PDA

View Full Version : Nền Bóng Đá thế giới


Trang : [1] 2

chet_lahet
15-09-2009, 19:56
Xin mạo muội lập Topic này để anh em tìm hiểu về bóng đá
Nguồn của topic này là từ Sưu tầm , Tổng hợp hoặc Hiểu biết cá nhân mà có.
Mong anh em giúp sức cho Topic ngày càng hoàn thiện :D

-----------------------------
Mục lục những bài sưu tầm trong topic:

- Lịch sử bóng đá khái quát (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049723&postcount=1)
- Một số CLB bóng đá (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049724&postcount=2)
- Mười quyết định dở nhất trong lịch sử World Cup (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049725&postcount=3)
- Mười vụ chuyển nhượng đình đám khiến cầu thủ bị biến thành tên phản bội (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049726&postcount=4)
- Quá trình hình thành và phát triển của World Cup (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049727&postcount=5)
- Những huyền thoại mặc áo số 7 của M.U (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049728&postcount=6)
- 10 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049729&postcount=7)
- Top 10 HLV vĩ đại nhất của bóng đá Anh (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049829&postcount=8)
- Một số sự kiện nổi tiếng lịch sử bóng đá (Part.1 (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049830&postcount=9) - Part.2 (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049831&postcount=10) - Part.3 (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049832&postcount=11))
- Thông tin về lịch sử champions league (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049839&postcount=12)
- Giải bóng đá ngoại hạng Anh (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049840&postcount=13)
- Những cầu thủ mãi mãi ra đi sau những tai nạn, sự cố đáng tiếc trên sân cỏ. (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049841&postcount=14)
- 10 đội bóng vĩ đại nhất lịch sử World Cup (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049842&postcount=15)
- Real Madrid - Barcelona, mối thù xuất phát từ lịch sử (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049850&postcount=16)
- Những sân vận động đẹp nhất thế giới (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049851&postcount=17)
- 11 danh thủ thế giới hay nhất đầu thế kỷ (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049852&postcount=18)
- Những điều thú vị quanh số áo thi đấu. (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049854&postcount=19)
- 10 trận derby nóng bỏng nhất hành tinh (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049898&postcount=20)
- Top 10 CLB hay nhất thế kỷ 20 (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049978&postcount=21)
- Chiến thuật "Bóng đá tổng lực" (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049979&postcount=22)
- Sơ đồ chiến thuật WM (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049980&postcount=23)
- Hệ thống phòng ngự kinh điển Catenaccio (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049981&postcount=24)
- Kích thước sân bóng đá theo chuẩn (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049982&postcount=25)
- Kỷ lục bóng đá: Mới ba giây đã đuổi cầu thủ ra khỏi sân (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049997&postcount=26)
- Thú vị của bóng đá thế giới (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1049999&postcount=27)
- Những kiểu ăn mừng kì quái (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050001&postcount=28)
- 10 phí chuyển nhượng kỳ lạ nhất lịch sử bóng đá (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050002&postcount=29)
- FIFA (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050265&postcount=30)
- Hiệp hội bóng đá Anh (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050266&postcount=31)
- Bóng đá tại Việt Nam (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050269&postcount=32)
- Bóng đá - những chuyện kỳ lạ : NHỮNG KỶ LỤC CÓ MỘT KHÔNG HAI (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050494&postcount=33)
- Lịch sử clb manchester united (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050495&postcount=34)
- Ấn tượng bóng đá thế giới (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050496&postcount=35)
- Quả bóng vàng châu Âu và những điều thú vị nhất (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050558&postcount=36)
- 10 điều thú vị về lễ bốc thăm World Cup (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050560&postcount=37)
- 20 điều thú vị về Alex Ferguson (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050561&postcount=38)
- Thảm kịch Turin & huyền thoại về một đội bóng vĩ đại (http://www.luongsonbac.com/forum/showpost.php?p=1050562&postcount=39)
- CLB lâu đời nhất (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1062621&postcount=40)
- Penalty 1 (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1062633&postcount=41) - Penalty 2 (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1063482&postcount=42)
- Hoàng đế Franz Beckenbauer, cuộc đời, và World Cup (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1063483&postcount=43)
- Cuộc đời huyền thoại Michel Platini (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1063485&postcount=44)
- Lịch sử CLB Chelsea - những năm tháng thăng trầm (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1063655&postcount=45)
- LỊCH SỬ hào hùng của MILAN (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1063665&postcount=46)
- Đội hình xuất sắc nhất Premier League thập niên qua (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1064097&postcount=47)
- 10 cầu thủ xuất sắc nhất Serie A thập kỷ qua (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1064108&postcount=48)
- Alex Ferguson và con đường thành huyền thoại (http://luongson.net/forum/showpost.php?p=1085330&postcount=49)


-----------------------------

Trước tiên xin nói đến lịch sử môn bóng đá :

Theo những nhà nghiên cứu bóng đá trên thế giới khẳng định bóng đá đã có lịch sử hình thành từ lâu đời và được chia ra làm 4 thời kỳ:

Thời trước công nguyên và công nguyên
Nhằm mục đích phát triển các khả năng vận động để duy trì sự sống và xuất phát từ nhu cầu giải trí văn hoá, con người đã biết tổ chức các trò chơi có hình thức gần với môn bóng đá sau này, sử dụng các vật thể có hình dáng thô sơ (tròn hoặc dẹt), bằng nhiều loại nguyên liệu (quả bưởi, cuộn rơm, búi cỏ được bọc bằng da hay bong bóng bò).

Thời kỳ công nguyên đến thế kỷ 19
Lịch sử cũng ghi nhận nhiều trò chơi có những điểm tương đồng với môn bóng đá. Hoàng đế La Mã Jules César có cho phép và đã cổ vũ hai làng chơi tranh nhau một quả bóng mang vào một đích. Bên nào thực hiện được nhiều hơn bên đó thắng, bên thua bị đòn. ở Italia thế kỷ thứ 17 môn chơi này phát triển ở thành phố Florence và ở Pháp môn này cũng phổ biến. Người Pháp gọi nó là soule còn ở Italia là calcio. Ngày nay ở Italia người ta vẫn còn gọi bóng đá là Calcio.

Thời kỳ mới
Thế kỷ 19 với tất cả những chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã nảy sinh và phát triển nhiều hoạt động văn hoá.
Đã có một nhà nghiên cứu lịch sử bóng đá châu Âu khẳng định về lịch sử bóng đá rằng: Bóng đá là con đẻ của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất là kế tục bóng dáng của những cuộc chơi thời tiến sử, tiếp tục triển khai sáng tại các môn Soule, Calcio... bóng đá đã tái sinh, tự lập và sáng tạo ở ngoại ô Luân Đôn, tại xóm công nhân công nghiệp và những trường trung học ở Luân Đôn.

Sau nước Anh một thời gian, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lần lượt xuất hiện bóng đá.
Các mốc lịch sử phát triển bóng đá hiện đại:
Ngày 26/10/1963, trong một cuộc chơi tại trường trung học Rugby, hai đội đang chơi thì có một cầu thủ mang bóng bằng tay chạy vào cầu môn và làm nổ ra một cuộc tranh cãi. Người ta đi đến quyết định rằng phải chơi bóng bằng chân, được phép dùng đầu, thân người, trừ tay (kể cả thủ môn). Cũng trong buổi chiều đó, hội bóng đá được thành lập và nó đã tồn tại ở nước Anh từ đó cho đến nay.

1886: Cầu thủ không bị phạt việt vị nếu có ba cầu thủ đối phương xuất hiện gần sát khung thành của họ hơn so với anh ta.

1871: Thời gian trận đấu thu lại trong 1,5 tiếng đồng hồ. Thủ môn được phép bắt bóng bằng tay, nhưng chỉ trong khu vực của khung thành.
1872: Xuất hiện phạt góc

1877: Không có việt vị nếu bóng từ chân cầu thủ đối phương bay đến.

1878: Trọng tài ra sân bóng có còi. Trước kia trọng tài cùng với các trọng tài phụ chỉ được phép đứng ngoài sân bóng để giải quyết những tranh cãi của các cầu thủ khi họ yêu cầu

1882: Thời gian trận đấu được chia làm hai hiệp, có nghỉ giải lao. Sau nghỉ, hai đội đổi sân.

1891: Phía sau khung thành có lưới

1892: Xuật hiện luật phạt penalty 11 m.

Người phát minh ra quả phạt penalty là một người Ailen tên là Rid. Lúc đầu quả phạt này được sút từ bất cứ góc nào miễn là với khoảng cách đến khung thành là 11m. Sau đó quy định: Thủ môn không được đứng gần bóng ở khoảng cách dưới 5,5m.

1903: khi khu vực 16m50 được quy định thì xuất hiện chấm phạt 11 m, không được xê xích.

1923: xuất hiện đường vạch tròn phía sau khu vực 16m50 bắt buộc các cầu thủ phải đứng ở đó khi thực hiện quả phạt.

1929: quy định thủ thành trong quả đá phạt penalty phải đứng trên đường vạch cầu môn. Sau đó ít lâu lại quy định: quả penalty có thể được thực hiện trên bất cứ điểm nào thuộc khu vực 16m50.

1894: Thủ môn được phép dùng tay trong khu vực 16m50.

1900: Trọng tài được phép ra sân để điều khiển trận đấu.

1903: Luạt quy định quả phạt trực tiếp được thực hiện bằng quả sút thẳng vào khung thành của đối phương.

1907: xuất hiện phạt việt vị chỉ xảy ra ở phía sân của đối phương.

1909: Thủ thành buộc phải mặc trang phục khác màu với các cầu thủ đồng đội.

1913: Các cầu thủ của đội bóng đang trong tình thế phòng ngự phải đứng cách bóng 9m khi đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt tự do.

1923: Quả sút phạt góc trực tiếp rót thẳng vào cầu môn được tính.

1935: Không bị phạt việt vị nếu trước cầu thủ tiền đạo không phải là ba, mà là hai cầu thủ phòng ngự (kể cả thủ thành).

1939: Trên những chiếc áo cầu thủ có đeo số.

Bạn nào biết thêm thì tiếp tục

chet_lahet
15-09-2009, 20:01
Tại sao các câu lạc bộ có cái đuôi ‘United’?

’United’ có nghĩa là các thành viên đều thống nhất tập hợp lại dưới một cái tên chung. Họ cùng vì một mục đích muốn phát triển cái tên chung đó. Ví dụ như, một số CLB ở Newcastle vào những năm 1880, bao gồm Newcasttle East End và Newcastle West End. Khi East End tiếp quản sân St James’ Park của West End năm 1892, họ mới quyết định là mang một cái tên chung cho tất cả các CĐV trong thành phố. Do vậy cái tên Newcastle United ra đời. Còn trong trường hợp khác, tuy không phải là chuyện sáp nhập hay chung tên thì cũng là hướng đến vì các CĐV của địa phương. Nổi tiếng nhất đó là CLB Newton Heath FC đã đổi tên thành Manchester United vào năm 1902.

Một số các CLB khác cũng có tên ‘United’

Central United FC, New Zealand
West Ham United, Anh
Arcadia United, Zimbabwe
Ayr United, Scotland
Ballymena United, Bắc Ireland
Cambridge United, Anh
Caps United, Zimbabwe
Carlisle United, Anh
Christchurch United, New Zealand
Colchester United, Anh
D.C. United, USA
Drogheda United, CH Ireland
Dundee United, Scotland
Fontenoy United, Grenada
Galway United, CH Ireland
Geylang United, Singapore
Gladstone United, Australia
Gombe United, Nigeria
Hartlepool United, Anh
Hazard United, Jamaica
Jasper United, Nigeria
JEF United, Japan
Kwara United, Nigeria
Leeds United, Anh
Leventis United, Nigeria
Mathare United, Kenya
MDC United, Malawi
Newcastle United, Anh
North Shore United, New Zealand
Okwahu United, Ghana
Oxford United, Anh
Peterborough United, Anh
Pettah United, Sri Lanka
Plateau United, Nigeria
Rotherham United, Anh
Scunthorpe United, Anh
Seba United, Jamaica
Sheffield United, Anh
Southend United, Anh
St Michel United, Seychelles
Sunrise Flacq United, Mauritius
Supersport United, Nam Phi
Suzuki Newtown United, St Kitts & Nevis
Sydney United, Australia
Torquay United, Anh
Udoji United, Nigeria
United Petrotin, Trinidad & Tobago

Tại sao các câu lạc bộ có cái đuôi ‘City’

Các CLB có đuôi ‘City’ đa số thuộc ở Anh, ‘City’ ở đây có lẽ mang ngữ cảnh là đại diện chính thức cho Thành phố đó. Về mặt lý thuyết bất kỳ một CLB nào cũng có thể gắn cho mình cái tên ‘United’ đằng sau. Tuy nhiên, không phải CLB nào trực thuộc thành phố đó đều gọi là ‘City‘. Chẳng hạn không có CLB nào có tên Glasgow City (scotland) hay Liverpool City (Anh).

Một số CLB có tên ‘City’:

London City, Canada
Bristol City, Anh
Manchester City, Anh
Adelaide City, Australia
Awassa City, Ethiopia
Birmingham City, Anh
Bradford City, Anh
Brechin City, Scotland
Cardiff City, Wales
Chester City, Anh
Cork City, CH Ireland
Coventry City, Anh
Derry City, CH Ireland
Exeter City, Anh
Hull City, Anh
Leicester City, Anh
Lincoln City, Anh
Norwich City, Anh
Stoke City, Anh
Swansea City, Wales
Waitakere City, New Zealand
York City, Anh

Các CLB có tên ‘Athletic’

Các CLB này không có dính dáng gì đến điền kinh cả, chỉ mang tinh thần của môn thể thao đó mà thôi: nhanh hơn, xa hơn. Nhưng không phải cứ cótên mạnh mẽ như thế là thi đấu xuất sắc, bằng chứng là các CLB có tên này đều đang rất khốn đốn, chưa biết bao giờ mới lên hạng (trừ Charlton Athletic)
Oldham Athletic, Anh thành lập năm 1895
Forfar Athletic, Scotland thành lập năm 1881
Athletic Club, TBN
Charlton Athletic, Anh
Cork Athletic, CH Ireland
Djoliba Athletic, Mali
Dunfermline Athletic, Scotland
Lija Athletics, Malta
St Patrick's Athletic, CH Ireland
Wigan Athletic, Anh
Hull City AFC, Anh


Những CLB ngoài nước Anh có mang tên thuần Anh

Một số CLB nổi tiếng TG được thành lập bởi sự góp đỡ của những người Anh sống và làm việc ở những quốc gia đó vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tên của CLB thường cho ta biết gốc gác, xuất xứ của CLB. Một số thì chỉ đơn giản là có ‘Made in England’

AC Milan (1899)
được thành lập bởi một người Anh, Alfred Edwards, do vậy tên của đội bóng thành Milano đã bị Anh hoá thành Assocazione Calcio Milan (tên nửa Ý, nửa Anh!).
Tương tự như vậy, CLB lâu đời nhất Italia, Genoa được thành lập bởi người Anh năm 1893, mặc dù tên tiếng Ý của thành phô là Genova

Athletic Club de Bilbao (1898)
được thành lập bởi sự sát nhập của 2 CLB địa phương trong đó có thành viên người Anh, CLB xứ Basque (TBN) đã quyết định chọn tên ‘athletic’ thay vì tiếng TBN ‘athletico’

River Plate
CLB ”Dòng sông bạc” nổi tiếng của Buenos Aires, tên tiếng TBN là Rio de la Plata
Ngay cả tên Boca Juniors cũng thuần Anh

Red Star (1897)
Đây là CLB lâu đời của Paris được thành lập bởi Jules Rimet (thành viên sáng lập FIFA)
’Sao đỏ’ hiện nay đang chơi ở giải hạng 3 của Pháp

Corinthians (1910)
CLB thuộc thành phố Sao Paolo, Brazil


Màu sắc trong bóng đá

Ở Tây Ban Nha, CLB được mệnh danh là ‘những người làm đệm’ vì áo thi đấu của họ có màu sọc đỏ trắng, giống màu của những chiếc đệm

Aletico Madrid, TBN

Là CLB được khán giả ủng hộ nhiều chỉ xếp thứ 2 sau Real, Aletico luôn luôn phải phấn đấu cật lực để vượt qua cái bóng khổng lồ của ‘Những chú kền kền trắng’. Aletico đang trong quá trình tìm lại ánh hào quang xưa. Họ đã từng 9 lần vô địch Tây Ban Nha và có ông chủ tịch nổi tiếng là ‘Điên khùng’ Gesus Gil

Sunderland, Anh

gần đây họ đã từ bỏ sân bóng đá cũ là Roker Park để chuyển đến sân The Light-một trong những SVĐ lớn nhất và đẹp nhất của bóng đá Anh

Những CLB có sắc phục trắng-đỏ:

Aalborg Boldspilklub af (1885), Đan Mạch
Athletic Bilbao, TBN
Brentford, Anh
Cannes, Pháp
Cheltenham Town, Anh
Clyde, Scotland
Crvena Zvevda, Nam Tư
Exeter City, Anh
Fortuna Dusseldorf, Đức
1FC Koeln, Đức
Lincoln City, Anh
Olympiakos, Hy Lạp
Royal Antwerp FC, Bỉ
PSV, Hà Lan
Sheffield United, Anh
Southampton, Anh
Sparta, Hà Lan
Stoke City, Anh
Tromso, Na Uy
Vicenza, Italy

Sọc trắng xanh

Gần đây, các CLB của Anh thường chơi không thành công trong màu áo này. Vào mùa bóng 1999-2000, đội bóng cuối cùng mặc sắc phục sọc xanh trắng ở giải PL là Sheffield Wednesday, nhưng câu lạc bộ này đã xuống hạng. Tuy nhiên, không phải là màu áo này không đem lại may mắn như vậy. Deportivo La curona đã chứng tỏ điều đó bằng chức vô địch giải Prima Liga cũng mùa bóng 1999-2000.

Argentina

Nhắc tới màu áo này không thể không nhắc tới đội tuyển Argentina. Đội bóng đã từng 2 lần vô địch Thế giới và là lò sản sinh ra các thế hệ cầu thủ xuất sắc của bóng đá Thế giới. Năm 1978, trước 77000 người hâm mộ Mario Kempes và Bertino đã ghi hai bàn thắng vào lưới Hà Lan đem lại chức vô địch Thế giới cho đất nước ngay tại quê nhà – Buenos Aires. 8 năm sau, Argentina lặp lại chiến công tại Mexico 1986. Và cũng tử đó, Thế giới biết đến vị Chúa của Bóng đá – Maradona.

Một số đội có sắc phục sọc Xanh-Trắng

Brighton and Hove Albion, Anh
Chester City, Anh
Colchester United, Anh
Coleraine FC Ai Len
De Graafschap, Hà Lan
Deportivo La Coruna, TBN
Halifax Town, Anh
Hartlepool United, Anh
Hertha BSC, Đức
HJK, Fần Lan
Huddersfield Town, Anh
IFK Goteborg, Thuỵ Điển
Kilmarnock, Scotland
Odense Boldklub, Đan Mạch
Porto, BĐN
Racing Club, Argentina
Real Sociedad, TBN
Sheffield Wednesday, Anh
Slovan Bratislava, Slovakia
West Bromwich Albion, Anh

Màu xanh lá cây

Trong bóng đá, có một luật bất thành văn là áo thi đấu của các cầu thủ, trọng tài, màu quả bóng và cả màu sân đấu phải được phân biệt một cách rõ ràng, để khán giả có thể tiện theo dõi. Do vậy, ở châu Âu, có ít các đội bóng có màu xanh lá cây vì giống với màu cỏ. Tuy nhiên, ở châu Phi màu xanh lá cây có vẻ phổ biến hơn. Theo các chuyên gia về màu sắc, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự bền bỉ, gan lỳ, ngoan cường, bất khuất, rực rỡ, kiêu hãnh, tràn đầy sức mạnh.
Mãi đến năm 1911, Burnley, CLB hạng nhất của Anh, là đội bóng đầu tiên thi đấu trong trang phục xanh lá cây! Họ quyết định mặc màu áo này để đối chọi với CLB Aston Villa (sắc phục: Đỏ Bordeaux-Xanh dương), sau khi có người nói màu xanh lá cây là màu không đem lại may mắn.

Cameroon

Một trong những đội bóng lớn nhất của châu Phi là đội tuyển Cameroon. Cameroon trở thành đội bóng đầu tiên của châu Phi có mặt ở vòng Tứ kết World Cup Italia’90. Họ đã đánh bại nhà đương kim vô địch Thế giới lúc đó là đội tuyển Argentina ở trận khai mạc giải.
Ở các kỳ World Cup tiếp theo, Cameroon lọt được vào vòng chung kết nhưng thi đấu không thành công. Trong trận chung kết Cup vô địch châu Phi CAN 2000, những chú “Sư tử bất khuất” đã đánh bại những chú “Đại bàng” Nigeria, cũng là đội có trang phuc xanh lá cây

Panathinaikos

Panathinaikos được thành lập vào đầu thế kỷ 20 (1908) bởi một người Anh, nhưng mang một cái tên thuần Hy Lạp.
Biểu tượng của CLB là hình một cái cây có 3 lá (shamrock-tôi cũng ko biết là cây zì) và màu đặc trưng dễ nhận thấy là bộ trang phục xanh lá cây của họ. Panathinaikos đoạt cả thay 18 danh hiệu các loại, đội cũng đã lọt vào trận Chung kết cúp châu Âu năm 1971. Thành công này đạt được nhờ sự dẫn dắt của danh thủ Puskas, ngôi sao của ĐT Hungary và CLB Real Madrid.

Một số đội bóng có trang phục xanh lá cây:

Đội tuyển Ai Len
Đội tuyển Bắc Ai Len
Đội tuyển Mexico
Đội tuyển Belarus
Colorado Rapids, Mỹ
Ferencvaros, Hungary
Glentoran FC, N. Ai Len
Glostrup FK, Đan Mạch
Hibernian, Scotland
Legia Warsaw, Ba Lan
Maccabi Haifa, Israel
Northwich Victoria, Anh
Plymouth Argyle, Anh
Rapid Vienna, Áo
Sociedade Esportiva Palmeiras, Brazil
S.E. Palmeiras, Brazil
St Etienne, Pháp
Yeovil Town, Anh

Màu trắng

Màu trắng là màu biểu trưng cho cái chết và nỗi sợ hãi, băng tuyết và sự lạnh lẽo; là sự ngây thơ và tinh khiết. Nhưng, màu trắng cũng nhanh chóng bị nhuốm bẩn khi các đội thi đấu trong trời mưa, hay mùa đông.
Màu trắng là màu còn có thể tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng, là màu nổi bật giữa đám đông bởi sự tương phản của nó. Màu trắng cũng rất được ưa thích ở những xứ sở nhiệt đới, bởi vì nó tán xạ nhiệt, giúp cho các cầu thủ cảm thấy mát hơn khi trời nóng.
Vào thời kỳ sơ khai của bóng đá, vào giữa thế kỷ 19, màu trắng là màu phổ biến nhất trong việc lựa chọn trang phục thi đấu của các đội bóng. Hầu hết các chàng trai đều có ít nhất một chiếc áo thi đấu màu trắng.
Một số đội có những biến tấu cho những chiếc áo trắng của mình. Ví dụ, để phân biệt với một đội bóng cùng thành phố cũng có áo thi đấu màu trắng, River Plate kẻ thêm một sọc chéo màu đỏ qua vai. Màu áo này còn được sử dụng cho tới tận bây giờ.
Ở nước Anh, những năm 70, việc ra sân với màu áo trắng đối với các đội khách là một sự khó khăn. Đơn giản bởi đội chủ nhà đã chiếm nó trước rồi.
Vào năm 1961, khi Don Revie lên nắm chức chủ tịch CLB Leed United, ông liền thay màu hiện tại (xanh-vàng) bằng bộ trang phục toàn màu trắng giống như Real Madrid (hồi đó Real Madrid đang làm mưa làm gió trên đấu trường châu Âu) với mong muốn đội bóng sẽ hấp dẫn & hiện đại hơn như là Real!

Leeds United
Vào những năm 70, Leeds là một trong số những CLB hàng đầu của nước Anh, đoạt cúp UEFA năm 1971, cúp FA năm 1972 và cúp Liên đoàn 1974-1974.
Trong suốt những năm 90, đội hình thi đấu của Leeds toàn những cầu thủ trẻ do một HLV cũng còn rất trẻ là David O’Leary. Lối chơi tấn công giúp họ đạt được một số thành công (Vô địch PL 1992) và dự cúp C1 mùa bóng 2000-01.

Real Madrid, TBN

Có thể nói gì về CLB xuất sắc nhất trong thế kỷ 20?
Đến năm 2000, Real đã giành tổng cộng 27 lần chức vô địch Prima Liga và cúp Châu Âu (bây giờ gọi là cúp của Những nhà vô địch-C1). Real cũng là CLB giành nhiều cúp C1 nhất, là bá chủ châu Âu những năm 50 (5 năm liền). Real có thể lại là CLB xuất sắc nhất thế kỷ tới? Hiện tại đội hình của ‘Những chú kền kền trắng’ gồm toàn các siêu sao thế giới (“6 giải thiên hà”) mà các CLB muốn có chỉ trong mơ.
Màu áo thi đấu của họ cũng đã quá nổi tiếng với các CĐV. Mùa bóng 1999-2000, họ đã bán được 700.000 chiếc áo đấu!
Một số đội bóng có trang phục màu trắng

Đội tuyển Anh
Đội tuyển Mỹ
Đội tuyển New Zealand
Airdrieonians, Scotland
Auxerre, Pháp
Ayr United, Scotland
Bolton Wanderers, Anh
Borussia Mönchengladbach, Đức
Bury, Anh
Clyde, Scotland
Derby County, Anh
Dumbarton, Scotland
Dynamo Kiev, Ukraine
FC Copenhagen (FC København), Đan Mạch
FC Hajduk Split Croatia
Fulham, Anh
IFK Norrkoping, Thụy Điển
Iona FC, Ai Len
Port Vale, Anh
Preston North End, Anh
Santos FC, Brazil
Swansea City, xứ Wales
Tottenham Hotspur, Anh
Tranmere Rovers, Anh
Valencia, TBN
Vancouver Whitecaps FC, Canada
Hoàng Anh Gia Lai, Việt Nam

Màu vàng


Các chuyên gia về màu sắc cho rằng màu vàng tượng trưng cho sự vui vẻ, lạc quan, lộng lẫy, rực rỡ. Đội bóng nổi tiếng nhất có trang phục màu vàng dĩ nhiên là đội tuyển Brazil. Các CLB có trang phục màu vàng rất phổ biến ở Hà Lan và NaUy nhưng thật đáng ngạc nhiên, rất ít xuất hiện ở các giải đấu cao nhất của Áo, Anh, Hungary, Ai Len, Ý, TBN và Thuỵ Điển. Điều này có thể lí giải là bởi ở Tây Âu, người ta quan niệm rằng màu vàng đi cùng với sự nhút nhát. Thật khó tin là trong lịch sử của giải hạng nhất hay Premier League, chưa từng có CLB nào bước lên bục cao nhất trong trang phục màu vàng! (trừ Wolverhampton Wanderers với trang phục màu vàng kim).




Romania đã tham gia 7 kỳ World Cup và 3 kỳ Euro, nhưng thành tích lớn nhất mà họ đạt được là lọt vào vòng Tứ kết World Cup ’94 tại Mỹ.
Các cầu thủ Rumani nổi tiếng về kỹ thuật tuyệt vời, với hầu hết các tuyển thủ quốc gia đang thi đấu tại nước ngoài. (các nước Đông Âu thường sản sinh ra những nhạc trưởng tài ba và giàu kỹ thuật )
Có lẽ cầu thủ nổi tiếng nhất của Rumani là Georghi Hagi, cầu thủ được mệnh danh là ‘Maradona của vùng Carpat’. Hagi đã từ giã sự nghiệp quốc tế sau Euro 2000 với thành tích 113 lần khoác áo đội tuyển Quốc gia.

Một số đội bóng trong trang phục màu vàng

ĐTQG Brazil
ĐTQG Litva
ĐTQG Thuỵ Điển
AEK Athens, Hy Lạp
Albion Rovers, Scotland
Alloa Athletic, Scotland
Al Wasl, UAE
Barnet, Anh
Borussia Dortmund, Đức
Brondby, Đan Mạch
Cambridge United, Anh
ChievoVerona, Ý
Coloumbus Crew, Mỹ
East Fife, Scotland
Fenerbahce, TNK
Galatasaray, TNK
Las Palmas, TBN
Livingston FC, Estonia
Luton, Anh
Maccbi-Natanya, Israel
Mansfield, Anh
Nantes, Pháp
Oxford United, Anh
Sport Clube Beira Mar, BĐN
Sutton United, Anh
Torquay United, Anh
Villarreal FC, TBN
Watford, Anh
Young Boys, Thuỵ Sỹ
Norwich City, Anh

Trong thế giới bóng đá có rất nhiều điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng rất thú vị, ví như hai cái tên Athletic Bilbao và Aletico Madrid cùng của Tây Ban Nha mà đã thấy khác nhau rồi, hay xuất xứ các CLB, mối duyên nợ giữa các đội bóng…. nói chung là tất cả những gì liên quan đến bóng đá mà chúng ta có thể chưa biết. Do vậy chúng tôi muốn mở mục này mong mọi người đóng góp nhiều câu chuyện, chi tiết thú vị xung quanh trái bóng tròn.
Đồng thời đây có thể là nơi để ta có thể hỏi những điều chưa biết mà muốn biết hay muốn biết mà chưa biết (chắc chắn không fải là luật BĐ hay những điều tương tự như vậy),
Bóng đá và chim có liên hệ gì với nhau không các bạn. Các bạn có thể cho rằng: thật vớ vẩn, chim thì có dính dáng gì đến bóng đá. Thế mà có đấy!
Một số đội bóng ở Giải PL có những hình con chim trên huy hiệu hay logo của mình và biệt danh của các đội bóng cũng xuất phát từ đó mà ra.

Gà bantam: Bradford City, Anh

Chim sơn ca: Cardiff City, xứ Wales
Barrow AFC, Anh

Chim hoàng yến: Norwich City, Anh
FC Nantes, Pháp

Đại bàng đen: Bestika, TNK

Đại bàng: Crystal Palace, Anh

Chim ác là:Newcastle United, Anh
Notts County, Anh

Con cú: Sheffield Wednesday, Anh (đây là ngoại lệ vì sân của SW nằm trong quận Owlerton của Sheffield)

Chim cổ đỏ: Bristol City, Anh
Swindon Town, Anh

Muông biển: Brighton & Hove Albion, Anh

Thiên nga: Swansea City, xứ Wales

Chim hoàng yến vàng: Fenerbache SK Istanbul, TNK





Own Goal

Bàn thắng phản lưới nhà đầu tiên ở một giải World Cup được thực hiện bởi cầu thủ Ernst Loertscher, Thuỵ Sĩ trong trận Đức-Scotland 9/6/1938
Trong tổng số 17 lần World Cup từ Uruguay 1930 đến Korean-Japan 2002, đã có tổng cộng tất cả 1803 bàn thắng, và chỉ có 24 bàn phản lưới nhà. Bàn thắng ‘phản chủ’ gần đây nhất thuộc về cầu thủ Jeff Agoos (Mỹ) trong trận đấu với Bồ Đào Nha tại Suwon (WC 2002). Ở độ tuổi 34, Jeff Agoos mới có lần ra mắt đầu tiên ở Đội tuyển quốc gia sau khi bỏ lỡ 2 kỳ WC trước đó. Đây cũng là một trong những trận đấu thú vị nhất của giải WC lần thứ 17. Đội tuyển Mỹ đã gây bất ngờ cho khán giả khi dẫn trước BĐN 3-0 ngay trong 30’ đầu tiên của trận đấu, trong 3 bàn thắng đó có bàn phản lưới nhà của hậu vệ Jorge Costa (BĐN). Để như ‘đáp lễ’ đối với Costa, Agoos đã làm thủ môn Brad Fridel trở tay không kịp khi cẩu thả phá bóng trong khu cấm địa rút ngắn khoảng cách xuống còn 2-3 cho BĐN. Nếu để nói về ‘chuyên gia’ phản lưới nhà không thể không nhắc đến Travor Sinclair (Leicester). Là một hậu vệ, anh rất tích cực lên tham gia tấn công và ghi được không ít bàn thắng quan trọng cho đội, nhưng hình như cứ sau mỗi lần ghi bàn anh lại ‘đổ xuống sông, xuống biển’ bằng cái cách chẳng ai muốn. Trong những tình huống quyết định trong trận đấu với Boro, Everton (2002), hay với các đội Arsenal và Chelsea (1999) … anh đều là kẻ tội đồ của đội bóng.

Kỷ lục về số bàn thắng phản lưới nhà trong một trận đấu (không chính thức) đã thuộc về đội bóng Stade Olympique L’Emyrne (SOE) trong một trận đấu thuộc giải vô địch quốc gia đảo Toamasina. Để phản đối các quyết định của trọng tài, họ đã liên tục đốt lưới nhà 149 lần, tương đương với 49 cú hattrick, tốc độ ghi bàn 1bàn/36,2 giây. có nghĩa là cứ vừa đặt giao bóng xong họ gần như ngay lập tức đá bóng về phía cầu môn của mình, còn thủ môn của đội thì đứng dựa khung thành ngắm trời đất và sốt sắng … đưa bóng vào cuộc. Ngay ngày hôm sau, Bộ trưởng Thể thao của Madagascar quyết định giải tán Liên đoàn bóng đá luôn. Có lẽ vì siêu tiêu cực như vậy nên Guiness đã không công nhận ‘kỷ lục’ này.
Một kỷ lục khác không kém thú vị thuộc về Chrish Nicholl (Aston Villa) khi anh là nhân vật chính khi ghi cả … 4 bàn thắng trong trận hòa 2-2 với Leicester!

Bàn thắng ‘đốt lưới nhà’ nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến nhất có lẽ thuộc về Escobar. World Cup 94, tháng 6 trên SVĐ Pasadena Rose Bowl chật cứng 93000 khán giả, Escobar ghi bàn thắng nhưng không phải vào lưới đội Mỹ mà là vào đội nhà Colombia. Không ai ngờ, kể cả Escobar lại tưởng tượng được rằng bàn thắng đó lại có giá đắt đến như vậy. ‘Thật nhục nhã!’ đó là những cái tít của báo chí Colombia đăng tải sau trận đấu với người … láng giềng Mỹ. Sau khi WC kết thúc Escobar trở về Meddelin, một thành phố chỉ có 2 triệu dân nhưng lại có đến … 7000 vụ giết người mỗi năm!
2/7 – 11 ngày sau, Escobar ngồi trong một hộp đêm gần nhà của anh, một nhóm gã ‘gay’, trong đó có anh em nhà Gallon khét tiếng, đã phỉ báng Escobar vì lỗi ngớ ngẩn trên, cuộc cãi vã xô xát diễn ra. 6 phát súng nhằm vào Escobar kèm theo nhứng lời nguyền rủa ‘Own goal! Own goal!’ từ băng nhóm tội phạm này. Đó là một trong những đỉnh điểm của bi kịch khi một cầu thủ chẳng may đá phản lưới nhà. Hàng vạn người đã tham dự lễ tang của anh và yêu cầu công lý. Bạn của Escobar, Galeano và anh trai Santiago cùng từ bỏ bóng đá ngay sau cái chết thương tâm này. Thật đáng sợ khi phải sống ở đất nước có tỉ lệ tội phạm cao nhất thế giới, người ta nói ở Colombia có 2 điều đáng để biết đến đó là: Valderama & ma túy. Thật trớ trêu, thế giới tội phạm ở Colombia nhúng tay khá sâu vào bóng đá của nước này & với số vũ khí bất hợp pháp, người dân Colombia có thể dùng thay… dĩa để ăn tối. Một tên giết người sẵn sàng hành động chỉ với giá thuê có … 10$.

Trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình Pele đã ghi tổng cộng hơn 1200 bàn thắng nhưng thật đáng ngạc nhiên là Pele chưa một lần phải ghi bàn thắng ngược như vậy. Có lẽ nhiệm vụ của Pele không phải là quanh quẩn trong khu cấm địa để bảo vệ đội nhà mà chỉ đơn giản là săn bàn thắng.
‘Kaiser’ Franz Beckenbauer cũng đã từng đốt cháy lưới nhà bằng đầu trong trận đấu giữa Cosmos và America thuộc giải đấu Soccer League.
Thủ môn Zubizarretta, một tượng đài trong làng bóng đá TBN, được nhớ tới không chỉ bởi là người đang giữ kỷ lục 126 lần khoác áo ĐTQG, hơn 600 trận thi đấu trong giải La Liga mà còn bởi pha bắt bóng ngớ ngẩn của anh tại giải France ’98 ‘góp phần’ giúp TBN phải xách vali sớm về nước. Tiếp nối truyền thống, gần đây nhiều thủ môn hàng đầu cũng là đối tượng để mọi người chê cười như F.Bathez, D.Seaman, O.Kahn…

Ở Việt Nam thì sao? Tại Tiger Cup ’98, để tránh đội chủ nhà Việt Nam (Việt Nam nhì bảng A) tại bán kết, 2 đội Indonesia và Thái Lan trong trận cuối cùng của vòng đấu bảng đã thi đấu vật vờ ‘tranh nhau’ thua nhường đối phương vị trí nhất bảng B. Indonesia cao tay hơn khi hậu vệ của họ vào phút cuối đã đá phản lưới nhà để tự thua kèm theo đó là thái độ vui vẻ đáng ngạc nhiên! Rốt cục cả 2 đội đều thua trong trận bán kết và bị phạt 40000$. Thủ môn đội Indonesia và hậu vệ Effendi bị cấm thi đấu suốt đời. Đây là một vết đen của bóng đá Đông Nam Á do căn bệnh thành tích.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
15-09-2009, 20:05
Mười quyết định dở nhất trong lịch sử World Cup

Thủ môn Shilton chịu thua bàn tay của Maradona, năm 1986.

Công tác trọng tài tại Vòng chung kết năm nay đang bị ca thán là quá sức tệ hại. Tuy nhiên, trong lịch sử, thế giới bóng đá từng chứng kiến rất nhiều quyết định sai lầm, làm thay đổi không chỉ kết quả trận đấu mà còn cả số phận của những người liên quan, và không phải tất cả đều xuất phát từ những ông vua sân cỏ.

1. Kết thúc trận đấu ở phút 84

Pháp là đội có nhiều duyên nợ nhất với những trận đấu gây tranh cãi, ngay từ Vòng chung kết đầu tiên năm 1930. Phút 84, các chú gà trống Goloa vẫn mê mải tấn công, hòng gỡ hòa 1-1 với Argentina. Tuy nhiên, tất cả chợt đứng khựng lại khi nghe tiếng còi mãn cuộc vang lên. Trọng tài giải thích là ông đã nhìn nhầm đồng hồ và cho trận đấu tiếp tục. Thế nhưng, đội Pháp chẳng còn tìm đâu ra hứng khởi để dâng lên, chịu thất bại 0-1 và bị loại.

2. Công nhận một bàn thắng chưa bao giờ tồn tại (vụ thứ nhất)

Đó là bàn thắng thứ hai của tuyển thủ Anh Geoff Hurst tại trận chung kết World Cup 1966. Thời gian này, người ta chưa có đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại để xác định là bóng đã ở trong vạch vôi cầu môn sau khi bật xuống từ xà ngang đội Đức hay chưa. Những nhân vật duy nhất được quyền quyết định trong trường hợp này là trọng tài và giám biên, và cả hai đều trả lời: “Có, bàn thắng đã được ghi”.

Ở trận đấu này, người cầm còi còn xử lý sai một tình huống khác. Trận chung kết lẽ ra đã kết thúc với tỷ số 2-1 chứ không phải 4-2, khi tới phút 90, Anh vẫn đang dẫn 2-1. Thế nhưng, đúng phút cuối cùng, khi Jack Charlton (Anh) bị phạm lỗi, trọng tài lại cho người Đức được hưởng một quả phạt và họ đã gỡ hòa. Cả hai đội phải đấu thêm hiệp phụ. Tuy nhiên, ngôi vô địch vẫn thuộc về Anh.

3. Kết thúc trận đấu khi cầu thủ đang đá phạt góc

Nạn nhân chịu oan ức trong vụ này là Brazil. Khi trận đấu giữa đội bóng áo vàng xanh và Thụy Điển tại World Cup 1978 đang dừng ở tỷ số 1-1, Brazil được hưởng một quả phạt góc chỉ vài giây trước khi kim đồng hồ chỉ phút thứ 90. Cú sút từ điểm phạt góc làm tung lưới Thụy Điển, nhưng hai đội vẫn rời sân với kết quả hòa, bởi trọng tài đã thổi còi kết thúc trận đấu khi quả bóng đang bay trong không trung.

FIFA đã quyết định gửi gấp trọng tài Clive Thomas về nhà ngay sau đó, để ông có thời gian chạy chữa cho những vết bầm tím trên mặt - dấu vết của vô số đồng xu được ném xuống từ trên khán đài.

4. Công nhận một bàn thắng rồi thay đổi ý kiến

Sự việc xảy ra vào mùa hè 1982, Pháp tranh tài với Kuwait tại vòng đấu bảng Espana. Alain Giresse ghi bàn nâng tỷ số lên 4-1 khi các cầu thủ vùng Vịnh đã dừng cả lại. Trọng tài chỉ tay vào chấm tròn giữa sân, vụ náo loạn lập tức nổi lên, có sự tham gia của toàn bộ đội Kuwait và nhiều quan chức nước này. Họ cho rằng trọng tài đã thổi còi chấm dứt tình huống bóng. Người cầm đầu vụ phản đối là Hoàng tử Fahid, Chủ tịch LĐBĐ Kuwait. Ông lao từ chỗ ngồi danh dự trên khán đài xuống tận đường pitch và dọa sẽ đưa cả đội bóng nước mình rời sân, không tiếp tục trận đấu.

Không thể tin nổi, phản đối được chấp nhận: Trọng tài Miroslav Stupar (Liên Xô cũ) đã thay đổi quyết định. Tỷ số vẫn là 3-1. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, Pháp đã ghi được bàn thắng thứ tư và không ai còn dám bác bỏ. Đội Kuwait vẫn phải về nhà, nhưng họ có thể tự hào vì đã làm nên một chuyện hy hữu trong lịch sử bóng đá.

5. Dung túng cho một hành vi giết người

Tây Đức gặp Pháp tại Espana 1982. Trong một tình huống khung thành nhà bị uy hiếp, thủ môn Đức Harald Schumacher không cần để ý đến quả bóng, mà xông thẳng vào cầu thủ Patrick Battiston đang lao tới, quyết chí "vặt đầu vặt cẳng" anh này. Kết quả là Battiston mất 3 cái răng, chấn thương nghiêm trọng ở cổ và phải thở ôxy trong nhiều tuần.
Vậy trọng tài Charles Corver đã xử lý như thế nào?

a. Cho Pháp hưởng một quả đá phạt, đuổi Schumacher ra khỏi sân và ra tòa làm chứng rằng thủ môn này đã cố ý hành hung, khiến anh ta phải ngồi bóc lịch ít nhất 7 năm.

b. Thổi phạt, tặng Schumacher thẻ vàng và ban một quyết định có lợi cho Pháp.

c. Cho Tây Đức phát bóng, với lý do Schumacher vẫn chưa chạm vào bóng trước khi đi hết biên ngang và biến anh ta thành người hùng với việc cản phá một loạt cú sút penalty sau đó.

Đáp án là c.

6. Công nhận một bàn thắng chưa bao giờ tồn tại (vụ thứ hai)

Trận tứ kết World Cup 1986 giữa Anh và Argentina. Đội bóng Nam Mỹ vươn lên dẫn trước nhờ “bàn tay của Chúa”. Thủ môn Peter Shilton bay người hết cỡ vẫn phải chịu thua Maradona nhỏ con + 1 cánh tay.

Mãi về sau này, người ta vẫn cứ phải đặt câu hỏi tại sao ông trọng tài có thể tưởng tượng được một người vừa mập vừa lùn như Maradona lại có thể nhảy cao đến mức ấy để đánh đầu vào lưới.

7. Để cho Maradona tiếp tục dùng tay chơi bóng

Sau khi thua Cameroon tại trận mở màn World Cup 1990, Argentina - nhà đương kim vô địch thế giới lúc bấy giờ - có thể đã phải xách valy về nước nếu cú đánh đầu của Kuznetsov mang tới bàn mở tỷ số cho đội Liên Xô cũ. Tuy nhiên, số phận và trọng tài đã giúp họ vào tới tận trận chung kết. Còn Maradona lại trở thành người hùng. “Ngựa quen đường cũ”, cậu bé vàng lại dùng đến cánh tay “nhỏ nhắn” của mình, lần này là để phá bóng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Liên Xô vươn lên dẫn trước 1-0, bất kể là nhờ cú đánh đầu trong tư thế thoải mái hay từ chấm phạt đền, nhất là khi Maradona bị đuổi khỏi sân vì động tác chơi bóng chuyền quá lộ liễu?

8. Mời ca sĩ Diana Ross tới sút penalty tại lễ khai mạc World Cup 1994

Trong buổi trình diễn tại sân vận động Soldier Field ở Chicago, nữ ca sĩ nổi tiếng này đã chứng minh rằng hát và sút penalty là hai việc hầu như không thể làm đồng thời, khi cô để bóng bay ra ngoài khung thành từ khoảng cách 3,5 m.

Thực ra, việc một cô gái chưa bao giờ biết đến quả bóng sút hỏng không gây nhiều ngạc nhiên. Điều tồi tệ là đám cổ động viên Mỹ đã đồng loạt bật dậy, hò reo chúc mừng Ross, như thể cô vừa lập được một kỳ tích. Màn trình diễn của giọng ca “Endless love” gây ấn tượng đến nỗi, Liên đoàn bóng bầu dục thế giới đã mời ngay Ross tới hát tại lễ khai mạc World Cup của họ tại Wembley sau đó. Có lẽ trước khi nhận lời, Ross đã phải đặt điều kiện là không thực hiện bất cứ một quả penalty nào nữa.

9. Hệ thống phân phối vé tại World Cup 1998

Cứ cho là France 98 là một vòng chung kết thành công đi (đặc biệt là đối với người Pháp), nhưng câu chuyện về những chiếc vé tại kỳ World Cup này là không thể tưởng tượng nổi. Thay vì phân phối vé tới những nước có đội bóng tham gia tranh tài, ban tổ chức lại rao bán gần như toàn bộ số đó cho những người Pháp. Cổ động viên từ 31 nước còn lại phải tranh nhau 8% suất theo dõi 64 trận đấu của World Cup. Thậm chí, nếu muốn mua một chiếc vé bị người ta trả lại, bạn cũng sẽ chỉ được ưu tiên nếu gọi điện trong biên giới đất nước hình lục lăng.

10. Đưa một Ronaldo "có vấn đề" ra sân tại trận chung kết

Trước trận tranh Cup vàng giữa Brazil và Pháp năm 1998, cầu thủ hay nhất thế giới lúc bấy giờ có dấu hiệu suy giảm thể lực. Một giờ trước khi trận chung kết khai cuộc, Ronaldo không có tên trong danh sách xuất phát, nhưng cuối cùng anh vẫn ra sân. “Người ngoài hành tinh” đã vật vờ trong suốt thời gian thi đấu, còn Frank Leboeuf - người được phân công kèm Ronaldo - trở nên nhàn rỗi và làm được vô số việc không thuộc phận sự của mình.
Cho đến giờ, vẫn chưa ai có thể khẳng định cái gì đã khiến Ronaldo bị co giật - sự căng thẳng, chứng dị ứng thuốc hay một cơn đau dạ dày. Và cũng chẳng ai biết rằng có phải nhà tài trợ Nike đã gây áp lực để chàng tiền đạo răng thỏ được thi đấu hay không.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
15-09-2009, 20:08
Mười vụ chuyển nhượng đình đám khiến cầu thủ bị biến thành tên phản bội

Figo, "tên phản bội" to gan nhất xứ bò tót.
Luis Figo

Chuyển từ Barcelona sang Real Madrid để được lĩnh 72.000 bảng/tuần, đây là quyết định vì tình yêu? Sự đối nghịch giữa Real và Barca còn hơn cả thù địch giữa Tin lành và Cơ đốc. Nhưng, bằng “nghị lực”, Figo đã vượt lên tất cả để trở thành tên... Judas to gan nhất ở xứ sở bò tót. Và trong một lần trở lại Camp Nou (năm 2002), Figo nhận được 1 rừng chai lọ, dao và cả... thủ lợn.

Ronaldo

Chấn thương 33 tháng ở Inter Milan là cực kỳ đen đủi nhưng Ronaldo cũng nhờ dịp đó mà anh nhận ra “người cha thứ 2” - Chủ tịch Massimo Moratti. Ấy thế mà, vừa nhận đủ 132 tuần lương (75.000 bảng/tuần), chờ Moratti trả tiền điều trị xong, “người ngoài hành tinh” Ronaldo đã đứng dậy, “vuốt đuôi”, rồi “dông” thẳng một mạch sang Real Madrid. Cay lắm nhưng báo chí Italia chỉ biết chửi với theo: “Real, hãy mua nốt Moratti!’

Benito Carbone

Từng khoác áo 14 CLB, tình yêu của Benito trở nên quá “vĩ đại”. Với Bradford, “Tôi sẽ ở lại đây vì cầu thủ, CĐV, BLĐ là 1 gia đình”. Với Feyenoord, “Trái tim tôi là dành cho Feyenoord”… Vậy thực ra thì trái tim anh thuộc về ai đây!?

Pierre van Hooijdonk

‘‘7.000 bảng/tuần? OK! Chừng đó đủ. Nhưng không phải cho tôi mà là một đứa đánh giày!” và Pierre rời Celtic (1997) để đến Nottingham Forest với mức lương 4,5 triệu bảng/năm. Được đúng 11 trận, anh này lại chê ỏng chê eo “Forest là CLB hạng... gà” và chuyển đến Arnhem, rồi Benfica. Thậm chí, tháng 6/2003, Pierre còn quay lại kiện Forest đòi 650.000 bảng + 50.000 bảng tiền thưởng. Bó tay!

Alf Common

Đây được coi là kẻ phản bội lớn nhất thời “tiền sử”, người đầu tiên trên thế giới cán kỷ lục chuyển nhượng 1.000 bảng Anh. Cứ ở đâu mùi tiền “nặng” hơn là ở đó có Alf. Khởi nghiệp ở Sunderland, chạy sang Sheffield United năm 1901 vì 325 bảng, lộn lại Sunderland năm 1904 (520 bảng), bắt tàu đến Middlesbrough năm 1905 để phá kỷ lục thế giới (1.000 bảng)... Mọi chuyện đều có thể xảy ra, miễn là có tiền.

Charlie Mitten

Năm 1948, tiền vệ cánh của MU cũng chạy theo tiếng leng keng của những đồng tiền xu. Do không được tăng lương (10 bảng/tuần), Mitten đã “chạy” sang tận Santa Fe (Bogota, Colombia) chỉ vì 5.000 bảng (hoa hồng), mức lương mới 100 bảng/tuần, 1 ngôi nhà và 1 chiếc xe hơi. Nhưng rồi, do phạm luật, Mitten đã bị “đuổi” về Anh, bị cấm thi đấu 6 tháng và phạt 250 bảng.

Fabrizio Ravanelli

100 năm sau thời “tiền sử”, Alf Common có một hậu duệ xứng đáng mang quốc tịch Italia: Fabrizio Ravanelli. Yêu Boro, “Tôi dành cho Middlesbrough một tình yêu đặc biệt”. Nhưng vừa đặt chân đến Marseille: “Tôi không muốn trở lại Anh. Thành phố cảng này mới thật sự là thiên đường”. Lúc khoác áo Derby County, “Con người và thành phố này thật tuyệt với, tôi thậm chí có thể ở lại đây mà không cần lĩnh lương”.

Louis Saha

Ngay khi MU đưa ra đề nghị, tiền đạo của ĐT Pháp đã cuống cuồng gói ghém hành lý để chuyển từ London đến Manchester như thể nếu không đi ngay, anh sẽ... tắt thở! Bất chấp những lời chèo kéo của HLV Chris Coleman, của ông chủ Mohammed Al Fayed, Saha vẫn nằng nặc đòi đi và Luật Bosman đã “giúp” vụ phản bội diễn ra chóng vánh.

Winston Bogarde

Xét về thời gian, phải nói Bogarde là cầu thủ trung thành nhất thế giới, nhưng về tiền bạc, đây lại là vụ phản bội “chuối” nhất trong lịch sử. Kể từ năm 2000, hậu vệ người Hà Lan mới ra sân... 4 trận, tuy nhiên, vẫn lĩnh lương đều đều 40.000 bảng/tuần ở Chelsea. Đừng coi thường, sự lỳ lợm, trơ trẽn của Bogarde rất có giá: 8,3 triệu bảng/3 năm. Ngồi chơi ở đâu để kiếm chừng ấy tiền!

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
15-09-2009, 20:15
Quá trình hình thành và phát triển của World Cup



Trong một cuộc chơi bóng bầu dục (được dùng cả tay và chân) tại trường trung học Rugby (nước Anh), một cầu thủ đã ôm bóng bằng tay chạy thẳng vào gôn đối phương. Cuộc tranh cãi bắt đầu.

Những người đàn ông ham thích thể thao đã tập trung tại quán rượu trên phố Gret Kuyn, tranh luận với nhau về lối chơi của cầu thủ trên, cuối cùng họ đi đến thống nhất ý kiến nên tách thành hai loại hình chơi bóng; một loại hình chơi bóng bằng tay và một loại hình chơi bóng chỉ dùng chân nhưng được phép dùng đầu, thân đỡ bóng (chân - foot; bóng - ball; football - môn thể thao chơi bóng bằng chân - bóng đá); vậy là môn bóng đá ra đời. Ngày 26.10.1863 trở thành ngày lịch sử của bóng đá thế giới.

Theo sự phát triển mạnh mẽ của môn bóng đá, ngày 25.5.1904, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) được thành lập.

Tại một cuộc hội nghị họp ở Amsterdam (Hà Lan) năm 1928, FIFAẫm thông qua Nghị quyết về tổ chức Giải Vô địch Bóng đá Thế giới 4 năm một lần. Các nền bóng đá hội viên đều có quyền tham gia thi đấu vòng loại, không phân biệt đội bóng nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

Lúc đầu tên gọi chính thức giải vô địch bóng đá thế giới là Cúp Thế giới, sau đó đổi thành "Cúp Jules Rimet" (gọi theo tên của cố Chủ tịch FIFA đầu tiên, người Pháp, có công đề xướng tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới), rồi đến Giải Vô địch Bóng đá Thế giới (gọi chung là World Cup).

Theo các văn kiện chính thức của FIFA, thì từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch bóng đá thế giới được trao "Cúp Vàng", đó là tượng Nữ thần chiến thắng Nike, còn gọi là "Nữ thần Vàng" hoặc "Cúp Jules Rimet". Chiếc cúp này đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg, đế bằng đá hoa cương nặng khoảng 4 kg, trị giá 10.000 USD đương thời.

Cũng theo qui định của FIFA, từ năm 1970 trở về trước, FIFA giữ "Cúp Vàng" để trao cho Liên đoàn bóng đá quốc gia có đội tuyển đoạt chức vô địch bóng đá thế giới, sau đó Liên đoàn đó sẽ trao lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau. Nhưng cũng theo quy định của FIFA, nước nào có đội tuyển quốc gia lần thứ 3 đoạt "Cúp Vàng" thì nước đó sẽ được quyền sở hữu vĩnh viễn Cúp "Nữ thần Vàng".

Năm 1970, Cúp "Nữ thần Vàng" đã vĩnh viễn thuộc về Liên đoàn Bóng đá Brazil, khi đội tuyển Brazil lần thứ ba giành được chức vô địch thế giới (hai lần trước là vào các năm 1958 và 1962).

Sau đó, FIFA đặt làm một chiếc cúp mới có tên "Cúp Thế giới FIFA" (FIFA World Cup). Theo quy định mới của FIFA, đây là chiếc cúp luân lưu, không đội nào được phép sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp này. Đội nào đoạt chức vô địch sẽ nhận được một phiên bản nhỏ hơn so với phiên bản chính, mạ bạc, đồng thời được lưu giữ chiếc cúp thật trong thời gian giữa hai kỳ World Cup.

Cúp mới, với hình tượng hai chàng trai giơ hai tay lên chung đỡ Trái Đất, được đúc bằng vàng thật, trị giá 20.000 USD đương thời, cao 36cm, nặng 5kg.

Trong vòng chung kết, các cầu thủ của đội bóng đoạt chức vô địch thế giới được thưởng Huy chương vàng. Các cầu thủ đoạt chức á quân, được thưởng Huy chương mạ vàng. Các cầu thủ của đội đứng thứ 3, được thưởng Huy chương bạc. Các cầu thủ của đội đứng thứ 4 được thưởng Huy chương đồng.

* Thể thức thi đấu Giải vô địch bóng đá thế giới:

- Giai đoạn một: Vòng đấu loại.
- Giai đoạn hai: Vòng chung kết.

Các trận đấu vòng đấu loại được tiến hành trong các bảng do Ban Tổ chức World Cup của FIFA sắp xếp, bằng cách bắt thăm chia bảng (có tính đến thành tích - trình độ của các nền bóng đá và yếu tố địa lý của các nước). Vòng đấu loại được tiến hành theo thể thức thi đấu vòng tròn hai lượt ở các bảng.

Tất cả các trận đấu loại phải hoàn thành trước khi bắt đầu vòng chung kết ít nhất là 5 tháng.

Việc thi đấu vòng chung kết từ năm 1930 đến nay có nhiều thay đổi để khắc phục những điều bất hợp lý nảy sinh.

Từ Giải vô địch lần thứ 10, năm 1974, FIFA đã có sửa đổi thể thức thi đấu ở vòng chung kết như sau: 8 đội thắng ở các bảng sẽ được xếp vào hai bảng mới (mỗi bảng 4 đội). Các đội thắng của mỗi bảng sẽ gặp nhau trong trận chung kết tranh chức vô địch. Các đội đứng thứ hai của mỗi bảng sẽ đọ sức với nhau để tranh ngôi thứ ba.

Từ Giải vô địch lần thứ 12, năm 1982, do số nước tham gia tăng lên nhiều, nên thi đấu ở vòng chung kết không phải là 16 đội mà là 24 đội, chia thành 6 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng được lọt vào vòng trong, thi đấu ở 4 bảng, mỗi bảng 3 đội. Các đội đứng đầu mỗi bảng được lọt vào vòng bán kết. Hai đội thắng ở các trận bán kết được thi đấu ở trận chung kết tranh ngôi vô địch. Hai đội thua thì tranh giải ba.

Đến World Cup thứ 14 ở Italia năm 1990, thể thức thi đấu lại được cải tiến: 24 đội dự vòng chung kết được chia làm 6 bảng; hai đội nhất nhì mỗi bảng, cả thảy là 12 đội, cùng với 4 đội đứng thứ ba có thành tích cao hơn được lọt vào vòng trong, chia thành 4 bảng để chọn lấy hai đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết; tiếp đó là vòng bán kết, và trận chung kết.

World Cup thứ 16 ở Pháp năm 1998 đánh dấu bước phát triển mới với việc 32 đội được tham dự vòng chung kết. Thể thức thi đấu từ đây được đổi mới: Vòng đầu chia làm 8 bảng thi đấu. Các đội nhất nhì mỗi bảng, cả thảy 16 đội, được vào vòng trong, để chia cặp đấu loại trực tiếp với nhau, 8 đội thắng lọt vào vòng tứ kết; Tiếp đó vẫn là các vòng bán kết rồi chung kết.

* Những đội từng đoạt World Cup:

- Brazil đứng đầu danh sách về số lần đoạt World Cup (1958, 1962, 1970, 1994, 2002): 5 lần.

- 1 đội 4 lần đoạt cúp: Italia (1934, 1938, 1982,2006)

- 1 đội 3 lần đoạt cúp: CHLB Đức (1954, 1974, 1990).

- Hai đội 2 lần đoạt cúp: Uruguay (1930, 1950), và Argentina (1978, 1986).

- Hai đội 1 lần đoạt cúp: Anh (1966), và Pháp (1998)

Đối với bất kỳ một cầu thủ nào, World Cup luôn là sân chơi lớn nhất, là sân chơi mơ ước trong suốt cuộc đời bóng đá của họ.
Đối với những người yêu bóng đá, World Cup là giải đấu mang lại những cảm xúc tuyệt vời nhất.
Đối với thế giới thể thao, World Cup, đơn giải là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh!

Chỉ có ở World cup, những tín đồ túc cầu giáo mới cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc thế nào là "bóng đá".
Những người Brazil hẳn sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh của một Pele vĩ đại, người đã đưa dân tộc Brazil lên đỉnh cao thế giới khi mới bước sang tuổi 17.
Những người Argentina sẽ mãi tôn sùng Maradona với kỳ World Cup Mexico 86, nơi mà những vũ công Tango là Vua.
Cho dù Baggio làm cho cả đất nước Italia tươi đẹp đau khổ đến đâu, thì với họ, anh sẽ mãi là một vĩ thánh tuyệt vời. Lịch sử của Azzurri là một lịch sử với những điều trái ngược, mâu thuẫn, thăng trầm gắn liền với World Cup.
Cơn lốc Hà Lan tuy chưa một lần chạm đến ngôi vua, nhưng họ luôn mang đến cho người hâm mộ một lối chơi hừng hực sức sống...
Những gã tí hon tưởng chừng như sẽ chẳng bao giờ làm được một điều j` đó ở sân chơi "vĩ đại" này đã làm nên những điều kỳ diệu không khác j` những câu chuyện thần tiên ở xứ sở họ. Đó là hình ảnh của những Hàn Quốc, Senegal, Cameroon, Nigieria...

Lịch sử tiền World Cup

Trận đấu bóng đá đầu tiên ở cấp độ đội tuyển quốc gia là trận đấu giữa hai người hàng xóm Scotland và Anh (1872). Nhưng phải sang đến thế kỷ sau (XX), bóng đá mới thực sự được biết đến nhiều hơn.
Bóng đá trở thành môn thi đâu chính thức ở thế vận hội mùa hè 1908 (khi Olimpic được tổ chức tại London - Anh, cái nôi của bóng đá hiện đại), trước đó nó là môn thi đấu biểu diễn ở các kỳ Olimpic mùa hè 1900 - Paris, 1904 - St. Louis, Missouri, United States và Olimpic 1906 - Atens, Hy Lạp (chen vào giữa hai kỳ thế vận hội chính thức).

Tuy nhiên, sau khi FIFA được thành lập, những giải đấu độc lập đầu tiên của môn thể thao này mới được tổ chức, không phụ thuộc vào thế vận hội. Giải đấu đầu tiên giữa các quốc gia được tổ chức vào năm 1906 ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên lúc bấy giờ các giải đấu chỉ diễn ra giữa những đội bóng mang năng tính nghiệp dư, họ chơi bóng đá theo phong trào.

Lúc này ở Châu Âu, bóng đá đã phát triển rất rộng rãi, những CLB Châu Âu đã bắt đầu thành lập, một số giải đấu giữa các CLB của các quốc gia Italia, Đức, Thụy Sĩ đã được tổ chức.

