PDA

View Full Version : Giới Thiệu Văn Hóa Phong Tục Việt


LSB-Sun
17-12-2009, 11:35
Cha mẹ với con
Nguồn: VNThuQuan

Cha mẹ - Hai tiếng cha mẹ trong nước Việt được gọi mọi nơi khác nhau: Bố và Đẻ, Thầy và Ụ. Ở Hưng Hoá thì gọi mẹ là Bầm, về phía trong thì gọi là Bụ. Ở Miền Nam thì gọi cha là Tiá, gọi mẹ là Má. Ở đây hiện giờ thì lại nhiều người gọi cha là Ba, gọi mẹ là Má. còn các nhà hiếm hoi con thì cho người con gọi bằng Chú Thím, người thì cho con gọi là Anh Chi, Cậu Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, nhưng đã không ai dùng ngày nay nữạ
Sinh con - Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, chóng mặt, đau mình gọi là ốm nghén; hay thèm ăn chua chát, gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà mụ đến đỡ, con ra thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn cạn thì con hay bị hoạn.
Người mẹ thì phải kiên khem gió máy, phải nằm than. Ăn cơm muối trắng hấp hay là nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn thịt. Đầy cữ (con trai bảy ngày, con gái chín ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới được ra ngoàị
Nhà nghèo nuôi con, nhà giàu thì tìm vú cho con. Có người cho vú đem vềnhà nuôị Cho bú khoảng ba bốn tháng thì cho ăn cơm và vẫn bú dặm cho đến ba bốn tuổi mới thôị
Con nhà nào là ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, là hợp và ca thì dễ nuôi và mai sau thành ngườị
Tục Việt hỏi thăm nhau đẻ con trai hay là con gái, người có chữ thường nói là "lộng chương hay là lộng ngõa" (nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói). Điển đó do ở Kinh Thi: sinh con gái thì khinh bỉ mà cho chơi bằng hòn ngóị Lại có người hỏi huyền hồ hay là huyền cân (nghĩa là treo cung hay treo khăn mặt). Điển ấy cũng do Tục Tàu: đẻ con trai trao cái cung ngoài cửa, mà đẻ con gái thì treo cái khăn mặt). Dân Việt dùng điển đó để mà hỏi thăm chứ không có phong tục đó.
Cúng mụ - trong sách "Bắc Bộ Lục" có nói rằng: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc, gọi là đoàn du phạn (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Sách "Vân đài loại ngữ" của ông Lê Quý Đôn thì nói rằng: tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm vài mâm cỗ cúng mụ Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có là cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhaụ Mà nhất là tiệc một trăm ngày và tiệc đầy tuổi tôi là lớn hơn.


PS: Trong trang này Tiểu Điệp viết về phong tục, văn hóa Việt Nam thời nguyên thủỵ Có một số phong tục ngày nay người Việt không còn duy trì nữa vì sự phát triển trong ý thức hê.. Tuy nhiên người Việt mình cũng còn duy trì những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:36
Đạo làm con
Nguồn: VNThuQuan

Đọc sách Thánh Hiền chúng ta sẽ thấy lấy sự hiếu thảo với cha mẹ là việc quan trọng và lớn lao nhất trong đời của một con ngườị Trong sách xưa có chuyện "Nhị Thập Tứ Hiếu" là một trong những phương châm cho đạo làm con.
Chữ hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha me..
Thông thường, khi con mẹ còn thì con cái không nên đi xa, sợ không được cơ hội phụng dưỡng dưới gối cha me.. Cho nên nhiều người xưa được đưa đi làm quan xa, hoặc phải đi làm xa xôi thì thường hay từ chối rằng ở nhà còn chút cha già hay mẹ già không thể đi xa được.
Cách phụng dưỡng cha mẹ thì khác biệt trong mỗi gia đình. Nhà nào còn cha mẹ mạnh khỏe và giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào có cha mẹ già yếu hoặa không có nhà riêng thì o(? với con cáị Con có chút tiền bạc thì đem của ngon vật lạ, cơm dưng nước tiến cho cha mẹ . Nhà nghèo thì cũng có chút lưng cơm lành, canh ngọt để phụng dưỡng cha me.. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, đến tháng gởi chút tiền quà để cung dưỡng. Ở xa xôi cách biệt họ cũng không quên cha mẹ và lâu lâu gởi chút quà mọn về dâng. Nhưng cũng nhiều người chỉ biết lo cho bản thân và gia đình mà không kể đến cha mẹ, nên cũng có câu: "Lúc sống thì chẳng cho ăn, để đến khi chết làm văn tế rồị"
Thông thường vì dân ta coi cha mẹ rất là kính trọng nên khi đọc đến tên thì phải kiêng, gọi là tục kiêng tên. Ví dụ như tên Kèo thì đọc chại ra là Cừu; tên là Cột thì đọc chạnh ra là Kẹt... Nhiều người tên cha mẹ mình lại muốn cho người ta kiêng nữa, cho nên mới có câu "Nhập gia vấn húy" (vào đến nhà phảI hỏi tên húy để mà kiêng). Kiêng tên tuy là lòng kính trọng nhưng cũng có chút khí hẹp hòị Vì vậy tục này ngày nay rất ít người duy trì.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo lý và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt với cha mẹ là người thân của mình thì xã hội cũng không còn tử tế với họ nữạ
Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình càng phải nghĩ cách mà lập thân mình, làm nên một sự nghiệp vẻ vang có ích cho xã hộị và đừng để tiếng xấu với xã hộị Cha mẹ là người sinh ra con cái, và có một kỳ vọng lớn lao vào con cái, con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì vậy hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội con người chúng tạ Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình vẫn là mái ấm duy nhất luôn cùng con trên bước đường đờị

