PDA

View Full Version : Nho Giáo:-"Ngũ Thường" luận lý.


LSB-Truy Vân
07-08-2009, 10:01
Ngũ Thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Nhất Nhân:

....Chử Nhân không phải tự nhiên được đứng đầu, các bậc hiền triết xưa có cái lý cả. Nhân chính là kết tinh của Ngũ thường, bởi nếu biết giữ chử Tín, cái Nghĩa con người, biết giữ lễ với nhau thì hẳn chúng ta mới hoàn thiện được cái Nhân, nếu mà một trong 4 đạo kia mà chưa giữ vẹn thì quả chữ Nhân cũng khó mà hoàn thiện được.

...Tạm dịch Nhân có nghĩa chính là Nhân ái...Nhân ái không dành riêng cho bất kì tầng lớp nào, kể cả giàu sang hay nghèo hèn đều có thể thi hành Nhân ái. Thật sự rằng, đã là con người thì bao giờ lòng Nhân ái cũng tìm ẩn trong trái tim, Mạnh Tử đã nói : " Nhân chi sơ , tính bổn thiện " . Con người vừa mới sinh ra , ai cũng hiền lương cả . Nhưng Nhân chỉ có thể xuất phát nếu tâm hồn ta trong sạch chớ vướng vào bụi trần làm cho ô uế ra, ta cứ yêu thương đồng loại để mà bao dung, tha thứ và cho đi. Và lịch sử loài người cũng đã ghi lại không ít câu chuyện những bậc cao nhân thi hành "Nhân ái" đáng cho ta phải học hỏi và nể phục. Từ vua chúa đến các bậc hiền triết đã nhiều người đi dùng Nhân nghĩa mà trị quốc cũng như dùng để đối nhân sử thế.

...Tuy vậy, Chữ Nhân mang nhiều ý nghĩa . Nói theo tiếng tượng hình , Nhân có nghĩa là người , đó cũng như lối viết theo chữ Hán - Việt xưa . Nhân còn có nghĩa là lòng từ ái bao dung , độ lượng và thương người . Trong Vovinam ta , chữ Nhân là đức tính đầu tiên trong 12 đức tính mà môn sinh Vovinam chúng ta nên và cần phải có ...Nếu đi sâu vào ý nghĩa của chữ Nhân, những câu hỏi đại loại như: "Thế nào là nhân, Nhân có cần đi đôi với bốn đức tính còn lại hay không?", "Có phải giết người hay sát sinh là thiếu lòng nhân?", "Người lính trong chiến tranh phải ra tay tàn sát đối phương có lòng nhân hay không", "Cha mẹ yêu thương lo lắng cho con cái là lòng nhân hay chỉ vì tình yêu phụ tử?",... vố số những câu hỏi ấy khiến người ta khó trả lời được thông suốt nếu không hiểu biết thâm sâu về chữ Nhân. Cũng vì vậy, đôi khi chúng ta thấy một người "bố thí" chút tiền bạc cho kẻ nghèo khó đã vênh mặc đắc ý tự cho mình là nhân đức lắm rồi. Nhưng vỡ lẻ ra cũng chẳng phải?

....Khổng Tử lại có cái nhìn về Nhân thế này: Trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do vậy, "nhân chính" là đạo làm người - sống với mình vả sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, luân lý con người là "Nhân", người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông. Tuy nhiên, trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã có nhiều học thuyết phê phán chữ "Nhân" (yêu người) của Khổng Tử. Có người cho đó là giả dối, có người cho đó là nói suông, có người lại cho đó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa... Thế nhưng không phải vì thế mà tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử không đi vào lòng của nhiều người đương thời, gây cho họ biết bao sự xúc động và làm cơ sở cho hành động nhân đạo của họ. Thực tế cho chúng ta thấy, "từ đời Hán trở đi, suốt trên hai nghìn năm đạo Khổng được độc tôn, Vua Chúa đời nào cũng ráng áp dụng nó, mặc dầu không đúng. Nó thực tế hơn đạo Mặc, đạo Lão, nhân bản hơn thuyết của Pháp gia". Cũng cần phải nói thêm rằng, trong Luận ngữ, tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử còn bao gồm nhiều đức khác, như: Trực (ngay thẳng, không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng, cẩn thận trong công việc), Nghĩa, Lễ...

...Cuối cùng, Nhân là chử đúng đàu trong ngũ thường, chúng ta thừa nhận nó thâm thúy, cao sâu khó luận. Nhưng đã có nhiều bậc hiền triết đi tìm chân lý chữ Nhân nhưng hầu hết cũng chỉ tìm cũng chưa hoàn thiện. Chung quy lại Nhân là căn nguyên của Tứ đạo còn lại.
...Thật là "Nhân" muôn hình vận tính, khó mà xét tường tận. Do đó, trên đây là những cái lẽ Nhân cơ bản của đời nếu huynh đài nào bổ sung thì quả là quá vinh dự cho Truy Vân.

HànTuyếtBăng
07-08-2009, 15:28
Nắm hạt bụi trong tay thật chặt
Giữ cho lòng trọn vẹn chữ tâm
Nhân kia một kiếp thăng trằm
Trăm năm cố vẽ vẫn cần chút duyên./.

Mạo muội

Luận cả ngũ thường nữa cơ à!

TC NGUYỄN
15-08-2009, 19:22
Ngũ Thường là phần tư tưởng cuả Khổng Tử(551- 479 trước CN) đứng trên mặt Nhân Sinh Quan mà xét, ông đưa ra học thuyết Chính Danh nhằm ổn định trật tự vốn dĩ bất an trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Chính Danh theo Khổng Tử là bằng vào sự vật được tồn tại phải dùng ngôn ngữ để biểu hiện một cách khách quan đó là danh, nhưng danh không thực chỉ có nội hàm và sự vật thì luôn luôn thay đổi nên nội hàm thay đổi theo, nhưng ngôn ngữ biểu hiện thì ổn định do đó danh bị tụt hậu hay lạc lối, nếu danh không thay đổi để bắt kiệp với sự vật thực tại thì không còn chính danh, xã hội tất loạn.

Do đó Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... mô hình chính danh cho con người theo đó để tu thân mà Ngũ Thường- nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là một hướng dẫn về phép ứng xử luân lí đạo đức tu thân trong xã hội Nho giáo.

Ngũ thường ở đây không đơn giản trong lẽ đạo đức thường của 5 phép: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà còn thâm thúy nằm trong ngũ thường luận về quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu phụ và bằng hữu. Như vậy trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử ngũ thường chính là ngũ luân là căn bản cơ sở như một nhân tố, trong đó bốn điều sau vẫn còn có giá trị, trong khi quân thần đã mất đi phần ý nghĩa vì thời thế thay đổi, tuy nhiên nếu lồng vào quân thần bằng ý nghĩa thời đaị suy rộng trong quan hệ liên đẳng thượng/hạ cấp trên bình diện tương kính…thì vẫn có ý nghĩa áp dụng được.(ct)

TC NGUYỄN
19-08-2009, 16:19
Học thuyết Khổng Tử ra đời cách đây hơn 2.500 năm đã được tồn tại với thời gian cho đến nay, giá trị của nó về mặt lý luận thực tiễn kinh qua sự phát triển của Nho giáo về nội dung, tính chất… vai trò lịch sử của nó phải là một đề tài hấp dẫn cần nghiên cứu.

Bài viết này xin góp thêm tiếng nói về một khía cạnh mang tính tích cực, đó là tư tưởng "Nhất Nhân" trong học thuyết của Khổng Tử mà chủ đề đã có ý nêu ra .

Khái niệm Nhân trong 5 phép “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” ở thuyết ngũ thường đuợc để ở hàng đầu và được đề cập đến nhiều nhất(109 lần) so với 4 phép còn lại. Như vậy cũng có thể nói chữ Nhân này rất quan trọng, vả lại nếu xét thời đại Khổng Tử, thời Xuân Thu, lịch sử thời ấy là chiến tranh liên miên giữa các chư hầu tranh bá đồ vương…, các kẻ sĩ tranh nhau đưa học thuyết này học thuyết nọ mục đích ổn định xã hội và cũng là cách kiếm công danh sự nghiệp của trai thời loạn, Khổng Tử cũng không ngoại lệ.

Theo học giả Nguyễn Hiền Lê, thì sách Luận Ngữ ra đời vào khoảng 70 hay 80 năm sau khi Khổng Tử qua đời, sách trước tác là do các môn sinh ghi lại lời dạy trong những lần thuyết giảng của ông, với thời gian lâu như vậy phần khả tín về độ chính xác có thể đặt câu hỏi, vì người đời sau khó thể nhớ hết những gì ông nói, chưa kể việc thêm thắt theo ý riêng mình, có lẽ vì lý do này nhiều nhà nghiên cứu cho là Nhân không phải là nội dung cơ bản của Luận ngữ và là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử mà là lễ hay hợp lại nhân&lễ mới phải. Vấn đề này có thể bàn sau.

Trở lại vấn đề, như bàn trên, ta có thể xem chữ Nhân kẻ sĩ muốn dùng đạo của mình để cải tạo xã hội bất ổn của thời Xuân Thu và Khổng Tử cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Suốt cuộc đời mình, Khổng Tử luôn quan tâm tới vấn đề này. Nghe Ông tâm sự: "Hồi 15 năm tuổi ta để hết tâm trí vào sự học (đạo), 30 tuổi biết tự lập chí tiến lên con đường đạo đức, 40 tuổi rõ thông, 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi vâng theo mệnh trời, 70 tuổi theo lòng muốn của mình mà không sai phép (Ngô thập hựu ngũ, nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri Thiên Mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập tùng tâm sở dục nhi bất du củ)".

Những lời tâm sự nói về mình trên của Khổng Tử, cho thấy người suốt đời học không chán, dạy người không biết mỏi, luôn luôn chỉ muốn đem cái đạo của mình ra giúp người và giúp đời ổn định trật tự xã hội, mưu cầu hạnh phúc dân sinh, quốc kế, thì đó phải là người có lòng nhân rộng lớn khôn lường…

(tt- bàn chữ Nhân.)

TC NGUYỄN
05-09-2009, 16:48
Như bàn trên, ta thấy Nho giáo(Khổng giáo) chính là một học thuyết chính trị do Khồng Tử đưa ra mong ổn định trật tự xã hội của thời ông, lấy đạo đức, triết lý xem như một tôn giáo để xây dựng một xã hội thịnh trị.

Quan niệm Nhân của Khổng Tử:

Đứng trên quan niệm triết lý, đạo đức và tôn giáo của Khổng Tử, thì phép Nhân đây là Nhân trị mà cốt lõi là cai trị bằng tình người, là yêu người, coi người như bản thân mình (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân(luận ngữ)", trên phương diện này hoàn toàn cảm tính một chiều vì theo đó thì:
-Cái gì mà bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì đừng đem vấy cho người và ngược lại cái gì mình muốn thì hãy đem cho người .
-Khi mình có công danh địa vị thì hãy san sẻ với người khác để họ có công danh địa vị như mình…
Như vậy nếu Nhân trị áp dụng được nó sẽ đưa đến đại đồng ai cũng như ai vì tình người trang trải không cần phải dùng Pháp trị, xã hội yên ổn tự nhiên hợp vào đại ngã của vũ trụ, đó là một triết thuyết có rất nhiều mâu thuẩn vì thời ông, quốc gia phân tranh, xã hội chia rẽ đến tột cùng, thì cái Nhân trị đem ra thực hiện được cái chi đây?!, chẳng qua chỉ làm trò cười và làm mất nước mà thôi. Đã nhiều vi vua thực hiện cái phép Nhân này, kết quả thua trận vong quốc, và vì vậy suốt đời Khổng Tử ông chỉ ôm một mớ lý thuyết nói để nghe cho sướng tai nhưng khi đem thực hành chẳng đi đến đâu cả, do đó dầu có biện thuyết mấy đi nữa, trong lúc sinh thời Khổng Tử cũng không ai dùng. Bôn ba đến khi về già ông hiểu đạo của mình suốt đời theo đuổi bị thất bại. Trong sách Luận Ngữ ông đã thổ lộ về đạo mình như sau: "Chim phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi".

