PDA

View Full Version : Trung Quốc tìm thấy mộ thật của Tào Tháo


chet_lahet
29-12-2009, 18:31
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc tin rằng họ đã tìm thấy lăng mộ gần 1.800 năm tuổi của Tào Tháo - nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc và cũng nhà thơ lớn thời Tam Quốc.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/28/taothao281293.jpg
Lối vào lăng mộ được tin là của Tào Tháo.

Lăng mộ được phát hiện tại làng Xigaoxue thuộc thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc. Nó nằm gần khu di tích tại Lạc Dương, nơi Tào Tháo đã cai trị nước Ngụy từ năm 208 cho đến năm 220 khi ông qua đời ở tuổi 65.

“Công tác khai quật đã diễn ra gần 1 năm nay và chúng tôi sẽ còn phát hiện thêm các bằng chứng. Nhưng dựa vào những gì mà chúng tôi đã thu được, chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng lăng mộ đó thuộc về Tào Tháo”, tờ China Daily dẫn lời quan chức Guan Qiang từ Ban di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc, cho biết.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/28/taothao281291.jpg
Bên trong lăng mộ của Tào Ngụy.

Nhiều đồ vật được tìm thấy trong lăng mộ được miêu tả là các vật dụng cá nhân mà Tào Tháo từng sử dụng.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện quan tài của 3 người trong lăng mộ - một của người đàn ông khoảng 60 tuổi, được tin là Tào Tháo; một của phụ nữ khoảng 50 tuổi và người phụ nữ thứ 2 trong độ tuổi từ 20-25, được cho vợ của Tào Tháo và cô người hầu.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/28/taothao281295.jpg
Một tấm bia đá khắc dòng chữ "Ngụy Vương" (tức Tào Tháo).

Lăng mộ được phát hiện khoảng 1 năm về trước nhưng chỉ được các nhà chức trách chú ý sau khi những phiến đá khắc các chữ “Ngụy Vương” (tức Tào Tháo) được tịch thu từ những kẻ trộm lăng mộ.

Cho tới nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 250 di vật từ ngôi mộ nằm trên diện tích rộng 740 m2, một khu vực thích hợp là nơi chôn cất cho một người có tầm cỡ như Tào Tháo.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 59 đĩa đá trên đó khắc tên và số lượng của các đồ vật được chôn trong mộ. 7 chiếc đĩa khác khắc tên của các vũ khí mà "Ngụy Vương” thường sử dụng. Một số lượng lớn các bức tranh khắc họa trên các đĩa đá hiện chưa được khai quật.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/28/taothao281292.jpg
Vài đồ trang trí bằng đá mã não được tìm thấy trong lăng mộ.

Tào Tháo viết trong di chúc rằng ông muốn một nơi chôn cất đơn giản. Điều này phù hợp với sự thật là những bức tường bao quanh lăng mộ không được tô vẽ và không nhiều vật dụng quý được tìm thấy trong mộ. Vị trí của lăng mộ cũng phù hợp với các ghi chép lịch sử và các cuốn sách cổ từ thời Tào Tháo.

Lăng mộ đã bị bọn trộm đột kích vài lần trước khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật nó vào tháng 12/2008. Cảnh sát đang cố gắng tìm kiếm và thu hồi những đồ vật đã bị đánh cắp.

Chính quyền An Dương và Hà Nam đang có kế hoạch mở cửa lăng mộ để công chúng vào thăm.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/28/taothao281294.jpg
Một tấm bia đá với các nét chạm khắc mô phỏng cuộc sống tại Trung Quốc cách đây gần 2.000 năm.

Tào Tháo (155-220) là một nhà chính trị lỗi lạc và nhà quân sự có tài. Ông đã lập nên nước Ngụy (với kinh đô ở Lạc Dương) - một trong 3 quốc gia thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ngoài ra, ông còn là một nhà thơ kiệt xuất. Hiện một số bài thơ của ông vẫn được đưa vào sách giáo khoa dành cho học sinh trung học Trung Quốc.

