PDA

View Full Version : Kinh Xa Đi Thỉnh _ Sao Cần Năm Người ?


sao_phu08
11-02-2010, 11:35
Trong các bộ tiểu thuyết đồ sộ cổ điển của Trung Hoa , người xem thường chú tâm đến các bộ anh hùng sử thi như : Phong Thu Chiến Quốc , Đông Chu Liệt Quốc , Hán Sở Tranh Hùng , Tam Quốc Chí .... Bộ tiểu thuyết Tây Du Ký của Nghô Thừa Ân lại ít được xem trọng do tính chất hoang đường của nó . Tại hạ ngày trước đọc cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa , thích thú thần tiên phép thuật . Sau nhờ tư chất hạn hẹp được khai mở một chút , đọc lại Tây Du Ký không khỏi tự hỏi : Sao đi thỉnh kinh ở xa lại cần có đến " năm người " ? sao họ lại gặp nhiều " kiếp nạn " quá vậy ? Kinh ở đây là gì ? . May mắn thấm được chút tư tưởng của Ngô Thừa Ân xin bày tỏ đôi lời

Bộ tiểu thuyết xoay quanh chuyện Huyền Trang ( là cao tăng có thật sinh khoảng năm 596 tại Lạc Châu , Hà Nam ) đến Tây Trúc thỉnh kinh . Trên đường đi thu nhận kẻ " nổi loạn chống trời " Tôn Ngộ Không , hay kẻ " mắc lổi hối cải " con vua Long Vương ( Bạch Mã ) , Trư Ngộ Năng ( Bát Giới ) Sa Ngộ Tịnh ( Sa Tăng ) làm môn đồ . " Năm con người " đó dặm trường gió bụi , gặp không biết bao nhiêu kiếp nạn , mới tới được Tây Trúc thỉnh kinh mang về Trung Nguyên truyền bá phát dương đạo pháp .

Đường Tăng ( Huyền Trang ) đại diện cho lòng lương thiện nhân từ của con người , là hiện thân của một " vị nhân sinh " ( vì thiện tâm cứu độ chúng sinh mà không tiếc thân mình ) . Bạch Mã là hiện thân của bản tính trung thành của con người . Bát Giới là tiểu biểu cho cái tham lam sân si ( mê ăn háo sắc ) dọc đường đi không biết bao lần làm khổ người khổ mình . Sa Tăng chính là bản chất thật thà chân phương . " Bốn con người " đó làm nổi lên nhân vật mỹ hầu nhân Tôn Ngộ Không . Không thể kể hết mấy lần Ngộ Không đã xả thân cứu nguy cho cả bọn khi cái nhân từ Tam Tạng , cái tham sân si Bát Giới , cái trung thành Bạch Mã , cái thật thà chân phương Sa Tăng thúc thủ trước " yêu ma quỷ quái " . Ngộ Không chính là bản chất thông minh khôn ngoan của con người . " Năm người " thật sự là một , tuy một nhưng thực tế lại " năm người " .

" Kinh " ở đây có thể hiểu là điều hay lẻ thiện . Con đường thiên lý thỉnh kinh chính là con đường khổ nhọc của con người đi tìm đấu tranh cho cái thiện , cho điều hay lẻ phải . Năm thầy trò Đường Tăng thật tế chỉ là năm bản tính , năm " ngũ uẩn " tạo nên một con người . Những tà ma chính là phần " ác " trong bản ngã con người . Là những u mê , si dại , nóng nảy , tham lam , ngu muội , đố kỵ " ngăn " cản con người tiếp thu điều thiện , lẻ phải .

Trên con đường tìm đến điều hay lẻ phải , con người không chỉ cần nhân hậu trung thành hay thật thà , mà phải biết khôn ngoan phân tích thiệt hơn đúng sai . Khi Tam Tạng đuổi Ngộ Không đi thì thua ngay trước yêu ma để rồi chính Ngộ Không phải quay lại mới " thắng " được yêu tà . Tuy nhiên con người muốn đến được chân , thiện , mỹ cũng không chỉ có sự thông minh là đủ . Còn phải cần có trung hậu , thành thật để không lầm đường lạc lối . Chẵng phải Ngộ Không ngày trước một mình đại náo trời đất để rồi bị giam dưới Ngũ Hành Sơn mà không cách nào thoát ra được đó sao ?
Hình ảnh Ngộ Không bị khuất phục trước Như Lai chính là biểu tượng của chiến thắng của cái " Chân Thiện " . Ngô Thừa Ân khéo léo sắp đặt cho " tính nhân hậu " ( Tam Tạng ) gặp gỡ đầu tiên với " trí Khôn " ( Ngộ Không ) trên con đường tìm kiếm điều hay lẻ phải . Khôn quá tới mức xảo quyệt cũng không được . Nhân hậu quá tới mức khó tách bạch trắng đen cũng không xong . Phải có cả KHÔN và NGOAN mới được !

Đọc giả thường cười chê nhân vật Bát Giới , vừa phàm ăn tục uống , vừa háo sắc vô độ , lại hay đố kỵ ghanh tị . Đó chính là Tham Sân Si trong mỗi con người . Cười Bát Giới chính là chúng ta cười nhạo phần " ác tính " của chính mình . Bao nhiêu người cười Bát Giới để rồi tự hỏi mình ?
Những " kiếp nạn " trong tiểu thuyết , hay nhưng " khổ sở " trong cuộc sống chúng ta đang gặp không phải do phần " Bát Giới " trong con người chúng ta sao ?

Đọc chuyện năm thầy trò thỉnh kinh mới thấm thía con đường tự hoàn thiện mình đến với bản chất " chân thiện " khó khăn biết dường nào , khổ sở biết dường nào .

Tư tưởng bộ Tây Du Ký thật lớn , khó mà vài dòng diễn giải ra hết . Tại hạ chỉ xin đôi dòng lủn củng về bản tính con người qua Năm Thầy Trò thỉnh kinh thôi .

Đôi dòng vẫn vơ . Xin đừng chê cười !

LSB-Truy Vân
11-02-2010, 12:45
Trong “rừng” kinh sách Phật giáo người ta có thể phân biệt hai hướng sau đây:

1. Kinh dựa trên Tín tâm (sa. śraddhā), nói về thế giới quan Phật giáo, quan niệm Bồ Tát cũng như nhấn mạnh lên lòng thành tâm của người nghe. Hướng này có lẽ xuất xứ từ Bắc Ấn. Trong những bộ kinh này, ta thấy rất nhiều điều huyền bí, cách miêu tả trùng trùng điệp điệp. Kinh nhắc lại các vị Phật và Bồ Tát thi triển nhiều thần thông, qua vô lượng thế giới, không gian và thời gian. Các vị Phật và Bồ Tát được biến thành các Báo thân (Ba thân) đầy quyền năng. Khuynh hướng này xuất phát từ Đại thừa, vừa muốn đáp ứng tinh thần tín ngưỡng của Phật tử, vừa phù hợp với giáo pháp căn bản của mình là tính Không (sa. śūnyatā), cho rằng mọi biến hiện trong thế gian chẳng qua chỉ là huyễn giác. Qua đó thì các thần thông cũng như toàn bộ thế giới hiện tượng chỉ là Ảo ảnh.
2. Kinh có tính triết học, lí luận dựa trên quan điểm chính của Đại thừa là tính Không. Xuất xứ các kinh này có lẽ từ miền Đông của Trung Ấn. Các loại kinh này được nhiều luận sư giảng giải khác nhau và vì vậy mà xuất phát nhiều trường phái khác nhau.


Vài điều muốn nói về tác phẩm trên:

Có tâm, có tánh là cái căn nguyên để tu được phật đạo. Nhiều người hiểu rộng,rõ nhiều về đạo song chưa chắc tu được đạo. Tâm (bản ngã) chính là yếu tố quyết định. TV muốn nhắc đến tu đạo chung chứ không nhắc đến việc tu của thầy chùa nói riêng.

Và tại sao cần tu? Tu có thể hiểu nôm na là rèn dũa bản tánh con người để tâm can gột rữa những bụi bẩn trần gian thế thái.

Chọn 5 đồ đệ có căn nguyên của nó. Mỗi đồ đệ đều có một tật riêng, những tật này đều là những tật xấu mà phật dạy chớ phạm phải. Đây là 5 tật lớn thời bấy h (Mà các tội này đều bị vào chốn điạ ngục )

1.Ngục rút gân,
2.Ngục u tù,
3.Ngục hang lửa: bởi vì khi còn sống làm dữ dư ngàn tội, thác xuống vào trong mấy ngục nầy.
4.Ngục cưa hai,
5.Ngục kéo lưỡi,
6.Ngục lột da: bởi vì chẳng thảo, chẳng ngay, không tiết hạnh, miệng hiền lòng độc, đọa vào đây,
7.Ngục cối xay,
8.Ngục cối đá,
9.Ngục xe cán: bởi vì mất lẽ công bình làm khuất lấp, nói gian nói dối, hại người ngay.
10.Ngục nước đá,
11.Ngục mổ xẻ,
12.Ngục rút ruột: bởi vì lường thăng trào đấu hay làm thiếu, mua cân già bán cân non, mắc tội vào ngục nầy.
13.Ngục vạt dầu,
14.Ngục tăm tối,
15.Ngục ngục núi đao: bởi vì dữ tợn hung hăng hay hiếp đáp, co đầu rút cổ thảm như vây.
16.Ngục ao máu,
17.Ngục mãn đời,
18.Ngục máu cân, bởi vì giết người lấy của làm mưu độc, hại vật làm hàng tội nặng thay, mắc đọa ngàn năm không thoát khỏi, chìm sâu trong kiếp khổ đời đời, ngày kêu trời đất không ai cứu, héo ruột khô gan ủ mặt mày đời đời.