Sự tiên đoán của Khổng Tử về đạo mình bị thất bại đã xảy ra theo sau việc “Đốt sách chôn học trò” của bạo đế Tần Thủy Hoàng năm 246 trước công nguyên, 200 năm sau Khổng Tử qua đời, và Tần đế cho áp dụng chính sách cai trị hoàn toàn bằng pháp trị độc đoán, trái ngược hẳn với các chủ trương Nhân trị của Nho giáo. Đến đây coi như Nhân trị không còn ở vị trí "đệ nhất" nữa…

EVE
28-10-2009, 07:30
...
Sự tiên đoán của Khổng Tử về đạo mình bị thất bại đã xảy ra theo sau việc “Đốt sách chôn học trò” của bạo đế Tần Thủy Hoàng năm 246 trước công nguyên, 200 năm sau Khổng Tử qua đời, và Tần đế cho áp dụng chính sách cai trị hoàn toàn bằng pháp trị độc đoán, trái ngược hẳn với các chủ trương Nhân trị của Nho giáo. Đến đây coi như Nhân trị không còn ở vị trí "đệ nhất" nữa…
Tiểu nữ có thắc mắc, theo như TC Nguyễn huynh nói thì sau Tần coi như chữ "nhân" theo nghĩa "nhân trị" của học thuyết Khổng Tử coi như không áp dụng được trong thời ông cũng như về sau. Vậy tại sao cho đến ngày nay trải bao biến đổi học thuyết ấy vẫn ở vị thế rất cao và bao giờ người ta cũng muốn làm sống lại, như vậy lý do nào tạo ra nghịch lý như vậy.

Tiểu nữ xin Nguyễn huynh cũng như các bạn cao minh khác có lời bàn tiếp trước "mua vui sau học hỏi"-

Tong Giang Nong Fu
04-11-2009, 09:45
Vậy tại sao cho đến ngày nay trải bao biến đổi học thuyết ấy vẫn ở vị thế rất cao và bao giờ người ta cũng muốn làm sống lại, như vậy lý do nào tạo ra nghịch lý như vậy.


Nó không chỉ sống lại mà còn được zương cao. Đơn jản là bởi nó có lợi, rất lợi cho jai cấp thống trị.

Ngày không xưa chính những kẻ này đã đả fá KT, coi học thuyết này là hủ lậu cản trở văn minh, cần fải loại trừ và thậm chí san bằng mộ Khổng Tử... Nhưng nay khi lý tưởng của chúng trở thành không tưởng và chúng nhận ra chính nhờ thuyết của KT ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người nên chúng còn tại vị. Cho nên chúng đã quay lại đề cao KT, như một thứ chân lý, thực chất là để jữ sự chính zanh cho sự thống trị của chúng.

Zựng zậy một học thuyết cũ, với tam cương ngũ thường, quân xử thần tử... nhằm mục đích biến công zân thành thần zân là một mưu đồ rất thâm hiểm, bá đạo đáng bị lên án và ngăn cấm. Nhưng nếu chỉ áp zụng thuyết này để qua đó fát huy tính tự jác, đạo đức, gương mẫu, kỷ luật... trong một xã hội đầy những học trò tạt acic, thầy jáo gạ tình học sinh, cha con vợ chồng anh em đâm chém, kiện cáo lẫn nhau... Thì là việc rất nên ủng hộ.

Tuy nhiên, thực tế cuộc sống đã chứng minh không chỉ có học thuyết của KT mới khiến con người được là con người. Còn có những thuyết khác thiết thực hơn nếu không muốn nói là thành công hơn. Thế nên tại sao cứ fải mò mẫm trên con đường chưa ai đi mà không đi theo con đường mà thiên hạ đã đi mòn nhẵn rồi? Mà ví dụ sinh động nhất chính là Nhật Bản. Họ đã bỏ âm lịch, bỏ Tết cổ truyền, thoát Á... Vã đã có được nước Nhật hôm nay.

TC NGUYỄN
10-12-2009, 11:58
Khổng Tử sinh vào cuối thời kỳ Xuân Thu, ông là nhà tư tưởng, giáo dục đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đã đề xướng học thuyết luân lý- đạo đức, chính trị- xã hội và sáng lập học phái Nho Giáo thời cổ kết hợp tình hình chính trị xã hội bất ổn trong thời cuối Xuân Thu.

Học thuyết Khổng Tử đã bị “tam sao thất bổn” vì do các học trò hay con cháu nhớ lời giảng dạy của ông sao chép lại sau gần 100 năm, kể từ lúc ông quá vãng, nằm trong thời Chiến Quốc(403-201). Còn tệ hại hơn nữa là việc “đốt sách, chôn học trò(Nho)” của nhà Tần, hủy diệt hầu hết các sách vở và những truyền nhân ưu tú về Nho học, cho nên những sách vở sau này hầu hết là nguỵ tạo của đám nho sinh còn sót (sau khi nhà Tần sụp đổ) cố nhào nén làm vừa lòng giai cấp thống trị…

Trải qua nhiều thời đại, ta thấy tư tưởng Nho gia nằm ở chữ “Nhân” là trung tâm điểm(như bàn trên), giờ để sáng tỏ bằng cách gợi ý thêm về chữ “Nhân” này.

Với một học thuyết uyên thâm có nhiều người góp phần và xử dụng nó một cách lão luyện đã ăn sâu vào những ý niệm nhiều khi vô căn rất khó có hướng định… cho nên xin hãy xem đây là một lời bàn với... trong tinh thần góp ý học hỏi.

Lại chữ Nhân:

Trong sách Trung dung khổng Tử viết: “Nhân giã, nhân dã, thân thân vi đại(Nhân là người, thân với người thân là trọng hơn cả)”; Mạnh Tử học trò xuất sắc của thầy Khổng, trong thiên “Cáo tử” của sách mình cũng viết: “Nhân, nhân tâm dã(Nhân, ấy là lòng người)” và Đổng Trọng Thư đời Hán đế thì tự giải như sau:”Nhân chi pháp tại ái nhân, bất tại ái ngã(Phép tắc của điều nhân là ở yêu người, không phải ở yêu mình)”.

Xin lưu ý lời giải thích của Đổng Trọng Thư, ta thấy chữ Nhân này nằm ở chỗ “yêu người” còn “chính mình” thì coi như không có!. Đến đây ta thấy có sự chuyển hướng của chữ Nhân theo “pháp” nó khác với chữ Nhân thời “tiền Tần” là tai vì sao?...

Tú_Yên
07-01-2010, 08:25
http://files.myopera.com/kimtuyentv/blog/thoTY7.jpg


Chữ "Nhân" trong Nho Giáo của Khổng Tử


Nếu xét về những khác biệt giữa con người đương đại với con người thời sơ khai. Bỏ qua cái dáng vẻ thanh tú, mỹ lệ hơn về hình hài sau khi trải qua những tiến trình văn minh của xã hội. Có lẽ muôn đời vẫn còn nguyên câu hỏi: Con người, thực chất là ai ?

- Trần Tử Ngang (651-702), thi nhân đời Đường đã từng ngậm ngùi:

"Nhìn phía trước người xưa vắng vẻ,
Ngoảnh về sau quạnh quẽ người sau.
Ngẫm hay trời đất dài lâu,
Mình ta rơi giọt lệ sầu chứa chan."

- Hoặc như Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), cũng ngao ngán, chua xót mà cảm thán rằng:

"Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy,
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.
Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì."

Nếu như vậy thì hoá ra kiếp người vô nghĩa lắm sao ?

Theo Khổng Tử:
Con người, cơ bản là loài vật thượng đẳng biết tư duy, mà Đông Phương mệnh danh là "linh ư vạn vật", đã trải qua các quá trình tiến hoá để dần dần trở thành con người tinh khôn (homo sapiens) vào thời kỳ Đệ Tứ Nguyên Đại. Vì vậy trong cuộc sống cộng sinh, con người đã biết thích ứng với nhau, biết chế ngự bản năng man rợ của loài cầm thú để trở nên văn minh và có tính xã hội hơn.

Vậy thì "cuộc tiến hoá" ấy có định hướng chăng ?

- Hơn 2500 năm trước - Khổng Tử, người được mệnh danh là Vạn Thế Sư Biểu 萬世師表 (khuôn mẫu cho vạn đời sau bắt chước), đã từng quan niệm: Trong xã hội, có những hạng người sống thuần bằng bản năng như loài cầm thú: Đó là những người phàm phu tục tử, là những kẻ hạ cấp xét về phương tiện đạo đức phẩm cách. Những kẻ này, theo Nho giáo, đều gọi là tiểu nhân 小人 dù rằng kẻ ấy có chiếm giữ địa vị cao và giàu có trong xã hội chăng nữa.
Nếu tiểu nhân là người thô lậu, sống thuần vào bản năng xấu xa, thì ngược lại, quân tử 君子 là người tiến hóa, biết khắc phục bản thân, hiểu mệnh trời, hiểu đạo lý và biết định mệnh con người là gì.

Những đặc tính của kẻ tiểu nhân thì tương phản rõ rệt với những đặc tính của người quân tử. Nhưng tiểu nhân và quân tử không phải là hai mặt đối lập nhau, không phải là hai cực đoan, mà quân tử là giai đoạn tiến hóa của tiểu nhân. Không có tiểu nhân, thì không có quân tử.
Sở dĩ quân tử và tiểu nhân có sự tương đồng ấy là do họ đều có cái "Thiên Tính" trong người. Cái tính ấy trọn sáng trọn lành, nó hướng đạo con ngưòi làm điều thiện, điều phải. Con người vì bị vật dục che khuất lương tri nên mới có phân biệt kẻ ác người thiện. Nho gia từng nói "Người ta ai cũng giống nhau vì có bản tính lành, nhưng do tập nhiễm thói xấu nên họ mới khác xa nhau" - Cũng chính phát sinh từ ý tính nầy mà tự ngàn xưa đã có câu "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" (sẽ mạn đàm sau). Còn Mạnh Tử thì bảo "Cái chỗ con người khác với cầm thú thật không xa mấy. Kẻ tiểu nhân thì bỏ mất sự sai biệt ấy, còn người quân tử thì biết bảo tồn nó".

Rõ ràng, giữa con người và cầm thú phải có sự phân định khu biệt:
- Tiểu nhân đã bỏ qua, không để ý đến sự sai biệt ấy, cho nên vẫn còn đồng hóa mình với cầm thú, và cư xử theo bản năng thấp hèn. Họ thường chú trọng vào "Lợi", kiêu căng hợm hĩnh, chỉ lo trau chuốt bề ngoài, trọng hư danh, thích a dua bè đảng nên luôn tạo mối bất hoà khi chung đụng với mọi người. Tiểu nhân thường dùng lời lẽ ngọt ngào nhưng xảo trá để mong dối gạt người. Họ sợ người khác phê phán nên phải tạo cái vỏ bọc tốt đẹp hầu che đậy lòng dạ xấu xa, chỉ mong gieo điều ác cho người khác
- Người quân tử thì biết bảo tồn cũng như nhận thức rõ sự sai biệt ấy, nên đã vượt lên trên và khắc phục bản năng cầm thú. Họ chỉ chú trọng vào "Nghĩa", hiểu giá trị đích thực của mình (dù ai không biết, không hiểu mình cũng không sao) nên chỉ tự trông cậy vào chính bản thân. Người quân tử lòng dạ thư thái, không kiêu mạn, luôn giữ hoà khí trong cộng đồng, thích làm điều tốt đẹp cho người chung quanh.
Chẳng hạn, trong bản năng ăn uống: kẻ tiểu nhân vì đói và khát có thể làm hại tâm (đói ăn vụng, túng làm càn), nhưng người quân tử thà đói khát chứ không làm điều sai quấy.