Anh em, chị em
Nguồn: VNThuQuan

Tục xưa một gia đình thường có một người đàn ông và nhiều vợ cho nên thông thường anh em cùng cha mẹ hay anh em cùng cha thường hay thân thiết với nhaụ Còn anh em cùng mẹ khác cha thì coi như người ngoài thôị
Anh em cốt lấy tình thân ái làm đầu, "lá lành đùm lá rách", bênh vực giúp đỡ lẫn nhaụ Ông bà thường hay nói anh em vui vẻ, hòa nhã với nhau là nhà có phúc. Nhưng thường thì tự ai nấỵ
Người anh cả có quyền hơn cả các người em. Cha mất rồi thì người anh là người thay mặt cho cha mà trông coi các em. Em còn thơ thì phải nuôi nấng, rồi phải lo dựng vợ gả chồng cho em nữa, thường được gọi là "Quyền huynh thế phụ" Gia sản của cha mẹ để lại, cũng người anh cả được hưởng phần lợi hơn, cho nên công việc trong nhà như ma chay giỗ tết, người anh phải chịu phần nă.ng. Đôi lúc, người con út được hưởng phần lợi của cha mẹ hơn các anh. Vì anh em ai cũng có gia đình, cơ nghiệp hết, chỉ có em út còn ở với cha mẹ nên được cha mẹ cho hết. Cũng từ đó có câu "Giàu con út, khó con út, trút sạch cửa nhà."
Trong dân gian ta có câu chuyện khuyên anh em thân nhau được gọi là "Chuyện giết chó khuyên chồng."
"Xưa có một người chồng chơi bời thân thích với một người bạn, nay chè mai chén, rồi lại thuốc phiện. Anh ta chỉ biết chơi với bạn mà không hề lo đến em của mình. Người vợ khuyên chồng mãi không được nên mới nghĩ ra kế: Một hôm người vợ giết con chó cạo lông cho trắng trẻo, để trong xó nhà tốị Chồng đi chơi về khuyạ Vợ nói dối rằng hôm nay lỡ tay đánh chết một đứa trẻ, để giấu trong buồng. Chồng sợ mất vía, chạy vào xó buồng xem thì quả nhiên có một đứa trẻ nằm đó. Chồng bảo gọi em để nhờ em đi chôn. Vợ nói: Xưa nay chàng chơi thân thiết với bạn, không nghĩ đến chú, bây giờ có nan sao chú chịu giúp mình có gì thì mình chờ người bạn bè còn hơn. Chồng nghe lời nói, cho mời bạn đến, nói đầu đuôi câu chuyện rồi nhờ bạn chôn dùm. Người bạn chôn xong, sáng mai lập tức đi báo quan để lấy công. Anh ta lại chỉ dẫn cho quan về tận nơi khám. Quan đào lên thì là con chọ Hỏi ra thì người vợ thuật câu chuyện cho quan nghe và nói rõ mưu kế của mình. Chồng từ đó chán người bạn mà thân với em.
Chị em ở với nhau cũng có tình thân ái như anh em, có câu rằng: "Em ngã chị nâng, chị ngã em nâng." đó là chuyện thường tình của dân tạ Còn về phần anh em rể hay chị em dâu thì không có thân nhau mà thường hay khủng khỉnh với nhaụ Chỉ có những gia đình có giáo dục kỹ, biết lễ nhường nhịn nhau thì không có nhiều chuyện khó khăn xảy rạ
Trong gia đình mà anh em lủng củng, vì chút lợi gia sản mà cấu xé nhau đến kiện quan thì đó làgia đình không có phúc. Thậm chí có gia đình khi cha mẹ chết, bỏ quan tài cha mẹ qua một bên, tranh dành hương hỏa xong rồi mới chôn cha mẹ, thông thường chỉ có những gia đình nào suy đốn, dân ta thường nói là "đồi phong bại tục" thì mới có chuyện đó xảy rạ
Hầu hết, anh chị em là bát máu xẻ làm đôi, tình thân thiết hơn mọi người ngoài, luôn nhường nhịn nhau và khuyên bảo nhau, vui vẻ làm cho cha mẹ được thỏa lòng.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:37
Tết Nguyên Đán
Nguồn: VNThuQuan

Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ ti.ch. Theo chữ Hán Nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm maị Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu đầu năm, mở đầu cho mọi công an việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.
Năm mới đến, những sự may mắn mới đến, và bao nhiêu điều lo âu phiền toái của năm cũ đều theo năm cũ mà đi hết.
Theo sử của Trung Quốc, Tết Nguyên Đán có từ đời nhà Hạ và lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng.
Tháng Dần là tháng Giêng được chọn là tháng đầu năm.
Đến đời nhà Ân, thay đổi là tháng Sửu làm đầu năm. Nhưng khi đến nhà Chu thì sửa lại tháng Tý. Rồi đến đời Tần Thủy Hoàng lại sửa chữa lấy tháng Hợị Nhưng khi đến đời vui Hán Vũ Đế thì đầu năm lại vào tháng Dần như ban đầụ Và từ đó đến nay không còn sửa nữạ
Tết Nguyên Đán đến, mùa đông vừa qua, tiết lạnh cũng hết, ngày xuân ấm áp tới, đem lại hoa cỏ đua tươi khiến cho con người cũng như biến đổi cả tâm hồn sau một năm dài làm lụng vất vả.
Người người vui vẻ đón xuân mới, lòng chứa chan hy vọng ở những sự may mắn mớị Ai ai cũng vui, nên không ai bảo ai, gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

Giao Thừa và Lễ Trừ Tịch
Nguồn: VNThuQuan

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừạ Vạn sự trong thiên nhiên đều có từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc. Vì vậy một năm đều có sự bắt đầu và sự kết thúc của một năm là vào lúc giao thừạ
Theo Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấỵ Chính vì nghĩa đó, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ trừ tịch.
Lễ Trừ Tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm mớị
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở của năm cũ để đón những điều mới mẻ, an lành và tốt đẹp của năm mớị Lễ này được diễn ra vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừạ
Dân ta tin rằng mỗi năm có một vị thần trong coi thiên ha.. Lúc giao thừa là lúc thần cũ trao nhiệm vụ cho thần mớị Trong lễ giao thừa thường được cử hành trịnh trọng từ trong nhà ra đến đình chùa để tiễn đưa vị thần năm cũ và đón tiếp vị vương năm mớị Thông thường dân Việt của ta ngày trước, trong giờ phút giao thừa này, đánh chuông trống, pháo nổ không ngớt từ nhà này đế nhà khác, từ thành phố đến ruộng đồng.
Bàn thờ giao thừa của làng xóm hoặc đình làng cũng như tại các tư gia được thiết lập giữa trờị Lễ giao thừa đều có cúng mặn. Các ông thủ từ lo ở đình, miếu, còn tại tư gia thì thường con trưởng, gia trưởng lo liệu
Bàn thờ là một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp. Lễ vật gồm, thủ lợn (đầu heo), hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của vị Đa.i-Vương.
Ngày nay còn ít nơi cử hành cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Trong các tư gia, bàn thờ trở nên giản tiện hơn với sự thành kính như xưạ Có khi chỉ là chiếc bàn nhỏ với mâm lễ vật. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc cái lọ nhỏ để giữ chân nhang.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:38
Vài Tục Lệ Trong Đêm Giao Thừa
Nguồn: VNThuQuan

Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, ta có những tục lệ mà cho đến nay cũng còn nhiều người giữ.
—Lễ Chùa, đình, đền: Sau khi cử hành xong lễ giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ ở các chùa chiền, đình, đền để cầu phúc cầu may, để xin Phật Thần phù hộ cho năm mới gia đình và bản thân được nhiều phước lành và may mắn đến. Bên cạnh đó người ta còn đi xin quẻ đầu năm để có thể biết trước năm mới sẽ ra saọ
—Xuất hành: Khi đi lễ người ta thường hay chọn giờ, chọn hướng để xuất hành. Họ tin rằng nếu đi đúng giờ và đúng hướng ra khỏi nhà thì năm mới sẽ gặp lành nhiều mà dữ thì ít. Ngày nay ở Sài gòn, việc chọn giờ chọn hướng không còn được dùng nhiềụ Ở các đình chùa, đêm giao thừa thường đông các thiện nam tín nữ trong những bộ áo quần đủ màu đến lễ báị
—Hái lộc: Bên cạnh đi lễ đình chùa, lúc trở về người ta còn có tục hái cành cây hay cành hoa khi xuất hành về. Hái lộc có ngụ ý là m lấy lộc của Trời Đất, Phật Thần ban cho về nhà. Trước đình chùa thường có những cây to cành lá um tùm như cổ thụ, cây bồ đề.... Mỗi người bẻ một nhánh gọi là cành lộc. Họ đem cành lộc về cắm trên bàn thờ cho đến khi tàn. Cành lộc tượng trưng cho điềm tốt lành, may mắn, phúc lộc của năm mớị
—Hương lộc: Có nhiều người không hái lộc trong lúc xuất hành, họ xin lộc tại các đình chùa bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn trước bàn thờ, rồi mang về nhà cấm lên bình hương của bàn thờ Tổ Tiên, hoặc các vị Thần khác ở nhà. Ngọn hưong tượng trưng cho sự phát đạt thành công của năm mớị Xin hương lộc tức là xin Phật Thần phù họ cho công việc làm năm được tốt lộc quanh năm. Nếu trên đường đưa hương về nhà, gió thổi mạnh làm bốc cháy hương thì người ta tin đó là một điềm tốt, may mắn cho cả năm.
—Xông nhà là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mớị Ta tin người dễ vía xông nhà thường mang tốt đẹp quanh năm đến cho gia đình. Vì vậy, thường khi họ đi lễ về thì đã sang năm mới, họ tự xông nhà của mình để tránh những người khác mạnh bóng vía đem diều xấu đến cho năm mớị Nhưng có thể trong nhà không ai có vía dễ thì có thể nhờ một người trong làng xóm, hay thân bằng cố hữa tốt vía sớm ngày mồng Một Tết xông nhà trước khi có khác đến.
—Đốt pháo: Đêm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháọ Dân ta tin đốt pháo để trừ ma quỷ. Theo tục người ta truyền thì có giống ma núi được gọi là Sơn tiêu, khi đến gần người thì người đau bệnh, vì vậy đốt pháo để tránh xạ Nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo từ buổi chiều giao thừa, khi bắt đầu cúng gia tiên. Phần lớn dân ta hiện nay không phải đốt pháo để trừ ma quỷ mà chính tiếng pháo giúp vui cho ngày Tết, làm gia tăng thêm sự hân hoan, phấn khởi của mọi ngườị Xua tan những phiền muộn của năm cũ. Tiếng pháo làm cho ngày xuân thêm tưng bừng và năm mới thêm nhộn nhịp.