Lịch sử Trung Quốc vốn có nhiều truyền thuyết về lăng mộ Tào Tháo, đặc biệt là truyền thuyết “72 ngôi mộ giả” được nhiều thế hệ người Trung Quốc truyền tụng. Vốn là người đa nghi, Tào Tháo đã tạo 72 ngôi mộ giả để tránh bị đào mồ. Hài cốt thực của Tào Tháo chôn ở đâu xưa nay vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, những phát hiện mới nhất đã giúp vén màn bí ẩn lịch sử.

Tổng hợp và Sưu tầm ./.

chet_lahet
30-12-2009, 20:18
Theo Vietnamnet đăng ngày 30/12/2009

Trong lúc chưa rõ trắng đen thật giả ra sao, nhưng việc công bố kết quả nghiên cứu quá sớm về ngôi mộ cổ ở Cao Lăng đã dấy lên nhiều phản biện và cả tin đồn cho rằng Tào Tháo là “ông tổ nghề” đào trộm mộ.

Dư luận báo chí Trung Quốc đang “lùm xùm” quanh vụ Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam công bố thông tin khai quật lăng mộ Tào Tháo.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/NguyvuongTaoThao.jpg
Nhà nghiên cứu Nghê Phương Lục (bên phải) trả lời phỏng vấn trong một chương trình truyền hình

Nghê Phương Lục, một người chuyên nghiên cứu về các vụ đào trộm lăng mộ cổ ở Trung Quốc kết luận, Tào Tháo là “kẻ đào trộm mộ chuyên nghiệp” sau khi nghiên cứu các thư tịch cả chính sử và dã sử thời Tam Quốc. Rốt cuộc dựa vào đâu để khẳng định về Tào Tháo như vậy?

Nếu đọc trong “Tam Quốc chí”, một bộ chính sử do Trần Thọ thời Nam Bắc triều biên soạn hay tác phẩm văn học “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, chắc chắn không thể tìm được những thông tin như vậy. Tuy nhiên, vua Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long - Nam triều cho rằng Trần Thọ viết quá giản đơn nên lệnh cho học giả Bùi Tùng bổ sung.

Chuyện Tào Tháo đào trộm mộ được chép trong cuốn “Ngụy thị xuân thu” của học giả Tôn Thịnh thời Đông Tấn. Theo đó, Tào Tháo đã dẫn đám tay chân phá cửa vào lăng Lương Hiếu Vương đập quan tài vơ vét vàng bạc châu báu khiến con cháu họ Lương oán thán, sĩ dân chê cười.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/NguyvuongTaoThao1.jpg

Cuốn “Lịch sử những kẻ đào trộm mộ” của Nghê Phương Lục

Trong dân gian, khi nhắc đến Tào Tháo có rất nhiều quan điểm khác nhau. Bên cạnh hình tượng một nhà chính trị, quân sự tài ba nhưng gian hùng trong “Tam Quốc diễn nghĩa” thì miệng lưỡi thế gian vẫn không ít người gọi ông là “Trộm mộ Trung lang tướng”, “Vơ tiền Hiệu úy”.

Trần Lâm, một văn nhân tài tử nổi tiếng thời Tam Quốc đã tiết lộ những chuyện chẳng lấy gì làm hay ho của Tào Tháo trong tác phẩm “Kiến An thất tử” (có thể hiểu như 7 “gương mặt tiêu biểu” thời những năm niên hiệu Kiến An).

Bài viết này miêu tả khá kỹ hoạt động đào trộm mộ của “Tào Tháo và các cộng sự” khiến sau này giới đào trộm mộ cổ ở Trung Quốc tôn Tào Tháo là “ông tổ nghề”, bốn mùa khói hương, cúng tế.