Vậy "Nhân" trong học thuyết của Khổng Tử có ý nghĩa như thế nào ? Đã giữ được vai trò gì trong đời sống xã hội trước và sau thời kỳ phong kiến ở Đông Phương ?

Khái niệm "Nhân" trong học thuyết của Khổng Tử được đề cập ở rất nhiều tác phẩm, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới nội dung của khái niệm này trong Luận ngữ (là tác phẩm ghi lại lời bàn luận giữa Khổng Tử và các học trò của ông).


"Nhân" trong Luận ngữ của Khổng Tử

"Nhân" trong Luận ngữ của Khổng Tử là một trong những khái niệm nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau nhất.

Nho giáo được ra đời cách đây hơn 2.500, vào thế kỷ VI trước Công nguyên do Khổng Tử (551-479) sáng lập.
Sự hình thành và phát triền với nội dung sâu sắc, tính chất và vai trò lich sử của Nho giáo luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lý luận. Qua mỗi bước tiến mới của xã hội thì Nho giáo không ngừng được đề cập, xem xét và đánh giá lại một cách đầy đủ và đúng đắn hơn. Do đó, qua kiểm chứng của thời gian thì giá trị về mặt lý luận và thực tiển của Nho giáo là điều mà chúng ta cần phải quan tâm.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, tác phẩm này do nhiều người ghi và ra đời sớm nhất cũng là sau khi Khổng Tử đã mất chừng bảy hoặc tám mươi năm.

Theo nghĩa sâu rộng nhất: "Nhân" là một nguyên tắc đạo đức, có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết học Khổng Tử, quy định bản tính con người thông qua "Lễ", "Nghĩa", quy định quan hệ giữa người và người (từ trong gia tộc đến ngoài xã hội).
"Nhân" đã làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ. Do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm, thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất tốt đẹp nhất trong bản tính con người.
"Nhân" cũng có thể hiểu là "trung thứ", tức là đạo đối với người, nhưng cũng là đạo đối với mình nữa.

Theo sự giải thích trong thiên "Nhan Uyên", thì "Nhân" có tính chất bao quát hơn cả.
Trong quan niệm của Khổng Tử: "Nhân" là "yêu người" (Luận ngữ - Nhan Uyên, 21), nhưng đồng thời người nhân cũng còn phải biết "ghét người".
Khổng Tử nói: "Duy có bậc nhân mới thương người và ghét người một cách chính đáng mà thôi" (Luận ngữ - Lý nhân, 3). Như vậy chỉ người có "đức nhân" mới biết "yêu người" và "ghét người".

Thực ra, khái niệm "Nhân" (người) mà Khổng Tử dùng ở đây là để đối lại với "cầm thú". Do đó, đi liền với "Nhân" là các khái niệm: "thiện nhân", "đại nhân", "thành nhân", "nhân nhân", "thánh nhân", "tiểu nhân"...Các khái niệm này nhằm chỉ những con người có tính cách khác nhau, trình độ đạo đức khác nhau.
"Thánh nhân" là người có đạo đức cao siêu, "tiểu nhân" là người có tính cách thấp hèn.
"Nhân" ở đây là chỉ con người nói chung và "ái nhân" là yêu người (yêu bất cứ người nào, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội của họ).

Coi "Nhân" là "yêu người" nên trong Luận ngữ, Khổng Tử đã dành không ít lời để nói về đạo làm người.
- Sửa mình theo lễ là nhân. Ngày nào cũng khắc kỷ phục lễ, sẽ khiến mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hoá mà theo về đức nhân. Vậy nhân là do mình, chớ không phải do người (Luận ngữ, Nhan Uyên, 1).
- Những cái gì mà mình không muốn, thì đừng đem thi hành cho người khác - đó là đức hạnh của "người nhân" (Luận ngữ, Nhan Uyên, 2).
- Khi ở nhà thì giữ diện mạo cho khiêm cung, khi làm việc thì thi hành một cách kính cẩn, khi giao thiệp với người thì giữ đức trung thành, như vậy là người có "đức nhân" (Luận ngữ, Tử Lộ, 19).

Người nhân trong quan niệm của Khổng Tử còn là người phải làm cho năm điều đức hạnh được phổ cập trong thiên hạ: đó là: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ.
Ông nói: "Nếu mình nghiêm trang cung kính thì chẳng ai dám khinh mình. Nếu mình có lòng rộng lượng thì thu phục được lòng người. Nếu mình có đức tín thật thì người ta tin cậy mình. Nếu mình cần mẫn, siêng năng thì làm được công việc hữu ích. Nếu mình thi ân, bố đức, gia huệ thì mình sai khiến được người" (Luận ngữ, Dương Hoá, 6).
Không chỉ thế, người nhân, theo Khổng Tử, còn là người mà "trước hết phải làm điều khéo, rồi sau mới đến thu hoạch kết quả" (Luận ngữ, Ung dã, 20), và "người cứng cỏi, can đảm, kiên tâm, quyết chí, chất phác, thật thà, ít nói thì gần với nhân" (Luận ngữ, Tử Lộ, 27).
Với Khổng Tử, chỉ có người nhân mới có thể có được cuộc sống an vui lâu dài với lòng nhân của mình và dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên ổn, thanh thản. Do vậy, theo ông, người nhân "bậc quân tử không bao giờ lìa bỏ điều nhân, dẫu chỉ trong một bữa ăn. Người quân tử không bao giờ ở sai điều nhân, dẫu trong lúc vội vàng, ngay cả khi ngả nghiêng, cũng vẫn theo và giữ trọn điều nhân" (Luận ngữ, Lý nhân, 5).

Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là "đức hoàn thiện" của con người.
Do vậy, "Nhân" chính là đạo làm người - sống với mình và sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ", và đạo đức, luân lý con người là "Nhân" - Người có đạo nhân là bậc quân tử - Nước có đạo nhân thì bền vững, trường tồn.

Để hiểu rõ hơn về tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử, ta cần so sánh Nho giáo với tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử và tư tưởng Từ bi của đạo Phật.

- Người Nhân trong quan niệm của Khổng Tử, phân biệt mình và người, coi trọng đạo đức, chú ý phần thiện trong bản tính con người. Còn tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử thì xem ai cũng như mình, không phân biệt thân - sơ, chỉ chú trọng đến sự cứu giúp vật chất, chú ý đến "giao tương lợi".
- Tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử cũng khác xa tư tưởng Từ bi của đạo Phật.
Phật thương người và thương cả vạn vật, luôn u buồn vì sự mê muội của con người, luôn tìm cách giải thoát mọi sinh linh ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Còn đạo Khổng tìm mọi cách giúp cho con người sống một cuộc sống vui vẻ hơn, có nghĩa lý hơn và tìm kiếm hạnh phúc ngay trên cõi trần (thực tế) chứ không phải ở trên cõi niết bàn (mơ hồ).

Chính vì vậy, ngay cả khi tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo du nhập và có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của con người Đông Á, thì nó cũng không thể thay thế được vai trò của đạo Khổng.

Có thể nói "Nhân" của Khổng Tử là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu nhất trong lịch sử các nước Đông Phương.

Ngày nay, chế độ xã hội đã khác trước, nhưng tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử vẫn còn đầy đủ ý nghĩa.
Những người nghèo khó, đói rét, cô đơn, bất hạnh, luôn rất cần đến sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của người khác và của cả cộng đồng.
Trong xã hội luôn có nhiều mối quan hệ hổ tương lẫn nhau. Nếu mỗi người đều biết quan tâm, nhường nhịn và hỗ trợ người khác thì không những cuộc sống bản thân của họ yên ấm, hạnh phúc, mà cả cộng đồng cũng gắn bó, bền vững và sẽ có nhiều điều kiện để khắc phục những chuyện thương tâm, xảy ra ngoài ý muốn.

Khi xã hội loài người đang trong quá trình toàn cầu hoá, phấn đấu để thế giới trở thành "ngôi nhà chung", thì chúng ta càng cần phải xích lại gần nhau, tạo ra những tiền đề cơ bản để có thể xây dựng một ngôi nhà chung mang sắc thái mới, đó là: đa sắc tộc, đa tín ngưỡng, đa văn hoá và trên hết là có một tinh thần bao dung, thân ái và đoàn kết.

Có thể nói, phạm trù "Nhân" của Khổng Tử đã ra đời trong thời đại phong kiến, mang sắc thái của xã hội phong kiến, có những điều không còn phù hợp với xã hội ngày nay, nhưng việc tìm hiểu và rút ra những "hạt nhân hợp lý" của đạo Khổng, vẫn là việc mà chúng ta nên làm và cần làm.

* Tóm lại, chữ "Nhân" của Khổng Tử có nội dung hết sức phức tạp.
Vậy thì "Nhân" là khái niệm đạo đức chỉ phẩm chất tất yếu và cần có của người quân tử.
Phẩm chất đó được nhìn nhận từ hai mặt: đối với mình và đối với người.
- Đối với mình phải trong sạch, không nghĩ và không làm điều xấu, điều ác, phải giữ đúng lễ và vươn lên không ngừng. Theo cách nói của các nhà nho là phải "Tu thân" theo các tiêu chuẩn: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín để có thể "Tề gia - Trị quốc, - Bình thiên hạ".
- Đối với người, phải thương yêu người "Phàn trù vấn nhân" ("ái nhân" - Nhan Uyên), phải giúp người thành đạt như chính mình "Phù nhân giảm kỷ dục lập nhi lập thân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân" (Ung dã), phải tránh cho người khác những điều chính mình cũng không muốn "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (Nhan Uyên).
Mình muốn thì cũng giúp người khác thông đạt, đó là "trung" - Mình không muốn thì cũng tránh cho người khác, đó là "thứ" - "Trung thứ" chính là "Nhân" vậy.

- Chủ nghĩa "nhân đạo" của Phương Tây nghiêng về quyền lợi con người.
- Chữ "Nhân" Phương Đông nghiêng về trách nhiệm con người.
Nói đến chữ "Nhân", Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đến sự an phận mà không oán trách (đối với người dân) "Tại bang vô oán, tại gia vô oán" (Nhan Uyên). Phải chống lại sự hiếu thắng, khoe khoang, oán giận, ham muốn "khắc phạt, oán, dục, bất hành yên, khả dĩ vi nhân hỹ" (Hiến vấn).

- Người quân tử học đạo thì biết thương người, kẻ tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến: "Quân tử học đạo tất ái nhân, tiểu nhân học đạo tất dị sử" (Dương Hóa).
- Dân có thể làm cho họ theo con đường của ta, không thể làm cho họ biết đó là gì: "Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi" (Thái Bá).

Như vậy: : Nhân chính là "đạo đức - đạo làm người", là "phẩm chất tất yếu cần có của người quân tử", là "nhân phẩm cơ bản" để có thể thực hành Nghĩa - Lễ - Trí - Tín...


* Trà Vinh, ngày 05-01-2010

TC NGUYỄN
07-01-2010, 09:31
Nhân từ đâu?

Lòng nhân từ thực sự nó sẵn trong tâm?, khi con người vừa mới sinh ra, hay đó là tính hợp quần tự có và Khổng Tử đã cảm nhận sâu sắc điều cơ bản này nên ông đã đưa nó lên hàng đầu trong học thuyết chính trị của ông.

Nhưng con người chưa vốn hẳn đã như vậy, từ bản chất tính Nhân có nhiều nghi ngờ, khi môn đệ xuất sắc nhất của ông là Manh Tử viết;” Nhân chi sơ tính bổn thiện(con người vừa mới sinh tính đã tốt)”, đặt nền tảng cho tính Nhân, thì Tuân Tử phản bác ngay: “Nhân chi sơ tính bổn ác”, chưa kể học thuyết Nhân trị này còn quá nhiều mâu thuẩn nội tại(bàn sau nếu có dịp).