Những Tục Lệ Ngày Tết
Nguồn: VNThuQuan

Người dân Việt quanh năm làm ăn vất vả không ngừng nghỉ. Chỉ có ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, chơi xuân. Cảnh xuân đầy đủ sắc hoa, tiếng pháo nổ rền để những mảnh giấy đỏ hồng khắp phố. Ở miền Bắc và miền Trung còn có thêm mưa xuân, khí trời ấm lại, hương vị xuân đến với mọi ngườị Mọi người đón Tết một cách nhiệt tình, nồng nàn, và trịnh tro.ng. Vì vậy việc sửa soạn cho ngày Tết được tiến hành rất công phụ
Dân ta thường sửa soạn cho ngày tết bắt đầu từ tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, mua đậu xanh để gần đến ngày gói bánh chưng, bánh tét. Họ còn muối dưa hành vào đầu tháng nàỵ Bên cạnh đó, họ đi chợ sắm sửa những vật dùng cho ngày Tết. Họ mua sẵn gà, hương để cúng cũng như biếụ Bánh mứt, hoa quả được mua một phần, còn phần thì gởi biếu những người mình chịu ơn. Như học trò biếu thầy cộ
Không những lo sửa soạn các vật dụng, dân ta còn lo sắm một bộ quần áo Tết. Đặc biệt là các cô gái mới độ xuân thì, ngày xuân là dịp các cô chưng diện để cho mọi người ngắm nhìn đặc biệt là các cậu con trai mới vừa đôi mươi đang tìm hồng nhan tri kỷ.
Ở các làng mạc, không những các gia đình sửa soạn ngày Tết cho họ mà còn cho cả làng. Họ tính việc mở hội làng đầu năm, hay việc cúng Tết ở đình.
Tết là bắt đầu của một năm mớị Dân ta tin rằng phải đón Tết trong một khung cảnh sáng sủa, sạch sẽ, đẹp đẽ.Vì vậy trước ngày Tết, nhà nào cũng lo lau quét nhà cửa, trang hoàng trong nhà. Họ lau chùi các vật trên bàn thờ. Các đồ bằng đồng thì đem đi đánh bóng. Án thư, mâm quả đều đem đi rửa sa.ch. Bên cạnh đó còn có cả câu đối đỏ. Bàn thờ được chùi rửa và rồi còn được cắm thêm hoa, bỏ thêm quả.
Trên các tường, ngoài cổng được treo tranh tết, tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ, đám cưới chuột, tranh tiến tài, tiến lộc, hay tranh gà gáy sáng...
Từ nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu ai cũng háo hức đón Tết. Mọi người gặp nhau trao cho nhau những câu chúc tốt đẹp.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:40
Gửi Tết, Biếu Tết
Nguồn: VNThuQuan

Hằng năm, con cháu ở đều phải gởi Tết đến nhà trưởng, người có trách nhiệm lo việc hương đèn cho những bậc đã qua đờị Con cháu ở xa gởi Tết để người trưởng có thể lo việc cúng vái trong những ngày Tết cho các bậc khuất núị
Con cháu gởi Tết để tỏ lòng nhớ ơn và kính mến tổ tiên. Phong tục này làm cho mối liên lạc giữa con cháu, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc xa gần được gần nhau hơn.
Bên cạnh gửi Tết, dân ta còn có tục biếu Tết. Đây là dịp để những người mang ơn tỏ lòng tri ơn đối với ân nhân. Quà biếu chủ yếu là tấm lòng chân thành của người biếụ
Thường thì học trò biếu Tết thầy của mình, con bệnh biếu Tết ông lang, người nợ biếu Tết chủ nợ, dân biếu Tết quan, bạn bè biếu Tết lẫn nhau để bày tỏ thân tình. Ngoài ra còn có con rể biếu Tết cha mẹ vợ để cảm tạ người đã sinh ra vị hôn thê của mình.

Tất niên, chợ Tết
Nguồn: VNThuQuan

Bạn bè, đồng nghiệp, hay bạn hàng thường họp mặt lại với nhau trước khi chia tay về ăn Tết tổ chức một bữa tiệc được gọi là tất niên. Trong bữa tiệc mọi người chúc Tết lẫn nhau và cùng chung vui trong bữa tiệc cuối trước thềm năm mớị
Buổi học cuối cùng trong trường lớp thường thì học trò biếu Tết thầy và thầy gởi lời chúc Tết đến gia đìn học sinh. Đôi khi có chút bánh mứt để tăng thêm phần ngọt ngào của buổi học cuối cùng. Thầy trò ngồi nhắc lại những chuyện trong năm qua và nói về Tết. Nhiều khi học trò còn đốt pháo mừng thầỵ
Tết đến. mọi người đều sắm sửa cho năm mới vì vậy, nói đến Tết là phải nhắc đến phiên chợ Tết. Phiên chợ họp thường vào ngày 28-29 tháng chạp. Trong phiên chợ này, cha mẹ thường dẫn con cái đi sắm sửa quần áo đồ dùng cho Tết như tranh pháọ Vì vậy, phiên chợ này được gọi là phiên chợ trẻ con. Phiên chợ Tết là phiên chợ họp sau phiên chợ trẻ con, hay là phiên chợ cuối cùng của năm. Trong phiên chợ này người bán hàng thì ráng bán hết những mặt hàng mình đang có, hay người mua hàng thì ráng mua những gì mình thiếu cho Tết. Phiên chợ này rất đông ngườị Người người nườm nượp tranh nhau mua hàng hoặc bán hàng. Nhiều chợ lớn ở Sài Gòn, những lúc này trong chợ không có chỗ đi, chỉ toàn chen lấn. Không khí lại càng thêm nhộn nhịp tấp nập.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:41
Thăm mộ và cúng ông bà
Nguồn: VNThuQuan

Dân Việt trong những dịp vui đều đếu cúng với ông bà đã khuất để cùng người sống chung vuị Ngày Tết cũng vậy, nhiều người đi làm cỏ ở mộ đắp mộ, cúng vái, và cắm vài nén hương cho ông bà, để ông bà cùng hưởng Tết với họ
Không những đi đến mộ để thăm viếng, chiều 30 Tết dân ta thường có lễ cúng được gọi là "đón ông bà" về cùng ăn Tết trong nhà. Trong mấy ngày này, trên bàn thờ người ta tin rằng luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Tục xưa còn có cả văn khấn gia tiên. Sau khi khấn lễ tổ tiên xong, thông thường có một tràng pháo nổ để đón mừng ông bà về cùng chung vui cũng nhưng đón Tết. Những xác pháo nổ cùng với khói làm cho hương vị Tết thêm tưng bừng.