Ngoài ra, 5 vị đồ đệ đều có căn bản để trở thành những vị la hán....

Ngộ không tuy bản tánh hung hăng song ngay thẳng, ghét việc ác, sinh ra bởi tạo hóa....
Chư Bát Giới đã có sẵn cốt tiên, song vẫn còn bụi trần - háo sắc ....
Xa Tăng cũng thuộc hàng yêu quái hung hãn song đã được quan thế âm độ hóa...
Bạch Mã cũng thuộc tiên cốt song vì phạm phải lổi làm nên được quan âm giúp để được hoàn tiên.....

Tác giã rất am hiểu về đạo phật.

Và cái đáng lưu tâm ở đây là kiếp nạn. Vàng thử lữa, gian nan thử sức. Những kiếp nạn dần dần giúp những bản ngã xấu của các vị đồ đệ bớt đi. Làm cho họ trở nên thuần khiết hơn... để rồi được gột rửa để trở thành các tu nhân đắc đạo......

Nhìn khái quát, Đây là bộ truyên có nhiều ý nghĩa. Nó công nhận một sự thật, dù là người có nhiều tật ách, song qua rèn dũa tu luyện ắt sẽ thuyên giảm. Ai cũng có thể tu phật, hướng phật miễn từ tâm. Đó là cái thiện.

Còn ta cũng thấy, yêu quái đều muốn thành phật song họ lại làm những việc xấu cốt thành phật, nhưng đều thất bại. Bởi tất cả đều không tu từ tâm, luyện dũa mà cố gắng đoạt lấy của người khác. Ác giã ác báo.

Chuyện đồ đệ luôn nhận được sự giúp đở, đó là ở hiền gặp lành.

Quy luật nhân quả được khắc họa sâu trong truyện.....

Còn nhiều điều nữa mà ắt hẳn tầm nhìn hạn hẹp của Tv không đánh giá hết được. Mấy huynh đệ chỉ giáo thêm.

sao_phu08
12-02-2010, 09:40
Đôi khi không cần phải hiểu quá rõ lý thuyết . Những lý thuyết có được cũng chỉ là do một quá trình " hành " không mệt mỏi , khám phá và lựa chọn tinh túy mới có được . Không từ trên trời rơi xuống , không từ dưới đất chui lên . Thái tử Tất Nạt Đa trước khi " ngộ " ra đạo cũng đã thụ thân cực khổ dưới gốc bồ đề . Phật dạy : " Ta là Phật Đã Thành , Chúng Sinh Là Phật Sẽ Thành " . Vì bản chất mọi người đều có " một gốc Bồ Đề " . Tâm thiện của chúng ta chính là một " cuốn kinh " lớn nhất .

Thương thay , lẻ ra tự ngẫm nghĩ để khám phá " bồ đề " của mình , chúng sinh lại chạy theo những luân lý đôi khi không bằng " cuốn sách kinh " của mình . Bỏ ngọc lấy đá , thật khiến một kẻ ngu dốt như Phủ đây " mở rộng tầm mắt " .

Biết nhiều không có hại , đó là cái lợi muôn phần . Nhưng biết nhiều mà không hiểu hết là cái hại to lớn . Hiểu nhiều mà không dùng được thì đó là tai họa hại đời của tri thức .

Đạo không xa xôi tận chân trời . Đạo không hư thực thực hư ở cỏi mộng nào đó . Không cần phí hoài quá nhiều tâm huyết tìm Đạo . Phải nên phí tâm cơ suy nghẫm Đạo đó dùng được vào việc gì . Tất Nạt Đa trước khi tìm ra đạo Phật không phải mục đích chính là giải thoát cho thế nhân trầm luân này sao ?
Tìm không khó , chỉ cần tâm cơ và thời gian . Nhưng dụng mới là gian nan

Mỗi người đều là " Phật sẽ thành " . Vậy sao lại cứ tô vẻ bề ngoài của Phật mà không tự nghĩ sao mình không thể là " Phật đã thành " . Có nhiều chúng sinh không hiểu Phật pháp nhưng họ vẫn là " những chân tu " giữa cõi đời " . Lại có nhiều chúng sinh đọc làu làu kinh phật , kể được chư vị La hán , rành " luân hồi , nhân quả " nhưng lại là " đầu trâu , mặt ngựa " . Thuộc phật học có ích gì ?

Đôi lời va chạm mong đừng trách . Chỉ xin mượn hai câu thơ để kết :

Viên Cuội Ngu Ngơ Bên Suối Vắng
Đâu Biết Xưa Kia Là Thái Sơn

LSB-Truy Vân
12-02-2010, 15:16
Biết nhiều không có hại , đó là cái lợi muôn phần . Nhưng biết nhiều mà không hiểu hết là cái hại to lớn . Hiểu nhiều mà không dùng được thì đó là tai họa hại đời của tri thức .

Chư huynh nói đúng. Quả thật đệ đã nông cạn, thiếu kiến thức. Mấy lời huynh nói đệ đã thám ít nhiều....

Cũng 29/12 âm rồi. Chúc gia đình huynh mạnh khỏe, phúc - Lộc -Thọ hộ đủ. Riên huynh đệ mong có nhiều bài viết hay, nhất là về đạo Phật để đệ được học tập.

Thân!

MộtTênGọi!?!
15-02-2010, 05:39
Biết nhiều không có hại , đó là cái lợi muôn phần . Nhưng biết nhiều mà không hiểu hết là cái hại to lớn . Hiểu nhiều mà không dùng được thì đó là tai họa hại đời của tri thức .

Giới hạn nào để lấy làm thước đo, để đánh giá là "hiểu hết"? Mỗi người có mỗi nhân sinh quan, và từ đó để suy ra mỗi triết lý sống khác nhau. Có ba loại biết:

1) Cái biết thuộc phần nguyên thủy của tâm linh, tức là cái thức, là ý thức nội tại, có từ bẩm sinh, thì ko thể truyền đạt, dạy bảo cho nhau được (khôn từ thuở lên ba, dại đến già vẫn dại. Người đời dạy và học lẫn nhau là dạy chữ, học nghề, chứ ko ai học khôn được.)

2) Cái biết mà truyền dạy và học hỏi được là cái biết của học thức có được từ nhà trường, sách vở, nghề nghiệp.

3) Cái biết do kinh nghiệm, từng trải qua thời gian sống và làm, là cái biết của kiến văn , tức là biết được do tận mắt thấy, nghe tận tai. Loại biết này còn gọi là kiến thức hay tri thức (xin phân biệt tri thức với trí thức). Vậy tri thức hay kiến thức là do kinh nghiệm bản thân, chứ ko thể truyền đạt được. (Đường có đi mới biết, việc có trải mới tường).

Bạn phu mến, tôi nhìn đời giống như quan niệm của triết lý nhà Phật rằng "Đời là bể khổ", nhưng Phật giáo ko nói vì sao mà đời khổ đến nỗi ví với câu "nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước trong bốn bể"? Tôi là người chấp lý nên khi tôi đã chấp nhận một cái gì thì tôi phải tìm ra nguyên lý trước đã, chứ ko khi nào tôi chịu chấp nhận một cách hời hợt theo tập quán thành kiến mà ko suy lý. Tôi cho rằng, cảnh khổ não trầm luân muôn kiếp của loài người là do nguyên nhân nội tại, nghĩa là do chính con người làm khổ cho nhau, chứ ko phải do từ đâu cả. Và đó cũng là nguyên lý tự nhiên chung của vũ trụ vạn vật. Vì con người, cũng như mọi sinh vật khác, phải cạnh tranh sinh tồn theo định luật chung "khôn sống, dại chết, mạnh được, yếu thua", tức là cái luật đào thải và luật hủy thể nội tại. Vì tranh sống mà con người cũng như mọi sinh vật trên cùng một hành tinh lo tranh giành, sát phạt, giết chóc, tiêu diệt lẫn nhau. Đó là trạng thái dun dẩy để diễn biến cho cân bằng tình trạng sinh hóa giữa vạn vật trong vũ trụ - để sống còn thì phải tiêu hủy bớt. Vì lẽ sống nên tạo ra cảnh chết. Có chết mới lưu tồn được sự sống mãi mãi trong vũ trụ.

Con người phải mang cái thân xác và phải lo cạnh tranh để nuôi cái thân xác đã khổ rồi, lại còn thêm lòng ham muốn vô cùng nữa thì tất nhiên thêm khổ. Biết rằng ta khổ là do lòng ham muốn cho cái thân ta, nhưng cũng chính vì nhờ có lòng ham muốn lại làm cho ta cảm thấy vui sướng (hạnh phúc) mỗi khi ta đạt được mục đích của thân ta. Chưa kể, khi ko đủ sức cạnh tranh với kẻ khác, con người còn tự sinh ra trạng thái đánh lừa chính mình mà đôi khi chính bản thân người đó cũng ko tự biết. Mỗi con người đều có cái TÔI, mà triết lý nhà Phật gọi là ngã chấp, để tự bênh vực mình, đề cao ca ngợi mình và thích chen đua cạnh tranh với kẻ khác.

