD
PHÍA TRƯỚC
WORK
CÔNG TRƯỜNG

Em chẳng biết thằng nào nghĩ ra cái biển này mà lằng nhằng thế. Cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều lủng củng. Mà tiện chuyện "đường vành đai 3", các bác có biết mấy cụ ngành Giao thông công chính đặt biển thế nào không? Các bác đến đoạn gần sân Mỹ đình sẽ thấy cái biển to tổ bố: "Vanh Dai 3 Road". Em thề không đặt điều.

Rồi cái biển này nữa, cái này em thấy trên mạng:

http://i43.tinypic.com/24y0me0.jpg

Cái này thì bản dịch tiếng Việt em cũng dek hiểu nữa là tiếng ANh. Em bó tay.

Còn đây là ở Vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên mà các bác nhà ta đang hết sức vận động bình chọn. Các dùng giới từ thật là ÁC CHIẾN hết chỗ nói:

http://lh3.ggpht.com/_pitEwxi1vsg/R4urfHgPgWI/AAAAAAAAIoE/eFNivLsm2hs/HPIM1714%20Ha%20Long%20Bay%20-%20Vietlish%20%28Vietnamese%20English%29%20in%20th e%20cave.JPG


Còn cái này là ở triển lãm Vân Hồ:

http://img7.imageshack.us/img7/3756/p0905091027.jpg

Em dek hiểu cái thằng THIEFPOCKET được trân trọng viết hoa kia nó là cái thằng nào vậy? Từ điển ứ có. Chắc tên riêng. 8-|

Em dạo ở Quảng trường Ba ĐÌnh, thấy cái biển: "Keep off the grass please" kèm theo câu tiếng Việt: "Cấm bước lên cỏ". Dis, thằng Tây thì Pờ-lỳ, còn ta thì CẤM, không cần please gì cả.

Em hàng.

Các bác giỏi tiếng Anh cho em mấy ý kiến quý báu để em đỡ bức xúc đi cái.

AI_TAN_CAT_LANG
23-03-2010, 11:12
Trên căn bản, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ( second langue) , chứ không phải là ngôn ngữ chính của người Việt Nam , ở nước Việt Nam. Cho nên khi dùng Tiếng Anh để nói và viết hay dịch sang tiếng Việt, họ thường suy nghĩ theo tiếng Việt trước rồi chuyển tải sang tiếng Anh . Và khi nói hay khi viết, họ thường dùng những từ đơn giản , ngắn gọn, dùng thường ngày . Đôi khi họ dùng tiếng " bồi " ( nghĩ sao nói vậy) để nói , miễn người khác hiểu là được rồi .

"Parking Place", dịch sang tiếng Việt :

Park: đỗ, đáp, để, đăt
Place: nơi , chỗ .

Hai từ này gép lại có ý nghĩa : chỗ để xe
Tuy rằng hai từ này dùng không đúng nhưng người ta cũng hiểu là " nơi để xe " .

Nếu viết đúng " Gia Lâm transport station".
Transport: phương tiện giao thông .
Station: trạm, bến, bãi ,

Dịch tiếng Việt : trạm xe, bến xe dùng trong phương tiện giao thông .
Như đã nói , hai từ này ít dùng trong giao tiếp hàng ngày , nên đã bị thay đổi bằng những từ đơn giản hơn, gần giống nghĩa .

AHEAD
PHÍA TRƯỚC
WORK
CÔNG TRƯỜNG

Hai từ này đâu có lằng nhằng, ngược lại còn rất đúng và chuẫn nữa, vì những biển giao thông cần phải rất ngắn gọn, với mục đích dành cho người đi đường đọc nhanh va hiểu nhanh .Ở nước ngoài , người ta cũng dùng hai từ này làm biển hiệu trên đường , đặc biệt là được đặt gần trong các khu công trình làm đường .

Rồi cái biển này nữa, cái này em thấy trên mạng:
Cái này thì bản dịch tiếng Việt em cũng dek hiểu nữa là tiếng ANh. Em bó tay.
Còn đây là ở Vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên mà các bác nhà ta đang hết sức vận động bình chọn. Các dùng giới từ thật là ÁC CHIẾN hết chỗ nói:

Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này: Viết để người đọc hiểu " đại khái" . Cho nên không chú trọng, cấu trúc, giới từ, từ ngữ , văn phạm . Và khi dịch cũng chỉ dịch " nôm na" mà thôi . Cho nên không cần nhất thiết phải sát nghĩa tiếng Anh :

Be careful with THIEF POCKET.
Thief: tên trộm, cắp
Pocket : túi quần , áo

Hai từ này gép lại ( dịch nôm na) : tên móc túi .
Hai từ này là hai từ độc lập , khi viết thì phải có khoảng cách ở chính giữ hai từ, bạn tra từ điển không ra nghĩa , vì chữ này đã bị lỗi ( bị dính lại ) khi đánh máy đó mà .