Chúc Tết & Những điều kiêng trong ngày Tết
Nguồn: VNThuQuan

Sáng ngày mồng một, những vị trưởng lão thường ngồi ở nhà chính để con cháu đến mừng chúc Tết. Con cháu chúc tết các cụ năm mới mạnh khỏe và bình yên, an khang. Các cụ chúc Tết các cháu năm mới thêm tuổi thêm khôn ngoan, học hành tấn tớị Trong lúc chúc Tết các cháu thường dâng cho các cụ những món quà nhỏ. Và các cụ cũng mừng tuổi cho các cháu bằng những bao lì xì đo đỏ xinh xinh. Phong tục này được duy trì cho đến nay từ nhà giàu sang cho đến những nhà nghèo đều có chút đỉnh để mừng Tết cho nhaụ Bên cạnh đó, cha mẹ thường lì xì cho con cáị Cô, dì, chú, bác lì xì cho các cháụ Khi các em nhỏ đến mừng tuổi những người bạn của cha mẹ, chủ nhà cũng lì xì cho các em.
Những điều kiêng trong ngày Tết
- Kiêng quét nhà
- Kiêng mặc áo trắng sợ có điều tang tóc
- Kiêng nói tiếng khỉ, sợ làm ăn xuị
- Kiêng nói những điều tục sợ điều xấu xa
- Kiêng nhắc đến chuyện chết chóc.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:42
Cành đào và cây nêu
Nguồn: VNThuQuan

Chơi cành đào
Trong ngày Tết, dân Việt thường hay có cành đào cắm trong nhà. Màu đỏ nhạt của hoa đào rất hợp với cảnh xanh tươi của mùa xuân. Theo tục lệ, dân ta còn tin rằng cành đào có thể trừ được ma quỷ. Trong Nam, cây đào hiếm, nên dân Việt thường cắm cành maị
Sự tích cây nêu
Cây Nêu được trồng để trừ ma quỷ
Tục truyền ngày xưa, khi đến Tết, ma quỷ thường đến quấy phá dân gian. Dân gian chịu không nổi đành đi kêu đức Phật. Phật liền ra tay bắt bọn ma quỷ quấy nhiễu dân gian. Ma quỷ sợ hãi, không còn dám quấy nhiễu dân chúng nữa, nhưng chúng hỏi là ở đâu là đất của Phật để chúng tránh xạ Phật trả lời:
---- Ở đâu có phướn, có chuông, có khánh đấy là đất của Phật.
Ma quỷ lại hỏi địa giới của Phật đến đâu và lấy gì phân biệt:
Phật trả lời là ở đâu có vết vôi trắng là địa giới của Phật.
Sau đó, ngày Tết người ta dựng cây, trên ngọn nên có treo khánh sành và phướn giấy, và ở trước nhà có rắc vôi bột thành hình cung tên để trừ ma quỷ. Ma quỷ thấy cây nêu và vôi trắng không dám phạm tới vì sợ Đức Phật. (Trích dẫn "Phong tục Việt Nam" của Toan Ánh).

Tết Thanh Minh
Nguồn: VNThuQuan

Vào đầu tháng ba âm lịch (thường vào cuối tháng 3 hay đầu tháng tư Dương Lịch), có một tiết được gọi là tiết Thanh Minh. Thanh Minh nghĩA là trời trở nên mát mẻ quang đãng, trong lành. Theo lệ của Tàu thì vào ngày này giai nhân, tài tử thi nhau đi tảo mộ, gọi là Hội Đạp Thanh. Dân ta không ăn tết này, nhưng cũng có nhiều người vào dịp này mà đi tảo mộ Tảo mộ là đi thăm mộ của những bậc đi trước, rồi về nhà cũng làm cỗ để cúng gia tiên. Có những gia đình vào lúc này họ thường đi làm hết cỏ mọc xung quanh mộ của các thân bằng quyến thuộc, sơn phết lại cho thật kỹ để mộ nhìn đẹp đẽ hơn. Dân ta tin rằng ngôi mộ là ngôi nhà của người đã mất, vì vậy sơn phết và chùi dọn mộ bên ngoài là dọn nhà cho người thân đã mất của mình có chỗ ở an khang và tốt đẹp.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:43
Cưới Hỏi Ngày Trước
Nguồn: VNThuQuan