Sau khi Uruguay giành chiến thắng tại 2 kì thế vận hội mùa hè liên tiếp 1924 - Paris , 1928 - Amsterdam, FIFA đã quyết định tổ chức giải đấu ở cấp độ thế giới riêng của họ.

Năm 1930, World Cup lần đầu tiên được tổ chức ở Uruguay.

Thời kỳ 1930 - 1938

1930, WC được tổ chức lần đầu tiên ở Uruguay. Và chính ở giải đấu này, những vị chủ nhà đã là những người chiến thắng.

Liên tiếp 2 kỳ World Cup sau đó, 1934(Italia), 1938(France), Italia với sự hậu thuẫn của chính quyền Mussolini đã đăng quang chức vô địch.

Thời kỳ 1950 - 1998

Suốt trong 12 năm, dưới sự ảnh hưởng của WWII, WC đã không thể tổ chức.
Đến năm 1950, FIFA mới tiến hành tổ chức lại giải đấu của mình

1950 - Brazil: Một lần nữa Uruguay lại là đội chiến thắng. Họ đã làm nên điều thần kỳ khi lội ngược dòng (2 - 1) trước Brazil ngay tại thánh địa Estádio do Maracanã.

1954 - Thụy Sĩ: Những chiếc xe tăng Đức cất tiếng súng đầu tiên, khẳng định sức mạnh kinh hoàng của mình trên đấu trường WC. Kỳ WC này có tổng cộng 24 trận đấu, 140 bàn thắng (trung bình 5.385/ trận). Vua phá lưới là huyền thoại Sándos Kocsis của "đội bóng vàng" Hungary với 11 bàn thắng. Tây Đức đã lội ngược dòng ngoạn mục 3 - 2 sau khi đã bị dẫn 2 - 0 ở phút thứ 8 trước một Hungary được xem là đội bóng bất khả chiến bại ở thời điểm đó. Hungary chính là đội đã để lại rất nhiều ấn tượng ở kỳ WC này.

1958 - Thụy Điển, WC một lần nữa diễn ra ở Châu Âu, và lần này, không có gì ngăn cản nổi Brazil của chàng trai trẻ 17 tuổi Pelé đăng quang ngôi vô địch. Giải diễn ra với tổng cộng 35 trận đấu, 126 bàn thắng (3.6 bàn/trận), vua phá lưới là huyền thoại Just Fontaine của Pháp. Đến bây giờ Just Fontaine vẫn nắm giữ kỷ lục cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một kỳ WC, với 13 bàn thắng, kỷ lục này có thể xem là "không thể xô ngã". (Trừ khi có một cầu thủ nào đó là fusion của "Gerd Muller và Ronaldo" ^^ )

1962 - Chile, Ở Nam Mỹ, sẽ không thể có chuyện Châu Âu vô địch. Lần này, vẫn là Brazil, Brazil của Phù thủy Garrincha và Vua bóng đá Pelé. 32 trận đấu, 89 bàn thắng và đến 6 vua phá lưới (trong đó có huyền thoại Vava và Garrincha của Brazil, 4 bàn). Đây là kỳ WC mà những người Đông Âu đã để lại dấu ấn của mình, họ có 4 đội vào đến tứ kết (Liên Xô, Czeckslovakia, Hungary, Tiệp Khắc), 2 đội vào bán kết (Czechslovakia và Tiệp), chỉ tiếc Czechslovakia đã để thua Brazil trong trận chung kết ở sân Estadio Nacional. Đông Âu cũng có đến 3 vua phá lưới, Flóriánt Albert (Hungary), Valentin Ivanov (Liên Xô), Drazan Jerkovíc (Tiệp Khắc).

1966 - Anh, trên chính mảnh đất của mình, người Anh - những người khai sinh ra bóng đá hiện đại, đã đăng quang ngôi vô địch. Trong đội hình của tuyển Anh năm đó, có Bobby Charlton, huyền thoại vĩ đại nhất của Old Trafford. Bobby đã đóng góp 3 bàn cho đội tuyển 3 chú Sư tử. Cũng ở kỳ WC, người ta được chứng kiến một trong những chân sút vĩ đại nhất mọi thời đại, "báo đen" Eusébio (Bồ Đào Nha), vua phá lưới với 9 bàn thắng. Trận chung kết, Anh thắng đại kình địch Tây Đức 4 - 2, một trận cầu đã gây ra không ít tranh cãi. Huyền thoại Geoff Hurst lập một hattrick trong trận này, đó là cú hattrick duy nhất trong lịch sử các trận chung kết WC. WC66 cũng là một kỳ WC khá đặc biệt với người Châu Á, lần đầu tiên họ có đại diện của mình ở giải đấu này, đó là đội bóng Bắc Triều Tiên. Ngay ở lần đầu dự giải, họ đã gây chấn động khi đánh bại Italia 1 - 0 ở vòng bảng với bàn thắng duy nhất của Park Doo - Ik, đó cũng là một trong những thất bại đáng thất vọng nhất của Azzurri.WC66 kết thúc với 32 trận đấu và 89 bàn thắng (trung bình 2.781 bàn/trận).

1970 - Mexico, lại là Brazil. Brazil và Pelé đã lần thứ 3 vô địch WC, nghiễm nhiên họ trở thành chủ nhân vĩnh viễn của chiếc cúp Nữ Thần Vàng. Đối với bóng đá thế giới, WC 1970 còn có một ý nghĩa nữa, đó là thời điểm bắt đầu cho một trong những cặp đấu "vĩ đại" nhất thế giới bóng đá, Brazil và Italia. Brazil, biểu tượng cho bóng đá tấn công, là người đại diện cho những điều tốt đẹp và lãng mạn nhất trong thế giới bóng đá, còn Italia, đơn giản là biểu tượng cho những gì thuộc về hệ thống tư tưởng châu Âu, lạnh lùng, thực dụng đến tàn nhẫn, và trên hết họ là người người khai sinh ra hệ thống phòng thủ huyền thoại Catenacico (thập niên 1960). Lần đó, Brazil của Pelé đã thắng, thắng đến 4 - 1. WC70 khép lại trên thánh địa Estadio Azteca, tổng cộng có 32 trận đấu và 95 bàn thắng, vua phá lưới là Gerd Muller (Tây Đức) vĩ đại với 10 bàn thắng.

1974 - Tây Đức, chủ nhà và cũng là nhà vô địch. Cũng lại là một kỳ WC khai sinh ra một trong những cặp đấu của mọi thời đại, Hà Lan và Đức. Hà Lan của Vua Johan và Đức của Hoàng kế Beckenbauer. Không giống như năm 1970, lần này, những người thực dụng hơn, ít đẹp mắt, lạnh lùng hơn là những người chiến thắng. 38 trận đấu, 97 bàn thắng, vua phá lưới là tuyển thủ Ba Lan Grzegorz Lato - 7 bàn thắng.

1978 - Argentina, lại là chủ nhà vô địch. Lần này là những người Argentina. 48 năm, đến bây giờ những vũ công Tango mới cất lên những điệu nhảy tuyệt vời nhất của mình. Mario Kempes, cầu thủ xuất sắc nhất của họ đồng thời cũng là vua phá lưới với 6 bàn thắng. Nếu một ai đã từng chứng kiến Kempes thi đấu, chắc chắn họ sẽ bị lối đá của tiền đạo này hớp hồn. Năm đó, Hà Lan một lần nữa thất bại tại trận chung kết. Người Hà Lan vẫn thiếu một chút may mắn ở thời điểm quyết định. Bị dẫn đến 1 - 0 cho mãi đến phút thứ 82, Nanninga mới gỡ hoà cho cơn lốc màu da cam. Nhưng chỉ bằng bàn thắng ở phút 105 của Kempes và nhát kiếm tuyệt mệnh của Bertoni (116'), cánh cửa thiên đường đã đóng sập lại với những người Hà Lan. Argentina vô địch và lịch sử đã lật sang một trang mới đối với những vũ công Tango.

1982 - Espana, sự trở lại của Squadra Azzurri. 12 năm sau trận thua 4 - 1 trước Brazil, Italia đã tiến được vào trận chung kết WC, và lần này, họ đã không để cánh cửa số mệnh đóng ập với mình. Italia đã chiến thắng, trong chiến thắng của họ có không ít nước mắt. Người ta đã hoài nghi vào Italia khi họ liên tiếp chơi không thành công ở các giải đấu lớn, trước khi bước vào Espana 82', Calcio còn đang ở trong một scandal tiêu cực. Paolo Rossi thậm chí còn được xem là tội đồ. Trong tình cảnh đó, Azzurri đã vùng dậy, đã chiến đấu, đã cho cả thế giới biết, thế nào là một Azzurri đúng nghĩa - đấu tranh với tất cả bản năng sinh tồn. Italia ở Espana 82 đã vượt qua Brazil ở bán kết (trả sòng phẳng mối nợ 12 năm trước) và vượt qua Tây Đức 3 - 1 trong trận chung kết ở Estadio Santiago Bernabéu. Italia đăng quang sau 44 năm ròng rã chờ đơi. Rossi trở thành vua phá lưới với 6 bàn thắng. Espana 82 kết thúc với 52 trận đấu và 146 bàn thắng.

1986 - Mexico, WC dành riêng cho "cậu bé vàng" Maradona. Nói đến WC 86, người ta nghĩ ngay đến Maradona và 2 bàn thắng, một như "thiên đàng" và một như "địa ngục" của cậu bé vàng vào lưới England ở vòng tứ kết. Người ta đã dùng những mĩ từ tuyệt vời nhất để ca ngợi bàn thắng đầu tiên (vượt qua một loạt các cầu thủ anh trước khi ghi bàn) và người ta cũng đã phỉ báng, khinh miệt bàn thắng thứ 2 (bàn thắng bằng "bàn tay của chúa"- "Godhand") - tất cả chỉ nói lên đúng một điều, đơn giản, đó là Maradona, anh là thiên thần và cũng là quỷ dữ. Một là bàn thắng tuyệt vời nhất mọi thời đại, một, lại là bàn thắng "kinh khủng" nhất. Mexico 86 kết thúc với chiếc cúp vàng cho người Argentina, Maradona và các đồng đội đã vượt qua Tây Đức của Rummenigge và 10 Robot bằng chiến thắng 3 - 1 trên thánh địa Estadio Azteca. Vua phá lưới của Mexico 86 là huyền thoại, "chiếc chìa khoá vàng" - Gary Lineker của đội tuyển Anh.

1990 - mùa hè Italia. Italia 1990 là một trong những WC thành công nhất về mặt tổ chức. Cả nước Ý đã sống trong một mùa hè tràn ngập không khí WC với bài hát (có thể xem là hay nhất trong tất cả các kỳ WC) Un'estate italiana. Mùa hè Italia 90, người ta đã được chứng kiến nước mắt của "Cậu bé vàng" Maradona khi Albiceleste đã thất bại trước Tây Đức 1 - 0. Một kết quả mà không một người Argentina nào chấp nhận, họ đã thua chỉ vì một quả pelnalty không rõ ràng ở phút 85, kết cục, Brehme, chuyên gia đá penalty của Tây Đức đã đặt dấu chấm hết cho một kỳ WC nhiều cảm xúc. Italia 90 cũng đã ghi nhận, Franz Bekenbauer là người đầu tiên vô địch WC trên cả 2 cương vị là cầu thủ (1974) và huấn luyện viên (1990). Tây Đức và Beckenbauer đã thanh toán món nợ với người Argentina một cách sòng phẳng (WC 1986, Beckenbauer cũng là HLV của Tây Đức). Italia 90 khép lại trong giai điệu của bài hát Un'estate italiana, trong nước mắt của cậu bé vàng Maradona, trong sự chia tay quá sớm của bộ 3 Hà Lan bay và trên hết là sự lên ngôi của những cỗ xe tăng Đức.

1994 - USA, sự trở lại của Brazil. Nhắc đến WC 94', người ta sẽ nhắc đến 3 con người và 2 đội bóng. 2 đội bóng dĩ nhiên là Italia và Brazil, những đối thủ "kinh điển và vĩ đại" của bóng đá thế giới, còn 3 cầu thủ: Diego Armando Maradona, Roberto Robby Baggio và Romario.
Cả thế giới bóng đá và cả đất nước Argentina đã sụp đổ khi hay tin, người ta tìm ra dấu vết của chất kích thích trong máu của cậu bé vàng. Một tượng đài của bóng đá thế giới đã lùi vào quá khứ như vậy, những gì tốt đẹp nhất, những gì vinh dự nhất của một cầu thủ bóng đá ãnh cũng có và giờ đây, tất cả những gì là xấu xa nhất, tồi tệ nhất của một vận động viên thể thao lại hiện lên trong con người anh. Maradona là một trong những hình tượng vĩ đại nhất là cũng đặc biệt nhất của thế giới bóng đá. WC 1994 là lần cuối cùng người ta thấy anh trong màu áo của Albiceleste, thế giới bóng đá đã nói lời chia tay với một trong những cầu thủ vĩ đại nhất cùa mình.
Robby Baggio, anh là vị thánh, anh là biểu tượng cho một sự lãng mạn còn sót lại ở Calcio. Anh là người đã vực dậy một Italia chìm đắm trong khó khăn, Robby như một vị thánh, đã mang lại cho người Italia hy vọng. Nhưng, nghiệt ngã, chính cái số phận đã tạo nên "Thánh Baggio" cũng đẩy anh trở thành "kẻ tội đồ". Trong số những ngôi sao vĩ đại nhất của thế giới bóng đá, không ai có một trận chung kết WC và một quả penalty đầy định mệnh như anh. Có thể, anh không phải là biểu tượng cho triết lý bóng đá Italia, nhưng với những tifosi, anh mãi là hình ảnh của một Azzurri đầy "thăng trầm".
Romario, khi mà người ta tưởng chừng Brazil sẽ không bao giờ có thể vô địch thế giới mọt lần nữa, thì Romario và những vũ công Samba đã lên tiếng. Không phải là lối đá truyền thống của Brazil nữa (brazil hay nhất là brazil của năm 1986), mà là một Brazil phảng phất chất Châu Âu, nhưng đó chính là Brazil của thành công. Romario đã trở thành cầu thủ xuất sắc (quả bóng vàng) của USA 94'.
WC 94 khép lại với sự ra đi mãi mãi của Maradona, nước mắt của Robby, của những người Italia và sự trở lại của Brazil.

1998 - France, tiếp tục là chủ nhà. Trong kỳ WC cuối cùng của thế kỷ 20, Pháp đã chiến thắng. Nếu hỏi người Pháp xem, trong tất cả những the Blues từ trước đến nay, họ thích nhất thế hệ nào, câu trả lời chắc chắn sẽ là thế hệ của Plantini, nhưng, đó chưa phải là biểu tượng cho một nước Pháp thành công. Thế hệ vàng của những Zidane, Dugary, Djorkaeff, Deschamps... những người đã đưa nước Pháp lên đỉnh vinh quang thế giới. France 98 đánh dấu sự tỏa sáng của Zinedine Zidane, một trong những tiền vệ tài hoa nhất mọi thời đại của bóng đá thế giới. Pháp đánh bại Brazil 3 - 0 trong trận chung kết. Một trận chung kết mà người ngoài hành tinh "Ronaldo" chơi rất vật vờ.

Giai đoạn 2002 đến nay

2002 - Japan - Korea, WC đầu tiên của thế kỷ 21. Brazil là đội bóng thành công nhất trong lịch sử WC với 4 lần vô địch, thế kỷ 21 mở đầu cũng bằng một chiến thắng của họ. Brazil của năm 2004 có lẽ là Brazil kém hấp dẫn nhất trong tất cả những lần vô địch trước đó, nhưng đó cũng lại là Brazil chắc chắn nhất, đáng sợ nhất. Sau 3 năm vật lộn với chấn thương, Ronaldo trở lại, với 8 bàn thắng, anh giúp cho Brazil vô địch thế giới. Bộ ba Ronaldo - Rivaldo - Ronaldinho đã làm tất cả thế giới câm lặng bằng màn trình diễn ở đẳng cấp quá cao của mình. WC 2002 cũng là WC mà người châu Á lần đầu tiên lọt vào tới bán kết, đó là đội tuyển Hàn Quốc.

2006 - Germany, sau Brazil, tất yêu sẽ là Italia. Có cái gì đó khá giống với Espana 82, Azzurri bước vào giải đấu với một vụ scandal dàn xếp tỷ số khổng lồ ở quê nhà. Không ít cầu thủ của Azzurri đang ở trong tầm điều tra của cảnh sát. Ở Italia người ta đã ấn định ngày 10 - 7 sẽ là ngày xét xử vụ Calciopoli. Có cái gì đó như là số phận đã định trước, Italia đã vô địch thế giới vào ngày 9 - 7, đó là một ngày lịch sử của đất nước hình chiếc ủng. Italia luôn là vậy, họ bước lên đỉnh cao ở thời điểm đen tối nhất trong lịch sử, một sức sống mãnh liệt. "Italia là thiên thần, Italia là quỷ dữ, Italia như là tất cả những gì trái ngược cùng tồn tại trong một số phận". Họ đã đăng quang bằng tất cả những gì họ có thể làm được. WC 2006 cũng là WC chia tay với Zidane, với Figo...

World Cup đã trải qua 78 năm tồn tại, đã có những huyền thoại, đã có những nhà vô địch, và trên hết, nó đem lại một cảm xúc thật tuyệt vời cho tất cả những ai yêu bóng đá. Niềm vui có, nỗi buồn có. Có những nụ cười rạng rỡ, cùng có những giọt nước mắt cay đắng. Có những cuộc hội ngộ cũng có những cuộc chia tay. Có người chiến thắng, có người thất bại. Cuộc sống bóng đá cứ tiếp diễn liên tục như vậy và cứ 4 năm một lần, chúng ta sẽ lại cùng nhau hồi hộp chờ đợi những trận cầu tuyệt vời ở World Cup.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
15-09-2009, 20:25
Những huyền thoại mặc áo số 7 của M.U

Johnny Berry (1951 - 1958)

Johnny Berry, đến với M.U vào năm 1951 - 1958, một trong những tiền vệ cánh phải dũng mảnh nhất của M.U thời đó. Ông đã đóng góp khá nhiều bàn thắng quan trọng giúp cho M.U giành 3 chiếnc cúp vô địch ngoại hạng Anh. Tuy nhiên ông đã vĩnh viễn giã từ sự nghiệp thi đấu ở tuổi 31, trong vụ tai nạn máy bay ở Munich

George Best (1963 - 1974)

George Best, một trong những huyền thoại vĩ đại nhất M.U. Ông chính là cầu thủ đầu tiên đưa chiếc áo số 7 trở thành huyền thoại ở M.U. Đến với M.U vào năm 1963 - 1974, George Best đã ghi được 137 bàn thắng trong 361 trận chơi cho M.U. Ngoài ra, cầu thủ này còn là một tác nhân quan trọng giúp cho tuyển Anh giành Cúp VĐTG 1966.


Willie Morgan (1968 - 1978)

Willie Morgan là một mẫu tiền vệ cánh xuất sắc, với lối rê dắt bóng điêu luyện, đầy kỹ thuật. Tiền vệ này đến M.U vào năm 1968 - 1975, ông là người khoác chiếc áo số 7 khi George Best nghỉ thi đấu. Ông cho rằng tài năng của mình và George Best là ngang nhau. “Trong 236 trận thi đấu cho M.U, Morgan đã ghi được 25 bàn.

Steve Coppell (1974 - 1983)

Steve Coppell, nỗi kinh hoàng cho bất cứ hàng phòng ngự nào ở Anh. Ông cùng M.U giành được cúp FA vào năm 1977 khi đánh bại Liverpool ở Wembley. Lần đầu tiên khoác áo tuyển Anh của Coppell là chiến thắng trước Ý tại Wembley tại vòng loại World Cup 1978. Coppell phải giã từ sự nghiệp ở tuổi 28 vì chấn thương đầu gối.


Bryan Robson (1981 - 1994)

Bryan Robson được mệnh danh là “Vị thủ lĩnh ma quái”, ông đến với M.U với giá 1,5 triệu bảng vào năm 1981 - 1994. Robson đã cùng M.U giành được 3 chiếc cúp FA vào những năm 82 - 83, 84 - 85, và 89 - 90. Hai lần vô địch Ngoại hạng vào các năm 92 - 93, 94 - 95, giành cúp Châu Âu vào năm 90 - 91.

Eric Cantona (1992 - 1997)

Eric Cantona, người được CĐV M.U xưng tụng là “King Eric” một trong những huyền thoại của M.U. Cantona đến M.U vào năm 1992 với giá 1,2 triệu bảng được Liên đoàn bóng đá Anh bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 1994. Cantona giúp cho M.U giành 3 chức VĐ Premier League.


David Beckham (1992 - 2003)

Cầu thủ xuất sắc nhất nước Anh năm 2000, Beckham đã đặt dấu ấn thành công của mình vào giải 1999 - 2000 ở giải ngoại hạng Anh. Với chiếc áo số 7, có lẽ Becks là cầu thủ được những người hâm mộ yêu mến nhất ở M.U. Beckham đã cùng M.U làm cú ăn ba lịch sử mà bóng 1998 - 1999.


Cristiano Ronaldo (2003)

Sau những huyền thoại. George Best, Cantona, Beckham. Và giờ đây là C.Ronaldo cũng khoác chiếc áo số 7. Liệu chàng tiền vệ từ Madeira, Bồ Đào Nha này có thể trở thành một huyền thoại của M.U? Đến M.U từ đầu mùa bóng, C.Ronaldo đã nhanh chóng hòa nhập và mau chóng thay thế Beckham.


Michael Owen(2009?)

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
15-09-2009, 20:32
10 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại

1. Pele (Brazil)

Biệt danh “Vua bóng đá” đã nói lên vị thế của Pele. Ông là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil và ông cũng là người duy nhất trong lịch sử môn thể thao vua dành được 3 World Cup dưới cương vị một cầu thủ. Chiếc áo số 10 nổi tiếng của Pelé đã trở thành chiếc áo truyền thống của các tiền vệ và tiền đạo có lối chơi tấn công kĩ thuật và sáng tạo, và kể từ đó đã không ít cầu thủ ngôi sao của xứ sở Samba đã khoác lên mình chiếc áo ấy.

2. Diego Maradona (Argentina)

Maradona giành được nhiều danh hiệu với Boca Juniors, F.C. Barcelona và SSC Napoli trong sự nghiệp của mình. Ông khoác áo đội tuyển quốc gia Argentina 91 lần và ghi được 34 bàn thắng, tham dự 4 World Cup, dẫn dắt đội tuyển Argentina vô địch World Cup 1986, và giành luôn danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất" ở giải đấu này. Bàn thắng thứ hai trong trận gặp Anh ở giải đấu đó, một pha dẫn bóng đến 60 mét, lừa qua 6 cầu thủ Anh, được coi là Bàn thắng của thế kỉ.

Ngoài tài năng bóng đá, Maradona còn nổi tiếng vì phong cách chơi thiếu Fairplay của mình. Ông từng ghi bàn bằng tay trong trận tứ kết World Cup 1986 và hơn nữa, sử dụng chất kích thích: bị treo giò 15 tháng năm 1991 sau khi thử nghiệm có kết quả dương tính với cocaine ở Ý, một lần treo giò nữa với ephedrine trong giải World Cup 1994 ở Mỹ (bị cấm thi đấu quốc tế vĩnh viễn). Hiện tại Maradona đang là HLV của ĐT Argentina.

3. Johan Cruyff (Hà Lan)

Cruyf là một cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan, xếp thứ 3 trong Danh sách 100 cầu thủ hay nhất thế giới thế kỷ 20 của World Soccer. Ajax là chốn dung thân đầu tiên của Cruyff, nhưng hơn hết, đó là nơi biến ông trở thành cầu thủ vĩ đại của bóng đá Hà Lan và là người mở đầu trong thế hệ “Hà Lan bay” chinh phục trái tim của những người yêu bóng đá.

Năm 1973, Cruyff tới Barcelona với một hợp đồng kỷ lục thế giới cũng là lúc mùa bóng ở Tây Ban Nha bắt đầu và CLB này đang ngụp lặn ở nửa dưới của bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia. Cổ động viên của Barcelona vô cùng đau khổ mỗi khi bị cổ động viên Real Madrid cười nhạo. Với sự có mặt của Cruyff, phép lạ đã diễn ra. Từ khi có Cruyf, Barcelona bách chiến bách thắng, để rồi đăng quang chức vô địch lần đầu tiên kể từ năm 1960, tạo nên bước ngoặt lịch sử cho CLB.

4. George Best (Bắc Ireland)

George Best là một cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland, nổi tiếng với quãng thời gian chơi cho CLB Manchester United. Ông chơi ở vị trí tiền vệ cánh, là cầu thủ sở hữu tốc độ, kĩ thuật, thăng bằng, khả năng tạo khoảng trống, sút tốt hai chân, khả năng ghi bàn và đánh lừa hậu vệ đối phương. Năm 1968, ông dành chức vô địch châu Âu với Manchester United đồng thời dành danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu cùng năm. Khi khỏe mạnh, ông luôn là sự lựa chọn của đội tuyển Bắc Ireland, dù chưa một lần dẫn dẵt đội đến một kỳ World Cup nào.


Best là một trong những cầu thủ ngôi sao đầu tiên trong bóng đá, tuy nhiên cuộc sống phóng túng quá mức đã lôi ông tới với rượu, thứ đã rút ngắn sự nghiệp thi đấu của Best và cũng là thứ đã dẫn đến cái chết của ông ở tuổi 59. Nguyên nhân cái chết của Best là do ảnh hưởng của thận, do sốc thuốc.

5. Zinedine Zidane (Pháp)

Sở hữu kỹ thuật siêu hạng cũng những đường chuyền chuẩn xác đến từng cm, Zidane luôn khiến người hâm mộ vỗ tay hưởng ứng với mỗi tình huống xử lý bóng của mình. Với 3 lần được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, một chức vô địch World, và một lần vô địch Euro, Zidane xứng đáng có tên trong danh sách những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại.

6. Ferenc Puskas (Hungary)

Với 84 bàn trong 85 trận khoác áo ĐT Hungary, và 157 bàn trong 182 trận khoác áo Real, Puskas luôn biết cách chọc thủng hàng phòng ngự đối phương

7. Michel Platini (Pháp)

Từng ẵm danh hiệu Vua phá lưới và Cầu thủ xuất sắc nhất tại Euro 1984, Michel Platini được coi là cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại của Pháp. Hiện Platini đang giữ chức chủ tịch liên đoàn bóng đá châu Âu.

8. Sir Bobby Charlton (Anh)

Góp công lớn đưa đội tuyển Anh tới chức vô địch World Cup 1966, và hiện vẫn đang giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi cho “Tam sư”.

9. Alfredo Di Stefano (Argentina)

Với biệt danh “mũi tên vàng”, Alfredo Di Stefano là nỗi đe dọa với mọi hàng phòng ngự. Sự xuất sắc của Di Stefano giúp Real thống trị bóng đá châu Âu những năm 50 của thế kỷ 20 với 5 chức vô địch C1 liên tiếp. Hiện tại Alfredo Di Stefano đang là chủ tịch danh dự của Real Madrid

10. Franz Beckenbauer (Đức)

Đóng vai trò quan trọng trong tuyến tiền vệ của ĐT Đức, Franz Beckenbauer từng hai lần được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. Năm 1974, với vai trò là đội trưởng, Beckenbauer dẫn dắt ĐT Tây Đức giành chức vô địch World Cup.

chet_lahet
16-09-2009, 10:55
Top 10 HLV vĩ đại nhất của bóng đá Anh

Hãy xem những cái tên được vinh danh trong danh sách này, và tự tìm cho mình một vị HLV xuất sắc nhất nước Anh trong con mắt của riêng bạn.


Trong bóng đá, một đội bóng nếu chỉ với 22 cầu thủ thôi thì sẽ không bao giờ có thể vươn tới những đỉnh cao thực sự. Có một cầu thủ số 23 đặc biệt quan trọng và có một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn tới phong cách thi đấu, lối chơi, đội hình và những mục tiêu cần đạt đến của một đội bóng. Đó chính là vị trí của một huấn luyện viên. Vừa qua, tờ Sportmail đã cho đăng tải danh sách top 10 HLV vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh như một sự tôn vinh những chiến tích mà họ đã làm được đối với không chỉ một đội bóng nói riêng mà còn là với toàn bộ nền bóng đá xứ sở sương mù nói chung.

Dẫn đầu danh sách này là Sir Alex Ferguson với 41 danh hiệu lớn trong suốt sự nghiệp dài đầy vinh quang của ông, mà có lẽ một chiến thắng không thể quên là cú ăn ba lịch sử vào năm 1999 cùng Manchester United. Và gần đây nhất là cúp vô địch tại Carling cup sau khi M.U của ông đã đánh bại Tottenham vào chủ nhật tuần trước. Với tất cả những gì đã làm được cho đội bóng Quỷ đỏ, với tất cả tình yêu và lòng đam mê ông gửi trọn cho một trong số những CLB thành công nhất xứ sở sương mù, Ferguson xứng đáng với danh hiệu HLV xuất sắc nhất nước Anh.

Dưới đây là danh sách 10 HLV vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Anh do Sportmail bầu chọn


1. Sir Alex Ferguson

Trong những cuộc đua đến chiếc cúp cuối cùng bao giờ cũng vậy, luôn chỉ có một người xứng đáng trở thành người chiến thắng. Và trong top 10 này, người giành chiến thắng trở thành vị HLV vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Anh chính là HLV trưởng của Manchester United - Alex Ferguson (East Stirlingshire, St Mirren, Aberdeen, Scotland, Manchester United). Trong sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của mình, ông đã giành được 10 cúp vô địch Anh, 2 cúp vô địch Champions League, trong đó có danh hiệu cúp Châu Âu giành được cùng với cả CLB Aberdeen và Manchester United.

2. Brian Clough

Vị trí thứ 2 trong danh sách là Brian Clough (Hartlepool, Derby, Brighton, Leeds, Nottingham Forest) đang vẫy tay chào tạm biệt các cổ động viên của Nottingham Forest sau 18 năm dẫn dắt CLB. Trong quãng thời gian đáng nhớ đó, ông đã giúp Forest giành được 2 cúp C1 danh giá - một thành tích mà không biết đến bao giờ những lớp người kế cận của đội bóng này sẽ lại đạt được.

3.Bob Paisley

Bob Paisley (Liverpool) với toàn bộ sự nghiệp gắn bó với đội bóng thành phố cảng nước Anh, con người suốt đời mang trong mình tình yêu với màu áo đỏ của Liverpool xếp thứ 3 trong top 10 này. Trong ảnh là hình ông chụp với tất cả những chiến tích lẫy lừng mà ông đã có cùng với đội bóng đời mình.

4.Bill Shankly

Với 15 năm tại vị trên ghế huấn luyện tại sân Anfield, HLV Bill Shankly (Carlisle, Grimsby, Workington, Huddersfield, Liverpool) đã được Liverpool suy tôn như một vị thánh bởi những gì tuyệt vời nhất ông đã cống hiến cho CLB.

5.Sir Matt Busby

Sir Matt Busby (Manchester United) - người truyền cảm hứng cho chiến thắng tại cúp Châu Âu năm 1968 của Manchester United 10 năm sau thảm hoạ đau lòng tại Munich

6.Sir Alf Ramsey

Đối với những người Anh, họ sẽ không bao giờ quên chức vô địch thế giới năm 1966 của ĐT quê hương mình. Và người thuyền trưởng vĩ đại cho chiến tích kỳ diệu đó chính là Sir Alf Ramsey (Ipswich, England, Birmingham). Trong ảnh là HLV này đang ăn mừng chiến thắng cùng đội trưởng ĐT Anh Bobby Moore.

7.Jock Stein

Huyền thoại của Celtic Jock Stein (Dunfermline, Hibernian, Celtic, Leeds, Scotland) là HLV đầu tiên của Anh giành cúp C1 sau khi ông dẫn dắt thành công Lisbon Lions đánh bại Inter Milan 2-1 vào năm 1967.

8.Arsene Wenger

Arsene Wenger (Nancy, Monaco, Grampus Eight, Arsenal) - người dẫn dắt các "pháo thủ" thành London luôn trình diễn một thứ bóng đá tươi mới và trẻ trung. Ảnh chụp vị giáo sư người Pháp này đang vui mừng với thành công gần đây nhất của ông cùng Arsenal - vô địch cúp FA năm 2005

9.Bill Nicholson

Bill Nicholson (Tottenham Hotspur) - cựu HLV Tottenham (đứng thừ 2 từ trái sang) cùng với các cầu thủ Frank Saul, Joe Kinnear, Terry Venables và Pat Jennings.

10.Jose Mourinho

Từng dẫn dắt các đội bóng: Benfica, Leiria, Porto, Chelsea, Inter Milan

Vô địch Primier League của Chelsea vào năm 2005 cùng với hai học trò cưng là Frank Lampard và đội trưởng John Terry. Dù hiện giờ ông đã chuyển sang sống tại Ý để dẫn dắt "nửa xanh thành Milan" nhưng các CĐV của Cheski vẫn luôn ghi nhớ những điều tuyệt diệu ông đã làm được tại đây. J.Mourinho cũng là HLV trẻ nhất có mặt trong danh sách này.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
16-09-2009, 10:58
Thảm họa Munich

Tấn bi kịch đã xẩy ra với Manchester United vào ngày 6/3/1958 khi chiếc máy bay chở toàn đội trật đường băng tại sân bay Munich làm thiệt mạng tại chỗ 21 người , trong đó 7 cầu thủ của đội Manchester United . Họ trở về nhà sau trận Tứ Kết Cúp Châu Âu với CLB Sao đỏ Belgrade của Nam Tư . Chiếc máy bay đã phải đỗ xuống Munich để tiếp thêm nhiên liệu , theo như lịch trình của chuyến bay . Ngoài các cầu thủ , MU còn mất đi ông bầu Bert Whalley HLV Tom Curry , thư kí CLB Walter Crikmer cùng 8 nhà báo .1 vài người được đưa vào bệnh viện như sir Matt Busby , Duncan Edwards , Jonny Berry , 1 trong số các phi công của máy bay . Đội trưởng Rayment mất ngay sau đó , Edwards ra đi sau 15 ngày, 21/3 anh qua đời vì hỏng thận .


Chuyến bay 609 định mệnh

Sau đêm ăn mừng đầy cuồng nhiệt tại Belgrade , "những đứa trẻ của Busby" trở về Manchester vào giữa buổi sáng , và họ có thể về nhà vào tối hôm đó .Chuyến bay 609 , Elizabethas GALZN A5 57 của phi hành đoàn Lord Burghley với phi công James thain và người bạn đồng nghiệp Kênnth điều khiển . Bầu không khí thật lặng lẽ , trên máy bay có 2 chiếc bàn khiến các cầu thủ có thể ngồi đối mặt với nhau để đánh bài vui vẻ . Trò chơi chấm dứt khi máy bay hạ cánh xuống Munich để tiếp nhiên liệu , và chỉ khi họ gần chạm mặt đất thì mới nhận ra tuyết đang rơi .

Cất cánh không thành công

Thời gian tiếp nhiên liệu dự tính chỉ 20' , vì vậy hành khách vẫn ngồi trên khoang máy bay . 2h31 chiều , bình nhiên liệu đã đuợc nạp đầy . Chuyến bay đã sẵng sàng trên đường băng và nhận tín hiệu cất cánh .Khi máy bay tăng tốc , các phi công nghe thấy tiếng kêu lạ từ động cơ và họ quyết định ngừng cấy cánh .Âm thanh lạ đó được gọi là " boost surging" - kết quả của việc nhiên liệu làm động cơ tăng ốc quá nhanh . Vấn đề không phải không thường xuyên với những chiếc Elizabethan . Các phi công đã quyết định tự khắc phục việc này bằng cách cho van tiết lưu chẩy chậm hơn . 3' sau , máy bay lại sẵn sàng cất cánh .

Cất cánh lần 3: và thảm kịch đã xẩy ra

sau 2 lần thất bại , hành khách được thông báo ' do sự cố kĩ thuật , chuến bay tạm thời gián đoạn " . Và nhiều người đã vào quán cafe , chuyện trò và than vãn phải về nhà bằng đường bộ qua vùng Hood của Hà Lan , không khí thoải mái và vui vẻ.Ducan Edwards tranh thủ gửi bức điện về Manchester , trong khi hành khách đang đợi ở quán cafe , và nghĩ rằng khó có thể cất cánh trong điều kiện như vậy " tất cả những chuyến bay đã bị hoãn . Bay vào ngày mai . Edwards".Nhuwng Edwards đã nhầm , các hành khách đa được gọi trở lại chuyến bay , Phi công Thain và Rayment sau khi trao đổi với các nhân viên mặt đất đã quyết định klhông ở lại Munich đêm nay .Và máy bay sẽ cất cánh với 1 động cơ .

Máy bay chồm lên trong lần cất cánh thứ 3 để rời khỏi sân bay Munich , lúc này hành khách thực sự hoang sợ . Trong khoang máy bay được thiết kế để họ có thể nhìn thấy mặt nhau ,. Nét mặt thay đổi của Roger Bryne chuyển nỗi sợ hãi của mình sang cho các đồng đội . Jonhny Berry thốt lên rằng : "cái chết đang gần kề chúng ta" . Liam Whelan , tín đồ của thiên cháu giáo đáp lại rằng :'con đã sẵn sàng để chết " . Harry Gregg nhìn thấy lớp tuyết rời khỏi bánh xe như tốc độ của chiêc tầu thủy . Máy bay chồm lên cao hơn trước nhưng ngay khi các phi công cố gắng cất cánh thì chiếc Lord Burghley nổ tung sau khi rơi xuống đường băng với tốc độ cao , trượt theo hàng rào và lao qua 1 con đường .

Sau tai nạn

Không có tiếng kêu khóc nào bên trong khi máy bay dừng hẳn , nhung dần dần có sự cử động . Hary Gregg đá tung mảnh vỡ của máy bay qua xác của Bert Whalley . Phi công Thain đang bất lực nắm 1 bình cứu hỏa nhỏ và hét to " hãy chạy đi vì sẽ có những vụ nổ nữa ". Gregg lao vào máy bay và cứu 1 em bé đang khóc còn mẹ em là là người đã bị gẫy cổ và chân . Anh kéo Dennis Viollet và Bobby Charton ra khỏi mảnh vỡ bằng dây đeo bảo hiểm của họ . Busby vẫn nằm trên sàn và kêu đau ở ngực và chân . Jackie Blanchflower nằm bị thương nặng với Roger Byrne đã chết đè qua lên người anh . Người tiếp viên hàng không đứng cạnh , tê liệt đi vì sợ hãi . Cuối cùng ô tô và xe cứu thương cũng đên schỗ máy bay bị đâm . Và họ được chuyển đến bệnh viện Rechts ở Munich

Hậu quả

Tin về vụ tai nạn nhanh chóng được truyền về Manchester . Vợ của Mark Jones nghe được tin trong siêu thị . Các cầu thủ MU biết về thảm họa này từ các nhân viên mặt đất . Jimmy Murphy , người lỡ chuyến bay nghe được tin này từ thư kí của Busby , Alma George . Con tai của Matt , Sandy Busby đọc được thông báo trên áp phích . Murphy bay tới Munich ngay hôm sau , ông đi bộ vòng quanh phòng bệnh của những người bị thương . Ducan Edward hỏi Murphy mấy giờ trận đấu bắt đầu . Busby đề nghị Murphy đảm nhận mọi việc cho ông .

Trận đấu vẫn diễn ra

Nuốt nỗi đau đớn , HLV Jimmy Murphy pahỉ bắt tay ngay vào việc . Trận đấu vòng 5 cup FA với Sheffield Wednesday được hoãn đến ngày 9/3 . Murphy đã thuyết phục cựu thủ môn của MU gianh cup vô địch năm 1948 quay lại MU trên cương vị mới , HLV đội trẻ . 19/3 , HLV Murphy đưa ra sân đội hình gồm các cầu thủ trẻ , 2 cầu thủ mới kí hợp đồng và đội trưởng Bill Foulkes , phía sau là Hary Gregg , cả 2 cầu thủ cùng sống xót và được khán giả chật cứng SVĐ Old Trafford đón chào nồng nhiệt . MU thắng S.Weđnesay 3-0 .Thậm chí sau đó họ còn vào đến trận CK FA .

10 năm sau , người thanh niên 21 tuổi ngày nào sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc đã đưa MU lên bục vinh quanh cao nhất của bóng đá Châu Âu .29/5/1968 Bobby Charlton ấn định chiến thắng 4-1 cho MU trước Benfica Lisbon . MU giành cúp Châu Âu ...


(Manchester United những điều chưa biết)


Những cầu thủ thiệt mạng :

Roger Byrne,28 tuổi
Eddie Colman, 21
Duncan Edwards, 21
Mark Jones, 24
David Pegg, 22
Tommy Taylor, 26
Liam Whelan, 22
Geoffrey Bent, 25

chet_lahet
16-09-2009, 11:05
Hillsborough - thảm họa kinh hoàng của livepool

Thảm hoạ Hillsborough xảy ra vào ngày 15/4/1989 ở sân vận động Hillsborough,Sheffield,Anh.Thảm hoạ kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của 96 Liverpudlians đến xem trận đấu bán kết của cúp FA giữa Liverpool và Nostingham Forest.Đây là một trong những thảm hoạ khủng khiếp nhất trong lịch sử bóng đá xứ sở sương mù và là thảm hoạ thứ 2 liên quan đến sân vận động mà Liverpool đã mắc phải,trước đó là Heysel.

Trước khi xảy ra thảm hoạ

Vào lúc đó hầu hết các sân vận động ở Anh đều được bao quanh bởi những hàng rào thép kiên cố nhằm phòng tránh cũng như hạn chế những cổ động viên quá khích đã có những biểu hiện thái quá ảnh hưởng đến trận đấu đã trở nên phổ biến từ những năm 1960.

Sân vận động Hillsborough là địa điểm thường xuyên diễn ra những trận đấu của bán kết cúp FA.Năm 1981,trận bán kết giữa Tottenham và Wolverhampton Wanderers cũng đã gặp sự cố làm cho 38 người bị thương.Điều này như một lời cảnh tỉnh tới ban lãnh đạo câu lạc bộ phải thay đổi lại thiết kế của cổng Leppings,chia thành 3 lối và đến năm 1984,được chia thành 5 lối.

Thảm hoạ kinh hoàng cướp đi cuộc đời của 96 Liverpudlians

Vì lí do tắc nghẽn giao thông rất nhiều Liverpuldian đã đến muộn giờ trong trận bán kết cúp Fa ấy,ai cũng muốn thật nhanh có một chỗ ngồi trong sân để cổ vũ cho đội bóng con cưng.Hàng nghìn người đã đứng trứoc cổng sân và gào thét,cảnh sát Hillsborough đã mở cổng thoát như một lối hầm nhỏ để đưa các cổ động viên bên ngoài vào sân,đây có thể coi là quyết định gián tiếp tạo nên thảm hoạ kinh hoàng và vực thẳm không thể quên trong lịch sử Liverpool.Dòng người với tâm trạng vội vã bấn loạn đã chen nhau,giẫm đạp lên nhau.Cảnh sát và đội bảo vệ đã phải đóng ccổng để ngăn dòng người vẫn đang khao khát vào sân phải dừng lại.Nhưng họ đã cố gắng vào bằng được sân,nhiều cổ động viên đã bị đảy dần về phía hàng rào thép ngăn cách giữa khán giả và cầu thủ trên sân được xây dựng vốn để phòng tránh các Holligans.Rất nhiều Liverpudlians đã cố tìm cách thoát thân bằng cách leo lên hàng rào chắn hoặc léo lên trên cao.Chỉ có một số ít là thoát được cảnh tượng hãi hùng,phần lớn họ chỉ còn biết thét lên những tiếng kêu vô vọng giống lời tự biệt hơn là tiếng kêu cứu.Thảm hoạ kinh hoàng đã diễn ra,96 Liverpudlians mãi mãi không còn được thấy đội bóng yêu dấu của mình chinh chiến nữa,họ đã ra đi,cùng với 766 người vị thương đã tô thêm vào một nét buồn trong lịch sử Liverpool.

You''ll never walk alone

Đối với tất cả các Liverpudlians cả ở Anh quốc cũng như trên toàn thế giới,thảm hoạ Hillsborough đều giwoij trong lòng mỗi người những nối buồn khôn xiết,gợi lại cho chúng ta cảm giác về lịch sử,về tình yêu với Liverpool.Chúng ta càng thêm trân trọng những gì mình đang có,tự hào vfi những Liverpudlians dù đã khuất nhưng linh hồn ,tinh thần của họ là bất diệt.Có thể họ vẫn hiện hữu đâu đấy,vẫn vuốt ve những đám cỏ nhung mượt và thẫm sương ở Anfield những ngày đông lạnh,vẫn cười lớn và hát vang You'll never walk alone mỗi khi Liverpool có được những thắng lợi vẻ vang.Vẫn im lặng,ngẫm nghĩ và nắm tay nhau khi Liverpool thất bại.
Họ sẽ không bao giờ cô độc.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
16-09-2009, 11:13
Superga - Thảm họa 60 năm nhìn lại

60 năm trôi qua từ ngày thảm họa Superga cướp đi của nước Ý một trong những đội bóng vĩ đại nhất, cướp đi sinh mạng của 31 người. Đến tận bây giờ, Torino vẫn chưa thể gượng dậy và bóng đá thế giới vẫn chưa nguôi cơn đau vẫn còn kéo dài…

Il Grande Torino

Rất nhiều CLB Italia đã đi vào lịch sử với hai chữ “Vĩ đại” kèm theo. Tất cả đều biết đến La Grande Inter của những năm 60, “siêu Milan” của cuối những năm 80 và Juventus giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng trước khi những đội bóng vĩ đại đó đi vào lịch sử, có một CLB miền Bắc nước Ý đã làm rạng danh nền bóng đá đất nước này, và đến giờ vẫn được nhiều người coi là đội bóng Italia vĩ đại nhất mọi thời đại.


Đó là Il Grande Torino – Torino vĩ đại, những người bất khả chiến bại trong suốt thập niên 40. Thống trị bóng đá Italia trong cả một thời gian dài, lịch sử Torino vĩ đại là cả một câu chuyện dài đầy vinh quang và cả bi kịch.



Được dẫn dắt bởi người đội trưởng huyền thoại Valentino Mazzola (cha của huyền thoại Inter sau này, Sandro Mazzola), Torino đã giành liên tiếp 5 chức vô địch Italia từ năm 1943 đến 1948. Mazzola tưởng như đã gia nhập Juventus trước khi đến với Toro, nhưng một lời đề nghị hấp dẫn hơn đã đưa ông đến vai trò huyền thoại của Torino như một sự sắp xếp của số phận…



Torino vĩ đại đã có đến 93 trận bất bại liên tiếp trên sân nhà ở Serie A – một kỷ lục còn được giữ đến ngày nay. Trong 93 trận đó, họ thắng đến 83 và chỉ để hòa 10 trận từ năm 1943 đến 1949. Đỉnh cao của thời kỳ đó là khi Torino ghi đến 125 bàn trong mùa 1947/48.



Valentino Mazzola là thành viên nổi bật nhất của đoàn quân áo thiên thanh bách chiến bách thắng những năm đó. Điều đáng tiếc với ông chính là việc trong những năm trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2, World Cup không được tổ chức và Azzurri không có cơ hội VĐTG.

Năm 1947, Mazzola cùng các đồng đội Azzurri được dẫn dắt bởi cựu HLV Torino Vittorio Pozzo tiếp đội bóng mạnh nhất châu Âu bấy giờ, Hungary của Ferenc Puskas tại sân Stadio Filadelfia ở Turin và giành chiến thắng 3-2 đầy cảm xúc. Điều đặc biệt ở trận đấu này là trong 11 cầu thủ xuất quân của Azzurri khi đó có đến 10 người của Torino, khẳng định sự áp đảo tuyệt đối của Il Grande Torino với các đối thủ ở Serie A.



1 năm sau đó, Mazzola một lần nữa trở thành người hùng khi đưa Torino của ông đến chức vô địch Serie A lần thứ 5 liên tiếp. Thành công này giúp Torino được CLB huyền thoại Bồ Đào Nha Benfica mời đến để vinh dự thi đấu trận giã từ sân cỏ của Jose Ferreira, đội trưởng tuyển Bồ Đào Nha. Lời mời thi đấu của Benfica là một món quà với Torino vĩ đại, và đó là một món quà định mệnh…

Thảm họa Superga



Trên đường trở về từ Bồ Đào Nha, chiếc Fiat G212 của hãng hàng không Avio Linee Italiane chở Torino vĩ đại dừng lại ở sân bay Barcelona để tiếp nguyên liệu. Tất cả thành viên Torino đều có mặt trên chuyến bay đó chỉ trừ Sauro Toma ở lại Lisbon do chấn thương. Dừng chân ở Barcelona, các cầu thủ Toro ăn tối với những ngôi sao AC Milan cũng dừng chân tại đó trên đường đến Madrid thi đấu với Real, và họ không biết rằng đó là bữa tối cuối cùng của Il Grande Torino!



14h50, chiếc Fiat G212 tiếp tục lên đường cùng Torino và một số nhà báo thể thao Italia, nhằm thẳng hướng sân bay Aeroporto Torino. Chuẩn bị hạ cánh, chiếc máy bay gặp thời tiết xấu do mưa to và bão hoành hành ở Torino, trời đầy mây, tầm nhìn của phi công chỉ còn 40m. Phi hành đoàn cố gắng hạ cánh đúng đường băng, tín hiệu mặt đất xác nhận thông tin máy bay cách mặt đất 2000 feet, và đó là lần cuối họ nhận thông tin về chiếc máy bay.



4 phút sau, chiếc Fiat G212 bị thổi bay về bên phải trong một cơn bão mạnh và lao thẳng vào nhà thờ Superga trên đồi Turin. Tất cả 31 người trên máy bay, bao gồm 18 cầu thủ, phi hành đoàn và 3 nhà báo Italia tử nạn, đồng hồ điểm 17h03, chỉ cách giờ hạ cánh đúng 5 phút.



Đó là thảm họa lớn nhất của lịch sử bóng đá Ý. Il Grande Torino khi đó còn lại 5 trận đấu ở Serie A. Đội trẻ Toro xuất trận và thắng cả 5 trận đó, đoạt Scudetto, nhưng tất cả đều không thể xoa dịu nỗi mất mát quá lớn đã xảy đến với Torino vĩ đại. Nỗi đau lớn đến mức tuyển Italia 1 năm sau đó đã phải chọn đường biển để đến dự World Cup 1950 ở Brazil.

Sau thảm họa, Torino không thể tìm lại mình. Thời kỳ hoàng kim của Granata kết thúc vào ngày 4/5/1949 định mệnh đó. Họ chật vật tìm lại chỗ đứng và đau đớn xuống hạng Serie B năm 1959, đánh dấu sự mở màn của triều đại Grande Inter với thuyền trưởng Helenio Herrera những năm 1960. Alessandro Mazzola tiếp bước cha của ông trở thành huyền thoại, nhưng là huyền thoại của Nerazzurri chứ không phải Granata.

chet_lahet
16-09-2009, 12:50
Thông tin về lịch sử champions league

Giải vô địch các câu lạc bộ Châu Âu được bắt đầu hình thành chính xác là khoảng một tháng sau cuộc họp chính thức lần đầu tiên của UEFA được tổ chức vào ngày 2/3/1955 tại thủ đô Viên của nước Áo, còn tên gọi “European Cup” thì không phải là sáng kiến của UEFA.

Sáng lập viên người Pháp

Rất nhiều những nước thành viên sáng lập ra UEFA tỏ ra hứng thú với việc tổ chức ra một giải đấu dành cho các quốc gia. Tờ nhật báo của nước Pháp L’Equipe và tổng biên tập của họ Gabriel Hanot đã đề ra ý tưởng về một giải đấu mở rộng dành cho các câu lạc bộ ở Châu Âu. Hanot cùng với người đồng nghiệp là Jacquest Ferrant đã lên kế hoạch tổ chức một giải đấu diễn ra vào thứ Tư hàng tuần và thi đấu vào buổi tối.

Ban đầu, giải đấu được sáng tạo ra từ ý tưởng của L’Equipe không quy định những câu lạc bộ tham gia phải là những nhà vô địch ở quốc gia của họ, nhưng họ mời các câu lạc bộ được những người hâm mộ yêu thích nhất ở đất nước đó. Đại diện của 16 câu lạc bộ đã được mời tới dự một cuộc họp vào ngày 2 và 3 tháng Tư năm 1955 và những điều lệ mà L’Equipe đưa ra đã được tán thành.

Những điểm mốc lịch sử

Một thời điểm quan trọng trong tiến trình phát triển của giải đấu này là vào mùa giải 1992/1993, khi mà giải đấu UEFA Champions League đã được tăng thêm một số đội trong vòng thi đấu knock-out. Đây là dấu mốc ban đầu, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chiếc cúp này. Ngày nay, người ta đã được chứng kiến Champions League lớn mạnh lên rất nhiều với 8 bảng đấu gồm 32 đội. Các trận đấu thường diễn ra vào giữa tuần, thứ Ba và thứ Tư trên toàn cõi châu Âu.

Mùa bóng 1997/98 đánh dấu sự thay đổi to lớn đối với giải đấu danh giá này, khi không chỉ đội vô địch mà cả những đội có thứ hạng cao ở các quốc gia cũng có thể tham dự. Với công tác truyền thông và tiếp thị hình ảnh một cách rất chuyên nghiệp, Champions League đã trở thành một “mỏ vàng” của các câu lạc bộ và có những đội đã phải trải qua đến ba vòng đấu loại mới được góp mặt tại đó.

Các kỉ lục

Trong lịch sử của giải đấu, câu lạc bộ Hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid đang giữ kỉ lục về số lần đoạt cúp với 9 chức vô địch. Một cầu thủ xuất sắc của Real là Francisco Gento cũng là người đang sở hữu nhiều chiếc cúp C1 nhất: 6 lần. Còn huấn luyện viên thành công nhất kể từ khi giải đấu ra đời là Bob Paisley của Liverpool khi ông đã ba lần bước lên bục vinh quang

Lịch sử

Năm 1954, Gabrief Hanot - nhà báo thuộc báo L'Equipe - đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.

Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).

Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.


Nhạc hiệu

Bản nhạc nền Cúp C1 Châu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Hadel (1658-1759), được giàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.


Chiếc cúp

Cúp cao 74cm, nặng 8kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 Franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một phiên bản cúp, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau. Nếu 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt.


Quy định

Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997

Kể từ khi ra đời với tên gọi Cúp C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.

Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cup C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.

Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.

Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cup C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.

Từ mùa bóng 1991-1992, Cup C1 đổi tên thành Champions League - Giải đấu của các nhà vô địch. Sau 2 vòng loại đầu tiên, 8 đội mạnh nhất chia 2 bảng đấu vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng vào chung kết.

Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cup C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch Cup này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cup C1.


Từ mùa bóng 1997-1998

UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.

Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.

Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.

Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.


Quy định hiện nay

- Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.
- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).
- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).
- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.
Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.
- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.
Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.

- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.
- Bán kết:
- Chung kết:
Có tất cả 239 trận đấu.

- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.

Thể thức bốc thăm phân cặp

- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.
- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.
- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.
- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.
- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.
- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.

Xếp hạng vòng bảng

Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng

Gabriel Hanot, ’cha de’ cua Cup C1 chau Au
Cúp C1 ra đời nhằm... chống lại người Anh!

Nhằm đi tìm lời giải về CLB xuất sắc nhất châu Âu, cũng như bác bỏ những lập luận của người Anh, Cúp C1 đã chính thức được ra đời. Sau FIFA và VCK World Cup, "cha đẻ" của Cúp C1 cũng là một người Pháp, Ngài Gabriel Hanot.

Những "Cúp châu Âu" sơ khai

Champions League, và tiền thân là Cúp C1, không chỉ là giải đấu quan trọng nhất châu Âu mà còn là giải đấu cấp CLB uy tín cũng như có sức hấp dẫn lớn nhất Thế giới, cả về danh tiếng lẫn giá trị thương mại.

Sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển không ngừng, giải đấu này đã không còn gói gọn trong phạm vi châu Âu mà còn nhận được sự quan tâm của tất cả những người yêu bóng đá trên Thế giới. Và sự ra đời của giải đấu danh giá này vẫn còn là điều bí ẩn của không ít người.

Cuối thế kỷ IXX, đầu thế kỷ XX, các CLB bóng đá ở các quốc gia châu Âu "mọc lên như nấm sau mưa", các giải vô địch và cúp quốc gia các nước được tổ chức để chọn ra nhà vô địch. Lúc này, chưa một CLB nào vượt qua được biên giới nước mình khi những sân chơi chỉ gói gọn trong những giải đấu quốc nội.

Đến những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, các liên đoàn bóng đá ở Trung và Nam Âu lập ra giải đấu đầu tiên giành cho các CLB ở những khu vực này với tên gọi Mitropa Cup, có sự tham dự các CLB mạnh đến từ những quốc gia như Italia, Áo, Tiệp Khắc (cũ) và Hungary.

Các CLB sớm gây được tiếng vang ở giải đấu là những cái tên nổi tiếng lúc bấy giờ như Bologna (Italia), Slavia và Sparta Prague (Tiệp Khắc) hay Rapid Viena (Áo)...
Giải đấu diễn ra theo thể thức loại trực tiếp, các đội thi đấu theo 2 lượt trận sân nhà và sân khách. Tổng tỉ số sau 2 lượt trận sẽ quyết định đội nào được đi tiếp. Sau một thời gian diễn ra, giải đấu này đã bị lạnh nhạt do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Lúc này, người dân châu Âu giành sự chú ý cho một giải đấu mới nổi được tổ chức giành cho các CLB đến từ những QG Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, với tên gọi Latin Cup. Nếu như Bologna, Rapid Viena, Slavia và Sparta gây tiếng vang ở Mitro Cup thì tại Latin Cup, Real Madrid, Barcelona (TBN), Benfica (BĐN) và AC Milan (Italia) lại gây được ấn tượng mạnh.

Sự kiêu ngạo của người Anh và Cúp C1 ra đời

Trong giai đoạn này, ở châu Âu không chỉ có Real, Barca hay Milan mà còn có khá nhiều CLB nổi tiếng khác như Wolverhampton (Anh) hay Reims (Pháp)...
Và trong một trận giao hữu quốc tế giữa Honved Budapest (Hungary) với Wolverhampton, CLB của Anh đã đánh bại được đối thủ, mà nòng cốt là các tuyển thủ quốc gia Hungary (lúc này, Hungary là một trong những đội tuyển mạnh nhất Thế giới), với tỉ số 3-2

Sau chiến thắng này, cùng với chiến thắng 4-0 trước Spartak Moscow, báo chí Anh (đặc biệt là tờ Daily Miror) đã giật những dòng tít lớn với nội dung Wolverhampton là CLB mạnh nhất Thế giới, là nhà VĐ châu Âu cấp CLB. Chính sự kiêu ngạo này của người Anh làm cho cựu tuyển thủ Pháp, đồng thời là phóng viên tờ L’Equipe, Ngài Gabriel Hanot, cảm thấy không mấy hài lòng.

Hanot biết rõ sức mạnh của các CLB nổi tiếng khi ấy như AC Milan với bộ 3 người Thuỵ Điển Gren, Nordahl, Liedholm khét tiếng; Real Madrid với Di Stefano, Reims và Raymond Kopa cũng chẳng kém cạnh.

Sau Robert Guerin kêu gọi thành lập ra FIFA, Jules Rimet đề xuất tổ chức VCK Word Cup, thì nay nguời Pháp thứ 3 là Hanot đề nghị tổ chức giải bóng đá giành cho các CLB Châu Âu (không lâu sau đến lượt Henri Delauney, một người Pháp khác, đề xuất tổ chức VCK EURO).

Và thế là ông dùng hẳn một trang báo của mình để đăng bài kêu gọi tổ chức một giải bóng đá nhằm tìm ra một nhà VĐ thực sự cấp CLB ở châu Âu (vào đây để xem bài báo của Hanot đăng trên tờ L’Equipe).

Trong hai ngày 2 và 3/4/1955, Hanot mời đại diện các đội bóng nổi tiếng ở châu Âu tới khách sạn Ambassador, Paris, và ở đây ông đã giới thiệu thể thức thi đấu loại trực tiếp vào những ngày giữa tuần. Và đại diện của 15 đội bóng tới tham dự cuộc họp đã nhiệt liệt tán thành đề nghị của Hanot. Ngoài ra, FIFA cũng nhiệt liệt ủng hộ và UEFA sẵn sàng đứng ra tổ chức giải đấu giành cho các CLB.

Một lần nữa những người Anh ngạo mạn đứng ngoài cuộc chơi lớn. Sau khi từ chối thành lập FIFA, người Anh đã cự tuyệt lời mời tham dự Word Cup đầu tiên, và nay một lần nữa đảo quốc sương mù đã khước từ lời mời tham dự giải đấu giành cho các CLB. Cũng như 2 lần trước, dù không có đại diện của quê hương bóng đá nhưng giải đấu vẫn diễn ra một cách thành công.

Real Madrid, ông hoàng của Cúp C1

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Cup C1 châu Âu, với tên gọi chính thức là Euro Champions Clubs’ Cup, đã chính thức được diễn ra. Ngày 4/9/1955, hơn 60 nghìn người trên SVĐ Ánh Sáng ở thủ đô Lisbon đã chứng kiến trận đấu đầu tiên của giải, Sporting Clube De Portugal hoà Partizan Belgrade.

4 ngày sau, CLB vĩ đại nhất châu Âu trong thế kỷ XX là Real Madrid giành chiến thắng 2-0 trước Servette Geneve (Thuỵ Sỹ), và huyền thoại Miguel Munoz trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đàn "kền kền trắng" ở Cúp C1 châu Âu.

Real Madrid cũng đã trở thành CLB đầu tiên giành Cup C1, sau khi đánh bại đội bóng nước Pháp Reims 4-3 trong trận chung kết được diễn ra trên SVĐ Công Viên Các Hoàng Tử, cho dù đội bóng "Hoàng gia" đã bị dẫn trước 2-0 chỉ sau 10 phút đấu.

Trong 5 mùa giải liên tiếp, Real Madrid thể hiện sự vượt trội về đẳng cấp của mình khi mang về TBN 5 chức vô địch. Tiếp bước Real, đến lượt Benfica, Inter và AC Milan khẳng định sức mạnh tuyệt đối của bóng đá Nam Âu trong những năm đầu tiên Cup C1 được tổ chức, với 11 chức VĐ liên tiếp.

Phải đến tận năm 1967, Vương quốc Anh mới có một nhà vô địch sau khi Celtic bất ngờ đánh bại Inter đầy kiêu ngạo 2-1 trong trận chung kết. Đúng 1 năm sau, Manchester United trở thành CLB Anh đầu tiên đoạt danh hiệu dành cho những nhà VĐQG.

Lúc này, cán cân quyền lực chuyển lên phương Bắc khi Ajax Amsterdam, với lối chơi tổng lực nổi tiếng cùng huyền thoại Johan Cruyff và HLV Rinus Michels, đã làm mưa làm gió với "hat-trick" VĐ liên tiếp vào các năm 1971, 1972 và 1973.