Vậy thì với những điều tôi nói ở trên, cần dựa vào tiêu chí nào để biết rằng mỗi cái TÔI thật sự hiểu hết. Thế nào là hiểu hết, là điểm tận cùng tuyệt đối?

sao_phu08
15-02-2010, 08:05
Huynh đài mottengoi đã có vài nhầm lẫn , tại hạ ngu dốt xin đính chính dùm

1.Cái biết thuộc phần nguyên thủy không phải là tri thức mà là nhận thức , là " phản xạ " của cơ thể với cuộc sống xung quanh . Theo quan điễm nhà Phật là hỉ nộ ái ố . Cái bằng hữuc cho là tri thức chính là sự nhận thức được truy rèn qua sự giáo dục hình thành nên , hoặc là nhận thức tốt , hoặc là nhận thức xấu hình thành nên căn bản con người

2.Khi nào chúng ta cho là hiểu biết của mình là đủ ? đó là khi cái tôi ngạo mạn bị gốc Sân lấn át , đôi mắt chúng ta bị gốc Si che mờ . Khi đầu óc ngu muội của chúng ta tự cho là thừa hiểu biết . Chính là con đường đẫn đến địa ngục của ta đó . Bể học vốn vô tận , nhưng không phải bây giờ vẫn có nhiều kẻ cho mình là đã đủ giỏi đó sao ? . Cho mình giỏi mà không hiểu cái giỏi của mình lợi hại thế nào , chính là cái hại to lớn của tri thức đó .

3.Chúng ta sinh ra chỉ là một đứa trẻ với tấm thiện và gốc ác căn bản . Khi đó chúng ta chỉ biết đói đòi ăn , khát đòi uống , vui cười , buồn khóc . Đó là bản năng . Bản ngã chúng ta lúc ấy chưa có gì nhiều . Qua quá trình tồn tại , học hành , tiếp thu mọi thứ của cuộc sống , chúng ta hình thành nên một bản ngã hay là cái Tôi . Cái Tôi đó chính là do những thứ như bằng hữu nói , học thức , kiến văn ..hình thành nên .

4.Huynh đài nói mình sống theo giáo lý nhà Phật sao lại nỡ nói Phật cho đời là bể khổ ?Phật dạy đời là bể khổ không sai nhưng phần diễn giãi tiếp sau sao không thấy huynh đài nói tới ? Theo tư tưởng của Tất Nạt Đa có thể hiểu : niết bàn chính là cực lạc , địa ngục chính là chí khổ , cõi trần gian nằm giữa nên có cả cực lạc và chí khổ . Chúng ta cho là mình khổ chỉ vì chúng ta chưa thấy cái " cực lạc " của mình đó thôi . KHỔ trên đời này chính là từ Tham Sân Si mà ra . Trong bể chí khổ thường có bờ cực lạc . Trong chốn cực lạc lại chứa đường dẫn đến chí khổ . Cực lạc hay chí khổ cũng chỉ là do chúng ta lạc bước không " ngộ " ra được mà thôi . Tất Nạt Đa chính vì thấy thời đại của ông có quá nhiều " chúng sinh " như vậy nên ông mới tìm cách giải thoát cho họ bằng giáo lý của mình . Huynh đài cho là mình là người chấp lý phải chăng nên đọc lại kinh kệ ? Nếu đã là người chấp lý sao lại nhìn mọi vật bi thảm như một kẻ sắp chết vậy ? Phải chăng đang ở " chí khổ " chưa giải thoát nổi mình để tìm " cực lạc "

5.Trên đời này nói theo giáo lý của Lão Tử không có điểm vô cùng tận , biết đủ là đủ . Nhưng quan trọng mấy người biết " đủ " . Mấy người biết được " điểm dừng " của mình ? . Chúng ta không bao giờ hài lòng với những gì mình có , đó là bản chất cố hữu của chúnh ta , tính Tham . Tại sao không tịnh tâm xem mình nên cần có những gì , tại sao cứ cố ôm đồm hết thảy để rồi chẵng dụng được điều gì ? Phỏng ích gì chăng ?

Đôi lời thiển cận mong chờ chỉ giáo

MộtTênGọi!?!
15-02-2010, 12:36
Khi bản thể tìm ẩn trong muôn vật thuộc về trí. Và từ cái vô cùng ấy đã có Vô Thức, chính Vô Thức đã sinh ra ý thức, và ý thức khi có đối tượng (thực tế xã hội và con người) là để nhận thức. Đó là một cái biết trong ba loại biết tôi nêu ở trên. Nếu mà phân tích các hiện tượng liên quan thì sự nhận thức tốt hay xấu là điều tất yếu vì trí thức có nhiều loại tư tưởng khác nhau.

Nếu đã biết ko hề có điểm vô cùng tận, vậy thì hãy khiêm tốn hơn khi muốn nhấn mạnh điểm "hiểu hết" khi nói tới Đạo. Sự biết sự hiểu của mỗi người qua tấm thân đời mang bệnh "thất tình", cứ ôm lấy ko chịu diệt "Tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố." Thật là sắc/ko lẫn lộn, hư/thực khó phân, tỉnh/mê ai biết, phải/trái ngụy biện thì dựa vào đâu để định nghị hiểu hết hay ko hiểu hết?


Nếu biết lý tự nhiên về chữ KHỔ trên đời, thì cứ sống theo luật tự nhiên, chứ còn nói và bàn chi nữa. Làm sao để hiểu hết hay ko hiểu hết? Cái lý vì sao? Vì nói và bàn với ai? Nếu nói với người biết thì người ấy đã biết rồi, cần gì phải nói với họ nữa. Còn nói với người ko biết thì tất nhiên họ ko hiểu và ko nghe mình, và như thế chỉ làm nghịch ý trái tai họ, rồi bị họ chống đối là mình thêm hại thôi. Nên mới nói, sự biết-hiểu đi đến ngộ thuộc tùy tâm, ko ai ngộ giống ai, đừng đặt vấn đề "ko hiểu hết" là cái hại to lớn.

Năm nhân vật thỉnh kinh, có thấy mỗi nhân vật đều giống "bệnh" mà người đời thường mang hay ko? Dù có cùng mục đích, nói cùng thứ tiếng, mà chuyện "hiểu" và "hiểu nhau" đã thấy khó rồi. Ngôn ngữ chỉ là dụng cụ để truyền đạt cảm nghĩ và ý muốn, nhưng dụng cụ đó chỉ "cần" chứ "ko đủ" để truyền đạt giữa hai người mà muốn có chung một bộ óc suy tư như nhau. Bệnh chủ quan là một bệnh trầm trọng và nguy hiểm nhất của con người mà ko ai nghĩ đến đó là nguy hiểm. Tôi chấp lý vì tôi tự suy ra vầy: Biết người thì khó mà chính tự biết mình còn khó gấp 10 lần". Thầy trò Huyền Trang ko hiểu nhau đi đến giận hờn ghét bỏ nhiều lần, bởi vì người này nhìn người kia, thấy rõ từng nét, từng màu sắc, từng cử chỉ và từ đó suy đoán dễ. Thế là mạnh ai nấy nghĩ, thấy đâu nói đó, theo ý riêng của mình, rồi bác bỏ ý của kẻ khác, lý do sinh ra mâu thuẫn. Làm sao để gọi là "hiểu hết", rét quá. Tự soi mình phải cần hai tấm gương chắc, đằng trước và sau lưng. Soi xong mà có hiểu hết hay ko thì... thôi để từ từ tính vậy, cho hứa lèo trước đi nghe.

sao_phu08
15-02-2010, 13:01
Xin đôi lời

1.Khi nào ta cho là hiểu biết hết ? Tại hạ viết rõ ở trên ngay mục 2. kính mong đọc lại mà suy xét .

2.Tại sao lại cho là đủ ? tại hạ cũng đã viết ở mục 5. xin thêm đôi dòng . Không ai có thể biết đủ nhưng biết dừng lại để có thời gian sàng lọc những gì mình cần và những gì mình không cần để tránh ôm đồm mà không biết dụng vào điều gì thì thiên hạ cổ kim có vài ba người , Lão , Trang chính là tấm gương đó .

3.Đạo căn bản xuất từ thiện tâm mà ra . Chưa nghe một ai dùng tâm ác mà viết ra đạo . Ngộ tính khác nhau nên dẫn tới hiểu đạo trăm hướng rẻ . Không sao , miễn đừng xa rời gốc đạo là được ?

4.Hình như bằng hữu không hiểu Tại hạ viết bài Kinh Xa Đi Thỉnh Sao Cần Năm Người có much đích gì thì phải . Xin đọc lại và suy xét cho .

5.Về " hiểu hết " ! Huynh đài " rét " cũng phải . Như ngu tôi chưa được một phần ngàn vạn của hiểu hết cũng đã run lắm rồi .

6.Tự soi mình không cần đặt hai tấm gương chi cho phiền phức ! Bản chất gương sáng là vì tự nó đã sáng sẵn rồi . Kẻ vô tâm dù có đặt hàng vạn tấm gương quanh mình cũng chỉ là vô ích mà thôi . Kẻ nói được mà không làm được dù có cho làm chuyện dễ nhất cũng khó như dời Thái Sơn . Kẻ hữu tâm thì không cần quá nhiều " hình thức " rườm rà như vậy .