Tuy nhiên đứng trên phương diện tồn tại, dựa trên tính hợp quần của con người, trải qua những đối trả với thiên nhiên và ngoại lai, tính Nhân nội tại phát sinh theo bốn tầng bậc:
- Cơ sở huyết thống
- Nguyên tắc tâm lý
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Nhân cách cá thểđược nêu ra trong cuốn “Lịch sử cổ đại Trung Quốc” của Lý Trạch Hậu- hãy xét xem tuần tự của cội nguồn mỗi tính Nhân này phát xuất.

I/- Cơ sở huyết thống:Chữ Nhân được được đặc căn bản theo với Lễ để đưa đến cái nhân chính là Hiếu/Đễ, nhằm vào người thân cha me, anh em, tôn tộc, giòng họ… theo nghĩa “thân với người thân, tôn kính bậc tôn trưởng”, đưa xa từ đó “quân, sư, phụ”, trong câu “Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ(một ngày là thầy, suốt đời là cha)”, ông thầy trở thành trọng tâm cho hiếu đễ. Thầy đồng nhất với Cha, quyền uy tột đỉnh của chữ Nhân, Nhân trị, cho nên khi thầy nói ra điều gì thì đệ tử vì nhân-hiếu-đễ phải tuân hành răm rắp, như vậy ông thầy là thừa sai của vua-cha(quân-phụ), đây là điểm tinh tế của huyết thống suy ra khi đã thấm nhuần thì chữ Nhân ấy làm con người trở thành nô lệ trong ý niệm “chuẩn huyết duyên”, chấp nhận nghiệt ngã khi ý thức đã bị làm tê liệt vì lề thói!...

II. Nguyên tắc tâm lý:
Trên cơ sở huyết thống, tâm lý con người thuần thành chuyển dạng bên trong mọi luân lý đời sống và hành động cá thể, do bị ràng buộc qui định từ bên ngoài trở thành nhu cầu nội tâm tự bùng phát thành tự giác khi nó đã nhão luyện nhập thành một, biểu hiện này rất rõ mọi hành động cuả Nho gia, mà cái gọi là Hán nho và đặc biệt đến Tống nho(hậu Tần)…, chữ Nhân hay Nhân trị đã bị hạ thấp và chỉ dùng như là cái vỏ bao làm biểu tượng thế vào đó là Lễ khống chế Hiếu/đễ cho đến khi “tận hiếu” để phục vụ cho mưu đồ thống trị.
III. Chủ nghĩa nhân đạoKhổng tử viết: “Lảo giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi(đối với người già làm cho họ bình yên, đối với bạn bè thì phải có lòng thành tín, đối với trẻ nhỏ thì lưu tâm săn sóc )”, đây là thứ nhu cầu tâm lý biến “thân thân- hiếu đễ “, tạo thành thứ tình cảm tự nhận vào tiềm thức, do chữ Nhân mê hoặc bằng những lời lẽ mờ ẩn chạy theo dòng tự tưởng thuộc cảm tính mà đạo học(triết gia Đông phương) chú trọng đến "nhất nguyên" vòng vo không lối thoát, đưa đến một quan niệm “phiếm ái chúng(thương yêu mọi người )” theo chù nghĩa đại đồng có tính tuyệt đối, mà đời thường không thực hiện được.

Với lòng Nhân bao đồng như vậy, chỉ tổ bị lợi dụng, và như ta thấy chủ thuyết nhân trị nguyên thủy(tiền Tần ), coi như phế bỏ, thế mà vẫn lưu tồn đến ngày nay là vì đối với việc thống trị, cái hay của chữ Nhân là cái “lờ mờ” của nó trong cái chủ nghĩa nhân đạo muốn hiểu sao cũng được, khi đem sử dụng thì kẻ nào nắm quyền lực thì chữ Nhân thuộc quyền kẽ ấy bóp méo vo tròn, ai nào hay?!

IV.Nhân cách cá thể:Như Nhân nói trên hoàn toàn lệ thuộc lòng trắc ẩn cuả kẻ ấy đối với tha nhân, là tình cảm con người đối với nhau, không ràng buộc nào, tính cá thể nổi bậc, và Khổng Tử cũng thấy rõ điều này khi ông nói:”Làm điều nhân là do mình chứ đâu phải do người”, nếu suy như vậy thì đó là thứ tình cảm tự giác do trắc ẩn mà ra, chẳng qua ông chỉ muốn nhấn mạnh đến việc lập thân, nhưng lập thân như vậy thì chỉ hữu dụng cho kẻ tu hành, còn làm chính trị mà với chủ thuyết lấy cảm tính làm chính, chỉ có hại mình hại người, cái kiểu nói “Người nhân tất có dũng, người dũng chưa chắc có nhân” chì có tính tượng trưng phiến diện, nó đưa đến cái nghiệt ngã “…có khi người nhân phải sát thân để thành nhân”, mà ta đã thấy trong câu lặp ý “Không thành công cũng thành nhân “ của Nguyễn Thái Học đã dùng để kích thích quần chúng trước khi ông bị thực dân xử tử!.


Tóm lại chữ Nhân mà Khổng Tử đề cao chỉ là thuộc loại lý tưởng cá thể cao quý nhất tự nhận, và mọi người cứ nhìn vào đó mà làm gương, mà Nhân trị là hoài bão ông muốn thực hiện với tính Vương đạo, đến khi Lão Tử chỉ ra ra chữ Nhân ấy-của Khổng Tử- tự nó đã rơi khỏi nguồn đạo(không hợp thời), vì theo ông nó phản tính tự nhiên, mà khi nó phản tính tự nhiên, thì tự nó hiện nguyên hình là “bất nhân”, như Tuân Tử đem ra từ trong vô thức khi thốt “Nhân chi sơ, tính bổn ác”… là vậy!?

Hoài Ngốc
07-01-2010, 16:22
Nên hay chăng chỉnh sửa lại cái tiêu đề chứ theo ngốc thấy thì cái chữ "Nhân" hai vị ở trên nói đây phải chăng còn hẹp tép so với cái giá trị thật sự của nó. Dựa vào Khổng Tử và lý luận nho gia mà trét vào chữ "Nhân" như thế ngẫm cái "Nhân" thời thế nó hữu vị lắm thay!

Ngồi ở góc độ nào của Khổng mà cho rằng:
"Nhân chính là "đạo đức - đạo làm người", là "phẩm chất tất yếu cần có của người quân tử", là "nhân phẩm cơ bản" để có thể thực hành Nghĩa - Lễ - Trí - Tín..."

Còn nghía như thế này thì:
"Tuy nhiên đứng trên phương diện tồn tại, dựa trên tính hợp quần của con người, trải qua những đối trả với thiên nhiên và ngoại lai, tính Nhân nội tại phát sinh theo bốn tầng bậc:
- Cơ sở huyết thống
- Nguyên tắc tâm lý
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Nhân cách cá thể
"
-> trời ạ! Nói như thế thì làm sao người dốt đặc cáng me như ngốc đây hiểu nổi?! Khai sáng minh bạch thêm tí nữa đi?

TC NGUYỄN
08-01-2010, 17:43
Thực ra khi ta bàn một học thuyết nào nằm trong đạo học Đông Phương(triết học Đông Phưong) đều đụng phải bức tường “vô ngôn”, cho nên khi nói ra thì trở thành “…hẹp tép so với cái giá trị thật sự của nó”, nhưng bảo rằng “…ngẫm cái Nhân thời thế nó hữu vị lắm thay!” thì phải xét lại cái nguyên ủy sâu xa của nó. Ta thử xem, nếu chữ Nhân(trị) của Khổng Tử là vạn năng, là “khuôn vàng thước ngọc” cho những nhà chính trị dùng để thâu tóm quyền lực(thiên hạ) thì tại sao:
- Suốt cuối thời Xuân Thu Khổng Tử không được trọng dụng
- Đến thời Chiến Quốc sau khi tóm thâu lục quốc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ thì tận diệt Nho học (đốt sách chôn học trò)
- Và mới đây trong thời “Cách Mạng Văn Hóa” dưới thời Mao Trạch Đông đã bài trừ những tàn tích cuả Khổng Tử vì cho rằng làm cho nước Tàu tụt hậu…
Ngày nay người ta lại bắt đầu ca tụng Khổng Tử “nào là, nào là…” thì chẳng khác nào của thời Hán nho và tột đỉnh Nho học là thời Tống nho…, như vậy chắc phải có thâm ý của sự thống trị xúc tác vào tùy theo nhu cầu thời đại mà biến chế cho hợp thời để lợi dụng có tính giai đoạn(chính trị) mà thôi!

Thực ra khi bàn chữ Nhân không thôi vì nó là cốt lõi của học thuyết chính trị của Khổng Tử trong Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín do môn đệ ghi lại gán cho Khổng Tử trong Luận ngữ, thật ra chính Khổng Tử chỉ viết: Nhân, trí, dũng, học trò ông đã bỏ đi chữ dũng rồi thêm vào đó ba chữ nghĩa, lễ, tín là sao?.

Môt học thuyết “tam sao thất bổn” và “khi thịnh, khi suy” mà trên 2500 năm nay, nó vẫn tồn tại và được tôn sùng cho đến ngày nay thì cũng là điều làm ta suy ngẫm…, việc bàn luận ở đây chỉ là gợi ý, chúng ta thử làm “người mù sờ voi…”, và là kẻ hậu sinh thử nhờ vào khoa vật lý học ta có thể nhìn đạo học Đông phương nói chung và Nho giáo nói riêng theo theo một “lăng kính” khác có lẽ tìm ra lắm điều mới lạ Chăng?…

Tiểu Thư Đài Cát
10-01-2010, 18:20
Lấy ngữ cảnh "lăng kính" của TC-N TB đặt vào cái thúng cam hái khi chiều mới nhận ra là có trái tròn, trái méo, trái lồi, trái lõm.

Gậm tới triết mới ngỡ rằng: "thịnh suy thuyết Khổng" chẳng qua chỉ là vật chất cơ bản tự biến đổi và thích nghi thôi. Còn "Nhân" âu vạch trắng-đen ra cũng chỉ lượm lại chính thống cái bản chất phàm ăn của loài thú bậc cao thôi.

Theo tôi là thế "tâm" chi phối từ vật chất đến tâm linh của cả loài người. Và bây giờ con người đang lão hoá dần về thời ở lỗ, ăn lông; hay chính cái bán tổ tiên ngờ ngợ xa xưa ấy là thời khắc huy hoàng nhất.

LSB-Truy Vân
23-01-2010, 14:55
TV lại mạo phép chuyển đề tai sang chữ lễ:

Con người sống trên đời phải có được chữ Lễ, chữ Lễ đứng sau chữ Nhân trong ngũ thường. Tất nhiên người xưa sắp xếp như vậy luôn có ý nghĩa…. Ngày nay vẫn truyền tụng câu nói “Tiên học lễ, Hậu học văn”; Chữ Lễ ở đây có thể hiểu là đạo đức con người nói chung và là cách hành xử, phép tắc trong các mối quan hệ của con người với con người..
Lễ trong cuộc sống nhìn nhận gần thì dễ thấy như: Con cháu yêu thương lễ phép với ông bà cha mẹ; kính trọng người bề trên….. Nhiều lúc ta hiểu nghĩa cộng đồng là con cháu đời sau luôn hành xử đúng, kính trọng yêu thương… với đời trước. VN có một số phong tục đặc biệt đễ ghi nhớ công lao các bậc tổ tiên gầy dựng cơ đồ gian san:
“Dẫu ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Nếu xét đi xét lại, Lễ thường đi đôi với Nghĩa. Con người sống trên đời phải đảm bảo được cái đạo đức trước khi nói đến học vị, học vấn… bác Hồ có câu: “Người có tài mà không có đức thì bõ, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu đó hoàn toàn đúng.
Vậy thử hỏi mấy huynh đệ một câu: “ Chữ Lể ở đây có tương đương với chử Đức hay không? Và mời mấy huynh đệ LS phân tích khía cạnh mà mình coi là đúng.”