Theo ghi chép, mỗi khi đào trộm mộ Tào Tháo thường trực tiếp đến hiện trường chỉ huy binh lính và tay chân của mình, điều này khá hiếm gặp trong giới trộm mộ cổ. Lúc mới dấy binh trong tay, Tào Tháo lập hẳn một “đội phản ứng nhanh” chuyên đào trộm mộ cổ và đặt chức Phát khâu Trung lang tướng (“Phát khâu” ở đây nghĩa là trộm mộ).

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/NguyvuongTaoThao2.jpg
Một số cổ vật bằng chất liệu ngọc được tìm thấy khi khai quật Cao Lăng

Văn hóa truyền thống Trung Hoa rất coi trọng mộ phần bởi trong suy nghĩ của họ, âm phần có tốt thì con cháu mới “phát”, quan trọng hơn cả dương cơ - tức hướng nhà. Chính vì vậy việc đào trộm mồ mả luôn khiến người dân “dị ứng”.

Hạng Vũ - Tây Sở bá vương nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cũng vì đào trộm lăng mộ vua Tần mà hủy hoại thanh danh, sự nghiệp của mình để Lưu Bang dồn tới chỗ chết.

Nghê Phương Lục cho rằng, việc Trần Lâm vạch trần hành động cướp mộ người khác của Tào Tháo là nhằm gióng hồi chuông cảnh tỉnh về sự băng hoại của đạo đức xã hội trong một nhóm người đương thời.

Sinh thời, Tào Tháo mắc chứng đau đầu kinh niên. Nhưng khi đọc xong bài văn “Kiến An thất tử” chửi bới mình, toàn thân toát mồ hôi lạnh và cơn đau đầu cũng tự nhiên biến mất. Sau này khi Viên Thiệu thất thế, Trần Lâm quy hàng Tào Tháo, Ngụy vương chỉ trách: “Ông chửi ta đã đành, sao lại chửi cả tổ phụ ta?”.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/NguyvuongTaoThao3.jpg
Hình ảnh Nguỵ vương Tào Tháo trong một bức hoạ

Tào Tháo không truy cứu việc cũ vì ông là người coi trọng hiền tài, nhưng Ngụy vương không khẳng định cũng chẳng phủ nhận câu chuyện mà Trần Lâm vạch ra trong “Kiến An thất tử”.

Câu chuyện này cứ thế tồn tại và được truyền từ đời này qua đời khác, khá phổ biến trong dân gian cũng như văn học. Nhà thơ Tô Đông Pha cũng đã từng dùng điển cố này ví von trong tác phẩm “Du Thánh Nữ sơn thi”.

Càng về sau, những câu chuyện về đề tài này càng trở nên phổ biến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người luôn coi thường Tào Tháo.

chet_lahet
30-12-2009, 21:24
Theo Vietnamnet ngày 30/12/2009

Các chuyên gia cho rằng, hiện tại chưa đủ chứng cứ để khẳng định khu mộ vừa tìm thấy chính là mộ Tào Tháo.

Ngày 27/12 vừa qua, Cục khảo cổ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc công bố phát hiện lăng mộ Ngụy Vũ Vương Tào Tháo tại thôn Tây Cao Huyệt, làng An Phong, huyện An Dương của tỉnh này.

Một số học giả cho rằng, đây mới chỉ là một giả thuyết chứ chưa có chứng cứ thuyết phục. Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quốc học thuộc đại học Nhân dân Trung Quốc - trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc về đời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, GS. Viên Tế Hỉ mới đây đã phát biểu với báo chí rằng, những chứng cứ được công bố đều không phải là tài liệu cấp 1 (thuật ngữ khoa học biểu thị tính trực tiếp và đáng tin cậy của chứng cứ, tài liệu - ND), do đó không phải những chứng cứ thực sự thuyết phục.

“Sáu căn cứ lớn” chưa phải là... "thép"

GS. Viên Tế Hỉ cho biết, ngôi mộ này đã từng bị đào trộm nhiều lần, nên những chứng cứ trực tiếp còn lại rất ít.