Đôi lời bạo miệng mong bỏ qua cho !

MộtTênGọi!?!
15-02-2010, 14:21
Bạn trả lời về chính hai từ "hiểu hết" của bạn đưa ra rất nặng về lý thuyết, trong khi thực tế tôi đã phân tích với bạn rất kỹ. Đạo, người đời có thể tin đạo chứ ko tin người mặc áo đạo. Bạn dùng hai từ "hiểu hết" là ám chỉ tốt, còn "ko hiểu hết" thì tai hại vô cùng. Sao bạn khẳng định vậy? Đừng nói với tôi bằng lý thuyết, hiểu đạo giảng kinh ro ro như Huyền Trang mà còn chấp ngã liên miên.

Thấy bạn nhắc tới Lão Tử hoài mà với suy luận của bạn lại càng mâu thuẫn. Lão Tử với học thuyết "vô vi tự nhiên" hay thuyết "an vi" tức là khuyên con người nên làm, xử sự tiếp vật theo luật tự nhiên, lấy "vũ trụ luận" suy ra nhân sinh quan. Ông muốn con người sống theo vô vi tức là làm theo tự nhiên (như ý tôi đã nói ở trên). Còn khi bạn đòi hỏi sự "hiểu hết" là sự bày đặt lắm điều phiền toái mà Lão Tử gọi là "nhân vi" đó bạn ơi. Trang Tử cũng rứa, chấp nhận vạn vật theo thiên tính tự nhiên. Đòi "hiểu hết" mới là hình thức rườm rà đó a, như việc mà Trang Tử nói đó "làm cái việc lo kéo chân vịt cho dài ra hoặc lo chặt bớt chân cò cho ngắn lại". Theo lý tự nhiên là những việc cần thiết cho sự sống căn bản ko thể thiếu được, ăn, ngủ, đ., ị. ko thắc mắc ko mâu thuẫn là ngon rồi. Còn ngoài ra là con người tự tạo khổ não cho nhau do bởi ngã chấp và lòng tham dục nên mới cứ đòi "hiểu hết", thêm nhiều bày vẽ, trau chuốt, phù phiếm, làm theo sở thích. Sự "hiểu hết" nó ko thiết thực vì nó có vẻ lý tưởng quá mà lý tưởng thì mang âm hưởng ao ước mà ao ước thì làm sao vô vi tự nhiên được khi trí óc ko bao giờ tự yên để chấp nhận thỏa mãn với những gì quanh mình. Làm ơn đừng đao to búa lớn khi phán "ko hiểu hết là tai hại vô cùng", vậy làm sao để "hiểu hết" đây, rét thiệt chứ ko phải giởn.

Thôi chào bạn nghe, có gì gặp sau.

sao_phu08
15-02-2010, 16:37
Vài dòng ngược ngạo

1.Phủ này mến mộ người xưa thì nhiều vô kể , may sao lại có chút tư lòng khá mạnh , mê Lão , Trang , thích " đạo " nhưng không muốn " vô vi " . Lại nói chuyện cho Phủ này dùng lý thuyết nói suông thì có phần không đúng . Phủ tôi " mỗi nhà " dụng một ít mà nghiền ngẫm , tự làm sao thân tránh không rời xa gốc đạo là được ,

2.Mến mộ một ai đó không có nghĩa phải hoàn toàn tin tưởng mà làm theo họ , đó là lòng tin mù quán , chỉ giống như một con vẹt học nói , vậy còn gì là " Ta " nữa ? Sao cứ mãi tìm cách tô vẻ những vị phật bằng các lý luận nghe có vẻ xa vời ? Trước khi ngộ đạo , Tất Nạt Đa cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi . Phủ này dốt nát nhưng may được dạy dỗ có phần nghiêm khắc từ bé nên hiểu cái gọi là : " hạt từ đâu có ? ! " , không phải : " cây mọc từ đâu " . Trong khi rồi chúng ta sẽ thành phật , thì tại sao không tự khám phá " phật tính " của mình lại lao đầu vào các " hình thức " khác ? Huynh đài mở lời nghe có vẻ rất chí lý . Mạn phép hỏi có hiểu hết những gì mình đang nói không ? Xin đọc cho kỹ câu hỏi , tại hạ hỏi là có hiểu hết không ?

3.Phủ này tuy dốt nát sẵn tính nhưng nếu đã nói ra một điều gì thì phải " hiểu đủ " những gì mình nói mới dám lộng ngôn . Nghe huynh đài dùng lý của lão nói thật sảng khoái , lại xin hỏi có hiểu Lão muốn gì không ? là " hiểu " hay là " hiểu hết " ? . Chê cười ngu tôi nặng lý thuyết , chẵng qua là đưa ra một cuốn sách kẻ biết chữ thì coi kẻ mù chữ thì cho là tạp thư mà thôi .

4.Nếu không hiểu hết những gì mình nói sao dám lộng ngôn mà nói ? Không hiểu hết những gì mình nói mà vẫn nói là cuồng ngôn không cơ sỡ . ngôn bất chính tất danh bất thuận , sao dám lấy cái danh bất thuận ấy mà chê cười người khác , không phải chỉ nói cho sướng miệng thì là gì ? Xin hỏi túc hạ có hiểu hết những gì mình nói không ? Nếu không sao dám chê Phủ tôi ? Túc hạ không phải là Phủ sao biết Phủ này có gì bên trong mà mạnh miệng chê cười ? Không phải chỉ chê cười cho sướng miệng sao?

6.Bằng hữu nói về Lão sao không thấy dùng lẻ " đủ " cho gần và dễ hiểu mà bàn lại lấy lý thuyết cao xa mà nói vậy ? Không biết có hiểu cái gì gọi là đủ và cái gì gọi là hết không ? Không cần vịn Trang mà nói . Chỉ nghe là thấu vàng thau rồi .

7.Không hiểu huynh đài có hiểu hết những gì mình nói không ? Xin trả lời dùm

TC NGUYỄN
15-02-2010, 18:04
Thấy các bàn xôm tụ, xin đây thêm vài ý kiến:

Nếu bảo rằng:

…trí thức, là ý thức nội tại, có từ bẩm sinh…

-…Vô Thức, chính Vô Thức đã sinh ra ý thức...

Xin đọc hai đoạn bàn về tri thức và vô thức cho ta một ý niệm rõ ràng hơn:

-Trí thức:
Còn Trí thức, thức là nhận biết, Trí thức là sự thông minh hiểu biết. Người trí thức là người học rộng biết nhiều, thông thuộc kinh sách, có tài văn chương, luận đàm hoạt bát.
Thế nào là Trí thức?
Do sự học hỏi và sự kinh nghiệm mà hiểu biết, thuộc về trí thức. Như thế, ta xem sử học biết nước ta có bốn ngàn năm văn hiến, đời Hồng Bàng khai quốc, vua Hùng Vương là thủy tổ của nước Việt Nam; xem báo chí ta biết nước Trung quốc có 800 triệu dân; khoa học dạy ta biết điện tử năng, nguyên tử năng, công dụng quang tuyến X, sự lợi ích về vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình. Đó là hiểu biết về học thức.
Nhờ kinh nghiệm, ta xem mây có thể tiên đoán trời mưa, trời nắng; nghe gió biết gió thổi thuận chiều hay nghịch chiều tùy theo thời tiết; nước nấu đến mức nào sôi, nước đá đến mức nào tan rã; món ăn thức uống, món nào nên dùng hạp cơ thể, món nào dùng có hại. Đây là hiểu biết về kinh nghiệm.
Kẻ học rộng biết nhiều hiểu nhiều, thông thuộc kinh điển, có tài hùng biện, hoạt bát trong sự luận đàm, lịch duyệt về khoa ngôn ngữ, chỉ là người học hay, học giỏi, là người trí thức đó thôi, không phải là người trí huệ.Vô thức
-Vô: Không, trống không, không có gì. Thức: biết, sự hiểu biết.
Vô thức là những cảm nghĩ không nhận ra được, ẩn náu trong cõi lòng sâu kín, nhưng chi phối hành động của con người. Do đó, vô thức còn được gọi là Tàng thức.
Vô thức không bao giờ xuất hiện ra nguyên hình.
Nếu vô thức khi ẩn khi hiện thì gọi là Tiềm thức.
Vô thức được hình thành khi con người vấp phải những ràng buộc thực tế bị dồn nén lại. Vô thức hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Ở đây không có không gian, thời gian, không có mâu thuẫn, nghi vấn, chỉ nhằm thỏa mãn những yêu cầu của bản năng. Đây là hoạt động theo kiểu sơ cấp, khi chuyển sang Tiềm thức, rồi đến Ý thức tức là Hữu thức thì theo kiểu thứ cấp với các phạm trù nói trên (không gian, thời gian).
Phân Tâm học xem vô thức chiếm phần lớn tâm tư con người, ý thức chỉ là phần nhô lên mặt nước của cả một núi băng mà 9/10 chìm dưới nước biển. Có gỡ được những mắc mứu trong vô thức thì mới giải tỏa được chứng rối loạn tâm lý.
...