Han Vu
26-01-2010, 22:11
xin cho đệ hỏi sao trong ngũ thường không có chữ "Hiếu" nhỉ

LSB-Truy Vân
01-02-2010, 15:39
Theo quan điểm của mình thì chử Hiếu tồn tại trong chử Nhân và chử Lễ...

sao_phu08
07-02-2010, 11:44
Khá Khen Hậu Thế Luận Lý Xưa
Lời Lẽ Nghe Qua Cũng Thật Vừa
Không Biết Có Học Gì Người Trước
Để Giúp Thân Mình Hoàn Thiện Chưa ?

TC NGUYỄN
07-02-2010, 16:52
Người hỏi thì đây lại phải thưa
Học chi cho mấy bảo rằng vừa
Ngụ ngôn hướng dẫn lời xưa ấy
Vạch rõ càn khôn sao bảo chưa!...

LSB-Truy Vân
07-02-2010, 16:54
Hậu Thế Hôm Này Luận Lý Xưa
Lời Lẽ Nghe Qua Cũng Chẳng Vừa
Nhân Nào Quả Nấy, Ta Học Hỏi,
Để Sống Tốt Hơn Từ Người Xưa?

sao_phu08
07-02-2010, 18:23
Người hỏi thì đây lại phải thưa
Học chi cho mấy bảo rằng vừa
Ngụ ngôn hướng dẫn lời xưa ấy
Vạch rõ càn khôn sao bảo chưa!...

Càn Khôn Vạch Rõ Vẫn Bảo Chưa
Lý Trên Nghe Ra Vẫn Còn Thừa
Chỉ Sợ Luận Đàm Thỏa Chí Hướng
Vận Hành Mấy Kẻ Lại Lọt Vừa ?

sao_phu08
07-02-2010, 18:31
Hậu Thế Hôm Này Luận Lý Xưa
Lời Lẽ Nghe Qua Cũng Chẳng Vừa
Nhân Nào Quả Nấy, Ta Học Hỏi,
Để Sống Tốt Hơn Từ Người Xưa?


Hậu Thế Hôm Nay Luận Lý Xưa
Cốt Tìm Điều Hay Để Học Vừa
Chỉ Sợ Vạn Điều Đều Hiểu Hết
Không Làm Được Một Có Hận Chưa ?

TC NGUYỄN
08-02-2010, 09:02
Càn Khôn Vạch Rõ Vẫn Bảo Chưa
Lý Trên Nghe Ra Vẫn Còn Thừa
Chỉ Sợ Luận Đàm Thỏa Chí Hướng
Vận Hành Mấy Kẻ Lại Lọt Vừa ?
Luận đàm cho rõ chỗ nào chưa
Dụng được hay không bỏ lấy thừa
Ý của người xưa không hợp nữa
Ôm vào chỉ khổ tỏ hay chưa?!...

sao_phu08
08-02-2010, 09:39
Ý của người xưa không hợp nữa
Ôm vào chỉ khổ tỏ hay chưa?!...

Chỉ Trách Hậu Nhân Suy Nghĩ Thưa
Ý Của Tiền Nhân Lại Bảo Thừa
Nếu Nói Đạo Xưa Không Hợp Nữa
Sao Còn Bàn Luận Ngược Ngạo Chưa ?

Hậu Thế Ngày Nay Nhiều Chí Hướng
Mỉa Luân Lý Cổ Không Hợp Thời
Hỏi Xem Mấy Kẻ Rành Khổng , Mạnh
Răn Mình , Được Mấy Ở Trên Đời ?

Luận Xưa Chỉ Để Tường Việc Cũ
Học Hỏi Điều Hay , Sống Giữa Thời
Thị Phi Lắm Kẻ Vàng Thau Lẫn
Tự Thẹn Không Theo Được Đạo Đời

Cuộc Sống Ngày Nay Không Giữ Nỗi
Nhiều Khi Nhắm Mắt Trái Lương Tâm
Đạo Lý Người Xưa Bàn Rất Giỏi
Lại Không Thanh Bạch , Hỏi Có Lầm ?

TC NGUYỄN
08-02-2010, 10:59
Chỉ Trách Hậu Nhân Suy Nghĩ Thưa
Ý Của Tiền Nhân Lại Bảo Thừa
Nếu Nói Đạo Xưa Không Hợp Nữa
Sao Còn Bàn Luận Ngược Ngạo Chưa ?
...
...
Cuộc Sống Ngày Nay Không Giữ Nỗi
Nhiều Khi Nhắm Mắt Trái Lương Tâm
Đạo Lý Người Xưa Bàn Rất Giỏi
Lại Không Thanh Bạch , Hỏi Có Lầm ?
Nhân trị Quốc bền khởi vọng thưa
Ấy cho rằng đấy chữ không thừa
Sao Tần đốt sạch bao là sách
Chôn sạch ngu ngơ lấy ý chưa?

Hậu thế đem ra bàn luận chỉ
Cho ra những kẻ dụng cho mình
Làm trò nhân nghĩa bao hàm ý
Khuynh lấp càn khôn dụng chữ tình

Bày trò pháp trị trong khuôn lễ
Từ lúc Lưu Bang lộng hí đời
Lợi dụng nhân luân đè thấp cổ
Rõ không không rõ bạn này ơi!

Lấy chữ nhân thì ai cũng biết
Tụt lùi vô nghĩa bởi trời ơi
Cái gì cường điệu là vô nghĩa
Nhiên tự nhiên thôi…chơi ấy chơi!...

sao_phu08
08-02-2010, 11:59
Sao Tần đốt sạch bao là sách
Chôn sạch ngu ngơ lấy ý chưa?


Bày trò pháp trị trong khuôn lễ
Từ lúc Lưu Bang lộng hí đời
Lợi dụng nhân luân đè thấp cổ
Rõ không không rõ bạn này ơi!

Nhiên tự nhiên thôi…chơi ấy chơi!...

Chuyện Tần Đốt Sách Kể Là Thừa
Vạn năm Sau Đó, Ai Khen Chưa ?
Nhân Nghiã Cứ Cho Là Luận Kỹ
Xin hỏi Cao Ý Làm Đã Vừa ?

Thân Sinh Hậu Thế Sao Dám Mỉa
Cao Tổ Ngày Xưa Lộng Hí Thời ?
Vậy Trước Thủy Hoàng Thu Lục Quốc
Nhân Nghĩa Trốn Đâu Ở Trên Đời ?

LÃO Xưa Chỉ Thuận Theo Trời Đất
Chẵng Thiết Tam Cương Với Ngũ Thường
Ngẫm Ra Vạn Đời Sau Tự Thấu
Anh Minh Là Gỗ Hay Nước Sơn ?

Ngu Ý , Luận Xưa Chỉ Là Phụ
Bàn Nay , Để Dụng Mới Thực Chân
Biết Hết Mà Không Làm Được Hết
Có Phải Cây To Mục Ruỗng Trong ?

TC NGUYỄN
08-02-2010, 15:43
Chuyện Tần Đốt Sách Kể Là Thừa
Vạn năm Sau Đó, Ai Khen Chưa ?
Nhân Nghiã Cứ Cho Là Luận Kỹ
Xin hỏi Cao Ý Làm Đã Vừa ?
...
...
Ngu Ý , Luận Xưa Chỉ Là Phụ
Bàn Nay , Để Dụng Mới Thực Chân
Biết Hết Mà Không Làm Được Hết
Có Phải Cây To Mục Ruỗng Trong ?
Nói chuyện ngàn năm chỉ rõ thừa
Đời sau thêm bớt có hay chưa?
Dẫu cho Tần có phi nhân nghĩa
Thì đến Mao sao cũng chẳng vừa?

Mới đấy trăm hoa còn đua nở
Văn hóa biết làm cách mạng ơ
Miếu đền đốt trụi ra tro hết
Khổng chết lâu rồi cũng phải trơ

Bây giờ trở lại bàn nhân lễ
Khơi đống tro tàn chi để chi?
Chẳng qua thời thế khi bình ổn
Lãnh chúa đem ra lợi dụng thì…

Non dạ ai tin thì cứ tin
Bàn qua luận lại rõ như in
Trào lưu lần lữa trao qua lại
Cười ngất ôi cười…Khâu nín thinh!

sao_phu08
08-02-2010, 16:16
Bây giờ trở lại bàn nhân lễ
Khơi đống tro tàn chi để chi?
Chẳng qua thời thế khi bình ổn
Lãnh chúa đem ra lợi dụng thì…

Non dạ ai tin thì cứ tin
Bàn qua luận lại rõ như in
Trào lưu lần lữa trao qua lại
Cười ngất ôi cười…Khâu nín thinh!

Khơi Đống Tro Tàn Chỉ Để Xem
Còn Viên Xá Lợi Nào Chưa Tan
Cũng Nhờ Thời Thế Khi Bình Ổn
Ngẫm Thử Khâu Kia Sao Lại Tàn

Non Dạ Kẻ Tin Kẻ Mai Mỉa
Kẻ Thời Khen Một Kẻ Chê Hai
Đâu Biết Đền Miếu Dù Cháy Trụi
Sách Kinh Còn Đó Phổ Độ Hoài

Có Được Sao Hôm Mới Sao Mai
Chuyện Của Người Xưa Chớ Mỉa Hoài
Thân Đã Thõa Chí Tung Hồ Hãi
Đừng Quên Ngày Trước Nhọc Công Ai

Cây To Chê Lại Cỏ Nhỏ Nhoi
Không Đủ Vươn Lên Đón Nắng Trời
Sao Không Nhớ lại Xưa Là Cỏ
Ai Che Cho Nay Được Rộng Vai


Thất Bôi !

LSB-Truy Vân
08-02-2010, 16:27
Chữ Nhân, Chữ Lễ... chẳng phải xưa,
Ngày nay chữ ấy vẫn không thừa,
Mượn chuyện người xưa ta thấu hiểu,
Cốt để hôm nay sống cho vừa.

Ngàn năm ngày trước, có chổ thưa:
Anh minh luận lý khéo cho vừa,
Chỗ nào mà hay ta học hỏi,
Chổ tối đem chôn, đã hiểu chưa?

Xưa chốn Trung Quân lại Ái Quốc,
Nay là chốn lạ chẳng như xưa,
Miếng cơm manh áo, ăn còn thiếu,
Luận qua bàn bại, chớ hơn thua.

Người nói kẽ nghe mới phải đạo,
Nghe mà thấu hiểu càng anh minh,
Đừng nghĩ ta tài ta kiêu ngạo,
Để rồi thiên hạ rõ được bao?

TC có lý của TC,
Saophu có cơ duyên Saophu,
Chung tay nhau góp người vài ý,
Chẳng phải được không, cái vẹn toàn...

sao_phu08
08-02-2010, 16:58
Chữ Nhân, Chữ Lễ... chẳng phải xưa,
Ngày nay chữ ấy vẫn không thừa,
Mượn chuyện người xưa ta thấu hiểu,
Cốt để hôm nay sống cho vừa.

Luận qua bàn bại, chớ hơn thua.



Tháo Gút Phải Cần Người Thắt Gút
Chờ Nghe Mới Được Lẻ Êm Tai
Một Chút Lạm Bàn Hơi Cuồng Vọng
Xin Thưa Chẵng Dám Đả Phá Ai

Đa tạ đồng hữu đã " mở trói " cho tại hạ !
Thập phần tri ân !

TC NGUYỄN
09-02-2010, 07:14
...than ôi còn gì!!!

Trói có đâu mà chi mở gút
Bàn qua tán lại chuyện vui chơi
Ở đời mấy thuở tìm tri kỷ
Giữa chốn trần ai, phải lấy lời…?!