Và với Hoenes cùng "hoàng đế" Beckenbauer, "hùm xám" Bayern Munich của Đức cũng không chịu kém cạnh khi giành chức VĐ trong 3 năm tiếp theo, từ 1974, 1975 và 1976.
Sau Munich, đến lượt các CLB Anh làm mưa làm gió tại Cup C1 châu Âu, khi 7 lần đoạt Cúp trong 8 mùa giải, riêng Liverpool đã đoạt tới 4 lần. Năm 1985, thảm hoạ Heysel diễn ra làm rất đông các CĐV Juventus thiệt mạng, bóng đá Anh phải trả một cái giá rất đắt khi các CLB nước này bị loại hoàn toàn tại 3 Cup châu Âu trong 5 mùa giải tiếp theo đó.
Từ cuối thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đến lượt lữ đoàn đỏ đen AC Milan tung hoành ở giải đấu danh giá này. Với bộ ba "Hà Lan bay" nổi tiếng là Vanbasten, Gullit và Rijkaard, kết hợp với dàn cầu thủ nội đồng đều, CLB mang trên mình chiếc áo sọc Đỏ - Đen đã 5 lần vào chung kết trong 7 mùa bóng, và 3 lần giành chiến thắng.
Kể từ đó đến nay, khi bóng đá ngày càng thương mại hóa, không một CLB nào tỏ ra vượt trội ở đấu trường C1. Sau khi AC Milan bảo vệ thành công Cúp C1 năm 1990 cho tới nay, chưa một CLB nào có vinh dự 2 lần liên tiếp nâng Cúp. Bayern Munich trở thành CLB đầu tiên VĐ trong thế kỷ XXI với chiến thắng năm 2001, trong khi Barcelona là nhà vô địch gần nhất

Các trận chung kết :

Năm / Đội vô địch / Tỷ số / Đội hạng nhì / Sân vận động

1956 Real Madrid 4-3 Reims Parc des Princes, Paris
1957 Real Madrid 2-0 Fiorentina Santiago Bernabéu, Madrid
1958 Real Madrid 3-2 A.C. Milan Heysel, Brussels
1959 Real Madrid 2-0 Reims Neckar, Stuttgart
1960 Real Madrid 7-3 Eintracht Frankfurt Hampden Park, Glasgow
1961 SL Benfica 3-2 FC Barcelona Wankdorf, Berne
1962 SL Benfica 5-3 Real Madrid Olympic, Amsterdam
1963 A.C. Milan 2-1 SL Benfica Wembley, London
1964 Inter Milan 3-1 Real Madrid Ernst Happel, Wien
1965 Inter Milan 1-0 SL Benfica San Siro, Milano
1966 Real Madrid 2-1 FK Partizan Heysel, Brussels
1967 Celtic F.C. 2-1 Inter Milan Nacional, Vale do Jamor
1968 Manchester United 4-1 SL Benfica Wembley, London
1969 A.C. Milan 4-1 Ajax Amsterdam Santiago Bernabéu, Madrid
1970 Feyenoord Rotterdam 2-1 Celtic F.C. San Siro, Milano
1971 Ajax Amsterdam 2-0 Panathinaikos Wembley, London
1972 Ajax Amsterdam 2-0 Inter Milan De Kuip, Rotterdam
1973 Ajax Amsterdam 1-0 Juventus Crvena Zvezda, Belgrade
1974 FC Bayern München 1-1, 4-0 (đá lại) Atlético Madrid Heysel, Brussels
1975 FC Bayern München 2-0 Leeds United F.C. Parc des Princes, Paris
1976 FC Bayern München 1-0 AS Saint Etienne Hampden Park, Glasgow
1977 Liverpool F.C. 3-1 Borussia Moenchengladbach Olimpico, Roma
1978 Liverpool F.C. 1-0 Club Brugge Wembley, London
1979 Nottingham Forest F.C. 1-0 Malmö FF Olympic, München
1980 Nottingham Forest F.C. 1-0 Hamburger SV Santiago Bernabéu, Madrid
1981 Liverpool F.C. 1-0 Real Madrid Parc des Princes, Paris
1982 Aston Villa F.C. 1-0 FC Bayern München De Kuip, Rotterdam
1983 Hamburger SV 1-0 Juventus Olympic, Athena
1984 Liverpool F.C. 1-1, 4-2 (11m) AS Roma Olimpico, Roma
1985 Juventus 1-0 Liverpool F.C. Heysel, Brussels
1986 Steaua Bucarest 0-0, 2-0 (11m) FC Barcelona Sánchez Pizjuán, Seville
1987 FC Porto 2-1 FC Bayern München Ernst Happel, Wien
1988 PSV Eindhoven 0-0, 6-5 (11m) SL Benfica Neckar, Stuttgart
1989 A.C. Milan 4-0 Steaua Bucarest Camp Nou, Barcelona
1990 A.C. Milan 1-0 SL Benfica Ernst Happel, Wien
1991 FK Crvena Zvezda 0-0, 5-3 (11m) Olympique de Marseille San Nicola, Bari
1992 F.C. Barcelona 1-0 U.C. Sampdoria Wembley, London
1993 Olympique de Marseille 1-0 A.C. Milan Olympic, München
1994 A.C. Milan 4-0 FC Barcelona Olympic, Athena
1995 Ajax Amsterdam 1-0 A.C. Milan Ernst Happel, Wien
1996 Juventus 1-1, 4-2 (11m) Ajax Amsterdam Olimpico, Roma
1997 Borussia Dortmund 3-1 Juventus Olympic, München
1998 Real Madrid 1-0 Juventus Amsterdam Arena, Amsterdam
1999 Manchester United 2-1 FC Bayern München Camp Nou, Barcelona
2000 Real Madrid 3-0 Valencia CF Stade de France, Saint-Denis
2001 FC Bayern München 1-1, 5-4 (11m) Valencia CF San Siro, Milano
2002 Real Madrid 2-1 Bayer Leverkusen Hampden Park, Glasgow
2003 A.C. Milan 0-0, 3-2 (11m) Juventus Old Trafford, Manchester
2004 FC Porto 3-0 AS Monaco FC Veltins-Arena, Gelsenkirchen
2005 Liverpool F.C. 3-3, 3-2 (11m) A.C. Milan Atatürk Olimpiyat, Istanbul
2006 Barcelona 2-1 Arsenal Stade de France, Paris
2007 A.C. Milan 2-1 Liverpool F.C. Olympic, Athena

Các kỷ lục :

Trận chung kết có tỷ số cao nhất: Năm 1960 giữa Real Madrid - Eintracht Frankfurt: 7-3

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Raúl González Blanco - 60 bàn (tính đến ngày 19 tháng 2 năm 2008)

Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Di Stefano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.

Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (9 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002)

Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (12 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 4 cúp.

Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.

Cầu thủ đạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần

Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết ;lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết

Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real, lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007

Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 ở tuổi 41 lẻ 86 ngày; còn tính Champions League thì cầu thủ P.Maldini (hậu vệ Milan) ra sân trận chung kết 2007 ở tuổi 38 lẻ 331 ngày.

Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: SL Benfica (Bồ Đào Nha): 5 lần (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)

Cầu thủ đầu tiên giành Cup C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Rumani): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly (người Pháp): năm 1993 với đội Olympique de Marseille (Pháp) và năm 1994 với đội AC Milan (Italia).

Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 CLB khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007)
Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất: Bob Paisley, dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981)

Đội hình tiêu biểu của Champions League trong 15 năm (1992/1993-2006/2007):

Thủ môn :Schmeichel
Hậu vệ :Zambrotta, Desailly,Baresi, Carlos.
Tiền vệ :Beckham, Keane, Zidane, Giggs.
Tiền đạo :Nistelrooy, RaúlNguồn: Bongda.24h.com.vn.

Những cuộc lội ngược dòng vĩ đại nhất lịch sử Cup C1

Trong lịch sử của đấu trường bóng đá danh giá nhất châu Âu, nhiều khi đội gặp bất lợi trước lại đoạt vé đi tiếp một cách vô cùng ngoạn mục. Trong bài 12 cuộc ngược dòng kỳ vĩ trong suốt chiều dài 50 năm tồn tại Cup C1.

1. MU loại Bilbao, tứ kết mùa bóng 1956/1957 (lượt đi: Bilbao 5-3 MU; lượt về MU 3-0 Bilbao)

Ở mùa bóng 1956-1957, có thể nói MU đã tập hợp được một thế hệ cầu thủ trẻ rất tài năng gồm Bobby Charlton, Duncan Edward, Tommy Taylor, Dennis Viollet, Geoff Bent, Liam Whelan....và được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Matt Busby. Trong lần đầu tiên bước ra đấu trường châu Âu, nhà vô địch Anh đã có bước khởi đầu rất tốt khi vượt qua Borussia Dortmund ở vòng một để tiến vào tứ kết gặp ĐKVĐ Tây Ban Nha, Athletic Bilbao. Trận lượt đi tại xứ Basque, trước lối đá kỹ thuật của đối thủ, đội bóng nước Anh đành chịu thua đậm 3-5.

Tưởng như các chàng trai trẻ của đảo quốc sương mù sẽ mất hết hưng phấn sau thất bại này, nhưng đó lại là một bài học rất bổ ích. Và nó đã giúp họ không mắc bất cứ sai lầm nào trong lượt về, để đè bẹp đối thủ bằng tỷ số 3-0, và đi tiếp với kết quả chung cuộc 6-5. Tuy nhiên, tại bán kết, các học trò của Matt Busby buộc phải dừng lại trước ĐKVĐ Real Madrid hùng mạnh (có Di Stefano, Kopa, Gento). An ủi cho "Quỷ đỏ" là cuối mùa bóng đó, họ bảo vệ thành công chức vô địch Anh. Chỉ có điều, đó là danh hiệu cuối cùng của thế hệ vàng đó, bởi hơn 9 tháng sau, vào ngày 7/2/1958, tai nạn máy bay ở Munich (trên đường trở về từ Nam Tư cũ) đã cướp sinh mạng của 8 cầu thủ: Byrne, Colman, Jones, Pegg, Taylor, Bent, Whelan và Duncan Edward.

2. Inter Milan loại Liverpool, bán kết mùa bóng 1964/1965 (lượt đi: Liverpool 3-1 Inter; lượt về: Inter 3-0 Liverpool)

Vào thời điểm đó, danh tiếng của Inter đang nổi lên như cồn tại châu Âu với chiến thuật Catenaccio do HLV lừng danh, Helenio Herrera khởi xướng. Và họ cũng chính là những nhà ĐKVĐ Cup C1. Thế nhưng, trận lượt đi trên đất Anh, Liverpool đã thành công trong việc khoan thủng hàng thủ bê tông của người Italy và giành chiến thắng 3-1. Tuy vậy, "gáo nước lạnh" đó không hề làm nguội tham vọng bảo vệ chức vô địch của Inter.

Trong trận đấu 2 tuần sau tại Milano, với 2 thủ lĩnh Sandro Mazzola (hàng công) và Giacinto Fachetti (hàng thủ, và là đương kim chủ tịch hiện nay), đội quân của HLV Helenio Herrera đã lội ngược dòng thành công và thắng với tỷ số 3-0.

Tiếp đà hưng phấn này, Inter thắng luôn Benfica của "báo đen" Eusebio ở chung kết với tỷ số 1-0 và trở thành đội bóng Italy đầu tiên bảo vệ được chiếc Cup C1 châu Âu.

3. Partizan Belgrade loại Sparta Praha, tứ kết mùa 1965/1966 (lượt đi: Sparta 4-1 Partizan; lượt về: Partizan 5-0 Sparta)

Mùa bóng 65/66 là thời điểm rất mạnh của bóng đá Nam Tư cũ. Đội tuyển quốc gia đất nước này từng lọt vào trận CK Euro 1960 (thua Liên Xô cũ) và lặp lại thành tích đó vào năm 1968 (thua Italy). Trên phương diện CLB, Partizan Belgrade là lá cờ đầu với một loạt hảo thủ như Jusufi, Rasovic, Becejac, Hasanagic, Galic....

Nhưng bất ngờ đã xảy ra trong trận tứ kết lượt đi tại Praha, khi Partizan bị cuốn vào lối đá nhanh của đối thủ và sụp đổ bằng thất bại 1-4. Tuy vậy, trong trận lượt về, một bất ngờ còn lớn hơn thế đã xảy ra, trong lúc mà báo chí châu Âu đang tung hô Sparta. Vẫn những con người cũ, nhưng Partizan lại giới thiệu một tinh thần thi đấu quyết liệt đến kỳ lạ, để rồi nghiền nát đối thủ với tỷ số 5-0. Đội bóng Nam Tư cũ đi tiếp và loại luôn MU ở bán kết, giành vé tham dự trận cuối cùng với Real Madrid. Chỉ tiếc rằng, trước một đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ hoàng kim (còn mỗi Gento trong bộ tứ gồm anh và Puskas, Di Stefano, Kopa), nhưng Partizan đã không thể làm nên lịch sử khi thua 1-2 (dẫn trước rồi thua ngược).

4. Panathinaikos loại Crvena Zvezda, bán kết mùa 1970/1971 (lượt đi: Zvezda 4-1 Pana; lượt về: Pana 3-0 Zvezda)

Đội bóng Hy Lạp, Panathinaikos gây bất ngờ khi lọt vào đến bán kết. Việc đối đầu với nhà vô địch Nam Tư cũ Crveda Zvezda (sau này đổi tên thành Sao Đỏ Belgrade - vô địch Cup C1 năm 1991) là một thử thách cực kỳ khó khăn. Và điều đó đã được chứng minh khi Panathinaikos thua tan tác trên sân khách bằng kết quả 1-4. Thế nhưng, trong trận lượt về, dấu ấn Hy Lạp đã được đặt lên bản đồ châu Âu khi Panathinaikos tận dụng tối đa lợi thế sân nhà, thắng lại 3-0, một tỷ số vừa đủ giúp họ vào chung kết bằng lợi thế bàn thắng sân khách. Và dù thua Ajax của Johann Cruyff với tỷ số 0-2 tại trận cuối cùng, nhưng những người con của đất nước "thần thoại" vẫn xứng đáng ngẩng cao đầu.

5. AS Roma loại Dundee United, bán kết mùa bóng 1983/1984 (lượt đi: Dundee 2-0 Roma; lượt về: Roma 3-0 Dundee)

Đây là thời điểm băt đầu thăng hoa của bóng đá Italy khi một năm trước đó, Juventus lọt vào chung kết Cup C1 (thua Hamburg). Và AS Roma lại tiếp nối chuỗi tỏa sáng. Trận lượt đi tại Scotland chứng kiến Giallorossi chỉ biết chạy theo lối đá "kick anh rush" và thua trận 0-2. Nhưng "biển khói" tại Olimpico trong trận lượt về đã khiến Dundee choáng ngợp, cộng thêm tài năng của bộ đôi người Brazil, Falcao và Cerezo, Roma lội ngược dòng thành công bằng tỷ số 3-0. Tuy nhiên, sân Olimpico không thể giúp đội bóng áo bã trầu lần nữa khi Roma thua Liverpool 2-4 trong loạt đá luân lưu ở trận chung kết.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
16-09-2009, 13:03
Giải Ngoại Hạng Anh

Ngày nay, giải Ngoại Hạng Anh là giải vô địch đáng xem và mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ nhất. Nơi đây đã thu hút được rất nhiều cầu thủ nổi tiếng trên toàn thế giới, và thật khó để tin rằng lần đầu tiên giải đấu này được diễn ra chỉ mới gần đây: mùa giải 1992/1993.

Trong những năm 80 của thế kỉ trước, bóng đá Anh đã gặp phải những khó khăn to lớn nhất từ trước đến nay. Các sân vận động xuống cấp, nạn Hooligan lan tràn. Các đội bóng của nước Anh bị loại khỏi các cúp châu Âu trong vòng 5 năm sau thảm hoạ ở sân vận động Heysel của nước Bỉ, thảm hoạ đã khiến cho 39 cổ động viên thiệt mạng trong trận chung kết cúp C1 giữa Liverpool và Juventus năm 1985. Kể từ đó, giải vô địch quốc gia Anh bị xuống cấp trầm trọng.

Đến năm 1989, bóng đá Anh lại phải chứng kiến thảm hoạ Hillsbrough với 96 cổ động viên thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương tại trận bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest. Trước tình hình đó, Lord Justice Taylor đã đề nghị rằng cần phải có cải cách lại toàn bộ hệ thống điều hành và cấu trúc các sân vận động bóng đá trên toàn nước Anh – hình thức sân vận động không có rào chắn từ đó mà ra đời.

Cuộc cách mạng triệt để

Phải đối mặt với quá nhiều vấn đề, đặc biệt là sự xuống cấp của giải đấu dẫn đến việc không thể thu hút được các ngôi sao đã khiến cho các câu lạc bộ của Anh bất mãn. Đầu năm 1988, 10 CLB đã doạ sẽ tách ra thành lập một giải đấu riêng nhằm chiếm trọn lợi nhuận rất cao từ truyền hình. Do đó, việc cần thiết nhất lúc bấy giờ là một cuộc đại cải cách nếu như các CLB cũng như nền bóng đá Anh muốn phát triển và hưng thịnh.

Một bản Hiệp ước của các thành viên sáng lập đã được ký ngày 17 tháng 7 năm 1991 để hình thành nên những nguyên tắc cơ bản cho việc thành lập giải Ngoại Hạng Anh (Premier League) bây giờ. Giải đấu đã có sự tách biệt về mặt thương mại với giải Football League và Liên đoàn bóng đá, nhờ đó mà nó có thể tự do ký kết những hợp đồng phát sóng và tài trợ của riêng mình

Vào ngày 20 tháng 2 năm 1992, các CLB giải hạng nhất đã đồng loạt rời khỏi giải Football League và 3 tháng sau đó, Premier League được thành lập như một công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ban lãnh đạo giải đấu đã quyết định nhượng lại toàn bộ bản quyền truyền hình cho Sky TV. Ở thời điểm đó, việc ép buộc các cổ động viên phải trả phí để xem một chương trình thể thao trực tiếp là một khái niệm gần như mới, nhưng chất lượng của giải đấu kết hợp với chiến lược marketing của Sky đã nâng Premier League lên tầm cao mới. Hợp đồng đầu tiên trị giá 191 triệu bảng trong vòng 5 năm. Nhưng để phát song trực tiếp các trận đấu từ năm 2007-2010, Sky và Setanta phải trả tới 1,7 tỷ bảng.

Định hình và phát triển

Nguồn tài trợ cũng đóng góp một vai trò vô cùng quan trong. Năm 1993, Carling đã trả 12 triệu bảng trong vòng 4 năm và giải đấu đã được biết đến rộng rãi với cái tên FA Carling Premiership. Họ đã tiếp tục gắn bó thêm 4 năm tiếp theo nữa với mức trả cao hơn gấp 3 lần. Vào năm 2001, Barclaycard đã trở thành nhà tài trợ mới với hợp đồng trị giá 48 triệu bảng trong vòng 3 năm. Ba mùa giải 2004-2007 vẫn chứng kiến cái tên quen thuộc của Barclay gắn liền với giải đấu, và giá trị lần này lên tới 65.8 triệu bảng.

Việc gia tăng về doanh thu đã đảm bảo rằng các CLB Anh có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu về phí chuyển nhượng và về mức lương - một nhân tố quan trọng để thu hút những cầu thủ xuất sắc nhất từ nước ngoài hội tụ về Barclays Premier League.

Năm 1992, chỉ có 11 cầu thủ ngoài Anh và AiLen tại Premier League, nhưng đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới hơn 250. Trong nhiều năm qua, các cầu thủ ngoại quốc đã góp phần định dạng và phát triển bóng đá Anh. Tương tự, các HLV ngoại cũng sẵn sàng làm việc tại Anh, và những kỹ thuật được sử dụng bởi Arsene Wenger, Gerrard Houllier và Ruud Gullit đã có tác động rất lớn.

Ban đầu Premier League được thiết kế cho 22 CLB nhưng nó luôn có xu hướng giảm thiểu xuống con số 20 để đẩy mạnh phát triển và chất lượng hoá trình độ của các CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Vì thế, cho tới cuối mùa giải 1994/95 đã có 4 CLB bị xuống hạng nhưng duy chỉ có 2 đội được lên hạng.

Reading đã trở thành CLB thứ 40 góp mặt tại Premier League với việc thăng hạng vào năm 2006. Và không còn nghi ngờ gì nữa, đội bóng thành công nhất trong lịch sử Premier League chính là Manchester United. Đội bóng của Alex Ferguson đã giành được tới 9 danh hiệu vô địch và chưa từng kết thúc ở dưới vị trí thứ 3 kể từ khi Premier League bắt đầu ra mắt vào năm 1992.

Giải bóng đá ngoại hạng Anh (tiếng Anh: The Football Association Premier League), có tên chính thức là Barclays English Premier League, là giải đấu cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Anh. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1888 với tên gọi Giải bóng đá hạng nhất Anh (Football League First Division) và đội đoạt giải vô địch đầu tiên là câu lạc bộ Preston North End. Đến năm 1992, giải được đổi tên như hiện nay. Câu lạc bộ nhiều lần đoạt chức vô địch nhất là Liverpool, với 18 lần.

Danh sách các đội vô địch

Giải hạng nhất (1889-1992)

· 1889 - Preston North End

· 1890 - Preston North End

· 1891 - Everton

· 1892 - Sunderland

· 1893 - Sunderland

· 1894 - Aston Villa

· 1895 - Sunderland

· 1896 - Aston Villa

· 1897 - Aston Villa

· 1898 - Sheffield United

· 1899 - Aston Villa

· 1900 - Aston Villa

· 1901 - Liverpool

· 1902 - Sunderland

· 1903 - Sheffield Wednesday

· 1904 - Sheffield Wednesday

· 1905 - Newcastle United

· 1906 - Liverpool

· 1907 - Newcastle United

· 1908 - Manchester United

· 1909 - Newcastle United

· 1910 - Aston Villa

· 1911 - Manchester United

· 1912 - Blackburn Rovers

· 1913 - Sunderland

· 1914 - Blackburn Rovers

· 1915 - Everton

· 1916-1919 - chiến tranh thế giới lần thứ nhất

· 1920 - West Bromwich Albion

· 1921 - Burnley

· 1922 - Liverpool

· 1923 - Liverpool

· 1924 - Huddersfield Town

· 1925 - Huddersfield Town

· 1926 - Huddersfield Town

· 1927 - Newcastle United

· 1928 - Everton

· 1929 - Sheffield Wednesday

· 1930 - Sheffield Wednesday

· 1931 - Arsenal

· 1932 - Everton

· 1933 - Arsenal

· 1934 - Arsenal

· 1935 - Arsenal

· 1936 - Sunderland

· 1937 - Manchester City

· 1938 - Arsenal

· 1939 - Everton

· 1940-1946 - chiến tranh thế giới lần thứ hai

· 1947 - Liverpool

· 1948 - Arsenal

· 1949 - Portsmouth

· 1950 - Portsmouth

· 1951 - Tottenham Hotspur

· 1952 - Manchester United

· 1953 - Arsenal

· 1954 - Wolverhampton Wanderers

· 1955 - Chelsea

· 1956 - Manchester United

· 1957 - Manchester United

· 1958 - Wolverhampton Wanderers

· 1959 - Wolverhampton Wanderers

· 1960 - Burnley

· 1961 - Tottenham Hotspur

· 1962 - Ipswich Town

· 1963 - Everton

· 1964 - Liverpool

· 1965 - Manchester United

· 1966 - Liverpool

· 1967 - Manchester United

· 1968 - Manchester City

· 1969 - Leeds United

· 1970 - Everton

· 1971 - Arsenal

· 1972 - Derby County

· 1973 - Liverpool

· 1974 - Leeds United

· 1975 - Derby County

· 1976 - Liverpool

· 1977 - Liverpool

· 1978 - Nottingham Forest

· 1979 - Liverpool

· 1980 - Liverpool

· 1981 - Aston Villa

· 1982 - Liverpool

· 1983 - Liverpool

· 1984 - Liverpool

· 1985 - Everton

· 1986 - Liverpool

· 1987 - Everton

· 1988 - Liverpool

· 1989 - Arsenal

· 1990 - Liverpool

· 1991 - Arsenal

· 1992 - Leeds United

Giải ngoại hạng (1993-nay)

· 1993 - Manchester United

· 1994 - Manchester United

· 1995 - Blackburn Rovers

· 1996 - Manchester United

· 1997 - Manchester United

· 1998 - Arsenal

· 1999 - Manchester United

· 2000 - Manchester United

· 2001 - Manchester United

· 2002 - Arsenal

· 2003 - Manchester United

· 2004 - Arsenal

· 2005 - Chelsea

· 2006 – Chelsea

· 2007 – Manchester United

· 2008 – Manchester United

. 2009 - Manchester United

Tổng số lần vô địch

· 18 lần: Liverpool, Manchester United

· 13 lần: Arsenal

· 9 lần: Everton

· 7 lần: Aston Villa

· 6 lần: Sunderland

· 4 lần: Newcastle United, Sheffield Wednesday

· 3 lần: Huddersfield Town, Wolverhampton Wanderers, Leeds United, Blackburn Rovers, Chelsea

· 2 lần: Preston North End, Portsmouth, Burnley, Tottenham Hotspur, Manchester City, Derby County

· 1 lần: Sheffield United, West Bromwich Albion, Ipswich Town, Nottingham Forest

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
16-09-2009, 13:26
Những cầu thủ mãi mãi ra đi sau những tai nạn, sự cố đáng tiếc trên sân cỏ.

Daniel Jarque - Thủ quân của Espanyol

Bóng đá là một môn thể thao nguy hiểm. Ít nhất cũng có thể khẳng định điều đó nếu nhìn vào danh sách những cầu thủ bỏ mạng khi gắn cuộc đời mình với trái bóng tròn. Daniel Jarque là trường hợp mới nhất phải từ giã cuộc sống khi sự nghiệp cầu thủ của anh vẫn đang ở thời kỳ đỉnh cao.

Vào hôm thứ 7 vừa qua, hậu vệ đội trưởng Daniel Jarque của CLB Espanyol đã bất ngờ qua đời trong khi tập trung cùng đội bóng tại Coverciano (Italia). Cầu thủ 26 tuổi này đã bị đột tử sau cơn đau tim trong khi đang nói chuyện với bạn gái qua điện thoại.

Theo nguồn tin từ đội bóng, cái chết đột ngột của Jarque cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân một chất axit đã tấn công phá hủy bạch huyết cầu. Bác sĩ của CLB là ông Cervera đã tiến hành hô hấp nhịp tim và sử dụng huyết cầu ngay trên sân tập của đội đối với Jarque nhưng tất cả đã là quá muộn. Ít phút sau Jarque được xe cấp cứu đưa tới bệnh viện và anh đã qua đời sau 1 giờ tại đây.

Trong suốt cuộc đời cầu thủ của mình, anh luôn gắn trọn trái tim mình với sân Montjuic. Sự ra đi bất ngờ của Daniel Jarque để lại bao nỗi tiếc thương trong toàn thể CLB Espanyol, người hâm mộ xứ Catalan nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Nhưng Daniel Jarque không phải là trường hợp duy nhất. Trong lịch sử bóng đá, đã có những cầu thủ mãi mãi ra đi khi đang còn ở đỉnh cao sự nghiệp.

Dưới đây là một số trường hợp cầu thủ đột tử trên sân cỏ:

Puerta: 25/08/2007 là một ngày tang thương đối với bóng đá Tây Ban Nha. Cầu thủ đầy triển vọng của Sevilla đã đột ngột ngã xuống trong trận đấu với Getafe tại Sanchez Pizjuan. Anh đã qua đời 3 ngày sau đó để lại người bạn gái và đứa con vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Điều đáng nói là BLĐ Sevilla đã tỏ ra rất vô cảm khi mãi đến thời gian gần đây họ mới đồng ý chi trả nốt số tiền bồi thường cho gia đình Antonio Puerta.

Marc-Vivien Foe: Confed Cup 2003 diễn ra trên đất Pháp chắc đã không có nhiều điều để nói nếu như không có sự ra đi của tuyển thủ người Cameroon, Marc-Vivien Foe. Cầu thủ này đã bị nhồi máu cơ tim và trút hơi thở cuối cùng ngay trên sân trong vòng tay của các đồng đội. Tại Confed Cup 2009 mới đây người ta đã tổ chức một lễ tưởng niệm rất long trọng cho Foe và đó như là một lời cảnh tỉnh đến các nhà làm luật bóng đá về lịch thi đấu liên miên dễ bào mòn sức khỏe của các cầu thủ.

Paulo Sergio de Oliveira Silva: Ngày 27/10/2004, cầu thủ người Brazil, chơi cho CLB Sao Caetano, không qua khỏi cơn nguy kịch khi được đưa vào bệnh viện Sao Paulo. Cầu thủ này đã ngã vật xuống sân khi chẳng có một va chạm nào với các cầu thủ đối phương.

Sergei Perjun: Thủ môn của CSKA Moscow đã va chạm cực mạnh với tiền đạo đối phương và bị tổn thương nặng nề ở não. Anh đã qua đời tại bệnh viện sau 10 ngày điều trị.

Pedro Berruezo: Ngày 7/1/1973, Pedro Berruezo, một cầu thủ khác của Sevilla, bị nhồi máu cơ tim trong trận đấu với Pontevedra.

Chắc chắn với lịch thi đấu dày đặc như hiện tại có thể sẽ còn những cầu thủ nữa phải ngã xuống trên sân rồi ra đi mãi mãi trong thời gian tới.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
16-09-2009, 13:32
10 đội bóng vĩ đại nhất lịch sử World Cup

Ánh hào quang của chiếc Cúp Vàng FIFA đã bao lần chứng kiến sự lên ngôi của những tập thể xuất sắc đi kèm những tên tuổi xuất chúng suốt 76 năm qua

1. Brazil 1970


Luôn được biết đến như là đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhà vô địch World Cup 1970 có trong đội hình những cầu thủ tấn công đẳng cấp nhất thế giới hồi đó như Pele, Jairzinho, Tostao, Rivelino...



Đội hình Vàng này đã toàn thắng cả 6 trận ở giải đấu đó, trong đó nổi bật nhất là màn “tàn sát” Italia nổi tiếng với chiến thuật Catecnacio tới 4-1 ở trận chung kết, giành vĩnh viễn chiếc Cúp tượng Nữ thần Vàng.

2. Tây Đức 1974


Cũng được đánh giá là một Dream Team, với một Beckenbauer xuất chúng ở hàng phòng ngự và phía sau là “người gác đền” Sepp Maier, một trong những thủ thành vĩ đại nhất trong lịch sử. Không thể không kể đến những tên tuổi như Overath, Bonhof và đặc biệt là tay săn bàn “khét tiếng” Gerd Muller, chân sút cừ khôi nhất trong lịch sử World Cup cho tới thời điểm này với 14 bàn thắng.



3. Italia 1982


Khởi đầu giải một cách chậm chạp với 3 trận hòa liên tiếp nhưng nhanh chóng “nóng máy” và trở thành một cỗ máy hoàn hảo khi vượt qua những ứng cử viên nặng ký nhất bao gồm Argentina, Brazil, Balan, và Tây Đức để lần thứ 3 giành chức vô địch thế giới.



Sức mạnh của đội bóng này trải đều ở tất cả các tuyến với một Dino Zoff, 40 năm vẫn... “bắt tốt”, là 2 tấm lá chắn thép Gentile và Scirea ở hàng phòng ngự, Bruno Conti nguy hiểm ở cánh và nhất là Paolo Rossi “vào phom” ở tuyến trên với 6 bàn trong 3 trận đấu.



4. Brazil 1994


Trái ngược với những lần đăng quang khác, đội hình Brazil lên ngôi tại USA 1994 lại được nhắc tới với sự chắc chắn nơi hàng phòng ngự, điều mà họ mỏi mắt kiếm tìm trong nỗ lực tìm lại ánh hào quang của 24 năm về trước.



Dù sao, Romario và Bebeto vẫn là những cái tên nổi bật đem lại nét quyến rũ của đội bóng xứ sở điệu Samba, bên cạnh những Leonardo, Dunga hay Jorginho.



5. Hà Lan 1974


Tuy không thể bước lên bục cao nhất sau thất bại 1-2 trước chủ nhà Tây Đức trong trận chung kết được cho là “khó hiểu và kỳ lạ nhất” lịch sử World Cup, nhưng những người “Hà Lan bay” với những Johann Cruyff, Neeskens, Rep, Rensenbrink... vẫn rất xứng đáng có tên trong danh sách những đội bóng xuất sắc nhất.

Lối đá tấn công tổng lực, mạnh mẽ và nhanh đến chóng mặt đã khuất phục bao đối thủ và khiến tất cả phải kiêng nể trước “cơn lốc màu da cam”.



6. Tây Đức 1990


Nhà vô địch xứng đáng tại Mùa hè Italia 1990. Đây là một trong số ít những đội bóng vô địch mà “dám” dựa vào lối chơi tấn công hơn là ưu tiên sự an toàn ở hàng phòng ngự.

Với sự tỏa sáng của Matthaus, người sau đó được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm đó, cũng như một “thế hệ vàng” gồm Klinsmann, Voller hay Kohler... các học trò của huyền thoại Franz Beckenbauer đã trả món nợ với người Argentina để lần thứ 3 đăng quang.



7. Pháp 1998


Một đội bóng cực mạnh về chiến thuật và là nhà vô địch cuối cùng tạo dựng sức mạnh nhờ những tên tuổi ở hàng thủ với Blanc và Desailly cực kỳ vững chắc cùng với cặp tiền vệ phòng ngự đỉnh cao Petit và Deschamps.

Dù không thể phủ nhận vai trò sáng chói của Zidane nhưng rõ ràng, Pháp đã lên ngôi nhờ sự ổn định đến khó tin ở tuyến dưới.



8. Hungary 1954


Là một trong 2 đội bóng duy nhất (cùng với Hà Lan 1974) không phải là đội vô địch nhưng xứng đáng có tên trong danh sách này. Có thể nói, việc Hungary không giành được Cúp Vàng năm đó là một trong những “bất ngờ lớn nhất”của lịch sử World Cup.



Ghi được số bàn thắng “khó tưởng tượng” (27 bàn) và đánh bại cả Brazil lẫn ĐKVĐ Uruguay 4-2, đáng tiếc là đội bóng của những huyền thoại như Puskas, Kocsis, Hidegkuti lại thất bại trước Đức với tỷ số 2-3 ở chung kết.



9. Argentina 1986


Tất nhiên, với “cậu bé Vàng” trong đội hình, Argentina “nghiễm nhiên” đã là một đội bóng lớn. Ngoài ra, với một dàn cầu thủ đạt độ chín như Burruchaga, Valdano hay trung vệ “thép” Ruggeri, Argentina đã đăng quang lần thứ 2 trong lịch sử một cách xứng đáng.



Đây cũng là nhà vô địch gần đây nhất không phải trải qua hiệp phụ hay đá penalty.



10. Brazil 1958


Kỳ World Cup đánh dấu việc xuất hiện của hệ thống thi đấu 4-4-2 nhưng hơn cả là sự tỏa sáng của một vì tinh tú mới, Pele. Chàng trai 17 tuổi đã cùng với những cái tên nổi tiếng khác như Garrincha, Vava, Didi, Zagallo lần đầu tiên đem Cúp về cho Brazil.

Bạn nào biết thì tiếp tục

chet_lahet
16-09-2009, 19:58
Real Madrid - Barcelona, mối thù xuất phát từ lịch sử

Bao giờ cũng vậy, mỗi cuộc đụng độ giữa Barca và Real là một cuộc chiến tranh. Đó không chỉ đơn thuần là cuộc đối đầu giữa hai CLB danh tiếng, mà còn là dịp người ta giải quyết mối thù truyền kiếp. Mối thù này sinh ra và tồn tại không chỉ trong quan hệ thể thao. Lật lại từng trang lịch sử TBN mới thấy rằng, thay vì dùng súng đạn, cuộc tranh đua khốc liệt giữa hai CLB này chỉ là cơ hội bộc lộ một cách 'hoà bình' nhất những mâu thuẫn sâu sắc của xã hội đất nước này trong thế kỷ 20.

Kỳ I: 'Hãy giết bọn Catalan'

Tiếng gầm khủng khiếp từ cả khối người và tiếng rít ghê rợn của những tên lửa tự chế đã tạo nên khung cảnh hãi hùng đến nỗi thủ môn Barcelona phải giữ khoảng cách tối đa với khung thành mình - cũng có nghĩa là lánh xa đám đông Real cuồng nhiệt trên khán đài SVĐ Charmatin. Dù sao đi nữa, anh ta chỉ bị đe doạ, nghĩa là vẫn may mắn hơn các đồng đội trên sân. Những chiếc 'máy chém' Moleiro, Querejât, Souto của Real luôn sẵn sàng phạng thẳng vào ống quyển bất cứ cầu thủ Barca nào đang điều khiển bóng. Trọng tài thì gần như không hiện diện, hoặc nếu có cũng chỉ để phạt những cầu thủ Barca khi có dịp. Nhìn đồng đội Escola quằn quại trên cáng, một cầu thủ Barca đã bật khóc.

Trên đường piste, một người khoác quân phục, thay vì giữ nhiệm vụ bảo vệ an ninh lại luôn hò hét: 'Hãy giết bọn Catalan. Giết đàn chó Catalan ấy đi'. CHịu hết xiết, Angel Mur- nhân viên xoa bóp của Barcelona - đứng lên phản ứng: 'Xin lỗi, có thể tôi không sinh ra ở Catalanoia, nhưng tôi thấy mình thuộc về xứ sở ấy. Không được xúc phạm xứ Catalonia của tôi'. Thế là Mur chuốc lấy hậu quả. Viên sĩ quan gằn giọng: 'Đồ chó đẻ theo chủ nghĩa ly khai. Mày đã bị bắt vì tội cổ súy phong trào ly khai'.
Đấy là trận lượt về bán kết cúp TBN vào mùa xuân 1943. Dưới thời Franco, cúp TBN được đặt tên theo vị trí trong quân đội của nhà độc tài: Cúp Tổng tư lệnh. Lượt đi, Barcelona thắng Real 3-0 trên sân nhà và đấy thật sự là 'trọng tội' đối với những cầu thủ Barcelona vốn đã man nặng trên vai quá nhiều 'tội lỗ' kể từ khi nội chiến diễn ra ở TBN. Trước khi bước vào trận lượt về, Barcelona còn bị viên Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Jose Fiant y Escriva de Romani cảnh cáo: 'Hãy nhớ rằng các anh là những kẻ phản quốc. Nhờ sự khoan hồng của chế độ, các anh mới được tự do chơi bóng'. Thế thì làm gì những Raich, Escola của Barca chẳng rúm ró? Hồ sơ 'từng trốn ra nước ngoài' của họ tuy đã được xếp vào ngăn kéo, nhưng chính quyền có thẻ mở ra xem lại bất cứ lúc nào. Cuối cùng, Real thắng đậm 11-1 trong trận lượt về, trận đấu mà cựu cầu thủ Real Eđuaro Teus (sau này là HLV trưởng đội TBN) viết trên tờ Ya: 'Chiến thắng vang dội nhất kể từ ngày thành lập của Real'.

Trong lịch sử châu Âu, Francisco Franco là viên tướng trẻ nhất từ sau Napoleon Bonaparte. Franco tự nguyện xông ra trận tiền ở Ma Rốc và nổi lên như một sĩ quan rất can đảm ở tuổi 18. Thận trọng, lạnh lùng, đạm bạc, Franco dần dần thu phục thuộc cấp sau khi nhanh chóng chiém được lòng tin của cấp trên và thăng tiến rất nhanh trong binh nghiệp. Ông ta được thăng cấp tướng ở tuổi 33 và trở thành ngôi sao sáng giá nhất trọng cuộc nội chiến 1936-1939. Franco là nhân vật bảo thủ, không liên kết với bất kỳ đảng phái chính trị nào. Nhưng kể từ khi đã thâu tóm được quyền lực, Franco nhanh chóng kết hợp các nhóm cánh hữu chống nền cộng hoà thành phong trào Dân tộc và trở thành thủ lĩnh của phong trào này. Kẻ thù số 1 của phong trào Dân tộc do Franco đứng đầu, mặc nhiên là phe Cộng hoà ngự trị xứ Catalonia trong cuộc nội chiến. Trước, trong và sau chiến tranh, các nhà chính trị ở Catalonia bao giờ cũng xem Barcelona là lá cờ đầu, là niềm tự hào vô bờ bến, là biểu tượng sức mạnh của mình.

Khi Catalonia thất thủ trước sức tấn công của quân đội Franco đầu năm 1939, người ta không chỉ thấy rõ tương lai đen tối của CLB Barcelona mà còn dễ dàng dự đoán về một giai đoạn hoàng kim của Real Madrid. So với hai đồng minh Hitler ở Đức và Mussolini ở Italia, chắn chắn Franco hơn đứt về lĩnh vực thể thao. Ông ta rất mê bóng đá, thường cá độ (lấy tên là Francisco Cofran) và từng 2 lần hốt bach nhờ đoán trúng tỷ số bóng đá. Real là đội bóng mà Franco thích nhất, đồng thời là công cụ ngoại giao hữu hiệu nhất đối với chính quyền độc tài Franco. Thế thì, Barcelona còn cửa nào để vươn lên trong làng bóng TBN.

Những bàn thắng được 'phát không' cho Real và Athletic Bilbao vào năm 1955 đã tước đi chức vô địch xứng đáng của Barcelona. hàng loạt cầu thủ Real đánh 'bề hội đồng' Kubala - một cầu thủ huyền thoại của Barca - trong trận đấu ngày 21/2/1954 mà không ai bị đuổi khỏi sân. Real được hưởng quả phạt đền khi một cầu thủ cố ý ngã nhào ngoài khu 15m50 của Barcelona đến 3m trong một trận đấu năm 1970.

Barcelona cũng như Real Madrid đều là những LCB lừng lẫy, làm rạng danh bóng đá TBN trên đấu trường quốc tế. Real giữ kỷ lục 8 lần đoạt cúp C1 trong khi Barcelona lại là CLB TBN duy nhất đoạt cả 3 cúp châu Âu. Nhưng dưới thời Franco,Barcelona luôn chịu số phận hẩm hiu của cô bé lọ lem khi cạnh tranh với Real. Bảng vàng bóng đá TBN (và cả châu Âu) có lẽ đã khác đi rất nhiều nếu chính quyền Franco không giúp Real phỗng từ tay Barcelona ngôi sao có một không hai trong lịch sử cúp C1 châu Âu: đó là Alfredo Di Stefano

Kỳ II: Real đã cướp Di Stefano như thế nào?

Trước khi Pele khẳng định ngôi vua trong lịch sử bóng đá thé giới vào năm 1970, không ai xuất sắc hơn Alfredo Di Stefano. Cầu thủ hai lần đoạt 'Quả bóng vàng châu Âu này từng khoác áo ĐTQG Argentina và TBN, nhưng gần như toàn bộ ánh hào quang của ông chỉ phát ra từ chiếc áo Real Madrid. Ngay trong mùa bóng đầu tiên xuât shiện (1953-1954), Di Stefano đã đem về cho đội bóng con cưng của Franco danh hiệu VĐQG đầu tiên sau 21 năm chờ đợi. Một năm sau, Real bảo vệ thành công vị trí số 1 trong làng bóng TBN. Tiếp đó là một chuỗi thành tích bất hủ, có lẽ không bao giờ lặp lại: cúp C1 châu µ vừa ra đời đã thuộc về Real trong 5 mùa bóng liên tiếp và Di Stefano ghi bàn trong cả 5 trận chung kết. Kỹ thuật, tốc độ, thể lực, óc quan sát sáng tạo của Di Stefano đều đạt đến mức độ hoàn hảo. Hai mươi năm trước khi đội tuyển Hà Lan làm cả thế giới say đắm bởi lối đá tổng lực, một mình Di Stefano đã trình diễn lối đá ấy khi ông thoắt ẩn, thoắt hiện ở mọi khu vực trên sân. 'Có Stefano coi như đội bóng có hai cầu thủ ở bất cứ vị trí nào trong đội hình', một HLV từng nói như thế về Stefano.

Cùng thời với Di Stefano, TBN còn có một ngôi sao khác mà sau này nhiều nhân vật bóng đá kỳ cwụ cho rằng có thể sánh ngang với Di Stefano về mọi mặt, nếu không tính đến thành tích. Đó là Ladislav Kubala, cầu thủ từng chơi cho 3 đội tuyển Tiệp Khắc, Hungary và TBN, 5 lần VĐQG 2 lần đoạt cuó C3 châu µ, sau này còn giữ cả ghế HLV trưởng đội TBN. Điều gì sẽ xảy ra nếu Barca có là Kubala lần Di Stefano trong đội hình? Chắc chắn Barcelona sẽ đè bẹp Real. Còn nghi ngờ gì nữa? Họ đã đá cặp với nhau trong trận đấu biểu diễn ngày 26/1/1955 và đè bẹp Bologna, một đối thủ mạnh đến từ Italia bằng tỷ số 6-1. Kubala và Di Stefano phối hợp, hoán chuyển vị trí, tạo điều kiện cho nhau ghi bàn như thể họ đã là đồng đội ăn ý từ nhiều năm. Barcelona không được phép mạnh mẽ như thế!

Khi sang Colombia khoác áo CLB Milonarios, Di Stefano vẫn được nhìn nhận là tài sản thuộc sở hữu của CLB River Plate. Bởi thế, Barcelona đã ký với River Plate hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ thiên tài này. Biết mình chậm chận, Real lập tức quay sang ký hợp đồng với Milonarios. Duối về lý nhưng mạnh về quyền ít nhất Real cũng có thể thủ hoà với Barcelona trong cuộc tranh giành. Chỉ cần Real hoàn tất hợp đồng với Millonarios là LĐBĐ TBN nhanh chóng nhập cuộc. kế hoạch của RFEF giúp Real 'thủ hoà' chỉ cần nghe qua là thấy trái khoáy. Nhưng có hề gì, tổ chức tay sai này phán gọn, Real và Barcelona luân phiên sở hwũ Di Stefano, mỗi đội một mùa, Real được ưu tiên dùng trước (mùa bóng 53-54). trong lịch sử bóng đá thế giới, chưa bao giờ có một cú chuyển nhượng kỳ quặc như thế. Để xua tan khả năng Barca không đồng ý với phán quyến này, RFEF cấp tốc soạn ngay một bản dự thảo thật 'ác': cấm các cầu thủ nước ngoài thi đấu ở TBN. Nếu đến lượt Di Stefano thuộc về Barcelona, RFEF sẽ áp dụng ngay luật này. Thế là đội bóng xứ Catalonia đánh chịu thiệt, nhường quách Di Stefano. Có 'mũi tên vàng' trong đội hình, Real không chỉ bá chủ làng bóng TBN mà còn hùng cứ châu µ suốt một thời gian dài, để rồi sau này được FIFA tôn vinh là 'CLB xuất sắc nhất thế giới trong thế kỷ 20'. Mãi đến năm 1963. RFEF mới áp dụng luật cấm cầu thủ nước ngoài tại TBN.

Không phải Barcelona không lường trước những khó khăn trong việc đưa Di Stefano về Catalonia. Họ thuê hẳn Trias Fargas - một luật sư thuộc phong trào Dân tộc - để dùng lúc đưa nhau ra toà. Trias sống ở Catalonia và hiểu rất rõ mọi diễn tiến trong bàng bóng Colombia, vì cha ông (vượt biên sang Colombia khi nội chiến kết thúc) là một thành viên trong ban lãnh đạo Millonarios. Trong quá trình liên lạc để có bản hợp đồng chuyển nhượng Stefano, Trias thường xuyên liên lạc với cha bằng điện tín và họ phải dùng mật mã để không rò rỉ thông tin. Bức điện đầu tiên mà Trias gửi sang Colombia có nội dung như sau: 'Barcelona đã đạt được thoả thuận với Di Stefano và River Plate. Real muốn nhảy vào vòng cạnh tranh, dù họ đến sau. ở TBN, bóng đá không còn là trò chơi mà đã trở thành một vấn đề sống còn, là chính tị, là niềm tự hào sắc tộc. Vấn đề Di Stefano đã trở thành vấn đề của cả một đất nước. Đấy là lý do vì sao bức điện này và cả những bức sau này sẽ phải viết bằng mật mã'. Công phu như thế mà thành muối bỏ biển, thì làm sao Barcelona không hận Real đời đời kiếp kiếp?

Ngay từ thuở thành lập, quan điểm 'chống Madrid' đã ngự trị mạnh mẽ ở Barcelona, cũng như nó tồn tại trong đời sống thường nhật ở Catalonia. Barcelona ra đời năm 1899, đúng 1 năm sau khi TBN mất nốt những thuộc địa cuối cùng là Cuba, Puerto Rico và Philippines. Chính quyền trung ương tại Madrid suy yếu trầm trọng. Đức là nước châu µ duy nhất ủng hộ TBN về mặt ngoại giao trong cuộc chiến với Mỹ. Những phong trào đòi tự trị nổi lên khắp nơi, Catalonia, Basque, Galicia đều muốn ly khai khỏi 'thây ma Castille' để tự phát triển tiềm năng công nghiệp của riêng mình. ở những nơi ấy, dù nghiêng về cánh tả hay cánh hữu, người dân đều dùng mọi cách để phân biệt chính họ với cái gọi là đất nước TBN. 'Tôi tự hào khi sinh ra ở Catalonia' - một người Catalna sẵn sàng phát biểu như thế.

Tóm lại, Barcelona đối đầu với Madrid trên mọi lĩnh vực. Nhưng trong lịch sử, đỉnh điểm của sự đối đầu ấy vẫn là giai đoạn sau khi nội chiến kết thúc. Không chỉ đối đầu, Barcelona đã phải thật sự đấu tranh sinh rồn. Lá cờ đầu của Catalonia phải sống lây lất trong gông cùm, chèn ép, sợ hãi suốt 4 thập kỷ. Mãi để khi Franco qua đời, Barcelona mới lại vươn lên viết tiếp những trang sử hào hùng.

Kỳ III: 40 năm lầm than

Phe Cộng hoà lần lượt thật thủ trên toàn bán đảo Iberia: tại Barcelona tháng 1-1939, tại Valencia tháng 3-1939, tại Madrid ngày 31-3-1939. Thế là cuộc nội chiến kết thúc với phần thắng thuộc về phong trào Dân tộc do Franco đứng đầu. Hơn 600.000 người bỏ mạng trong cuộc chiến ấy.

Ngày 29-6-1939, SVĐ Les Corts của Barcelona tổ chức trận đấu đầu tien kể từ khi nội chiến kết thúc. Đấu là một trận giao hữu giữa đội tuyển TBN (trong màu áo xanh-đỏ truyền thống của Barcelona) và đội trẻ Athletic Bilbao (đại diện xứ Basque). Con gái tướng Jose Solchaga - nhân vật đã góp công lớn giúp Franco 'giải phóng' Barcelona - có vinh dự là người chạm bóng đầu tiên. Không có gì bất ngờ khi đội tuyển TBN thắng đội tuyển xứ Basque 9-1. Chỉ có bất ngờ ở chỗ: lần đầu tiên có một trận đấu thầm lặng diễn ra ở sân nhà của Barcelona. Trận đối không có chỗ cho cảm xúc. Không có niềm tự hào, cũng không có cảm giác thù địch. Người dân hoàn toàn thờ ơ.

Bản thân trận đấu ấy cũng hoàn toàn vô nghĩa đối với những nhà tổ chức. Chỉ có phần nghi lễ trước khi bóng lăn là hết sức quan trọng. Sau điệu nhảy quyến rũ của những vũ nữ tóc vàng xinh đẹp là bài diễn văn thật khoa trương của Ernest Gimenez Caballero, một trong những lý thuyết gia hàng đầu của Franco. Theo Paul Preston, một cây bút nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực tiểu sử, 'Gimenez Caballero cùng với Salvador Dali và Luis Bunuel là những cha đẻ của chủ nghĩa siêu thực TBN. Ông ta là một trong những người TBN đầu tiên theo chủ nghĩa phát xít trong thập kỷ 20. Nghệ thuật... nịnh hót của Caballero đạt đến tuyệt đỉnh khi cuộc nội chiến kết thúc'.

Trong bài diẽn văn khai mạc, Caballero xem mình là một người Catalan mù quáng, được khai thông nhờ có đội quân vinh quang của Franco. Barcelona và hàng triệu cổ động viên của đội ở Catalonia cũng cần được khai thông nư thế. Thói cuồng nhiệt xấu xa, tư tưởng 'chống Madrid' đồi bại và dã tâm ly khai cần được tống khứ khỏi Barcelona, khỏi SVĐ Les Corts. Trận đấu giữa đội tuyển TBN và các chàng trai Athletic Bilbao (sau bài diễn văn ấy) sẽ là một là bùa xua tan mọi thứ tà ma ngoại đạo ở cái vùng Catalonia cần thay đổi triệt để này.

Không phải diễn văn suông, mà là hành động cụ thể. Chính quyền Franco đã bài trừ 'tà ma ngoại đạo' một các thảm khốc sau trận giao hữu đó. Ngôn ngữ Catalan bị cấm sử dụng trên phương tiện thông tin đại chúng. Xứ Catalonia được gọi là Cataluna (tiếng TBN) thay vì Catalunya (tiếng Catalan). Club de Fúbol Barcelona chứ không phải là Barcelona Futbol Club. Ai vẫy cờ Catalan hoặc huyét sao điệu nhạc Els Segadors - 'quốc thiều' xứ này - đều phải ngồi tù. Cảnh sát liên tục khép tội 'phản động' hoặc 'ly khai' đối với bất cứ người dân nào phản kháng hoặc dại dột làm một việc gì đấy nói chung là không nên làm, chẳng hạn đặt hoa ở tượng Rafael Casanova vào ngày 11/9 (ngày 'quốc khánh' Catalonia). Những ai liên quan đến Barcelona càng bị giám sát gắt gao. Ngay đến Gambara - viên tướng Italia được Mussolini cử sang trợ chiến cho Franco - cũng phải nao núng trước sự sắt máu của nhà độc tài TBN, Gambara nói: 'Franco đã tiến hành một cuộc thanh lọc đẫm máu chưa từng có tại thành phố Barcelona'. Một vạn người bị xử bắn chỉ trong tuần lễ đầu tiên kể từ ngày giải phóng Barcelona. Một thời gian ngắn sau đó, 25.000 người khác chịu chung số phận. Đấy là chưa kể những người bị bắn mà không cần quan xét xử. Trong số đó có cả chủ tịch Lluis Companys của Barcelona. Companys không phải là vị chủ tịch Barcelona đầu tiên bị hành quyết. Trước đó, khi cuộc nội chiến còn đang căng thẳng, chủ tịch Josep Sunyol đã rơi vào tay kẻ thù khi ông lái xe từ Valencia đến Madrid để vận động chính trị và ký hợp đồng mua cầu hủ mới cho Barca. Sunyol bị bắn không qua xét xử vào tháng 8/1936. Sau này, khi đã thật sự cầm quyền, Franco vẫn không bao giờ đề cập đến cái chết của Sunyol.

Bạn muốn biết cảm giác đích thực của ai đó liên quan đến Barcelona sau khi Franco chiến thắng? Hãy nghe lời kể của Nicolau Casaus, thành viên Barcelona từ năm lên 9. Sau khi Franco qua đời vào 1975, Casaus giữ ghế phó chủ tịch CLB. Ông nhớ lại: '... Chiến tranh thật kinh hoàng. Đạn bay vèo vèo và không ai dám bước ra đường. Nhưng cuộc sống của phe bại trện sau khi chiến tranh kết thúc mới thực sự hãi hùng. Tôi chưa bao giờ gia nhập phe Cộng hoà, cũng không thích dính vào chính trị. Nhưng tôi là người của Barcelona, nghĩa là của nơi mà bao giờ chế độ Franco cũng cho là trung tâm phản kháng. Tôi bị giam ở nơi đặc biệt suốt 72 ngày. trong những ngày này, hễ lính gác gõ cửa và đọc tên người nào thi coi như người đó đã biết rõ ngày giỗ của mình. May sao, hôm ấy Franco muốn các tù nhân viết bài nhận xét về điều kiện tù đày trong chế độ của ông ta. Tôi viết rằng điều kiện rất tốt, thức ăn khá ngon. Thế là thoát nạn...'

Để ngăn chặn âm mưu nổi dậy, Franco nghiêm cấm mọi cuộc tụ tập ở Catalonia. Thế là sân bóng trở thành nơi duy nhất người ra gặp gỡ bè bạn, tận hưởng niềm vui hoặc bày tỏ quan điểm. Dưới thời Franco, Barcelona bị chèn ép bao nhiêu, thì đội bóng lại có sức sống mãnh liệt bấy nhiêu. trong gần 40 năm (tính đến khi Franco qua đời năm 1975), người Catalan mỗi tuần có 90 phút hạnh phúc. Đấy là lúc họ đến sân Les Corts, sau này là sân mới Nou Camp, vào mỗi buổi chiều Chủ nhật, đến để xem bóng đá, và để mòn mỏi chờ đợi một ngày mai tươi sáng.

chet_lahet
16-09-2009, 20:27
Những sân vận động đẹp nhất thế giới

1.Allianz Arena

Đây là sân vận động nổi bật nhất World Cup 2006, Allianz Arena là một trong những sân bóng đẹp nhất thế giới với thiết kế độc đáo. Sức chứa 60000 chỗ ngồi có thể hâm nóng bất cứ trận đấu nào cho dù là tẻ nhạt nhất.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/0allianzarena600em41.jpg

2.Wembley

Sân bóng hiện đại nhất thế giới mới hoàn thành hồi giữa năm ngoái. Là thánh địa của người Anh, là nơi đi dễ về khó với bất kì đối thủ nào. Cái tên Wembley luôn đọng trong kí ức người hâm mộ về một sân vận động huyền thoại.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/wembleyzh91.jpg

3.Stade de France

Nơi đây 10 năm trước đã chứng kiến đội tuyển áo lam lần đầu tiên bước lên bục vinh quang bóng đá. Stade de france là niềm tự hào cua nước Pháp và là một trong những sân vận động đa năng, có thể tổ chức bóng đá, điền kinh, bóng bầu dục.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/stadedefranceua61.jpg

4.Old Trafford

Không đẹp như Allianz Arena, không hiện đại như Wembley, không to lớn như Nou Camp. Nhưng Old Trafford là cả một niềm tự hào của người dân thành phố Manchester. Trải qua bom đạn của chiến tranh thế giới, Old Trafford vẫn sống cho đến tận ngày nay để chứng kiến những giây phút huy hoàng nhất trong lịch sử của MU. Được thi đấu tại "Nhà hát của những giấc mơ" là vinh dự của bất kì cầu thủ nào. Dựa vào lượng cổ động viên đông đảo của MU, sẽ không quá nếu nói đây là sân bóng nổi tiếng nhất thế giới.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/mustadiumjq51.jpg

5.Gelsenkirchen

Các sân bóng nổi tiếng luôn thuộc về các đội bóng lớn ? Không phải vậy, Gelsenkirchen đã chứng minh điều đó. Được xây dựng vào năm 2003, ngay lập tức nơi đây được chọn tổ chức trận chung kết Champions League chỉ một năm sau. Là sân của đội bóng hạng trung Schalke04, nhưng Gelsenkirchen là một trong những sân đẹp nhất nước Đức với thiết kế hình bao diêm

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/schalketz51.jpg
6.Lunhiki

Tại sao UEFA cho phép chung kết Champions League 2008 được tổ chức tại Moscow ? Tại vì ở đó có một sân vận động được FIFA đánh giá 5 sao. Bóng đá Nga không mạnh, nhưng sân Lunhizki thì rất to đẹp.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/russiawt91.jpg

7.Olimpic Sevilla

Không phải Santiago Bernabeu, cũng không phải Nou Camp, mà Olimpic Sevilla mới là sân bóng TBN được tổ chức chung kết cúp châu Âu nhiều nhất. Không những thế, nó cũng là biểu tượng Olimpic của đất nước đấu bò.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/olimpicsevillari81.jpg

8.Emirates

Chia tay pháo đài Highbury, các cổ động viên Arsenal giơ đây không còn phải tranh nhau vé vào sân nữa, vì Emirates có sức chứa tới 60000 chỗ, và đủ đẹp để các pháo thủ có quyền tự hào.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/emiratesri31.jpg

9.San Siro

Giống như một đấu trường La Mã, không khí ở nơi đây luôn nóng cả trong và ngoài sân cỏ. Một thánh địa của 2 màu xanh và đỏ thành Milan, và là tử địa của các đội khách.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/sansiromilanej71.jpg

10.Nou Camp

Đấu trường lớn nhất châu Âu với một mặt sân rộng thênh thang. Người ta gọi Barcelona là "gã khổng lồ", và họ có một sân vận động thật tương xứng với biệt danh đó.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/noucampia01.jpg

11.Dragao

Sân bóng đẹp nhất của đội bóng lớn nhất Bồ Đào Nha. Dragao luôn khiến cho các đại gia khác khi đến đây phải dè chừng.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/dragao2km41.jpg

12.Olimpic Athens

Đây là nơi tổ chức Olimpic Athens 2004, một sân vận động nổi tiếng với thiết kế khá bắt mắt. Nó cũng đã chứng kiến ACMilan có cuộc trả thù ngọt ngào với Liverpool tại Champions League.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/atheneo61.jpg

13.De Kuip

Một sân bóng có thiết kế tầm thường, nhưng lại luôn được UEFA ưu ái cho tổ chức các trận chung kết cup UEFA. Có lẽ bởi vì không khí bóng đá nơi đây luôn khiến người ta hứng khởi.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/dekuipuefaun11.jpg

14.Olimpic Berlin

Sân vận động lớn nhất nước Đức, có 80000 chỗ, đã tổ chức thành công trận chung kết World Cup 2006. Thiết kế giống hình cái móng ngựa, sân Olimpic Berlin này được xây dựng phục vụ Olimpic và đặt tên theo sự kiện đó. Dù có một sân đẹp tuy nhiên điều đáng nói là người dân thủ đô nước Đức lại chẳng thích thú gì môn bóng đá.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/olimpicnz11.jpg

15.Louis II

Là nơi UEFA đặt hàng thường niên tổ chức trận Siêu cup châu Âu. Louis II chỉ có sức chứa 25000 khán giả, nhưng vẻ đẹp mềm mại ngọt ngào của nó luôn kích thích theo cả bóng đá.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/monacodi51.jpg

chet_lahet
16-09-2009, 20:40
11 danh thủ thế giới hay nhất đầu thế kỷ

Trong danh sách đội hình tiêu biểu của bóng đá thế giới giai đoạn 2000 - 2010 do tờ Goal bình chọn, ba ngôi sao hàng đầu hiện nay là Kaka, Cristiano Ronaldo và Messi đều không có tên.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/11.jpg

Thủ môn Gianluigi Buffon. Thành tích nổi bật của Buffon là đưa Italy lên ngôi vô địch thế giới và giúp Juventus giành 2 chức vô địch Serie A. Buffon cũng được bầu làm thủ môn hay nhất trong nhiều năm liên tiếp

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/21.jpg

Hậu vệ phải Lilian Thuram, người được đánh giá là "hòn đá tảng" bên hành lang phải hàng phòng ngự. Thuram góp công đưa đội tuyển Pháp lên ngôi vô địch Euro 2000 và vào chung kết World Cup 2006. Trong màu áo Juventus, hậu vệ cao 1,82 m có thể chơi ở mọi vị trí trong hàng phòng ngự.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/32.jpg

Trung vệ Fabio Cannavaro, cầu thủ quan trọng nhất của Italy tại World Cup 2006. Nhờ thành tích tại giải này, Cannavaro trở thành trung vệ duy nhất đến nay được bầu làm Cầu thủ hay nhất thế giới.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/41.jpg

Trung vệ Alessandro Nesta. Cũng như Cannavaro, Nesta là một hậu vệ người Italy đáng để ngưỡng mộ. Chiến công nổi bật của Nesta là đưa Milan vào chung kết Champions League 3 lần trong vòng 5 năm (2003-2007, đoạt Cup 2 lần) và lên ngôi vô địch Serie A năm 2004.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/51.jpg

Hậu vệ trái Paolo Maldini. Siêu sao sinh năm 1968 có lẽ là người duy nhất góp mặt trong đội hình tiêu biểu của hai thập kỷ gần đây. Cũng như Nesta, các thành tích nổi bật của Maldini đều gắn với tên tuổi của Milan.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/62.jpg

Tiền vệ phòng ngự Claude Makelele. Không cao, cũng chẳng to con, nhưng Makelele được đánh giá là một cỗ máy hoạt động không biết mệt ở tuyến giữa. Trong màu áo Real Madrid và Chelsea, tiền vệ này đã chứng tỏ là một trong những cầu thủ chơi hiệu quả nhất thế giới.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/72.jpg

Tiền vệ phải Luis Figo, người góp công đưa Real hai lần lên ngôi vô địch Liga và đoạt 1 Cup Champions League. Figo cũng tỏa sáng với đội tuyển Bồ Đào Nha, vào chung kết Euro 2004.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/82.jpg

Tiền vệ tấn công trung tâm Zinedine Zidane, người vẫn được đánh giá rất cao nhờ lối chơi quyến rũ, hiệu quả, dù chỉ có 2 danh hiệu trong thập kỷ qua (Champions League 2002 và Liga 2003). Theo nhiều chuyên gia, Zidane là cầu thủ châu Âu hay nhất trong lịch sử

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/91-1.jpg

Tiền vệ trái Ronaldinho. Các siêu sao Brazil thường được bầu làm cầu thủ hay nhất thế giới nhờ khả năng ghi bàn xuất sắc, ví dụ như Romario, Ronaldo hay Rivaldo. Riêng Ronaldinho cho thấy xứ sở samba cũng không thiếu những nhạc trưởng dẫn dắt trận đấu. Điểm mạnh của cựu siêu sao Barca là kỹ năng đi bóng lắt léo, chuyền chính xác và nhạy cảm ở những thời điểm cần sự bùng nổ

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/103.jpg

Tiền đạo Ronaldo. Khả năng dứt điểm xuất sắc của R9 đã được khẳng định tại World Cup 2002 (lên ngôi vô địch, đoạt giải vua phá lưới với 8 bàn thắng) và World Cup 2006 (phá kỷ lục bất hủ 14 bàn của Gerd Muller). Bên cạnh màn trình diễn trong màu áo đội tuyển Brazil, Ronaldo cũng chơi khá hiệu quả cho Real Madrid.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/111.jpg

Tiền đạo Thierry Henry, người có 4 lần liên tiếp đoạt danh hiệu vua phá lưới Premier League, giúp Arsenal lập kỷ lục bất bại dài nhất tại giải này. Sau khi gia nhập Barca, danh thủ người Pháp góp công lớn vào thành tích đoạt cú ăn ba lịch sử trong mùa bóng 2008-2009.

chet_lahet
16-09-2009, 21:08
Những điều thú vị quanh số áo thi đấu.