Còn bàn về Đạo thì câu nói nổi tiếng của Lão Tử: “Cái Đạo mà người ta có thể nói được thì chẳng phải là cái Đạo bất biến, cái tên mà người ta có thể gọi là tên được thì chẳng phải là cái tên bất biến(Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh )”; cho nên (khi bàn đến đạo) cần phải tế nhị dè dặc hơn thì mới san sẻ với nhau những huyền cơ thuộc phần tâm linh có chiều sâu thẳm trong tâm mỗi người có cái “vũ trụ” khác nhau…
Vậy:
Trên đời này nói theo giáo lý của Lão Tử không có điểm vô cùng tận , biết đủ là đủ
Tự mình đã thấy không đủ rồi!...

sao_phu08
15-02-2010, 19:29
Thấy các bàn xôm tụ, xin đây thêm vài ý kiến:

Nếu bảo rằng:

Tự mình đã thấy không đủ rồi!...

Đa tạ TC_Nguyễn huynh đã bỏ chút thời tham gia bàn luận cùng !

Tại hạ viết chữ Đủ ở đây lại để trong dấu " " không phải mang hàm ý là đầy đủ , là biết hết . " đủ " ở đây có thể hiểu là phải biết dừng lại đúng lúc . Vốn bể học rộng lớn vô cùng . Tại hạ có viết thừa nhận " biết nhiều là cái lợi vô cùng to lớn " . Nhưng không thể vì cái lợi to lớn ấy mà ta cứ mãi ôm đồm , nên chăng " dừng " lại một chốc để suy nghĩ nên quan tâm nhiều đến cái mình " cần " , cái mà mình " dụng " được ? Nên chăng ?

Ví dụ đơn giản , người làm nông cần chi phải biết Pi_Các_Sô ? cần chi phải biết cái gọi là phong trào tư tưởng Phục Hưng ? Biết càng tốt nhưng nên chăng xem lại . Người làm nông chỉ nên dành thời gian cho mùa vụ , cho kỹ thuật trồng trọt , cho sâu bệnh cho phân bón . Những thứ ấy " cần " cho họ hơn , họ " dụng " được nhiều hơn . Phải chăng ?

Chúng ta ca ngợi học vấn , điều đại lợi . Chúng ta mai mỉa những kẻ tự cho mình thông thuộc mọi thứ , điều đại hay . Tại hạ viết " đủ " ở đây không dám có tư ý đề cao tài mình mà xem thường người khác , nhưng cũng mong chư vị hiền huynh tâm tư dùm tại hạ .

Ham học hỏi là một điều rất tốt , nó thúc đẩy con người tiến lên phía trước hoàn thiện mình hơn . Nhưng đôi khi cũng không nên mãi tiến lên phía trước , chúng ta nên " dừng " lại một chút để tự kiểm mình . Biết Đủ Là Đủ có thể hiểu nên biết có " điểm dừng " không mang hàm ý khoa trương hay mai mỉa ai hết . Xin thấu hiểu cặn kẻ và tâm tư cùng tại hạ .

Chỉ vì huynh đài Mottengoi dùng lời mai mỉa không thể không động nộ nên có vài lời bạo miệng . Mong chư huynh đại xá .

Cảm tạ muôn phần !

MộtTênGọi!?!
16-02-2010, 04:43
Tôi ko chê trách bạn, chỉ nhắc khéo hai chữ "hiểu hết" của bạn đưa ra khi nói về Đạo. Giữa tôi và bạn trong khi suy luận đi đến ko hiểu nhau là chuyện bình thường, là sự khác biệt, là sự mâu thuẫn. Nhờ ko giống nhau nên luôn có sự thay đổi mới gọi là tiến bộ. Vì thế, chúng ta vẫn có thể tìm đến nhau bằng chia sẻ sự nghĩ. Suy nghiệm qua phân tích để luận ra cái lý (có sự suy tư về lý cộng với cả suy lý chủ quan), ko nên quan trọng hóa, ko nên đòi hỏi hiểu hết hay ko hiểu hết về một phía nào.

Thầy trò Tam Tạng trên con đường thỉnh kinh, họ đến với nhau đầy sự mâu thuẫn qua nhân sinh quan khác nhau, và họ đi đến hiểu nhau cũng từ sự mâu thuẫn mà ra. Họ chung sống với nhau theo tình cảm tự nhiên của con người, tồn tại cùng với mâu thuẫn. Chứ ko phải vì "A, tôi hiểu hết con người anh rồi và tôi cũng hiểu hết tôi rồi". Khi bạn phán một câu xanh lè "ko hiểu hết là tai hại vô cùng" là vô tình bạn đã đòi hỏi một sự hoàn thiện từ sự mâu thuẫn chứ ko theo lý tự nhiên như bạn hết lời ca ngợi Lão-Trang, vô tình trở thành sự áp chế áp đặt lên sự hiểu về Đạo của người khác.

Người đời tin Đạo, nhưng chưa chắc tin người khoác áo đạo, nói lời đạo. Khi con người tìm đến Tôn giáo, Tín ngưỡng, Nguyên nhân nhu cầu và sự thờ phụng, Đạo giáo, Đạo (ý nghĩa rộng) bằng niềm TIN trong sự hiểu biết của mỗi cá nhân. Tôi tôn trọng niềm tin của bạn, là tôn trọng ý thức tự do của con người, tôi ko thắc mắc và đòi hỏi về sự hiểu được bao nhiêu của bạn. Tôi tìm đến đạo, đọc giáo lý đạo trong sự hiểu biết mang theo nhân sinh quan của riêng tôi. Tôi làm sao biết thế nào mới gọi là hiểu hết, cần hiểu bao nhiêu mới cho là ko tai hại? Đạo là con đường là sự dẫn dắt. Tín ngưỡng truyền bá đức tin nên dễ được tin. Tôn giáo hay nói điều lành nên dễ mến và tin. Đạo "nhân" cũng nhằm mục đích làm người tốt rất hay rất phải và tin. Tin là một ý tưởng mình nghĩ nó là có chứ mình ko biết nó bao giờ. Nếu cái gì mình đã biết đã thấy thì đã gọi là "tri" hay "kiến" chứ còn có gọi là tin nữa đâu. Tốt xấu thuộc về tâm mà nói tới tâm là chuyện ko thể cưỡng cầu tới một ai. Còn niềm tin thì có thể mai một thay đổi, vì trên đời ko có gì là điều tuyệt đối cho dù đó là đạo Khổng, đạo Lão, đạo Trang.... Như nói cái lý về giáo pháp, như một khuôn mẫu luân lý có những điều mà tại một nơi này, ở một thời đại này cho là phải, là hay, là đạo đức tốt đẹp, thì tại nơi khác, thời đại khác lại cho là trái, là dở, là ác. Đây gọi là sự biến đổi theo giòng tư tưởng qua thế hệ thời gian. Thể động này là sự ko tuyệt đối, nên con đường bước tới trước luôn biến chuyển thay đổi, vậy thì làm sao có thể vỗ ngực tự đặt ra cái điều cần phải hiểu hết, ko hiểu hết là tai hại vô cùng.

Hai từ "hiểu -HẾT" của bạn nó ko biện minh được cho bạn qua cái luận điệu là "biết đủ" đâu. Cái từ "HẾT" nó nặng nề lắm ai vác nổi, bỏ bớt ra đi. Cứ mở miệng là đòi là hỏi người khác phải, có "hiểu hết" hay ko hiểu từ chính sự hiểu cá nhân bạn tự đặt ra là thấy mệt rồi, bạn khoái Lão-Trang mà sao cứ rước mệt vào người chi vậy, lại còn làm mệt bạn forum nữa (là tôi đó, jk).


Giờ bận rồi, rảnh vào tiếp. Tôi thấy bạn mở nhiều chủ đề lắm, nếu có thời gian rảnh nhiều, tôi sẽ ghé thăm nghe. :)

sao_phu08
16-02-2010, 08:32
HUynh đài mottengoi đã không công bình rồi . Sao không trả lời câu hỏi của ngu tôi ?

1.Tại hạ đã nhấn mạnh rất kỹ : huynh đài nói ra lời đạo lý xin hỏi có hiểu hết những gì mình nói không không ? . Nếu không hiểu hết những gì mình nói sao dám lớn tiếng buông lời mai mỉa người khác ? Phủ này dốt nát mê Lão , Trang chỉ để học đòi thú tiêu dao nhưng vẫn trọng Khổng về luận chính danh .

Không hiểu hết những gì mình nói mà vẫn nói thì đó là ngôn bất chính . Ngôn bất chính tất danh bất thuận . Huynh đài lấy cái danh bất thuận của mình đem mỉa mai người khác không phải là chuột chù chê khỉ hôi đó sao ? Huynh đài không phải là Phủ tôi sao thấu Phủ tôi có gì mà buông lời khiếm nhã ? Huynh đài không phải là mật gan của Phủ tôi sao biết bụng Phủ tôi có gì ? Với cái danh bất chính của mình lấy tư cách gì phê bình người khác ? Không phải là vô căn vô cứ đó sao ?

Phủ tôi tuy đầu óc ngu si thành tính nhưng khi mở miệng nói một điều gì cũng đã phải biết hết và đủ mới dám lộng ngôn . Đó là danh chính ngôn thuận , lời có thể sai nhưng danh phải thuận .