Hư vọng xa xưa đà mất gốc
Thoáng hờn vơ vẩn áng mây đưa
Lễ- còn một chút lưu hằn dấu
Vòng lấy đôi tay lạnh gió lùa!

Nhân- cuộc bể dâu còn chi nữa
Lợi riêng trời đất dệt binh đao
Quyền này dễ có chi mà đổi
Chỉ tội riêng mình- thương thảm sao!

Thuyền ai xoắn rợn ba đào
Dập tan mảnh vỡ trôi vào hư không
Lễ-nhân một ngọn sóng bồng

…than ôi còn gì!!!

sao_phu08
09-02-2010, 08:00
Xưa Chỉ Là Sóng
Tan Ở Cửa Sông
Nay Người Cúi Mặt
Hoài Cổ Đáy Lòng

sao_phu08
09-02-2010, 21:05
Tam Tự Kinh bắt đầu bằng :
Nhân Chi Sơ ( người mới sinh ra )
Tính Bản Thiện ( tính vốn thiện )
Tính Tương Cận ( bản tính gần giống nhau )
Tập Tương Viễn ( do môi trường học tập dẫn đến khác nhau )
Con người sinh ra đều mang tính thiện ? Phải vậy chăng ? Tại hạ ngày trước cũng gật đầu tán đồng thừa nhận điều đó . Mọi đứa trẻ sinh ra đều mang tâm thiện , đều dễ thương , tính tình cũng khá giống nhau . Nhưng có phải là do môi trường giáo dục nên mới biến tâm thành thiện ác lẫn lộn ? . E rằng không hẵn như thế ! Có nghe nói Lão Tử ngày trước học qua sách gì đâu mà sau này vẫn là đại hiền thời Xuân Thu Chiến Quốc . Trong khi Lưu Thiện ( con Lưu Bị ) học hành tử tế , xung quanh toàn những bậc hùng tài cái thế , lại chỉ là một tên hèn nhát ngu muội . Vậy " tính tương viễn " từ đâu ra ? Nhân chi sơ tánh có bổn thiện ? Nhân chút cao hứng xin vài dòng ngu muội diễn giãi

Bản tính con người vốn là nữa thiện , nữa ác . Phần thiện trong con người do lý trí điều khiển . Phần ác trong con người chính là bản năng còn lại từ nguồn gốc động vật , do bản năng chi phối . Một khi bản năng trổi dậy lý trí chắc hẳn sẽ lu mờ .

Đứa trẻ khi sinh ra đã mang sẵng trong người nữa thiện nữa ác như một Á Thần ( nữa thần thánh nữa ma quỷ ) . Đứa trẻ chào đời việc đầu tiên là khóc ré lên và chân tay quẫy đạp . Khóc đòi bú , quẫy đạp tứ chi để lồng phổi hoạt động theo bản năng để tìm kiếm sự sống . Chẵng phải đứa trẻ đã tham cái căn bản ( tham sống ) của kiếp người đó sao ? . Rồi cái " phần ác căn bản " ấy cứ theo đứa trẻ mà lớn . Tùy theo môi trường sống và cung cách dạy dỗ sẽ biến tướng khác nhau .

Nếu môi trường tốt , giáo dục tận tâm , " phần ác căn bản " sẽ bị " gốc thiện nguyên thủy " che mất . Đứa trẻ nọ lớn lên sẽ là một " người tốt " . Nếu môi trường xấu , giáo dục không đúng cách lại hời hợt , " phần ác căn bản " sẽ tích góp thêm mạnh lấp đi " gốc thiện nguyên thủy " . Đứa trẻ nọ theo đó lớn lên sẽ là một " người xấu " . Vậy " người xấu " , " người tốt " ở đây không do môi trường , giáo dục quyết định mà thành ( Tập Tương Viễn ) . Môi trường , giáo dục chỉ là chất xúc tác . Nguồn cội là do " phần ác căn bản " lúc Nhân Chi Sơ đó thôi .

Phật dạy : " con người sẽ chứng được cõi niết bàn nếu tiêu trừ được Tham sân Si " . Chính cái Tham đó mới tạo gốc cho sân si bám vào mà phát triển , mới phát sinh ra những " Nhân " những " Quả " sau này tạo thành một kiếp " Khổ Ải " .

Cái tham căn bản của đứa trẻ theo thời gian sẽ bị lấn áp ( môi trường giáo dục tốt ) hoặc lớn mạnh thêm ( môi trường giáo dục xấu ) thì bản chất tính Tham ( tiêu biểu cho cái Ác ) vẫn còn . Nó như một lò than âm ỉ chờ lúc lý trí ngu muội sẽ phát tác ra , hậu quả khôn lường thường là hối hận không kịp

Nhân Chi Sơ bản tính vốn không hoàn toàn " chân thiện " . " Cái ác căn bản " vốn đã xen vào . Thực chất trên đời này không có người hoàn toàn tốt , chỉ có người xấu nhiều hay xấu ít mà thôi .

Ngày nay có nhiều người nuông chiều , dung túng trẻ con quá đáng . Thật tội nghiệp cho đứa trẻ . Sau này chẵng may chúng hư hỏng lại mắng mỏ không tiếc lời . Sao chẵng thấy ai tự mắng mình giáo dục hời hợt , để cái Ác có dịp lớn mạnh ăn sâu vào bản chất đứa trẻ ?

Nói không bằng hiểu , hiểu không bằng làm .

Làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng được " gốc thiện nguyên thủy " của mình không bị " cái ác căn bản " lấn áp ? Làm thế nào để chúng ta không bị " bản năng " làm lu mờ " lý trí " ? Chính là không ngừng học hỏi điều hay lẻ phải , tránh xa điều gian trá . Đạo trên đời này muôn hình vạn trạng nhưng chung quy cũng chỉ muốn giáo dục con người Làm Thiện Lánh Ác mà thôi .

Nhân chi sơ tính vốn không hoàn toàn thiện . Thiện hay ác phần lớn là do môi trường giáo dục và do chình khả năng tiếp thu của " Nhân Chi Sơ " mà ra .
Xin thay lời kết bằng một đoạn Tam Tự Kinh :

DƯỠNG BẤT GIÁO (nuôi dưỡng mà không dạy dỗ )
PHỤ CHI QÚA (là lỗi của bậc cha mẹ )
GIÁO BẤT NGHIÊM (dạy dỗ mà không nghiêm túc)
SƯ CHI ÐỌA (là lỗi của người thầy )
TỬ BẤT HỌC (người mà không học hành )
PHI SỞ NGHI (sẽ không biết lễ nghi cư xử )
ẤU BẤT HỌC (nhỏ mà không chịu học )
LÃO HÀ VI (về già không biết làm gì )

Một chút kiến thức ấu trĩ . Mong chờ chỉ điểm .

Dương Nghiệp
10-02-2010, 08:21
Nói đoạn Lưu Thiện xung quanh toàn những bậc hùng tài tái thế, nhưng lại hèn nhát ngu muội quả có điều đáng để bàn lại. Có hẳn xung quanh Lưu Thiện toàn bậc tái thế? Thiết nghĩ là không. Dưới trướng Lưu Bị, quả có nhiều anh tài, tuấn kiệt thật đấy, nhưng cũng không thể nói là không có bọn loạn thần tặc tử chờ thời cơ gây họa. Và kì thực, không phải trong 17 năm đầu đời, Lưu Thiện chỉ tiếp xúc với những bậc tầm cỡ Lưu Bị, Khổng Minh? Hơn nữa, từ khi được nhận ấn từ tay Lưu Bị, y đã khờ khạo mà tin theo những tên loạn thần, khiến Khổng Minh - nước Thục bao phen đắn đo. Điều này há chẳng phải minh chứng cho "tập tương viễn" hay sao?

Tại hạ tự đặt ra câu hỏi tại sao lại thế. E con người lớn lên thế nào, trưởng thành ra sao còn tùy thuộc vào cái tâm bên trong và khả năng tiếp thu nữa.

Con người vốn học tập từ thế giới từ khi lọt lòng bằng cách bắt chước theo. Ấy vậy, người ta mới bảo "môi trường thế nào thì nhân sinh thế đấy". Đến một lúc nào đó, con người sẽ tự có lối suy nghĩ, tiếp thu riêng của mình, từ đó hình thành những nhân cách, hình thành những lối sống khác nhau, có thể nói là biệt lập.

Khác với một đứa trẻ chào đời, nó không biết toan tính, nó chưa biết suy nghĩ, nó chưa biết đắn đo. Cái sự làm theo bản năng ấy, cái sự thơ ngây và trong sáng ấy, người ta gọi là sự thánh thiện, thuần khiết.

Vậy thì từ phía trên đây, tại hạ mới kết lại một câu, "nhân chi sơ tánh bản thiện" là không sai. Có sai chăng, nếu các hạ đối chiếu cùng với những ánh nhìn khác nhau. Mà theo tại hạ, cố nhân có ý truyền đạt cái sự "toan tính và không toan tính", chứ không phải là "bản năng hay không bản năng" hoặc là phân tích từng chữ "con và người".

Vài dòng như vậy.

sao_phu08
10-02-2010, 08:57
Tiểu đệ xin vài dòng giải bày , có gì thất thố mong chư huynh quản xá :

1.Lưu Thiện lúc nhỏ tướng đã có Quan , Trương, Triệu .Ba vị tướng ấy thiên hạ thời đó mấy ai bằng ? sau lớn lên tuy mất Quan , Trương song bên cạnh không phải trời đã cho một Gia Cát tài năng vượt thiên hạ đó sao ? Tại hạ dùng từ " những bậc hùng tài cái thế " tuy nghe hơi " đao to búa lớn " nhưng ngẫm lại thật không quá một chút nào .
Lưu Thiện tư chất ngu muội nên phải thế . Dù môi trường tốt vẫn không thành tài được

2.Tại hạ không phủ nhận môi trường cũng góp phần " tính tương viễn " . Chư huynh đọc kỹ bài trên thấy tại hạ viết rõ .

3.Nên hiểu chữ " thiện" trong câu " Tính Bổn Thiện " là chân thiện . Như vậy những gì tại hạ phân tích ở trên tuy phiến diện nhưng không hề lạc lối . Đứa trẻ mới sinh ra chưa có " lý trí " . Nó gào khóc quẫy đạp theo " bản năng " để " tham " cầu sự sống mà thôi . Như vậy đã có mầm móng cái " phần ác căn bản " . Vậy sao dám nói " nhân chi sơ " là chân thiện được ?

4.Tuy nhiên tại hạ vẫn đã kết ở bài trên , " tập tương viễn " một phần do môi trường giáo dục quyết định, nhưng căn bản vẫn là lệ thuộc vào nhận thức của dứa trẻ mà thôi .

Một chút kiến giải xin đừng rườm tai
Lỡ lời thất thố cầu mong đại xá.

LSB-Truy Vân
11-02-2010, 07:19
"Môi trường thế nào thì nhân sinh thế đấy" ? Vậy hay chăng ai sinh ra trong môi trường xấu, và ngược lai? Người sinh ra xung quanh những người kém thông minh đều kém thông minh và ngược lại?

Môi trường là nhân tố "gián tiếp" thúc đẩy bản tính và trí thông minh của con người phát triển. Nó có thể là nhân tố xấu và cũng có thể là nhân tố tốt. Song nó không phải là nhân tố quyết định. Mà nhân tố quyết định là nhân tố bên trong, tức nhân tố di truyền. Có thể trích:

Nghiên cứu của các chuyên gia khoa học người Anh cho thấy, gen quyết định phát triển triển năng lực trí tuệ của trẻ chủ yếu ở nhiễm sắc thể X. Gen chứa nhiễm sắc thể X của người mẹ quyết định mức độ phát triển của đại não, còn gen của người cha lại chủ yếu ảnh hưởng quan trọng đến tình cảm và loại hình tính cách của trẻ.