• Quy định của UEFA

Chiều cao của số áo ở lưng áo là 25 – 35cm, trước ngực áo là 10 – 15cm, ở quần là 10 – 15cm. Số áo chỉ được dùng 1 màu, phải tương phản với màu áo để dễ quan sát.

• Mê tín
David Trezeguet luôn mặc áo số 20 ở đội tuyển Pháp vì với số áo này, ngôi sao của Juventus ghi được bàn thắng đem về chiếc cúp châu Âu 2000 cho đội bóng áo lam. Đến Juventus, Trezeguet cũng “xin” số áo 20 song do Alessio Tacchinardi đã sử dụng số áo này, anh đành phải nhận một số áo khác (số 17). Xung quanh con số này thật thú vị.

Ở Ý, số 17 tượng trưng cho sự thiếu may mắn (như số 13 trong quan niệm của nhiều dân tộc khác). Có lẽ Trezeguet là người Pháp nên anh không tin số 17 sẽ đem lại những điều thiếu may mắn (thực tế là các ngôi sao bóng đá Ý rất kỵ số áo 17). Sau mùa giải đầu tiên chật vật, tiền đạo số 17 Trezeguet chơi tốt và đẩy Filippo Inzaghi sang AC Milan. Ban lãnh đạo Juventus yêu cầu Trezeguet nhận áo số 9 (tượng trưng cho tiền đạo trong bóng đá Ý) song cầu thủ Pháp này nhất định từ chối vì muốn giữ nguyên sự may mắn từ số 17.

Sau khi Inzaghi ra đi, Darko Kovacevic từ Real Sociedad đến nhận áo số 9 của Juventus và cũng không thành công. Kovacevic trở lại Sociedad, Trezeguet lại được đề nghị nhận áo số 9 song anh vẫn nhất quyết từ chối.

Ở Ý, số 30 không đem lại may mắn nhưng với riêng Vua phá lưới Serie A năm 2006 Luca Toni thì khác. Định mệnh gắn Toni với con số 30. Năm 2000, Toni tình cờ nhận số áo 30 ở CLB Vicenza. Toni đã ghi được 1 bàn đáng nhớ ở trận gặp Bologna từ cú ngả bàn đèn “chỉ có một trong đời” (lời Toni). Từ đó, anh quyết giữ số áo 30 dù đến thi đấu tại Brescia, Palermo hoặc Fiorentina. Ở Palermo, ngay mùa giải đầu tiên Toni đã ghi 30 bàn giúp CLB này có mặt ở Serie A. Mùa 2005 - 06, Toni lại ghi được 30 bàn (số bàn thắng kỷ lục cho Fiorentina tại Serie A trong một mùa giải) ở Serie A (chung cuộc anh ghi 31 bàn).

Ở tuyển Đức hay tại Bayern Munich, Chelsea, Michael Ballack luôn dùng áo số 13 vì không tin số áo này xui xẻo. Kết quả: Ballack đã… 13 lần về nhì ở các giải quan trọng (mới nhất là chung kết Euro 2008 và Champions League 2008, chưa kể World Cup 2002, coi như Ballack đã về nhì ở 3 giải lớn nhất trong bóng đá).

• Số áo giá 2 triệu USD

Khi Beckham sang Real Madrid vào năm 2003, BLĐ Real Madrid đề nghị thủ quân Raul Gonzalez đổi áo số 7 cho Beckham nhưng không được. Rốt cuộc Beckham đã phải dùng số 23 (vì yêu thích siêu sao bóng rổ Michael Jordan). Năm 2003, AC Milan cũng dụ dỗ Beckham, đồng thời khẳng định sẽ tước áo số 7 của Andriy Shevchenko cho Beckham. Shevchenko nói ngay: “Không đời nào. Ban lãnh đạo AC Milan đã đề nghị tôi đổi áo số 7 cho Beckham với giá 2 triệu USD song tôi đã từ chối”. Trừ tại Real Madrid, Beckham luôn được mang áo số 7, cũng là số áo tượng trưng cho những huyền thoại M.U (George Best, Eric Cantona, Bryan Robson, Beckham và bây giờ là Cristiano Ronaldo).

• Số áo theo năm sinh

Đây là mốt phổ biến hiện nay. Ronaldinho số 80, danh thủ Pháp Bixente Lizarazu số 69.

• Số áo theo phong cách

Ronaldo mùa đầu đến Inter Milan phải mang số 10, sau đó là số 9 gắn liền với nhãn hiệu R9. Tại Real Madrid, Ronaldo đã tước áo số 9 của Morientes ngay khi đến CLB này. Sang AC Milan, do Inzaghi đã mang số 9 nên Ronaldo dùng áo số 99, nói chung đã là tiền đạo thì phải là số 9 mới “ngon” (tiền đạo Mido của Ai Cập đã xin áo số 99 khi chơi cho Tottenham nhưng BTC Premiership không cho). Cũng với suy nghĩ này, Ivan Zamorano đã chọn số 18 (do Ronaldo đã số 9) với một dấu cộng nhỏ giữa 1 và 8, tức 1+8=9. Tương tự, thủ quân Argentina Juan Pablo Sorin dùng áo số 1 + 2 = 3 tại Villarreal vì áo số 3 đã thuộc về đồng hương Aldofo Arrubarrena.

• Số áo theo thứ tự bảng chữ cái

Tuyển Argentina tại World Cup 1978 và 1982 để ngôi sao tấn công Ardiles (ký tự A) mang áo số… 1 (Maradona là ngoại lệ, được mang áo số 10 tại World Cup 1982). Tuyển Anh tại World Cup 1982 cũng vậy, trừ 2 ngoại lệ là thủ môn Ray Clemence (số 1) và thủ quân Kevin Keegan (số 7, nếu theo thứ tự alphabet phải là số 9)

• Tổng số cầu thủ chia làm 3 phần

Tuyển Ý thường chia 22 (hoặc 23) cầu thủ dự giải lớn theo 3 phần: cầu thủ phòng ngự số áo nhỏ, tiền vệ số áo trung bình, tiền đạo số áo lớn. Vì thế, tiền đạo Vieri số 21 và hậu vệ Moreno Torricelli số 8 tại World Cup 1998, hậu vệ cánh Mauro Tassotti số… 9 tại World Cup 1994.

• Số 0 ít sử dụng

Các môn thể thao khác không hiếm trường hợp dùng áo số 0 (như siêu sao Gilbert Arenas của giải NBA nổi tiếng với biệt danh Agent Zero), nhưng trong bóng đá hiếm có trường hợp dùng số 0 (có một số giải quy định số áo bắt đầu từ 1 trở đi). Ngoại lệ: Hicham Zerouli dùng số 0 khi thi đấu tại CLB nổi tiếng Aberdeen của Scotland.

• Thủ môn trong đội hình xuất phát không nhất thiết dùng số 1

Jens Lehmann từng mang áo số 9 của tuyển Đức, Luca Bucci (Parma) áo số 5. Ngược lại, không nhất thiết phải là thủ môn mới dùng áo số 1. Tiền đạo Aldofo của Mexico dùng áo số 1 tại CLB Chipias, Simon Vukcevic tại Partizan Belgrade mùa 2004 – 05, Joe Brincat tại Sliema Wanderers năm 2003.

• Bỏ số áo để ghi công hoặc tưởng nhớ

Argentina không dùng số áo 10 của Maradona, nhưng FIFA bắt buộc tuyển Argentina tại World Cup 2002 phải có áo số 10 như các đội khác. AC Milan bỏ áo số 6 của huyền thoại Franco Baresi, Marco van Basten đã từ chối vinh dự bỏ áo số 9 của AC Milan, Paolo Maldini lại có ý khác: để dành áo số 3 cho con của anh đang chơi ở đội trẻ AC Milan. Số áo của Marc Vivien Foe (17) hay Antonio Puerta (16) không được tuyển Cameroon và CLB Sevilla sử dụng để tưởng nhớ ngôi sao chết vì ca đau tim trên sân cỏ.

• Số áo theo sự kiện đặc biệt

Tiền vệ trụ Tugay Kerimoglu của TNK dùng áo số 94 ở trận cuối cùng chơi cho ĐTQG (gặp Brazil năm 2007). Ở trận đấu tôn vinh Romario (gắn liền với số 11), 22 cầu thủ trên sân đều dùng áo số 11. Ngôi sao Mexico Jesus Arellano dùng áo số 400 khi chơi cho CLB Monterrey nhằm mục đích mừng sinh nhật thứ 400 của thành phố Monterrey. Thủ môn chuyên ghi bàn Rogerio Ceni dùng áo số 618 kỷ niệm kỷ lục lần thứ 618 bắt cho Sao Paulo.

• Số áo cho CĐV

Đa số chọn số 12, nhiều đội không dùng số 12 vì đây là số áo tượng trưng cho các CĐV, cầu thủ thứ 12 của đội bóng theo cách nói thông thường.

Bạn nào biết thì tiếp tục

LSB-Sun
17-09-2009, 02:38
10 trận derby nóng bỏng nhất hành tinh

10. Esteghlal v Persepolis (Iran)

Derbey thủ đô Tehran luôn chật kín 100.000 khán giả với hai chiến tuyến được phân chia rõ rệt: Persepolis đại diện cho tầng lớp bình dân còn Esteghlal đại diện cho tầng lớp giàu có.

Không khí ở đây luôn sục sôi, chỉ một cử chỉ manh động có thể khiến cả trăm ngàn con người lao vào nhau như những võ sĩ.

9. Glentoran v Linfield (Bắc Ireland)


Derby Belfast truyền thống luôn được tổ chức trong ngày tặng quà (Boxing Day). Tuy nhiên, "quà" mà các CĐV 2 phía "tặng" nhau là chai lọ, pháo sáng, thậm chí là... thùng phi.


8. Benfica v Porto (Bồ Đào Nha)

Cuộc chiến 2 miền Nam - Bắc xứ Bồ luôn cần tới 800 cảnh sát và nhân viên an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ trận đấu. Cuộc chiến còn lan tỏa tới tận ban lãnh đạo 2 đội chủ tịch Benfica, Luís Filipe Vieira và người đồng nhiệm bên phía Porto, Jorge Nuno Pinto da Costa, tố cáo lẫn nhau về tội danh hối lộ và thay đổi kết quả các trận bóng.

7. Ajax v Feyenoord (Hà Lan)

Người Hà Lan gọi đây là De Klassieker – the classic (có nghĩa là trận cầu kinh điển). Năm 1997, trong một vụ xô xát dưới sân (còn được gọi là trận chiến Beverwijk), 1 CĐV đã thiệt mạng, rất nhiều người khác bị thương. 5 năm sau, tiền vệ người Chile Jorge Acuna của Feyenoord phải nhập viện sau khi bị 1 fan Ajax tấn công. Đó là hậu quả của một vụ CĐV tràn xuống sân.

6. Panathinaikos v Olympiacos (Hy Lạp)

Olympiacos đại diện cho tầng lớp lao động của cảng Piraeus còn Panathinaikos là đội bóng của tầng lớp bình lưu và thượng lưu ở thủ đô Athens. Sự khác biệt về kinh tế, trình độ văn hóa và điều kiện địa lý, chính trị đã khiến CĐV 2 phía ngày càng thù ghét nhau.

5. Partizan v Sao Đỏ Belgrade (Serbia)

50% người dân Serbia cổ động cho Sao Đỏ còn 30% dành tình yêu cho Partizan. Với lượng cổ động viên lớn như vậy, những cuộc chạm trán bằng vũ lực đã trở thành "bản sắc" của các trận derby Serbia.

4. Cardiff v Swansea (Xứ Wales)

Năm 1990, 30 fan Cardiff đã bị một nhóm rất đông fan Swans dồn ép đến nỗi buộc phải nhảy xuống... biển Swansea. Sự kiện này về sau đã được phổ biến thành bài hát "bơi về nhà" rất được các fan của Swans yêu thích để chế nhạo fan Cardiff.

Năm 1993, cổ động viên 2 bên tràn xuống sân "tỷ thí" với nhau. Sau khi ném tất cả những thứ có thể, họ còn nhổ cả... ghế ngồi để làm "tên lửa" bắn vào nhau.

3. Rangers v Celtic (Scotland)

Hai đội bóng nổi tiếng nhất Scotland có truyền thống đối nghịch nhau như nước với lửa. Họ thù ghét nhau tới mức năm 2002, trong khi CĐV Celtic giương cao lá cờ của người Palestine thì Rangers phản ứng bằng cách phô trương thành thế với cờ của Israel!

2. Boca Juniors v River Plate (Argentina)

Là trận Superclasico (Siêu kinh điển) của Nam Mỹ, Boca-River luôn cống hiến cho giới mộ điệu những trận cầu rực cờ, hoa và cả pháo sáng. Có lẽ, không đâu, không khí bóng đá lại như một lễ hội như ở đây bất chấp mối hận thù kéo dài cả trăm năm giữa hai kỳ phùng địch thủ này.

1. AS Roma and Lazio (Italia)

The Derby della Capitale (derby thủ đô) giữa AS Roma và Lazio chưa hẳn là trận derby hay nhất nhưng chắc chắn là trận derby máu lửa nhất hành tinh. Nóng bỏng, ngột ngạt và bạo lực!

30 năm trước, Vincenzo Paparelli, 1 CĐV của Lazio đã thiệt mạng sau khi bị một CĐV Roma ném pháo sáng vào mắt. Đó là cái tai ương đầu tiên trong lịch sử bóng đá Italia.

5 năm trước đây, các Ultra (CĐV quá khích) của Roma yêu cầu dừng trận derby giữa chừng sau khi nhận được tin đồn rằng cảnh sát đã giết một cậu bé trước trận. 4 phút sau khi trận đấu bước vào hiệp hai, vụ bạo loạn nổ ra và đội trưởng Francesco Totti của Roma bị buộc phải kêu gọi dừng trận đấu. Cảnh sát và các CĐV đã đụng độ nhau. Khắp sân bao phủ những màn khói mù từ pháo sáng, đâu đó trên sân vẫn vọng lại tiếng thét thất thanh...

Hệ quả là 13 người bị bắt giữ và 170 cảnh sát được ghi nhận là bị thương.

chet_lahet
18-09-2009, 09:44
Top 10 CLB hay nhất thế kỷ 20

Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha vượt qua Juventus để nắm giữ danh hiệu cao quý này. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Barcelona, AC Milan và Bayern Munich. Trong top 10 đội bóng hàng đầu, có tới đại diện của Italy. Tây Ban Nha có hai CLB lọt vào danh sách này là Real Madrid và Bacelona trong khi quê hương của bóng đá chỉ đóng góp một đại diện duy nhất là Liverpool ở vị trí thứ 8.

Real Madrid xứng đáng đứng đầu "quần hùng".

IFFHS giải thích về các thức tính điểm cũng như kết quả bầu chọn trên website chính thức như sau: “Nhiều năm nay, IFFHS tiến hành bầu chọn dựa trên ý kiến của các đội bóng, các phóng viên thể thao và người hâm mộ để xác định đội bóng xuất sắc nhất thế kỷ của từng châu lục. Nhưng kết quả đó vẫn dựa trên các điều kiện thực tế chứ không chịu ảnh hưởng bởi các giá trị hình ảnh nào đó khác. Gần đây các cuộc xếp hạng thường dựa vào số lượng các danh hiệu mà các đội bóng đạt được.”

“Danh hiệu “CLB xuất sắc của tháng” không được tính vào cuộc bầu chọn này vì nó mới chỉ ra đời từ tháng 1/1991. Lần này, IFFHS đã quyết định kết quả bầu chọn dựa trên kết quả các trận đấu của các đội bóng của các giải cấp châu lục. Các giải quốc gia chỉ là điều kiện tiên quyết để các đội bóng có thể góp mặt tại các giải châu lục mà thôi. Các giải liên lục địa cũng không được tính vào kết quả bầu chọn lần này”.

Theo đó, các giải đấu được tính đến gồm có: Champions League, UEFA Cup, Siêu cúp châu Âu, cúp các CLB đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Âu, Mitropa Cup và Copa Latina


10 đội bóng hay nhất thế kỷ 20

Real Madrid 563.50 (điểm)
Juventus 466.00
Barcelona 458.00
AC Milan 399.75
Bayern Munich 399.00
Inter 362.00
Ajax 362.00
Liverpool 300.25
Benfica 299.00
Anderlecht 231.00

Real Madrid

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/Real_Madrid1.jpg

Real Madrid - tên đầy đủ là Real Madrid Club de Fútbol (viết gọn là Real Madrid CF) (theo tiếng Tây Ban Nha: "Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid") - là một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Tây Ban Nha, được Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) chọn là câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ 20. Thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1902, thi đấu ở giải bóng đá hạng nhất Tây Ban Nha (Primera Liga), câu lạc bộ không hề bị xuống hạng kể từ khi có giải quốc gia Tây Ban Nha (1928). Ban đầu có tên là Madrid Club de Fútbol (Câu lạc bộ bóng đá Madrid), câu lạc bộ đã được phép dùng danh xưng Real (Hoàng gia) sau khi Vua Alfonso XIII chính thức bảo trợ cho họ vào tháng 6 năm 1920.

Đội bóng mặc đồ thi đấu toàn màu trắng, nên có biệt danh là Los Blancos (Đội quân trắng). Sân nhà của họ là sân vận động Santiago Bernabéu ở Chamartín, Madrid, khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 1947, sức chứa hiện nay là 80.354 khán giả và kích thước đường chạy là 106x72 mét.

Địa chỉ câu lạc bộ: Avenida de Concha Espina 1, 28036 - Madrid, España.

Lịch sử

Từ giữa thế kỷ 20, Real Madrid luôn luôn ở trong số những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu. Thành tích rực rỡ của câu lạc bộ trên đấu trường quốc tế (đoạt Cúp các đội vô địch quốc gia châu Âu 5 mùa bóng đầu tiên tổ chức Cúp này) bắt đầu với việc ông chủ tịch Santiago Bernabéu mua được cầu thủ xuất chúng Alfredo di Stefano. Tuy nhiên có dư luận chỉ trích rằng chính quyền độc tài của Francisco Franco xem đội bóng là hình ảnh để tuyên truyền nên hết sức thiên vị họ ở giải quốc nội, nhờ vậy họ có thể dành sức thi đấu quốc tế. Ở Tây Ban Nha, người ta vẫn tranh cãi gay gắt về mức độ ảnh hưởng của sự ủng hộ này, còn câu lạc bộ thì luôn cố tránh né dính vào chính trị.

Với khả năng tài chính hùng mạnh và những ngôi sao như di Stefano, Gento, Ferenc Puskas, về sau như , Emilio Butragueño, và nay như Raúl González, Zinedine Zidane..., Real Madrid đã 30 lần vô địch quốc gia (kỷ lục) và 9 lần giành được Cúp các đội vô địch quốc gia châu Âu/Champions League (cũng là kỷ lục). Sự kình địch giữa Real Madrid và FC Barcelona, đặc biệt là những trận đối đầu của 2 đội được gọi là siêu kinh điển (superclassico), đi vào huyền thoại, mang nhiều sắc thái chính trị và xã hội, vượt xa ngoài khuôn khổ thể thao.

Thành tích

Cúp Liên lục địa: 3

1960 thắng Peñarol
1998 thắng Vasco da Gama
2002 thắng Olimpia

Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu/Champions League: 9

1955/56 4-3 thắng Stade de Reims-Champagne
1956/57 2-0 thắng A.C. Fiorentina
1957/58 3-2 thắng AC Milan
1958/59 2-0 thắng Stade de Reims-Champagne
1959/60 7-3 thắng Eintracht Frankfurt
1965/66 2-1 thắng Partizan Belgrade
1997/98 1-0 thắng Juventus
1999/00 3-0 thắng Valencia
2001/02 2-1 thắng Bayer Leverkusen

Cúp UEFA: 2

1984/85 thắng Videoton
1985/86 thắng 1. FC Köln

Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1

2002 thắng Feyernoord

Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 31

1931/32; 1932/33; 1953/54; 1954/55; 1956/57; 1957/58; 1960/61; 1961/62; 1962/63;
1963/64; 1964/65; 1966/67; 1967/68; 1968/69; 1971/72; 1974/75; 1975/76; 1977/78;
1978/79; 1979/80; 1985/86; 1986/87; 1987/88; 1988/89; 1989/90; 1994/95; 1996/97;
2000/01; 2002/03; 2006/07; 2007/08

Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 17

1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1916/17; 1933/34; 1935/36; 1945/46; 1946/47;

1961/62; 1969/70; 1973/74; 1974/75; 1979/80; 1981/82; 1988/89; 1992/93.

Trường hợp độc đáo là trận chung kết Cúp Nhà vua năm 1980, Real Madrid gặp đội dự bị của họ là Castilla (đội này thi đấu ở hạng nhì, nay gọi là Real Madrid B), và đội "đàn anh" đã thắng 6-1.

Siêu Cúp Tây Ban Nha (Supercopa de España): 8

1988; 1989; 1990; 1993; 1997; 2001; 2003; 2008.

Cúp Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha (Copa de la Liga): 1

1984/85.

Vô địch khu vực: 18

1903/04; 1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1912/13; 1915/16; 1916/17; 1917/18;
1919/20; 1921/22; 1922/23; 1923/24; 1925/26; 1926/27; 1928/29; 1929/30; 1930/31

Cúp Santiago Bernabéu: 17

1981; 1983; 1984; 1985; 1987;
1989; 1991; 1994; 1995; 1996;
1997; 1998; 1999; 2000; 2003;
2005; 2009

Cúp Latinh: 2

1955; 1957.

Cúp Bách niên AC Milan: 1

2000.

Cúp Thế giới Nhỏ: 2

1952; 1956.

Cúp Teresa Herrera: 8

1949; 1953; 1966; 1976; 1978;
1979; 1980; 1994.

Cúp Thành phố Barcelona: 3

1983; 1985; 1988.

Cúp Ramón de Carranza: 6

1958; 1959; 1960; 1966; 1970;
1982.

Cúp Benito Villamarín: 1

1960.

Cúp Thành phố La Línea: 5

1978; 1981; 1982; 1986; 2000

Cúp Ciutat de Palma: 4

1975; 1980; 1983; 1990.

Cúp Euskadi Asegarce: 3

1994; 1995; 1996.

Cúp Colombino: 3

1970; 1984; 1989.

Cúp Thành phố Vigo: 2

1951; 1982.

Cúp Cam (Orange Cup): 2

1990; 2003.

Cúp Mohamed V: 1

1966.

Cúp Thành phố Caracas: 1

1980.

Cúp Iberia: 1

1994.

Cúp Mancomunado: 5

1931/32; 1932/33; 1933/34; 1934/35;
1935/36.

Cúp Año Santo Compostelano: 1

1970.

Kỷ lục

Thắng 15 trận thắng liên tiếp ở giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha mùa giải 1960/1961 (từ vòng 11 đến vòng 25).

chet_lahet
18-09-2009, 09:52
Chiến thuật " Bóng đá tổng lực "

"Bóng Đá Tổng Lực" là một học thuyết(chiến thuật) bóng đá có nhiều ảnh hưởng, trong đó một cầu thủ bất kỳ có thể đảm trách vai trò của cầu thủ khác trong đội. CLB bóng đá của Hà Lan Ajax Amsterdam là đội đầu tiên áp dụng chiến thuật bóng đá này. Nó được sáng tạo bởi Rinus Michels, một nhà huấn luyện nổi tiếng người Hà Lan.

Trong Bóng Đá Tổng Lực, một cầu thủ sau khi di chuyển khỏi vị trí của anh ta sẽ được thay thế bởi một cầu thủ khác, cho nên đội bóng vẫn giữ được cấu trúc tổ chức. Hệ thống này di động liên tục, không một cầu thủ nào cố định vai trò, bất kỳ ai cũng có thể trở thành mũi nhọn tấn công.

Sự thành công của chiến thuật Bóng Đá Tổng Lực phụ thuộc vào tính đa năng của mỗi cầu thủ trong đội, cụ thể là khả năng chạy chỗ. Chiến thuật này đòi hỏi cầu thủ có thể chơi nhiều vị trí khác nhau do đó họ phải có kỹ thuật cao cũng như sức bền thể lực tốt.

Lịch sử

Nền tảng của Bóng Đá Tổng Lực được xếp đặt bởi Jack Reynolds, HLV của Ajax Amsterdam từ các giai đoạn 1915–1925, 1928-1940 và 1945-1947.

Rinus Michels, một cầu thủ chơi bóng dưới thời Reynolds, sau đó trở thành HLV của Ajax, đã chắt lọc những tinh túy để xây dựng nên khái niệm "Bóng Đá Tổng Lực" mà chúng ta biết ngày nay. Rinus đã áp dụng chiến thuật mới trong các buổi tập của Ajax và đội tuyển quốc gia vào khoảng thập niên 1970. Nó tiếp tục được phát triển bởi Stefan Kovacs sau khi Michels chuyển đến FC Barcelona. Tiền đạo người Hà Lan Johan Cruyff là nhân vật tiêu biểu nhất trong hệ thống này.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/cruyff1.jpg
Johan Cruyff(áo cam) trong trận chung kết World Cup năm 1974

Mặc dù Cruyff là một trung phong, nhưng ông "thẩn thơ" khắp trên sân, ở đâu ông cũng có thể gây nguy hiểm cho khung thành đối phương. Kết quả này đòi hỏi một hệ thống linh hoạt giống như Bóng Đá Tổng Lực. Những đồng đội của Cruyff đồng thời cũng phải di chuyển liên tục xung quanh ông.

"Khoảng trống" và "việc tạo ra khoảng trống" là vấn đề mấu chốt của khái niệm Bóng Đá Tổng Lực. Hậu vệ của Ajax Barry Hulshoff giải thích cách mà đội bóng đã giành cúp C1 vào năm 1971, 1972 và 1973: "Chúng tôi thảo luận về vấn đề khoảng trống tất cả mọi thời gian. Johan Cruyff luôn bảo mọi người nên chạy và nơi mà họ nên đứng và khi nào họ không nên di chuyển."

Bóng Đá Tổng Lực trở nên nổi tiếng chỉ có thể được thực hiện với ý thức không gian tốt của cầu thủ: "Đó là việc tạo nên nên khoảng trống, lấp đầy khoảng trống và tổ chức khoảng trống có cấu trúc trên sân bóng," Hulshoff nói. Cruyff đã đúc rút triết lý(Bóng Đá Tổng Lực) của ông như sau: "Bóng đá đơn giản(simple football) là thứ bóng đá đẹp nhất. Nhưng chơi thứ bóng đá đơn giản là điều khó khăn nhất."

Chung kết cúp C1 năm 1972 đã chứng minh thứ Bóng Đá Tổng Lực hoàn hảo. Sau chiến thắng 2-0 của Ajax trước Inter Milan, các tờ báo khắp Châu Âu giật tít: "Thắng lợi của Bóng Đá Tổng Lực và dấu chấm hết của Catenaccio". Tờ báo Hà Lan Algemeen Dagblad thì hoan hỉ: "Inter tự đào mồ chôn mình. Bóng đá phòng ngự bị hủy diệt."

Michels được mời làm HLV của đội tuyển Hà Lan tại FIFA World Cup 1974. Các cầu thủ của ông năm đó chủ yếu đến từ 2 CLB Ajax và Feyenoord. Tuy nhiên, Rob Rensenbrink là ngoại lệ, ông chơi cho CLB ở Bỉ và không quen thuộc với Bóng Đá Tổng Lực, mặc dù vậy ông vẫn được chọn và thích nghi tốt. Trong suốt giải đấu, đội tuyển Hà Lan đã đánh bại Argentina(4-0), Đông Đức(2-0), và Brazil(2-0) để gặp đội chủ nhà Tây Đức trong trận chung kết.

Trong trận chung kết năm 1974, Hà Lan dẫn bàn sau cú sút phạt penalty thành công của Johan Neeskens ở đầu trận. Nhưng sang hiệp 2, linh hồn của đội Johan Cruyff bị chấn thương sau những pha chăm sóc quá kỹ càng của Berti Vogts. Kết quả chung cuộc Tây Đức thắng ngược nhờ hai bàn của Paul Breitner và Gerhard Müller.

chet_lahet
18-09-2009, 09:55
Sơ đồ chiến thuật WM

Vào khoảng năm 1930, hai lối tổ chức bóng đá đã xuất hiện, cách mạng hóa nền bóng đá, một bên ở Anh, bên kia ở Áo và Thụy Sỹ.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/wm1.png
Sơ đồ WM

Nguyên lý cơ bản của cả hai phải xiết chặt hàng thủ sát khung thành đội nhà. Huấn luyện viên đội Áo Karl Rappan chọn cách cài một chốt ở hàng phòng ngự của đội do ông điều khiển, đội Servette de Genève. Muốn vậy, ông cắm một hậu vệ trước thủ môn và sau các đồng đội, đây là hậu vệ cơ động bao quát các không gian phòng ngự của đội nhà và che chắn cho ba đồng đội ở hàng hậu vệ. Ở tuyến giữa, một tiền vệ hỗ trợ tiền vệ kia (tiền vệ giữa) lấy bóng và tổ chức đấu pháp để phát triển đợt tấn công của bốn đồng đội phía trên.

Nhưng tại London, ông bầu đội Arsenal, Herbert Chapman, lặp lại và hệ thống hóa một kinh nghiệm đã được làm thử ở Scotland và ba ông đã làm cho WM trở thành một chiến thuật phổ cập. W đó là ba hậu vệ và hai tiền vệ ở khu phòng ngự, M là hai tiền vệ và ba tiền đạo của hàng tiến công. Năm cầu thủ ở W chỉ lo kèm người thật riết, một kèm một, đôi khi chọn một cách mù quáng . Vậy là tiền vệ giữa trước đây trong phương pháp cổ điển là cầu thủ được tự do sáng tạo và phát huy sáng kiến, nay trở thành một hậu vệ biết tuân lệnh, hậu vệ mà người ta sẽ sớm gọi là: “cảnh sát”.

WM đã tồn tại trong ba mươi năm trước các biến động của bóng đá. Cho đến ngày, lúc đầu là người Hungary, giữa 1950 và 1956, rồi sau đó ngưòi Brazil biến đổi nó thành 4-2-4, tức ký giấy khai tử cho WM.

Để phá rối hàng phòng ngự trong WM và lối một kèm một của họ, người Hungary và Brazil tăng cường thêm hàng tiến công, đưa số tiền đạo từ ba lên bốn. Đội Hungary của Gustav Sebé còn đi đến chỗ cho trung phong Hidegkuti bứt ra và thay thế anh bằng hai cầu thủ là hai tiền vệ chuyển thành hai tiền đạo giữa (Kocsis và Puskas).

Tại Wemble, năm 1953, hàng phòng ngự Anh đã không hề thay đổi từ hai mươi năm nay, chẳng hiểu gì hết về sự cách tân này và bị đánh phá tơi bời.

Theo VFF

chet_lahet
18-09-2009, 09:59
Hệ thống phòng ngự kinh điển Catenaccio

Catenaccio là một hệ thống chiến thuật trong bóng đá, trong đó chú trọng đến việc phòng ngự. Trong tiếng Ý catenaccio có nghĩa là "cái then cửa", với ý nghĩa một hệ thống phòng ngữ có tổ chức tốt và hiệu quả để bảo vệ cầu môn.

Lịch sử

Hệ thống này trở nên nổi tiếng khi được huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ Inter Milan áp dụng trong thập kỉ 1960. Huấn luyện viên này đã sử dụng nó để có được các trận thắng tối thiểu 1–0 trước các đối thủ ở trong giải vô địch quốc gia.

Catenaccio chịu ảnh hưởng của một hệ thống được huấn luyện viên người Áo Karl Rappan phát minh ra – hệ thống "khoá cửa" (verrou). Ông là huấn luyện viên ở Thụy Sĩ trong các thập kỉ 1930 và 1940, đã đặt một vị trí hậu vệ gọi là "cầu thủ chốt" (verrouiller) (mà ngày nay là vị trí hậu vệ quét), đứng ngay trước thủ môn và chỉ tập trung vào phòng ngự. Huấn luyện viên của Padova là Nereo Rocco vào thập niên 1950 đã đưa hệ thống này vào Ý, sau đó được AC Milan áp dụng vào đầu thâp niên 1960.

Hệ thống "khóa cửa" của Karl Rappan

Rappan đưa ra hệ thống "khoá cửa" vào năm 1932 khi đang là huấn luyện viên cho Servette. Hệ thống với bốn hậu vệ cố định (ngoài hậu vệ quét) chơi theo chiến thuật một kèm một, với một tiền vệ kiến thiết ở giữa sân và hai tiền vệ cánh.

Chiến thuật của Rocco gần với khái niệm catenaccio hơn, được áp dụng năm 1947 cho câu lạc bộ Triestina với đội hình phòng ngự triệt để phổ biến là 1-3-3-3. Với catenaccio, Triestina đã bất ngờ đoạt ngôi á quân Serie A mùa bóng đó. Một vài biến thể là 1-4-4-1 hoặc 1-4-3-2.

Catenaccio cách tân bằng việc giới thiệu vai trò libero hay hậu vệ quét, đây là cầu thủ chơi thấp nhất trong hệ thống phòng ngự. Khi đội bóng chuyển sang lối phòng ngự phản công, cầu thủ này có thể phát động tấn công bằng những đường chuyền dài.

Trong phiên bản của Herrera vào thập niên 1960, 4 hậu vệ một kèm một với các mũi nhọn đối phương trong khi hậu vệ quét sẽ thu hồi bóng và hỗ trợ những hậu vệ này.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/Catenaccio1.png
Zona Mista

Bóng Đá Tổng Lực được sáng tạo bởi Rinus Michels vào thập niên 1970 đối nghịch với hệ thống catenaccio của Herrera vốn đã lỗi thời. Trong Bóng Đá Tổng Lực, không một cầu thủ nào giữ một vai trò cố định, bất kỳ ai cũng có thể tham gia tấn công kể cả hậu vệ. Cách phòng thủ một kèm một trở nên vô hiệu khi phải đối phó với lối chơi di chuyển liên tục. Các HLV bắt đầu sáng tạo ra một hệ thống chiến thuật mới là sự pha trộn giữa lối phòng thủ một kèm một và phòng thủ khu vực.

Trong hệ thống phòng thủ khu vực nguyên thủy, mỗi tiền vệ và hậu vệ sẽ phụ trách một khu vực ở trên sân. Khi một cầu thủ đối phương di chuyển ra khỏi khu vực mà anh quản lý, lập tức một đồng đội khác sẽ ập vào tiếp cận. Zona Mista (tiếng Anh là "mixed zone") được tạo ra.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/Zouna_mista1.gif
Zouna mista

Trong Zona Mista, có 4 hậu vệ. Một cầu thủ giữ vai trò "máy quét" tự do(sweeper) hỗ trợ những hậu vệ khác. Một hậu vệ cánh trái và hai trung vệ(centre back). Ở hàng tiền vệ, có tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm và cầu thủ kiến thiết(playmaker, thường mang áo số 10), thêm một cầu thủ chạy cánh phải, cầu thủ này đôi khi trở thành tiền đạo thứ ba. Hệ thống Zona Mista có 2 tiền đạo. Một trung phong chơi cao nhất, tiền đạo thứ hai chơi rộng hơi lệch bên trái(bắt nguồn từ cầu thủ chạy cánh trái trong hệ thống catenaccio) có thể xâm nhập vòng cấm hoặc trở thành một tiền vệ khi cầu thủ kiến thiết phải lùi về phòng ngự.

Một ví dụ kinh điển về Zona Mista đó là đội tuyển Ý chơi trong trận chung kết World Cup năm 1982. Cầu thủ tài năng Gaetano Scirea giữ vai trò libero, cầu thủ 18 tuổi Giuseppe Bergomi đá hậu vệ trái, Fulvio Collovati và Claudio Gentile là cặp trung vệ. Như yêu cầu của hệ thống, Gentile dù đá trung vệ nhưng khi cần có thể kéo giãn ra cánh phải. Gabriele Oriali chơi tiền vệ phòng ngự còn Marco Tardelli là tiền vệ trung tâm và Bruno Conti là cầu thủ kiến thiết. Chính Conti là người đã góp công lớn mang về chiến thắng cho Italia. Anh là người chuyền bóng cho Tardelli ghi bàn thứ hai và cũng là người tạt bóng từ cánh phải để Alessandro Altobelli(cầu thủ vào thay cho Francesco Graziani bị chấn thương) ghi bàn thứ ba. Trong trận này, Paolo Rossi giữ vai trò trung phong cắm còn Antonio Cabrini chơi như một cầu thủ chạy cánh phải.

Catenaccio ngày nay

Trong những năm gần đây, hệ thống catenaccio nguyên thủy dần bị lãng quên, thay vào đó là những sự tiếp cận cân bằng hơn, cụ thể đó là sự gia tăng của lối chơi tấn công dựa trên nền tảng Bóng Đá Tổng Lực.

Hệ thống catenaccio thực sự không còn tồn tại trong bóng đá hiện đại. Hai nhân tố chính trong lối chơi này là vị trí libero và lối phòng thủ một kèm một không còn được sử dụng. Catenaccio ngày nay trở thành đối tượng chỉ trích của nhiều người cho rằng lối chơi này quá thiên về phóng ngự mà ít khi dâng lên tấn công. Lối phòng ngự tiêu cực vẫn được dùng để ám chỉ catenaccio. Ngày nay, catenaccio được các đội bóng yếu sử dụng nhằm san lấp khoảng trống kĩ thuật với các đội bóng mạnh. Việc vai trò hậu vệ quét đang dần biến mất trong bóng đá hiện đại cũng là nguyên nhân khiến catenaccio suy tàn.

Một sai lầm thường mắc phải của nhiều người là đánh đồng catenaccio với các hệ thống phòng ngự khác. Điều này là không đúng, bởi vì catenaccio chỉ là một trong những hệ thống phòng ngự được sử dụng.

Nói đến catenaccio người ta nghĩ ngay đến bóng đá Ý, tuy nhiên nó cũng ít dùng bởi các đội ở Serie A, những đội này thường áp dụng những hệ thống chiến thuật hiện đại hơn giống như 4-4-2. Tuy nhiên, những HLV người Ý trước đây như Cesare Maldini và Giovanni Trapattoni, sử dụng catenaccio ở cấp độ thi đấu quốc tế và cả hai đều chuốc lấy thất bại. Italia dưới triều đại của Maldini đã thua trên loạt penalty tại trận tứ kết World Cup 1998, trong khi đội bóng của Trapattoni thua sớm tại vòng 2 World Cup 2002 và thua ngay tại vòng 1 Euro 2004, mặc dù sau đó Trapattoni áp dụng thành công catenaccio giúp Benfica vô địch Bồ Đào Nha.

chet_lahet
18-09-2009, 10:03
Kích thước sân bóng đá theo chuẩn


http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/bongda11.jpg

chet_lahet
18-09-2009, 21:18
Kỷ lục bóng đá: Mới ba giây đã đuổi cầu thủ ra khỏi sân

Thời gian một cầu thủ bị đuổi ra khỏi sân nhanh nhất là bao nhiêu trong lịch sử bóng đá thế giới ? Xin thưa: đó chỉ là ba giây sau tiếng còi khai cuộc.
Người bị coi là lập kỷ lục thế giới về việc bị đuổi ra khỏi sân sớm là David Pratt, cầu thủ của đội Chippenham Town, một câu lạc bộ của Southern Premier League của nước Anh.

Sự việc diễn ra nhanh như chớp. Ngay sau tiếng còi khai cuộc, Pratt đã có một cú vào bóng ác ý với một cầu thủ của đội Bashley và trọng tài đã không ngần ngại rút ngay thẻ đỏ để truất quyền thi đấu của người phạm luật.

Như vậy, David Pratt đã phá kỷ lục “bị đuổi khỏi sân nhanh nhất” do Giuseppe Lorenzo, cựu cầu thủ của Bolonia (Italia), thiết lập vào năm 1990 khi anh này đã tấn công đối thủ khi trận đấu mới chỉ bắt đầu được 10 giây.

Tại Anh, kỷ lục nói trên thuộc về thủ môn Kevin Pressman của đội Sheffield Wednesday, người đã dùng tay phá bóng ở ngoài vòng cấm địa ở giây thứ 13 trong một trận đấu của năm 2000.

Cùng trong năm này, trong một trận đấu của hai đội bóng nghiệp dư (amateur) kỷ lục “bị đuổi khỏi sân nhanh nhất” thuộc về Lee Todd, người đã chửi trọng tài ngay sau khi ông này thổi còi khai cuộc. Đúng vào giây thứ hai của hiệp một Todd đã phải nhận thẻ đỏ vì hành vi thiếu văn hóa của mình

chet_lahet
18-09-2009, 21:32
Thú vị của bóng đá thế giới

Bóng đá Nam Mỹ hấp dẫn cả thế giới bằng thứ kỹ thuật lắt léo. Người châu Âu chinh phục trái tim người hâm mộ khó tính bằng các kiểu chiến thuật tinh tế. Đấy là những điều mà đa số đều đã biết tỏng. Chỉ còn một phần rất rất nhỏ dành chỗ cho vài ba thắc mắc "chẳng giống ai".

Liệu có hoang đường hay không khi nghe chuyện một trọng tài người Brazil bắn chết một cầu thủ trên sân sau khi anh này đòi hưởng một quả phạt đền?

Hoang đường ư. Chắc chắn rồi. Chắc đến 100%. Tuy nhiên, nếu câu hỏi được đặt ra ở Nam Phi, thì đáp án sẽ hoàn toàn khác. Nghe có vẻ hơi rợn tóc gáy nhưng sự thực là đã có tới hai trọng tài tại đất nước vùng cực nam châu Phi này dùng súng "xử lý vụ việc" ngay trên sân.

Ngày 20/2/1999, ở Hartbeesfontein (cách thành phố Johannesburg khoảng 177 km), trọng tài Lebogang Petrus Mokgethi, 34 tuổi, đã rút súng và bắn chết một cầu thủ trong trận đấu giữa Hartbeesfontein Wallabies và Try Agains. Theo phía cảnh sát, khi đội Try Agains ghi được bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2, các fan của Hartbeesfontein đã tràn xuống sân nhằm phản đối (nhiều nguồn tin cho biết, trận đấu được cá cược bất hợp pháp một số tiền cực lớn).

Trong cơn hỗn loạn, thủ quân 20 tuổi của Hartbeesfontein, Isaac Mkhwetha đã rời sân nhằm kiếm một con dao, trong khi trọng tài Mokgethi cũng tìm được một khẩu súng từ người bạn trong đám cổ động viên. Theo các nhân chứng thuật lại, khi Mkhwetha nhào tới đâm Mokgethi bằng dao, ông vua sân cỏ chẳng còn cách nào khác đành nổ súng, trúng ngay ngực đối thủ. Đội trưởng Hartbeesfontein đã chết lập tức.

Về sau này, Mokgethi được tại ngoại khi nộp tiền bảo lãnh và cảnh sát tạm kết luận vị trọng tài này không có tội trong cái chết của Mkhwetha. Còn kết quả của phiên tòa xét xử sau đó lại không được nhiều người biết đến.

Một vụ khác gần giống cũng tại Nam Phi xảy ra vào tháng 7/2004, ở Kenton thuộc mũi đất gần biển phía đông. Theo tường thuật của báo chí nước này, "khi một thẻ vàng được rút ra, lập tức tạo nên phản ứng dữ dội từ phía HLV và các cầu thủ đội khách (Marcelle). Liền sau đó, ông HLV xấu số đã bị bắn vào ngực và chết ngay trên đường pitch, hai cầu thủ khác cũng bị bắn vào cánh tay bởi một khẩu súng lục.

Kết quả điều tra sơ bộ của cho biết: "Đã có một cuộc đấu khẩu nổ ra và vị trọng tài bị đe dọa. Ông này liền rút súng sát hại luôn HLV đội khách trước khi chuồn khỏi hiện trường". Cảnh sát cũng khẳng định sẽ sớm tóm được kẻ giết người để truy tố hai tội danh bắn chết một người và làm bị thương hai người khác.

Đã có ai đánh đầu ghi bàn từ... ngoài vòng cấm?

Lập công bằng chân từ ngoài khu 16m50 đã khó, vì thế kiếm được bàn thắng từ cự ly này bằng đầu lại càng khó hơn. Nhưng thật ngạc nhiên là có khá nhiều pha ghi bàn như thế trong lịch sử bóng đá thế giới. Có thể kể những cái tên như Steve Nicol (Liverpool, mùa bóng 1987-1988), Carlton Palmer (Sheffield Wednesday, mùa 1993-1994), Kieron Dyer (Ipswich Town, mùa 1998-1999). Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hai bàn của Marco Van Basten và Diego Maradona.

Ở trận bán kết lượt đi Cup C1 năm 1988 trên sân Bernabeu, Van Basten đánh đầu lốp bóng qua thủ môn đối phương từ ngoài cấm địa, đem về tỷ số 1-1 cho Milan. Trong trận lượt về, đội chủ sân San Siro đè bẹp Real Madrid 5-0.

Trong khi đó, bàn của Maradona lại ghi vào chính lưới Milan, trong trận Napoli thắng 4-1 ngày 27/11/1988. Thiên tài người Argentina phá bẫy việt vị bằng xuống trong khi thủ môn đối phương cũng lao ra cản phá. Do không thể với chân tới bóng, Maradona lập tức chứng tỏ sự nhạy cảm bằng pha bay người song song với mặt đất đánh đầu đưa bóng bổng qua thủ môn Milan, vào lưới trống. Người ta ước tính khoảng cách ghi bàn ít nhất phải là 23 m.

Có thủ môn nào bị đuổi khỏi sân trong loạt đá luân lưu không?

Có. Thủ môn kiêm đội trưởng của tuyển Botswana, Modiri Marumo, đã rơi vào hoàn cảnh ấy trong trận đấu với Malawi ở Castle Cup, hồi tháng 5/2003. Sự việc xảy ra khi thủ môn này đang đợi đến lượt mình đẩy luân lưu. Bị một cầu thủ đối phương có tên Philip Nyasulu bỗng vỗ nhẹ vào vai, thế là Marumo nổi cáu và trả miếng bằng một quả đấm vào mặt đối phương. Thẻ đỏ lập tức được rút ra. Sau đó, Malawi thắng 4-1 và tiến vào bán kết.

Marumo tỏ ra vô cùng hối hận: "Tôi đã phản ứng quá mạnh và hoàn toàn không kiểm soát nổi mình. Sự việc đáng tiếc này không chỉ ảnh hưởng đến tôi mà còn làm hỏng hình ảnh nơi tôi làm việc, Bộ Quốc Phòng Botswana. Hy vọng lời xin lỗi của tôi sẽ được chấp nhận".

Đã có cầu thủ nào lập hat-trick bằng phạt đền chưa?

Vô số. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Ronaldo khi anh ghi 3 bàn từ chấm phạt đền trong trận thắng Argentina 3-1 trên sân nhà, ở vòng loại World Cup cách đây hai năm. Từ các pha phạm lỗi của Heinze, Mascherano, và thủ môn Carvallero, tiền đạo răng thỏ lần lượt thể hiện khả năng dứt điểm và hệ thần kinh cực tốt khi đứng trước khung thành đối phương.

Thủ môn đầu tiên và duy nhất ghi một hat-trick bằng phạt đền không ai khác ngoài Jose Luis Chilavert, - "bức tường" huyền thoại người Paraguay. Màn trình diễn xuất sắc của anh được thể hiện trong trận Velez Sarsfield đè bẹp Ferro Carril Oeste 6-1, tại giải vô địch xứ sở tango.

Người ghi bàn trên chấm phạt đền nhiều nhất trong một trận thuộc về Alex, tuyển thủ Brazil hiện đang chơi cho Fenerbahce (Thổ Nhĩ Kỳ). Anh ghi 4 bàn như thế trong trận đấu của Cruzeiro ở Bahia tháng 12 năm 2003. Tất cả chỉ diễn ra trong 37 phút đầu tiên.

Trong khi đó, kỷ lục hat-trick đá hỏng phạt đền thuộc về chân sút Martin Palermo, người hiện đang có tên trong sách kỷ lục Guinness. Tháng 7/1999, trong trận đấu Argentina gặp Colombia tại giải vô địch Nam Mỹ, Palermo lần lượt đưa bóng chệch khung thành trong cả 3 lần từ chấm 11m, khiến Argentina thua mất mặt 0-3. HLV đối thủ, Javier Alvarez sau đó không thể tin nổi vào may mắn: "Đấy có lẽ là sự kiện đầu tiên kiểu như thế xảy ra trong lịch sử hơn 1 thế kỷ của bóng đá thế giới". "Thành tích" của "El Loco" (gã điên) thậm chí còn khiến cổ phiếu của CLB anh đang thi đấu khi đó, Boca Juniors, giảm giá 4,5% chỉ sau một đêm.

Ai là cầu thủ già nhất thế giới từng chơi một trận chuyên nghiệp?

Cầu thủ trên 40 tuổi vẫn chơi bóng là chuyện xảy ra không ít. Dino Zoff từng đoạt Cup thế giới năm 1982 khi 40 tuổi 4 tháng. "Ông già" Roger Milla 42 tuổi vẫn ghi bàn ở World Cup 1994 để trở thành cây săn bàn già nhất trong lịch sử giải đấu.

Nhưng chắc hẳn, chưa có ai ngoài Knut Olav Fosslien, người vẫn chơi bóng chuyên nghiệp ở tuổi 56, tại CLB hạng ba của Nauy, FK Toten. Tại một tòa soạn ở Oslo, nhà báo Trygve Lie viết: "Fosslien, người đã 56 tuổi, vẫn chơi rất tốt trong trận FK Toten gặp đội hạng nhất Raufoss ở vòng một Cup quốc gia (năm 2001). Fosslien hoàn thành quá tốt công việc của mình nhưng không thể giúp được đội nhà tránh khỏi thất bại 0-2. Tôi tin rằng, anh ấy vẫn có thế chơi đến năm 60 tuổi, tất nhiên là nếu còn đủ sức. Bạn có tin nổi không, Fosslien khởi đầu sự nghiệp năm 1962, và có gần 1.000 trận trong sự nghiệp. Anh ấy chắc chắn là cầu thủ già nhất thế giới có thể chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp như tại giải hạng ba Nauy".

Màn đá luân lưu dài nhất thế giới?

Kỷ lục châu Âu là trận đấu giữa Genclerbirligi và Galatasaray ngày 28/11/1996 ở Cup quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Trận đấu kết thúc với tỷ số 1-1 sau 120 phút và cuối cùng Genclerbirligi thắng luân lưu với tỷ số 17-16. Tổng cộng, có 34 quả luân lưu và chỉ có 1 trong số đó không thành công. Quả là một ngày buồn cho thủ môn Hayrettin của CLB Galatasaray khi anh bất lực nhìn cả 17 quả luận lưu đánh bại mình.

Kỷ lục thế giới ra đời trong mùa bóng 1988-1989 tại giải vô địch Argentina, khi đó còn tồn tại luật nếu trận đấu hòa sẽ tiến hành đá luân lưu để thưởng 1 điểm cho đội thắng. Suốt hơn 90 phút của cặp Argentinos Juniors - Racing Club ngày 20/11/1988 diễn ra cực kỳ quyết liệt và tỷ số dừng lại ở 2-2. Hai đội bước vào đá luân lưu, và sau 44 quả, Argentinos thắng 20-19.

Đã có người nào "truổng cời" ghi bàn?

Hiếm tổ chức nào thống kê những bàn "ngoạn mục" này nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là chuyên gia "truổng cời" số một thế giới, Mark Roberts, người từng "ghi bàn" trong trận League Cup giữa Liverpool và Chelsea trên sân Anfield, và đặc biệt, bàn thắng trong trận chung kết Champions League 2002 giữa Real Madrid và Leverkusen trên sân Hampden Park.

Ở Anfield, Roberts vào sân từ ghế khán giả, cắt đường chuyền của Zola rồi đánh bại hàng thủ Chelsea trước khi ghi bàn vào lưới Ed de Goey đang trố mắt nhìn. Phần thưởng cho bàn thắng: hầu tòa và bị phạt 100 bảng Anh.

Còn trong trận CK Champions League 2002, lại là Mark Robert nhảy vào sân rồi xé toạc quần áo trước khi cướp lấy bóng, đánh bại hai hậu vệ để đá tung lưới Leverkusen.

Nhưng Roberts cũng không phải là người duy nhất như thế. Tháng 12 năm 1998, trong chiến thắng 1-0 của Reading trước Notts County ở giải hạng thấp nước Anh, một fan trần như nhộng đã chạy vào sân, hôn xuống mặt cỏ rồi cướp bóng ghi bàn đánh bại thủ môn của County, trước khi lẩn mất vào đám đông CĐV.

HLV nào dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau nhất?

Ngay lập tức người ta có thể trả lời rằng đó là Philippe Troussier, người đã huấn luyện các đội Nam Phi, Nigeria, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Nhật Bản, và Qatar. Nhưng xin thưa đó chưa phải kỷ lục.

Bora Milutinovic là người nổi tiếng hơn. Trải qua 21 năm 96 ngày trên cương vị HLV đẳng cấp cao nhất, nhà cầm quân gốc Nam Tư cũ cũng dẫn dắt 6 đội tuyển: Mexico, Costa Rica, Mỹ, Nigeria, Trung Quốc, Honduras, và có tới 5 đội đầu tiên đều lọt vào World Cup dưới quyền ông.

Tuy nhiên, người dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia nhất trên thế giới phải là Rudi Gutendorf. Sinh ngày 30/8/1926, Gutendorf đã có một sự nghiệp huấn luyện không thể tin nổi kéo dài 53 năm, dẫn dắt 17 đội tuyển quốc gia khác nhau trên thế giới gồm Chile, Bolivia, Venezuela, Trinidad & Tobago, Grenada, Antigua, Botswana, Australia, New Caledonia, Nepal, Tonga, Tanzania, Ghana, lại Nepal, Fiji, Zimbabwe, Mauritius và Rwanda. Ngoài ta ông từng dẫn dắt hai đội tuyển Olimpic của Iran và Trung Quốc tại các kỳ thế vận hội 1988 và 1992. Khi được hỏi tại sao lại khoái dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau, nhà cầm quân người Đức trả lời ngắn gọn: "Chẳng ai có thể bó buộc niềm đam mê của chính mình".

Đội nào đoạt Champions League có thành tích nội địa tệ nhất?

Liverpool là một trong những đội như thế. Họ đánh bại AC Milan ỏ Istanbul để quên đi một thực tế đáng buồn rằng mình chỉ đứng thứ 5 tại giải nội địa, tệ đến nỗi, kém nhà vô địch Chelsea tới 38 điểm (khoảng cách của 12 trận thắng và 2 trận hòa).

Nhưng vẫn còn đội tệ hơn, ngay tại nước Anh. Mùa bóng 1981-1982, năm ngày trước trận CK Cup C1, Aston Villa đã đánh bại Swansea để kết thúc giải hạng nhất Anh (lúc đó là hạng cao nhất tại xứ sương mù) với thành tích thảm hại: 15 trận thắng, 12 hòa, và thua 12, hiệu số là +2, chỉ đứng thứ 12/22 đội. Không hiểu có phải do tự ái hoặc được đối phương đánh giá thấp hay không mà thày trò Tony Barton sau đó đã đánh bại Bayern 1-0 để vô địch châu Âu.

Chính "hùm xám" của nước Đức là đội giành Cup C1 tệ thứ hai trong lịch sử. Mùa bóng 1974-1975, họ đứng thứ 10 ở Bundesliga (thắng 14, hòa 6, thua 14, hiệu số -6), nhưng vẫn đánh bại Leeds United 2-0 để lần thứ 3 liên tiếp đăng quang tại giải đấu hay nhất dành cho các CLB châu Âu.

Đội bóng hạng đỉnh cao nào có cái tên dài nhất?

Borussia Monchengladbach, đọc tên á quân Cup C1 năm 1977 mà đã thấy "đau" cả lưỡi. Và nếu bạn là một CĐV trung thành thì may ra mới đủ kiên nhẫn đánh vần hết cái tên đầy đủ của đội này: Verein für Leibesübungen Borussia Mönchengladbach (45 chữ).

Vậy mà, đấy vẫn chưa phải kỷ lục. Đội bóng hạng đỉnh cao có cái tên dài nhất thế giới phải kể đến NAC Breda, đang là thành viên của giải vô địch Hà Lan, với tên đầy đủ là Nooit Opgeven Altijd Doorzetten Aangenaam Door Vermaak En Nuttig Door Ontspanning Combinatie Breda (tổng cộng 86 chữ).

Nếu mở rộng phạm vi ra toàn thế giới ở mọi cấp độ chơi bóng thì có lẽ kỷ lục sẽ về tay Thái Lan. Tên đầy đủ của đội Thai of Bangkok University FC là "Samosorn Maha Vittiyalai Krungthep Mahanakorn Boworn Rattanakosin Mahintara Yutthaya Mahadilok Phop Noparat Rajathani Burirom Udom Rajaniwet Mahasatharn Amorn Phimarn Avatarn Sathit Sakkatattiya Vishnukarm Prasit" (189 chữ).

Nhưng đấy vẫn chưa phải "nhất quả đất". Đội Bangkok Bravo đang tham dự giải chuyên nghiệp Thái Lan có cái tên siêu dài "Krung Thep Mahanakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayuthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udomratchaniwet Mahasathan Amon Piman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanukam Prasit Bravo Association Football Club", gồm 196 ký tự. Đấy mới là "number one".

Cầu thủ nào bị các HLV trên thế giới "ghét" nhất?

Kevin Phillips từng là vua phá lưới giải Ngoại hạng. Nhưng anh cũng bị các HLV "ghét ghê gớm". Đơn giản là vì đã có tới 5 ông thày từng mất việc khi đang huấn luyện Kevin, gồm: Peter Reid, Howard Wilkinson, Paul Sturrock, Steve Wigley (tại Sunderland) và Gordon Strachan (Southampton).

Tuy nhiên, "chuỗi thành tích" này quá tầm thường nếu so sánh với tiền đạo Paul Dickov đang chơi cho Blackburn Rovers. Sau 18 tháng trải qua 3 đời HLV bị thay tại Arsenal (George Graham, Bruce Rioch và Stewart Houston), Dickov chuyển đến Man.City năm 1996. Tại đây, anh lại chứng kiến thêm 5 nạn nhân nữa là Alan Ball, Steve Coppell, Phil Neal, Frank Clark và Joe Royle, trước khi hạ cánh ở Leicester City năm 2002. Sự bất lực là từ mà Dickov dùng trong cuộc giải cứu HLV Dave Bassett ở đây, và tiếp đó là Graeme Souness và Tony Parkes tại CLB hiện tại, Blackburn Rovers. Kỷ lục đã được thiết lập với 11 ông thày. Và Mark Hughes sẽ là nạn nhân thứ 12?

Đội nào giành nhiều điểm nhất trong lịch sử giải vô địch Anh?

Trong khi Liverpool và MU đoạt nhiều chức vô địch Anh nhất (cùng 18 lần), Arsenal (13) thì Everton mới là đội giành nhiều điểm nhất trong lịch sử. Trong suốt 102 mùa giải, tính trước mùa giải này, và nếu tính theo thang điểm cũ (thắng được 2 điểm, hòa 1 điểm) thì Everton 4223 điểm (thắng 1623, hòa 977, thua 1386). Liverpool là đội xếp thứ hai (4192 điểm), tiếp theo là Arsenal (4116), Aston Villa (3879) và thứ năm là MU (3774). 5 đội còn lại trong top 10 là Newcastle, Manchester City, Sunderland, Tottenham và Chelsea.

Hậu vệ Zesh Rehman của Fulham đã khởi đầu sự nghiệp quốc tế trong màu áo đội tuyển Pakistan - xếp hạng 158 thế giới. Liệu đây có phải là cầu thủ chơi cho quốc gia có xếp hạng thấp nhất tại giải Ngoại hạng Anh?