Trong một câu văn, đoạn văn, khi người ta viết in hoa một từ nào đó, thì muốn nhấn mạnh ý nghĩa của từ đó trong đoạn văn . Trong trường hợp này " THIEF POCKET" được viết in hoa , vì người ta muốn nhấn mạnh là " hãy cận thận với những tên móc túi " chứ không dùng với mụch đích trân trọng .

"Keep off the grass please" kèm theo câu tiếng Việt: "Cấm bước lên cỏ".
" cấm bước lên cỏ" người ta dịch nôm na ( không sát nghĩa ) vói câu " keep off the grass please" . Chứ nếu dich sat nghĩa : " xin vui lòng ( làm ơn) cấm bước lên cỏ " thì nghe không thuận tai lắm, đã "cấm" rồi sao lại còn " xin vui lòng" . Trong trường hợp dùng please để dịch thì có thể như thế này " xin vui lòng đừng bước lên cỏ" , nhưng tiếng Anh lại bị đổi thành " Don't step on the grass please" .

Người Tây, họ cho rằng hai từ " please , thank you" là hai từ magic (mầu nhiệm) trong cuộc sống , cho nên họ dùng rất thường xuyên trên cửa miệng , ngay cả khi họ yêu cầu một việc gì đó , câu trước thì " please" câu sau " thank you" .

Còn vì sao trong trường hợp này , lại dùng " cấm" thay thế cho chừ "please", có lẽ người ta muốn " tuyệt đối" không bước chân lên cỏ .

Buratino
23-03-2010, 15:10
Cảm ơn bác. Nhưng ý em nó thế này: Đã gọi là đẳng cấp, chính quy thì phải cẩn thận từ cái biển hướng dẫn, chứ cái mặt bêu ra với thiên hạ (ý em nói là các cường quốc năm châu sang ta du lịch, làm ăn...) mà còn viết sai linh tinh phèng thế người ta cười cho. Mang tiếng thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến mà phơi cái văn hiến như thế ra thì mới lộ rõ mặt cave khoe trí tuệ. Nói bác đừng giận, vì em cũng ở Hà Nội, cũng là người Việt, thấy những cảnh trên em thấy chướng mắt nên em mới nói.

Em bàn thêm với bác mấy câu cho xôm chuyện vậy:

"Parking Place", dịch sang tiếng Việt :

Park: đỗ, đáp, để, đăt
Place: nơi , chỗ .

Hai từ này gép lại có ý nghĩa : chỗ để xe
Tuy rằng hai từ này dùng không đúng nhưng người ta cũng hiểu là " nơi để xe " .

Nếu viết đúng " Gia Lâm transport station".
Transport: phương tiện giao thông .
Station: trạm, bến, bãi ,

Bác nói cũng đúng. "Gia Lâm transport station", kiểu gì cũng phải là Sờ Tây Sần. Chứ còn em dek chấp nhận cái PARKING PLACE. Bến xe là bến xe, còn điểm đỗ xe là điểm đỗ xe. Hai cái khác nhau, chứ cứ hiểu nôm na, từa tựa, thiếu chính xác như thế thì nói dek gì đến chuyện xây dựng chủ nghĩa xã hội.

AHEAD
PHÍA TRƯỚC
WORK
CÔNG TRƯỜNG

Hai từ này đâu có lằng nhằng, ngược lại còn rất đúng và chuẫn nữa, vì những biển giao thông cần phải rất ngắn gọn, với mục đích dành cho người đi đường đọc nhanh va hiểu nhanh .

Ý em là "work ahead" chứ không phải "ahead work". Mà tách riêng luôn tiếng Anh tiếng Việt ra, sao lại phải trộn nó vào với nhau. Bác xem cái ảnh này nhé:

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:Eb4eEqEir8wAQM:http://www.ricesigns.com/real_pictures/road_work_ahead_contruction_signs.jpg

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:5arjw68uU_D7tM:http://www.co.lancaster.pa.us/planning/lib/planning/road_report/road_work_ahead_sign.jpg


Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này: Viết để người đọc hiểu " đại khái" . Cho nên không chú trọng, cấu trúc, giới từ, từ ngữ , văn phạm . Và khi dịch cũng chỉ dịch " nôm na" mà thôi . Cho nên không cần nhất thiết phải sát nghĩa tiếng Anh

Bác nói thế nào ấy chứ, như em nói trên kia, đã là biển báo, hướng dẫn thì phải chuẩn. Nói thế thì em cũng nói "No star where" - đại khái là Không sao đâu , cho nó lành.