Hơn nữa, cái được gọi là “vũ khí mà Ngụy Vương (Tào Tháo) đã từng sử dụng” mà người ta phát hiện ra là thật hay giả, thực sự rất khó giám định.

Ngôi mộ đã từng bị đào bới, chứ không phải nguyên vẹn, những thứ tìm được trong đó hoàn toàn có khả năng là do người ta cố ý để vào.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/moTaoThao.jpg
Tấm bia đá khắc chữ "Ngụy Vũ Vương" - bằng chứng được coi là "thuyết phục nhất" hiện nay

GS cũng chỉ rõ, phần ghi chép về Vũ Đế trong phần Ngụy thư của Tam quốc chí là một tài liệu có tính chất tham khảo, chứ không phải một bằng chứng thực sự.

Riêng với “sáu căn cứ lớn” về ngôi mộ Tào Tháo ở An Dương, GS nhận định: “Những chứng cứ này đều không phải chứng cứ cấp 1, cho nên đều không phải những bằng chứng thuyết phục”.

Chúng ta đều biết, bản tính của Tào Tháo hết sức đa nghi, những nơi gọi là “mộ Tào Tháo” mà sử sách ghi chép được có đến 72 nơi. Hơn nữa từ đời Hán Ngụy đến nay đã hơn nghìn năm, những chứng cứ thực sự chứng minh được ngôi mộ nào là thật đều đã không còn. Ngôi mộ mới phát hiện lại nằm ở một nơi không phải Nghiệp Thành, chẳng phải Lạc Dương, cũng chẳng tìm thấy chứng cứ gì chứng tỏ đã từng có liên quan đến Tào Tháo.

Có thể là trò cơ hội

GS. Viên Tế Hỉ cho rằng, nguyên tắc hàng đầu của nghiên cứu lịch sử là phải thực sự cầu thị, không thể có hành vi đầu cơ.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/moTaoThao1.jpg
Giáo sư Tề Viên Hỉ trả lời phỏng vấn

Những chuyện như “phát hiện lăng mộ Tào Tháo” cũng từng xuất hiện mấy năm trước. Hồi đó, khi tôi đến dự hội thảo về Trung Sơn Lăng ở Nam Kinh, người ta cũng nói đã tìm thấy ngôi chùa Định Lâm mà Lưu Hiệp, tác giả của Văn tâm điêu long xuất gia tu hành ở đây.

Nhưng qua nghiên cứu, mới phát hiện ra sự thực chẳng phải như vậy.

GS nhận xét, việc vội vàng công bố tin “mộ Tào Tháo ở An Dương” có thể xuất phát từ nhu cầu tin tức, nhưng còn xa mới được gọi là kết quả nghiên cứu chân chính.

Mới vừa phát hiện những chứng cứ gián tiếp chứ chưa phải những bằng chứng trực tiếp, mà đã vội vàng khẳng định đây là mộ Ngụy Vũ Vương thì thực là thiếu tinh thần khoa học nghiêm túc.

GS. cho biết, việc phát hiện mộ của Tào Thực, con trai Tào Tháo ở Ngư Sơn, Sơn Đông được toàn bộ giới học thuật công nhận, vì có rất nhiều chứng cứ cấp 1 chứng minh đây chính là mộ Tào Thực, trong đó những hiện vật khảo cổ và chứng cứ được tìm thấy ở đây đều rất nguyên vẹn và đầy đủ.

“Còn chưa đến lúc khẳng định”

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/moTaoThao2.jpg
Giáo sư Cao Mông Hà

Là người nghiên cứu khảo cổ, mong muốn công chúng quan tâm đến tiến trình khai quật cũng như công bố những kết quả thu được từng giai đoạn cũng là điều quan trọng, nhưng không thể cố tình làm nóng dư luận bằng những tuyên bố gây shock.