Tuổi đính hôn- Con trai, con gái khoảng 15-16 tuổi trở lên là đã sắp sửa lấy vợ lấy chồng. Vào khoảng 23 tuổi mới cưới được coi là trễ. (Đây là số tuổi ngày xưa nhưng ngày nay, dân ta đã thay đổi nhiều tùy từng vùng.) Ngày trước có những nhà cưới vợ cưới chồng cho con từ năm mới mười hai, mười ba tuổi, và có nhà có đính ước hai họ với nhau khi hay trẻ đang trong bào thaị Nếu vợ chồng hơn kém nhau một hai tuổi thì được gọi là vừa đôị
Dạm hỏi- Trước tiên cha mẹ đàng trai thường kén chọn chỗ nào môn đăn hộ đối, xem tuổi có xung khắc không, rồi mới mượn người làm mai đến nhà đàng gái nói chuyện cưới xin. Nếu bên nhà gái bằng lòng gả thì nhà trai mới đem trầu cau, trà đến dạm hỏị Bắt đầu từ đó, thì mồng năm ngày Tết hoặc là ngày kỵ nhật nhà gái, người rể phải đưa đồ lễ vật đến mới là kính trọng nhà gáị Sau khoảng ít lây thì làm lễ đám hỏi: nhà trai đem trầu cau, chè, heo quay, xôi đến nhà gái để cúng lễ với ông bà bên nhà cô dâụ Thường ở vùng Quảng Nam thì trong lễ hỏi thường thêm một đôi bông tai vàng.
Xêu- Ăn hỏi rồi thì đến xêụ Xêu làm đem những thực phẩm của đúng mùa đố đến nhà gáị Ví dụ như mùa trái vải thì xêu vải, mùa trái dưa thì xêu dưạ Đồ mà đàng trai xêu thì nhà gái chỉ lấy một nửa, còn lại một nửa thì gửi lại đàng traị
Cưới- Xêu xong một năm hoặc nửa năm thì cướị Nếu không xêu mà cưới thì gia đình đàng trai bị thiên hạ chê cườị
Trao thơ, thách cưới- Trước khi muốn cưới thì đôi bên nhà trai và nhà gái đều phải không có tang chế gì. Cưới thì nhà trai viết thư hỏi xem nhà gái muốn những lễ vật nàọ Nhà gái muốn những vật gì thì viết thư trả lời nhà traị Nhà trai nếu lo được thì mới chọn ngày lành tháng tốt, đính ước ngày cưới với nhà gáị Nếu nhà gái đòi lễ vật quá nhiều thì nhà trai có thể xin bớt đị Có khi nhà gái không chịu, thì nhà trai phải bất đắc dĩ lo liệụ Và từ đó hai bên sui gia sinh ra thù ghét nhạ Thù ghét nhau nhiều thì cô con dâu thường phải chịu khổ cực khi về làm dâụ
Đồ thách cưới thường là: Heo gạo, hoặc bò, trà, trầu cau, rượu, vòng, nhẫn, hoa, hột, quần áo, mền gối, và kèm thêm tiền bạc.
Đám cưới- Về vùng quê, đám cưới thường làm vào ban đêm. Khi rước dâu phải chọn giờ làng tháng tốt. Trong đám cưới có một ông già hiền lành cầm một bó nhang đi trước, rồi đến các người dẫn lễ, người đội mâm trầu cau, người khiêng heo... Chú rể thì khăn áo lịch sự, có một nhóm thân thích dẫn đị Khi đến nhà gái, dàn bày đồ lễ, người chủ hôn nhà gái khấn lễ với tổ tiên rồi thì chú rể vào lễ báị
Tế tơ hồng- Hương án được bày ra sân, trên hương án có gà, xôi, giầu, rượu, tế tơ hồng xông rồi hai vợ chồng mới cưới được vào lạỵ
Tục lệ tế tơ hồng được dựa trên một tích xưa của Tàụ Ngày xưa, có một người tên là Vi cố, một bữa đi chơi trăng gặp một ông già đang xe các sợi dây đỏ ở dưới bóng trăng. Vi Cố mới hỏi ông ta, thì ông ta nói rằng ông là Nguyệt Lão coi việc xe duyên cho vợ chồng ở dương thế. Khi ông ta buộc sợi dây hồng này vào chân người nào thì dù thế nào nữa họ vẫn phải lấy nhaụ Vì vậ cho nên việc vợ chồng là chuyện đã được Nguyệt Lão định từ trước. Khi hai vợ chồng nên duyên nên phận rồi thì phải tạ ơn ông ta, và cầu ông ta phù hộ cho ở được trăm năm với nhaụ Tế tơ hồng xong rồi thì người rể vào lạy cha mẹ vợ, rồi đợi cho họ hàng ăn uống xong mới về.
Sau khi tế tơ hồng xong, vào ngày hôm sau thì đưa dâụ
Đưa dâu-- Nhà trai và nhà gái cùng ăn mừng mở tiệc tùng linh đình và mời bà con hai học đến để cùng chia vuị Bà con mừng cô dâu chú rể có thể bằng tiền, trà, trầu cau, hay câu đối đỏ... Thông thường bà con hay mừng bên nhà trai chứ nhà gái ít người để ý đến. Tuy nhiên ở thành phố có mừng ở bên nhà gái nhưng cũng chỉ ít ỏi vài vuông nhiễu điều (vải đỏ) hoặc yếm đã may sẵn.
Khi đưa dâu thì nhà gái cũng kiếm một ông già cầm bó nhang đi trước, và bà con họ hàng dẫn cô dâu đi saụ Đến nhà trai rồi thì một và bà già dẫn cô dâu vào nhà chú rể lạy tổ tiên rồi đến cha mẹ chồng. Nếu chú rể còn ông bà thì cũng phải lạy ông bà chồng. Ông bà cha mẹ chồng thường thì mỗi người mừng cho một vài đồng bạc.
Họ hàng ăn uống xong thì luôn có phần cầm về thường có xôi thịt, bánh trái, giò chả, trầu cau, chuốị
Ở thành phố thách cưới thường nhiều hơn ở vùng quê và cũng không có lễ cưới vào ban đêm. Đám cưới thường vào ban ngày và sau đó đón cô dâu về nhà liền. Trong khi cưới và khi đón dâu, hai ông bà cầm hai cái lư hương ngồi trong xe che lọng xanh đi trước, rồi các người theo phụ mỗi người đội mâm cau trùm vải đỏ. Trong mỗi mâm có rượu, quả. Ngày xưa thì đi bộ, sau đó đi xe kéo, hay xe xong mã.
Lễ bái cũng như ở vùng quệ Sau đám cưới đều có phần cầm về như bánh ngọt, bánh chưng, bánh dầy chia cho những người thân thuộc.
Phương Thuật -- Trong khi cô dâu đi đường ăn mặc đẹp, mọi người đều ngắm nhìn. Để tránh những lời độc mồm độc miệng, cô dâu phải mặc một cái áo choàng và cài một cái kim. Có nơi đốt một lò lửa trước cửa để cô dâu bước qua để trừ tà. Và có nơi khi cô dâu đến nhà mẹ chồng, mẹ chồng cầm bình vôi tránh đi một lúc, hay có nơi dâu đến một người lấy chày cối giã một lúc.
Đóng cửa, giăng dây -- Trong khi cưới và lúc đưa dâu, thì có tục đóng cửa, giăng dâỵ Lúc nhà trai đem lễ cưới đến nhà gái thì bên nhà gái, có thể là trẻ con hay người giúp việc đóng cửa không cho vàọ Nhà trai phải cho họ vài đồng thì họ mới mở cửạ Trong lúc đi đường thìnhững người nghèo lấy sợi chỉ đỏ, hoặc mảnh vải, lụa đỏ giăng ngang giữa đường, đám cưới đi đến, phải nói tử tế và cho họ vài đồng thì mới được cởi dâỵ
Giao Duyên -- Tối hôm cưới, người chồng lấy trầu tế cho vợ chồng, trao một nửa cho vợ, rót một chén rượu, mỗi người uống một nửa và lễ này được gọi là lễ hợp cẩn. Vợ trải chiếu lạy chồng hai lạy, chồng đáp lại vái một váị Tục lệ này chỉ dùng ở những dòng họ lớn.
Lại mặt -- Cưới được ba hôm, đến hôm thứ tư thì hai vợ chồng làm lễ xôi chè đem về bên nhà vợ lạy tổ tiên, lễ còn được gọi là tứ hỉ.

Bàn về tục cưới hỏi xưa
Nguồn: VNThuQuan

Xét kỹ tục cưới xin của dân ta có những điều trái với văn minh
Vợ chồng cưới nhau quá sớm. Dân ta thường cho có con cháu đầy nhà là có phúc nên nhiều gia đình con mới mười bốn mười lăm tuổi, huyết khí chưa đầy đủ đã có vợ có chồng rồị Nhiều khi con gái hỉ mũi chưa sạch đã về làm dâụ Vì vậy khi sanh con đẻ cái ra nhiều đứa còm cõi, khẳng khiu, khó nuôi, yếu ớt làm cho giống nòi không mạnh mẽ. Hơn nữa, tuổi trẻ là lúc học hành, tìm hiểu cuộc đời để có thể xây dựng mái ấm gia đình sau này vữa mạnh, nhưng lạnh lấy vợ gả chồng thì coi như cả tương lai chỉ còn vào con cái thôi, trí tuệ không bao nhiêụ
Trai gái không được tự do hôn phối đã làm cho nhiều cặp vợ chồng cưới nhau về rồi nhưng lại oán ghét nhau và không được hòa thuận đến nỗi lìa xa nhaụ Cũng có thể vì sợ tai tiếng nên ăn ở gượng gạo với nhau, sinh ra sầu não, công việc trong nhà không lành, mà ngay bản thân cũng bệnh tật về mọi mặt. Cha mẹ ngày trước thường tìm nơi xứng đáng mới gả dù cho con không bằng lòng cũng nài ép mà nhiều khi cha mẹ vì lợi nhuận riêng của mình mà gả bán con cũng có.
Tục thách cưới đã làm cho lắm nàng dâu khổ cực suốt đờị Hai bên đàn trai và đàn gái đều vì tư ít của nhau mà sinh ra thù ghét. Nhà gái chỉ vì thể diện danh tiếng mà thách cưới cho cao làm cho nhiều gia đình nhà trai phải vay mượn để cưới vợ về cho con. Gia đình nhà gái được tiền bạc và tơ lụa nhiều nhưng khi cô dâu về nhà trai thì phải chịu sự hành hạ của gia đình chồng. Không những vậy mà còn phải làm để trả cái nợ mà nhà chồng ngày trước mượn để trả tiền cướị
Tóm lại, ngày nay xã hội đã thay đổi nhiều, trai gái có lấy nhau cũng phải chờ đến mười tám hai mươi mới lấỵ Mà cha mẹ cũng thường để cho con cái tự ý lựa chọn theo tính ý của mình chứ ép hôn đã giảm nhiềụ Và hai bên gia đình cũng không nên coi chuyện giàu nghèo là điều quan trọng trong chuyện cưới xin vì đó là do phải duyên phải lứa mà thôị Có như vậy thì chính cô dâu và chú rể sau này cũng dễ sống với hai bên gia đình không phải buồn rầu nhiều vì lễ giáo độc đoán.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:44
Vợ Chồng
Nguồn: VNThuQuan