Be careful with THIEF POCKET.
Thief: tên trộm, cắp
Pocket : túi quần , áo

Hai từ này gép lại ( dịch nôm na) : tên móc túi .

Sặc, đến đây thì em chịu. THIEF bản thân nó đã là tên trộm, tên móc túi. Gắn thêm cái POCKET vào đít, dù có dấu cách hay không cũng làm người ta thấy dị hợm.

Còn chuyện cái biển: "Keep off the grass please" kèm theo câu tiếng Việt: "Cấm bước lên cỏ", em không thấy sai chính tả. Nhưng em chỉ thấy cái văn hóa từ ngữ nó khác biệt nhau quá thôi.

Kính bác.

Tự nhiên hôm nay em thấy người cứ làm sao ấy, cứ buồn tĩ tã ra cơ. Nói như chú Cơ béo, hay là em có mang?

--Yuna--
24-03-2010, 07:51
Xét theo quan điểm của em, đã viết tiếng Anh thì phải viết chuẩn. Mục đích viết các tấm biển báo bằng tiếng Anh là để cho du khách nước ngoài đọc và hiểu, còn chú thích tiếng Việt thì đã dành cho người Việt mình rồi. Nếu thế thì đâu cần viết Tiếng Anh nôm na đại khái cho người Việt mình hiểu để làm gì nữa?
Còn chuyện cái biển: "Keep off the grass please" kèm theo câu tiếng Việt: "Cấm bước lên cỏ", em không thấy sai chính tả. Nhưng em chỉ thấy cái văn hóa từ ngữ nó khác biệt nhau quá thôi.

Văn hóa từ ngữ khác biệt nhau cũng phải. Ví như người Anh từ You là từ chỉ chung cho tất cả anh, em, bạn, cô, chú ..v...v.., nhưng người Việt mình thì từ nào ra từ ấy, phải ko anh Bu? :p

Ôi, lần đầu mình vào nơi này. Ko biết viết thế này có sai ko :(

LSB-phucket
25-03-2010, 04:01
Dạo net có thấy ở VN dịch tiếng Anh hay lắm.
Thí dụ bản thực đơn ghi là "con" mực tươi và các món mực được các dịch giả VN dịch ra là:






INK = MỰC

bó cả tay chân!
Không có bằng chứng, nhưng các bạn có thể google.

AI_TAN_CAT_LANG
25-03-2010, 17:34
Dear Buratino,

I know that you are frustrating about most people in Vietnam do not use English correctly but there are some things you must to understand:

Firstly, you have to accept that people who live in Vietnam use and speak English at second langue. They have not been taught to learn English since they were born and they are not using English frequently in daily life. Once more thing, English has just been disseminated in Vietnam for only four or five years. So you cannot expect them to use English like other countries which are using English as bilingual or first langue. If they have been learned English since they were born or since they begun to talk, it would not be this shame, wouldn’t it.

Secondly, Vietnam is a poor country, indeed. Some people do not have chance to go to school and to learn English like you, me or like the others. They probably may not getting to know and familiar with English. The English which they normally use would come from life or from society. So you cannot expect them to use others foreign langue precisely.

Thirdly, even though Vietnamese people use English in a simple and similar way but since they started to use English is the fact that they are starting to develop Vietnam becomes a better society. It is likely to what you call “build up COCIALIST REPUBLIC”. You have to accept that Vietnam is a developing country for centuries. How can you expect Vietnamese change faster, quickly, directly within few years? It is not fair for them, isn’t?

Take one of your examples: “No star where”, this sentence does not make sense Vietnamese may understand its meaning (because it is a joke) but other foreigners will not understand its meaning. However, when the signs "work ahead” or “thief pocket” are used, Vietnamese as well as other foreigners will understand its meaning.

Nevertheless, I agree with you in some points, if they do not know how to use English correctly so they do not need to use it. However, the society in reality is not simple as we thought. We have to accept the fact in the society which we are born into and living in it. With few people are impossible to change majority of whole society. Do you agree with me?

My question is why you are so strict about it? Why you are not accepting it while other people who are not Vietnamese are accepting of the fact that Vietnamese use English still limited. I am saying this it is not telling you that you have to accept the wrong things. As far as they learn English, we would please with it even though the English they learn still little.

At last word, I believe that Vietnamese will learn to use English in both writing and speaking correctly in the future but this will be take quite long time. Do you believe so?

By the way, you may need to go to doctor for a check up. Doctor will let you know whether you are pregnant or not.