Giáo sư Cao Mông Hà, Phó chủ nhiệm khoa Khảo cổ và Bảo tàng đại học Phúc Đán cũng cho rằng, hiện tại chỉ nên coi đây là những nhận định sơ bộ, chứ chưa đến lúc đưa ra khẳng định.

GS cũng chỉ rõ, giả sử đây thực sự là mộ Tào Tháo, hiệu ứng xã hội phải lớn hơn hiệu ứng học thuật.

Bởi lẽ trong giới khảo cổ trước đây, tác động qua lại giữa nghiên cứu về danh nhân lịch sử với nghiên cứu văn hiến không lớn lắm. Có thể phát hiện một lăng mộ Tào Tháo kiêu hùng một thời như vậy, cũng là một điều đáng khuyến khích trong nghiên cứu về nhân vật lịch sử.

Phải giải mã DNA

GS. Cao Mông Hà nhận định, từ góc độ học thuật, chiếc xương sọ của người đàn ông hơn 60 tuổi vừa được phát hiện cần phải được giám định thêm.

Căn cứ vào xương sọ có thể phục chế diện mạo của người chết, biết được “Tào Tháo” đó trông như thế nào khi còn sống.

Nhưng diện mạo phục chế này cũng khá mờ nhạt, trán cao thế nào, da đen hay trắng, mắt một mí hay hai… thì không thể biết được. Hơn nữa, muốn biết có phải xương sọ Tào Tháo thật hay không, còn cần đem xương sọ này xét nghiệm DNA với con cháu họ Tào hiện tại.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/17/2009/12/ngay30/moTaoThao3.jpg
Chiếc "xương sọ Tào Tháo" tìm thấy trong lăng mộ

Trước hết, phải tìm gia phả Tào Tháo, tìm người thực sự là hậu duệ dòng đích của ông, cho xét nghiệm đối chiếu DNA.

Đối với việc tiếp tục quy hoạch bảo vệ nghiên cứu “mộ Tào Tháo”, ông Tôn Anh Dân, Phó cục trưởng cục khảo cổ Hà Nam cho biết, sẽ nhanh chóng đưa ra đề án quy hoạch, chính quyền địa phương sẽ căn cứ trên tình hình khai quật để xây dựng bảo tàng lâu dài, cũng như phát triển những nghiên cứu đi kèm.

Cao Lăng quyết không bị sử dụng cho mục đích thương mại, cũng không cho phép bất cứ hoạt động thương mại nào. Ông Tôn Anh Dân cũng cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục khai quật, bởi trước mắt vẫn chưa nắm được nhiều vấn đề như kết cấu, phạm vi và các mộ tùy táng của khu mộ; tin rằng tiếp sau sẽ có thêm những phát hiện giá trị.

ChangBan
04-01-2010, 17:08
Có một điều này nói ra e là mọi người sẽ chê cười tôi, nhưng mà đó là ý kiến của tôi nên tôi xin đc nói:
Tào Tháo tuy là một kẻ gian hùng, nhưng ông cũng là 1 anh hùng đc tôn thờ, ông cũng là danh nhân văn hóa thế giới....Những người như vậy thường rất linh thiên, nếu như khia quật mộ của hộ thì e là họ sẽ không để yên cho mình...Bằng chứng là vụ khia quật ngôi mộ của Nữ Hoàng Ai Cập, những nàh khỏa cổ có đc yên sau khi khia quật đâu, thần chết gõ cửa từng nhà ấy chứ

quynhtx
21-07-2010, 14:13
Nối tiếng quá cũng khổ, chết còn bị quật mồ lên nghiên cứu, thôi thà làm thường dân để sau này còn được "yên giấc ngàn thu" còn hơn

Dương Nghiệp
29-07-2010, 21:27
Nối tiếng quá cũng khổ, chết còn bị quật mồ lên nghiên cứu, thôi thà làm thường dân để sau này còn được "yên giấc ngàn thu" còn hơn

Chí anh hùng lưu danh muôn thuở
Mộng bá nghiệp thơm mãi nghìn năm

Nếu chỉ vì muốn an giấc ngàn thu mà chịu mất đi khí thái bậc đế vương, chịu làm thường dân thì quả thực không phải bậc gian hùng như Tào Tháo.