Huynh đài nói lời chân lý không biết có hiểu hết những gì mình nói không ? Nếu không thì ngôn bất chính danh bất thuận . Phủ này tuy tiểu nhân vô sĩ cũng không hạ mình lạm bàn cùng kẻ không thuận danh ngôn . KHi nào các hạ tự làm cho mình chính danh thì hẵn cao lời với phủ , bằng không đừng làm hỏng chuyên đề bằng những lời buất thuận , những danh bất chính của mình . Thất Bôi !

2.Khi nào các hạ trả lời câu hỏi của ngu tôi thì Phủ này mới dám " với cao " mà luận " hết và đủ " cùng . Còn bằng không thì thứ lỗi Phủ này thất học không ưa trọng lễ mà tử tế . Các hạ cũng đừng đem lý thuyết suông nói suông làm gì cho rườm rà . Có nghe ông Tiêu Diện học qua chữ nghĩa kinh phật gì đâu mà vẫn đắc đạo . Huynh đài ngôn đã bất chính , danh đã bất thuận thì lấy tư cách gì phê bình mỉa mai người khác , không phải là nói cho sướng miệng đó sao ?

3.Xin hỏi lại một lần nữa , huynh đài mở lời toàn nói đạo lý thâm sâu , không hiểu có hiểu hết biết hết những gì mình đang nói không ?

Nếu huynh đài thoái thác không trả lời thì coi như chỉ là một kẻ học vẹt , lời huynh daid nói sau này ai nghe ?

Thất Bôi ! Ngày đêm rữa tai chờ nghe trả lời !

MộtTênGọi!?!
16-02-2010, 10:24
Ái dà, thấy bạn nóng mặt lên rồi thiệt là ngại quá đi. Nói tới vấn đề này mà tâm trí ko bình thì khó tiếp tục lắm. Những gì tôi trao đổi với bạn là sự hiểu biết từ tôi, đã là câu trả lời. Tôi ko cần đặt câu hỏi như thế với bạn vì qua sự luận của bạn đã nói lên sự hiểu biết của bạn rồi. Sự hiểu biết của chúng ta khác biệt, mâu thuẫn, và tôi chấp nhận tự nhiên vì đó vốn là điều thường tình trong khi tranh luận. Con đường hiểu biết của bạn ko thể giống tôi được và ngược lại. Còn bạn ko chấp nhận được sự khác biệt thì tùy bạn, phần tôi thì vẫn phải cám ơn bạn cho đúng tinh thần tôn trọng sự khác biệt vậy nghe. Cám ơn đã luận cùng.

À, tôi từng viết qua một bài rất dài có liên quan tới Lão - Trang, chỉ là suy luận qua nhân sinh quan của riêng tôi thôi. Tôi sẽ lập ra một chủ đề riêng về vấn đề này, nếu bạn có hứng thú thì ghé, tôi mời thiệt tình.

sao_phu08
16-02-2010, 15:58
Vài lời nhắn gởi mottengoi

1.Các hạ quanh co không trả lời trực tiếp suy ra được bản chất vốn không hiểu hết những gì mình nói . Sao dám nói ? Không phải là hạng thùng rỗng kêu to đó sao ? Phủ này ngày trước được nghe kể về hạng này , nay mới gặp thật là " vạn hạnh " vô cùng , đúng là " mở rộng tầm mắt "

2.Phủ này chỉ là hạng cố nông chi điền , quẩn quanh đồng ruộng , tuy dốt nát nhưng được cái không biết hết điều mình muốn nói thì không nói , không hiểu hết điều mình muốn làm thì không làm , tuyệt nhiên không phải là phường múa rìu qua mắt thợ , chỉ có cái hư danh . Các hạ ban đầu mở lời mai mỉa sao lại không dám đường đường chính chính trả lời câu hỏi " tầm thường " của tại hạ ? Quanh co chối bỏ chỉ lòi ra cái đuôi vô thực vô đạo của mình . Hảo hán ở lương sơn này chắc cười đến vỡ bụng mất . Thất lễ , thất lễ .

3.Nghe kẻ nói lời bất chính mà im lặng là vô tri , nghe kẻ nói lời vô căn vô cứ mà không lên tiếng là kẻ ngu muội . Phủ này tuy dốt nát nhưng không phải là hạng vô tri ngu muội

4.Phủ này không quen dùng lễ nghĩa đãi người ngôn danh bất chính . Nếu các hạ cho nhưng điều ngu tôi nói là vô lý thì cứ trả lời câu hỏi của ngu tôi rồi muốn cao giọng bàn gì cứ bàn . Bằng không chỉ là nói suông không biết đúng sai .Phải chăng ép Phủ tôi như Do huynh phải múc nước rữa tai ?

MộtTênGọi!?!
17-02-2010, 02:37
Bạn phu mến, khi bạn khẳng định bạn "hiểu hết" lời bạn nói, thì đầu tiên, lời nói đó chỉ có giá trị với riêng bạn vì bạn đang tự đánh giá chính bạn. Và lời "hiểu hết" của bạn có giá trị thực sự hay ko thì bạn cần phải đi qua cây thước đo từ người khác nữa. Nếu tôi nghe lời nói khẳng định đó từ bạn thì tôi cũng chỉ mỉm cười nhẹ rất dịu dàng. Nhưng khi bạn khuyên người khác cần hiểu hết mới ko tai hại về Đạo thì tôi thấy rét (một người dễ rét như tôi thì làm sao mà là cao nhân cho được. Nếu bạn cảm thấy luôn miệng chê bai tôi có làm bạn trở nên đúng tót vời hay cao lên được tí nào thì bạn cũng cứ tự nhiên, cám ơn đã chê bai).

Bản thân tôi ko cần làm cái chuyện đi theo sau hỏi một câu như thế, vì nếu tôi dùng câu khẳng định đó để luôn nghi ngờ sự hiểu từ người khác thì tôi đang chơi trò độc thoại mình tôi rồi. Tôi rất thích dùng hai từ "chia sẻ" là vậy. Nếu lời người khác có ngọc, tôi ngu gì ko lượm. Mà ngay cả điều sàng lọc ngọc và chọn lựa này cũng hoàn toàn chủ quan. Bởi vì cùng một câu của ai đó, tôi hít hà tôi nâng niu, nhưng có những sự nghĩ và hiểu từ người khác thì lại ko cho là vậy. Đây là điểm phải biết chấp nhận sự khác biệt.

Những gì tôi trao đổi với bạn cũng từ hai chữ "hiểu hết" do bạn đưa ra, và quan điểm riêng của tôi, là nói tới sự chủ quan từ cái tôi, là sự mâu thuẫn tự nhiên theo thiên tính con người. Bể học về sự hiểu biết trên đời liên quan về sự vật về con người vốn rộng mênh mông, sự hiểu biết của bản thân tôi chỉ là hạt cát nhỏ bé trên sa mạc. Con đường Đạo là một con đường mạnh ai nấy đi, bước chân đều khác nhau, niềm tin và sự hiểu về Đạo cũng tùy tự do tư tưởng của mỗi người. Tôi lấy tư cách gì, khả năng gì để đòi đo bước chân của người khác chỉ dựa vào "tôi hiểu hết lời tôi nói". Hiểu lời nói của chính mình khác với hiểu lời nói từ người khác, tự đo mình làm sao là chuẩn mực và là giới hạn tới sự hiểu biết từ người khác được. Đó là lý do, vì sao mà tôi ko thắc mắc ko đòi hỏi sự hiểu của người khác được bao nhiêu. Tôi thích dùng từ chia sẻ là vậy, và với sự khác biệt, sự mâu thuẫn tự nhiên, tôi đi tìm ngọc cho tôi.

sao_phu08
17-02-2010, 07:17
Hiền huynh mottengoi thân mến !

Tại hạ thử động chút nộ xem thử huynh đài thế nào nhưng huynh đài vẫn giữ được bình tĩnh thì tại hạ xem ra cũng thấy bằng hữu hay lắm

1.Bằng hữu không hiểu hết những gì mình nói thì không nên chê kẻ khác vì bản thân chúng ta không phải họ nên chăng cẩn trọng lời nói .

2.Phủ tôi truy vấn huynh vì phủ tôi không phải là hạng người làm dỡ nữa chừng rồi bỏ . Đó chính là trách nhiệm với những gì mình đã nói ra . Tuy dùng từ có hơi bạo miệng một chút nhưng nếu huynh đài từ đầu chịu nhận là không biết , không cần phải quanh co thì tại hạ đâu cần phải khích tướng đến như vậy . Mong suy xét

3.Tại hạ thì không dám tự tìm ngọc cho mình , đá thì tại hạ đã tìm được . Thiết nghĩ sau này huynh đài nói điều gì thì nên có chút trách nhiệm , không nên cưỡi ngựa mà xem hoa . Một lời không nói hết thì ngàn lời sau chỉ hồ nghi mơ hồ mà thôi . Mong huynh đài cẩn suy .

4.Đầu năm gặp được huynh đài cũng khá thú vị , tuy có hơi thất vọng nhưng cũng xin tha lỗi cho Phủ này dùng Khích Tướng mà lời lẻ không khỏi có xúc phạm . Xin thứ lỗi Phủ tôi nông nổi dùng từ klhông cẩn phím , xin lượng thứ cùng

Cũng nhân đây xin cảm ơn chư vị sư tỷ và sư huynh đã nhắn tin chỉ điểm cho Phủ , có gì sai sót vì tuổi trẻ nông nỗi mong chư vị đại xá bỏ qua . Cảm kích bất tận ! Khả ái !