Ngày trước vợ chồng nhà sang trọng gọi nhau bằng "cậu mợ", thầy thông phán thì gọi nhau bằng "thầy cô". Thông thường thì họ gọi nhau bằng "anh chị", cho đến khi có con thì lại gọi nhau bằng "thầy em". Có những gia đình thô tục thì gọi nhau bằng "bố cu mẹ **", và có người lại gọi là "bố nó mẹ nó", có khi cả hai vợ chồng lại gọi nhau là "nhà ta". Ở vào vùng Quảng Nam thì vợ gọi chồng là "anh", chồng gọi vợ là "em". Ở Nghệ Tĩnh vợ chồng gọi nhau là "gấy nhông". Ngày nay vợ chồng còn trẻ thường dùng "anh em", và khi đã về tuổi xế chiều lại gọi nhau là "ông bà". Thông thường tùy theo mỗi tục lệ của gia đình mà xưng hô cho hợp.
Vợ chồng cư xử hòa thuận với nhaụ Ca dao Việt Nam có chép rằng: "Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn." Câu trên mang hàm ý rằng nếu vợ chồng hòa thuận với nhau thì dù việc có khó đến đâu vẫn có thể làm được. Chồng phải giữ "Nghĩa" với vợ, và người vợ phải giữ chữ "tiết" với chồng đó là phong tục của dân tạ
Trong một gia đình Việt Nam ngày trước thường chú trọng vào nghĩa vụ của người vơ.. Người vợ trên phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, có khi nuôi cả chồng, hay giúp chồng lo lắng công việc, gánh vác giang sơn nhà chồng. Và bên cạnh đó còn phải sinh đẻ và nuôi dưỡng, coi sóc con cái thì mới được hai chữ "nội trợ" Chẳng những vậy còn phải có tứ đức. Tứ đức có đủ thì mới được gọi là hiền. Tứ đức bao gồm: Phụ dung, phụ công, phụ ngôn, phụ ha.nh.
-----Phụ Dung: có dáng người hòa nhã, chải chuốt gọn gàng, sạch sẽ.
-----Phụ Công: Khéo các nghề như vá may thêu dệt, và còn phải biết buôn bán, cầm kỳ thi họạ
-----Phụ Ngôn: lời ăn tiếng nói phải khoan thai dịu dàng, không cẩu thả, the thé. Phải mềm mỏng để cho ai cũng dễ nghẹ
-----Phụ Hạnh: là nết na trên kính dưới nhường, trong nhà chiều chồng thương con, hiền hậu với anh em họ hàng nhà chồng. Ra vào nhu mì chín chắn không cay nghiệt với aị
Không những tứ đức mà còn phải có Tam Tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Có nghĩ là ở nhà chưa lập gia đình thì người con gái phải nghe lời cha mẹ, khi đã xuất giá theo chồng thì phải phục tùng chồng, đến khi chồng chết thì theo con.
Vì phong tục như vậy nên khi người con gái đi lấy chồng dù dở sống dở chết vẫn phải nương nhờ nhà chồng chớ không ai giúp đỡ. Hoàn cảnh đó đã khiến cho người vợ phải hết sức lo cho gia đình chồng để giúp họ cũng như giúp mình.
Nói về nghĩa vụ người chồng thì chồng phải có cử chỉ ở đúng đắn, biết thương yêu, quý trọng vợ, khiến cho vợ được nương nhờ sung sướng hơn.
Vợ chồng đồng tâm hiệp lực, người lo trong, kẻ lo ngoài thì việc gia đình được chu toàn. Người chồng không nên để cho vợ gánh hết mà chỉ quanh năm ở nhà trông cậy vào tài của vợ thì bị người đời gọi là "kẻ hèn".
Người vợ trong gia đình tuy là phải lo toàn trách nhiệm và bổn phận nhưng quyền hạn lại hạn chế hầu như không có. Trong khi đó người chồng lại có những quyền bất công bằng cho người vợ, đó cũng là do phong tục của dân ta trọng nam kinh nữ. Tiền của của hai vợ chồng làm ra hoặc của người chồng hay người vợ làm ra đều gọi là của chồng cả. Dù cho chồng ở nhà chỉ lo chơi bời, người vợ phải buôn bán gồng gánh nuôi con, nhưng tiền làm ra do công sức của vợ lại được coi là của chồng. Vì vậy có câu chép rằng: "Trai tay không, không ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng phải nhờ chồng."
Không những về chuyện tiền bạc mà còn việc giao thiệp với người ngoàị Người đàn ông có quyền giao thiệp bất kể ai ở ngoài nhưng đàn bà thì không được quyền dự đến việc này việc kiạ Cho nên từ trong họ cho đến làng xã, việc tiếp khách và các chuyện xã hội là không quan hệ đến đàn bà. Vì vậy mà đàn bà hồi trước lại ít kiến thức, được coi gần như một người vô dụng ở đờị
Vì bị coi là người vô dụng nên họ cũng không có quyền tự dọ Chỉ có người đàn ông có quyền tự dọ Tự do đây nghĩa là người chồng muốn chơi bời, đi lại đâu thì đi, người vợ không có quyền ngăn cấm. Nếu vợ hơi có ý thì được coi là trái với gia pháp và người chồng có thể chửi mắn đánh đập. Chồng có thể lấy năm bảy vợ, nhưng ngược lại vợ chỉ phép lấy một chồng. "Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng."
Đạo vợ chồng ngày trước có nhiều điều trái với sự công bằng tự do của một con ngườị Vì vậy khi xã hội ngày càng phát triển thì những tục lệ bất công đó dần dần bị bỏ đi theo thời gian. Và điều trên hết mà vợ chồng cần có cho nhau trong mọi thế hệ không ai thay đổi được đó là thương yêu, quý trọng, hòa nhã với nhaụ Vì tạo hóa đã sinh ra có trai có gái mới công bằng cho tự nhiên, cho nên cả hai đều phải có những quyền lợi bằng nhau và luôn kính nể nhaụ