Ta phải có cách nhìn nhận khách quan về khảo cổ. Khảo cổ không phải là công việc bất nhân bất nghĩa như bọn cướp mộ vô nhân tính. Lịch sử cần sự xác thực, mà sự xác thực không chỉ trên giấy ố mực nhem từ những sử liệu cổ lưu truyền lại. Mà không hẳn rằng sử liệu đã xác thực hoàn toàn.

Chẳng hạn chuyện người Trung Hoa cổ đã có những ghi chép về Thiên Văn khá chính xác. Làm cách nào để xác nhận? Người hiện đại chúng ta đã bằng những phép toán, những quy luật tự nhiên để làm điều đó. Tuy nhiên, người ta lại phát hiện ra sử liệu có những điểm nghịch lý, mà về sau mới vỡ lẽ rằng, nguyên do chính ở người chép sử, trục lợi hay vì chế tài nào đó.

Cũng như vậy, để hoàn sử, xác thực sử, người ta cần khảo cổ.

Huống gì, Tào Tháo lại là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng không nhỏ, một bậc gian hùng mà nhiều câu chuyện, truyền thuyết kể mãi về sau không hết.

Khi băng hà, (sử liệu chép) Tào Tháo đã khênh tận 72 quan tài đi về các ngả Đông, Tây, Nam, Bắc. Có lẽ, không chỉ xuất phát từ tính đa nghi của ông. Đã là bậc đế vương thì bất kỳ ai cũng muốn Lăng Mộ của mình phải thật hoành tráng nhưng đảm bảo được tính tuyệt mật. Nhưng Tào Tháo lại khá "đạm" với quan niệm "bạc táng". Điều này càng làm cho người đời ca tụng thêm về chữ "trí" trong ông mà thôi. 72 quan tài bí ẩn kia trọn ý nghĩa cho chữ "tuyệt mật". Bản thân con người, cái gì không biết thì càng tò mò hiếu kỳ. Với người kiệt xuất như Tào Tháo, hẳn đã biết trước hành động ngày hôm nay, nên mới đưa ra một bài toán nan giải đến thế.

Huống hồ, Trung Quốc đã lấy việc tìm ra lăng mộ của Tào Tháo là một thành tựu; người đời nếu biết được tướng tá, diện mạo của ông, ai chẳng phấn khởi. Cứ xem việc khảo cổ như một cách để giúp ông ra đi trong an nghỉ thực sự mà chẳng cần "đa nghi nghĩ ngợi" gì thêm nữa...

giacat_tulong
29-07-2010, 21:45
bài toán của tào tháo thì có 72 ngôi cũng được coi là 1 vấn đề nhưng thực sự thì tính đa nghi của tào tháo cũng chưa chắc bằng tần thủy hoàng khi ông đã ra bài toán khó hơn là 108 ngôi mộ và hiện nay thì dòng họ doanh là rất hiếm hình như là đã bị hạng vũ diệt lúc tần tam thế ra hàng thì phải. nên nếu trung quốc mà tìm được ngôi mộ thật sự của 2 vị này thì chắc nghiêm cứu về đời tần hán sẽ dễ dàng hơn

khangdat
26-09-2010, 20:29
Đệ tạm thời không có suy nghĩ gì về việc nghiên cứu sự thật có phải là ngôi mộ tào tháo hay không, nếu sự thật phải thì thế giới sẽ hiểu thêm phần nào về thiên tài gian hùng này, tuy nhiên đệ cũng đồng tình với huynh đài kia, tìm hiểu rồi thì tất nhân quả báo ứng...mong các huynh đệ chém nhẹ tay