Kind regards.

Tranlate into Vietnamese ( dịch sang tiếng Việt) .

Bruratino mến ,

Tôi biết là bạn đang không hài lòng về chuyện hầu hết người Việt Nam sửu dụng tiếng Anh không đúng nhưng có một số điều bạn cần hiểu rằng :

Thứ nhất, bạn phải chấp nhận rằng người Việt Nam sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai . Họ không được dạy tiếng Anh từ khi họ sinh ra và họ không sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày . Còn một điều nữa là, tiếng Anh mới phổ biến rộng rãi ở Việt Nam chỉ mới bốn , năm năm nay mà thôi .Cho nên bạn không thể mong muốn họ sử dụng tiếng Anh như các nước song ngữ hay là ngôn ngữ chính dược .

Thứ hai, bạn phải chấp nhận nước Việt Nam thực sự còn nghèo nàn . Một số người không có cơ hội di tới trường, đi học tiếng Anh như bạn , như tôi , như những người khác . Họ có thể không biết , không quen thuộc lắm với tiếng Anh . Tiếng Anh mà họ sử dụng có thể đến từ trong cuộc sống, từ trong xã hội. Cho nên bạn không thể mong muốn họ sử dụng ngôn ngữ khác chính xác được .

Thứ ba, mặc dù người Việt Nam sử dụng tiếng Anh theo kiểu đơn giản và nôm na nhưng sự thực là từ lúc họ bắt đầu sử dụng tiếng Anh là lúc họ bắt đầu xây dựng xã hội Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn . Nó giống với cái bạn gọi là " xây dựng xã hội chủ nghĩa " . Bạn phải chấp nhận rằng Việt Nam là nước đang phát triển từ nhiều thế kỉ . Làm sao bạn có thể đòi hỏi Việt Nam thay đổi, nhanh chóng, lẹ làng, ngay lập tức chỉ trong vòng vài năm nay . Nó không công bằng cho họ , phải không ?


Lấy một ví dụ của bạn : " không sao đâu" , câu nói này không có nghĩa, người Việt thì có thể hiểu ý nghĩa của nó ( bởi vì nó là câu nói đùa mà) nhưng người nước ngoài thì không hiểu . Tuy nhiên, khi những bản hiệu " làm việc ở phía trước" hay " những tên móc túi " được sử dụng . Người Việt Nam và đồng thời người nước sẽ ngoài cùng hiểu .

Tuy nhiên, tôi đồng ý với bạn một số điều , nếu người Việt Nam không biết sử dụng tiếng Anh thì họ không cần sử dụng . Tuy nhiên , xã hội không sự thực đơn giản như suy nghĩ của chúng ta . Với vài người thì không thể nào thay đổi được phần đông trong xã hội . Bạn đồng ý ?

Câu hỏi của tôi là, tại sao bạn lại nghiêm khắc như vậy ? Tại sao bạn không chấp nhận trong khi những người không phải người Việt lại chấp nhận về sự thật là người Việt Nam sự dụng tiếng Anh còn rất giới hạn . Tôi nói như vậy không phải nói với bạn chấp nhận những việc điều sai . Nhưng người Việt Nam học tiếng Anh được bao nhiêu thì chúng ta hài lòng bấy nhiêu mặc dù họ học tiếng Anh còn rất ít ỏi .

Lời nói cuối , tôi tin rằng người Việt Nam sẽ học nói và viết tiếng đúng tiếng Anh trong tương lai nhưng điều này phải cần có rất nhiều thời gian . Bạn cũng tin như vậy ?

Còn chuyện này nữa, bạn nên đi tới bán sĩ để kiểm tra , bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu bạn có mang hay không .

Thân mến .

Buratino
25-03-2010, 19:15
Cảm ơn bác.

Vấn đề em đặt ra không phải là ở chỗ phê phán "hầu hết người dân Việt Nam" dùng tiếng Anh kém - nói thế chắc em bị ném đá tan xác - mà em trách những người có trách nhiệm, cụ tỉ là cơ quan giao thông công chính, nhà quản lý bến xe, công viên... Người dân bình thường có thể viết sai, nói sai tiếng Anh, không ai trách. Nhưng những người được coi là có trí thức, được nhân dân tín nhiệm, được nhân dân trả tiền để làm một công việc hướng dẫn người khác mà không làm tròn trách nhiệm thì em mới phê phán.

Cứ dùng tiếng Anh như bác, thì đã chẳng ai phải lăn tăn.

Mà bác cứ nói/viết tiếng Việt với em là được rồi. Không cần phải song ngữ cho mệt người đọc, bác ạ.

Kính.