Không hẳn như vậy. Trước đây khi còn đá cho Man City, tiền đạo Shaun Goater là tuyển thủ của Bermuda, khi đó xếp hạng 180 thế giới (hiện nay là 161). Đấy mới là kỷ lục thực sự ở giải Ngoại hạng. Thậm chí, tiền vệ trụ cột Tim Cahill của Everton sẽ là kỷ lục gia nếu không chơi cho Australia. Bởi khi còn trẻ, anh đã từng khoác áo đội U20 của Samoa - quốc gia thuộc châu Đại dương có xếp hạng FIFA là 182

chet_lahet
18-09-2009, 21:44
+ Năm 1999, tiền đạo của Liverpool, Robbi Fowler đã ăn mừng bàn thắng trong trận đấu với "đại kình địch" Everton bằng cách sử dụng đường vạch trắng của khu cấm địa để tạo hình cho hàng động “chơi thuốc”. Sau đó, Fowler đã bị CLB phạt 60.000 bảng và bị LĐBĐ Anh (FA) cấm thi đấu bốn trận. Giải thích về pha ăn mừng của mình, Fowler nói đó là lời đáp trả trước những cáo buộc vô cớ của các fan Everton rằng anh là tay chơi “hàng trắng”.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/k11.jpg
Fowler "phê" ngay trên sân bóng

+ Sau khi ghi bàn trong chiến thắng 3-1 của Everton trước Portsmouth mùa giải trước, Cahill đã có pha ăn mừng nhằm động viên người anh trai, Sean, đang phải ngồi tù vì tội hành hung người khác dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, Everton cho biết họ cho phép cầu thủ tự chọn cách ăn mừng sau khi ghi bàn.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/k21.jpg
Pha ăn mừng dành cho người anh trai của Cahill

+ Stephen Ireland đã bị FA nhắc nhở sau khi có hành động ăn mừng khiếm nhã trong trận đấu với Sunderlandhồi tháng 11/2007. Sau khi ghi được bàn thắng, Irelandđã tụt quần để lộ ra chiếc quần lót có biểu tượng Siêu Nhân.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/k31.jpg
Ireland với màn "bỗng dưng tụt quần"

+ Năm 1998, P. Gascoigne ăn mừng bàn thắng cho Rangers bằng hành động chơi sáo, vốn là một sự xúc phạm đối với những cổ động viên của Celtic theo đạo Thiên chúa. Sau đó, Gascoigne đã bị Rangers phạt 20.000 bảng và nhận được nhiều đe dọa giết hại từ Quân đội Cộng hoà Ailen (IRA) trong một thời gian dài.

http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/k41.jpg
Pha ăn mừng "mạo hiểm" của Gascoigne

+ Năm 1993, Paul Merson đã có hành động ăn mừng "kì quặc" sau khi Tony Adams ghi bàn từ pha đá phạt của cầu thủ này trong chiến thắng 1-0 của Arsenal trước Tottenham Hotspur ở trận bán kết Cúp FA.


http://i329.photobucket.com/albums/l387/minhvaa/k51.jpg
Merson ăn mừng khá kì quặc

chet_lahet
18-09-2009, 21:55
10 phí chuyển nhượng kỳ lạ nhất lịch sử bóng đá

Thông thường, phí chuyển nhượng cầu thủ là khoản tiền mà 2 CLB thỏa thuận với nhau. Nhưng trong làng túc cầu Thế giới, cũng xảy ra nhiều trường hợp khôi hài, khi đội bóng mua tân binh, thay vì trả khoản phí bằng tiền mặt, họ lại gán bằng những bộ đồ tập luyện, tôm tươi hay thịt bò...

1. Tony Cascarino: thiết bị tập luyện

Từ Crokenhill tới Gillingham, năm 1982

Trước tin đồn cho rằng giá chuyển nhượng của tiền đạo quốc tế người cộng hoà Ireland Cascarino chỉ là một khối tôn múi, anh đính chính rằng Gillingham đã trả “một số thiết bị tập luyện, quần áo ấm, những thứ như vậy...”

2. Garry Pallister: một ít quần áo thi đấu, một túi bóng và một tấm lưới khung thành.

Từ Billingham Town tới Middlesbrough, năm 1984

Pallister có sự nghiệp thi đấu lẫy lừng ở Manchester United, nhưng những bước đầu tiên của anh trong cuộc đời cầu thủ thì kém hào nhoáng hơn nhiều.

Khi chuyển từ Billingham tới đội bóng địa phương “lớn” hơn - Middlesbrough ở tuổi 19, giá chuyển nhượng của Pallister chỉ là những đồ vật mà ta thường thấy trên sân tập.

Năm năm sau, Manchester United đã trả giá chuyển nhượng kỷ lục khi ấy (dành cho một hậu vệ) là 2,3 triệu bảng để mang anh về sân Old Trafford.

3. Kenneth Kristensen: trọng lượng cơ thể anh tính bằng tôm tươi

Từ Vindbjart tới Floey, năm 2002

Tiền đạo Kenneth Kristensen đã tạo được một tiếng vang lớn ở giải hạng ba Na Uy, khi anh liên tục ghi bàn vào lưới đối phương, khiến cho CLB Floey muốn có sự phục vụ của anh.

Thật là ngạc nhiên, khi mức phí chuyển nhượng của Kristensen chỉ là trọng lượng của bản thân anh tính bằng tôm tươi, và mức phí này được tính theo đúng kiểu cân trọng lượng của các võ sĩ quyền anh.

4. Zat Knight: 30 bộ quần áo ấm

Từ Rushall Olympic tới Fulham, năm 1999

Trung vệ vừa mới chuyển tới Bolton Wanderers, người đã có hai lần khoác áo ĐTQG Anh, chuyển tới Fulham từ một CLB vô danh với mức phí gần như bằng không.

Chủ tịch Fulham Mohamed Al-Fayed không cần phải gửi cho Rushall bất cứ thứ gì cả, nhưng như một nghĩa cử đẹp, ông đã tặng cho CLB 30 bộ quần áo ấm để có sự phục vụ của Zat Knight.

5. Ernie Blenkinsop: 100 bảng và một thùng bia.

Từ Cudworth tới Hull City, năm 1921

Blenkinson là một hậu vệ cánh trái đã từng 26 lần khoác áo ĐTQG Anh, vài lần được đeo băng đội trưởng ĐTQG.

Nhưng lần chuyển nhượng đầu tiên của anh từ CLB thị trấn quê hương sang Hull thật là khiêm tốn, chỉ có một chút tiền và một thùng bia để tổ chức buổi tiệc vui cho những đồng đội cũ.

6. Ian Wright: một bộ các quả tạ

Từ Greenwich Borough tới Crystal Palace, năm 1985

Wright, ngôi sao trong tương lai của ĐTQG Anh, tiền đạo nắm kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất của CLB Arsenal, dường như đã tìm thấy được bến đỗ thích hợp cho mình khi HLV trưởng của Crystal Palace - Steve Coppel phát hiện ra anh khi chơi bóng cho Greenwich Borough.

Viên ngọc thô khi ấy đã được đánh đổi bằng một bộ các quả tạ, để rồi 6 năm sau với 117 bàn thắng ghi được, anh chuyển tới Arsenal.

7. Marius Cioara: 15kg xúc xích thịt lợn

Từ UT Arad tới Regal Hornia, năm 2006

Hậu vệ Romania Cioara được đánh đổi với 15 kg xúc xích thịt lợn nhưng quyết định từ giã sân cỏ ngay ngày hôm sau, và CLB mới của anh, Regal Hornia đã đòi bằng được số xúc xích đã trả lại.

Sau một ngày dây dưa với đủ các chuyện liên quan tới xúc xích, anh quyết định từ bỏ tất cả, sang làm việc tại một nông trại ở Tây Ban Nha, nói rằng “đó là một sự sỉ nhục lớn”, kệ cho hai CLB tự thoả thuận với nhau về chuyện xúc xích.

8. John Barnes: một bộ quần áo đấu

Từ Sudbury tới Watford, năm 1981

Huyền thoại của Liverpool và ĐTQG Anh khi ấy mới 17 tuổi, và thi đấu trong màu áo của CLB Sudbury khi HLV Graham Taylor cho anh cơ hội chơi cho đội dự bị của Watford.

Tạo được ấn tượng mạnh ngay lập tức, một bộ quần áo đấu được chuyển tới Sudbury như là giá chuyển nhượng của Barnes. Năm năm sau, Watford thu về 900,000 bảng từ Liverpool khi bán anh.

9. Ion Radu: Hai tấn thịt

Từ Jiul Petrosani tới Valcea, năm 1998

Romania dường như là quê hương của các vụ chuyển nhượng tính bằng thịt. Ngoài vụ Cioara, thì một CLB khác là Jiul Petrosani cũng đã bán tiền vệ Ion Radu để lấy hai tấn thịt (bao gồm cả thịt lợn lẫn thịt bò). “Chúng tôi sẽ đem bán chỗ thịt này, và trả lương cho các cầu thủ khác” - chủ tịch CLB đã nói như vậy.

10. Liviu Baicea: 10 quả bóng đá

Từ Jiul Petrosani sang UT Arad, năm 1998

CLB Jiul Petrosani có thói quen chuyển nhượng cầu thủ bằng hiện vật. Cùng lúc với việc bán Rado lấy 2 tấn thịt, họ còn bán hậu vệ Liviu Baicea để lấy 10 quả bóng đá vào năm 1998.

chet_lahet
23-09-2009, 11:47
FIFA

Liên đoàn bóng đá thế giới (tiếng Pháp: Fédération Internationale de Football Association, viết tắt FIFA) là tổ chức điều hành và quản lý các hoạt động bóng đá trên thế giới. FIFA được thành lập ngày 21 tháng 5 năm 1904 và nay đặt trụ sở tại thành phố Zürich, Thụy Sĩ. Chủ tịch hiện nay là ông Joseph Blatter. Tính đến nay, FIFA có 208 thành viên và trở thành tổ chức thể thao lớn nhất thế giới.

Lịch sử

Năm 1902, Anton Wilhelm Hirschman-tổng thư ký liên đoàn bóng đá Hà Lan đã gặp Frederick Wall-tổng thư ký liên đoàn bóng đá Anh đề nghị tổ chức một giải đấu quốc tế chính thức và thành lập một tổ chức bóng đá có quy mô quốc tế. Đề nghị này bị nhiều người trong liên đoàn bóng đá Anh khi đó từ chối

Anton Wilhelm Hirschman và nhà báo Robert Guerin của tờ Matin, Thư ký bộ phận bóng đá của Hiệp hội các môn thể thao Pháp (USFSA) tiếp tục gửi thư đến các liên đoàn bóng đá khác ở châu Âu để đề nghị họ cùng đứng ra thành lập một tổ chức bóng đá quốc tế và đã nhận được sự đồng thuận.

Năm 1904, trận giao hữu bóng đá giữa Pháp gặp Bỉ đã diễn ra và được công nhận là trận đấu quốc tế đầu tiên ngày 1 tháng 5 và đến ngày 21 tháng 5 thoả ước thành lập liên đoàn bóng đá chung chính thức được thông qua tại trụ sở của Hiệp hội các môn thể thao Pháp số nhà 229, đường Saint Honoré, Paris, gồm có 7 liên đoàn: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha và Thụy Điển, bầu Robert Guerin làm chủ tịch đầu tiên.

Các chủ tịch FIFA

1904-1906: Robert Guerin
1906-1918: Daniel Burley Woolfall
1918-1921: do bị tác động của chiến tranh thế giới thứ I nên FIFA đã không có chủ tịch.
1921-1954: Jules Rimet, cha đẻ của World Cup và cúp vàng thế giới đầu tiên đã mang tên ông: Cúp Rimet.
1954-1955: Rodolphe William Seeldrayers, vị chủ tịch tại vị ngắn nhất của FIFA do ông qua đời sớm sau khi nhận chức được 1 năm và có 25 năm làm phó cho Jules Rimes
1955-1961: Arthur Drewry
1961-1974: Sir Stanley Ford Rous
1974-1998: João Havelange. Ông là vị chủ tịch tại vị lâu nhất của FIFA và là người có công lớn thương mại hoá bóng đá, gắn bóng đá với truyền hình và quảng cáo.
1998 đến nay: Joseph Sepp Blatter

Thành viên

Bản đồ các liên đoàn thành viên khu vựcFIFA được chia thành 6 liên đoàn khu vực gồm:

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)
Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF)
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC)
Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)
Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)

chet_lahet
23-09-2009, 11:50
Hiệp hội bóng đá Anh

Hiệp hội bóng đá Anh (tiếng Anh: The Football Association; viết tắt: FA) là tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động bóng đá ở nước Anh cũng như các vùng lãnh thổ như Jersey, Guernsey và Đảo Man. FA quản lý các đội tuyển bóng đá quốc gia nam và nữ, tổ chức các giải bóng đá như giải vô địch bóng đá ngoại hạng Anh, hạng nhất, cúp FA, cúp Liên đoàn bóng đá Anh,... FA là thành viên của cả FIFA và UEFA.

Ban lãnh đạo của FA

Chủ tịch danh dự

Arthur Pember (1863–1867)
E. C. Morley (1867–1874)
Major Sir Francis Marindin (1874–1890)
Lord Kinnaird (1890–1923)
Sir Charles Clegg (1923–1937)
Jim Conway (1936
William Pickford (1937–1939)
Bá tước của Athlone (1939–1955)
Công tước của Edinburgh (1955–1957)
Công tước của Gloucester (1957–1963)
Bá tước của Harewood (1963–1971)
Công tước của Kent (1971–2000)
Công tước của York (2000–2006)
Hoàng tử William của Wales (5/2006–)

Chủ tịch

A. G. Hines (1938)
M. Frowde (1939–1941)
Sir Amos Brook Hirst (1941–1955)
Arthur Drewry (1955–1961)
Graham Doggart (1961–1963)
Joe Mears (1963–1966)
Sir Andrew Steven (1967–1976)
Professor Sir Harold Thompson (1976–1981)
Sir Bert Millichip (1981–1996)
Keith Wiseman (1996–1999)
Geoff Thompson (1999–date)

Tổng thư ký

E. C. Morley (1863-1866)
R. W. Willis (1866-1868)
R. G. Graham (1868-1870)
Charles Alcock (1870-1895)
Sir Frederick Wall (1895-1934)
Sir Stanley Rous (1934-1962)
Sir Denis Follows (1962-1973)
E. A. Croker (1973-1989)

Giám đốc điều hành

Graham Kelly (1989-1998)
David Davies (1998-2000)
Adam Crozier (2000-2002)
David Davies (2002-2003)
Mark Palios (2003-2004)
David Davies (2004-2005)
Brian Barwick (2005–)

chet_lahet
23-09-2009, 12:11
Bóng đá tại Việt Nam

Bóng đá, môn thể thao vua được nhiều người yêu thích, đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1896. Đầu tiên, môn bóng đá phát triển tại Nam Kỳ, sau đó lan ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đó là những dấu ấn đầu tiên của Lịch sử bóng đá Việt Nam.

Từ sơ khai đến 1954

Bóng đá Nam Kỳ

Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gòn là những công chức, thương gia hay binh lính người Pháp, sau đó, một số ít người Việt Nam cũng bắt đầu tham gia. Họ tập hợp nhau lại thành câu lạc bộ, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais. Quả bóng bầu dục xuất hiện lúc đầu sau được thay hẳn bằng bóng tròn, sân chơi là công viên thành phố, còn gọi là Jardin de la Ville, nay là sân Tao Đàn.

Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt, đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 1906, E. Breton, một uỷ viên Pháp trong L'Union des Sociétés Francaises des Sports Athlétiques đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trò hội trưởng, ông đã chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các câu lạc bộ bóng đá bên Pháp. Nhiều câu lạc bộ khác được bắt chước thành lập và hoạt động, như: Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Tabert Club... Các giải bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức từ đó. Đội Cercle Sportif Saigonnais do được tổ chức, huấn luyện có bài bản, nên đã liên tiếp thắng nhiều mùa giải trong các năm: 1907, 1909, 1910, 1911, 1912, 1916...

Nhiều người Việt nắm được luật và kỹ thuật bóng đá nên tự lập đội bóng của mình. Hai đội bóng Việt Nam đầu tiên thành lập năm 1907 là Gia Định Sport do các ông Ba Vẻ, Phú Khai dẫn dắt và đội thứ hai là Ngôi sao Xanh (Etoile Bleue) của ông huyện Nguyễn Đình Trị, về sau hợp nhất lại thành đội Ngôi sao Gia Định. Trước năm 1920, đội Ngôi sao Gia Định đã thắng tất cả các đội bóng kể cả đội Cercle Sportif Saigonnais của ông Breton (1917), giành Cúp vô địch.

Ngoài ra còn có các đội như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hoà, Chợ Quán, Phú Nhuận, Đồng Nai, Enfants de Troupe...; ở các tỉnh có các đội: Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho...

Sân bãi cũng được phát triển thêm như sân Citadelle (tức sân Hoa Lư), sân Renault (tức sân Thống Nhất); sân Fourières (ở Bà Chiểu, gần lăng Lê Văn Duyệt), sân Mayer (góc đường Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo), sân Marine (ở gần Trung tâm Mắt thành phố Hồ Chí Minh)...

Sau đó, giới hâm mộ và những nhà dẫn dắt hợp tác thành lập một Tổng cuộc Bóng Đá riêng cho người Việt, bầu ông Nguyễn Đình Trị làm Trưởng ban Trị sự, và mua đất làm sân riêng. Lúc ấy đã có một Tổng cuộc Bóng Đá do người Pháp chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng cuộc không thể thực hiện, nhưng hai bên vẫn hợp tác tổ chức những cuộc thi đấu, như giải Vô địch Nam Kỳ. Trong trận đấu giữa Cercle Sportif Saigonnais và Ngôi sao Gia Định năm 1925, trọng tài người Pháp đã đuổi cầu thủ Paul Thi ra khỏi sân, khiến cầu thủ này của đội Ngôi sao Gia Định bị treo giò vĩnh viễn làm cho việc hợp tác thêm khó khăn. Giải Vô địch Nam Kỳ bị gián đoạn trong nhiều năm, chỉ bắt đầu lại năm 1932, với 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp.

Giai đoạn 1925-1935, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục nổi tiếng với các cầu thủ như: Sách, Thơm, Nhiều, Quý, Tịnh, Xường, Trung, Thi, Vi, Mùi, Tiếc, Rớt, Tài, Út, Danh, Giỏi, E. Quang... Trong thời gian này, có khoảng 29 giải bóng đá đủ loại được tổ chức, đội Ngôi sao Gia Định đăng quang vô địch 8 lần, số còn lại chia đều cho các đội Victoria, Khánh Hội, Cercle Sportif Saigonnais, Jean Comte, Auto-Hall (Nam), Commerce Sport, Thủ Dầu Một...

Khoảng năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội bóng đá nữ đầu tiên là đội Cái Vồn do ông bầu Sửu (tức Trần Khắc Sửu) thành lập, vài năm sau, có thêm đội Bà Trưng ở Rạch Giá - Long Xuyên. Năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu với đội nam Paul Bert tại sân Mayer và hòa 2-2, lập nên một kỳ tích trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Giai đoạn 1945-1954, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục ngự trị trên bóng đá Nam Kỳ với những cầu thủ xuất sắc khác như: Maurice Tài, Coón, Lý Đức, Quới, Hiếu, Thọ 2, Tư, Mai, Mỹ, Thách, Thọ Ve, Bùi Nghẻn, Khê...

Ngoài các giải, Cup được tổ chức tại Sài Gòn và ở các tỉnh, Tổng cuộc Bóng Đá An Nam còn tổ chức tiếp đón nhiều đội bóng nước ngoài, và cử đội tuyển đi thi đấu tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia,... cao trào ấy đã làm môn thể thao vua này lan rộng ra cả nước.

Bóng đá Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Bóng đá xâm nhập Bắc Kỳ khoảng năm 1906-1907. Báo thời đó đề cập năm 1909, hai đội Lê Dương Đáp Cầu (Legion Đáp Cầu) và đội Olympique Hải Phòng đã thi đấu với nhau. Trận đầu đội Olympique Hải Phòng thắng 2-1, nhưng ở lần sau đội Lê Dương Đáp Cầu đã thắng lại đội Olympique Hải Phòng 8-1 trên sân Hải Phòng.

Tại Hà Nội, tháng 2 năm 1912, Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời, gồm các cầu thủ người Việt và một số người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp có các đội như Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (Régiment d'Infanterie Coloniale, RIC), Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì... Ngày 1 tháng 11 năm 1913, đội Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội đá với Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, kết quả đội bộ binh Pháp thắng 5-3.

Những năm 1910-1920, các đội bóng ở Bắc Kỳ phát triển nhưng các trận đấu thường diễn ra ở các bãi trống, như các ngã ba, ngã tư phố vắng... Về sau, đội Chớp Nhoáng (Eclair) và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội mới hợp tác lập ra sân Nhà Dầu (gần cầu Long Biên). Còn sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) là do Quân đội Pháp quản lý và dùng cho các giải đấu chính thức.

Giai đoạn 1930-1940, Hà Nội có các đội bóng như: Chớp Nhoáng (do Trần Văn Quý cầm đầu), Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, Racing Club, Lạc Long Ngọn giáo (La Lance), Hoả Xa (Usaga), Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay), Đại học (Université Club), Ngân Hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Hải Phòng có các đội Voi vàng Đất cảng, Olympique Hải Phòng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung Học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Nam Định có đội Hồng Bàng; Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao; Lạng Sơn có đội Le Semeur.

Miền Trung Việt Nam có các đội như ASNA (Vinh); Sept (Huế); Touranne và Faifo Cheminot của Nha Trang.

Giai đoạn 1954-1975

Thế chiến thứ hai và chiến tranh Việt - Pháp đã làm gián đoạn sự phát triển bóng đá Việt Nam. Cho đến năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, phong trào bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và phát triển trở lại.

Miền Bắc: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tại miền Bắc Việt Nam đội bóng đá Thể Công của Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954, nhiều năm liền đoạt chức vô địch.

Năm 1960 Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do cầu thủ của Trường Huấn luyện quốc gia và đội Thể Công) được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đức... đã thi đấu ở các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).

Những cầu thủ nổi tiếng giai đoạn này: Thọ, Long, Phàn, Ngọc, Chính, Vinh, Từ Hiển, Hùng (xồm), Khánh, Giáp, Thế Anh...

Miền Nam: Việt Nam Cộng hòa

Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa đã trở thành 1 trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á, khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Ấn Độ, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện).

Năm 1954, đội Ngôi sao Gia Định giải tán, nhóm cầu thủ về đầu quân cho AJS (Association de la Jeunesse Sportive), hoặc đội Cảnh Sát.

Từ năm 1960 đến năm 1966, đội bóng của Việt Nam Cộng hoà thường được xếp hạng từ thứ ba đến thứ nhất trong các giải bóng đá tại châu Á. Đội bóng của Việt Nam Cộng hòa đã đoạt chiếc huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959 và dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang người Đức, đã đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966, với sự tham dự của 12 đội bóng của 12 nước.

Đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham Mưu (của Quân lực Việt Nam Cộng hòa) và đội Quan Thuế luân phiên thống trị bóng đá miền Nam cho đến năm 1975.

Giải vô địch thế giới

Năm 1974: Vòng loại cho Giải thế giới, khu vực châu Á

VNCH - Đại Hàn: 0-4
VNCH - Hồng Kông: 0-1
VNCH - Thái Lan: 1-0

Thế vận hội

Năm 1963: Vòng loại cho Thế Vận Hội Tokyo 1964

VNCH - Israel: 0-1 (tại Sài Gòn)
Israel - VNCH: 0-2 (tại Tel Aviv)
Đại Hàn - VNCH: 3-0 (tại (Seoul)
VNCH - Đại Hàn: 2-2 (tại Sài Gòn)

Năm 1968: Vòng loại cho Thế Vận Hội Mexico 1968

VNCH - Philippines: 10-0
VNCH - Đài Loan: 3-0
VNCH - Liban: 1-1
Nhật Bản - VNCH: 1-0
Đại Hàn - VNCH: 3-0

Giải vô địch châu Á

Lần 1: năm 1956 (tại Hồng Kông), VNCH thua Israel và Đại Hàn, không vượt qua vòng loại

Lần 2: năm 1960 (tại Hàn Quốc), VNCH đứng đầu bảng ở vòng loại, tại vòng chung kết:

VNCH - Đại Hàn: 1-5
VNCH - Đài Loan: 1-3
VNCH - Israel: 1-5

Á vận hội (ASIAD)

Lần 1: năm 1951, (tại New Dehli), VNCH không tham dự

Lần 2: năm 1954, (tại Manila), VNCH không vượt qua vòng loại:

VNCH - Philippines: 3-2
VNCH - Hồng Kông: 1-2

Lần 3: năm 1958, (tại Tokyo)

VNCH - Pakistan: 1-1
VNCH - Malaysia: 6-1

Lần 4: năm 1962, (tại Jakarta), VNCH đứng thứ 4

VNCH - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết)
VNCH - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng)

Lần 5: 1966, (tại Bangkok), VNCH không vượt qua vòng loại

Lần 6: 1970, (tại Bangkok), VNCH không vượt qua vòng loại

Cúp Merdeka

Cúp Merdeka do Malaysia tổ chức, thường mời một số đội mạnh châu Á nên có giá trị như một giải châu Á thu nhỏ.

Lần 10, năm 1966, 12 đội tham dự: VNCH đoạt cúp. Huấn luyện viên: Karl-Heinz Weigang (Đức

SEA Games

Lần 1: năm 1959, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương vàng

VNCH - Thái Lan: 3-1

Lần 2: 1961, (tại Rangoon), VNCH đoạt huy chương đồng

VNCH - Thái Lan: 0-0
VNCH - Lào: 7-0

Lần 3: 1965, (tại Kuala Lumpur), VNCH đoạt huy chương đồng

VNCH - Singapore: 4-1

Lần 4: năm 1967, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương bạc

VNCH - Miến Điện: 0-1

Lần 5: năm 1969, (tại Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, đoạt huy chương đồng

Lần 6: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng

Lần 7: năm 1973, (tại Singapore), VNCH đoạt huy chương bạc

VNCH - Miến Điện: 2-3

Lần 8: năm 1975, (tại Bangkok), Việt Nam không tham dự


Từ 1975 - Nay

Trận cuối cùng của đội Việt Nam Cộng hòa là vào năm 1975, sau đó thì đội tuyển thống nhất của 2 nước Việt Nam mãi đến năm 1991 mới bắt đầu tham gia đấu trường quốc tế. Giải đấu quốc tế đầu tiên mà đội tuyển Việt Nam "thống nhất" tham gia thi đấu được công nhận là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila. Trong trận đầu tiên đội gặp đối thủ nước chủ nhà Philippines và đã hòa với tỉ số 2–2.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển cấp quốc gia của Việt Nam do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lí.

Bóng đá được du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ 19, do những thủy thủ và binh sĩ người Âu. Người Việt Nam dần dần cũng học hỏi và đá bóng trong các đội của người Pháp. Ngày 20 tháng 7 năm 1908 thì lần đầu tiên thấy tờ báo “Lục tỉnh Tân văn” đưa tin trận cầu giữa hai đội bóng thuần cầu thủ người Việt Nam diễn ra (trận đội Phú Mỹ thắng đội Chợ Đũi 2-0). Đến năm 1928, người Việt đã đứng ra thành lập Tổng cục Thể thao An Nam (tại Sài Gòn), cùng trong năm ấy cử một đội bóng đá Việt Nam sang thi đấu ở Tân Gia Ba (Singapore).[1]

Khi Việt Nam chia thành hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa, mỗi nước có một đội tuyển quốc gia riêng; Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên sang Trung Quốc năm 1956[2], dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Trương Tấn Bửu, đội đá theo sơ đồ 3-2-5 (W-M) cổ điển với những gương mặt: thủ môn Đức “ba xương”; các hậu vệ Te - Nghẽn - Lưu Đình Tòng; các tiền vệ Luyến - Thưởng; đá tiền đạo gồm Trương Tấn Nghĩa - Bảy - Tuất - Tiền - Ba Len.[3] Đội chủ yếu chơi trong các giải của các nước xã hội chủ nghĩa từ 1956 đến 1966 và tại các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).

Cùng thời gian, đội tuyển Việt Nam Cộng hoà được liệt vào hàng các đội bóng mạnh nhất của khu vực châu Á, đội đã vào đến vòng bán kết hai giải Cúp bóng đá châu Á đầu tiên (1956, 1960), cả hai lần đều đạt giải tư. Cũng chính đội đã đoạt chiếc huy chương vàng SEA Games bộ môn bóng đá đầu tiên (và tính đến thời điểm này vẫn là chiếc huy chương vàng duy nhất) cho Việt Nam khi đội giành ngôi vô địch vào kỳ đại hội năm 1959. Đội cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam tại một giải đấu cấp thế giới, khi tham gia vòng loại World Cup 1974 và các kỳ Thế vận hội Mùa hè 1964 và Thế vận hội Mùa hè 1968.

Trận cuối cùng của đội Việt Nam Cộng hoà là vào năm 1975, sau đó thì đội tuyển thống nhất của 2 nước Việt Nam mãi đến năm 1991 mới bắt đầu tham gia đấu trường quốc tế. Giải đấu quốc tế đầu tiên mà đội tuyển Việt Nam "thống nhất" tham gia thi đấu được công nhận là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila.[4] Trong trận đầu tiên đội gặp đối thủ nước chủ nhà Philippines và đã hòa với tỉ số 2–2.

Tính đến năm 2008, đội tuyển Việt Nam chưa lần nào vượt qua vòng loại World Cup. Năm 2007, khi là quốc gia đăng cai, đội tuyển Việt Nam lần đầu tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á và đã bất ngờ vào tới vòng tứ kết. Ở giải khu vực Đông Nam Á, đội tuyển giành ngôi vô địch một lần vào năm 2008 khi vượt qua Thái Lan ở trận chung kết. Chiến thắng có phần bất ngờ này của tuyển Việt Nam được trang thông tin điện tử Goal.com xếp vào top 10 sự kiện bóng đá châu Á năm 2008, cũng như được độc giả Vietnamnet bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm.

Giải vô địch quốc gia

Giải vô địch bóng đá Việt Nam là giải thi đấu bóng đá cao nhất trong hệ thống bóng đá Việt Nam. Giải do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức từ năm 1980. Tính mùa giải năm 2008 đã có 25 giải được tổ chức (giải năm 1999 không được tính là giải vô địch quốc gia). Thể Công (tên gọi trước là Câu lạc bộ Quân Đội) là đội đoạt chức vô địch nhiều lần nhất (5 lần).

Từ mùa bóng 2000-2001, giải mang cơ chế chuyên nghiệp, chính thức mang tên V-League, và cho phép các cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu.

Thể thức thi đấu

Từ 1980 đến 1995. Các đội sẽ chia thành các bảng theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm, các đội ở tốp đầu sẽ lọt vào vòng chung kết để tranh chức vô địch, Các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọ đội xuống hạng.
Giải năm 1996, tất cả các đội (12 đội) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc đợt 1, 6 đội đầu bảng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọ đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọn 2 đội phải xuống hạng

Từ 1997 trở đi (trừ giải tập huấn mùa xuân năm 1999). Các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Đội nhiều điểm nhất là đội vô địch. Các đội cuối bảng sẽ phải xuống hạng.

Cách thức tính điểm và xếp hạng

Cách thức tính điểm
Từ năm 1996 trở về trước hệ thống điểm là 2-1-0.
Từ năm 1997 trở đi hệ thống điểm là 3-1-0.
Riêng 2 mùa giải 1994 và 1995 nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để chọ đội thắng

Cách thức xếp hạng

Xếp theo thứ tự sau

Điểm số các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)

Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự sau:

Kết quả đối đầu trực tiếp

Hiệu số bàn thắng bàn thua

Tổng số bàn thắng

Các kỷ lục

Câu lạc bộ

Vô địch nhiều lần nhất: Thể Công, 5

Vô địch liên tiếp: Thể Công (1982, 1983), Sông Lam Nghệ An (2000, 2001), Hoàng Anh Gia Lai (2003, 2004), Gạch Đồng Tâm Long An (2005, 2006), Becamex Bình Dương (2007, 2008) - đều vô địch liên tiếp 2 lần.

Vô địch sớm nhất: Becamex Bình Dương (2007), trước 4 vòng đấu.

Giành nhiều điểm nhất trong một mùa giải: Becamex Bình Dương (2007), 55 điểm/26 trận.

Thắng nhiều trận nhất trong một mùa giải: Becamex Bình Dương (2007), 16/26 trận.

Cầu thủ

Từ khi V-League thành lập

Ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải: Almeida De Emidio (SHB Đà Nẵng), 23 bàn/26 trận, mùa giải 2008.

Ghi nhiều bàn thắng nhất trong một trận: Nguyễn Đình Việt (Hoàng Anh Gia Lai), 5 bàn, trong trận gặp Hòa Phát Hà Nội, mùa giải 2007.

Vua phá lưới

Nguyễn Văn Dũng nắm giữ các kỉ lục là vua phá lưới nhiều lần nhất: 4 lần (1984, 1985, 1986, 1998); là vua phá lưới nhiều tuổi nhất (35 tuổi năm 1998); đoạt lại được danh hiệu vua phá lưới với khoảng thời gian cách xa nhất (12 năm, từ 1986 tới 1998).

Nguyễn Hồng Sơn là vua phá lưới trẻ nhất (20 tuổi năm 1990).

Nguyễn Công Long là vua phá lưới với tỉ lệ cao nhất (1,2 bàn / trận, 12 bàn / 10 trận mùa bóng 1993 - 94). Tuy nhiên nếu xét tới số trận đấu thì các cầu thủ như Nguyễn Cao Cường (22 bàn / 23 trận, 1982 - 83), Lê Huỳnh Đức (25 bàn / 27 trận, 1996) và Kesley Alves (21 bàn / 22 trận, 2005) mới là thành tích đáng kể.

Kể từ khi các cầu thủ nước ngoài được thi đấu ở giải vô địch bóng đá Việt Nam (2003), vua phá lưới đều là cầu thủ nước ngoài. Almeida (Brasil) là cầu thủ nước ngoài đầu tiên bảo vệ được danh hiệu vua phá lưới.

Về câu lạc bộ, đội bóng Nam Định (trước là Sở Công nghiệp Hà Nam Ninh) dẫn đầu với 6 danh hiệu vua phá lưới (trong đó có 4 của Nguyễn Văn Dũng), tiếp theo là Cảng Sài Gòn (nay là Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn) với 4 danh hiệu

Cúp quốc gia

Cúp bóng đá Việt Nam (thường gọi là Cúp Quốc Gia) là một trong giải bóng đá cấp câu lạc bộ quan trọng nhất của Việt Nam trong một năm. Cúp quốc gia lần đầu tiên được tổ chức năm 1992 và đội đoạt chức vô địch đầu tiên là câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn. Giải gần đây nhất (2005), câu lạc bộ bóng đá Gạch Đồng Tâm Long An đã đoạt cúp - đây cũng là giải thưởng thứ 2 của Gạch Đồng Tâm Long An trong năm 2005 bên cạnh chức vô địch bóng đá Việt Nam 2005.

Siêu Cúp quốc gia

Siêu cúp bóng đá Việt Nam là trận đấu giữa đội đương kim vô địch bóng đá quốc gia và đội đương kim giữ cúp bóng đá quốc gia Việt Nam. Nếu một đội đoạt cả hai chức vô địch thì đội thua ở trận chung kết Cúp quốc gia sẽ có quyền tham dự trận đấu này.

Từ khi bắt đầu tổ chức giải (1999) đến nay, Sông Lam Nghệ An là đội đoạt nhiều lần Siêu Cúp nhất (3 lần liên tiếp, 2000, 2001 và 2002). Trừ 1 lần đội đoạt Cúp quốc gia (Sông Lam Nghệ An, 2002) và 1 lần đội thua ở chung kết Cúp quốc gia (Mitsustar Haier Hải Phòng, 2005) đoạt Cúp, những lần còn lại Cúp đều thuộc về đội vô địch quốc gia.

SEA Games

Lần 22: năm 2003: Việt Nam đoạt huy chương vàng bảng nữ, và huy chương bạc bảng nam.

Nam: Thái Lan - Việt Nam: 2 - 1

Nữ: Việt Nam - Miến Điện: 2 - 1

Lần 23: năm 2005: Việt Nam đoạt huy chương vàng bảng nữ, và huy chương bạc bảng nam.

Nam: Thái Lan - Việt Nam: 3 - 0

Nữ: Việt Nam - Miến Điện: 1 - 0

chet_lahet
27-09-2009, 21:41
Bóng đá - những chuyện kỳ lạ : NHỮNG KỶ LỤC CÓ MỘT KHÔNG HAI

Bóng đá là môn thể thao luôn chứa đựng những điều kỳ diệu và đó là điểm làm cho nó luôn hấp dẫn đến mê hoặc. Sau đây là một số câu chuyện lạ đời (hoàn toàn có thật) từng xảy ra trong lịch sử bóng đá thế giới.

Bàn thắng trong những phút đá bù giờ

Trận đấu thót tim nhất trong lịch sử bóng đá châu Âu được thiên hạ gắn cho cuộc tỷ thí giữa Manchester United và Bayern Munich (chung kết Champions League) mùa bóng 1998-1999. M.U đoạt chức vô địch (ảnh 1) nhờ 2 bàn thắng vào lưới Bayern trong vòng chưa đầy 100 giây ở những phút bù giờ.

Đó vẫn chưa phải là con số kỷ lục! Sau 90 phút thi đấu, tỷ số trận đấu giữa Walsall và Torquay ở vòng hai Cúp FA mùa bóng 1995/1996 là 3-3. Hai đội bước vào 2 phút bù giờ cuối cùng (chính xác là 1 phút 47 giây), kết quả chung cuộc là... 8-3 !

Thủ môn ghi bàn từ pha phát bóng

Tại Sea Games 22, trận bán kết giữa Việt Nam và Malaysia, một bàn thắng không tưởng đã diễn ra khi thủ môn Syamsuri Mustafa ghi bàn từ quả phát bóng. Tuy nhiên, trong lịch sử bóng đá thế giới, đây chưa phải trường hợp đầu tiên !

Năm 1967, thủ môn huyền thoại của đội tuyển Anh Peter Shilton (ảnh 2)- đã ghi một bàn thắng như thế vào lưới Southampton từ khoảng cách tới... 97 mét ! Chưa hết, còn 3 trường hợp khác nữa thuộc về: Ray Cashley (Bristol City, 1974), Steve Sherwood (Watford, 1983) và Steve Ogrizovic (Conventry, 1986).

Tỷ số kỷ lục

Trong bóng đá hiện đại, việc ghi bàn càng trở nên khó khăn, nhưng trong khuôn khổ giải vô địch Madagascar ở mùa bóng 2002-2003, có chuyện một trận đấu kết thúc với tỷ số mà không môn thể thao nào có. 149 - 0 : (AS Adema và Stade Olymique L’Emyrne).

Chỉ vì bực mình với quyết định bất công của trọng tài, các cầu thủ Stade Olymique L’Emyrne đã tự ghi bàn vào lưới nhà 149 lần đồng thời ghi tên mình vào danh sách các kỷ lục trong bóng đá.

Vô địch... ghi bàn ít !

Mùa bóng 1935-1936 và 1968-1969 Serie A đã chứng kiến hai CLB Bologna và Fiorentina lần lượt đoạt Scudetto mặc dù họ chỉ ghi được vỏn vẹn... 39 bàn trong 30 trận (tỷ lệ là 1,3 bàn/trận).

AC Milan (ảnh 3) thậm chí còn “chơi bẩn” hơn nhiều. Mùa giải 1993-1994, họ lên ngôi Vô địch Serie A khi chỉ có nổi... 36 bàn thắng trong 34 trận (1,06 bàn/trận). Vậy mà Milan vẫn chưa là gì, mùa giải 1997-1998, AIK Stockholm VĐQG Thụy Điển với số bàn thắng là... 25 sau 26 trận (0,96 bàn/trận), ít nhất giải, sau cả các đội xuống hạng!

Lên - xuống hạng như cơm bữa

Cho đến nay, cả Manchester City lẫn Birmingham đều có 13 lần thăng hạng và 11 lần xuống hạng. Trong khi đó, số lần lên và xuống hạng của Bolton lại bằng nhau: đều 12 lần.

“Cao thủ” nhất là CLB County, họ thăng hạng 11 lần và rớt hạng tới...14 lần !

Đi máy bay để dự ... trận derby !

Derby vốn là trận đấu giữa hai đội bóng cùng thành phố, nhưng chẳng ít trường hợp các đội bóng muốn được thi đấu với “láng giềng sát vách” phải đi tàu, thậm chí là máy bay.

Khi Bordeaux tỷ thí với Toulouse trong khuôn khổ trận derby vùng Tây - Nam nước Pháp, họ phải di chuyển khoảng cách 132 dặm (212 km) ! Trong khi đó, Marseille và Bastia khi gặp nhau cũng phải trải qua quãng đường dài tới 205 dặm (331km) !

Đáng nể nhất là những trận derby ở giải vô địch quốc gia Australia. Hàng xóm gần nhất của Perth Glory là Adelaide City Force cách họ tới 1,700 dặm (khoảng 2,700km). Nhưng kỷ lục thuộc về trận “derby” giữa Glory và Football Kingz vì khoảng cách giữa hai đội bóng này lên tới 7.600 dặm (12.000 km)

chet_lahet
27-09-2009, 21:48
lịch sử clb manchester united

Tên đầy đủ Manchester United Football Club
Biệt danh The Red Devils/The Reds/The Devils
Năm thành lập 1878, với tên gọi Newton Heath LYR F.C.
Sân vận động Old Trafford, Manchester, Anh
Sức chứa 76,000
Chủ tịch David Gill (Giám đốc điều hành)
Huấn luyện viện Sir Alex Ferguson

Manchester United Football Club là một câu lạc bộ bóng đá Anh, trụ sở tại sân vận động Old Trafford Football tại Trafford, Greater Manchester. Đây là một trong những câu lạc bộ thành công nhất tại nước Anh, đã từng vô địch bóng đá Anh 15 lần, đoạt Cúp FA 11 lần và UEFA Champions League 2 lần nên được biết đến như là một trong những tên lớn nhất trong thể thao. Manchester United có lượng khán giải đến sân trung bình cao nhất nước Anh trong 50 năm qua, và theo đó được xem là câu lạc bộ lớn nhất nước Anh.

Câu lạc bộ được hình thành với cái tên Newton Heath (L & Y.R.) F.C vào năm 1878 và là một đội làm việc thuộc ga xe lửa Lancashire and Yorkshire Railway tại Newton Heath. Sau khi suýt phá sản vào năm 1902, câu lạc bộ được tiếp quản bởi J.H. Davies - người đã đổi tên nó thành Manchester United như ngày nay. United chọn Sir Matt Busby làm huấn luyện viên sau thế chiến thứ hai, và chính sách chưa bao giờ được nghe đến lúc bấy giờ của ông trong việc lấy phần lớn cầu thủ từ đội trẻ đã mang lại thành công, với việc đội bóng đoạt giải vô địch quốc gia vào năm 1956 và 1957. Thành công ấy bị tạm dừng bởi thảm họa máy bay tại München vào năm 1958, trong đó tám cầu thủ của đội đã thiệt mạng. Nhiều người đã nghĩ đội bóng có lẽ đã gục ngã, nhưng một lần nữa Busby sau khi bình phục đã xây dựng một đội hình mạnh khác mà sau đó đã đoạt giải vô địch quốc gia các năm 1965 và 1967, và trở thành đội bóng Anh đầu tiên vô địch Cúp C1 châu Âu năm 1968.

Manchester United không có được những thành công lớn như vậy cho đến thập kỉ 1990 và những năm đầu 2000, khi Sir Alex Ferguson dẫn dắt đội đoạt 8 chức vô địch giải ngoại hạng trong 11 mùa giải. Vào năm 1999, Manchester United trở thành đội bóng đầu tiên đoạt ba chức vô địch trong một mùa giải - ngoại hạng Anh, cúp FA và UEFA Champions League - một kỉ lục đến giờ vẫn chưa bị phá vỡ. Câu lạc bộ được vận hành dưới dạng công ty hữu hạn cổ phần từ 1991, và khả năng bị giành quyền kiểm soát là rất cao. Sự cố gắng tiếp quản câu lạc bộ của Rupert Murdoch đã bị ngăn chặn bởi chính phủ Anh vào năm 1999, nhưng vào năm 2005 Malcolm Glazer hoàn thành một cuộc tiếp quản không thân thiện, bất chấp sự ngăn cản đáng kể từ nhiều cổ động viên của United.

Lịch sử câu lạc bộ
Những năm đầu (1878-1945)

Câu lạc bộ được hình thành với cái tên Newton Heath (Lancashire & Yorkshire Railway), Newton Heath (L&YR) là tên viết ngắn, bởi một nhóm công nhân đường sắt Manchester vào năm 1878. Tên gọi câu lạc bộ nhanh chóng được rút ngắn lại thành Newton Heath. Họ là thành viên sáng lập của Liên minh bóng đá (Football Alliance) vào năm 1889 và gia nhập giải vô địch quốc gia vào năm khi nó được sát nhập với Liên minh bóng đá.

Đoạn phim được biết đến sớm nhất của Manchester United là trận thắng 2–0 tại Burnley vào ngày 6 tháng 12 năm 1902, quay bởi Mitchell and Kenyon.

Câu lạc bộ đối mặt với phá sản vào năm 1902 và được cứu nguy bởi J.H. Davies, người đã trả hết nợ cho câu lạc bộ, đổi tên thành Manchester United và đổi màu áo câu lạc bộ từ vàng và xanh sang màu đỏ và trắng. Họ trở thành vô địch giải đấu vào năm 1908 và, với sự hỗ trợ tài chính từ Davies, chuyển từ Bank Road đến sân vận động mới tại Old Trafford vào năm 1910.

Đội bóng vật lộn giữa Thế chiến thứ nhất và thứ hai, và cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc họ đã nợ £70,000.

Những năm của Busby (1945-1969)

Matt Busby được chọn làm huấn luyện viên vào năm 1945 và chọn đường lối dẫn dắt không được biết đến lúc bấy giờ, tham gia cùng với các cầu thủ để luyện tập cũng như làm các nhiệm vụ quản lí. Ông ngay lập tức thành công, với việc câu lạc bộ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai năm 1947 và đoạt FA Cup năm 1948.

Ông đã thực hiện chính sách đưa cầu thủ từ đội hình trẻ lên đội hình chính nếu anh ta có khả năng, và đội bóng trở thành vô địch giải năm 1956 khi độ tuổi trung bình cả đội chỉ là 22. Mùa giải tiếp theo, họ đoạt vô địch giải quốc gia lần nữa và đi đến trận chung kết FA Cup, thua Aston Villa. Họ cũng là đội bóng Anh đầu tiên thi đấu ở Cúp châu Âu và đã đi tới trận bán kết.

Bi kịch bất ngờ xảy ra ở mùa giải năm sau, khi chiếc máy bay chở đội bóng về sau một trận đấu tại Cúp Châu Âu đã bị rơi lúc hạ cánh xuống tiếp nhiên liệu tại München. Thảm họa máy bay München xảy ra vào ngày 6 tháng 2 năm 1958 này đã cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ và 15 hành khách khác. Đã có những lời bàn tán về việc câu lạc bộ sẽ tan rã nhưng Jimmy Murphy đã tiếp nhận vai trò huấn luyện viên khi Matt Busby đang chữa trị vết thương. Câu lạc bộ tiếp tục thi đấu với đội hình còn lại. Họ vào tới trận chung kết FA Cup lần nữa, nhưng đã để thua trước Bolton.

Busby xây dựng lại động hình trong những năm đầu của thập kỉ 1960, mua về các cầu thủ như Denis Law và Pat Crerand. Đội bóng đoạt vô địch FA Cup năm 1963, sau đó chiếm vô địch giải quốc gia các năm 1965 và 1967, sau đó còn đoạt Cúp Châu Âu vào năm 1968, và là đội bóng Anh đầu tiên đạt được thành tích ấy. Đội bóng trở nên nổi tiếng vì có ba cầu thủ đã đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu: Bobby Charlton, Denis Law và George Best. Busby từ chức vào năm 1969 và được thay thế bằng huấn luyện viên đội hình phụ Wilf McGuinness.

1969-1986

United vật lộn sau khi thay thế Busby bằng Wilf McGuinness và Frank O'Farrell trước khi Tommy Docherty trở thành huấn luyện viên vào cuối năm 1972. Docherty, hay "the Doc", cứu United khỏi việc xuống hạng mùa giải này nhưng cuối cùng United bị xuống hạng vào năm 1974. Đội bóng thăng hạng ngay lập tức sau một mùa giải và vào đến trận chung kết FA Cup năm 1976, nhưng đã bị Southampton đánh bại. Họ vào đến trận chung kết FA Cup lần nữa vào năm 1977, đánh bại Liverpool F.C. và ngăn chặn đối thủ này giành được cú ăn ba đầu tiên trong lịch sử mà sau đó United giành được vào năm 1999. Mặc dù có được thành công như vậy và sự gần gũi với cổ động viên, Docherty bị sa thải không lâu sau trận chung kết vì mối quan hệ của ông với vợ một nhà vật lí trị liệu bị phát hiện.

Dave Sexton thay thế Docherty làm huấn luyện viên vào mùa hè năm 1977 và thực hiện lối chơi phòng thủ hơn. Phong cách này không được sự đồng tình từ phía người hâm mộ, họ vốn quen với lối bóng đá tấn công mà Docherty và Busby đã sử dụng, và sau khi không giành được một chiếc cúp nào Sexton đã bị sa thải vào năm 1981.

Ông được thay thế bởi Ron Atkinson người mà ngay lập tức đã phá vỡ kỉ lục giá chuyển nhượng ở nước Anh khi mua về Bryan Robson từ West Brom. Đội hình của Atkinson nổi bật với những hợp đồng mới như Jesper Olsen, Gordon Strachan bên cạnh những cầu thủ trưởng thành từ đội trẻ Norman Whiteside và Mark Hughes. United đoạt vô địch FA Cup vào các năm 1983, 1985 và tràn ngập khát vọng vô địch giải quốc gia vào mùa giải 1985-86 sau khi đã giành chiến thắng trong 10 trận đầu tiên và nhanh chóng dẫn trước đối thủ 10 điểm vào tháng 10. Đội hình sụp đổ sau đó và United kết thúc mùa giải ở vị trí thứ tư. Lối chơi đơn điệu tiếp tục ở mùa giải sau, và khi United đứng trước nguy cơ bị xuống hạng lần nữa, Atkinson bị sa thải ngày 5 tháng 11 năm 1986 với số tiền bồi thường 100.000 bảng.

Kỷ nguyên của Alex Ferguson (1986-1999)

Alex Ferguson thay thế Atkinson dẫn dắt đội và kết thúc mùa giải ở vị trí 11. Mùa giải tiếp theo (1987-88), United kết thúc ở vị trí thứ hai, với việc Brian McClair trở thành cầu thủ United đầu tiên sau George Best ghi được 20 bàn trong một mùa.

Tuy nhiên, United đi xuống vào năm 1989, với nhiều bản hợp đồng của Ferguson không được như sự trông đợi của người hâm mộ. Đã có sự suy đoán rằng Ferguson sẽ bị sa thải vào đầu năm 1990 nhưng chiến thắng tại vòng ba của FA Cup trước Nottingham Forest F.C. đã cứu vãn cả mùa giải và United đoạt vô địch FA Cup mùa này.

United giành chiến thắng tại Cúp các nhà vô địch Cúp quốc gia Châu Âu (European Cup Winners' Cup) vào mùa 1990-91, đánh bại nhà vô địch Tây Ban Nha Barcelona ở trận chung kết, nhưng ở mùa giải tiếp theo Manchester United để tuột chức vô địch giải quốc gia về tay địch thủ Leeds United. Trong lúc ấy vào năm 1991 câu lạc bộ được tung ra thị trường chứng khoán London với giá 18 triệu bảng Anh, do đó mang vấn đề tài chính của United ra trước công chúng, điều mà trước đó chưa từng xảy ra.

Vụ chuyển nhượng Eric Cantona vào tháng 11 năm 1992 mang đến cho United sức mạnh lớn, và họ kết thúc mùa giải 1992-93 với chức vô địch lần đầu sau năm 1967. Họ giành cú đúp (vô địch giải Ngoại hạng và FA Cup) lần đầu tiên vào mùa giải tiếp theo, nhưng huấn luyện viên huyền thoại đồng thời là chủ tịch câu lạc bộ Matt Busby mất vào ngày 20 tháng 1 năm 1994.

Ở mùa giải 1994-95, Cantona nhận án treo giò 8 tháng vì nhảy vào khán đài và tấn công một cổ động viên của Crystal Palace F.C.. Thua hai trận cuối cùng khiến cho United thành kẻ về nhì cả ở giải Ngoại hạng và FA Cup. Ferguson sau đó đã xúc phạm cổ động viên bằng cách bán đi các cầu thủ chủ chốt và thay họ bằng các cầu thủ từ đội hình trẻ. Tuy vậy các cầu thủ trẻ, một vài trong số họ sau này nhanh chóng trở thành những cầu thủ nổi tiếng thế giới, đã thi đấu tốt một cách đáng ngạc nhiên và United giành cú đúp lần nữa ở mùa giải 1995-96.

Họ đoạt vô địch giải Ngoại hạng năm 1997, và Eric Cantona chia tay với sự nghiệp bóng đá ở tuổi 30, sớm hơn một vài năm so với phần lớn các cầu thủ khác. United khởi đầu mùa giải tiếp theo một cách suông sẻ nhưng cuối cùng một loạt những chấn thương khiến họ về nhì cả giải Ngoại hạng Anh và FA Cup sau Arsenal F.C..

1998-99 là mùa giải thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ, Manchester United trở thành đội bóng Anh đầu tiên đạt được cú ăn ba - vô địch cả giải Ngoại hạng Anh, FA Cup và Champions League trong một mùa giải. Trận chung kết Champions League hết sức thú vị khi United bị dẫn 1-0 khi trận đấu chỉ còn 1 phút, tuy nhiên hai bàn thắng ghi được ở phút bù giờ đã giúp họ giành được chiến thắng từ tay Bayern München. Hai tiền vệ trung tâm chủ chốt của United, Roy Keane và Paul Scholes, không được dự trận đấu này vì bị treo giò. Sau đó Ferguson được phong tước hiệp sĩ vì những đóng góp cho bóng đá Anh.

Sau cú ăn ba (1999 - 2006)

United đoạt vô địch giải Ngoại hạng các năm 2000 và 2001 nhưng báo giới cho rằng những mùa giải này là thất bại vì đã thi đấu không thành công tại Champions League. Ferguson sử dụng lối chơi thiên về phòng thủ nhiều hơn khiến United khó bị đánh bại tại châu Âu nhưng điều đó đã không thành công, United kết thúc mùa giải 2002 ở vị trí thứ 3. Họ giành lại chức vô địch ở mùa giải 2002-03, nhưng phong độ đi xuống khi Rio Ferdinand nhận án treo giò 8 tháng vì bỏ lỡ một buổi kiểm tra doping. Họ chỉ vô địch F.A. Cup năm 2004, tuy nhiên đã loại Arsenal F.C. (vô địch giải Ngoại hạng Anh mùa này) trên đường đến trận chung kết.

Mùa giải 2004-05 United tiếp tục thi đấu không thành công vì khả năng ghi bàn kém cỏi, và United kết thúc mùa giải chỉ với một phần thưởng an ủi caling cup và chỉ về thứ 3 ở giải Ngoại hạng. Lúc này mặc dù chơi hay hơn Arsenal trong trận chung kết nhưng United bị thua sau loạt penalty. Cuối mùa giải đó Malcolm Glazer mua lại câu lạc bộ và biến nó thành tài sản riêng của mình.

United mở đầu mùa giải 2005-06 không suông sẻ, với việc đội trưởng Roy Keane rời câu lạc bộ sau khi chỉ trích công khai đồng đội, và sau khi thi đấu tệ hại ở vòng bảng, lần đầu tiên sau hơn 10 năm họ không được dự vòng đấu loại trực tiếp UEFA Champion's League.

Vụ tiếp quản của Malcolm Glazer

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2005, Malcolm Glazer - một doanh nhân Mỹ - đưa ra lời đề nghị mua lại câu lạc bộ với giá khoảng 800 triệu bảng Anh (1.47 tỉ dollar Mỹ). Vào ngày 16 tháng 5, ông tăng lượng cổ phần của mình tại United lên 75% - một tỉ lệ đủ để đưa câu lạc bộ ra khỏi thị trường chứng khoán và trở thành tài sản cá nhân, đồng thời thông báo rằng điều đó sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày. Vào ngày 7 tháng 7, Glazer chỉ định các con trai là Joel, Avram và Bryan làm giám đốc, cùng lúc đó Sir Roy Gardner từ chức chủ tịch cùng với hai giám đốc khác.

Một vài người hâm mộ United bày tỏ sự lo lắng khi câu lạc bộ rơi vào tay Glazer đã để lại cho United khoản nợ 265 triệu bảng, họ lo rằng Manchester United sẽ không có tiền để cạnh tranh trên thị trường chuyển nhượng với Liverpool, Real Madrid hay Chelsea. Glazer khẳng định rằng Sir Alex vẫn có thể liên hệ mua các tên tuổi lớn; tuy nhiên các bản hợp đồng của Ferguson từ sau tiếp quản trở nên dè dặt không bình thường.

2006-2007

Hiện nay, Một kỉ nguyên mới đang hình thành trên sân Old Trafford. Ngày 6/11/2006 vừa qua, Sir Alex Ferguson đã kỉ niệm trong 20 năm dẫn dắt Quỷ Đỏ. Mùa giải 06/07 bắt đầu một cách tuyệt vời và cho đến nay, MU đã có được danh hiệu vô địch mùa Đông sau khi thua 2 trận, hoà 2 trận và thắng 14 trận, ghi được tổng cộng 41 bàn thắng(12 cái tên trong danh sách ghi bàn trong đó có 3 cầu thủ ghi 8 bàn là Saha - Ronaldo - Rooney.) và để lọt lưới vẻn vẹn 9 bàn. Đây là con số khả quan nhất của MU trong một vài mùa giải gần đây.

MU đã vô địch giải Ngoại hạng trước 2 vòng đấu sau khi thắng Man xanh 1-0, trong khi Arsenal cầm hòa Chelsea 1-1 tại Emirates.

Cổ động viên

Trước Thế chiến thứ hai, rất ít cổ động viên Anh đi theo cổ vũ cho đội bóng trong từng trận đấu bởi vấn đề thời gian và giá cả. Khi United và Manchester City chơi trên sân nhà vào những chiều thứ bảy, nhiều người sống ở Manchester đến sân xem United một tuần và City tuần sau. Sau chiến tranh, sự kình địch giữa hai đội bóng mạnh hơn và cổ động viên chỉ chọn một đội duy nhất để xem.

Khi United đoạt vô địch giải quốc gia năm 1956 họ có số khán giả đến sân nhà trung bình cao nhất giải, một kỉ lục đã được giữ bởi Newcastle F.C. trong một vài mùa trước. Sau thảm họa máy bay München năm 1958, nhiều người ở ngoài thành phố Manchester bắt đầu cổ động cho United và việc đi lại nhanh hơn và rẻ hơn khiến cho nhiều người bắt đầu theo đội bóng đến các trận đấu. Điều đó làm tăng sự cổ động cho United và là một lí do giúp cho United có lượng khán giả đến sân cao nhất giải trong phần lớn các mùa tiếp theo, ngay cả khi họ thi đấu ở giải hạng hai mùa giải 1974-75.

Mặc dù người ta thường thấy có ít người Manchester cổ động cho United (điều tương tự với Juventus và Bayern München), tờ Manchester Evening News đã một vài lần thực hiện một cuộc khảo sát người Manchester về đội bóng mà họ cổ vũ, kết quả United đều xếp đầu và có lần đã đạt tỉ lệ 66%. Một báo cáo vào năm 2002, Do You Come From Manchester?, chỉ ra United có số người đặt mua vé của mùa giải có mã vùng Manchester cao hơn Manchester City F.C., mặc dù tỉ lệ vé bán của City cho người dân Manchester trong tổng số vé cả mùa họ bán ra cao hơn. Manchester United ước lượng họ có 75 triệu người hâm mộ trên toàn thế giới, trong đó có 40 triệu người ở châu Á.

Cuối những năm 1990, đầu 2000, sự lo ngại của nhiều cổ động viên United trước khả năng đội bóng có thể bị mua lại tăng dần. Nhóm cổ động viên IMUSA (Independent Manchester United Supporters' Association - Hội cổ động viên Manchester United độc lập) đã hoạt động rất mạnh mẽ để ngăn cản kế hoạch mua lại câu lạc của Rupert Murdoch vào năm 1999. Một nhóm gây áp lực khác, Shareholders United Against Murdoch (bây giờ là Shareholders United) được thành lập trong khoảng thời gian này để kêu gọi cổ động viên mua lại cổ phiếu của câu lạc bộ, chừng mực nào đó đã làm tăng tiếng nói của cổ động viên trong vấn đề gây lo ngại cho họ, như giá vé và sự phân phối, và làm giảm nguy cơ các cá nhân hay tổ chức mà họ không mong muốn mua đủ cổ phiếu đề giành quyền kiểm soát đội bóng. Tuy nhiên, cách làm này thất bại khi ngăn cản Malcolm Glazer trở thành cổ đông lớn nhất của đội bóng. Nhiều cổ động viên giận dữ, và một vài trong số đó đã thành lập một câu lạc bộ mới với tên F.C. United of Manchester. Câu lạc bộ mới này thi đấu ở giải Hạt Tây Bắc (North West Counties League) hạng hai, và thu hút lượng khán giả mỗi trận khoảng trên 2500 người.

Tuy vậy vẫn chưa thấy phản ứng rõ ràng từ phía cổ động viên sau vụ tiếp quản của Glazer, câu lạc bộ lập kỉ lục về doanh số vé bán cả mùa, việc để nhiều ghế trống trên sân và sự thiếu tự do thông tin từ câu lạc bộ vẫn chưa được thực hiện.

chet_lahet
27-09-2009, 21:55
Ấn tượng bóng đá thế giới

Pha ghi bàn ấn tượng nhất

Pha ghi bàn ấn tượng nhất là pha ghi bàn của Maradona vào lưới Milan, trong trận Napoli thắng 4-1 ngày 27/11/1988.


Thiên tài người Argentina phá bẫy việt vị băng xuống trong khi thủ môn đối phương cũng lao ra cản phá.


Do không thể với chân tới bóng, Maradona lập tức chứng tỏ sự nhạy cảm bằng pha bay người song song với mặt đất đánh đầu đưa bóng bổng qua thủ môn Milan, vào lưới trống.


Người ta ước tính khoảng cách ghi bàn ít nhất phải là 23 m.


Kỷ lục từ chấm phạt đền

Kỷ lục về người ghi bàn trên chấm phạt đền nhiều nhất trong một trận thuộc về Alex, tuyển thủ Brazil hiện đang chơi cho Fenerbahce (Thổ Nhĩ Kỳ). Anh ghi 4 bàn như thế trong trận đấu của Cruzeiro ở Bahia tháng 12 năm 2003. Tất cả chỉ diễn ra trong 37 phút đầu tiên.


Thủ môn đầu tiên và duy nhất ghi một hat-trick bằng phạt đền không ai khác ngoài Jose Luis Chilavert, - "bức tường" huyền thoại người Paraguay. Màn trình diễn xuất sắc của anh được thể hiện trong trận Velez Sarsfield đè bẹp Ferro Carril Oeste 6-1, tại giải vô địch xứ sở tango.

Trong khi đó, kỷ lục hat-trick đá hỏng phạt đền thuộc về chân sút Martin Palermo, người hiện đang có tên trong sách kỷ lục Guinness.