MộtTênGọi!?!
17-02-2010, 09:18
Đọc bài của bạn tự nhiên bật cười, cười vui thôi chứ ko có ý gì đâu. Mà nè, tôi có cảm tưởng bạn ko đọc hiểu lời của tôi rồi. Tôi nói tôi ko hiểu chính lời tôi nói ở chỗ nào vậy? Tôi chỉ nói sự hiểu của tôi nhỏ bé trước bể học rộng lớn mênh mông và chỉ có giá trị với riêng tôi. Cũng như bạn, khi tuyên bố bạn hiểu lời nói của chính bạn thì cũng có giá trị với riêng bạn mà thôi. Khi chúng ta tự đo mình thì chỉ có giá trị với riêng tôi với riêng bạn. Có giá trị thực sự hay ko, thì tôi phải đi qua cây thước đo của bạn, bạn phải đi qua cây thước đo của tôi, và chúng ta phải đi qua những cây thước đo từ những người đọc khác nữa. Tôi khác bạn, tôi chỉ muốn chia sẻ để học hỏi lẫn nhau. Còn bạn thì luôn khẳng định lời của bạn thôi, bạn dùng sự "hiểu hết" của bạn để nghi ngờ, để bác bỏ sự hiểu từ người khác và phủ nhận sạch trơn từ những gì người khác nói. Sở dĩ tôi luôn bình tĩnh là vì:

- Sự hiểu biết là con đường phải cần học hỏi hoài ko ngừng, tôi ko bao giờ tự cho mình là hiểu đủ, là hiểu hết (dị ứng với từ hết quá, xin lỗi nghe).

- Nếu những lời chê bai đến tôi, đã được nói trong sự tức giận thì tôi hiểu được, thông cảm được. Sự nóng nảy dễ làm con người ta ko làm chủ được bản thân, thì tôi chấp làm gì.

- Nếu những lời chê bai đến tôi, được nói ra từ một thái độ tự mãn thì tôi cũng hiểu được luôn, thông cảm luôn. Tôi ko để tâm.

Đó là những nguyên nhân mà bạn thấy tôi bình tĩnh đó. À, nói về cái gì khác cho vui đi bạn phu ơi.

sao_phu08
17-02-2010, 09:37
Vẫn giữ được giọng mai mỉa , nhưng hiền huynh còn nợ " phủ ngạo mạn " này một câu trả lời thì phải . Nên trả lời có hay không , dông dài quá , Phủ này vừa dốt nát thiếu chữ lại mang sẵn tính lười biếng nên không hiểu hết đâu . Phủ tôi chỉ có rượu mới vui được , lại mang hiếu danh nên không rượu chỉ biết khóc than thôi .

Tự nhiên nói chuyện với hiền huynh lại thèm rượu , chắc phải mời Do huynh uống cùng .

Thất Bôi !
...

p/s : nên trả lời có hay không thôi , loanh quanh diễn dài rườm rà mệt quá , như Phủ có hay không ?

MộtTênGọi!?!
18-02-2010, 05:02
Bạn phu mến, tôi còn nợ bạn một câu trả lời thật sao? Thật ra, những bài viết của tôi đã chứa đựng câu trả lời rồi đó, bạn đọc nhưng ko cảm được ra đó thôi. Một người mà tự biết mình sự hiểu ko bao giờ là đủ (chứ đừng nói chi là mong đạt được sự hiểu hết) thì tự bản thân đã biết là, tôi= khiếm khuyết ... nhiều lắm. Vì vậy, lời tôi nói ra qua sự hiểu biết, đầu tiên, chỉ có giá trị với riêng tôi. Và có nhận được sự đồng tình từ người khác hay ko, thì tôi cần phải đi qua những cây thước đo từ những người khác nữa. Tôi thích dùng ý nghĩa chia sẻ trong tranh luận, và tôi thích khoáy sâu vào sự khác biệt là vậy, tôi chỉ có thể sàng lọc từ sự khác biệt mới có cơ hội (lượm ngọc, lượm vàng, lượm đá :p về làm vốn riêng). Đó gọi là sự học hỏi từ người khác qua sự chia sẻ, qua sự khác biệt mà người khác đã trao đổi với tôi, cho tôi cơ hội để giảm bớt những khiếm khuyết của bản thân. Vì sao mà tôi cho rằng, dù đó là niềm tin hay quan điểm đều có thể thay đổi, vì con đường hiểu biết là luôn học hỏi ko ngừng là vậy. Nếu bạn đọc bài của tôi mà có cảm giác khó chịu như nhai cơm đụng phải sạn, cũng xin đừng lấy đó làm điều. Rất mong nhận được nhiều sự chia sẻ từ bạn hơn nữa.


Sẵn đây, tôi muốn chia sẻ với bạn về một vấn đề, đó là hai từ "Tu Thân", tưởng nhẹ là lầm, hóa ra nặng ko thể tưởng, vì nói thì nói đó, toàn hảo đúng ý nghĩa thì giống thiệt là, (nói chơi cho vui hả bồ tèo?). Ko biết năm thầy trò Huyền Trang, sự tu thân của họ được nhìn qua khía cạnh nào nhỉ? Những trường hợp mà phải cần dụng đến Trí và Nhân. Mong nhận được sự chia sẻ của bạn về sự nghĩ này của tôi, cám ơn.


Làm người

Làm người cần phải có hai đức tính căn bản chính là: Trí và Nhân.

Người có Trí là người thiên về lý trí, luôn cầu tiến, chăm học hỏi, hành động dựa trên suy luận hợp lý, cư xử đặt trên căn bản lý trí. Nếu chỉ thuần Trí con người sẽ mất đi nhân tính, nhiều khi hành động cứng nhắc, nguyên tắc, vô tình và dễ trở thành tàn nhẫn, phi nhân, vị kỷ. Vì thế, cần phải lấy Nhân để kìm hãm bớt sự tàn nhẫn, cứng nhắc, vô nhân của người quá thiên về trí. Người Tây phương cũng có câu "Khoa học mà ko có lương tâm thì chỉ là sự hủy hoại của tâm hồn), để chỉ trích người quá thiên về Trí mà coi nhẹ Nhân.


Người có Nhân là người thiên nhiều về tình cảm, nhân hậu, vị tha, hành động thường dựa trên lòng nhân từ, cư xử đặt nặng trên tình nghĩa. Nếu chỉ thuần Nhân, con người sẽ yếu đuối, dễ sa đọa và dễ bị kẻ khác lợi dụng. Cho nên cần phải lấy Trí để hạn chế bớt sự ủy mị và hành động theo tình cảm cá nhân, chứ ko dựa theo luật lệ của kẻ thiên nhiều về Nhân.


Cần cân bằng giữa Trí và Nhân trong việc tu tâm, dưỡng tánh, trau dồi trí tuệ cho mỗi ngày một tinh tiến, hàm dưỡng, lương tâm cho mỗi lúc một nhân hậu. Ở ngoài xã hội, phải biết dung hòa quyền lợi cá nhân (vị kỷ: Trí) với quyền lợi chung của nhân loại (Nhân).


Trong cách cư xử với mọi người, ta phải hết lòng nâng đỡ kẻ nghèo hèn cô thế (Nhân) và cương quyết đối phó với bất công xã hội (Trí). Nếu phải chọn lựa giữa Trí và Nhân, thì ta (phải) sẽ giải quyết mọi việc thiên về Nhân hơn là Trí. Có nghĩa là: với bản thân, ta phải đặt lương tâm lên trước (Nhân). Với xã hội, ta phải biết hy sinh quyền lợi cá nhân (Trí) cho quyền lợi quốc gia dân tộc (Nhân). Trong cách xử thế, ta phải đứng phía kẻ nghèo hèn cô thế (Nhân) để chống lại kẻ quyền thế tàn bạo (Trí). Hiểu rõ được hai yếu tố Nhân + Trí trong cách tu thân, là nắm được bí quyết làm người rồi vậy.


Bạn thấy đó, để suy nghĩ và viết lên những lời đó thì rất dễ dàng, lý thuyết nào nghe cũng lọt tai. Nhưng thực tế, hỏi có mấy ai? Tôi, người viết những lời trên, thuộc loại ủy mị đây, nên thường thấy đời buồn quá trời dzậy đó.

Nhất Chi Mai
07-03-2010, 15:57
HUynh đài mottengoi đã không công bình rồi . Sao không trả lời câu hỏi của ngu tôi ?

1.Tại hạ đã nhấn mạnh rất kỹ : huynh đài nói ra lời đạo lý xin hỏi có hiểu hết những gì mình nói không không ? . Nếu không hiểu hết những gì mình nói sao dám lớn tiếng buông lời mai mỉa người khác ? Phủ này dốt nát mê Lão , Trang chỉ để học đòi thú tiêu dao nhưng vẫn trọng Khổng về luận chính danh .

Không hiểu hết những gì mình nói mà vẫn nói thì đó là ngôn bất chính . Ngôn bất chính tất danh bất thuận . Huynh đài lấy cái danh bất thuận của mình đem mỉa mai người khác không phải là chuột chù chê khỉ hôi đó sao ? Huynh đài không phải là Phủ tôi sao thấu Phủ tôi có gì mà buông lời khiếm nhã ? Huynh đài không phải là mật gan của Phủ tôi sao biết bụng Phủ tôi có gì ? Với cái danh bất chính của mình lấy tư cách gì phê bình người khác ? Không phải là vô căn vô cứ đó sao ?