Nho Giáo
Nguồn: VNThuQuan

Nước ta coi trọng nhất là nho giáọ Đức Khổng Phu Tử được suy tôn là tiên thánh, tiên sư của đạo nàỵ Ngài dạy người ta trọng: hiếu, để, trung, thứ, tu, tề, trị, bình. Hiếu để thờ cha mẹ, và lòng hòa thuận với anh em. Trung để thờ vua cho hết lòng. Thứ để ở với người đời trọn vẹn, biết nghĩ đến ngườị Tu là chỉnh đốn tính nết của mình cho tốt đẹp hơn. Tề là đạo tề gia, và trị là đạo trị nước, và cuối cùng bình là bình trị thiên ha..
Bên cạnh tám điều đó, Ngài còn dạy cho dân lục nghệ: lễ nghi, âm nhạc, tài bắn cung, tài cưỡi ngựa, cách viết, tính toán. Lễ nghi được dùng trong giao thiệp với mọi người, nhạc dùng để tu dưỡng tính tình, bắn cung và cưỡi ngựa là thể thao để bồi bổ cơ thể mạnh khỏe hơn.
Đạo Nho là một đạo bình thường giản dị, thuận với lẽ tự nhiên của thiên nhiên, và hợp với tính tình của con người, ai cũng có thể noi theo được. Thông thường, người có nho học thì nết na, có phép tắc và lòng nhân áị Nếu dùng trong việc trị nước thì đất nước có kỷ cương, hệ thống dễ dàng cai trị

LSB-Sun
17-12-2009, 11:46
Tính Tình của đàn ông
Nguồn: VNThuQuan

Người đàn ông được coi trọng trong xã hội được gọi là bậc sĩ phụ Bậc sĩ phu trọng nhất là luân thường. Cho dù nghèo khổ như thế nào nhưng nếu trái luân thường thì sẽ bị người đời chê cườị Bên cạnh đó, người đàn ông còn có tính ưa nhàn hạ, lấy cảnh phong nguyệt, hoa, thảo mộc làm thú vuị Lấy cầm kỳ thi tửu làm phong lưụ Về phần những người nông dân tầm thường thì phần lớn là cần kiệm, an phận làm ăn, tuân giữ phép nước và quyến luyến trong gia đình là thú vui của ho.. Nếu bần cùng lắm thì họ mới đi làm ăn xạ
Dân chúng yên ổn, vui thú làm ăn cho gia đình, cho làng nước. Ai ai cũng biết trọng sự học hành, trừ khi nhà nghèo quá không thể cho con đi học được. Nhà dân thường thì con trai lên bảy tám tuổi cho đi học khoảng dăm ba năm rồi đi làm nghề. Con nhà phong lưu phú quí thì cho con đi học thành ngu8ời mới thôị
Mọi người đều lấy lễ nghĩa làm tro.ng. Nhiều khi chữ lễ được câu nệ từng ly, từng tí. Ai không có lễ nghĩa thì thiên hạ chê cười là người ngạo ngược.
Ngoài nhu8~ng tính trên, ai có những tính tình thật thà, cẩn thận, trung hậu, nhún nhường, hòa nhã, công liên, trầm tĩnh, khẳng khái, ngạnh trực, can đảm, quả quyết, kính bậc đạo đức, nhớ ơn nghĩa, trọng công nghiệp, giữ danh giá, có tư cách, có nghĩ khí, khoan dung, trọng ái tình, yêu nhân loại, giúp kẻ khốn, ghét sự ác, vui sự thiện không xa xỉ, khi cần thì hào hoa,v.v.v.. thì được coi là tính khí quân tử.
Những người bị coi là có tính khí thường nhân là có tính hồ đồ, ngờ vực, nhút nhát, lười biếng, ghen ghét, khoe khoang, hợm hĩnh, khép nép, câu nệ, sợ đầu sợ đuôi, nghĩ quanh nghĩ quẩn, không ác không thiện, không dở cũng không hay, ham sự cờ bạc, rượu chè, thích quây quần ăn uống, chẳng hại ai mà cũng không có ích gì cho ai, đua đòi, chỉ xuôi theo chiều gió, theo thiên ha..
Kẻ tiểu nhân có những tính gian giảo, kiêu ngạo, ương ngạch, phản trắc, tham lam, thô tục, cục cằn, hay xóc móc, kiện cáo, tranh giành, hay nịnh hót người quyền thế, hay khinh bỉ người hiền lành, hay nạt kẻ ngu hèn, hay theo kẻ bạo ác, hay sinh sự gây ra thù hằn, ăn trộm, ăn cướp, xỏ lá, đàng điếm, hoang tàn, ngông nghênh, đài các giả, phong lưu mược, tính ranh vặt, ích kỷ, hại người, phản bạn lừa thầy...

Tết Trung Thu
Nguồn: VNThuQuan

Rằm tháng tám âm lịch được gọi là Tết Trung Thụ Tết này dân ta thường coi là tết của trẻ con, nhưng ngày trước có nhiều nhà cũng chi phí vào các lễ cúng nhiềụ
Ba ngày làm mâm cỗ để cúng gia tiên (ông bà), tối đến bày mâm cỗ để thưởng nguyệt (trăng). Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái thì thi nhau làm tài khéo léo như gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá coi thật là đẹp.
Đồ chơi của trẻ con trong Tết này toàn là các thứ làm bằng giấy: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, đèn cù, đèn xẻ rãnh, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ... Có nhà một mùa Tết này bán các đồ đó cũng lời nhiềụ
Trẻ con tối hôm Trung thu (có thể những ngày trước đó hay sau đó) dắt díu nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy vô, đám thì kéo cô, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ. Lại nơi nọ trống quân, nơi kia hát trống quít. Tất cả những sinh hoạt này được gọi là Trung Thu thưởng nguyệt.
Phong tục treo đèn bày mâm cỗ là do tục ở thời vua Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa ngày xưạ Hôm đó là ngày sinh nhật của vua, ông truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn, bày tiệc ăn mừng, rồi dân ta cũng theo lệ đó mà thành phong tục.
Tục rước đèn thì do từ đời nhà Tống ở Trung Hoạ Trong đời vua Nhân Tôn, có con cá chép thành yêu tinh, cứ đêm trăng hiện lên là con gái đi hại ngườị Bấy giờ ông Bao Công mới ra sức cho dân gian làm nhiều đèn giống như con cá đó mà đem giong chơi ngoài đường, để cho nó sợ mà không dám đi hại người nữạ Chuyện này tuy nghe huyền thoại nhưng nay đã là phong tục.
Tục hát trống quân thì do từ đời Vua Nguyễn Huê.. Nguyên do là khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ta mới bay ra một cách cho hai bên giả trai gái hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có trống làm nhịp theo nên gọi là trống quân.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:47
Tết Trùng Cửu
Nguồn: VNThuQuan

Mồng chín thá ng chín gọi là Tết trùng cửụ Tết ngày ít được nhiều gia đình làm lễ, nhưng cũng có một số gia đình theo tục Tàu mà mừng lễ.
Tục truyền rằng từ đời nhà Hán, có người Hoàn Cảnh theo học ngườ Phí Tràng Phòng. Tràng Phòng một hôm kêu Hoàn Cảnh: mồng chín tháng chín nhà anh ta có nạn to, nên cho người nhà mỗi người may một cái túi lụa, đựng hoa phù du rồi buộc trên cánh taỵ Sau đó lên chỗ nào cao mà uống rược cúc thì mới hết nạn đó. Hoàn Cảnh nghe lời thầy, quả nhiên bữa đó những người trong nhà không bị gì nhưng gà chó trong nhà đều chết hết. Người Trung Hoa vì thế cứ đến ngày đó thì hái hoa phù du, uống rượu gọi là hưởng tết trùng dương.