Tháng 7/1999, trong trận đấu Argentina gặp Colombia tại giải vô địch Nam Mỹ, Palermo lần lượt đưa bóng chệch khung thành trong cả 3 lần từ chấm 11m, khiến Argentina thua mất mặt 0-3. "Thành tích" này của Martin Palermo đã khiến cổ phiếu của CLB anh đang thi đấu khi đó, Boca Juniors, giảm giá 4,5% chỉ sau một đêm.

56 tuổi vẫn chơi bóng đá chuyên nghiệp

Những tưởng chuyện Dino Zoff từng đoạt Cup thế giới năm 1982 khi 40 tuổi 4 tháng hay việc "ông già" Roger Milla 42 tuổi vẫn ghi bàn ở World Cup 1994 đã là kỷ lục nhưng không, Knut Olav Fosslien 56 tuổi mới thực sự nắm giữ kỷ lục này. Được biết, "ông già" này vẫn chơi bóng chuyên nghiệp ở tuổi 56, tại CLB hạng ba của NaUy, FK Toten. T.


HLV dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia nhất

Câu trả lời không ai khác là Rudi Gutendorf. Sinh ngày 30/8/1926, Gutendorf đã có một sự nghiệp huấn luyện không thể tin nổi kéo dài 53 năm, dẫn dắt 17 đội tuyển quốc gia khác nhau trên thế giới gồm Chile, Bolivia, Venezuela, Trinidad & Tobago, Grenada, Antigua, Botswana, Australia, New Caledonia, Nepal, Tonga, Tanzania, Ghana, lại Nepal, Fiji, Zimbabwe, Mauritius và Rwanda.


Ngoài ra ông từng dẫn dắt 2 đội tuyển Olimpic của Iran và Trung Quốc tại các kỳ thế vận hội 1988 và 1992. Khi được hỏi tại sao lại khoái dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau, nhà cầm quân người Đức trả lời ngắn gọn: "Chẳng ai có thể bó buộc niềm đam mê của chính mình".

chet_lahet
28-09-2009, 16:44
Quả bóng vàng châu Âu và những điều thú vị nhất

Có 3 cầu thủ đoạt nhiều Quả bóng vàng nhất là Michel Platini, Marco Van Basten, và Johan Cruyff (cùng 3 lần). Trong đó, chỉ duy nhất Platini đoạt 3 lần liên tiếp

Chỉ có duy nhất một thủ môn đoạt giải là Lev Yashin (Nga) năm 1963. Sau anh, có hai thủ môn đoạt Quả bóng bạc là Dino Zoff và Gianluigi Buffon (đều của Italy).

Có 3 hậu vệ đoạt giải gồm: Beckenbauer, Sammer (Đức) và Cannavaro (Italy)

CLB "đoạt" nhiều giải nhất là Juventus (8 lần), Milan (7), Barcelona và Real Madrid (cùng 6)

Những năm mà cả 3 cầu thủ đứng đầu đều đến từ một quốc gia duy nhất là: 1972 (ba cầu thủ Đức: Beckenbauer, Gerd Muller, Nezter), 1981 (ba cầu thủ Đức: Rummenige, Breitner, Schuster), 1988 (ba cầu thủ Hà Lan: Van Basten, Ruud Gullit, Rijkaard).

Milan là CLB duy nhất có 3 cầu thủ đứng đầu trong cùng một năm, đó là hai năm liên tiếp 1988 (Van Basten, Gullit, Rijkaard) và 1989 (Van Basten, Baresi, Rijkaard).

Juventus là CLB "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 4 năm liên tiếp (1982 Paolo Rossi, 1983 - 1985 Michel Platini).

Bundesliga là giải đấu "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 6 năm liên tiếp từ 1976 (Beckenbauer, CLB Bayern Munich), 1977 (Simonssen, Borussia Moenchengladbach), 1978, 1979 (Kevin Keegan, SV Hamburg), 1980, 1981 (Rummenige, Bayern Munich).

Kể từ năm 1995, giải thưởng này mới mở rộng cho các cầu thủ không phải người châu Âu. George Weah là ngôi sao ngoài châu Âu đầu tiên và cũng là thành viên châu Phi duy nhất nhận giải. Cũng kể từ thời điểm đó, Brazil vượt lên để thống trị Quả bóng vàng với 4 lần đăng quang (Rivaldo, Ronaldo 2 lần, Ronaldinho).

Có 3 cầu thủ đoạt nhiều Quả bóng vàng nhất là Michel Platini, Marco Van Basten, và Johan Cruyff (cùng 3 lần). Trong đó, chỉ duy nhất Platini đoạt 3 lần liên tiếp.


Chỉ có duy nhất một thủ môn đoạt giải là Lev Yashin (Nga) năm 1963. Sau anh, có hai thủ môn đoạt Quả bóng bạc là Dino Zoff và Gianluigi Buffon (đều của Italy).

Có 3 hậu vệ đoạt giải gồm: Beckenbauer, Sammer (Đức) và Cannavaro (Italy)

CLB "đoạt" nhiều giải nhất là Juventus (8 lần), Milan (7), Barcelona và Real Madrid (cùng 6)

Những năm mà cả 3 cầu thủ đứng đầu đều đến từ một quốc gia duy nhất là: 1972 (ba cầu thủ Đức: Beckenbauer, Gerd Muller, Nezter), 1981 (ba cầu thủ Đức: Rummenige, Breitner, Schuster), 1988 (ba cầu thủ Hà Lan: Van Basten, Ruud Gullit, Rijkaard).

Milan là CLB duy nhất có 3 cầu thủ đứng đầu trong cùng một năm, đó là hai năm liên tiếp 1988 (Van Basten, Gullit, Rijkaard) và 1989 (Van Basten, Baresi, Rijkaard).


Juventus là CLB "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 4 năm liên tiếp (1982 Paolo Rossi, 1983 - 1985 Michel Platini).

Bundesliga là giải đấu "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 6 năm liên tiếp từ 1976 (Beckenbauer, CLB Bayern Munich), 1977 (Simonssen, Borussia Moenchengladbach), 1978, 1979 (Kevin Keegan, SV Hamburg), 1980, 1981 (Rummenige, Bayern Munich).

Kể từ năm 1995, giải thưởng này mới mở rộng cho các cầu thủ không phải người châu Âu. George Weah là ngôi sao ngoài châu Âu đầu tiên và cũng là thành viên châu Phi duy nhất nhận giải. Cũng kể từ thời điểm đó, Brazil vượt lên để thống trị Quả bóng vàng với 4 lần đăng quang (Rivaldo, Ronaldo 2 lần, Ronaldinho).

Kết quả chi tiết từ khi giải thưởng ra đời

2008 C.Ronaldo (Man U)
2007 Kaka (AC Milan)
2006 Cannavaro (R. Madrid)
2005 Ronaldinho (Barcelona)
2004 Shevchenko (Milan)
2003 Nedved (Juventus)
2002 Ronaldo (Real Madrid)
2001 Owen (Liverpool)
2000 Luis Figo (R.Madrid)
1999 Rivaldo (Barcelona)
1998 Z. Zidane (Juventus)
1997 Ronaldo (Inter)
1996 Sammer (Dortmund)
1995 G. Weah (Milan)
1994 H. Stoichkov(Barcelona)
1993 R. Baggio (Juventus)
1992 M. Van Basten (Milan)
1991 J. P. Papin (Marseille)
1990 L. Matthaus (Inter)
1989 M. Van Basten (Milan)
1988 M. Van Basten (Milan)
1987 R. Gullit (Milan)
1986 I. Belanov (D.Kiev)
1985 M. Platini (Juventus)
1984 M. Platini (Juventus)
1983 M. Platini (Juventus)
1982 P. Rossi (Juventus)
1981 Rummenige (B.Múnich)
1980 Rummenige (B.Múnich)
1979 K. Keegan (Hamburgo)
1978 K. Keegan (Hamburgo)
1977 Simonssen (Borussia M)
1976 Beckenbauer (Bayern)
1975 O. Blohkine (D.Kiev)
1974 J. Cruyff (Barcelona)
1973 J. Cruyff (Ajax)
1972 Beckenbauer (Bayern)
1971 J. Cruyff (Ajax)
1970 G. Müller (B. Múnich)
1969 G. Rivera (Milan)
1968 G. Best (Manchester U.)
1967 F. Albert (Ferencvaros)
1966 B. Charlton (Manchester U.)
1965 Eusebio (Benfica)
1964 D. Law (Manchester U.)
1963 L. Yaschin (D.Moscú)
1962 J. Masopust (D. Praga)
1961 O. Sivori (Juventus)
1960 L. Suárez (Barcelona)
1959 Di Stéfano (R. Madrid)
1958 R. Kopa (Real Madrid)
1957 Di Stéfano (R. Madrid)
1956 Stanley Matthews (Blackpool)

chet_lahet
28-09-2009, 16:52
10 điều thú vị về lễ bốc thăm World Cup

Lịch sử không phải luôn lặp lại. Trong suốt 75 năm tồn tại của lễ bốc thăm chia bảng cho VCK World Cup luôn là sự đổi mới, sự cải tiến với mục đích tìm kiếm một thể thức hoàn hảo nhất. Dưới đây là 10 sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử có tiếng của buổi lễ bốc thăm chia bảng tại VCK World Cup.

1. Lễ bốc thăm muộn nhất

World Cup được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930, như một giải đấu mở tại Uruguay với 13 đội bóng tham dự (các nước được mời tham dự do không có vòng đấu loại). Chỉ có 2 châu lục có các quốc gia tham dự giải trong đó có 6 đội bóng từ Nam Mỹ, 2 từ Bắc Mỹ và 5 đội bóng của châu Âu.

Sự góp mặt của 5 đội bóng châu Âu vào thời điểm đó là một nỗ lực lớn của các nhà tổ chức. 5 đội bóng châu Âu không có được những phương tiện vận chuyển tốt nhất để vượt qua biển Atlantic. Sau hơn 3 tuần lênh đênh trên biển, các đội bóng khách mời từ châu Âu mới tới được Uruguay. FIFA ngay sau đó đã tổ chức lễ bốc thăm chóng vánh trước giải đấu.

2. Những trận đấu loại đầu tiên

Sau thành công vang dội của VCK đầu tiên tại Uruguay, FIFA đã nhận được một số lượng lớn các đội bóng đăng ký tham dự giải tại VCK diễn ra 4 năm sau đó ở Italia. 32 đội bóng được chia làm 16 cặp đấu để chọn ra 16 đội bóng cuối cùng tham dự giải.

3. Khách mời đặc biệt nhất

Tại lễ bốc thăm VCK World Cup 1938 ở Pháp, vị khách mời có vinh dự được bốc những là thăm không phải là một siêu sao bóng đá hay một siêu người mẫu mà là một cậu bé. Đó là Yves Rimet, cháu trai của chủ tịch FIFA lúc bấy giờ là Jules Rimet.

Yves Rimet xứng đáng là khách mời đặc biệt nhất

Sau buổi lễ bống thăm, Yves cho biết, cậu ta rất thích được lắng nghe những câu hỏi từ giới phóng viên cũng như nhận những phần quà từ rất nhiều đoàn đại biểu.

4. Những sự thay đổi

Lễ bốc thăm VCK đầu tiên sau sau chiến tranh Thế giới 2 tại Brazil được "quảng bá" bằng tuyên bố hùng hồn của các đội khách đến từ châu lục già: "Không về nước nếu để thua trong trận đấu mở màn".

Tại VCK năm 1950, 13 đội bóng vượt qua vòng loại đã được chia vào 4 bảng đấu, trong đó có 2 bảng với 4 đội, 1 bảng với 3 đội và 1 bảng chỉ có 2 đội. Các đội bóng giành chiến thắng trong 4 bảng đấu (đứng đầu) sau đó sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọn ra đội bóng vô địch. Đó là năm Uruguay lần thứ 2 có vinh dự đứng lên bục cao nhất của bóng đá Thế giới.

5. Hiện đại hóa thể thức thi đấu

Tại VCK năm 1958 được tổ chức ở Thụy Điển, một thể thức mới đã được áp dụng và tiếp tục được giữ lại cho 3 VCK diễn ra sau đó. Đáng chú ý trong thể thức này là việc có 4 bảng đấu với cố định 4 đội trong mỗi bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt. Hai đội bóng xếp đầu trong mỗi bảng sẽ được tham dự vào vòng tứ kết.

6. Lần đầu tiên lên truyền hình

Tại VCK World Cup 1966 được tổ chức trên quê hương của môn bóng đá, buổi lễ bốc thăm tại khách sạn Royal Garden Hotel ở Londonđã được nước chủ nhà Anh ghi và phát hình lại. Chính điều này đã một phần góp vào sự thành công của VCK năm đó, giải đấu mà lần đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này ĐT Anh giành chức vô địch.

7. Kết quả gây sốc nhất

Lễ bốc thăm VCK năm 1974 tại Đức chứng kiến một kết quả bốc thăm hết sức thú vị. Nước chủ nhà Tây Đức với một sự "vô tư" quá mức đã để đội bóng Tây Đức (là 1/4 đội "hạt giống", cùng Brazil, Italia và Uruguay) nằm cùng bảng với "người anh em" CHDC Đức (Đông Đức).

Mặc cho những sự xung đột về chính trị, trận đấu vẫn được tổ chức tại Hamburg và phần thắng 1-0 đã nghiêng về Tây Đức. Nước chủ nhà VCK 1974 sau đó đã vô địch giải đấu này với chiến thắng 2-1 đáng nhớ trước "láng giềng" Hà Lan trong trận chung kết.

8. Buổi lễ đáng nhớ nhất

Buổi lễ bốc thăm VCK năm 1982 tại Tây Ban Nha có thể xem là đáng nhớ nhất với sự cố hi hữu do những chiếc máy bốc thăm gây ra (sáng kiến của nước chủ nhà Tây Ban Nha nhằm đảm bảo tính khách quan). Những chiếc máy với nhiệm vụ mang lại "công bằng" cho các nước tham dự buổi lễ đã vô tình "quên" mất các nước thuộc khu vực Nam Mỹ. FIFA sau đó đã ngay lập tức hủy bỏ kết quả và phải tổ chức bốc thăm lại với sự tham gia của con người.

9. "Show" diễn của các "sao"

Hàng loạt "ngôi sao" đã nhận lời mời của nước chủ nhà Italia tham dự lễ bốc thăm tại VCK năm 1990, tạo nên một buổi lễ khó quên. Trong "dải ngân hà" tới dự lễ, có tên ca sĩ opera Luciano Pavarotti, ngôi sao điện ảnh Sophia Loren và các ngôi sao bóng đá như Pele, Karl-Heinz Rummenigge hay Bobby Moore.

10. Hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỉ

Lễ bốc thăm chia bảng VCK năm 1998 tại Pháp được nhớ đến với khá nhiều điểm nổi bật: Lần đầu tiên trong lịch sử FIFA, buổi lễ bốc thăm được tổ chức trên một SVĐ bóng đá. Đó là môt ngày mùa đông với gió lạnh trên sân Stade Velodrome ở Marseille nhưng cũng đã có tới 38.000 khán giả đến sân theo giõi, cùng với đó là khoảng một tỉ người trên khắp Thế giới theo dõi qua vô tuyến.

Đó cũng là lần cuối Joseph S. Blatter tham dự buổi lễ với tư cách là Tổng thư ký của FIFA bởi sau đó chỉ 1 tháng, ông đã lên chức chủ tịch. VCK World Cup năm 1998 cũng là VCK đầu tiên mà số đội tham dự được nâng lên thành 32.

chet_lahet
28-09-2009, 16:57
20 điều thú vị về Alex Ferguson

"Alex Ferguson là ai?" - Ắt hẳn một chú bé cũng có thể trả lời câu hỏi đó, song chắc chắn có những điều thú vị về HLV tài ba này mà bạn chưa thể biết hết. Hãy cùng Dân trí khám phá 20 thông tin đó về ông...

Thời "quần đùi, áo số" ...

1. Vị trí sở trường: tiền đạo.

2. Trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên: Queen's Park - Stranraer (tháng 2/1957). Ferguson ghi bàn giúp Queen's Park thắng 2-1 khi mới bước sang tuổi 16.

3. Điều thất vọng nhất: dù ghi 15 bàn trong 31 trận cho Queen's Park song Ferguson vẫn không có được vị trí thường xuyên. Ngay cả khi chuyển sang St Johnstone (1960) rồi Dunfermline (1964), tình hình vẫn diễn ra tương tự.

4. Màn trình diễn bất ngờ nhất: Đầu năm 1964, thất bại trong việc ký hợp đồng với một tiền đạo, BHL St Johnstone quyết định tung Ferguson vào sân trong trận gặp đối thủ mạnh Rangers, và thật bất ngờ, anh chàng này ghi được ... hat-trick!

5. Điều đáng tự hào nhất: mùa hè năm 1967, Alex Ferguson nêu kỷ lục về phí chuyển nhượng của một cầu thủ giữa hai CLB Scotland khi chuyển từ Dunfermline tới Rangers với mức giá ... 65.000 bảng Anh!

6. Lý do ... "lãng xẹt" nhất: tháng 11/1969, Ferguson lọt vào "mắt xanh" của đại gia Nottingham Forest (Anh) song buộc phải từ chối vì vợ anh ... không thích.

7. Điều đáng tiếc nhất: dù đã nhiều lần lọt vào chung kết song Alex Ferguson chưa từng giành được danh hiệu nào trên cương vị cầu thủ!

Những ngày đầu huấn luyện ...

8. Đồng lương "còm cõi" nhất: 40 bảng/tuần- đó là mức lương đầu tiên mà Alex Ferguson nhận được vào tháng 6/1974 khi bắt đầu sự nghiệp HLV tại CLB East Stirlingshire- đội bóng thậm chí còn chẳng có thủ môn chính thức!

9. Lần duy nhất bị ... đuổi việc: trong sự nghiệp huấn luyện của mình cho tới thời điểm này, Fergie mới duy nhất một lần bị cách chức, đó là tại CLB St Mirren năm 1978. Đồn rằng nguyên nhân xuất phát từ việc BLĐ đội bóng này biết được vụ "đi đêm" của ông với CLB Aberdeen.

10. Thành công lớn nhất: giành Cúp C2 châu Âu sau khi đánh bại Real Madrid 2-1 vào ngày 11/5/1983, đưa Aberdeen trở thành CLB thứ ba của Scotland giành được thành công ngoài biên giới.

11. Nhiệm vụ bất ngờ nhất: việc HLV đương nhiệm của ĐT Scotland- Jock Stein mất ngay trước Mondial '86 khiến cơ hội bất ngờ được trao vào tay Alex Ferguson. Tuy nhiên thời gian chuẩn bị quá ngắn không thể giúp ông gặt hái thành công.

12. Bước ngoặt quan trọng nhất: từ chối Barcelona, Arsenal, Rangers và Tottenham, để chuyển tới MU ngay sau khi Ron Atkinson bị cách chức vào tháng 11/1986.

20 năm tại Old Trafford...

13. Trận đấu đầu tiên: ... thua Oxford 0-2.

14. Thời điểm khó khăn nhất: tháng 1/1990, MU tụt xuống cuối bảng xếp hạng khiến CĐV vô cùng tức giận, đòi "đuổi cổ" Ferguson ra khỏi Old Trafford. Song rất may là BLĐ Quỷ đỏ đủ tỉnh táo và kiên nhẫn để chờ đợi ông lèo lái con thuyền vượt qua sóng gió.

15. Bản hợp đồng đáng giá nhất: Eric Cantona từ Leeds United với mức giá 1,4 triệu bảng Anh năm 1992. Ngôi sao người Pháp này sau đó trở thành cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Manchester United.

16. Bản hợp đồng sai lầm nhất: Juan Sebastian Veron- 28,1 triệu bảng từ CLB Lazio (2003). Tiền vệ nổi tiếng người Argentina đã không thể hiện được bất kỳ điều gì tại Old Trafford trước khi chuyển sang Chelsea rồi buộc phải "khăn gói" về Serie A.

17. Thói quen không thể bỏ: nhai kẹo cao su.

18. Hành động thiếu kiềm chế nhất: đá văng chiếc giày về phía Beckham, khiến tiền vệ tài năng này bị xước ở phần trên mắt, đồng thời thổi bùng dư luận cho rằng.ông và "số 7" mâu thuẫn đến mức không thể giải quyết.

19. Khoảnh khắc tuyệt vời nhất: phút 92 trận Chung kết Champions League mùa bóng 1998-99 tại Nou Camp, khi tỷ số đang là 1-1, Solskjaer dứt điểm cực nhanh ngay sau pha phạt góc của Beckham, mang về chức VĐ châu Âu lần thứ hai đồng thời hoàn tất cú "ăn ba" lịch sử của Quỷ đỏ MU.

20. Đối thủ khó chịu nhất: Trong suốt hơn một thập kỷ thống trị, Arsene Wenger và Arsenal luôn là rào cản rất lớn của thầy trò Fergie. Họ liên tục phải đua "song mã" trước khi bị Chelsea "phá bĩnh" kể từ năm 2003, sau khi Abramovich chính thức sở hữu đội bóng này.

chet_lahet
28-09-2009, 17:05
Thảm kịch Turin & huyền thoại về một đội bóng vĩ đại

Turin luôn gắn với cái tên Juventus, đội giữ kỷ lục 28 lần vô địch Italia. Nhưng hiếm ai biết, Juve đã có thời phải núp bóng sau lưng AC Turin, một đội bóng khác cùng thành phố. Tiếc rằng một tai nạn thảm khốc đã chôn vùi Il Grande Torino vào dĩ vãng.

Bầu trời Turin ngày 4/5/1949 bị sương mù dày đặc bao phủ. Vào lúc 18h30, một chiếc Fiat mang số hiệu G-212 đang chuẩn bị hạ cánh xuống đường băng. Chuyến bay ấy mang trên mình toàn bộ thành viên của CLB AC Turin, vừa trở về từ Lisbon sau khi giao đấu với Benfica. Các cầu thủ Italia coi chuyến thi đấu ấy như một tour du lịch, bởi họ đã chắc chắn có được Scudetto trước 5 vòng đấu, và là danh hiệu vô địch Serie A thứ 5 liên tiếp. Có lẽ do thời tiết xấu, viên phi công đã điều khiển mũi chiếc máy bay chúi xuống đường băng hơn thường lệ, và thế là điều bất hạnh nhất xảy ra. Chiếc Fiat G-212 nổ tung, một cột lửa phun lên tới 50 mét trên không trung giữa tiết trời ảm đạm miền bắc Italia. Il Grande Torino – đội bóng huyền thoại thành Turin, gồm 18 cầu thủ đã không sống sót một ai.

Sự kiện thảm khốc này làm chấn động cả châu Au. Italia chìm ngập trong tang tóc. Hai ngày sau, phó chủ tịch AC Turin Ottorino Barassi, người may mắn thoát chết vì không đi cùng đội bóng, đã nức nở ôm chiếc Cúp VĐ giơ cao lên trời ngay tại địa điểm tai nạn. Bằng hành động tượng trưng đó, Barassi muốn các cầu thủ của ông, dù đã ở bên kia thế giới, được chiêm ngưỡng thành quả của họ sau một mùa bóng cực kỳ ấn tượng.

Hàng vạn người dân Turin lần lượt đến đó để tiễn đưa đội bóng xuất sắc nhất thập niên 40 của Italia, châu Au, và có lẽ cả thế giới. Thời ấy, Juve không phải đối thủ đồng hạng với AC Turin trong các trận derby. Trái tim của Turin không mang sắc màu Đen – Trắng, mà là Granata, màu Mận chín theo tiếng Italia.

Lịch sử từng ghi nhận 2 thành tích vô tiền khoáng hậu của AC Turin ở thập niên 40. Trong suốt 6 năm, họ bất bại trên sân nhà Filadelfia. Mùa giải 1947/48, AC Turin đăng quang với khoảng cách 17 điểm so với đội á quân AC Milan. Đội tuyển Italia sau Thế chiến thứ 2 thực chất là các cầu thủ Turin khoác áo Squadra Azzura. Sự xuống dốc của ĐT Italia sau vụ tai nạn trên bởi vậy cũng dễ hiểu. “Không có thảm kịch Turin, bảng thành tích World Cup của Urugoay và Đức đã thiếu thêm 1 chức vô địch”, Oreste Comoglio , CĐV 89 tuổi của AC Turin quả quyết.

Comoglio, từ năm 22 tuổi, đã tận mắt chứng kiến lịch sử phát triển của AC Turin, bắt đầu từ lúc Ferruccio Novo được bầu làm chủ tịch CLB năm 1938. Vốn là ông chủ một hãng sản xuất giầy da, Novo hoạch định một chiến lược 4 năm để đưa AC Turin lên tầm cao mới. Bằng con mắt tinh đời, ông đã mời được Romeo Menti và Guglielmo Gabetto về sân Filadelfia mùa hè 1941. 2 cầu thủ này là những viên đá đầu tiên làm nền tảng cho một tập thể huyền thoại ra đời.

Tuy nhiên, với những CĐV tôn thờ màu áo Mận chín, thứ hạng ở Serie A đôi khi không quan trọng bằng những cuộc so kè truyền thống với đối thủ không đội trời chung Juventus. Và ở ngay chính mùa bóng khởi sắc đầu tiên dưới triều đại Novo, AC Turin vẫn là kẻ bại trận dưới tay kình địch trong trận derby. Lý do ấy càng thôi thúc Novo cải tổ triệt để. Và một trong những ý tưởng then chốt nhất là thay đổi chiến thuật. Nhiệm vụ ấy được giao cho HLV Ernest Egri Erbstein.

Bắt đầu từ năm 1942, Erbstein áp dụng cho các cầu thủ AC Turin chơi theo đấu pháp WM nổi tiếng của người Anh. WM khi ấy hoàn toàn xa lạ ở Italia, với 2 trung vệ chơi sau 3 cầu thủ càn quét phía trước giống chữ W. Chữ M còn lại chỉ tập trung vào tấn công, có thể hiểu nôm na là 3 tiền vệ và 2 trung phong cắm.

chet_lahet
21-12-2009, 11:15
Bạn đã nghe tới cái tên Sheffield FC bao giờ chưa? CLB nhỏ bé của nước Anh đã tồn tại hơn 150 tính đến nay.

Manchester United có thể là đội bóng giàu nhất thế giới. Real Madrid có thể là CLB xuất sắc nhất thế kỷ 20. AC Milan có thể "nam chinh, bắc chiến" với một phòng truyền thống đầy ắp các danh hiệu.

Thế nhưng, chẳng ai trong số các đại gia này cũng như bất kỳ một đội bóng nào khác trên thế giới có thể so sánh với đội bóng vô danh Sheffield FC nếu phải "đếm ngày, tính tháng".

Tối nay, 24/10/2007, Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, huyền thoại Bobby Charlton và Chủ tịch Real Madrid Ramon Calderon đã nằm trong số những thượng khách của một buổi gala kỷ niệm hoành tráng tại Sheffield FC, đội bóng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử bóng đá hiện đại.

http://www.vtc.vn/newsimage/original/vtc_146555_sheffieldfc.jpg
Vẻ chân chất và thô mộc của các cầu thủ Sheffield FC trong
những ngày đầu thành lập vào năm 1857

Nhưng đó không phải là hoạt động duy nhất mang tính tôn vinh "bậc trưởng lão" của làng túc cầu. Vào ngày 08/11/2007, "Vua bóng đá" Pele đã là vị khách danh dự của trận đấu giao hữu giữa Sheffield FC và Inter Milan trên sân Bramall Lane (sân nhà của Sheffield United - đội bóng mới chia tay giải Ngoại hạng trong mùa giải vừa qua).

Chỉ cần nhìn vào sự ưu ái của mà Sheffield FC nhận được trong lễ sinh nhật cũng có thể thấy được vai trò lịch sử của họ lớn lao đến thế nào.

Trên thực tế, các hoạt động bóng đá sơ khai đã có từ cách đây nhiều thế kỷ và những trận đấu bóng ngày đó thường không tuân theo bất kỳ một luật lệ nào cả. Khi đó, các trận đấu được tổ chức giữa những thành phố láng giềng và có thể có sự tham gia của... hàng trăm người trong nhiều giờ liền với lối chơi phần nhiều mang đậm tính... võ thuật.

Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu William Prest - một thương nhân trong ngành kinh doanh rượu - và luật sư Nathaniel Creswick quyết định chung tay tạo nên một đội bóng đá thật sự để thay thế cho tình trạng các trận đấu bóng không khác nào những cuộc đối đầu của môn cricket.

Và thế là Sheffield FC đã ra đời vào ngày 24/20/1857. Không chỉ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của cricket, bóng đá cũng dần thoát khỏi cái bóng của môn rugby - vốn được các trường học công ở Anh bảo vệ một cách ích kỷ.

http://www.vtc.vn/newsimage/original/vtc_146565_sheffieldfc2.jpg
Không có tên tuổi nào nổi bật nhưng những con người này đã
góp phần tạo nên một dấu mốc quan trọng trong lịch sử bóng đá hiện đại

Chính diễn biến này đã giúp cho "các bậc tiền bối" Prest và Creswick có thể đàng hoàng tạo ra một bộ luật mang tên Sheffield và cho đến nay nó vẫn được đánh giá là nền tảng của các điều luật bóng đá hiện đại.

Tuy nhiên, bộ luật Sheffield cũng có những điểm mà người thời nay thật khó có thể chấp nhận: không có tình huống việt vị, các cầu thủ có thể mặc sức xô đẩy lẫn nhau và phần thưởng cho một cầu thủ sau khi vồ được trái bóng là... một quả đá phạt.

Trong những năm tiếp theo, ngày càng nhiều đội bóng đá được thành lập và xu hướng ngày một phổ biến của môn túc cầu đã dẫn tới việc thành lập Liên đoàn bóng đá Anh (FA) vào năm 1863. Tất nhiên, Sheffield FC chính là một trong những thành viên sáng lập nổi bật nhất của cơ quan điều hành bóng đá hàng đầu xứ sở sương mù.

Nhưng tầm ảnh hưởng của đội bóng mang biệt danh The Ancients dần nhạt nhòa cùng với sự phát triển của kỷ nguyên bóng đá chuyên nghiệp. Sheffield FC cũng không còn là CLB duy nhất của thành phố Sheffield nữa.

Những người em "sinh sau, đẻ muộn" như Sheffield United và Sheffield Wednesday dần lấn át "ông anh" về mọi mặt trong đời sống bóng đá. Thậm chí, Sheffield United còn tiếp quản luôn sân cricket Bramall Lane của Sheffield FC và lưu lại đây cho tới ngày nay.

Vì thế, Sheffield FC là một kẻ không nơi dung thân trong suốt hơn 100 năm thiếu thốn ánh hào quang thành công.

Năm 2001, cuối cùng thì The Ancients cũng mua được một sân bóng để làm sân nhà sau quãng thời gian lang bạt hơn 1 thế kỷ. Ngay trong năm đầu tiên sử dụng sân vận động chuyên dùng để... đua ngựa (nay có tên là Bright Finance), Sheffield FC đã giành được Cúp FA dành cho những đội bóng nghiệp dư.

Hiện tại, CLB này được điều hành bởi chủ tịch Richard Tims (45 tuổi) và thi đấu tại hạng nhất của vùng Tây Nam nước Anh. Mỗi trận đấu của "bậc cao niên" này chỉ thu hút được trên dưới 300 khán giả tới xem.

http://www.vtc.vn/newsimage/original/vtc_146557_sanbf.jpg
Người sáng lập Nathaniel Creswick và chủ tịch đương nhiệm
Richard Tims đều có thể tự hào vì đội bóng Sheffield FC của họ là số một thế
giới về khía cạnh "tuổi tác"

Dù hoàn toàn vô danh trên bản đồ bóng đá thế giới nhưng vai trò lịch sử của Sheffield FC không bị lãng quên. Năm 2004, đội bóng này cùng với người khổng lồ Real Madrid trở thành hai CLB duy nhất trên thế giới được FIFA trao tặng Huân chương Công trạng cho những đóng góp lớn lao đối với lịch sử bóng đá hiện đại.

Thật ra, đối với các cầu thủ và CĐV của Sheffield FC, việc được ghi nhận hay không chẳng quá quan trọng. Thế giới bóng đá của họ không phải là những trận cầu đỉnh cao với sự theo dõi của hàng tỷ người, không phải là những danh hiệu có thể mang lại bạc triệu hay những lời ca ngợi ngập tràn trên các mặt báo.

Đơn giản, với những người có ý thức về sự tồn tại của The Ancients, niềm vui và hạnh phúc có thể chỉ gói gọn trong một quán rượu nhỏ bên cạnh sân bóng (cũng rất nhỏ) của họ sau mỗi trận đấu của hạng nghiệp dư.

chet_lahet
21-12-2009, 11:47
Bóng đá đã ra đời từ rất lâu. 2 đội bóng ra sân với 11 người. Đá 90' trên cái sân dài 90m rộng 45m.

Trong những trận đấu "sống còn" mà ta hay gọi là "play off" khi số phận không thể định đoạt trong 2 hiệp chính và cả 30' hiệp phụ. Chúng ta có pha "đấu súng" bằng penalty.

Trước thập kỉ 70 của thế kỉ trước khi 2 đội "bất phân thắng bại" trọng tài sẽ sử dụng 1 đồng xu để định đoạt số phận trận đấu. Dường như điều này quá phi lý khi yếu tố quyết định trận đấu lại là may rủi.

Năm 1970, một trọng tài người Đức đã phát minh ra đá phạt luân lưu 11m. ông tên là Karl Ward. Ý tưởng này đã trở thành 1 trong những luật lệ quan trọng nhất của lịch sử bóng đá thế giới và nó đã được giữ nguyên tới ngày nay.

CẢM XÚC VÀ KHOẢNH KHẮC PENALTY

Kết thúc 90' và 30 ' hiệp phụ ,trận đấu phải giải quyết bằng loạt đá luân lưu 11m. Sẽ có 10' để HLV đăng kí danh sách những cầu thủ và thủ môn cho thời khắc quyết định này.

Bạn là người đá quả penalty đầu tiên:

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/298749176_88ea1384db.jpg

Đá penalty thật khó. Đứng trước khung gỗ là người gác đền của đối thủ. Cả sân vận động nín thở chờ bạn sút. Một áp lực tinh thần cực lớn trong đầu bạn. Đặt bóng vào chấm 11m và ....sút.

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/2214792955_7cdc8e1299.jpg

....bóng vào lưới. cả SVD như vỡ òa cùng hàng ngàn tiếng vỗ tay reo hò. Chính bạn cũng cảm thấy nhẹ nhõm:

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/180030631_d410b65240.jpg

Bạn không đủ bản lĩnh để đưa bóng vào lưới hay bị thủ môn bắt bài:

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/178549292_0f8a64f464.jpg

Một sự im lặng đáng sợ của fan đội mình và tiếng reo hò trong sung sướng của đội bạn. Thất vọng

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/179561835_67189cc477.jpg

Tiếc nuối . . .

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/ronaldocry-5001.jpg

Đặc biệt khi quả pen mà bạn thực hiện có thể quyết định số phận trận đấu.
Áp lưc càng đè nặng lên đôi vai của mình. Hàng ngàn cặp mắt đổ dồn về bạn và . . . sút. Alê mình đã ghi bàn. Một cảm giác sung sướng không thể tả

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/185983139_3caa4720e7.jpg

Không chỉ là niềm vui của chính bạn mà còn cả đồng đội

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/2722087624.jpg

Penalty chính là thời khắc thể hiên bản lĩnh của 1 cầu thủ trên sân.
Đội tuyển ANH là đội đá luân lưu dở nhất .

Dẫu sao cũng cảm ơn ông karl ward đã sinh ra ý tưởng này. Món ăn bóng đá sẽ trở nên nhạt miệng nếu ko có penalty.

http://i286.photobucket.com/albums/ll83/parisskyle/New_Henri_Delaunay_Trophy.jpg

Luân lưu 11m được áp dụng vào WC 1970 khi ĐỨC là đội vô địch.

chet_lahet
27-12-2009, 13:31
http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/12/b1.jpg
Ian Rush - Kenny Dalglish (Liverpool)

Trong mùa giải 1982-83, Rush-Dalglish ghi tới 42 bàn thắng cho "lữ đoàn đỏ". Nếu tính trong cả 9 mùa chơi cùng nhau tại Anfield, bộ đôi người xứ Wales-Scotland đóng góp tới 334 bàn thắng! (hiệu suất 0,5 bàn/trận)

http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/12/b2.jpg
Kevin Keegan - John Toshack (Liverpool)

Trước Ian Rush - Kenny Dalglish, Liverpool cũng sở hữu một bộ đôi hoàn hảo khác. Keegan và Toshack là "động cơ" giúp "Quỷ đỏ" danh lừng châu Âu trong thập niên 1970.

http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/12/b3.jpg
Alan Shearer - Chris Sutton (Blackburn Rovers)

Được biết tới với cái tên "Song sát SAS", Shearer và Sutton đóng góp 49 bàn thắng trong mùa giải thần thánh 1995 của Blackburn Rovers, đội duy nhất ngoài "Big Four" vô địch Premier League!

http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/12/b4.jpg
Franco Baresi - Alessandro Costacurta (AC Milan)

Bộ đôi trung vệ Baresi và Costacurta là thành viên của hàng tứ vệ (hợp cùng Paolo Maldini và Mauro Tassotti) xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. AC Milan đầu thập niên 1990 là bất khả chiến bại!

http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/12/b5.jpg
Andy Cole - Dwight Yorke (Man United)

Nhắc tới thời hoàng kim của Man United (cuối thập niên 1990), không thể nhắc tới bộ đôi ăn ý nhất trong lịch sử CLB này là Cole - York. Cả hai đóng góp 140 bàn thắng cho Man United trong thời gian chơi bóng tại Old Trafford.

http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/12/b6.jpg
Ferenc Puskas - Alfredo di Stefano (Real Madrid)

Điều gì xảy ra khi kết hợp hai tiền đạo xuất chúng nhất thập niên 1950 (và thậm chí là mọi thời đại!)? Đó chính là sự ra đời của cỗ đại pháo hai nòng mà nhờ nó, Real Madrid thống trị tuyệt đối làng túc cầu châu Âu với 5 chiếc cúp C1 liên tiếp, góp phần lớn đưa đội bóng này trở thành CLB xuất sắc nhất thế kỷ 20. Trận đấu đáng nhớ nhất của hai huyền thoại Puskas (157 bàn/8 mùa) và Di Stefano (216 bàn/11 mùa) chính là chung kết cúp C1 1960 với Eintract Frankfurt (trước sự chứng kiến của 135.000 khán giả ở Hamden Park): Cả hai đóng góp cả 7 bàn thắng trong chiến thắng 7-3 của Real!

chet_lahet
27-12-2009, 13:53
Không có ai có cuộc đời gắn bó mật thiết với World Cup như Beckenbauer. Ông đã từng vô địch World Cup trên cả cương vị cầu thủ và huấn luyện viên, rồi làm Chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006, và ngay cả đám cưới của ông cũng được tổ chức giữa một vòng chung kết World Cup. Hãy cùng thử nhìn lại cuộc đời của huyền thoại bóng đá này …

Khởi đầu sự nghiệp

http://www.bongda24h.vn/uploaded/1/92_franz_beckenbauer_6364.jpg

Franz Beckenbauer sinh ngày 11 tháng 9 năm 1945 tại Munich trong hòan cảnh nước Đức bị tàn phá sau Chiến Thế giới lần thứ 2. Năm 14 tuổi ông tham gia vào đội tuyển trẻ của Bayer Munich và 3 năm sau ông đã bỏ công việc làm nhân viên bán bảo hiểm tập sự để trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Lúc đó Bayern Munich chỉ là một câu lạc bộ kém cỏi ở Tây Đức và chưa từng bao giờ dành được một vị trí ca o nào ở Bundesliga kể từ khi nó thành lập năm 1963. Nhưng ngay khi Beckenbauer xuất hiện lần đầu tiên trong vai trò tiền vệ cánh trái thì nó đã chuyển mình và trở thành một trong những câu lạc bộ mạnh ở Bundesliga lúc bấy giờ. Ngay sau đó ông được chuyển vào đá tiền vệ giữa và được gọi vào đội tuyển Tây Đức. Trận đấu đầu tiên của ông trong màu áo đội tuyển quốc gia, Tây Đức phải gặp đội tuyển Thụy Điển trên sân khách trong trận đấu quyết định giành quyền vào vòng chung kết World Cup 1966. Đó là một trận đấu đầy áp lực cho ngay cả các cầu thủ đầy kinh nghiệm. Thế nhưng Beckenbauer cầu thủ mới 20 tuổi, ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế đã thể hiện một bản lĩnh tuyệt vời và đã giúp đội tuyển Tây Đức dành chiến thắng 2-1 và lọt vào vòng chung kết World Cup 1966. Trận đấu này đã khiến khán giả phải biết đến tên ông và cho thấy phần nào phẩm chất của một nhà lãnh đạo trong ông.

World Cup đầu tiên

Beckenbauer không bao giờ có thể ngờ được rằng World Cup 1966 sẽ là bắt nguồn cho sự kình địch kéo dài đến tận ngày giữa đội tuyển Tây Đức và đội tuyển Anh nay khiến cho những trận đấu giữa 2 quốc gia này bao giờ cũng hấp dẫn và thu hút sự quan tâm giới hâm mộ.

Trận đấu đầu tiên, đội tuyển Đức gặp đội tuyển Thụy Sĩ, Beckenbauer đã nhanh chóng chứng tỏ được tài năng của mình khi đóng góp 2 bàn thắng vào chiến thắng 5-0 của đội tuyển Tây Đức. Sau đó Tây Đức hòa Achentina 0-0 và thắng Tây Ban Nha 2-1 để lọt vào vòng tứ kết.

Ở trận tứ kết gặp Uruguay, đội tuyển Tây Đức chỉ với 9 cầu thủ đã đè bẹp Uruguay 4-0 trong đó có một bàn thắng của Beckenbauer.

Sau đó tại trận bán kết, Beckenbauer lại một lần nữa đưa đội tuyển Tây Đức tiến vào sâu hơn nhờ cú sút từ xa bằng chân trái đánh bại thủ môn huyền thoại của Liên Xô Lev Yashin.

Ở trận chung kết, Beckenbauer được giao nhiệm vụ đeo bám chặt cầu thủ xuất sắc nhất của đội tuyển Anh lúc bấy giờ là Bobby Charlton khiến cầu thủ này chẳng thể làm được gì. Tuy vậy cú hat-trick xuất sắc của Geoff Hurst đã giúp đội tuyển Anh chiến thắng trong một trận chung kết đầy tranh cãi. Đó cũng là khởi nguồn cho những sự kình địch giữa hai đội tuyển Anh – Đức sau này.

Các thành công kế tiếp

http://www.bongda24h.vn/uploaded/1/98_franz_beckenbauer_7071.jpg

Trở về Bayern Munich sau World Cup 1966, Beckenbauer đã giúp câu lạc bộ này giành Cup quốc gia Tây Đức 2 năm liên tiếp 1966 và 1967 sau đó là dành chiếc cup Châu Âu đầu tiên là chức vô đich C2 (Cup Winners’ Cup) sau khi thắng Glasgow Ranger tại trận chung kết.

Lúc này đã là đội trưởng của Bayern, Beckenbauer cùng với thủ môn Seep Maier và tiền đạo Gerd Muller đã thành nỗi khiếp sợ cho bất kỳ đối thủ nào và bộ ba này được gọi với biệt danh là “Der Bomber”. Và Tây Đức bắt đầu cuộc chinh phục Châu Âu và thế giới của mình. Năm 1968, Beckenbauer đã ghi bàn giúp đội tuyển Tây Đức thắng đội tuyển Anh lần đầu tiên. Cuối những năm 60, Beckenbauer với sự chỉ dẫn của huấn luyện viên người Ý Giancinto Facchetti , đã tập đá ở vị trí hậu vệ cánh trái kết hợp với sự di chuyển vào giữa để ngăn chặn sự tấn công chính diện của đối phương. Chính nhờ vào những thử nghiệm này, Beckenbauer đã hình thành trong đầu khái niệm cơ bản về một vị trí mới, vị trí libero.

World Cup 1970, tuy Tây Đức không dành chức vô địch nhưng họ đã loại được kẻ kình địch kiêm nhà đương kim vô địch, đội tuyển Anh, tại trận tứ kết. Ở trận này, đội tuyển Tây Đức đã bị dẫn trước 2-0, nhưng bàn thắng của Beckenbauer ở phút 68 đã giúp các cầu thủ Tây Đức lấy lại tinh thần và thắng ngược lại 3-2. Thế nhưng Tây Đức lại bị Italia loại ở bán kết sau khi thua 4-3 và sau đó thắng Uruguay 1-0 để dành giải ba.

Năm 1971, Beckenbauer trở thành đội trưởng của đội tuyển Đức. Một năm sau đó, tại EURO 72, Tây Đức đã dành chức vô địch sau khi đánh bại Liên Xô 3-0 tại trận chung kết và năm đó Beckenbauer được bầu làm “ Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu”.

Chức vô địch World Cup đầu tiên

http://www.bongda24h.vn/uploaded/1/96_image009.png

World Cup 1974 được tổ chức tại Tây Đức, đội trưởng Beckenbauer, lúc này đã rất nổi tiếng ở vị trí libero, tràn trề hy vọng đưa đội Tây Đức dành chức vô địch ngay trên sân nhà. Ngay cả thất bại 1-0 ở vòng bảng trước người anh em Đông Đức cũng không thể cản nổi bước họ. Dù vậy, Tây Đức cũng gặp phải một trở ngại đáng gờm đó là “cơn lốc màu da cam” Hà Lan với lối đá tổng lực và đội trưởng xuất sắc Johan Cruyff. Trân chung kết World Cup 1974 là cuộc đối đầu của 2 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới lúc đó là Beckenbauer và Cruyff. Thế nhưng bắt đầu trận đấu lại cho thấy người Đức không thể cản nổi Cruyff và anh đã kiếm cho Hà Lan một quả penalty vào phút thứ 2 và Neeskens đã thực hiện thành công qủa penalty này. 23 phút sau, Tây Đức cũng gỡ hòa bằng một quả penalty của Breitner. Đến phút 43, Gerd Muller đã ghi bàn thắng quyết định giúp Tây Đức giành chiếc Cup vô địch World Cup 1974.

Kết thúc sự ngiệp cầu thủ

Năm 1976, Beckenbauer lại được bầu làm cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu lần thứ 2 nhờ vào cú hat-trick trong trận chung kết EURO 76 với Tiệp Khắc. Tuy vậy Tây Đức vẫn bị thua sau loạt đá luân lưu.

Năm 1977, Beckenbauer từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 103 trận chơi cho đội tuyển Tây Đức. Cũng trong năm đó, ông ký hợp đồng trị giá 2,5 triệu dollar để sang chơi cho Câu lạc bộ New York Cosmos của Mỹ và giành 3 chức vô địch Soccer Bowl ở đó. Năm 1980, ông trở về Đức chơi cho câu lạc bộ Hamburg SV. Đến năm 1983, ông lại quay lại chơi cho New York Cosmos và kết thúc sự nghiệp cầu thủ tại đó vào năm 1984.

Sự nghiệp huấn luyện viên

http://www.bongda24h.vn/uploaded/1/95_franz_beckenbauer_9394.jpg

Cũng trong năm 1984, Beckenbauer được chỉ định làm Huấn luyện viên đội Tây Đức. Và cho dù chưa có kinh nghiệm Huấn luyện viên, ông đã đưa đội tuyển Tây Đức lọt vào trận chung kết World Cup 1986 và chỉ chịu để thua 3-2 trước Achentina của thần đồng Maradona.

World Cup 1990, dưới sự dẫn dắt của Beckenbauer Tây Đức đã trở thành một sức mạnh không gì cản nổi. Thắng tất cả các trận và chỉ hòa duy nhất 1-1 trước đội tuyển Anh ở vòng bảng, Tây Đức tràn đầy tự tin bước vào trận chung kết với đối thủ cũ Achentina. Và bàn thắng Brehme vào phút 85 đã giúp Tây Đức dành chức vô địch và ghi tên của Beckenbauer vào lịch sử World Cup với 2 lần dành Cup trên 2 cương vị khác nhau.

Cũng năm 1990, Beckenbauer làm Huấn luyện viên cho câu lạc bộ Olympique Marseille, nhưng không thành công nên chỉ một năm sau ông phải từ chức.

Năm 1994, Beckenbauer trở về làm Huấn luyện viên cho câu lạc bộ Bayern Munich và đưa câu lạc bộ này dành chức vô địch Bundesliga. Sau đó ông được chỉ định là chủ tịch Câu lạc bộ và kết thúc sự nghiệp làm Huấn luyện viên vào năm 1996.

Và các cương vị mới

http://www.bongda24h.vn/uploaded/1/94_beckenbauer_38104e.jpg

Năm 2000, Beckenbauer làm chủ tịch Ủy ban xin đăng cai tổ chức World Cup 2006 của Đức. Và ông đã thành công trong cuộc đua đầy cam go này. Như vậy sau 22 năm World Cup lại được tổ chức trên nước Đức. Beckenbauer ngay sau đó cũng được bầu làm chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006. Những công việc, những trách nhiệm mới nhưng với bản lĩnh của một nhà lãnh đạo Beckenbauer đều hòan thành một cách xuất sắc và sự thành công của World Cup 2006 vừa rồi là một ví dụ. Những ngày này, người ta đang nói nhiều đến việc Frank Beckenbauer thay thế ông Sepp Blatter làm chủ tịch FIFA, và nếu là như vậy thì Beckenbauer sẽ có nhiều cơ hội hơn để cống hiến cho sự nghiệp phát triển bóng đá thế giới.

Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp của Franz Beckenbauer gắn chặt với World Cup. Ông đã trở thành một huyền thoại không chỉ riêng đối với những cổ động viên của đội tuyển Đức và Câu lạc bộ Bayern Munich mà còn đối với tất cả những người hâm mộ bóng đá. Những đóng góp của ông cho bóng đá nói chung và World Cup nói riêng là không thể kể xiết. Chính ông và lối đá libero nổi tiếng của ông đã góp phần giúp bóng đá và World Cup trở nên hấp dẫn và đa dạng.

chet_lahet
27-12-2009, 14:12
"Khi còn nhỏ, cha tôi đã nói rằng trái bóng luôn di chuyển nhanh hơn tôi chạy. Và tôi đã lắng nghe. Thay vì phải chạy, tôi buộc trái bóng làm theo ý muốn của mình. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một vận động viên".


Kỳ 1: Từ đường phố đến 3 Quả bóng vàng


TTO - "Tôi đã có một sự nghiệp tuyệt vời, được thi đấu cho Nancy, St.Etienne, Juventus và dĩ nhiên là tuyển Pháp. Điều đó thậm chí còn tuyệt vời hơn khi tôi xuất thân từ làng Joeuf ở miền đông bắc nước Pháp.

Ngay cả khi ký hợp đồng với Nancy, cả tôi lẫn gia đình đều không nghĩ bóng đá sẽ là một nghề chuyên nghiệp. Tôi cảm thấy bản thân rất may mắn và những gì đã đạt được trong sự nghiệp, với tôi là rất to lớn".

http://img238.imageshack.us/img238/7290/imageviewli5.jpg
Michel Platini với danh hiệu Quả bóng vàng thứ 3 trong sự nghiệp vào năm 1985

Hay nhờ bóng đá đường phố

Platini xuất thân trong một gia đình người Ý di cư sang Pháp. Ông nội của Platini đã rời Piemonte vào cuối thế chiến thứ nhất để đến Lothringen và làm nghề thợ gạch. Cha Michel Platini, ông Aldo Platini là một cựu cầu thủ và là một huấn luyện viên bóng đá. Chính ông Aldo là người đã có công khơi dậy những tiềm năng bóng đá của cậu con trai.

Có một điều ít ai biết rằng nguyên nhân khiến Platini có khả năng đi bóng uyển chuyển và mềm dẻo như một vũ công samba là do ông trưởng thành từ bóng đá đường phố. Chính nhờ những năm tháng rong ruổi ngoài đường, Platini mới có được sự thanh *** của một nghệ sĩ bóng đá, không như những người bạn đồng trang lứa bị khô cứng trong các học viện bóng đá từ quá sớm. Mãi đến năm 11 tuổi, tức là sau 6 năm chơi bóng ngoài đường, Platini mới gia nhập CLB bóng đá địa phương AS Joeuf.

Thật ra, Michel Platini không phát triển tài năng ở tuổi quá sớm. Như ông tâm sự mới đây: "Ở tuổi 17 tôi không được gọi vào đội tuyển quốc gia bởi vì tôi chưa hoàn thiện được hết các kỹ năng cần thiết". Đó là khi ông 17 tuổi. Mọi chuyện còn tệ hơn khi Michel Platini 14 tuổi.

Hành trình đến với Juventus

Nancy (1976-1979)

Năm 1969, khi đó mới 14 tuổi, Michel Platini đã có màn trình diễn tồi tệ tại một giải đấu dành cho cầu thủ trẻ. Không nản chí, Platini miệt mài tập luyển và đã phát triển rõ rệt sau 2 năm. Khi 16 tuổi, Platini đã chơi khá tốt trong màu áo đội trẻ của Jeouf trận gặp đội trẻ của Metz. Điều này gây ấn tượng với HLV của Metz.

http://img72.imageshack.us/img72/6206/50935680ts0.jpg
Michel Platini trong màu áo Saint Etienne

Metz muốn ký hợp đồng với cầu thủ trẻ tài năng này nhưng một chấn thương đã ngăn Platini đến với Metz. Sau khi hết chấn thương, HLV của Metz đã chuyển đi nơi khác và vị HLV mới chưa muốn có một Platini còn non kinh nghiệm và kỹ thuật. Platini vẫn phải an phận tại Jeouf.

Rất khao khát được chơi cho Metz, CLB hâm mộ từ nhỏ của mình nhưng trong suốt sự nghiệp, Platini chưa bao giờ có được diễm phúc này. Duyên số không cho phép Platini được khoác áo đội bóng mơ ước. Platini không thể vượt qua được kỳ kiểm tra sức khỏe cuối cùng khi mọi thủ tục chuyển nhượng về Metz đã xong xuôi. Lần này bác sĩ của Metz chê dung tích phổi của Platini nhỏ, gặp trục trặc về đường thở và tim yếu.

Tháng 9 năm 1972, khi 17 tuổi, Platini gia nhập đội hình dự bị của Nancy và ngay lập tức chứng tỏ được giá trị của bản thân. Với thành tích ấn tượng, Platini ngay lập tức được đôn lên đội hình một. Tuy nhiên hoa hồng vẫn chưa đến với Michel Platini. Trong trận đấu đầu tiên ở đội hình một, Platini được vào sân từ băng ghế dự bị trong trận gặp Valenciennes và bị nhận rất nhiều vật thể lạ ném từ khán đài. Mọi chuyện chưa dừng ở đó, vài ngày sau, trong trận đấu ở đội hình hai, Platini bị một cú vào bóng ác ý dẫn đến chấn thương mắt cá khá nặng.

Và cuộc sống của ông gắn với giường bệnh. Mãi đến ngày 3-5-1973, Platini mới được ra sân trở lại trong trận gặp Nimes, lần này ông được ra sân ngay từ đầu. Thi đấu chưa đầy tròn năm, chấn thương chân vẫn còn nóng mới thì Platini nhận tiếp một chấn thương gãy tay khiến ông phải nghỉ thi đấu cho đến hết mùa bóng.

Có thể nói đây là bước ngoặt trong cuộc đời bóng đá của Platini. Trở lại sau chấn thương, Platini trở thành cầu thủ quan trọng nhất của Nancy trong mùa bóng 1973-1974, ghi được 17 bàn thắng mà rất nhiều trong số đó là từ pha đá phạt trực tiếp, giúp Nancy vô địch giải hạng nhì, thăng hạng nhất.

Vừa đưa Nancy trở lại giải hạng nhất, Platini nhận giấy báo quân dịch vì vậy số trận ông góp sức cho Nancy giảm hẳn. Dù không thi đấu tốt ở giải vô địch quốc gia nhưng Nancy đã gây tiếng vang ở Cúp QG Pháp. Tại Joinville, trại quân sự của các vận động viên Pháp,Michel Platini gặp gỡ 2 đồng đội tại Nancy là Olivier Rouyer và Jean-Michel Moutier cùng với Maxime Bossis, người sau này là đồng đội của Platini trong tuyển Pháp.


Cho tới nay Platini là cầu thủ duy nhất 3 lần liên tiếp đoạt được Quả bóng vàng châu Âu trong 3 năm 1983, 1984 và 1985 khi thi đấu cho Juventus

Với sự góp mặt xuất sắc của Platini, Nancy đã gây bất ngờ ở giải đấu này khi loại St.Etienne bằng 2 bàn thắng của ông nhưng rồi sau đó thất bại thảm hại 1-4 trước Marseille ở bán kết (bàn thắng duy nhất của Nancy do Platini ghi được từ một pha đánh đầu).

Năm 1976, Platini tham dự Olympic Montreal nhưng không đạt được thành tích gì đáng kể. Và cũng trong năm này, Platini đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp với Nancy, kéo dài hai năm. Cuối cùng thì chức vô địch cũng đến với Michel Platini. Trong năm cuối cùng khoác áo Nancy, ông đã đưa CLB đến chiếc Cúp QG Pháp bằng bàn thắng duy nhất trong trận chung kết gặp Nice.

Saint Etienne (1979-1982)

Sau khi hết hợp đồng với Nancy, Inter Milan, St.Etienne và Paris Saint German đều lao vào cuộc đua giành chữ ký của Platini. Ngay cả Nancy cũng không muốn Platini ra đi. Cuối cùng Platini ký hợp đồng kéo dài 3 năm với St.Etienne, CLB tha thiết muốn có Platini nhất.

Platini được St.Etienne rước về với kỳ vọng sẽ lập lại được thành tích của đội bóng trong mùa 1976 khi lọt vào chung kết cúp C1 châu Âu. Tuy nhiên có thể nói Platini đã làm thất vọng St.Etienne khi chỉ giúp CLB một lần vô địch quốc gia Pháp cùng với hai lần lọt vào chung kết Cúp QG Pháp trong hai năm liên tiếp 1981 và 1982. Trận chung kết năm 1981, St.Etienne thua Bastia còn năm 1982 St.Etienne thua Paris Saint German. Và đó là lần cuối cùng ông thi đấu cho một CLB Pháp.

Juventus (1982-1987)

Có thể nói sự nghiệp của Platini phát triển rực rỡ nhất là dưới màu áo Juventus. Tuy nhiên ít ai biết được rằng khi mới đến Bà Đầm Già, các cầu thủ nước ngoài mà trong đó có Platini đã chịu sự tỵ nạnh và chén ép của những ngôi sao trong nước.

Năm 1982 Ý vô địch World Cup và dĩ nhiên trong đội hình của Juventus, hầu hết là những nhà vô địch thế giới. Lạ nước lạ cái, chưa thích nghi với lối chơi cũng như cuộc sống mới, Platini đã thi đấu khá tệ trong mùa bóng đầu tiên và trở thành mục tiêu chỉ trích của báo chí Ý. Dưới quá nhiều sức ép, thậm chí Platini đã định rời khỏi Juventus vào mùa đông năm ấy, tức là chưa đầy 6 tháng chơi cho Bà Đầm Già.

http://img386.imageshack.us/img386/6692/imageviewaf7.jpg
Hai huyền thoại của bóng đá thế giới: Diego Maradona (trái) và Michel Platini (phải)

Nhưng Platini đã ở lại, hợp cùng tiền đạo người Ba Lan Boniek, tạo thành thế lực ngôi sao nước ngoài và tạo một cuộc cách mạng buộc Juventus phải thay đổi lối chơi. Kết quả là Juventus giành chiếc Cúp QG và lọt vào chung kết cúp C1. Sau này ai cũng biết đó chỉ là phần mở bài của một bài luận văn đầy ắp những danh hiệu mà Platini viết nên mà đáng kể nhất là 3 Quả bóng vàng châu Âu liên tiếp.

Đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Platini có lẽ không phải là chức vô địch Euro 1984 mà là trận chung kết cúp C1 châu Âu tại Brussel Bỉ. Trong cuộc ẩu đả giữa cổ động viên Juventus và Liverpool trước trận đấu trên sân Heysel, nơi không đáp ứng tốt các điều kiện an toàn, một bức tường đã sập xuống làm 39 cổ động viên chết, sáu trăm người bị thương. Trận đấu không bị hoãn lại mà chỉ thi đấu muộn với bàn thắng duy nhất ghi được từ cú sút phạt đền thành bàn của Platini. Người tạo ra quả phạt đền không ai khác là Boniek.

Rất vui mừng khi đoạt được Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử nhưng các cầu thủ Juventus đã bị chỉ trích rằng đã ăn mừng trên xương máu của các cổ động viên. Nói về cảm giác thi đấu tại thảm họa Heysel, Platini cho biết: "Năm 1985, tại sân Heysel Stadium ở Brussel, họ đã cho trận đấu tiếp tục và tôi nghĩ tốt hơn là làm như vậy. Đối với những người xem trận đấu qua truyền hình, họ không hiểu được tại sao chúng tôi còn tâm trạng để thi đấu. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không biết đã xảy ra một thảm họa trên sân vận động. Chúng tôi được đưa vào phòng thay đồ khi nhận lệnh trận đấu sẽ tạm hoãn. Chúng tôi chỉ biết được sự thật khi hôm sau, về nhà và giở báo ra đọc".

Đội tuyển Pháp 6 năm đầu thập niên 80 là một ông kẹ của làng bóng đá thế giới. Người hâm mộ luôn nhớ về đội tuyển Pháp thời kỳ ấy với bộ tứ tiền vệ Michel Platini, Alain Giresse, Jean Tigana và Luiz Fernandez. Trong đó Platini được mệnh danh là nhạc trưởng của bộ tứ tấu.

Kỳ 2: Vinh quang và cay đắng trong màu áo Lam


"Mỗi khi bước ra sân, tôi luôn cố giành chiến thắng. Có trận thắng, có trận hòa hoặc thua. Tôi cảm thấy may mắn khi trong hầu hết các trận đấu tôi là thành viên của đội thắng trận.

Có thể nói tôi đã giành được hầu như tất cả danh hiệu của một cầu thủ chuyên nghiệp, dĩ nhiên trừ chức vô địch thế giới. Nhưng cho đến nay, tôi không hề cảm thấy nuối tiếc bởi vì tôi là thành viên của tuyển Pháp hai lần liên tiếp lọt vào bán kết một kỳ World Cup".

http://img238.imageshack.us/img238/911/212zm5.jpg
Chữ ký của huyền thoại Michel Platini

Nước mắt ở các kỳ World Cup

Ngày 16-11-1977, trên sân Công viên các hoàng tử, ở trận đấu gặp Bulgaria trong khuôn khổ vòng loại World Cup 1978, Pháp thắng 3-1. Dù không thật sự tỏa sáng nhưng Platini đã khiến người hâm mộ tin rằng nước Pháp đã tìm ra một thủ lĩnh trên sân cỏ. Đối với tuyển Pháp đây là lần đầu tiên sau 12 năm họ được tham dự World Cup. Còn đối Platini và đồng đội thì đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp.