Và môi trường nhõ "Gia Đình":


Môi trường gia đình ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ

Chuyên gia chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhiều năm đã tìm hiểu về ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển trí não của trẻ, kết quả cho thấy: Về mặt ngôn ngữ, tổng số điểm môi trường và chỉ số IQ cao đa phần do trình độ văn hóa của người mẹ cao. Họ không chỉ yếu cầu con cái học tập mà còn coi trọng đến giáo dục con cái, chú trọng đến sự phát triển của trẻ, kiên trì nhẫn nại trả lời từng câu hỏi thắc mắc và những vấn đề của trẻ.


Như vậy đừng đổ lỗi do môi trường hai một ai khác, mà tự cá nhân mỗi người là trên hết.

DN đệ dạo này viết bài hơi chểnh choảng nhỉ. Tốt nhất cứ như trước đây, nghiên cứu kĩ tài liệu rồi viết.

Đó là bên dẩn chứng khoa học.

Riêng TV, "Nhân chi sơ tính bản thiện" là đúng, như ý DN. Môi trường thúc đẩy con người xa lánh thú tính hay gần gũi hơn với thú tính, bởi dù dì con người vẫn là động vật - bậc cao.

Sống trên đời đôi khi những quan hệ, những tranh giành khiến con người xa lánh tính thiện căn trong tâm tuệ mỗi người. Song trong mỗi người đều chứa đựng cái thiện.

Thân!

MộtTênGọi!?!
18-02-2010, 13:05
Theo ngu ý của tôi, thì Nho giáo chính thống từ Khổng Mạnh rất cao quý, cũng được coi là thời kỳ mở màn cho văn minh Đông Á, thừa kế nền văn minh Dịch học, có sức ảnh hưởng khắp Á Châu. Nhưng vì sau đó, Nho giáo đã bị biến thái từ thời các triều đại Hán Tống, khi mà chế độ vua chúa quan quyền và phụ hệ lợi dụng để đè đầu đè cổ dân. Nho giáo bị hư hỏng dần, nên các Nho gia chân chính được phân biệt hai thành phần Nho giáo: Chân Nho và hạng Khuyển nho, Hủ nho, Cẩu nho.


Các vua chúa quan quyền về sau, một phần giải thích xuyên tạc các ý nghĩa trong các sách vở (Ngũ kinh, Tứ thư) xưa, một phần đặt thêm những giáo điều bắt dân theo để phục vụ cho kẻ cầm quyền rồi đổ cho đó là lời của Thánh hiền. Thí dụ: ý nghĩa của Tam cương Ngũ thường, Tam tòng Tứ đức đã bị giải sai. Chứ Khổng Tử đã dùng thuyết "Chánh danh" mà nói, quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, là bảo mỗi người, mỗi địa vị, phải làm đúng bổn phận và nghĩa vụ của mình. Vua phải đúng đức tính vua, tôi phải đúng phận sự tôi, cha phải đúng trách nhiệm và đức độ người cha, con phải đúng hiếu thảo làm con. Còn cái ý "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất hiếu" là sự thêm thắt về sau. Tại sao tôi lại nói như vậy? Cái thuyết qua câu "Dân vi quý, Tổ quốc thứ chi, quân vi khinh" từ nho giáo chân chính là đánh giá cao thấp được rồi. Rõ ràng, đó là thuyết đề cao quyền hạn của dân, dân được đặt trước cả Tổ quốc, còn ông vua là thứ xem nhẹ nhất (vi khinh), chứ làm gì có được sự độc tôn quá đáng như thế.


Muốn nói tới một học thuyết đã bị biến thái từ chế độ vua chúa quan quyền và phụ hệ đã lợi dụng thì ko biết viết bao nhiêu trang mới cho vừa những tội này, nhất là về thân phận phụ nữ. Nếu như tôi có thời gian, tôi nhất định kê khai ra những cái tội đó cho mà xem.


Nghĩ tới chuyện một chế độ độc tài mà muốn dựng dậy lại một học thuyết xưa, với tam cương ngũ thường đã bị biến thái từ lâu để nhằm mục đích nhốt tư tưởng của dân vào cái lồng khuôn khổ cho dễ bề kiểm soát cai trị để kẻ cường quyền, kẻ địa vị cao được yên ổn riêng tận hưởng hạnh phúc cho đời tư của họ thì đúng là rất đáng sợ, còn đúng là một mưu đồ rất thâm hiểm, bá đạo đáng bị lên án và ngăn cấm.

LSB-Truy Vân
18-02-2010, 16:22
TNhưng vì sau đó, Nho giáo đã bị biến thái từ thời các triều đại Hán Tống, khi mà chế độ vua chúa quan quyền và phụ hệ lợi dụng để đè đầu đè cổ dân. Nho giáo bị hư hỏng dần, nên các Nho gia chân chính được phân biệt hai thành phần Nho giáo: Chân Nho và hạng Khuyển nho, Hủ nho, Cẩu nho.


Vâng. Nhiều người nghĩ như vầy. Riêng Truy Vân thì không.

Không có chuyện Nho giáo bị biến thái, hư hỏng. Nó vẫn trinh nguyên bản chất của Nho giáo, chỉ người hành đạo là biến thái hư hỏng. Vua chúa muốn cai trị dân tốt hơn, để dân thuần phục hơn. Họ lợi dụng "một số điểm" trong Nho giáo để phục vụ lới ích đó mà thôi. Về bản chất thật sự Nho Giáo vẫn như cũ.

Một đạo giáo khi xuất phát ra đã có cội rể. Nó tồn tại, luôn tồn tại, hoặc tốt hoặc xấu.

Như vậy Truy Vân vẫn giữ quan niệm Nho giáo có bản chất tốt và mãi vậy, chỉ có những người xấu mới làm o uế đạo mà thôi.

sao_phu08
18-02-2010, 18:11
Riêng Truy Vân thì không.

Không có chuyện Nho giáo bị biến thái, hư hỏng. Nó vẫn trinh nguyên bản chất của Nho giáo, chỉ người hành đạo là biến thái hư hỏng.....Một đạo giáo khi xuất phát ra đã có cội rể. Nó tồn tại, luôn tồn tại, hoặc tốt hoặc xấu......Như vậy Truy Vân vẫn giữ quan niệm Nho giáo có bản chất tốt và mãi vậy, chỉ có những người xấu mới làm o uế đạo mà thôi.

Tại hạ không dám luận bàn tôn giáo nhưng không thể không tán đồng tư tưởng của hiền huynh Truy Vân . Nói thật hay , đạo không xấu , chỉ có người dụng đạo làm theo tư ý mới xấu .

Nghe nói lúc đầu Chúa Jesu tạo ra đạo Thiên Chúa , ông chỉ mong giải thoát cho những con chiên đau khổ . Mong tạo ra một đức tin đủ lớn cho con chiên vượt qua được những lầm lạc của cuộc sống đương thời . Sau lại bị các vua chúa phương tây lợi dụng cho việc nô lệ tư tưởng nhân dân hòng cũng cố ngai vàng cho mình . Làm cho về sau bùng nổ ra một cuộc cải đạo lớn do mục sư King người đức khởi xướng hòng giải thoát cho dân bớt những nô lệ về tư tưởng . Lại nghe nhà tiên tri Mohamed ( thế kỷ thứ 5 sau công nguyên ) sáng tạo ra đạo Hồi mong quy những người còn thờ đạo đa thần về một vị chúa tên Ala , cũng chỉ mong giải thoát và cứu khổ , sau lại bị biến tướng nhồi sọ để đến bây giờ lại bị coi là nơi sản sinh ra những nhân vật khủng bố . Cũng nghe Tất Nạt Đa lúc trước tạo ra thần thánh và ma quỷ hòng răn dạy con người làm thiện tránh ác , nào ngờ lại bị các chế độ chuyên chế phong kiến phương đông lợi dụng phục vụ cho vương quyền .

Thời Bách Gia Chư Tử , Khổng Tử tạo ra Khổng giáo cũng chỉ muốn khép con người vào một khuôn khổ hòng tốt hơn . Thời loạn thế rối ren nhân tình , quy chuẩn về TAm Cương Ngũ Thường không phải là " hợp lý " nhất sao ? Cũng chỉ là phường hủ bại sau này làm biến tướng , tạo ra Nam Quyền , mà phá hỏng hết gốc rễ lễ nghiã tốt đèp vốn có của Khâu !

Như lúc Tư Bản chủ nghĩa phát triển rầm rộ ở Châu Âu không phải là một thể chế mới " hoàn toàn tự do " so với phong kiến Châu Âu thối nát đó sao ? Lúc Mác_Ăngen tạo ra tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa vào thời quá độ của Tư Bản Chủ Nghĩa không phải đã là tiến bộ hơn trước sao ?

Ngẫm thử lúc tạo ra đạo , hoàn cảnh lịch sữ khi đó rất phù hợp cho nó . Chỉ là càng về sau , do bị biến tướng và thoái trào nên đã không hợp thời nữa . Tuy nhiên cốt lõi tinh hoa vẫn còn đó . Ai dám nói NHân Lễ Nghĩa Trí Tín không còn hợp thời ? Làm một người sao thiếu những thứ đó được .

Tôn giáo và đạo lý từ ngàn xưa đến giờ vốn chỉ là " nước trong bình " . Bình tròn thì nước tròn . Bình vuông thì nước vuông . Quan trọng là bản chất vẫn muốn giúp con người làm thiệni tránh ác , giáo dục con người sống tốt hơn mà thôi . Không thể vì một vài kẻ lợi dụng đạo làm chuyện xấu mà quy chụp hết cho đạo được .

Vài dòng ngu muội , xin đừng trách thiển cận mà chê cười

lamvi
20-02-2010, 11:58
Vừa mới vào đi ngang qua đây thấy những dòng viết,

1.-Ngẫm thử lúc tạo ra đạo , hoàn cảnh lịch sữ khi đó rất phù hợp cho nó

2.-Ai dám nói NHân Lễ Nghĩa Trí Tín không còn hợp thời ?

3.-Tôn giáo và đạo lý từ ngàn xưa đến giờ vốn chỉ là " nước trong bình "…


Tự nhiên phải có đôi lời:

1.-Đúng vậy, Đạo cũng chỉ là một chủ thuyết thiên về tâm linh, cũng cơ hội như chủ thuyết chính trị, nhân tiến trình giai đoạn lịch sử nào đó, có lợi thế nhất, mấy ông Đạo, ông Chính trị đưa ra như là sản phẩm của con buôn rao bán thủ lợi cho quyền lực chính mình…, và cũng phải công nhận tư tưởng siêu quần ngào biến của họ có ảnh hưởng rất sâu rộng đến quần chúng, nhưng đến thời đoạn lịch sử nào đó, vì không đáp ứng nỗi nhu cầu của nhân quần nó sẽ bị loại bỏ hoặc biến thái giữ lại cái phần có lợi cho thời đại…, mấy nhà tư tưởng cơ hội hiện hữu lại uốn nắn tiếp tục viết lại cho hợp thời, giúp cho chính đường công danh của họ thăng tiến nhờ vào những lãnh chúa đương quyền ban phát… và lớp “tiểu nhân” hay nôm na là lớp bình dân cứ ê a: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, đứng bên Tuân Tử cười hì “Nhân chi sơ tính bổn ác”…bình dân ơi bình dân!

2.-Có ba người: một nhả Đạo học cổ đại phản bát, hai vị Đại Đế đã diệt trừ cái nạn họa hoa ngôn lớp nho sĩ này, đó là:
-Lão Tử
-Tần Thủy Hoàng Đế
- Mao Chủ Tịch
Và đám quần chúng thực hành không thèm nói- Đạo “vô ngôn”, đúng vì ai cũng có phần lợi dụng…

3.-Đã là Đạo thì phải về với “suối nguồn” hay là chân lý tuyệt đối- thì than ôi nói như bạn nó theo hình dạng của cái bình còn đâu là chân lý lạm bàn khi cũng chỉ là hình tướng mà thôi…- vậy thì “ không là không, có là có", tráo qua tráo lại cái kiểu âm dương (1+2 =3, 3+2=5…) để rồi chứng minh (1=3=dương; 2=5= âm…). Ối trời ơi!, kinh dịch mà các ông Đạo lợi dụng đề đẩy con người vào chốn u minh- mối loạn có phải từ cái bình méo chứa nước kinh hãi này không?!...