Tết Trùng Thập
Nguồn: VNThuQuan

Mồng mười tháng mười là tết Trùng Thập. Tết đó phần nhiều là các nhà đồng cốt và các thầy thuốc hay ăn lễ nàỵ Ở nhà quê cũng có nhiều nơi ăn tết này, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài có nơi làm bánh dầy, nấu chè kho, trước cúng thần, cúng gia tiên, rồi đem biếu những người quen thuộc.
Các thầy thuốc thì vì thu lễ thu tiền mà ăn Tết một là để cúng cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử và các bạn hàng.
Vùng Thanh Trì ăn Tết Trùng Thập vào ngày 31 tháng 10. Lúc đó là lúc việc gặt hái đã xong, vì nhớ đến công tiên nông đã trao cho họ mùa vụ tốt đẹp, họ cúng tế và an ủi cho mọi sự khó khăn, cực nhọc đã quạ

LSB-Sun
17-12-2009, 11:49
Vui Xuân Quê Ta
Nguồn: VNThuQuan

Đối với phương Tây, ngày Noel là ngày lễ quan trọng nhất. Nhưng đối với dân Việt ta, ngày lễ tết Nguyên Đán là ngày trọng đại nhất trong năm.
Tết là dịp cho dân ta cám ơn trời đất đã ban phúc cho mỗi gia đình làm ăn khắm khá trong một năm vừa quạ Họ có những lễ cúng ông bà trời đất để cám ơn cũng như cầu cho mọi điều năm mới đều may mắn. Chuyện lành sẽ đến, chuyện dữ biến đị
Đó cũng là dịp cho mọi người cám ơn nhau trong suốt một năm trời sinh hoạt chia sẻ những vui buồn với nhaụ Anh em đến chơi với nhau, uống chén rượu sen, rượu cúc, hoặc chén nước trà tàu, trà sen, hút điếu thuốc lào, uống rượu sâm banh, hoà với vài ba hạt dưa, ăn vài miếng mứt.
Bạn bè thăm nhau, mỗi người đưa một danh thiếp đỏ đề mấy chữ tă.ng. Ngày xưa lễ bái thì nhiều, do xu hướng ngày một phát triển, lễ bái đã bị gạt bỏ hết.
Phần lớn các gia đình ăn Tết ba hôm, nhưng có gia đình chỉ mừng Tết một hôm, và cũng có những gia đình mừng Tết đến bảy hôm.
Các gia đình thì ngày Tết con cái sum vầy vui Tết, đem biếu Tết các món ngon vật lạ, nếu cha mẹ đã qua đời con thứ thường đến nhà con trưởng để góp phần làm mâm lễ cúng cha mẹ tổ tiên.

Các trò chơi trong đại hội
Nguồn: VNThuQuan

1- Hát Bội: Hát bội có rạp, hoặc bắt màn dưới gốc cây to, hoặc hát nơi đình. Phường hát bội khoảng chừng mười một mười hai người, một vài anh chàng đánh trống đánh phách, một vài anh vẽ hề đóng tướng. Họ đóng các tuồng các tích và còn diễn hề làm cho người coi cười vui vẻ. Ở ngoài có một người cầm trống chầu, hễ hát câu nào hay pha trò câu nào thì gõ cắc một tiếng. Phường nào hát giỏi thì được thưởng nhiều, phường nào hát dở được thưởng ít, họ cũng có khi hát khoán là cứ tính theo mỗi buổi tối là bao nhiêu đồng thì hát.
2- Hát tuồng: Hát tuồng chỉ khác hát bội là hát tuồn là hát nghiêm chỉnh, người hát ít tán chuyện hài và thường dùng các điểm tích như Tam quốc, Bình Đông, Bình Tây...
3- Trò quỷ thuật: Đó là mục ảo thuật hay xiếc ngày trước. Những trò họ hay có như là thả một cần câu trong một chậu nước trống, đọc thần chú thì tự nhiên câu lên có cá. Hay một cái chén không, trùm mảnh vải lên cái chén đó khi mở ra là chén rượụ Một cái lồng không trùm lại mở ra là đầy cả một lồng chim. Khi leo dây múa rối, họ dùng một sợi dây to cột trên lưng chừng hai cây tre, căng từ đầu này đến đầu kia dài khoảng 10 thước tạ Sau đó một người tay cầm cái sào đi trên sợi dây vừa đi vừa múa hát, có khi còn tung hai ba con daọ
4- Các tuồng dưới nước: Họ treo màn và sạp dưới nước rồi thì hát trống, múa rối dước nước. Họ còn cầm máy làm cho các người rối đi trên mặt nước hoặc đánh nhau, hoặc làm hai con rồng chọi nhau, có khi làm ông Lã Vọng câu cá, cá nhảy đớp mồi thì giật lên được cá.
5- Hát quan họ: Hát quan họ là một bên trai và một bên gái, họ hát đối đáp với nhau như hát trống quần. Hát quan họ xuất thân từ vùng Bắc Ninh.
6- Bắt bài: Mười hai hoặc mười tám hoặc hai mươi bốn ả đầu mỗi người mặc một màu áo, xanh hoặc đỏ, đầu đội nón cài trâm, thắt lưng ngoài, mỗi vai có một cái đèn bóng, tay múa miệng hát, múa lượn theo nhịp.

LSB-Sun
17-12-2009, 11:50
"Nam Nữ thụ bất thân"
Nguồn: VNThuQuan

Ngày nay câu nói này chúng ta rất ít nghe nói đến nhưng vào thời xưa khi ông cha ta vẫn còn coi trọng quan niệm nho giáo thì câu nói này là câu nói cửa miệng nhằm chỉ mối quan hệ nam nữ.
Ngày xưa khi hai người khác phái trao cho nhau vật gì hay nhận của nhau vật gì đều không trực tiếp tận tay vì sợ ra hiệu hay làm chuyện gì xấụ Hai người muốn mời nhau ăn trầu thì người chủ têm trầu xếp vào cơi trầu và đặt giữa bàn, khách tự lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến khắt khe cho nên việc tỏ tình cho nhau cũng khó thực hiện, họ chỉ có chăng là đôi mắt thầm lén nhìn nhaụ
Đối với người Á Đông nói chung, hay người Việt Nam nói riêng, việc nam nữ vô tình chạm vào da của người khác phái là coi như không có cử chỉ đứng đắn. Người đàn ông suồng sã sẽ bị đàn bà coi thường xa lánh nhưng vẫn còn được xã hội chấp nhận hơn khi một người phụ nữ bị xã hội dèm pha là gái lẳng lơ thì cô ta rất khó có tấm chồng cho mình. Vì vậy các nhà quyền quý thường nhốt con gái mình trong nhà không cho giao thiệp ngoài xã hộị Thời phong kiến xưa đã sớm hình thành các điểm khác nhau giữa nam và nữ. Chỉ có những người con gái trong gia đình có tư tưởng tân tiến mới được đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng, con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau vui chơi cùng bạn bè trang lứa thì bị chế nhạọ Hội hè đình đám cũng phải phân biệt nam nữ.
Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ chung với nhau là chuyện thường tình, nhưng ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nằm nhà ngoàị Ngày xưa chuyện này rất phổ biến rộng rãi, đó là cái lệ ở nhiều vùng. Vì vậy, tác giả muốn cho các bạn chút lời khuyên nhỏ nếu các bạn về VN và về vùng nông thôn chơi thì đêm tối vợ chồng nên tránh nằm cùng giường kẻo các cụ phong kiến trong nhà lại thấy chướng mắt mà phiền lòng gây ra xích mích không đáng.