HànTuyếtBăng
25-03-2010, 20:06
Ở đây đồng thuận với cách nghĩ của Buratino ở đấy!
Vấn đề hong phải là người dân Việt xài tiếng Anh em như thế nào?
Mà ở đây là: các bác, các chú cặp táp, cà vạt, chiễm chệ ăn trên ngồi trước thay mặt mũi người dân Việt bô lô ba la tiếng Anh em như thế đấy.
Các bác, các chú học rộng, ăn nhiều, vai dày, lưng rộng, bụng kiến thức thì cũng đừng đem mặt mũi lọ lem, bùn đất của dân tộc mình ra mà quẹt cho thiên hạ phen cười tiếu ngã nghiêng.
Hay đó là một cách quảng bá du lịch tiềm năng nhứt nhói.

Và cũng thiệt là cho nhân vật AI_TAN_CAT_LANG chấm câu tiếng Anh em thì đúng còn tiếng cửa miệng đầu môi dân tộc thì hở hang ra thế? Chắc nhân vật này không mang dòng máu da vàng đất Việt.

Mạo và muội nữa rồi!

LSB-phucket
26-03-2010, 04:19
Tiếng Việt thâm thúy!!! Cười cuối tuần.

Đây là một trắc nghiệm trí nhớ từ hồi học lớp nhì lớp nhất về cách dùng "mạo tự - con, cái". Nếu không qua chuyện tếu không qúa lố nhắc khéo này, dám có nhiều ACE dù chữ nghĩa đầy mình cũng không nhớ ra, cũng bị rớt đài không chừng. Xét "đặc tính di động hay bất động" của danh từ đơn mà dùng "Con hay Cái".


Có ông Mỹ kia lấy vợ Việt, ông biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm là ngon, ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ vui lòng.

Bữa kia hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông ta mới nói:
- Con hồ này đẹp qúa hả em?
Vợ anh ta chỉnh:
- Anh phải kêu là cái hồ.

Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, anh khen:
- Cái sông này cũng đẹp.
Vợ lại cằn nhằn:
- Anh phải kêu là con sông.
- Sao tiếng xứ em kỳ cục quá vậy, cũng là nước, mà khi gọi là cái lúc gọi là con?
-Tại anh không để ý chớ. Đây nè: cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng ỳ một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là con. Tương tợ như vậy: cái hồ năm yên trong khi con sông nó chảy.

Anh chồng vỗ đùi cái đốp rồi cười hỉ hả:
-Hèn chi!!! Cái của anh nó cứ nhúc nhích cục cựa nên gọi là con..., còn của em nó cứ nằm ỳ một chỗ nên gọi là cái...


regards,

Tại tiếng Việt của mình hay quá, nên lỗi dịch thuật cũng phải hay theo.

AI_TAN_CAT_LANG
26-03-2010, 14:48
Cảm ơn bác.

Vấn đề em đặt ra không phải là ở chỗ phê phán "hầu hết người dân Việt Nam" dùng tiếng Anh kém - nói thế chắc em bị ném đá tan xác - mà em trách những người có trách nhiệm, cụ tỉ là cơ quan giao thông công chính, nhà quản lý bến xe, công viên... Người dân bình thường có thể viết sai, nói sai tiếng Anh, không ai trách. Nhưng những người được coi là có trí thức, được nhân dân tín nhiệm, được nhân dân trả tiền để làm một công việc hướng dẫn người khác mà không làm tròn trách nhiệm thì em mới phê phán.

Cứ dùng tiếng Anh như bác, thì đã chẳng ai phải lăn tăn.

Mà bác cứ nói/viết tiếng Việt với em là được rồi. Không cần phải song ngữ cho mệt người đọc, bác ạ.

Kính.

Chu choa, mèng đéc ơi !!! phải chi huynh nói rõ ràng ra từ đầu thì vấn đề đâu đến nỗi phức tạp như vậy . Chủ đề của huynh là " Các bác Việt Nam dùng tiếng Anh siêu thật! " và huynh bức súc khi đọc những dịch của người Việt Nam . CL góp ý kiến theo chủ đề và câu hỏi của huynh đã đặt ra và với sự hiểu biết của mình, theo suy nghĩ của mình ( dĩ nhiên là còn hạn hẹp) về cái nhìn tổng quát (general) với mục đích mong huynh một phần nào đó bớt bức súc . Bởi vì cá nhân CL nghĩ khi mình bất mãn với một việc gì đó mà mình không thể thay đổi được thì chỉ có cách là mình đành chấp nhận " chân lý của sự sai trái đó" thì bản thân mình sẽ giảm bớt sự bất mãn này .