Có ai nghĩ rằng sẽ đánh bại được thủ môn huyền thoại Dino Zoff hai lần trong một trận đấu mà quan trọng hơn là từ cùng một vị trí. Ngày 8-2-1978, tại Naple trong trận giao hữu Pháp - Ý, Platini đã làm được điều đó. Cả hai cú sút phạt trực tiếp của ông, một được công nhân và một thì không đã chui gọn vào lưới của thủ môn Zoff. Sau trận đấu này, tên tuổi Platini bắt đầu được chú ý tại khắp châu Âu mà đặc biệt là Ý. Có rất nhiều CLB như Paris Saint-Germain, Saint Etienne, Juventus, Inter Milan, Napoli, Barcelona, Valencia và Arsenal muốn sở hữu Platini.

Trái với phong độ ấn tượng ở các trận giao hữu, tuyển Pháp đã chật vật hòa Argentina (đội sau đó vô địch) và Ý (đội sau đó đoạt hạng tư), đành chấp nhận bị loại khỏi cuộc chơi. Tất cả các cổ động viên Pháp đều đổ lỗi cho Platini về thất bại của đội tuyển tại World Cup lần này. Và ở mùa bóng tiếp theo ở nước Pháp, ông là mục tiêu la ó của các cổ động viên. Dù vậy Platini vẫn giữ được vẻ hóm hỉnh cũng như sự tự tin của mình.

Tài năng của Platini thật sự chín muồi tại World Cup 1982. Một bàn thắng từ pha đá phạt trực tiếp của Platini trong trận đấu vòng loại quan trọng với Hà Lan, đã giúp Pháp “mua” được chiếc vé tới Tây Ban Nha.

Word Cup 1978 là lần đầu tiên kể từ năm 1966, Pháp mới góp mặt trở lại tại ngày hội bóng đá của hành tinh. Cũng phải nhớ rằng dưới sự dẫn dắt của Platini, tuyển Pháp đã 3 lần liên tiếp lọt vào vòng chung kết World Cup 1978, 1982 và 1986 để rồi sau đó lại "ở nhà" tại World Cup 1990 và 1994 khi Platini đã giải nghệ. Tuyển Pháp thời kỳ hậu Platini phải đến World Cup 1998 tổ chức trên sân nhà mới được tham dự ngày hội bóng đá, và lần đó họ không phải đấu loại.

Đội Pháp đến World Cup 1982 với tư thế của một ứng cử viên vô địch nhưng họ đã bị chặn lại tức tưởi ở vòng bán kết bởi Tây Đức. Trong trận đấu đó đã có một bức ảnh Platini chỉ tay lên trời rất nổi tiếng. Đó không phải là hành động ăn mừng bàn thắng mà là một cử chỉ cầu xin khẩn thiết, một hành động đòi công lý đối với trọng tài Charles-Coerver sau khi ra một quyết định không chính xác mà sau này vẫn còn lưu lại trong kho tàng truyền miệng lịch sử World Cup.

Đôi mắt nâu của Platini như sống lại khi ông kể về những chi tiết trong trận bán kết World Cup kinh điển diễn ra tại Sevilla năm 1982. "Đó là trận đấu đẹp nhất trong lịch sử. Tất cả những gì diễn ra trong 2 giờ thi đấu chứa đựng tất cả cung bậc tình cảm của một con người. Đáng lẽ trọng tài phải rút thẻ đỏ cho Schumacher khi thủ môn này va chạm với Patrick Battiston và chúng tôi đã có thể lọt vào trận chung kết, và thậm chí giành chức vô địch. Nhưng ông ta đã không thấy lỗi đó và dĩ nhiên thẻ đỏ không được rút ra. Lúc đó tôi có thể làm được gì?". Dù Pháp thua nhưng Platini được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.

Bốn năm sau, đối với Platini, mọi chuyện đã thay đổi nhưng chỉ có “kẻ thù” không đổi. Platini đã có tất cả trong màu áo CLB nhưng vẫn lại là Tây Đức ngăn ông chạm tới giấc mơ cao nhất dưới màu áo Lam.

Tham dự World Cup 1986 tổ chức tại Mexico, dù không đạt được phong độ vì bị đau háng và phải tiêm thuốc trước khi thi đấu nhưng Platini vẫn là linh hồn của đội Pháp. Tuy vậy những gì Platini thể hiện là không thể chê trách. Tuyển Pháp của Platini vẫn thắng như chẻ tre và biến Ý thành cựu vô địch ngay ở vòng hai, với một bàn thắng của ông.

Dù đất Mexico không phải là miền đất lành đối với Platini và các đồng đội – xét theo một góc độ nào đó - nhưng có lẽ Platini phải cám ơn quốc gia Trung Mỹ này vì nó là nơi đã tổ chức cho ông một ngày sinh nhật nhiều cảm xúc bóng đá nhất.

Ông đã ghi bàn thắng cuối cùng trong sự nghiệp quốc tế, sút hỏng một quả luân lưu trong trận tứ kết Pháp – Brazil và cuối cùng Pháp lọt vào bán kết. Tất cả diễn ra trong sinh nhật lần thứ 32 của Michel Platini. Nến sinh nhật, bánh sinh nhật rồi cũng tàn, quà sinh nhật cũng đã mở, sinh nhật hạnh phúc rồi cũng qua. Thêm một tuổi, Platini nhận thêm một niềm đắng tại World Cup.

Loại Brazil ở tứ kết để rồi gặp lại Tây Đức ở bán kết. Nợ cũ chưa trả lại vay thêm nợ mới, một lần nữa Pháp lại thua. Một lần nữa Platini không vượt qua được Tây Đức. Lại là Tây Đức! Kẻ ngăn mọi ước mơ của người Pháp và của Michel Platini

Rời Mexico trong giọt nước mắt tức tửi, Platini vĩnh biệt người tình World Cup còn nước Pháp “giận” luôn cô người yêu đỏnh đảnh 2 lần sau đó.

http://img267.imageshack.us/img267/4632/fdfdfnh5.jpg
Đội trưởng Platini nâng cao chức vô địch Euro 1984

Xen giữa 3 lần đoạt Quả bóng vàng châu Âu là Chức vô địch châu Âu kèm theo một Quả bóng vàng và danh hiệu vua phá lưới tại Euro 1984. Platini cùng các đồng đội khiến người dân Pháp ngất ngây nhất khi giành chiến thắng tuyệt đối tại giải đấu tổ chức ở quê hương.

Ghi bàn trong tất cả các trận đấu (tổng cộng 9 bàn), ghi bàn từ mọi tư thế: đánh đầu, sút xa, sút gần và phạt trực tiếp..., giúp Pháp toàn thắng cả 6 trận tại giải, Platini đã làm được một điều mà chưa một huyền thoại nào, dù đó là Pele, Maradona, Cryff hay Beckenbauer làm được. Thật không ngoa khi nói rằng Euro 1984 là đỉnh cao trong sự nghiệp quốc tế của Michel Platini. Ở tuổi 29, độ tuổi chín muồi nhất trong đời cầu thủ, Platini đã buộc châu Âu phải quỳ phục và trao vương miện cho nước Pháp.

http://img250.imageshack.us/img250/1516/dfgj9.jpg
Cú sút phạt đáng nhớ của Platini tại Euro 1984 trong trận gặp Tây Ban Nha

Ngoài ra còn phải kể đến 2 cú hattrick liên tiếp mà có lẽ trong lịch sử bóng đá chỉ có mỗi Platini thực hiện được. Hai hattrick trong hai trận liên tiếp (gặp Bỉ và Nam Tư) tại một giải đấu quốc tế là một điều rất khó đằng này đây lại là hattrick-bộ với một bàn bằng đầu, một bàn bằng chân phải và bàn còn lại bằng chân trái. Nhưng có lẽ đọng lại nhất trong tâm trí mọi người về Platini tại Euro 1984 là bàn thắng vào lưới Tây Ban Nha trong trận chung kết. Không ai có thể quên được hình ảnh thủ môn Luis Arconada quá bất ngờ trước cú sút của Platini đã để bóng chui qua người đi vào lưới.

Nhiều người còn cho rằng nếu World Cup được tổ chức vào năm 1984 thì chắc chắn Pháp sẽ vô địch và có lẽ họ sẽ không sai.

Việc Michel Platini giã từ sự nghiệp là một cú sốc cho tất cả các cổ động viên bởi vì khi đó ông còn khá trẻ, chưa tròn 32 tuổi. Nhưng với Michel Platini chia tay quả bóng không có nghĩa chia tay sân cỏ. Không còn là nhạc trưởng trên sân, Michel Platini trở thành nhạc trưởng trên băng ghế chỉ đạo, băng ghế tổ chức và bây giờ là băng ghế quản lý.

Kỳ 3: Michel Platini sau bóng đá


Những đóng góp của Michel Platini cho bóng đá còn nhiều hơn sau khi ông giã từ sự nghiệp. Sau khi chia tay sân cỏ, Michel Platini đã được bổ nhiệm vào những vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bóng đá Pháp nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Cơn mưa chiều chia tay một huyền thoại

Ngày 29-4-1987, trong trận vòng loại Euro 1988 với Iceland, Michel Platini thi đấu trận cuối cùng dưới màu áo tuyển Lam. Một tháng sau, khi đưa Juventus đến chức vô địch Serie A, Michel Platini chính thức nói lời từ biệt sân cỏ. Đó là trận đấu với Brescia dưới cơn mưa tầm tả tại Serie A vào ngày 29-5-1987.

Thiếu vắng Michel Platini, thành tích của Juventus và tuyển Pháp sa sút không phanh. Tuyển Pháp vắng bóng ở hai kỳ hội bóng đá liên tiếp là World Cup 1990 và 1994. Còn Juventus-thiếu-Platini mỏi mòn chờ chức vô địch Serie A trong suốt 8 năm ròng rã dù rằng khi đó trong đội hình của họ có đuôi-ngựa-thần-thánh Roberto Baggio.

Khi được hỏi tại sao chia tay bóng đá ở tuổi 32, Michel Platini đã tâm sự: "Tôi không còn đủ năng lượng. Tôi đã trải qua 15 năm đá bóng chuyên nghiệp, trong đó có 1 năm tôi nghỉ vì chấn thương. Tôi yêu các bàn thắng nhưng với sức nặng tuổi tác, tôi không thể ghi bàn thường xuyên như khi còn trẻ, và hiện nay tôi phải thi đấu với những cầu thủ trẻ hơn mình rất nhiều. Hơn nữa tham vọng của tôi là được giã từ sân cỏ ở đỉnh cao phong độ. Khi đi đến quyết định này, tôi không hề hối tiếc".

Và đúng là Michel Platini không hề hối tiếc bởi vì ông biết rằng bản thân vẫn còn rất nhiều điều có thể đóng góp cho túc cầu giáo.

Những đóng góp cho nước Pháp

Ngày 1-11-1988, tức là hơn một năm sau khi lần cuối cùng khoác chiếc áo Lam, Michel Platini được chỉ định vào chiếc ghế HLV trưởng tuyển Pháp. Chưa quen với vị trí mới lại tiếp nhận tuyển Pháp đang trong thời điểm giao thời giữa hai thế hệ nên đội Pháp do thuyền trưởng Michel Platini chỉ huy bị loại khỏi World Cup 1990 khi thiếu 1 điểm ở vòng loại.

Nhưng màn trình diễn của họ tại vòng loại Euro 1992 là khác hẳn. Platini nói: "Đội tuyển Pháp do tôi dẫn dắt năm ấy là đội bóng duy nhất trong lịch sử toàn thắng tất cả các trận vòng loại. Lúc ấy chúng tôi thắng Tiệp Khắc, một đội rất mạnh lúc bấy giờ rồi thắng cả Tây Ban Nha, Iceland và Albania. Đó là một phần trong chuỗi 17 trận bất bại của chúng tôi bắt đầu từ cuối năm 1991. Tuy nhiên chúng tôi đã bị loại khỏi Euro 1992 ở vòng đấu bảng sau khi thua Đan Mạch, đội bóng sau đó vô địch".

Một chiến dịch vòng loại hoàn hảo để rồi bị loại ngay vòng đấu bản, Euro 1992 có lẽ là giải đấu đáng quên nhất đối với Platini. Sau Euro 1992, Michel Platini rời khỏi chiếc ghế HLV trưởng nóng bỏng và đến với một chiếc ghế ... còn nóng hơn rất nhiều, Đồng chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup 1998 tổ chức tại Pháp.

Kể lại quãng thời gian 6 năm gian khổ từ quá trình đưa World Cup về nước Pháp cho đến việc phải tổ chức thành công giải đấu, Platini nói: "Đó là một trải nghiệm rất lớn, và khó khăn nữa. Chúng tôi đã cố gắng hết sức và thật may đã hầu như hoàn thành tất cả những gì đề ra. Chức vô địch của đội nhà, dĩ nhiên là lớp kem ngọt trên chiếc bánh".

Tuy nhiên nụ cười của Platini khi tiếng còi trận chung kết World Cup 1998 với kết quả Pháp - Brazil 3-0 đã không tròn tiếng khi ông nhớ đến Fernand Sastre, Đồng chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup 1998 và là cộng sự thân tín nhất. Cái chết của Fernand Sastre khiến Platini vô cùng đau buồn nhưng ông vẫn phải giữ được vẻ ngoài "quan chức" của mình trong suốt 1 tháng diễn ra World Cup. "Tôi biết tin anh ta chết vì ung thư phổi chỉ 2 giờ trước khi trận khai mạc World Cup 1998 diễn ra. Trước mỗi trận đấu, chúng tôi đều dành 1 phút để tưởng niệm về Sastre. Tuy nhiên cái chết của Sastre không hề tạo ra áp lực gì đối với tôi".

....và cho thế giới

Con đường danh vọng mở ra trước mắt Platini khi ông được FIFA cất nhắc. Chỉ 2 tháng sau khi hết công việc Đồng chủ tịch ủy ban tổ chức France 1998, Platini được mời giữ vị trí Giám đốc kỹ thuật của FIFA. Mô tả vị trí mới, Platini cho biết: "Công việc của tôi là giúp đỡ chủ tịch FIFA Sepp Blatter về mặt bóng đá. Ở vị trí của ông ấy, công tác nói chuyện với các cầu thủ cũng quan trọng như nói chuyện với các chính trị gia. Chúng tôi phải cố gắng giải thích đường hướng phát triển bóng đá cả về cảm hứng trên sân cỏ lẫn những lợi ích mà nó đem lại cho xã hội".

Liên tục thăng tiến trong guồng máy FIFA, được chủ tịch FIFA Sepp Blatter ủng hộ, Platini tự tin ra ứng cử vào chiếc ghế chủ tịch UEFA.

Ra tranh cử với lời hứa sẽ giảm bớt xuất tham dự Champions League của các quốc gia có nền bóng đá hàng đầu và trao nó cho những nước kém phát triển và chủ trương phải tổ chức thêm nhiều giải đấu hơn nữa cho cầu thủ trẻ. Tự mang lên mình nhiệm vụ đại diện cho người nghèo, người cô thế và quyết chiến đấu cho nhóm người này, ngày 26-1-2007, Michel Platini đã thắng đương kim chủ tịch UEFA Lennart Johansson, người ở bên kia chiến tuyến với số phiếu bầu 27 so với 23.

Không chỉ dừng lại ở phát triển bóng đá tại khu vực châu Âu, ông còn là đại sứ bóng đá của thế giới. Ao ước duy nhất hiện nay của Platini là quảng bá hình ảnh bóng đá càng xa càng tốt và ra sức giúp đỡ những quốc gia khao khát muốn phát triển môn thể thao vua này.

Để kết lại bài có thể lấy câu phát biểu của ông Michel Platini khi nhậm chức chủ tịch UEFA. "Bóng đá là một trò chơi trước khi là một món hàng. Là một môn thể thao trước khi là một thị trường, một màn trình diễn trước khi là công việc. Bóng đá là một kho báu, một trò chơi đơn giản và phổ biến mà tất cả mọi trẻ em trên thế giới đều muốn chơi. Tôi đã chuẩn bị để bảo vệ và bảo tồn kho báu này".

Vài nét sơ lược về Michel Platini

Michel Platini sinh ngày 21-6-1955 tại Jeouf, Pháp.
Chiều cao: 1,78 cm
Biệt danh: Platoche, Le Roi (Nhà vua)
Các CLB đã qua: AS Nancy (175 lần khoác áo 98 bàn thắng); St.Etienne (107 lần khoác áo 58 bàn thắng); Juventus (147 lần khoác áo 68 bàn thắng)
Sự nghiệp quốc tế: 72 lần khoác áo đội tuyển Pháp ghi 41 bàn thắng

Các danh hiệu cá nhân:

+ 1976: Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp

+ 1977: Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp, Quả bóng đồng châu Âu

+ 1983: Vua phá lưới Serie A (16 bàn), Quả bóng vàng châu Âu, Onze vàng

+ 1984: Vua phá lưới Seire A (20 bàn), Cầu thủ xuất sắc nhất Euro 1984, Vua phá lưới Euro 1984 (9 bàn), Quả bóng vàng châu Âu, Onze vàng, Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA

+ 1985: Vua phá lưới Serie A (18 bàn), Quả bóng vàng châu Âu, Onze vàng, Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA

+ 1991: HLV xuất sắc nhất trong năm do FIFA trao tặng

+ 2006: Cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử nước Pháp

Các danh hiệu với đội bóng:

+ 1978: Vô địch cúp QG Pháp (Nancy)

+ 1981: Vô địch nước Pháp (St.Etienne)

+ 1983: Vô địch cúp QG Ý (Juventus), Á quân Cúp C1 châu Âu (Juventus)

+ 1984: Vô địch siêu cúp châu Âu (Juventus), Vô địch Serie A (Juventus), Vô địch châu Âu (tuyển Pháp)

+ 1985: Vô địch cúp C1 châu Âu (Juventus), Vô địch Cúp liên lục địa (Juventus)

+ 1986: Vô địch Serie A (Juventus), HCĐ World Cup 1986 (tuyển Pháp)

chet_lahet
28-12-2009, 10:18
Ngày 14/03/1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Chelsea - một quận phía tây thành London - đã tập hợp nhau tại quán Rượu Rising Sun (nay đổi tên thành Butcher's Hook) trên đường Fulham Road. Và cuối cùng họ quyết định thành lập đội bóng mang tên ChelseaFC - cái tên không hề thay đổi sau 100 năm. Với trang phục truyền thống là màu xanh và một nickname rất huyền ảo là The Blues.

Những ngày đầu thành lập:

Ngày 29/05/1905 Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì.
Ngay từ những ngày đầu thành lập Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp, mùa giải đầu tiên Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.

http://img507.imageshack.us/img507/7104/team19053dy.jpg
Đội hình đầu tiên của Chelsea năm 1905

Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.

Những năm tháng long đong:

Lên hạng Nhất, Chelsea thi đấu không thực sự ấn tượng, họ đã chịu rời giải đấu này vào năm 1910 sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng thể hiện được sự vượt trội và họ nhanh chóng lại trở lại hạng Nhất sau đó 2 mùa giải.

Bắt đầu từ đây Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng, như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.

Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra.

Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng, năm 1952 Ted Drake đã đến nhằm vực đậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.

Thành công bắt đầu đến

Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.

Một năm sau, mùa bóng 1954 -1955 Ted Drake đã đi vào Lịch sử CLB Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.

http://img503.imageshack.us/img503/7147/team1955012tg.jpg
Đội hình năm 1955

Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Newcastle United với tỷ số đẹp 3 - 0 tại trận tranh Cúp Community Shield.

Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cup Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3 - 2 sau 2 lượt trận.

Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ Cup nội địa khi đánh bại Leeds United 2 - 1 trong trận CK FA.


Vô địch Cup FA năm 1970

Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cup Winners và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú kền kền trắng Real Madrid tại trận CK, đây là chiếc Cup Châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Suy thoái:

Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.
Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.

Thời kỳ Premier League:

Năm 1993 khi giải đấu đổi tên thành Premier League, Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình, lúc này HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, ông đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước, ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng “đa quốc gia” với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Gullit, Frank Sinclair, Leboeuf, M Hughes, … và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định, năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận Chung kết FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước MU. Tuy vậy Chelsea vẫn được dự Cup Winners vì MU năm đó đọat cú đúp, tại Cup Winners, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.

Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của MU Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng. Mùa bóng này Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên trèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.

Và cựu cầu thủ của Seria A này quyết tâm theo đổi chính sách Italia hóa bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Seria A như Viali, Di Matteo, Zola, Desaily, Casiraghi… mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Seria A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Sexy Football", tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu FA sau 26 năm khát danh hiệu sau khi hạ Middlesbrough tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào Top 6 của BXH.

http://img511.imageshack.us/img511/2347/fa19970ea.jpg
Denis Wise với chiếc Cup FA năm 1997 sau 26 năm khát danh hiệu

Tháng 2 năm 1998, Vialli được Ban Lãnh Đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cup, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: VĐ League Cup, Cup Winners, và Siêu cup Châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cup Winners giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cup này 2 lần, còn chiếc Siêu cup Châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ Champions League, Real Maldrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions league.

http://img296.imageshack.us/img296/1395/supercup987jp.jpg
Siêu cup Châu Âu năm 1998

Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cup khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle và giành tiếp Community Cup. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất Châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.

Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Cudicini, Babayaro, John Terry, Desaily, Gallas, Melchiot, Gronkier, Lampard, Gudjohnsen, Hassenbank, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carton Cole, Olivera…

Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể.
Năm 2002, Chelsea lại vào Chung kết FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal.
Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool 2 - 1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.

Đế chế Abramovich:

Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Abramovich đã mua thành công CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Mutu, Crespo, Veron, Duff, Makelele, Bridge, Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết Champions league. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.

Người mà Ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối giữ dội nhưng Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.

Chelsea - Mourinho

Khi Mourinho đến với Chelsea thì đội bóng này đã có bộ khung rất mạnh và ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Carvalho và Fereira và một tiền đạo là Drogba, ông cũng bắt đầu thanh lý sớm một số hợp đồng: Hassenbank, Gronkiaer; đẩy đi một số cầu thủ không còn phù hợp: Veron, Crespo; chấm dứt hợp đồng với đứa con hư: Adria Mutu.

Và Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành League Cup và vào đến bán kết Champions league, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được

http://img513.imageshack.us/img513/1936/champions20055dn.jpg
Chức vô địch lần thứ 2 trong lịch sử

Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier league và lần đầu tiên giành danh hiệu Champion league.

Thành tích Năm
Vô địch ngoại hạng 2006, 2007
Á quân Ngoại hạng 2004,2008
Á quân FA Cup 1915, 1967, 1994, 2002
Bán kết FA Cup 1911, 1920, 1932, 1950, 1952, 1965, 1966, 1996
Bán kết Champions League 2004, 2005
Á quân League Cup 1972
Á quân Charity Shield 1970, 1997
Vô địch giải hạng nhất 1984, 1989
Full Members/ZDS Cup Winners 1986, 1990
FA Youth Cup Winners 1960, 1961
FA Youth Cup Runners-Up 1958

LỊCH SỬ - THỐNG KÊ

Thành lập năm 1905 bởi Mr H A Mears

HLV trưởng từ năm 1905

John Robertson
1905 to 1906

David Calderhead
1907 to 1933

T Leslie Knighton
1933 to 1939

William Birrell
1939 to 1952

Ted Drake
1952 to 1961

Tommy Docherty
1962 to 1967

Dave Sexton
1967 to 1974

Ron Suart
1974 to 1975

Eddie McCreadie
1975 to 1977

Ken Shellito
1977 to 1978

Danny Blanchflower
1978 to 1979

Geoff Hurst
1979 to 1981

John Neal
1981 to 1985

John Hollins
1985 to 1988

Bobby Campbell
1988 to 1992

Ian Porterfield
1992 to 1993

David Webb
1993 to 1993

Glenn Hoddle
1993 to 1996

Ruud Gullit
1996 to 1998

Gianluca Vialli
1998 to 2000

Claudio Ranieri
2000 to 2004

Jose Mourinho
2004 - 2007

Giải thưởng "Player of the Year"

Peter Bonetti
1967

Charlie Cooke
1968

David Webb
1969

John Hollins
1970

John Hollins
1971

Devid Webb
1972

Peter Osgood
1973

Gary Locke
1974

Charlie Cooke
1975

Ray Wilkins
1976

Ray Wilkins
1977

Mickey Droy
1978

Tommy Langley
1979

Clive Walker
1980

Peter Borota
1981

Mike Fillery
1982

Joey Jones
1983

Pat Nevin
1984

David Speedie
1985

Eddie Niedzwiecki
1986

Pat Nevin
1987

Tony Dorigo
1988

Graham Roberts
1989

Ken Monkou
1990

Andy Townsend
1991

Paul Elliott
1992

Frank Sinclair
1993

Steve Clarke
1994

Erland Johnsen
1995

Ruud Gullit
1996

Mark Hughes
1997

Dennis Wise
1998

Gianfranco Zola
1999

Dennis Wise
2000

John Terry
2001

Carlo Cudicini
2002

Gianfranco Zola
2003

Frank Lampard
2004


Cầu thủ có số lần xuất hiện trên 300 trận

HARRIS Ron (1961-80)
BONETTI Peter (1959-79)
HOLLINS John (1963-75) & (1983-84)
WISE Dennis (1990-2001)
CLARKE Steve (1987-98)
DIXON Kerry (1983-92)
McCREADIE Eddie (1962-74)
BUMSTEAD John (1976-91)
ARMSTRONG Ken (1946-57)
OSGOOD Peter (1964-74) & (1978-79)
COOKE Charlie (1966-72) & (1974-78)
SMITH George (1921-32) 370 370
TAMBLING Bobby (1958-70)
BENTLEY Roy (1948-56)
HARRIS John (1945-56)
MILLER Haroid (1923-39)
BLUNSTONE Frank (1953-64)
PATES Colin (1979-88)
HINTON Marvin (1963-76)
HOUSEMAN Peter (1962-75)
HARROW Jack (1911-26)
LAW Tommy (1925-39)
LOCKE Gary (1972-82)
DROY Micky (1970-85)
LE SAUX Graeme (1987-93) & (1997-2003)
ZOLA Gianfranco (1996-2003)
CRAWFORD Jackie (1923-34)
McNEIL Bobby (1914-27)


Các kỷ lục:

* Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất cho CLB: Ron Harris 795 trận
* Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa bóng:
Jimmy Greaves, 41bàn, Division 1, (1960-61)
* Trận đấu có đông khán giả nhất tại Stamford Bridge:
82905 người trận gặp Arsenal ngày 12/10/1935
* Trận đấu có đông khán giả nhất trên sân trung lập:
100000 người tại sân Wembley trong trận chung kết FA Cup ngày 20/05/1967
* Kỷ lục mua cầu thủ: 24.4 triệu bảng cho Michael Essien từ Lyon, tháng 8/2005
* Kỷ lục bán cầu thủ: 12 triệu bảng khi bán Tore Andre Flo cho Rangers, tháng 11/2000
* Trận thắng đậm nhất ở giải VĐQG: 9-2 trước Glossop, Hạng 2, 01/09 1906
* Trận thắng đậm nhất ở Cup : 13-0 trước Jeunesse Hautcharage, Cup C2, 29/09/1971 . Tổng tỷ số sau hai lượt là 21-0 ( kỷ lục của Châu Âu )
* Trận thua đậm nhất: 1-8 trước Wolverhampton Wanderers, Hạng 1, 26/09/1953
* Kỷ lục về điểm số kiếm đựoc trong một mùa giải: (2 điểm cho 1 trận thắng): 57đ, Hạng 2, 1906-1907
* Kỷ lục về điểm số kiếm đựoc trong một mùa giải: (3 điểm cho 1 trận thắng): 99đ, Hạng 2, 1988-1989
* Mùa giải ghi được nhiều bàn thắng nhất: 98 bàn, Hạng 1, 1960-1961
* Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại gải VĐQG : Bobby Tambling, 164 bàn, từ 1958-1970
* Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một trận đấu tại giải VĐQG: (5 bàn)
George Hilsdon trong trận gặp Glossop, Hạng 2, (01/09/1906)
Jimmy Greaves trong trận gặp Wolverhampton Wanderers, Hạng 1. (30 /08/1958)
Jimmy Greaves trong trận gặp Preston North End, Hạng 1, (19/11/1959)
Jimmy Greaves trong trận gặp West Bromwich Albion, Hạng 1, (3/12/1960)
Bobby Tambling trong trận gặp Aston Villa, Hạng1, (17/09/1966)
Gordon Durie trong trận gặp Walsall, Hạng 2, (04/02/1989)
* Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một trận đấu:
6 bàn, George Hilsdon trong trận gặp Worksop Town, FA Cup, (11/01/1908)

*Cầu thủ ghi bàn vĩ đại nhất trong lịch sử CLB:
Bobby Tambling 202 bàn (1958-70)
* Cầu thủ được gọi vào đội tuyển quốc gia nhiều lần nhất:
Marcel Desailly, 67 lần khi khoác áo Chelsea ( tổng số 116 lần), Đội tuyển Pháp
* Cầu thủ trẻ nhất ra sân ở đội một: Ian Hamilton , 16 tuổi 138 ngày trong trận gặp Tottenham Hotspur, 18/03/1967
* Kỷ lục về chuỗi trận thắng liên tục:
10 trận, từ 19/11/2005 – 15/01/2006
* Kỷ lục về chuỗi trận thua liên tục:
7 trận, từ 1/11/1952 – 20/12/1952
* Kỷ lục về chuỗi trận bất bại tại giải VĐQG:
40 trận, 23/10/ 2004 – 29/10/ 2005
* Kỷ lục về chuỗi trận ghi bàn liên tục: 27 trận từ 29/10/ 1988
* Kỷ lục về chuỗi trận không ghi bàn liên tục: 9 trận từ 14/03/1981

chet_lahet
28-12-2009, 10:37
PHẦN 1 - AC MILAN - NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ

http://www.zub.progrezz.com/acmilan.png

AC Milan còn có tên là Milan Associazione Calcio s.p.a. Được thành lập vào năm 1899 (một trong số những CLB đầu tiên của nước Ý).
Trụ sở CLB: Via Filippo Turati 3, 20121 Milano.

Telephone: +39 0262281

Fax: +39 026598876

Sân vận động: San Siro (Giuseppe Meazza)

Chủ tịch hiện thời: Silvio Berlusconi

Được thành lập bởi một người Anh Alfred Edwards vào năm 1899, CLB Cricket và Football Milan là một trong số những CLB đầu tiên của Italia. Chỉ sau 2 năm thành lập, Milan đã có danh hiệu vô địch đầu tiên sau khi đánh bại Genoa ở trận chung kết.

Vào năm 1938, Milan đổi tên CLB 3 lần và cuối cùng là cái tên quen thuộc mà chúng ta vẫn biết đến ngày hôm nay AC Milan (Associazione Calcio Milan). Cũng vào năm đó, Milan đã giành được vị trí thứ ba tại giải vô địch quốc gia với chỉ 3 điểm kém hơn đội vô địch Inter, đối thủ truyền kiếp của họ. Milan một lần nữa đứng sau Inter vào năm 1941 với một điểm kém hơn. Inter đứng thứ hai và vào năm đó Bologna dành chức vô địch. Năm tiếp sau đó, Milan lọt vào trận chung kết cúp quốc gia Italia (Coppa Italia) với Juventus và hòa 1-1. Sau đó thua 1-4 ở trận đá lại.

Milan chiếm ưu thế tại Serie A trong những năm 1950, với 4 chức vô địch và một lần duy nhất đứng trong top 3 đội dẫn đầu. Cũng vào thời gian này, giải vô địch Italia đã là một giải đấu giầu có nhất thế giới và là sự hấp dẫn của các tài năng bóng đá khắp Châu Âu. Milan là một trong số ít CLB thành công nhờ những tài năng này với bộ ba người Thụy Điển: Gren, Nordahl và Liedholm. Họ đứng thứ 2 sau Juventus vào năm 1950, tuy nhiên đoạt được chức vô địch vào năm 1951, bỏ cách Inter 1 điểm. Sự thành công lại đến vào năm 1955 và 1957 và một lần đứng thứ 2 vào năm 1956 sau Fiorentina. Trong năm đó, Milan bị đánh bại ở bán kết European Cup bởi đội sau đó trở thành nhà vô địch, Real Madrid, và phong độ tồi tệ tại Serie A đã khiến Milan không giành được suất dự European Cup mùa sau đó. Chính nhờ lý do này mà vào năm 1959 Milan đoạt được Scudetto.

Milan tiếp tục sự thời kỳ hoàng kim của mình vào những năm 60, tuy nhiên họ cần chinh phục được những mục tiêu mới tại giải trong nước và đấu trường Châu Âu. Họ tiến đến chức vô địch Cúp Châu Âu bằng trận thắng trước Olympiakos ở vòng đấu sơ bộ, nhưng sau đó lại để thua Barcelona trong cả 2 trận lượt đi và về. Tại giải đấu trong nước Milan cũng không có được phong độ tốt nhất với vị trí thứ 3 và 11 điểm kém hơn nhà vô địch Juventus. Milan cũng để Juventus giành chức vô địch vào năm 1961 với 4 điểm kém hơn, tuy nhiên vào năm 1962 CLB đã giành được chức vô địch thứ 5 của mình. Một lần nữa mục tiêu giành cúp Châu Âu đã khiến Milan phải nhường lại Scudetto cho đối thủ truyền kiếp Inter vào năm 1963. Bù lại họ đã có được chức vô địch cúp Châu Âu đầu tiên của mình. Trận chung kết diễn ra tại sân Wembley với CLB Benfica. Eusebia đưa Benfica vươn lên dẫn trước ở phút thứ 19 của trận đấu, nhưng Altafini đã trở thành người hùng của Milan trong trận đấu đó với hai bàn thắng được ghi ở hiệp 2 của trận đấu. Altafini cũng trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất vào năm đó với 14 bàn thắng.

Chức vô địch Serie A không đến với các cầu thủ Milan trong vài năm, vị trí tốt nhất của họ là thứ hai vào năm 1965. Bốn năm sau thành công tại cúp Châu Âu, Milan giành chiến thắng đầu tiên ở Italia Cup sau khi đánh bại Padova 1-0 trong trận chung kết. Năm 1968 đánh dấu sự trở lại của Milan với chức vô địch Serie A và chiếc cúp C2 (Cup Winners Cup). Hamrin ghi hai bàn thắng chỉ trong 20 phút đem lại chiến thắng 2-0 cho Milan trước Hamburg trong trận chung kết cúp C2. Milan giành chức vô địch Serie A với 9 điểm bỏ xa đội đứng sau. Vào năm sau đó 1969, Milan chỉ đứng thứ 3, nhưng lại giành được Cúp Châu Âu với sự sáng tạo của huyền thoại Gianni Rivera (European Footballer of the Year) và một hat-trick của Prati trong trận chung kết với chiến thắng 4-1 trước Ajax tại sân Bernabeu, thủ đô Madrid.

Trong vài năm sau đó, Milan thi đấu không thành công tại giải trong nước. Milan chỉ giành được vị trí thứ 2 vào năm 71 sau khi bị Inter giành chức vô địch, và năm 72, 73 về sau Juventus. Milan cũng để mất chiếc cúp Italia vào tay Torino trong năm 71, nhưng đã vô địch vào năm sau 1972. Ở mùa giải 1972-1973 Milan giành được chiếc cúp C2 thứ 2 của mình với bàn thắng duy nhất được ghi bởi Chiarugi. Milan cũng vào chung kết lần nữa trong năm 1974 nhưng bị đánh bại bởi 1.FC Magdeburg của Đông Đức. Vào năm 1979 Milan giành chức vô địch Serie A lần nữa với 3 điểm hơn so với Perugia.

Thập kỷ 80 khởi đầu thật tồi tệ với Milan. Mục tiêu chinh phục cúp Châu Âu bị chấm dứt ở vòng 5 bởi FC Porto, và cho đến năm 1988 Milan không thể giành vị trí cao hơn thứ 3 tại Serie A. Có quá nhiều sự thất vọng diễn ra vào năm 1985, khi Sampdoria đoạt cúp Italia bằng việc đánh bại Milan. Cũng trong năm đó Ruud Gullit được bầu làm European Footballer of the Year. Sự can thiệp đúng lúc của Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi và một khoản tiền khổng lồ đầu tư đã làm thay đổi vận mệnh CLB.

Ba cầu thủ hàng đầu của bóng đá Châu Âu đều có mặt tại Milan vào những năm 88-89, Marco Van Basten với 2 lần được bầu. Thành công tại Serie A năm 1988 báo trước một thời hoàng kim của Milan. Vị trí thứ ba năm 1989 bị che mờ bởi thành công tại đấu trường Châu Âu, và vào năm 1990 Milan tiếp tục giành được cúp Châu Âu đồng thời về thứ hai tại Serie A. Chiến thắng 4-0 trước Steaua Bucharest trong trận chung kết cúp Châu Âu năm 1989 có sự đóng góp của Gullit và Van Basten. Một người Hà Lan khác, Frank Rijkaard, ghi bàn thắng duy nhất vào năm 1990 giúp Milan giành chiếc cúp danh giá của Châu Âu. Milan bắt đầu thống trị giải trong nước, giành Scudetto 3 lần từ năm 1992-1994. Với những chức vô địch này, Milan được đưa vào danh sách những CLB giành 10 chức vô địch của Italia. Cúp Châu Âu năm 1993 được thi đấu dưới một điều luật khác. Milan toàn thắng ở vòng đấu bảng, và chỉ chịu thua Olympique Marseille ở trận chung kết bởi bàn thắng duy nhất của Basile Boli. Điều luật tiếp tục được thay đổi vào những năm sau đó và Milan giành thắng lợi 4-0 trước Barcelona sau một chuối phong độ tuyệt vời ở mùa giải đó. Milan cũng lọt vào trận chung kết năm 1995 nhưng lại để thua Ajax với tỷ số 1-0 bằng bàn thắng ở phút 85 của Kluivert.

Các kỷ lục của CLB

- Cầu thủ ghi bàn hàng đầu trong mọi thời đại: 210 - Gunnar Nordahl

- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải: 35 - Gunnar Nordahl (49-50)

- Cầu thủ có số lần khoác áo CLB nhiều nhất: 531 - Franco Baresi

- Cầu thủ có số lần khoác áo ĐTQG nhiều nhất: 126 - Paolo Maldini

- Hợp đồng mua lớn nhất: £27m Manuel Rui Costa (Fiorentina 01-02)

- Hợp đồng bán lớn nhất: £8.3m Cristian Zenoni (Juventus 01- 02)

- Thành tích ở Cúp Châu Âu: 7 European Cups (63/69/89/90/94/03/07) 2 Cup-Winners’ Cups (68/73) 4 Super European Cups3 Inter-Continental Cups (69/89/90/07) 2 Coppa Latin Cups (51/56) 1 Mitropa Cup (82)

- Thành tích tại Serie A: 17 Scudetto (1901/06/07/51/55/57/59/62/68/ 79/88/92 /93/94 /96/99/04) 4 Italian Cup (67/72/73/77) 4 Italian Super Cup (88/92/93/94)

- Điểm số nhiều nhất giành được trong một mùa giải: 73 (95-96)

- Điểm số thấp nhất giành được trong một mùa giải: 27 (81-82)

- Trận thắng đậm nhất trên sân nhà: 9-0 vs Palermo (50-51)

- Trận thua đậm nhất trên sân nhà: 1-6 vs Juventus (96-97)

- Trận thắng đậm nhất trên sân khách: 8-0 vs Genoa (54-55)

- Trận thua đậm nhất trên sân khách: 1-6 vs Alessandria (35-36)

- Số lần giành chiến thắng nhiều nhất trong một mùa giải: 27 (49-50)

- Số trận thắng ít nhất trong một mùa giải: 5 (76-77)

- Số trận thua nhiều nhất trong một mùa giải: 15 (30-31)

- Số trận thua ít nhất trong một mùa giải: 0 (91-92)

- Kỷ lục về bàn thắng trong một mùa giải: 118 (49-50)

- Kỷ lục thấp nhất về bàn thắng: 21 (81-82)

- Số lần để thủng lưới nhiều nhất: 62 (32-33)

- Số lần để thủng lưới ít nhất: 12 (68-69)

PHẦN 2 - SAN SIRO - LA SCALA CỦA BÓNG ĐÁ

Rực nắng SanSiro

Những mái vòm và những hàng cột dài của sân San Siro khiến người ta nhớ đến những hàng cột Hy Lạp cao vút bên bờ Địa Trung Hải hoặc trung tâm Georges Pompidou ở Paris. Nơi đây in đậm những năm tháng hào hùng của CLB vớI những kỉ niệm không thể nào quên… San Siro, cái tên gợi nên biết bao hoài nhớ trong trái tim của những ngườI hâm mộ Milan và cả những người hâm mộ bóng đá thế giới. Bởi vì đơn giản, nó là thánh điạ của Milan hùng mạnh và bất kể đó là sân chung vớI đội bóng không đội trời chung Inter Milan, sân bóng mà ngườI ta hay đọc một cách chính thức là Giuseppe Meazza, San Siro vẫn là cái tên người ta nhắc tới với lòng thành kính. Bởi nó không những gắn liền với AC Milan mà còn là biểu tượng của một thành phố Milano rộng lớn và có vị trí kinh tế hàn đầu của châu Âu, một biểu tượng của lòng tự hào, không khác gì vai trò của nhà hát opera La Scale hay nhà thờ Domo với thành phố. Đó là một SVĐ không chỉ nổi tiếng nhờ những kiến trúc mà còn ở những gì ngườI ta được chứng kiến trên sân cỏ. Về phương diện này, San Siro không thua kém gì Bernabeu ở Madrid, Nou Camp ở Barcelona hay Maracana ở Rio De Janeiro.

Kể từ năm 1980, San Siro được mang tên mới. Hội đồng thành phố cũng như cả hai CLB đều đồng ý đổi tên sân thành Giuseppe Meazza, tên của cầu thủ tiền đạo nổI tiếng đã từng khoác áo cho cả hai CLB trong những năm 30 của thế kỉ XX. Ông mãi mãi được ghi nhớ vì đã lập một kỷ lục ghi nhiều bàn thắng trong một trận đấu vào năm 1931 trên sân vận động này với 5 bàn thắng. Nhưng có lẽ đốI vớI những ngườI hâm mộ Milan, cái tên San Siro sẽ còn mãi và sẽ được ghi nhớ bởI vì chính tại sân này, những huyền thoại đã được sinh ra, những chiến thắng hào hùng xuất hiện và những giấc mơ đã trở thành hiện thực. Bởi San Siro là Milan.

PHẦN 3 - HERBERT KIPIN - NGƯỜI CHA CỦA CÁC ROSSONERI

http://bestuff.com/images/images_of_stuff/210x600/herbert-kilpin-55530.jpg

Chắc chắn sẽ không có AC Milan nếu không có một người có tên Herbert Kilpin ông là người đã sáng lập ra CLB nổi tiếng và cũng là người đội trưởng đầu tiên của CLB này, một điều gần như không có sự lặp lại ở bất cứ đâu. Là con trai của một doanh nhân người anh đến Milano lập nghiệp từ những năm 40 của thế kỷ 19, Kilpin không có những say mê kiếm tiền như bô và anh mình mà ông chỉ có một niềm say mê duy nhất là trái bóng. ở ltalia những năm cuối của thế kỷ 19, bóng đá vẫn chỉ là một môn thể thao xa lạ. Mặc dù LÐBÐ ltalia đã được thành lập ở dạng sơ khai không được ham chuộng như polo, đua xe đạp hay tennis. Thậm chí các sân bóng cũng chưa xuất hiện. Người ta chỉ có thể chơi bóng trên những khu đất trống, trong những bộ quần áo kỳ dị trông như pijama: quần dài đến tận đầu gối, áo phông rộng thừng thinh có cổ và đi những đôi giày cao cổ nặng trịch. Milan Cricket and Football Club (tiền thân của AC Milan hôm nay) đã ra đời trong một bối cảnh như thế vào một ngày mùa đông lạnh giá tháng 12/1899, trong một quán cà phê lụp xụp. ở trung tâm thành phố. Ban đầu đội bóng có 15 người, với Kilpin làm đội trưởng kiêm luôn chức Chủ tịch, Giám đốc điều hành và cũng là thủ quỹ Người ta nói rằng ông đã phải bân đi một nửa tài sản của mình để nuôi đội bóng trong nhưng năm đáu tiên khô khăn, trước sự ghẻ lạnh của hội đóng thành phố vốn luôn coi bóng đá chỉ là một trò chơi nhảm nhí và là nguồn gốc của những vụ mất trật tự công cộng. Chính Kipin là người đã tạo ra màu áo đỏ đen nổi tiếng với câu nói bất hủ: "Tôi thấy màu đỏ- đen như một cơn giận dữ giữa bầu trời bão tố". Và màu áo ấy đã đi cùng Milan trong suốt hơn 100 năm qua. Nhờ những thành tích đầu tiên và cả tài vận động của Kilpin, LÐBÐ ltalia đã chính thức công nhận sự tồn tại của CLB và cho phép CLB tham gia vào giải VÐQG ltalia sơ khai vào tháng 1/1900, đúng 1 tháng sau khi CLB thành lập. Kilpin là người năng nổ nhất trong đội bông ông không bao giờ ngại phải chơi những vị trí mà mình không ưa thích. Lúc đầu Kilpin đá ở vị trí tiền vệ, sau đó là tiền đạo. Những tư liệu cách đây gần 100 năm cho thấy những con số rất thứ vị ông đã ghi 10 bàn thắng cho Milan trong một trận đấu ở Cúp Lombardia với CLB nhỏ Castele, trận đầu mà Milan đã thắng tới 20-0 vào năm 1906.

Có rất nhiều chuyện thú vị về Kilpin mà những người Rossoneri không bao giờ quên. Năm 1907, ở tuổi 39, ông rời Milan, từ bỏ chức vị chủ tịch và đội trưởng sau những tranh cãi với các thành viên còn lại (sau đó dẫn đến sự kiện đội bóng tách làm đôi để lnter Milan ra đời) và đến thi đấu cho Torino. Một trong số những cầu thủ mà ông thân nhất lúc bấy giở là Pozzo , người sau này trở thành HLV ÐT Italia và đưa dội tuyển đến 2 chiến thắng ở World Cup 1934 và 1938. Có một giai thoại kỳ cục về ông: mỗi lần bóng bay qua khung thành, Kilpin chạy ngay ra sau gôn, vớ lấy một chai rượu whisky và uống lấy uống để, rồi đưa 1 ly cho Pozzo. Ngay cả thủ môn của Milan thời ấy, Hoode, một người Anh. cũng tự tưởng thưởng cho mình một ngụm rượu mỗi khi chặn được một cú sút của đối phương. Chính rượu và những cơn say đã không cho phép Kilpin tiếp tục đá bóng. Trong những năm cuối đời ông sống trong cảnh bần hàn và chết trong cô đơn vào năm 1916, ở tuổi 48. Lúc ấy, ông đang là người tìm kiếm nhân tài cho Milan.

PHẦN 4 - RENZO DE VECCHI - "FIGLIO DE DIO"

“Ngày xửa ngày xưa ở Milano, có một cậu bé ham mê bóng đá cực độ có tên là Renzo De Vecchi...”. Những câu chuyện về hậu vệ nổi tiếng có biệt hiệu là “Figlio De Dio” (Con Trời) của AC Milan có thể được bắt đầu như thế. Câu chuyện đầu tiên và sẽ được các CĐV của Milan nhớ mãi chính là một cậu bé cao nhưng gầy nhẳng và có một đôi mắt rất sáng. Cậu bé học sinh ấy thường xuyên có mặt trong buổi tập của CLB trên một cái sân gồ ghề ở ngoại ô Milano, nhưng không ở trên sân mà ở trên một bờ tường, nơi cậu bé hằng ngày quan sát những thần tượng Kilpin, Trere và Widmer của mình tập luyện cần mẫn. Những giai thoại từ buổi đầu sơ khai của AC Milan về “ Con trời” vẫn còn được nhắc lại mãi và đọng lại trong kí ức của những người hâm mộ. Cậu bé mê AC Milan đến nỗi một hôm trèo tường vào và thậm chí còn tranh bóng với Herbert Kilpin, đội trưởng lúc ấy của đội bóng và là một người cực kì nóng tính. Kilpin đã gần như phát điên lên khi bị cậu bé gầy gò lừa bóng qua tới 3 lần và ông đuổi theo đá đít cậu bé mấy lần mà không được.

Rất bực mình nhưng nhận ra đây là một tài năng lớn trong tương lai, Kilpin chấp nhận cho De Vecchi vào đội bóng và ngay lập tức “Con Trời” trở thành một cầu thủ rất gíỏi và thậm chí được gọi vào đội hình 1 của Milan lúc mới 15 tuổi, và chỉ một năm sau, De Vecchi khoác chiếc áo màu xanh sẫm của Squadra Azzurra, qua đó trở thành cầu thủ ít tuổi nhất thi đấu cho ĐTQG cũng như AC Milan.

Tuy không dành được nhiều chiến tích với AC Milan nhưng những dấu ấn mà ông để lại cho Milan là không thể chối cãi được. De Vecchi là ngôi sao đầu tiên của AC Milan đồng thời cũng là một người đem đến cho Milan những ảnh hưởng lớn của một chế độ luyện tập và thi đấu nhà nghề cho CLB. Renzo De Vecchi mất năm 1967, thọ 73 tuổi.

PHẦN 6 - THÀNH TÍCH TRÊN ĐẤU TRƯỜNG CHÂU ÂU

I. Từ những cuộc lật đổ đế chế Real Madrid

Năm 1958 trở thành năm bản lề cho những chiến thắng trên chiến trường châu Âu của một “Đại Milan” mà sức mạnh của họ sẽ được khẳng định trong những năm tiếp theo. Milan trở thành đội bóng đầu tiên của Italia có mặt trong một trận chung kết Cúp C1 để rồi sau đó, trở thành đội bóng Italia giàu thành tích nhất trên mặt trận này. Tháng 5/1958, các chàng trai Đỏ-Đen có mặt trong trận đối đầu với Real Madrid hùng mạnh trên sân Heysel ở Bruxelles. Đó là một trận đấu với sự đối đầu của những cầu thủ tầm cỡ như Liedholm, Schiaffino và Grillo với Di Stefano, Kopa và Gento. Lúc ấy, Real Madrid đã 3 lần giành Cúp C1 liên tiếp và đã thực sự chứng tỏ được sức mạnh của mình trước một thế lực trẻ trung đang lên từ Italia. Bất chấp việc các cầu thủ Italia đã 2 lần dẫn điểm trước do công của Schiaffino và Grillo, Real không hề nao núng và gỡ lại 2 bàn do công của Di Stefano và Rial. Bàn quyết định của Real do công của Gento khi trog những giây đá hiệp phụ. Các cầu thủ Milan không cảm thấy buồn lắm sau trận đấu, bởi vì thất bại này không phải là một thảm hoạ. Chỉ có một mình Schiafino là cảm thấy buồn đến rơi lệ. Anh luôn luôn ganh đua với Di Stefano trên tất cả các phương diện, nhưng bao giờ cũng thất bại. Schiaffino đã rời CLB 2 mùa bóng sau đó, và không kịp chứng kiến thắng lợi đầu tiên của CLB trên chiến trường châu Âu vao năm 1963. Và những nỗi đau buồn của anh đã được một tên tuổi lớn khác san lấp: Đó là chân sút người Brazil Jose Altafini.

Thật vậy, những người hâm mộ lớn tuổi của Milan có lẽ sẽ không bao giờ quên được những khoảnh khắc vinh quang tột đỉnh sau chiến thắng đầu tiên của CLB trên SVĐ Wembley vào một chiều tháng 5 năm 1963. Real Madrid đã không còn là mối đe doạ đối với Milan mà đối thủ của họ trong trận CK năm đó là Benfica, đội bóng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá BĐN với những tên tuổi lớn như Torres, Coluna và nhất là “viên ngọc đen” Eusebio. Hàng hậu vệ 4 người của Milan do HLV huyền thoại Nereo Rocco lập ra đã đứng vững trong suốt trận đấu bất chấp sức ép khủng khiếp của các cầu thủ Benfica. Dù bị dẫn trước sau bàn thắng của Eusebio ở phút thứ 18, nhưng Milan không đầu hàng. 2 đường chuyền đẹp như mơ của Gianni Rivera, lúc đó chưa được 20 tuổi, đã tạo điều kiện cho Altafini chọc thủng lưới đối phương 2 lần, giúp Milan giành thắng lợi chung cuộc 2-1. Cũng năm đó, Altafini trở thành cầu thủ dội bom xuất sắc nhất của Cúp C1 với 14 bàn, một kỉ lục mà sau này chưa ai vượt qua.

Đội hình ra sân của hai đội:
Benfica: Costa Pereira, Cavem, Cruz, Humberto, Rani, Coluna, Augusto, Santana, Torres, Eusebio, Simoes – HLV: Riera
Milan: Ghezzi, Trebbi, David, Benitez, C. Maldini, G. Trapattoni, Sani, Pivatelli, Altafini, Rivera, Mora – HLV: Nereo Rocco.
Các cầu thủ ghi bàn: Altafini (60, 81)- Benfica: Eusebio (18).

6 năm sau cái ngày trọng đại ấy, lịch sử đã được lặp lại, nhưng la ở trên thánh địa Bernabeu và đối thủ của họ là đội bóng Hà Lan Ajax Amsterdam, lúc đó đã có Johan Cruyff và Keizer trong đội hình, nhưng họ vẫn không đủ sức hăm doạ Milan vì Milan quá mạnh. Quả thật năm đó là năm của Milan. Họ đã gạt đổ cả Celtic và Manchester United trên đường vào CK. Cú hat-trick của Pirati và bàn ấn định tỉ số của Sormani đã nhấn chìm Ajax. Đó là chiến tích thứ 2 của HLV huyền thoài Rocco ở Cúp C1.

Đội hình ra sân của hai đội :
Milan: Cudicini, Malatrasi, Anquilletti, Schnellinger, Rosato, Trapattoni, Lodetti, Rivera, Hamrin, Sormani, Prati – HLV: Rocco.
Ajax: Bals, Suurbier (Muller), Hulshoff, Vasovic, Van Duivendode, Pronk, Groot (Nuninga), Swart, Cruyff, Danielson, Keizer – HLV: Rinus Michels.
Các cầu thủ ghi bàn: Milan: Prati (7, 40, 75); Sormani (67) – Ajax: Vasovic (60).

II. Tới phút huy hoàng của những “Hà Lan bay”


20 năm sau chiến thắng ở năm 1969, Milan lại có cơ hội để nâng cao chiếc Cúp C1 một lần nữa. Chiến thắng hào hùng của họ trong cuộc đua ở Serie A năm 1988 với sự góp mặt của những ngôi sao Hà Lan Gullit và Van Basten đã khiến người hâm mộ hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi của họ, dù co đường vào đến CK của họ không phải là không có khó khăn, nhưng càng vào sâu, Milan càng chứng tỏ bản lĩnh của các nhà vô địch. Họ đã gạt đổ Real Madrid ngạo mạn đến 5-0 trên sân nhà San Siro sau khi cầm chân đối phương 1-1 tại Madrid nhờ một cú bay người đánh đầu song song mặt cỏ của Van Basten. Ngày 24 tháng 5 năm 1989 là một ngày không thể quên với những người Rossoneri. Bằng một lối chơi đầy quyến rũ, Milan không phải chờ đến hết trận đầu mới phân định được thắng thua. Những Lacactus, Hagi, Petrescu đã hoàn toàn sụp đổ ngay trong hiệp 1 sau những bàn thắng của cặp bài trùng Hà Lan. Thời kì “Đại Milan” làm mưa làm gió trên đấu trường châu Âu và thế giới bắt đầu.

Đội hình ra sân của hai đội:
Milan: G. Galli, Tassotti, Costacurta (F. Galli), Baresi, Maldini, Colombo, Rijkaard, Ancelotti, Donadoni, Gullit (Virdis), Van Basten – HLV: Arrigo Sacchi.
Steaua Bucarest: Lung, Iovan, Petrescu, Bumbescu, Ungureanu, Hagi, Stoic, Minea, Rotariu (Balaci), Lacatus, Piturca – HLV: Iordanescu.
Các cầu thủ ghi bàn: Gullit (17, 38). Van Basten (26,46).

Đội hình ra sân của hai đội:
Milan: G.Galli, Tassotti, Costacurta, Baresi, Maldini, Colombo (F.Galli), Rijkaard, Ancelotti (Massaro), Evani, Gullit, Van Basten. – HLV: A. Sacchi.
Benfica: Silvino, Jose Carlos, Aldair, Ricardo, Samuel, Vitor Paneira (Brito). – HLV: Eriksson.
Cầu thủ ghi bàn: Rijkaard (67)

Trên thực tế, đó cũng là chiến thắng lớn cuối cùng trên chiến trường châu Âu của Arrigo Sacchi. Thất bại tại giải Serie A năm 1991 cũng như những bất đồng với Chủ tịch Berlusconi đã khiến Sacchi phải rũ áo ra đi. Nhưng nhiều nhà chuyên môn tin rằng chính thất bại của Milan trong chiến dịch bảo vệ danh hiệu vô địch Cúp C1 trước O.Marseille đã khiến ông mất chức. Trước thế lực mới lên ở châu Âu là đội bóng Pháp trẻ trung, Milan đã không thể chiến thắng được họ trên sân nhà (hoà 1-1) và thất bại (0-1) tại Velodrome vào tháng 3 năm đó đã đẩy Milan xuống vực sâu của sự tủi nhục. Không những không ghi được bàn thắng vào lưới đối phương, họ còn bị cầu thủ ưa làm trò người Anh Waddle chọc thủng lưới ở phút thứ 75. Milan bắt đầu mất bình tĩnh. Một cú va chạm đầy ác ý của Ancelotti khiến Waddle phải rời sân trong trạng thái bất tỉnh. Chưa hết, 3 phút trước khi kết thúc trận đấu, đèn trên sân vụt tắt. Quá thất vọng, Phó Chủ tịch Galliani xua tất cả các cầu thủ vào phòng và từ chối thi đầu tiếp khi đèn đã sáng trở lại. Hành động trẻ con ấy đã khiến cho Milan phải chịu một năm treo giò ở các Cúp Châu Âu và sau đó, thời kì của Capello bắt đầu.

Nhưng O. Marseille tiếp tục là con ngáo ộp của Milan 2 năm sau đó, khi họ gặp nhat trong trận CK Cúp C1 ngày 26 tháng 5 năm 1993 tại Munich. Milan đã toàn thắng 10 trận trước đó, họ cũng vừa giành Scudetto trước đó một tuần và đầy niềm tin chiến thắng. Nhưng cú dội đầu của trung vệ Basile Boli đã nhấn chìm Milan một lần nữa. Đau đớn hơn cả, đó cũng là lần cuối cùng người ta được nhìn thấy Van Basten khoác chiếc áo Đỏ-đen trong một trận đấu chính thức của Milan. Đó cũng chính là trận đấu kết thúc huyền thoại về những người Hà Lan bay. Một kỷ nguyên của Milan đã chấm dứt như thế đấy. Capello gần như oà khóc sau thất bại.

III. Chiến thắng vĩ đại trước Barcelona

Capello không phải buồn lâu, bởi vì một năm sau, Milan đã trở lại huy hoàng hơn bao giờ hết. Với sự góp sức của Marcel Desailly, ngườI đã đoạt cúp C1 trong đội hình O.M một năm trước đó, Milan đã hoàn toàn đè bẹp đối thủ sừng sỏ Barcelona của Cruyff kiêu ngạo vào ngày 18/5/1994 tạI Athens vớI tỉ số không tưởng tượng nổI 4-0. Milan không phải là ứng cử viên của chức vô địch. Họ đã mất hai hậu vệ lão luyện Costacurta và Baresi do bị treo giò và lại phải đối mặt với những chân sút lừng danh Stoichkov và Romario của Barca. Nhưng Milan đã đứng vững, họ đã chơi một trong những trận đấu quyến rũ nhất trong lịch sử của mình. Trong trang phục màu trắng, Milan đã xuất hiện như những bóng ma, họ không cho Barca lấy một cơ hội. Đó là thắng lợi đẹp nhất của Capello. Còn đối với Berlusconi, không có gì quý giá hơn thế. Chiên thắng này đã góp phần đưa ông lên chức Thủ tướng Italia vào đầu năm 1995 và là Chủ tịch một CLB bóng đá đầu tiên trở thành một vị thủ tướng trong lịch sử thế giới.

Đội hình ra sân của hai đội:
Milan : Rossi, Tassotti, Galli, Maldini (Nava), Panucci, Albertini, Desailly, Donadoni, Boban, Savicevic, Massaro – HLV: Capello
Barcelona: Zubizarreta, Ferrer, Nadal, R.Koeman, Sergi (Enrique), Amor, Bakero, Guardiola, Eusebio, Romario, Stoichkov – HLV: Johan Cruyff Các cầu thủ ghi bàn: Massaro (22,45). Savicevic (47), Desailly (58)

IV. Sự trở lại của "đế chế" đỏ đen

Kể từ sau trận chung kết thất bại trước Ajax năm 95, Milan thực sự rơi vào khủng hoảng, không còn dành được những danh hiệu, hàng loạt cầu thủ đến rồi lại đi, thay HLV như thay áo, những Capello, Sacchi, Cesare Maldini, Terim ... đến rồi lại đi. Chỉ khi Carlo Ancelotti từ Juventus sang với đội thì Milan mới thực sự lột xác, tuy không còn giữ được lối đá đẹp mắt như trước nhưng những thắng lợi liên tiếp của Milan đã phần nào làm yên tâm người hâm mộ. Năm 2002 là một năm đặc biệt của AC Milan, sau khi vượt qua vô vàn khó khăn ở Cup C1, các bại tướng dưới tay của Milan có thể kể ra các "đại gia" của châu âu : Real Madrid, Bayern Muchen, Ajax Amsterdam, Deportivo Lacoruna... Trận chung kết châu âu của Milan năm này là trận chung kết khó khăn nhất trong lịch sử của AC Milan bởi đối thủ chính là Juventus, đội mà Milan đã thua trong chiến dịch dành Scudetto năm rồi, và tại Serie A Milan thường thua nhiều hơn là thắng. Vẫn trang phục màu trắng may mắn, AC Milan và Juventus trình diễn một trận chung kết mang đậm phong cách Italia, đến nỗi mà báo chí ngày hôm sau đều bình luận đây là trận chung kết nhàm chán nhất trong lịch sử Châu Âu. Hai đội bước vào vòng thi đấu luân lưu 11m, và may mắn cộng với sự tài năng của Dida đã giúp Milan dành chiếc cup C1 thứ 6 trong lịch sử... Không ai có thể quên được vẻ mặt "lơ láo" của Shevchenko ở cú sút quyết định.

Milan : Dida, Kaladze, P.Maldini, Nesta, A.Costacurta (R.Junior), Seedorf, Pirlo (Serginho), I.Gattuso, Rui Costa (Ambrosini), F.Inzaghi, A.Shevchenko
Juventus : Buffon, ,L.Thuram, A.Ferara, I.Tudor (Brillinderi), Montero, Camoranesi (Conte), Tarchinadi, E.David (Zalayeta), Zambrota, D.Trezeguet, A.DelPiero
Cũng năm này, AC Milan cũng đem về sân San Siro chiếc siêu cúp châu âu sau khi đánh bại Porto 1 - 0 tại sân của công quốc Monaco. Đế chế đỏ đen đã trở lại và Real Madird hãy coi chừng.