Phủ tôi tuy đầu óc ngu si thành tính nhưng khi mở miệng nói một điều gì cũng đã phải biết hết và đủ mới dám lộng ngôn . Đó là danh chính ngôn thuận , lời có thể sai nhưng danh phải thuận .

Huynh đài nói lời chân lý không biết có hiểu hết những gì mình nói không ? Nếu không thì ngôn bất chính danh bất thuận . Phủ này tuy tiểu nhân vô sĩ cũng không hạ mình lạm bàn cùng kẻ không thuận danh ngôn . KHi nào các hạ tự làm cho mình chính danh thì hẵn cao lời với phủ , bằng không đừng làm hỏng chuyên đề bằng những lời buất thuận , những danh bất chính của mình . Thất Bôi !

2.Khi nào các hạ trả lời câu hỏi của ngu tôi thì Phủ này mới dám " với cao " mà luận " hết và đủ " cùng . Còn bằng không thì thứ lỗi Phủ này thất học không ưa trọng lễ mà tử tế . Các hạ cũng đừng đem lý thuyết suông nói suông làm gì cho rườm rà . Có nghe ông Tiêu Diện học qua chữ nghĩa kinh phật gì đâu mà vẫn đắc đạo . Huynh đài ngôn đã bất chính , danh đã bất thuận thì lấy tư cách gì phê bình mỉa mai người khác , không phải là nói cho sướng miệng đó sao ?

3.Xin hỏi lại một lần nữa , huynh đài mở lời toàn nói đạo lý thâm sâu , không hiểu có hiểu hết biết hết những gì mình đang nói không ?

Nếu huynh đài thoái thác không trả lời thì coi như chỉ là một kẻ học vẹt , lời huynh daid nói sau này ai nghe ?

Thất Bôi ! Ngày đêm rữa tai chờ nghe trả lời !

"Con người ta có thể trở nên thông thái dựa vào việc học hỏi kiến thức của kẻ khác, nhưng chỉ thực sự khôn ngoan bằng chính trí tuệ của bản thân mình"

Qua cuộc khoát luận của nhị vị, tiểu nữ quả được mở mang đầu óc.

ZK đứng tựa cành liễu nghe lỏm câu được câu chăng, phần vì kiến văn hạn hẹp chẳng dám nói leo...nhưng quả thật xin mạo muội chen ngang nhị vị đôi lời tỏ lòng ngưỡng mộ.

ZK kính cẩn nghiêng mình muốn bảy tỏ sự thán phục tới Một Tên Gọi huynh đài. Phải dùng bốn chữ Uyên Bác, Thâm Thúy vô cùng.

Được nghe huynh "cao đàm - khoát luận" mà sực tỉnh cơn mê muội, kiến văn bước sang cảnh giới khác.

Cảm ơn huynh đã "thông đạt" "mở mang" tâm trí cho ZK này.

Đúng là: "Đi một đỗi đàng, học một sàng khôn"

Vẫn biết: "Trong ba người đi cùng đường, có một kẻ ắt là thầy của ta"

Vậy mà trước này ZK chấp mê bất ngộ, u mê tăm tối, tự phụ ngông cuồng cũng tự cho mình là hiểu hết, "Hạ mục vô nhân".

Nay qua cuộc đàm luận, mới hiểu được mình "Tĩnh đế chi oa".

@Sao Phủ: Xin tặng các hạ câu: "Tri Kỷ Tri Bỉ".

5.Trên đời này nói theo giáo lý của Lão Tử không có điểm vô cùng tận , biết đủ là đủ . Nhưng quan trọng mấy người biết " đủ " . Mấy người biết được " điểm dừng " của mình ? . Chúng ta không bao giờ hài lòng với những gì mình có , đó là bản chất cố hữu của chúnh ta , tính Tham . Tại sao không tịnh tâm xem mình nên cần có những gì , tại sao cứ cố ôm đồm hết thảy để rồi chẵng dụng được điều gì ? Phỏng ích gì chăng ?


Xem ra ZK sẽ phải đăng sơn học hỏi từ các vị dài dài, không như trước đây toàn "lướt sóng" Lương Sơn bởi sự chán chường vô tận. Thật đã được mở rộng tầm mắt.

Thân mến

Đậu Xanh Tiên Sinh
22-03-2010, 09:44
Khịt mũi lần theo làn u hương phảng phất của MTG cô nương , lạc vào topic này tại hạ chợt nhớ đến vài đoạn trong TĐPK của ngài HMKC , nên xin phép được chép lại ra đây , góp vui cũng các bằng hữu vậy :

"Ðặc sắc nhất là bộ Tây Du Diễn Nghĩa, tức truyện Tề Thiên Ðại Thánh, được CHA cho phép xuất bản xuống thế gian để độ các linh hồn lười biếng học đạo, chỉ ham mê tiểu thuyết. Ðây là bộ truyện mà hầu như khắp thế giới, từ trẻ đến già, từ trai chí gái đều được biết đến, qua truyện bằng tranh, bằng chữ. Ðến nỗi được dựng thành phim để giải trí cho quần chúng sau những giờ mỏi mệt trong công việc.

Ðây là một quyển kinh được một vị Tiên ẩn thân xuống thế sống như người trần sáng tác bằng một thể tài tuyệt diệu gọi là truyện, truyện này diễn tả cuộc hành trình dài đăng đẳng về phía tây phương của bốn thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh của Phật về độ chúng sanh tu hành. Cha sẽ lý giải để cho con hiểu rõ mà đối chiếu qua tiểu hồn con để tu hành.

Tam Tạng đi thỉnh kinh (Kinh này là Vô Tự Chơn Kinh) có nghĩa là đem ba tạng: TÂM TRÍ Ý để cầu Phật tánh tức Vô Tự Chơn Kinh. Ðường Tăng tượng trưng cho TÂM các con, Tôn Ngộ Không (Tề Thiên) tượng trưng cho TRÍ các con, Sa Tăng tượng trưng cho Ý các con, Bát Giới tượng trưng cho ngũ quan các con, con ngựa Tam Tạng cỡi tượng trưng cho xác thân tứ đại của các con.

Trong quá trình đi thỉnh kinh ấy, các con thấy rằng Tề Thiên qua lại xứ Phật hoài mà chưa giải thoát, mà phải qua hết thảy bốn thầy trò và cả con ngựa nữa. Cầu được kinh rồi, mở ra toàn là giấy trắng, tức là Vô Tự Chơn Kinh tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng không thể nghĩ bàn ! Sau khi cầu được kinh rồi, tượng trưng cho sự đắc quả, bốn thầy trò bỏ xác phàm trôi theo giòng sông, còn lại phần chơn thần (tức Phật tánh) bay về quê xưa chốn cũ trong nháy mắt.

Trong quá trình ấy, các con thấy Bát Giới ham ăn, ham uống, ham ngủ, ham rượu ngon, gái đẹp... tượng trưng cho ngũ quan của các con tham đắm trần cảnh, ham mê ngũ dục. Sa Tăng thì không đủ sức khuyên nhủ Bát Giới bớt nhiễm đắm trần cảnh, để phụng sự tốt cho cuộc thỉnh kinh, đến nỗi để cho Bát Giới muốn làm sao thì làm, tượng trưng cho sức yếu hèn. Ý thức của các con không đủ ý chí để điều khiển ngũ quan. Tề Thiên thì lăng xăng xông xáo, hoạt động không ngừng, tượng trưng cho sự suy nghĩ lung tung trong trí các con. Tam Tạng thì hễ một chút là niệm "Cẩn Cô" làm cho Tề Thiên nhức đầu muốn chết, rồi lại niệm "Tòng Cô" cho khỏi nhức đầu, tượng trưng cho Tà niệm và Chánh niệm trong tâm thức các con.

Tâm chánh niệm (niệm Tòng Cô) an trụ, thời trí con được thảnh thơi, an lạc. Tâm tà niệm (niệm Cẩn Cô) nổi lên, làm cho trí con đau khổ vì vọng cầu vọng tưởng.

CHA lý giải những điều căn bản và cần thiết mà thôi. Con nào muốn hiểu sâu xa hơn, thời tìm đọc lại bộ Tây Du Ký để nghiền ngẫm tu hành ... "

( Trích TDPK )



Tại hạ thấy các vị ở đây ai cũng thể hiện tâm chí cùng phong cách độc đáo cả , ngưỡng mộ vô cùng .Riêng tại hạ tài sơ học thiển , chỉ mon men trích dẫn đôi lời , chẳng dám múa mỏ bàn luận gì thêm .Chỉ mong mọi người chúng ta trong lúc cao đàm khoát luận , ý tứ tuy có thể chửa được hiệp hòa , nhưng hãy gượm để cái Tâm thực sự hòa ái thảo luận cùng nhau thì hay lắm lắm.

Cơ khảo thí chẳng ở đâu xa , ở ngay trong những lời , những ý chúng ta dành cho nhau khi bàn thảo vậy ! Ấy cũng là bài học Hòa Hợp để chúng ta cùng hòa đàm , hòa vui , hòa tiến đó phải không ?! :)