Về vấn đề huynh phê phán làm sao " Nhưng những người được coi là có trí thức, được nhân dân tín nhiệm, được nhân dân trả tiền để làm một công việc hướng dẫn người khác mà không làm tròn trách nhiệm " thì xin lỗi cái này vượt quá tầm hiểu biết của CL , CL cũng không muốn bàn luận tới vấn đề xã hội . Cái này tùy thuộc vào sự nhận thức, hiểu biết, hành động riêng của mỗi người

Thân mến .

AI_TAN_CAT_LANG
26-03-2010, 15:01
Ở đây đồng thuận với cách nghĩ của Buratino ở đấy!
Vấn đề hong phải là người dân Việt xài tiếng Anh em như thế nào?
Mà ở đây là: các bác, các chú cặp táp, cà vạt, chiễm chệ ăn trên ngồi trước thay mặt mũi người dân Việt bô lô ba la tiếng Anh em như thế đấy.
Các bác, các chú học rộng, ăn nhiều, vai dày, lưng rộng, bụng kiến thức thì cũng đừng đem mặt mũi lọ lem, bùn đất của dân tộc mình ra mà quẹt cho thiên hạ phen cười tiếu ngã nghiêng.
Hay đó là một cách quảng bá du lịch tiềm năng nhứt nhói.

Và cũng thiệt là cho nhân vật AI_TAN_CAT_LANG chấm câu tiếng Anh em thì đúng còn tiếng cửa miệng đầu môi dân tộc thì hở hang ra thế? Chắc nhân vật này không mang dòng máu da vàng đất Việt.

Mạo và muội nữa rồi!

Xin lỗi nhen , bài viết ở trên hơi đặc biệt một chút , bởi vì ngụ ý của CL là dịch tiếng Việt sát nghĩa với tiến Anh mà thôi , không hế có ý mạo phạm một chút nào, chứ những bài viết khác CL vẫn xưng huynh, tỷ, anh , chị hoặc tên cho phải phép với truyền thống xưng hô của người Việt Nam đó chứ.

Thân mến .

Nhất Chi Mai
26-03-2010, 16:00
Cảm ơn bác.

Vấn đề em đặt ra không phải là ở chỗ phê phán "hầu hết người dân Việt Nam" dùng tiếng Anh kém - nói thế chắc em bị ném đá tan xác - mà em trách những người có trách nhiệm, cụ tỉ là cơ quan giao thông công chính, nhà quản lý bến xe, công viên... Người dân bình thường có thể viết sai, nói sai tiếng Anh, không ai trách. Nhưng những người được coi là có trí thức, được nhân dân tín nhiệm, được nhân dân trả tiền để làm một công việc hướng dẫn người khác mà không làm tròn trách nhiệm thì em mới phê phán.

Cứ dùng tiếng Anh như bác, thì đã chẳng ai phải lăn tăn.

Mà bác cứ nói/viết tiếng Việt với em là được rồi. Không cần phải song ngữ cho mệt người đọc, bác ạ.

Kính.

Các sếp lãnh đạo Việt nam sử dụng tiếng Anh rất ít, nhất là cấp Quận, Phường, Xã...thì gần như là không biết gì. Biển bảng bạn trích dẫn ở trên đa phần là do cấp dưới làm .
Vậy họ chỉ biết tra từ điển theo cách hiểu của họ, chả biết đối chứng ở đâu khi mà internet họ chưa chắc đã thành thạo sử dụng.
Bạn ăn học hơn người lẽ ra thay vì bạn thổn thức trên diễn đàn về cái sự nhiều chữ của mình... thay vì bạn cặm cụi lấy máy chụp hình bạn đi thẳng vào ban quản lý các nơi công cộng đó yêu cầu sửa lại cho đúng.
Như vậy bạn vừa làm được một việc tốt, lại làm đẹp thể diện quốc gia. Có khó quá không? Khi mà mình tự hào là người Việt nam?

Đoạn dưới này là tôi dịch ở Google, đây là tây nó dịch tiếng Việt mình chứ không phải người Việt (tức là ZK) dịch sang tiếng tây cho nó xu thời đâu nhé.

The boss Vietnamese leaders use English very little, especially for district, ward, commune ... they almost did not know. Sea table you cited above mostly by lower-level work. So they just said dictionary out of their way, know that confronting the internet where they are not proficient in use. You learn to eat rather than perhaps the way your village on the various forums on the text, then change their situation because you kowtow to your camera directly to the management of public places that require correct . So you just do a good job, and, again be the national beauty. There are not too difficult?