Vài dòng ngu muội , xin đừng trách thiển cận mà chê cười

Làm nhớ câu “…muốn cao sang phải làm người ti tiện”- không thiệt đến đáng sợ- thất kính, thất kính…!

sao_phu08
20-02-2010, 15:14
Bằng hữu Lamvi thân

Tại hạ nói nước trong bình không phải dùng để nhấn mạnh bình tròn hay vuông , chỉ là để nhấn mạnh bản chất nước dù bị " biến dạng " do " bình " , tròn vuông thế nào thì nước vẫn là nước . Giống như đạo lý dù có bị nhiều kẻ cố làm biến tướng dùng vào mục đích riêng tư lợi cá nhân làm nó xấu đi . Nhưng bản chất nó vẫn không xấu , xấu hay chăng do người dụng nó thế nào mà thôi

Tại hạ không dám tự ti tiện bản thân mình để học cao sang , tại hạ vốn thô lỗ lắm , chỉ vì không thể " tự kính người vạn dặm " nên đành nhún nhường trước người " một bước " mong không bị trách là nông nổi ngông cuồng để có lở lời dại dột còn được dễ dàng đại xá . Hơn nửa tại hạ tự ngẫm cũng cho là mình đúng là còn nông cạn lắm . Mình ngu muội thật thì tự nhận mình ngu muội thiển cận không có gì là xấu hổ cả . Chỉ sợ mình ngu muội nông cạn mà tự cho là mình giỏi giang thì mới xấu hổ

Vài lời nhỏ mọn , không dám nói nhiều , sợ thêm sai sót .
Kính !

MộtTênGọi!?!
21-02-2010, 04:10
Tôi cám ơn tất cả các bạn, dù đó là ý đồng hay khác ý với tôi. Bữa nay, được rảnh chút, tôi lại vào "ngu ý" chia sẻ cùng với các bạn.

Khổng Tử chỉ là một Đạo gia. Đạo gia xem như nhà "Đạo Đức" đi truyền đạo cho đời. Khổng truyền đạo "Nhân" là những cái gì chạy theo thời thượng của con người của thời đại. Chạy theo thời thượng của con người cho nên nó ko bền với thời gian và ko gian. Vì sao mà đạo Khổng bị loại từ chính cái nôi xuất xứ được sinh ra và truyền đạo, là Trung Hoa từ thế kỷ 20 khi Trung Hoa theo trào lưu Duy vật.

Khổng Tử mong đem cái đạo Nhân mà thuyết thiên hạ, nhưng chỉ bị người đời lợi dụng cái lý tưởng làm nên bộ áo đạo đức giả khoác bên ngoài, cho kẻ gian ác lợi dụng lòng chân thật của người hiền mà bóc lột, được mấy ai làm theo đúng giáo điều? Cội rễ của cái đạo "Học làm người", tôi cho rằng, nó có sẵn tự nhiên từ trong bản thể của mỗi người rồi, và mỗi người tự học lấy. Với điều đơn giản, mỗi một cá nhân tốt tạo ra nền móng gia đình tốt, mỗi một gia đình tốt làm nên bộ mặt xã hội tốt, ko cần dựa vào bất cứ một học thuyết nào, huống chi đó chỉ là một học thuyết vay mượn và đã bị loại bỏ từ lâu. Về dân tộc, vẫn giữ lại những cái hay, cái đẹp, những phong tục tập quán tốt của dân tộc mình đã có. Ko cần phải chăm chăm chạy theo cái cũ rích của ngoại lai.

Đạo, giáo lý nào bắt đầu cũng hay, cũng đẹp, cũng cao quý, và cũng chính từ ý thức bảo thủ, cố chấp của chế độ quan quyền bám chặt để lợi dụng mà làm cho văn minh Á Đông phải dừng bước đứng yên tại chỗ rất lâu để cho văn minh Tây Âu đi sau mà đến trước. Ngày nay, bốn bể giao thương, năm châu giao tiếp, các nền văn hóa, văn minh có dịp trao đổi nhau, tiếp thu học hỏi nhau. Một dân tộc cần cải tiến, văn minh phải là "Dân tộc, khoa học, khai phóng". Tôi ko thích kiểu bo bo thủ cựu theo sách vở với niềm tin tuyệt đối , như câu gì "Tận tín thư bất như vô thư" đó. Tôi có nói qua ở trên, khi một học thuyết được tô son trét vàng với mục đích đen tối thì bao giờ cũng hại nhiều hơn lợi. Như chế độ độc tài, luôn rêu rao học thuyết "đỉnh cao trí tuệ của loài người" lấy từ ngoại lai, để đè đầu đè cổ dân bị khổ sở từ lâu ra sao rồi. Vì thế, điều hay lẽ phải nó vốn là một điều tự nhiên. Nếu bản chất ai tốt, biết yêu chuộng điều đó thì họ sẽ biết sống như thế nào, là sự bảo vệ, gìn giữ tự nhiên về làm người vậy. Còn giáo điều khuôn mẫu nào đã ko còn hợp thời nữa thì cần đá nó đi chỗ khác chơi.

Vài lời chia sẻ, mong ko bị chê cười.

lamvi
08-03-2010, 17:10
Bằng hữu Lamvi thân

Tại hạ nói nước trong bình không phải dùng để nhấn mạnh bình tròn hay vuông , chỉ là để nhấn mạnh bản chất nước dù bị " biến dạng " do " bình " , tròn vuông thế nào thì nước vẫn là nước . Giống như đạo lý dù có bị nhiều kẻ cố làm biến tướng dùng vào mục đích riêng tư lợi cá nhân làm nó xấu đi . Nhưng bản chất nó vẫn không xấu , xấu hay chăng do người dụng nó thế nào mà thôi
...
Đây chính cái điều cần bàn đến, cái vấn đề là thay đổi dáng hinh của cái bình thì nước bên trong bình phải thay đổi, cứ cho rằng bản chất ngoại tại là cái bình đổi hình dạng mà nội tại nước, bản chất nước bên trong cũng là nước không đổi, e như vậy là cưỡng lý, vì khi hình dạng vật chất thay đổi thì cái gì ở trong vật chất đó phải thay đổi theo, đó là nguyên tắc vật lý cơ bản, nếu ta hỏi “tại sao cái bình thay dạng?”, thì ta thấy ngay có sự tác động của mội trường chung quanh như độ nóng, lạnh…thì thử hỏi bản chất nước có còn nguyên vẹn không, hay đã thành hơi hay đóng cục cong queo theo dạng hình với một trạng thái khác…

Chính vì người xưa họ đứng nhìn trời đất rồi chiêm nghiệm qua sư tuần hoàn của vũ trụ nhìn thấy: mặt trời, trăng sao…mơ hồ như chạy quanh điểm đứng nơi quả đất và tự suy đưa ra quyết đoán “ trời tròn đất vuông hay hay mặt trời xoay quanh quả đất“ từ đó đưa ra đạo này thuyết kia lấy “không không có có làm chuẩn” qua hàng mấy ngàn năm quanh quẩn, một thứ triết đạo học đi xoay tròn không có hướng ra…

Lấy tư duy không tưởng làm nòng cốt cho sự suy nghiệm lạc hướng thì triết lý quốc trị nào dầu là lấy đạo học làm hướng dẫn đều rơi vào huyền học đẩy vào thế giới hỗn mang mơ hồ của thời ăn lông ở lỗ, không tính thực dụng và bị lợi dụng là thường.

Chính vì không đặt trên nền tảng duy lý mà chỉ thiên vào duy cảm, coi vạn vật là đồng nhất, rồi lấy dịch lý ra suy đoán cái này lồng vào cái kia tạo ra một mớ tư duy mơ hồ, đẩy con người rơi qua bên kia bờ ảo giác suy tưởng, tạo thành loạn thức ở đó tha hồ mà thiền mơ một thế giới viễn vông, nhân trị, chính danh…dầu có kẻ ráng tu thân ngàn kiếp cũng không bao giờ thực hiện được, vì con người là con vật ham hố thay đổi theo chu vòng làm gì có thứ quân tử lý tưởng để làm vương tướng như mong theo nho giáo kỳ vọng. Sự thất bại rõ ràng chính nó tạo ra một mớ quân tử chỉ biết đọc sách ê a chỉ chỏ… Nên không có sự lợi dụng đôi đàng thì làm gì có thứ đạo lý sai lạc vẫn còn tồn tại để lại những tác hại như ngày nay.

Ở đó có lợi ích gì cái đạo vòng vòng, làm con người bị quay chống mặt, chỉ rõ khéo kéo con người tụt hậu trở lại thuở hồng hoang thử có vui không?!...

heosuababy
01-04-2010, 16:53
chư huynh đệ cho tại hạ hỏi thăm?co huynh đệ nào nói rõ cho tại hạ biết về NGŨ THƯỜNG của NHO GIA, tai hạ trân trọng cám ơn nhiều!

Dương Nghiệp
01-04-2010, 18:10
Nhắc đến Nho Giáo, Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức đã trở thành những rường cột quan trọng để làm chuẩn mực cho đằng đi lối bước.

Ngũ Thường bao gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đây là những đức tính cần thiết cho một vị quân tử.

- Nhân: Tình thương đối với muôn loài vạn vật. Theo lời Khổng Tử thì: "Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khử dã, Quân tử khử nhân ô hô thành danh? Quân tử, vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị." (Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng phải đạo mà được giàu sang thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng nếu chẳng phải lỗi đạo mà phải nghèo hèn thì người quân tử chẳng bỏ. Người quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử? Người quân tử dù trong một bữa ăn cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vội vàng cũng theo điều nhân.)

- Lễ: Quy tắc, nghi thức, kỷ luật trong đối nhân xử thế. Khổng Tử dạy: "Quân tử bác học ư văn, ước hi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phù." (Người quân tử học rộng về thi thư, tự ước thúc bằng lễ, như vậy có thể không trái với đạo lý.)

- Nghĩa: Cư xử thấu tính đạt lý theo công bình lẽ phải. Rằng: "Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ tị." (Cách xử sự của người quân tử, không nhất định là phải như vầy mới được, không nhất định như kia là không được, cứ hợp nghĩa thì làm.)

- Trí: Sáng suốt để phân biệt thiện ác, phải trái, đúng sai. Khổng Tử viết: "Bất nhân giả, bất khả dĩ cửu xử ước, bất khả dĩ trường xử lạc. Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân." (Người không có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh khốn cùng, cũng không thể ở lâu trong cảnh hoan lạc. Người có đức nhân vui lòng làm điều nhân, người thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân.)

- Tín: Sự đáng tin cậy. Rằng: "Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Ðại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tài." (Người mà không có tín thì không hiểu sao thành người được (hoặc làm nên việc gì được). Cũng như xe lớn không có đòn nghê (đòn gỗ ngang để buộc trâu); xe nhỏ không có đòn ngột (đòn gỗ cong để buộc ngựa) làm sao mà đi được?).

Tóm lại, nam có Tam Cương - Ngũ Thường, nữ có Tam Tòng - Tứ Đức. Thực đủ tám chữ xem như đã trở thành người quân tử đích thực vậy.

heosuababy
02-04-2010, 11:38
các huynh đệ chỉ nói chữ NHÂN mà không nói gì đến LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN tại hạ tìm tài liệu mà không biết tìm ở đâu hết. mong chư huynh đệ giúp đỡ cho tại hạ, cám ơn nhiều.