HanBang
27-03-2010, 15:46
Mình cũng có suy nghĩ như CatLang. Nước mình đang hòa nhập cùng sự phát triển chung của thế giới. Tiếng Anh là một thứ ngôn ngữ toàn cầu, một thứ ngôn ngữ mà ai cũng đều nên biết. Nhân dân mình sử dụng tiếng Anh chưa được nhuần nhuyễn, thuần thục do cũng có ít thời gian tiếp cận, trau dồi, rèn luyện và cũng do hoàn cảnh đất nước chưa được giàu có cho lắm, để người dân, ai cũng có điều kiện học tập trong các môi trường giáo dục tốt hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn.
Còn về các biển báo, hay những câu, từ ngữ dùng chưa được chuẩn xác cho lắm, thì mình tin rồi một thời gian sau, dân trí nước mình ngày càng cao, mọi người ngày càng giỏi hơn, những lỗi đó chắc sẽ không còn nữa.
Và mình tin rồi một ngày nào đó, sẽ sớm thôi. Chúng ta sẽ nói tiếng Anh hay như tiếng Việt, thứ tiếng loóng hay các từ tế nhị,khó nói của người Anh, người Mỹ, có khi mình còn hiểu rõ hơn cả họ. Và mọi người sử dụng tiếng Việt thông thạo, tiếng Anh trôi chảy thì cơ hội phát triển của chúng ta sẽ càng nhiều hơn.
Với trình độ phát triển như vũ bão của nước Việt ta thì ngày đất nước ta đổi mới giàu mạnh hơn, văn minh hơn chắc cũng không còn xa nữa.

Thân!

LSB-phucket
28-03-2010, 12:34
The boss Vietnamese leaders use English very little, especially for district, ward, commune ... they almost did not know. Sea table you cited above mostly by lower-level work. So they just said dictionary out of their way, know that confronting the internet where they are not proficient in use. You learn to eat rather than perhaps the way your village on the various forums on the text, then change their situation because you kowtow to your camera directly to the management of public places that require correct . So you just do a good job, and, again be the national beauty. There are not too difficult?


hehehehehe ... đọc xong cái dịch thuật này té ghế vì cười ... zk không thể nào dùng google để dịch y chang bảng tiếng Việt đâu vì có nhiều từ không thể dịch theo sát nghĩa
thí dụ:
"sea table" = instruction board/direction board

cuối tuần ACE vui vẻ nhe!

LSB-phucket
30-03-2010, 06:20
Ngặt một nỗi bất đồng ngôn ngữ quá xá, chẳng ngờ tiếng bọ của bọ dân Sài Gòn có quá nhiều người không hiểu.
Bọ nói tiếng bọ ở Hà Nội mười người thì có một người không hiểu, vào đây mười người không hiểu cả chục. Vào quán giải khát hỏi mua gói thuốc lá, nói cho gói Esse chị ơi, bà chủ quán xởi lởi, nói dạ, chú có uống đường không chú.
Thế cũng chưa hay bằng việc gọi taxi, đến khổ. Gọi về hãng taxi, nói cho một xe về tám tám Lê Lợi, cô tổng đài nói dạ chú gọi lộn rồi chú. Bọ nói đây có phải hãng taxi không, cô này nói phải, bọ nói thế thì tôi gọi đúng rồi, cô này nói tại chú nói cho một taxi chầm chậm lấy lời, con tưởng chú muốn mua taxi trả chậm.
Cái ông bạn khi nào hẹn gặp cũng đều bảo đến số 5 Hàn Thuyên, bọ lên taxi, nói cho đến số 5 Hàn Thuyên, ông Taxi nói Sài Gòn không có phố Háng Tiên chú ơi. Bọ tức điên, nói khổ quá, háng người thường tôi chẳng dám chui vào, nói gì đến háng tiên. Ông taxi thật thà nói dạ con nói thiệt mà, chú muốn con chở đi tìm háng người thường dễ không à, còn háng tiên thì con chịu. Mình chửi ngu ngu ông này nhăn răng cười, đến khi mình chửi ngâu ngâu ông này mới chịu hiểu cho.
Bọ kể chuyện này cho mấy người bạn, có 1 anh cười khe khe khe, nói ai bảo tiếng miền Trung của ông nhiêu khê. Thi hoa hậu quí bà, ban tổ chức công bố một quí bà người Huế cân nặng 47 cân. Quí bà chỉ nặng có 46 cân mới đứng lên thắc mắc, nói báo cáo Ban tổ chức lộn của em một kí.( ha ! ha! hi ! hi ! cười pể pụng luôn .... l. nặng 1ký ....) Trưởng ban tổ chức nghe vần ộn ra vần ồn mới đứng lên giải thích, nói Ban tổ chức chỉ cân tổng thể chứ không cân từng bộ phận.
Hu hu dân Việt với nhau còn hiểu nhầm nhau, hèn gì góp ý thì bảo là thiếu thiện chí, phản biện thì bảo là nham hiểm là chống đối, khổ ơi là khổ.
Đọc thêm:

Tiếng Mỹ và tiếng Việt

Sưu tầm trên internet gửi tặng các bạn đọc thêm cho biết oái ăm từ ngữ. Thế mới biết để dịch cho đúng nghĩa cũng không phải là dễ dàng. 1 từ 10 nghĩa. Cheers.

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuềnh xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, … hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc” !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.
Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi nói chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp… thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, … rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn… Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.
Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: “Hôm qua, tôi đi tiệm” thì người Mỹ lại nói “Yesterday, I went to the shop”. Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắc của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó “sờ” (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.
Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào? Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?
Tôi tiếp tục “ăn miếng trả miếng”:
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại “park on driveways” (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng “drive on parkways” (lái xe trên xa lộ)?
Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào (sorentovn xin mạn phép thài lai 1 chút về bánh bò : theo Đại Nam Quốc Âm tự vị - Huỳnh tịnh Của - gọi là bánh bò vì thời xưa đổ bánh trong trong cái chén giống như vú của con bò ......) . Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi… Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà… thì chẳng dính dáng gì đến “con cò, cò bay lả, lả bay la…” cả.
Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm “pineapple” thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con “Guinea pig”, nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ … Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ … ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, … mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???
Johnson gật gù:
- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, … nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (‘), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:
Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!
Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, … thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, … , ăn chơi , ăn có, ăn ké , ăn mót , ăn hối lộ, ăn cướp, ăn gian , ăn vụng,ăn tết, ăn hoa hồng ,ăn lời , ăn quen , ăn sương , ăn chẹt , ăn thẹo ,ăn già , ăn non ,ăn thua , ăn gạo , ăn học , ăn xin , ...ăn ten ...ăn panh ....ăn kết ...ăn trắc !! !! sorentovn

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố “We got him!”, sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, …cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able… thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be… cũng vậy.
Johnson chuyển qua phần khác:
- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người…. Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)…
Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: “Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?” (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: “I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?” (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: “Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said “Coke” not sound like “Coke” but “c@ck”. c@ck is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady”. (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ “Coke” mà không giống “Coke” mà thành “c@ck”. c@ck là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).
Johnson “gỡ gạc”:
- Hi hi… Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”, gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra vẻ lịch sự nên khen chủ nhà và nói: “Nhà anh và nhà anh thật đẹp”. Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà “Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?” Hi hi… lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.
Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: “Oh, never mind. You can lie down at my top” (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên… mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó… Tây lắm, thích thì sẵn sàng… chiều! “Tình cho không biếu không” mà. Vậy là… lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh – Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!
Johnson vỗ vai tôi:
- Chút xíu nữa bạn là… hố to rồi. Ha ha… Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua”……………..
Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế, lững thửng dọc theo con đường về chợ Ðông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, thì có ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:
- “Ôn đi về mô khôn hè?”
Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buột miệng:
- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.
Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.

Nhất Chi Mai
12-04-2010, 22:04
Biển hiệu chào mừng Hội nghị ASEAN Việt Nam 2010 bằng tiếng Anh rộng hàng chục m2 đặt trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước cửa Metro) mắc lỗi sơ đẳng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AB/47/Well-come2.jpg

Biển hiệu này được dựng từ hồi đầu tháng 4 trên tuyến đường cửa ngõ thủ đô - nơi xe chở khách quốc tế dự Hội nghị ASEAN chạy từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Ảnh chụp ngày 11/4.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AB/47/Well-come3.jpg

Thay vì viết là "Welcome to...", tấm pano khổ lớn này lại ghi thành "Well come to...".

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AB/47/Well-come_Thai-Long.jpg

Trong thư gửi đến VnExpress.net, độc giả Nguyễn Thái Long nhận xét, đây là lỗi chính tả ngờ nghệch đến khó tin.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/AB/47/Welcome.jpg

Cách đó không xa là những pano viết đúng.
Trao đổi với VnExpress.net, một thành viên Tiểu ban văn hóa tuyên truyền quốc gia về ASEAN 2010 cho hay, cuối năm 2009 tiểu ban đã gửi bộ nhận diện hình ảnh và nội dung tuyên truyền bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho các cơ quan để sử dụng cho trang trí đường phố. "Chúng tôi vừa yêu cầu Hà Nội gỡ bỏ những pano sai chính tả", vị này cho biết.

Khánh Chi - Thái Long

© Copyright 1997-2010 VnExpress.net, All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.