PHẦN 7 - CÁC HLV HUYỀN THOẠI Ở MILAN

Nereo Rocco - Vị thánh ở San Siro
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/it/c/ce/Rocco.gif

Nereo Rocco là một trong số những HLV để lại ấn tượng nhất trong lịch sử của CLB không phải chỉ ở những danh hiệu lớn mà ông đem đến cho độI bóng mà còn vì cá tính hơi lập dị, sự chăm chỉ, tính hay pha trò nhưng đôi khi đến mức kì dị. Điều đặc biệt nhất chính là ở chỗ ông là ngườI đầu tiên nhận ra tài năng của Gianni Rivera và đưa cầu thủ này về với Milan khi Rivera mới có 16 tuổi để sau đó trở thành một ngôi sao sáng trong lịch sử CLB. Biệt danh của ông là “Ông thánh”, Rocco làm HLV tại Milan trong 3 thời kỳ khác nhau từ 1961-1963, 1967-1973 và 1975-1977. Nhiều người chỉ trích lối chơi của Milan dưới thời Rocco là nhàm chán và thiên về phòng ngự nhưng chính lối đá ấy đã đưa Milan tới chức vô địch Cúp C1 năm 1963. Hơn thế nữa, Jose Altafini, cầu thủ người Brazil được ông đưa về cách đấy 2 năm cũng là vua phá lưới trong năm ấy với 14 bàn thắng. Trong suốt những năm tháng dưới tay Rocco, Milan đã có những ngày tháng huy hoàng nhất và những cầu thủ vĩ đại nhất. Đó cũng là thời kì đầu tiên của một “Đại Milan” thống trị thế giới trong những năm 60. Milan đã giành được 2 Cúp C1, 2 Scudetto, 1 Cúp C2 và 1 Cúp Liên lục địa dưới triều đại của ông.

Không chỉ là một HLV giỏI, Rocco cũng là một nhân cách lớn. Ông thường yêu các cầu thủ như con và các cầu thủ cũng coi ông như một người cha. Cesare Maldini, một trong số những cầu thủ được Rocco ưa thích nhất, kể lại rằng, mỗI khi đội bóng chơi không tốt thì mình là người đầu tiên bị chỉ trích bởi Rocco. “Lúc ấy, ông ấy quay sang tôi, nháy mắt như muốn nói. “Thế nào, con trai của bố mà lại chơi tệ thế à? “. Năm 1973, Milan thất bại trước Verona trong trận đấu cuối cùng ở Serie A và mất luôn chức vô địch vào tay đối thủ truyền kiếp Juventus, khi Rivera cãi nhau với trọng tài Lo Bello, người đã xử ép Milan rất nhiều trong trận đấu ấy, Rocco đã xông vào và nện cho ông này một trận tơi bời. Hậu quả là cả Rivera và Rocco bị cấm thi đấu và chỉ đạo 3 tháng. Nhưng Rocco thú nhận: “ Tôi rất hả lòng hả dạ”. Rivera là người được ông cưng chiều nhất, trong một buổi tập của CLB, một thành viên của đội trẻ có một cú tắc vào Rivera đang ở tuổi xế chiều, Rocco nhảy dựng lên và gào thét ầm ỹ:” Sao **** dám làm trò đểu giả ấy”. Người ta còn nói rằng, Rocco cấm tất cả các cầu thủ đọc báo, truyện, thậm chí cả truyện tranh trong trại huấn luyện của CLB. Người ta sẽ còn nhớ mãi Rocco vì những điều ấy. Ông không mất nhiều thời gian để đi vào trái tim những người hâm mộ Milan. Rocco mất năm 1979 ở tuổI 67. Xin cám ơn ông , “Ông thánh”

Arrigo Sacchi – Một người hói thiên tài
http://cronologia.leonardo.it/sport/crono40.jpg

Sẽ không có ai dám khẳng định điều ấy nếu bây giờ là năm 1987, năm mà một Sacchi vô danh và rụt rè đặt chân lên thảm cỏ xanh mượt của San Siro hào nhoáng. Chính Berlusconi, người lúc ấy vừa ngôi lên ghế chủ tịch CLB một thời gian đã phát hiện ra ông, đưa ông về Milan, lúc ấy đang cần tìm một HLV thay thế Liedholm tài ba và tin cậy ông rất nhiều trong những năm ông ở đây. Sacchi không có một lý lịch “đẹp”. Ông chỉ là con của một người thợ đóng giày và có một sự nghiệp cầu thủ chẳng có gì đáng tự hào. Ông có một thời gian ngắn làm HLV cho Parma, lúc đó chỉ là một CLB vô danh chơi ở hạng Serie C1. Sacchi đã đưa CLB lên hạng Serie B trong vòng một năm, giúp họ đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng và thế cũng đủ để lọt vào mắt xanh của Berlusconi, ngườI rất thích phong cách huấn luyện của Sacchi.

Sacchi không được lòng các cầu thủ vốn được cưng chiều ở Milan. Ông đem về CLB hai cầu thủ mà về sau sẽ trở thành những chân sút lớn của CLB: Paolo Virdis và Daniela Massaro, lúc đó còn vô danh. Báo chí Italia mỉa mai gọi Sacchi là “ Lão hói” và còn đặt cược xem ông sẽ ở lại với Milan trong bao nhiêu ngày. Thậm chí Franco Baresi còn cảm thấy tự ái khi Sacchi cho anh xem cuốn băng về hậu vệ Signorini của Parma và bắt anh phải chơi hệt như cầu thủ này. Các cầu thủ còn cảm thấy bất mãn hơn nữa khi Sacchi đưa vào áp dụng một chế độ luyện tập khổ sai, không cho phép các cầu thủ ngủ trưa mà thay vào đó là một tiếng đồng hồ liệu pháp tâm lý và thể lực. Chính chế độ tập luyện hà khắc ấy đã khiến các cầu thủ gọi ông là “cái búa tạ”. Một trong những chiến thuật lớn nhất đã được hoàn thiện dưới thời Sacchi là chiến thuật phòng thủ khu vực, vốn đã được áp dụng đầu tiên dưới thời của người tiền nhiệm Liedholm. Từ đây, Milan bắt đầu chơi với một hàng hậu vệ chuỗi mắt xích 4 ngườI phòng ngự theo chiều nghiêng với Baresi chơi ở vị trí libero, bẫy việt vị được áp dụng được áp dụng một cách liên tục tạo ra một sức ép lên đối phương. Sacchi cũng yêu cầu các cầu thủ phải chơi nhanh, tăng cường tấn công mạnh ở 2 cánh và sử dụng các tiền đạo và tiền vệ trung tâm trong một thế trận pressing liên tục trong suốt thời gian thi đấu. Đó chính là hệ thống thi đấu nổi tiếng thế giới mang tên Sacchi, và được coi là phát kiến lớn lao về chiến thuật cuối cùng của thế kỉ 20.

Sacchi đã có công đưa về Milan bộ 3 huyền thoại Van Basten-Gullit-Rijkaard, cùng với một dàn cầu thủ nội địa đẳng cấp thế giới: Maldini, Costacurta, Donadoni, Baresi, Virdis, Colombo, Ancelotti, Evani…mở ra thời kì huy hoàng thứ 2 của AC Milan trên chiến trường bóng đá ngoài biên giới Italia. Trong 4 năm tại vị, Sacchi đã cùng Milan giành 1 Scudetto, 2 Cúp C1, 2 Cúp Liên lục địa và 2 Siêu Cúp châu Âu nhờ sức mạnh về nhân lực và chiến thuật đúng đắn của mình. Thời kì của Sacchi kết thúc năm 1991, sau một mùa giải trắng tay cùng CLB. Nhưng rất nhiều người cho rằng, ông phải ra đi vì không hoà hợp được với các cầu thủ của mình, trong đó có Van Basten, người luôn yêu cầu ông cho phép anh được chơi tự do hơn.

Sau Milan, Sacchi cũng đã có 6 năm làm HLV cho Squadra Azzurra, và mặc dù các số liệu thống kê cho thấy, ông là HLV giàu thành tích hàng đầu của đội tuyển, nhưng Sacchi không được người dân Italia ưa thích do tính thích thử nghiệm của ông. Sacchi rời đội tuyển năm 1996 sau thất bại ở EURO. Sacchi cũng quay trở lại Milan trong những ngày khốn khó của CLB, nhưng cũng chỉ ở lại được vài tháng trước khi lại ra đi khi không cứu được CLB thoát khỏi những thất bại nhục nhã ở Champions League và Serie A. Sacchi cũng có thời kì làm HLV ở Aletico Madrid nhưng cũng không thành công. Hiện nay, sau khi đến rồi đi khỏi Parma, ông đang là một BLV bóng đá khá nổi tiếng và vẫn đang mong chờ một ngày nào đấy được trở lại với bóng đá đỉnh cao, bởi vì “ Tôi được sinh ra là cho bóng đá và tất cả những gì trải qua vẫn là chưa đủ với tôi”. Dù thế nào đi chăng nữa, xin chúc Arrigo may mắn!

Fabio Capello – Đi lên từ sự khiêm tốn

Khuôn mặt hay nhăn nhó, nụ cười gần như không bao giờ thấy trên môi và một thái độ khá kín đáo khi tiếp xúc với báo chí, Capello là người đem đến cho người khác, những ấn tượng xấu nhiều hơn là sự yêu thích ban đầu. Nhưng có một điều đơn giản, ông thích nói ở trên sân nhiều hơn bởi bản tính giản dị và không thích màu mè. Capello đã từng có thời được coi là một tài năng trẻ. Chơi ở vị trí tiền vệ trong đội hình Roma rồi Juventus những năm 70, Capello được nhớ đến như một cầu thủ có lối chơi khiêm tốn, cần cù và năng động. Người ta sẽ còn nhớ mãi ông trong tư cách cầu thủ với bàn thắng duy nhất vào lướI đội tuyển Anh năm 1973 trong một trận đấu giao hữu ngay trên sân Wembley. Capello đến với Milan trong những năm cuối cùng của sự nghiệp nhưng cũng để kịp giành một Scudetto vớI CLB năm 1979 trước khi giải nghệ vào năm sau đó.

Capello học được nhiều trong những tháng năm làm trợ lý cho HLV Liedholm trong những năm 80. Ông còn là cánh tay phải của Berlusconi ở tập đoàn Finivest trong khi vẫn là HLV của đội trẻ. Khi Capello lên nắm quyền thay cho Sacchi năm 1991, nhiều người cho rằng ông chỉ là bù nhìn của Berlusconi và thậm chí còn bi quan cho rằng, sau Sacchi sẽ không còn một Milan vĩ đại nữa. Nhưng họ đã nhầm, chuỗi thắng lợi của Milan, không dừng lại ở đấy. Các cầu thủ mệt nhoài bởi những buổi tập nặng nề dưới thời Sacchi nay có thể thở phào nhẹ nhõm vì những buổi tập đã nhẹ hơn và Capello cũng thành công trong việc đem lại một sự tự tin và sinh khí mới cho các cầu thủ. Kế tục những gì mà Sacchi đã để lại, Capello xây dựng một phong cách thi đấu mới, tập thể hơn, sắc sảo hơn nhưng cũng chặt chẽ hơn và chắc chắn hơn trong phòng ngự. VớI những chiến thắng trong 5 năm dưới quyền Capello, Milan tiến lên một đỉnh cao mới: 4 Scudetto, trong đó có 3 lần liên tiếp từ 1992 đến 1994, 1 Cúp C1, 1 Siêu Cúp châu Âu và 2 lần vào Chung kết Cúp C1 châu Âu. Đó là những năm tháng của một Milan hơi khắc khổ, ít sáng tạo hơn, nhưng đầy tính thực dụng và rất chặt chẽ. Nhưng cuộc hôn nhân của Capello với Milan đã kết thúc vào mùa xuân 1996. Sau khi đem về cho Milan một Scudetto nữa, Capello cũng trở lại một lần nữa vào năm 1997, nhưng không thành công.

Capello cũng có một năm thành công với Real Madrid, đem lại một chức vô địch cho CLB “Hoàng gia”. Giờ đây, đang là HLV của AS Roma, Capello đang hy vọng sẽ đưa CLB cũ của mình lên một đỉnh cao mới. 18 năm sau khi CLB này đoạt Scudetto lần cuối cùng. Nhưng các CĐV Milan không bao giờ quên ông. Bằng chứng là trong trận đấu của Roma trên sân San Siro với Milan, trên khán đài của SVĐ phấp phớI một băng rôn với dòng chữ: “Grazie Capello!” (“Xin cảm ơn Capello!”).

Ancelotti khỏi phải bàn

PHẦN 8 - MILANELLO - NIỀM TỰ HÀO CỦA CÁC CẦU THỦ MILAN

Nhắc đến AC Milan, không thể không đề cập đến Milanello – khu tập luyện của đội bóng và hơn hết, đây là nơi ươm mầm những tài năng. Baresi, Maldini, Costacurta… đã trưởng thành từ đây và chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều ngôi sao khác gắn bó và tỏa sáng cùng Milan.

Trung tâm được thành lập năm 1962, là trung tâm thứ nhì được xây dựng sau trung tâm huấn luyện của đội tuyển quốc gia Italia. Công cuộc xây dựng rất hoàn hảo nên từ đó chưa phải thực hiện những tu chỉnh lớn. Khi ngài Berlusconi đến với AC Milan, trung tâm chỉ cần phải tăng thêm những tiện nghi cho cầu thủ.

Các cầu thủ của trung tâm đến từ khắp nước Ý. Mỗi chủ nhật có 80 quan sát viên có mặt tại các sân đấu để tìm kiếm những tài năng trẻ. Họ phải báo cáo thường xuyên cho Ariedo Braida – giám đốc thể thao. Và muốn vào trung tâm, các cầu thủ trẻ này, dĩ nhiên phải hay hơn các cầu thủ đang theo học và tập luyện tại đây. Hàng năm trung tâm tiến hành thử nghiệm hơn 500 cầu thủ, nhưng không phải tất cả trong số này đều được giữ lại trung tâm. Milanello tổ chức những cuộc thực tập để phát hiện tài năng ở rất nhiều nơi trên toàn nước Ý: Roma, Verona, Florence và trong những năm gần đây trung tâm đã mở rộng đối tượng tìm kiếm của mình ra khỏi lãnh thổ Italia, sang châu Phi. Trung tâm đứng ra tổ chức các cuộc thi đấu nhỏ, nhất là vào mùa xuân để thử nghiệm các cầu thủ trẻ. Các cầu thủ này được cho đấu với các đội bóng của Milan trong dịp lễ phục sinh để trải qua những thử thách phụ. Những cầu thủ thể hiện được mình sẽ có cơ may gia nhập trung tâm.

Các học viên của Milanello đều tiếp tục con đường học vấn cho dù họ có trình độ nào đi nữa. Theo mong muốn của ngài chủ tịch Berlusconi thì Milan phải đào tạo không chỉ những cầu thủ bóng đá mà còn đào tạo họ như những con người. Điều này lý giải vì sao đa số các cầu thủ Milan đều có thái độ rất đúng mực, rất lịch lãm và rất thành công trong các lĩnh vực ngoài sân cỏ. Không ít trong số họ tiếp tục ở lại đội bóng trên các cương vị khác nhau và thậm chí họ là những nhà quản lý không tồi, đó là Baresi, Tassotti, Leonardo… Việc trang bị kiến thức cho các học viên ở Milanello là rất nhân đạo vì không phải tất cả trong số họ có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầu thủ, họ cần được chuẩn bị tất cả cho tương lai. Gần giống như ở các trường học, mùa tập huấn ở đây bắt đầu vào tháng 8. Đúng vào học kỳ, ngày làm việc sẽ rất dài. Các học viên sẽ thức dậy vào lúc 6h45; dùng điểm tâm lúc 7h10; lên xe bus và đến trường lúc 7h30; trở lại trung tâm lúc 13h30; dùng bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện lúc 15h; tập luyện đến 18h; 18h30 dùng bữa tối. Sau đó các học viên phải học thêm với các giáo sư được mời đến để giúp họ vượt qua sự trậm trễ trong học vấn. Họ sẽ đi ngủ lúc 10h.

Về tổ chức giải trí cho học viên, người ta thường gọi trung tâm này là “chiếc lồng mạ vàng” vì học viên được hưởng nhiều sự tự do. Họ cần biết đời sống bên ngoài diễn ra như thế nào, đó không đơn thuần là để giải trí, nó giúp các cầu thủ trẻ có được sự thăng bằng. Ở Milan hầu như không có trường hợp các cầu thủ sa ngã, nghiện ngập vì họ được giáo dục tốt và được đặt trong một môi trường mà cha mẹ họ hoàn toàn có thể yên tâm. Đôi khi sau các trận đấu, một vài học viên ở không xa trung tâm có thể về thăm gia đình, số khác thì cơ hội đó có thể ít hơn. Những người có trách nhiệm ở trung tâm cho rằng việc các học viên có thể thường xuyên trở về với gia đình là rất quan trọng, điều này giúp cho việc giáo dục học viên toàn diện hơn và học viên sẽ ít bị căng thẳng hơn. Các cầu thủ trẻ phần lớn sẽ được đem đi cho mượn khi chưa thực sự chứng tỏ được mình. Điểm đến của họ thường là Monza ở Serie C, cũng thuộc sở hữu của ngài Berlusconi, đây cũng là một trung tâm tập luyện rất tốt và đặc biệt là rất gần trường đua Công Thức I nổi tiếng – trường đua Monza. Họ cũng có thể sẽ được cho các CLB hạng thấp mượn hoặc được đưa đi nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế của CLB AC Milan.

Khi 18 tuổi, họ được ký hợp đồng với thời hạn 1 năm. Họ được hưởng 4000 franc do Milan trả kể cả với các cầu thủ đang đá cho CLB khác, điều quan trọng nhất là họ được giữ ở trạng thái hoạt động – được chơi bóng. Kế tiếp họ ký hợp đồng với một CLB khác với mức lương 17.250 franc mỗi tháng, nhưng trung tâm vẫn giữ quyền ưu tiên với các cầu thủ này. Trong một hay hai năm, họ vẫn thuộc tài sản của AC Milan. Ngày nay, điều này rất phổ biến tại các đội bóng lớn ở Ý, Juventus là CLB thường xuyên sử dụng và sử dụng rất thành công hình thức “đồng sở hữu cầu thủ”.

Tất cả quy trình trên đây thể hiện tính chọn lọc rất tàn nhẫn của bóng đá chuyên nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung: hoặc là sống sót để trở thành ngôi sao, hoặc không là gì cả. Theo những người quản lý Milanello, họ luôn nhắc nhở các học viên về điều này. Khi các học viên bắt đầu nhập học, người ta nói ngay: “Cc cậu đang ở Milan, nhưng không phải đã đến đích, tất cả mới chỉ bắt đầu mà thôi”. Chỉ có khoảng 1% học viên có thể trở thành cầu thủ hay (tức là có thể thi đấu và trụ vững tại Serie A). Nếu cứ hai năm có một cầu thủ được một đội bóng nhà nghề tuyển dụng thì các nhà quản lý trung tâm đã có thể coi đó là một con số chấp nhận được. Và rất ít trong số này sẽ trở thành cầu thủ ở đội I Milan, nhất là kể từ khi điều luật Bosman có hiệu lực. Trong đội hình hiện tại của Milan, cầu thủ gần đây nhất trưởng thành từ Milanello là Marco Borriello, hy vọng anh sẽ thể hiện được tài năng và gắn bó lâu dài với Milan. Tất nhiên, đối với mọi học viên luôn hiện hữu một “tinh thần Milan”. Họ đá bóng cùng một cách như đội I của Milan. Ông Berlusconi yêu cầu các đội bóng phải thi đấu cùng với một tinh thần như nhau: cống hiến và quyết tâm; không bao giờ lùi bước. Họ cũng được truyền lại phong thái của đội bóng nằm tại kinh đô thời trang; luôn mặc áo sơ mi, thắt cà vạt khi phải di chuyển tới đâu đó. Hẳn là với bất cứ cầu thủ nào từng có cơ hội tập luyện tại trung tâm, họ không chỉ biết cách phải xử lý ra sao với trái bóng trên sân mà còn biết cách làm thế nào để trở thành một người đàn ông đứng đắn và hào hoa.

PHẦN 9 - AC MILAN VS INTER MILAN - MỐI THÙ TRONG GIA TỘC

Những trận đấu giữa AS Roma và Lazio có thể biến “thành Rome bất diệt” chia làm 2 phe, những cuộc chạm chán giữa Juventus và Torino có thể khiến các CĐV 2 đội mất ngủ hàng tuần... Nhưng trong quá khứ cũng như hiện tại, chẳng có cuộc đọ sức nào giữa các “võ sĩ giác đấu” thành Rome hay những “người khổng lồ” thành Turin có thể đạt đến độ nóng trên sân cỏ như cuộc nội chiến thành Milano. Vì vậy mà khi nói đến trận “ Derby lớn”, các CĐV Italia hiểu ngay rằng đó là cuộc chạm chán kinh điển trên sân San Siro.

Chỉ ngay cái tít tưởng chừng như rất đơn giản “Milan gặp Inter” đã đủ để gợi lên những ánh lửa, niềm đam mê và bao cảm xúc: sung sướng, hân hoan, và cả đắng cay, thống khổ.... Đó là trận đấu lớn giữa những HLV lừng danh của thế giới, giữa những cầu thủ đắt giá và nổi tiếng, giữa những vị chủ tịch giàu có đầy quyền uy, giữa những biển người trong 2 màu Đỏ - Đen với những cơn sóng mang 2 màu Xanh – Đen.

Một lần cùng nhau

Ngày nay, có thể họ bị chia rẽ, nhưng những người yêu bóng đá thành Milan đã từng chỉ cổ vũ cho một đội bóng. Đó là Milan Cricket and Football Club, do một người Anh là Alfred Edwards sáng lập năm 1899. Ngày 9/3/1908, sau một cuộc họp ở nhà hàng Orologio gần Piazza del Doumo, một nhóm CĐV nổi loạn người Ý và Thụy Sĩ quyết định li khai và lập ra Inter Milan, CLB của riêng họ. 7 tháng sau, ngày 18/10/1908, Inter gặp Milan trong trận derby đầu tiên ở bên kia dãy Alpine, tại Chiazzo, Thụy Sĩ. Sự kình định giữa 2 CLB ra đời từ kể từ đó.Phải đến hơn 60 năm sau, ngày 29/6/1969 mới lại có một trận derby khác diễn ra ngoài Italy. Hai đội gặp nhau tại sân Yankee ở New York trong một giải đấu giao hữu.

Những người anh em thù hận

Trong cuốn sách “Tất cả những cuộc chiến truớc đây của chúng tôi”, nhà văn Javier Marca, là một CĐV cuồng nhiệt của Real Madrid, đã viết: “Sự thù hận không phải là điều dễ dàng mà có”. Ông lập luận rằng: “Trong bóng đá, cần phải có nhiều năm chiến thắng, bất kể chiến thắng đó có xứng đáng hay không, phải có những bàn thắng ngoạn mục và kiêu kì, phải có những cầu thủ vĩ đại và kì tài, phải thỉnh thoảng xúc phạm đối phương và khiến hàng nghìn CĐV của họ phải thất vọng. Như thế mới tạo nên sự căm hận. Sự căm hận tột cùng nhất được khơi dậy bởi một phong độ ổn định, bởi những kết quả tuyệt vời, và sau đó nó sẽ được tán dương như thể Antonio Salieri coi thường Mozart vậy.”.

Tuy nhiên, sự thù hận giữa các CĐV của Milan và Inter có ngay từ trận derby đầu tiên. Chỉ có điều nó hơi khác so với những nơi khác. “Chúng tôi giống như những người anh em thù hận hơn là những kẻ thù của nhau”. Luca, một CĐV cực hữu của Inter , ngồi ngoài quán Bar Stadio chỉ cách sân San Siro vài chục mét vừa ăn chiếc bánh sandwich kẹp pho-mát vừa nói về trận derby thành Milan. Ở các trận derby khác trên khắp Italia, đặc biệt như tại Rome và Turin, sự kình địch gay gắt giữa các đối thủ thường dẫn tới bạo lực giữa 2 nhóm CĐV quá khích của 2 phe. Nhưng chuyện đó rất ít khi xảy ra ở San Siro, sân nhà chung của Milan và Inter. Luca lí giải: “Chúng tôi tuy chẳng ưa gì nhau, nhưng có lẽ cả hai đều ghét Juventus hơn. Tuy có xúc phạm và chế nhạo nhau nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó thôi. Thực ra, chúng tôi sống cùng nhau trên một đường phố, làm việc ở cùng một nhà máy và cùng nhau đi lại trên một chiếc xe điện ngầm. Đúng là đôi lúc có một số chuyện vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng rất ít ”.

Những người đã quen với các trận derby căng thẳng hơn có thể sẽ lấy làm lạ khi thấy các CĐV của Milan và Inter thường ngồi uống bia và tán gẫu với nhau trong quán bar trước mỗi trận đấu. Việc các thành viên trong một gia đình ở Milan là CĐV của cả AC và Inter cũng chẳng phải là chuyện hiếm. Trận derby thành Milan mang vấn đề uy tín nhiều hơn là một cuộc nội chiến. Nó thiếu sự chia rẽ về tôn giáo hay chính trị vốn luôn tiềm ẩn đằng sau những trận derby ở Madrid, Rome, hay Glasgow Thực ra sự mâu thuẫn gay gắt về chính trị giữa 2 CLB đã từng tồn tại trong lịch sử nhưng nó đã nhạt đi trong thập kỉ gần đây. Inter vẫn được cho là CLB thuộc phái cánh hữu, bảo thủ, thu hút được các CĐV từ những khu phố giàu có của Milan Tuy nhiên, mặc dù là ông trùm dầu lửa của Italia, nhưng ngài Chủ tịch Massimo Morratti lại được coi là nhà chính trị theo đường lối cánh tả, thậm chí đã từng được phe trung tả đề cử tranh chức thị trưởng Milan. Ngược lại, AC Milan đã có thời được coi là đội bóng của tầng lớp lao động. Đội bóng nhận được sự ủng hộ của nhiều nghiệp đoàn và các nhà hoạt động cánh tả. Ấy vậy mà những thành công trong khoảng 15 năm trở lại đây của CLB phần lớn nhờ đồng tiền ông trùm truyền thông Silvio Berlusconi, đương kim thủ tướng Ý và thủ lĩnh đảng Forza Italy theo đường lối trung hữu!

Ngày nay, sự khác biệt giữa 2 CLB chỉ còn là lối chơi và cách tìm kiếm vinh quang.

Ánh sáng, màu sắc và âm thanh

“Tiến gần đến San Siro vào buổi chiều tối trước trận đấu, bạn phải nín thở bởi những ánh sáng rực rỡ chói lòa”, một CĐV khác của Inter tên là Giuseppe cho biết, “Đứng ngoài SVĐ, bạn có cảm tưởng thế giới xung quanh như ngừng trôi bởi trái tim các CĐV đã tìm thấy tổ ấm, tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”.

Sau trận derby ngày 11/5/2000 kết thúc với thắng lợi kỉ lục 6-0 nghiêng về Milan, báo chí địa phương đã không tiếc lời ca ngợi về một chiến thắng lịch sử và một kỉ lục mới được nêu trong những lần đọ sức giữa 2 đội. 2 bàn của Shevchenko, 2 bàn của Comandini, và 2 bàn còn lại do công của Giunti, Serginho đã làm huỷ hoại những thứ “đồ chơi đắt tiền” của ông Moratti. Đó cũng là trận đấu đưa ngài Chủ tịch Milan Berlusconi lên chín tầng mây. Người ta đồ rằng chiến thắng của ông tại cuộc tổng tuyển cử Italia 2 ngày sau đó có đóng góp rất lớn từ trận đại thắng của Milan. Sau trận đấu, Inter đã buộc phải rời sân trong sự hộ tống nghiêm ngặt của cả 1 phái đoàn cảnh sát do các CĐV của họ cố gắng tràn xuống sân để trừng phạt Vieri và các đồng đội. Họ trút nỗi tức giận bằng cách liệng các đồng xu và ném vỏ lon bia vào chiếc xe bus chở các cầu thủ Inter đang muốn thoát thật nhanh khỏi sân.

Sau đó, HLV Marco Tardelli của Inter đã phải thú nhận rằng đó là “những cảnh tượng tồi tệ nhất mà ông từng được chứng kiến trong cuộc đời”. Còn đội trưởng Milan Paolo Mandini khẳng định rằng anh không muốn chơi tại San Siro trong bầu không khí sục sôi căm hận như vậy nữa.

Những nhân vật thuộc về lịch sử

HLV Achentina Helenio Herrera, được biết đến với biệt danh “thầy phù thuỷ”, đã dẫn dắt Inter Milan đến những thành công vĩ đại nhất trong lịch sử CLB này ở thập niên 60 của thế kỉ trước với 3 Scudetto, 2 cúp C1 và 2 cúp Liên lục địa. “Ngay cả khi bạn đã cống hiến tất cả những gì mình có, thế vẫn là chưa đủ”- câu nói ưu thích ấy của Herrera đã phần nào nói lên phong cách của ông. Đối với người phát minh ra chiến thuật “Catenaccio” này, quyết tâm thi đấu hết mình của mỗi cầu thủ quan trọng hơn những đường chuyền công phu; việc xây dựng một bức tường phòng ngự không thể xuyên thủng được coi trọng hơn việc tạo ra những phương án tiến công lắt léo.

PHẦN 10 - ĐỘI HÌNH TIÊU BIỂU MỌI THỜI ĐẠI

Đội hình 3-4-3

Thủ môn: Lorenzo Buffon (1949-59) - Buffon khởi đầu sự nghiệp khá sớm ở tuổi 20. Trong một thập kỉ ông đã cùng đoàn quân sọc đỏ đen giành được 4 danh hiệu Scudetto. Ông có một vị trí quan trọng trong đội hình lớn đầu tiên của Milan. Trong đội hình khi đó có bộ ba người Thuỵ Điển rất nổi tiếng là Gre-No-Li. Ông đã mang băng đội trưởng của Italy 16 lần.

Hậu vệ: Franco Baresi (1977-97) - Cùng với Franz Beckenbauer và Gaetano Scirea, có lẽ Baresi là một trong những “libero” vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Ông đã được bầu chọn là cầu thủ Italy vĩ đại nhất trong thế kỉ XX. Trong cả sự nghiệp ông chỉ chơi cho duy nhất một CLB là Milan và khi ông từ giã sân cỏ, CLB đã không bao giờ có thêm một chiếc áo số 6 nào nữa. Trong 20 năm, ông đã 6 lần vô địch Serie A và 3 lần vô địch Châu Âu. Ông cũng đã 81 lần khoác áo ĐTQG và là đội trưởng của á quân Italy tại USA 94.

Hậu vệ: Karl-Heinz Schnellinger (1965-74) – Ông là một cầu thủ tóc vàng rất thông minh. Người Ý nhớ đến ông không hoàn toàn là do những đóng góp của ông cho Milan mà chính vì ông là người đã ghi bàn gỡ hoà 3-3 cho các cầu thủ Đức trong trận BK thế kỉ tại WC 1970 giữa Đức và Ý. Kết quả cuối cùng cỗ xe tăng Đức đã giành chiến thắng 4-3 sau hiệp phụ và đập tan giấc mơ của đội bóng màu thiên thanh. Trong 9 năm chơi cho Milan ông đã giành được 1 danh hiệu Scudetto, 1 cúp Châu Âu, 2 siêu cúp nước Ý và 3 cúp quốc gia Italy.

Hậu vệ: Paolo Maldini (1984-2008) – Anh là một trong những huyền thoại của bóng đá nói chung. Gần nửa thế kỉ qua, Maldini vẫn là một phần của bóng đá đỉnh cao. Anh bắt đầu sự nghiệp với Milan năm 1985 và anh đã trở thành cầu thủ có số lần mang băng đội trưởng nhiều nhất trong lịch sử CLB cũng như tại Serie A. Trong vô vàn giải thưởng anh đã đoạt được đáng kể nhẩt là 7 lần vô địch Serie A và 5 lần nâng cao cúp Châu Âu. Anh cũng là cầu thủ có số lần khoác áo ĐTQG Italy kỉ lục với 126 lần là đội trưởng của Azzuri.

Tiền vệ: Nils Liedholm (1949-61) - Ông là một trong những người Thuỵ Điển được kính trọng nhất. Khả năng truyền bóng của ông hoàn hảo đến mức người ta đồn rằng trong hai mùa giải liên tiếp ông không hề mắc một lỗi nào. Khi ông từ giã sân cỏ, toàn bộ khán giả tại San Siro đã đứng dậy hoan hô ông trong vòng 5 phút. Ông là một trong bộ ba người Thuỵ Điển huyền thoại của Milan, hai người kia là Gunnar Gren và Gunnar Nordahl. Ông đoạt 4 danh hiệu Scudetto với Milan và sau đó lại dẫn dắt họ và Roma vô địch Serie A.

Tiền vệ: Frank Rijkaard (1988-93) – Ông là một tiền vệ phòng ngự thuộc hang hay nhất TG. Tuy nhiên sự nghiệp của ông lại không được công nhận như những người đồng hương Gullit và Van Basten. Cùng với Milan ông đã 2 lần đoạt được Scudetto và hai lần chiến thắng tại cúp Châu Âu. Chính ông là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định vào lưới Befica đem về chiếc cúp vô địch cho Milan năm 1990. Sự nghiệp thi đấu cho ĐTQG Hà Lan của Rijkaard cũng không kém thăng trầm. Anh đã cùng cơn lốc màu da cam chiến thắng tại EURO 88 song lại bôi nhọ danh tiếng của mình bằng việc nhổ nước bọt vào Rudi Voller tại Italia 90’.

Tiền vệ: Roberto Donadoni (1986-96 & 1997-99) – Trong nhiều năm người Ý đã không thể tự hào vì họ đã không có nhiều tiền vệ suất sắc, song Donadoni chắc chắn phải làm cho các CĐV tại đất nước hình chiến ủng hài lòng vì ông chính là một trong những tiền vệ hay nhất. Milan đã chiến thắng Juventus trong cuộc chạy đua để có dược chữ kí của Donadoni và họ đã không phải thất vọng. Sau hơn một thập kỉ chơi cho Milan ông có thể tự hào vì đã giành được hầu hết mọi vinh quang ở cấp CLB. Với một tầm bao quát rộng lớn và kĩ thuật rất tốt, ông cũng đã 63 lần khoác áo ĐTQG Italy. Tuy nhiên kỉ niệm với Azzuri của ông lại không mấy vui do ông đã đá hỏng quả penalty khiến Italy bị loại tại trận BK Italia 90’ bởi các cầu thủ Argentina.

Tiền vệ: Gianni Rivera (1960-79) - “Cậu bé vàng” Rivera bắt đầu sự nghiệp chơi bóng tại Serie A cho CLB quê nhà Alessandria ở tuổi 15. Tài năng của ông đã được Milan chú ý và họ đem ông về San Siro. Trong 19 năm sau đó, ông đã đoạt được rất nhiều danh hiệu ở cấp CLB, đặc biệt là 3 danh hiệu Scudetto và 2 cúp Châu Âu. Màn trình diễn của ông trong trận CK cúp Châu Âu 1969 giữa Milan và Ajax Amsterdam (Kết quả Milan thắng 4-1) được coi là màn trình diễn cá nhân xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá. Chính nhờ trận CK đó mà Rivera được nhận “Quả bóng vàng” năm đó. Tuy nhiên, cũng giống như “Cậu bé vàng” Alessandro Del Piero ngày nay, Rivera cũng không hề nhận được vinh quang như thế ở cấp ĐTQG.

Tiền đạo: Jose Altafini (1958-65) - Rất nhiều người coi Altafini như là cầu thủ Brazil vĩ đại nhất đã từng thi đấu tại Serie A. Sau 248 lần ra sân ông đã ghi được 168 bàn cho CLB và giành được vô số danh hiệu. Thời điểm đáng nhớ nhất với tiền đạo này có lẽ là trận CK cúp Châu Âu năm 1963. Ông đã ghi cả hai bàn đem về chiến thắng 2-1 cho Milan trước các cầu thủ Befica của Eusebio. Sau đó ông đã chuyển sang thi đấu cho Napoli rồi Juventus và ở đâu ông cũng có những thành công đáng nể. Ông từ giã sự nghiệp khi đã gần 38t sau 18 năm chinh chiến tại bán đảo này.

Tiền đạo: Marco Van Basten (1987-93) – Ông là một mẫu tiền đạo đúng nghĩa. Van Basten là mảnh ghép cuối cùng trong bộ ba người Hà Lan tại sân San Siro. Ông đã giành được 3 danh hiệu “Quả bóng vàng” , 3 Scudetto, 2 cúp Châu Âu và ghi được 108 bàn sau 168 lần ra sân. Ông cũng là ngôi sao lớn cuả Hà Lan.Chính tiền đạo này đã ghi một bàn thắng đáng nhớ trong trận CK EURO 88. Ông từ giã sân cỏ năm 29t do chấn thương.

Tiền đạo: Gunnar Nordahl (1949-56) – Không bàn đến kĩ thuật cũng như là sức mạnh của tiền đạo này mà chỉ cần nhìn vào thành tích ghi bàn của ông cũng đủ để dành cho ông vinh dự là một chân sút tiêu biểu của Milan. Với 210 bàn trong 257 trận, ông không những là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử Milan mà còn là cầu thủ có số bàn thắng ghi được nhiều thứ hai tại Serie A sau Silvio Piola. Ông đã 5 lần đoạt danh hiệu “Vua phá lưới” và 2 lần là nhà vô địch Serie A.Ông cũng đã ghi 33 bàn sau 43 lần khoác áo Thuỵ Điển.

chet_lahet
30-12-2009, 20:28
Ngoại trừ sự hiện diện bất ngờ nhưng xứng đáng của Shay Given, các tên tuổi còn lại được ESPN lựa chọn cho đội hình tiêu biểu của giải Ngoại hạng thập niên đầu thế kỷ 21 đều đang hoặc đã từng chơi cho “tứ đại gia”.

Thủ môn: Shay Given

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay30/doihinh30.jpg
Shay Given nổi bật ở sự ổn định và phản xạ cực kỳ nhạy bén

Dù trong màu áo Newcastle trước đây hay Manchester City hiện nay, thủ thành người Ai len vẫn luôn duy trì được sự ổn định hiếm có, thậm chí hơn cả những tên tuổi nổi tiếng như Petr Cech, Edwin Van der Sar hay Jose Reina. Ngoài biệt tài trong những pha đối mặt với tiền đạo đối phương, Shay Given còn luôn gây ấn tượng ở những pha cứu thua ngoạn mục với phản xạ cực nhanh.

Hậu vệ phải: Gary Neville

Trong những năm tháng đỉnh cao, không ai tại Premier League vượt qua được thủ quân của MU về sự ổn định cũng như khả năng lên công về thủ nhịp nhàng nơi cánh phải. Giờ đây, tuy đã bước vào giai đoạn xế chiều của sự nghiệp nhưng Neville vẫn là tấm gương lớn cho các cầu thủ trẻ về tinh thần chiến đấu và sự chuyên nghiệp.

Trung vệ: John Terry

Một trong những cầu thủ hiếm hoi đi lên từ lò đào tạo trẻ của Chelsea. Terry hội tụ mọi yếu tố của một trung vệ hàng đầu cũng như một thủ lĩnh trên sân. Luôn mạnh mẽ trong tranh chấp tay đôi và cực khó đánh bại ở những tình huống không chiến, Terry thực sự là “hòn đá tảng” ở hàng thủ The Blues cũng như đội tuyển Anh.

Trung vệ: RioFerdinand

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay30/doihinh30a.jpg
Rất khó để vượt qua Rio Ferdinand khi anh ở đỉnh cao phong độ

Cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của West Ham này hiện vẫn đang là hậu vệ đắt giá nhất bóng đá Anh sau khi gia nhập MU từ Leeds Utd với giá 30 triệu bảng hồi năm 2002. Sở hữu thể lực và thể hình tuyệt vời, lối chơi nhanh nhẹn, thông minh của Ferdinand giúp anh trở thành đối tác lý tưởng của Vidic (tại MU) hay Terry (ở ĐT Anh).

Hậu vệ trái: Ashley Cole

Với tốc độ không kém một VĐV điền kinh và đặc biệt hiệu quả trong những pha lên tham gia tấn công, cựu cầu thủ Arsenal xứng đáng là hậu vệ trái số 1 của xứ sương mù trong thập niên này. Bên cạnh đó, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng và sự ổn định của Cole là những phẩm chất đáng khâm phục.

Tiền vệ trái: Ryan Giggs

Một trong những “tượng đài sống” của MU và Premier League. Ở tuổi 36, lão tướng người xứ Wales vẫn đóng vai trò quan trọng trong màu áo “Quỷ đỏ” nhờ kinh nghiệm, lối chơi thông minh và khả năng tạo đột biến vẫn chưa biến mất ở cái chân trái “thần sầu”. Giggs đang giữ kỷ lục về số lần khoác áo MU nhiều nhất trong lịch sử và là cầu thủ duy nhất ghi bàn ở tất cả các mùa giải kể từ khi Premier League ra đời. Tương tự như một huyền thoại khác của MU, George Best, nỗi thất vọng duy nhất trong sự nghiệp của Giggs có lẽ là việc anh “lỡ hẹn” ở các giải đấu lớn cùng ĐT xứ Wales.

Tiền vệ trung tâm: Paul Scholes

Trưởng thành từ đội trẻ của MU, Scholes sớm trở thành trụ cột nơi tuyến giữa “Quỷ đỏ” khi được đưa lên đội chính năm 1994. Thấp bé nhưng tiền vệ này nổi bật ở khả năng điều phối bóng siêu hạng, tầm quan sát tinh tế và sở hữu những pha dứt điểm từ xa đã trở thành “thương hiệu” riêng.

Tiền vệ trung tâm: Patrick Vieira

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay30/doihinh30b.jpg
Kể từ khi Vieira ra đi, Arsenal không còn gặt hái được thành công như trước do thiếu một thủ lĩnh quan trọng ở tuyến giữa

Trái ngược với Paul Scholes, ngôi sao người Pháp là mẫu tiền vệ trung tâm thiên về sức mạnh và khả năng đánh chặn tuyệt vời. Thể hình và thể lực cực tốt giúp Vieira luôn nổi trội trong những pha tranh chấp tay đôi. Hơn thế nữa, anh còn tham gia hỗ trợ phòng ngự cũng như phát động tấn công rất hiệu quả.

Tiền vệ trung tâm: Steven Gerrard

“Linh hồn” và là biểu tượng của Liverpool. Gerrard đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của đội bóng thành phố Cảng cũng như có ảnh hưởng lớn ở bên ngoài sân cỏ. Không chỉ truyền nhiệt huyết cho các đồng đội với lối chơi rực lửa, Gerrard còn rất xuất sắc ở khả năng kiến tạo và trực tiếp ghi những bàn thắng quan trọng.

Tiền vệ phải: Cristiano Ronaldo

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay30/doihinh30c.jpg
Ronaldo góp công lớn trong những chiến tích gần đây của MU

Sau 6 mùa giải gắn bó với MU, ngôi sao người BĐN đã nhanh chóng trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và là mẫu tiền vệ hiện đại, giỏi kiến tạo và khả năng ghi bàn đa dạng. Thành tích ghi tổng cộng 42 bàn ở mùa giải 2007-08 của anh có lẽ sẽ khó có tiền vệ nào vượt qua được.

Trung phong: Thierry Henry

Tỏa sáng trong màu áo Arsenal với vai trò một tiền đạo, “Titi” bộc lộ mọi phẩm chất của một cầu thủ săn bàn bẩm sinh với tốc độ, kỹ thuật và nhạy cảm ghi bàn tuyệt vời. Anh trở thành mối đe dọa đáng sợ với mọi hàng phòng ngự tại Premier League và góp công lớn trong những chiến tích của “Pháo thủ” giai đoan đầu thập niên này.

chet_lahet
30-12-2009, 20:36
Với những đóng góp to lớn và tạo nên thành công chung cho Serie A thập niên đầu thế kỷ 21, những Thuram, Maldini, Nedved, Kaka hay Totti xứng đáng được tôn vinh.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay29/xuatsac29.jpg
Lilian Thuram - Chiến binh ở hàng phòng ngự Juve

1. Lillian Thuram

Rời Monaco để tới Parma năm 1996, cầu thủ có số lần khoác áo ĐT Pháp nhiều nhất trong lịch sử này đã giúp CLB mới giành được UEFA Cup và Cúp QG cũng như Siêu Cúp Italia. Nhận thấy đẳng cấp của Thuram, BLĐ Juventus đã chiêu nạp về và trong vai trò hậu vệ phải cũng như trung vệ, anh đã giúp Bà đầm già giành được 4 scudetto và 1 Cúp QG.

2. Alessandro Nesta

Không có được thể hình lực lưỡng nhưng với lối chơi bóng thông minh, Nesta từng đưa Lazio tới giai đoạn thăng hoa của đội với 1 scudetto và 1 Cúp C2. Năm 2002, AC Milan đã phải cắn răng bỏ ra 25 triệu bảng để đưa về. Tại đây, anh kịp gặt hái 2 Cúp bạc Champions League, 1 scudetto và chiếc Cúp vàng thế giới.

3. Paolo Maldini

Một trong những cận vệ già xuất sắc và trung thành nhất thành Milano. 25 năm cống hiến với 7 chức VĐQG, 5 Cúp châu Âu và 12 danh hiệu lớn nhỏ khác, Maldini đã tạo nên một số 3 huyền thoại tại sân San Siro.

4. Zlatan Ibrahimovic

Juventus đã phải tốn 13 triệu bảng để đưa anh về từ Ajax. Ngay lập tức, Ibra không tốn quá nhiều thời gian để hòa nhập. 23 bàn trong 2 mùa giải, Juve còn có lãi khi bán sang cho Inter với giá 17 triệu bảng.

Tại Inter, không hài lòng với Vua phá lưới giải quốc nội, Ibra quyết định ra đi với scudetto và giúp đội bóng này có lãi lớn khi bán anh cho Barca với giá tương đương 69 triệu bảng.
http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay29/xuatsac29a.jpg
Ibrahimovic - Chân sút thượng thặng tại Serie A

5. Pavel Nedved

Rời Sparta Prague năm 1996 để tới Lazio, Nedved nhanh chóng giúp đội đoạt Cúp C2 trước khi tới Juve trong vai trò thế chân Zidane. Và anh góp công không nhỏ vào 4 scudetto trong 5 mùa giải tiếp theo của Bianconeri.

6. Francesco Totti

Dù không giành được nhiều danh hiệu cùng AS Roma nhưng Totti vẫn luôn chứng tỏ vai trò đầu tàu tại đội bóng. Chơi tốt ở vị trí dẫn dắt cũng như tiền đạo, ảnh hưởng của “Hoàng tử thành Rome” lên CLB cũng như bóng đá Italia là không thể bàn cãi.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay29/xuatsac29b.jpg
Hoàng tử Totti luôn tạo được ảnh hưởng lớn tới toàn đội AS Roma

7. Alessandro Del Piero

Một trong những cầu thủ thành công nhất và được yêu quý nhất tại thành Turin. 16 năm gắn bó đủ để Del Piero ghi dấu ấn là Cầu thủ khoác áo nhiều nhất và ghi nhiều bàn thắng hàng đầu cho Juve. Các danh hiệu VĐ Serie A trong thập kỷ qua và 1 Champions League trước đó đã nói lên tất cả.

8. Andriy Shevchenko

Vừa chân ướt chân ráo tới Milan, Shevchenko sớm gây kinh ngạc tại Serie A khi là Vua phá lưới ngay trong mùa giải đầu tiên. (24 bàn trong 32 trận). Bên cạnh 127 bàn trong 208 trận cho Milan, anh chính là cầu thủ ghi bàn quyết định giúp Rossoneri đăng quang Champions League năm 2003. Đáng tiếc quyết định chuyển tới Chelsea năm 2006 đã chôn vùi vinh quang của tuyển thủ Ukraine này.

9. Kaka

Một nhạc trưởng mẫu mực của AC Milan. Lối chơi quyết rũ nhưng đầy hiệu quả giúp Milan vươn tới đỉnh cao châu Âu và giúp Kaka đoạt được hàng tá phần thưởng cá nhân. Đáng tiếc do những vấn đề tài chính, Milan buộc phải để anh tới Real Madrid với giá hơn 50 triệu bảng.

10. Gianluigi Buffon

Đơn giản là thủ môn xuất sắc nhất bóng đá Italia hiện nay. Chuyển tới Juve vào năm 2001 với mức giá kỷ lục cho một thủ môn, Buffon dường như không thể thay thế trong khung thành của Bà đầm già cũng như ĐTQG Italia.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/6/2009/12/ngay29/xuatsac29c.jpg

chet_lahet
28-03-2010, 20:47
Trải qua 36 năm gắn bó với nghiệp cầm quân, HLV người Scotland đã có bộ sưu tập đồ sộ gồm 44 chiếc Cup, đủ biến tên tuổi ông thành bất tử trong lịch sử bóng đá.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/1.jpg

Ferguson có thành công đầu tiên trong nghiệp cầm quân khi đưa St Mirren từ nửa cuối bảng xếp hạng giải hạng nhì lên hạng nhất Scotland năm 1977. Sau khi bị sa thải vì bất đồng năm 1978, ông nhận lời dẫn dắt Arbedeen (Scotland) từ tháng 6 cùng năm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/2.jpg

Aberdeen đã đem lại cho Ferguson những danh hiệu đầu tiên với chiếc Cup Scotland năm 1983 rồi Cup C2 châu Âu một năm sau đó (thắng Real Madrid 2-1 trong trận chung kết). 1983 cũng là năm đánh dấu mối lương duyên giữa Ferguson với MU, khi Aberdeen của ông gặp MU của Ron Atkinson - đồng nghiệp mà ông lên thay 3 năm sau đó - trong trận tưởng nhớ cựu danh thủ Martin Buchan.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/3.jpg

Tháng 11/1986, sau một loạt kết quả tồi tệ, Ron Aktinson bị MU sa thải, nhường chỗ cho Ferguson. Nhưng HLV người Scotland cũng ra mắt không thành công khi đội thua Oxford 0-2.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/4.jpg

3 mùa giải đầu tiên dưới sự chỉ đạo của Ferguson, MU không có dấu hiệu tiến bộ và vẫn tay trắng. HLV người Scotland về sau gọi tháng 12/1989 là "thời điểm tồi tệ nhất của ông kể từ khi bén duyên với bóng đá". Sau 7 trận liên tiếp không thắng, Ferguson đứng trước nguy cơ bị sa thải nếu MU thua Nottingham Forrest trong trận đấu thuộc vòng ba Cup FA. Nhưng một bàn thắng quý như vàng mười của Mark Robins đã giúp MU thắng trận 1-0 và trận đấu này về sau vẫn được nhắc đến như trận đấu đã cứu vãn cho cả sự nghiệp của Ferguson ở sân Old Trafford.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/5.jpg

Vượt qua thời khắc ngặt nghèo nhất, Ferguson và MU thẳng tiến vào trận chung kết Cup FA mùa 1989-1990, nơi họ thắng Crystal Palace trong trận đá lại, nhờ bàn thắng duy nhất của Lee Martin.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/6.jpg

Chiếc Cup FA mùa 1989-1990 ấy là danh hiệu đầu tiên mở màn cho một loạt chiến công kỳ vĩ mà Ferguson lập được cùng MU.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/7.jpg

Thành công liên tiếp đến sau đó. Tháng 5/1991, Ferguson có danh hiệu châu Âu đầu tiên cùng MU sau khi thắng Barca 2-1 ở chung kết Cup C2.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/8.jpg

Năm 1992, Ferguson có một trong những quyết định quan trọng nhất sự nghiệp cầm quân khi đưa Eric Cantona về sân Old Trafford từ Leeds Utd với giá 1,2 triệu bảng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/9.jpg

Cantona trở thành cảm hứng chiến thắng mới và hợp với Mark Hughes thành một cặp tiền đạo lợi hại, giúp MU vươn lên vị trí số một giải Ngoại hạng mùa 1992-1993, kết thúc 26 năm dài đội bóng chờ đợi danh hiệu ở giải VĐQG. Đây cũng là chức vô địch Anh đầu tiên mà Ferguson có được trong sự nghiệp cầm quân ở MU.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/10.jpg

MU vô địch giải Ngoại hạng năm kế tiếp rồi hạ Chelsea 4-0 trong trận chung kết Cup FA. Đây là lần thứ hai Ferguson đoạt cú đúp danh hiệu quốc nội, sau lần cùng Aberdeen vô địch quốc gia và đoạt Cup Scotland năm 1985. Dù MU trắng tay ở mùa kế tiếp, Ferguson vẫn được đánh giá là thành công khi gây dựng một thế hệ cầu thủ trẻ tài năng gồm Giggs, Scholes, anh em nhà Neville và nổi tiếng hơn cả là Beckham..., làm nòng cốt cho những thành công vang dội về sau. Chính thế hệ ấy đã đem lại cho Ferguson cú đúp danh hiệu thứ hai cùng MU với chức vô địch giải Ngoại hạng và Cup FA ở mùa 1995-1996.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/11a.jpg

Năm 1999 ghi dấu chiến công ấn tượng nhất lịch sử MU cũng như nghiệp cầm quân của Ferguson, khi ông cùng "Quỷ đỏ" đoạt cú ăn ba danh hiệu lớn ở giải Ngoại hạng, Cup FA và Champions League. Trong đó, trận chung kết mặt trận châu Âu với Bayern Munich xứng đáng được được đưa vào sách vở. MU bị dẫn 1-0 đến phút 90, nhưng xuất sắc ngược dòng thắng 2-1 trong thời gian bù giờ hiệp hai, nhờ những điều chỉnh xuất thần của Ferguson - đưa Sheringham và Solskjaer vào sân, để họ liên tiếp ghi hai bàn quyết định.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/13a.jpg

Chiến thắng 2-0 trên sân của Wigan hồi tháng 5/2008 giúp Ferguson có danh hiệu vô địch giải Ngoại hạng thứ mười cùng MU.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/14a.jpg

0 ngày sau khi đăng quang ở giải Ngoại hạng, MU sang Moscow đá chung kết Champions League với Chelsea. Đó là một trận khó khăn và tỷ số hòa 1-1 sau 120 phút đọ tài buộc hai đội phải bước vào loạt đá luân lưu, nơi MU là đội chiến thắng. Đây là lần thứ hai Ferguson nếm vị ngọt vinh quang ở sân chơi số một châu Âu cấp CLB.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/8E/41/15.jpg

Khởi đầu chậm chạp ở mùa giải tiếp theo, 2008-2009, nhưng MU vẫn thẳng tiến đến ngôi vô địch giải Ngoại hạng, qua đó giúp Ferguson thành HLV đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh 3 năm liền đăng quang ở giải đấu này. Chiến công ấy cũng giúp MU vươn lên sánh ngang Liverpool với tư cách hai đội bóng đoạt nhiều danh hiệu vô địch Anh nhất lịch sử - 18 lần.

chet_lahet
25-08-2010, 11:33
Năm 1963, Lev Yashin nhận được Quả bóng Vàng châu Âu. Ông đã trở thành thủ môn đầu tiên (và cũng là duy nhất) trong lịch sử bóng đá vươn đến đỉnh cao đó. Chỉ riêng chi tiết này cũng đủ khắc họa một Yashin “huyền thoại”! Có lẽ không ai phủ nhận Yashin là thủ môn vĩ đại nhất lịch sử. Kỷ lục 270 trận chính thức giữ sạch lưới cùng hơn 150 lần cản phá thành công phạt đền cũng là chi tiết độc nhất vô nhị của Yashin, điều đó làm nên sự khác biệt giữa danh thủ này với những đồng nghiệp trước thời, cùng thời hoặc là đàn em của Yashin.

http://tinthethao24h.net/wp-content/uploads/2010/07/yashin.jpg

Một số nhà chuyên môn cho rằng các thủ môn xuất sắc trong chục năm qua như Gianluigi Buffon hay Oliver Kahn không kém Yashin về kỹ thuật. Tuy nhiên, hai ngôi sao của Ý và Đức kể trên không đem lại nét gì mới mẻ cho công việc của một thủ môn, vì thế không thể sánh với thủ môn huyền thoại người Liên Xô về những ảnh hưởng và dấu ấn mang giá trị tiên phong đối với vai trò của thủ môn nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Yashin không đơn thuần là thủ môn, rất nhiều cựu danh thủ, đồng đội, đối thủ, các nhà nghiên cứu bóng đá cùng có kết luận ấy. Danh thủ Liên Xô này vừa là người giữ thành xuất sắc, vừa là libero cừ, đồng thời cũng là ngôi sao tấn công đáng nể. Dễ hiểu thôi, Yashin được một cuốn sách hay về lịch sử bóng đá thế giới ghi nhận là “Thủ môn đầu tiên ý thức tầm quan trọng và thực hiện rất thành công việc làm chủ khu 16m50”.

Trên thế giới từng xuất hiện nhiều thủ môn rất giỏi, nhưng vừa phản xạ xuất sắc trong khu 5m50, vừa lao ra cản phá hiệu quả bên trong và cả bên ngoài khu 16m50 như Yashin quả là hiếm, thậm chí có thể nói là cực hiếm. Các thủ môn hàng đầu thế giới những năm gần đây chỉ có mỗi Edwin van der Sar có phẩm chất tương tự, nhưng cũng không xuất sắc bằng Yashin. Chúng ta đã biết đến Van der Sar, cũng như các thủ môn lừng danh của xứ sở hoa tulip ở tài phát bóng nhanh (cả bằng chân lẫn tay) phát động một đợt tấn công nhanh là nét đặc trưng của bóng đá tổng lực của Hà Lan khởi xướng từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Trước đó chục năm, Yashin đã nhận ra tầm quan trọng của công việc tưởng như không cần thiết đối với thủ môn này, dù đội Liên Xô, cũng như CLB Dynamo Moscow của ông không chơi bóng đá tổng lực theo kiểu Hà Lan.

Yashin đi trước thời đại một, thậm chí nhiều thập kỷ về tư duy bóng đá. Rõ ràng, ông không chỉ là danh thủ đơn thuần theo phạm trù của một thủ môn. Yashin tham gia vào trận đấu nhiều hơn bất kỳ thủ môn này khác, mỗi lần ông “xuất tướng” đều hợp lý chứ không lố bịch hoặc mang màu sắc trình diễn (song thiếu hiệu quả) như Rene Higuita hoặc không ít thủ môn Nam Mỹ khác. Hiệu quả công việc là đặc thù đáng nhớ về Yashin (có tài liệu cho rằng trong 812 trận chơi bóng đá ở nhiều cấp độ khác nhau, thủ môn này giữ sạch lưới đến 480 trận), còn điều “bất thường” (nhưng đáng phục) về thủ môn này là thói quen uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá trước các trận quan trọng (phản khoa học thể thao, nhưng lại có tác dụng tốt với riêng Yashin).

Cuối cùng, khi nói về Yashin, không thể không nhắc đến tước hiệu Nhà thể thao số 1 trong lịch sử Liên Xô, huân chương Lenin (tước hiệu cá nhân cao thứ nhì đối với một công dân Liên Xô), chức vô địch 1960 và á quân châu Âu năm 1964, vô địch Olympic 1958, hạng Tư World Cup 66. Chính Yashin làm nên thời kỳ rực rỡ nhất của bóng đá Xô Viết.

Từng có nhiều huyền thoại bóng đá, nhưng những người có quá nhiều nét riêng mang tính cách mạng như Yashin chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chẳng hạn Pele, Maradona, Di Stefano, Cruyff.

Nhìn từ lịch sử

Banks “chịu thua” Yashin

Cuối năm 1999, nhiều tổ chức bóng đá, phương tiện truyền thông tổ chức bình chọn các danh hiệu hay nhất thế kỷ. Ở hạng mục thủ môn, trong khi đa số thống nhất chọn Lev Yashin dẫn đầu thì giới bóng đá Anh có vẻ không phục. Họ cho rằng Gordon Banks, thủ môn huyền thoại góp công lớn đưa nước Anh đến chiếc cúp vàng thế giới năm 1966 xứng đáng giữ vị trí số 1. Nhiều người Anh nhắc lại pha cứu thua kinh điển của Banks ở VCK World Cup 1970. Đích thân Banks bảo rằng… có! Banks từng bay suốt chiều dài khung thành đẩy cú đánh đầu chắc ăn đến 99,99% của Pele khỏi khung gỗ ở pha bóng được gọi là “pha cứu thua hay nhất trong lịch sử World Cup”.

Thủ môn người Anh này từng giành chức VĐTG trong khi Yashin không bao giờ vươn đến danh hiệu này. Mặc dù vậy, Banks vẫn xem trọng Yashin: “Những gì Yashin làm luôn khiến người ta khó tin. Thủ môn này có phản xạ tuyệt vời mà tôi chưa từng thấy ở bất kỳ thủ môn nào khác. Yashin đoán tình huống rất giỏi và có thể cản phá bất kỳ cú dứt điểm nào. Tôi nhớ có một trận đấu của Liên Xô tại VCK World Cup 1966, Yashin dũng cảm cản phá bóng ngay trong chân một cầu thủ đối phương tưởng như sẽ sút văng đầu Yashin khỏi cổ. Tôi chưa thấy pha bóng nào ngoạn mục như thế”.

Ngay sau khi Banks thừa nhận tài năng của Yashin, không còn ai tranh cãi về vị trí thủ môn số 1 trong lịch sử nữa. Tạp chí uy tín của Anh World Soccer thậm chí xếp Yashin vào vị trí số 11 trong số 100 danh thủ hay nhất thế kỷ 20, trên cả các huyền thoại của nước Anh như Bobby Charlton (hạng 12), Bobby Moore (14). Banks chỉ xếp thứ 34, một thủ môn huyền thoại khác là Dino Zoff hạng 47.

Bạn có biết?

Bí quyết bắt penalty của Yashin Lev Yashin có thân hình hộ pháp (cao 1m90, nặng 86kg) cùng phản xạ cực nhanh. Đứng trong khung gỗ, thủ môn huyền thoại này như người khổng lồ mà mọi đối thủ đều ngán ngại. Ngay cả khi đối diện với một bàn thua từ chấm phạt đền, Yashin vẫn bình tĩnh như không. Ông lý luận: “Thủ môn có thua trong cuộc so tài với đối thủ từ chấm phạt đền cũng không có gì lạ, nhưng nếu tôi thắng thì đó là kỳ công”.

Trong sự nghiệp, Yashin đã hơn 150 lần cản thành công phạt đền (hoặc 11m). Đấy là kỷ lục mà có lẽ không có thủ môn nào phá nổi.

Bí quyết của Yashin là sự tự tin. Ông luôn tin mình có thể thành công, và từng có lúc ông cản thành công 6 quả phạt đền liên tiếp. Yashin luôn nhìn chòng chọc vào mắt cầu thủ đối diện với ông trong loạt “đấu súng” như muốn đọc tâm lý của đối phương. Hễ phát hiện được sự bối rối của đối thủ, Yashin coi như yên tâm vì ông tin chắc mình sẽ đoán được hướng sút của đối phương (qua ánh mắt, chuyển động thân người và cách chạy đà), dù cản phá không thành công vẫn an ủi vì đã không bị đối thủ đánh lừa. Ngay cả những danh thủ lớn nhất cùng thời với Yashin khi đối diện với ông trên chấm 11m đều thừa nhận họ thường sút mạnh chứ không nghĩ đến việc làm cho thủ môn huyền thoại người Liên Xô này bị tréo giò.

Có một truyền thuyết về Yashin khi bắt phạt đền: trong khi tất cả thủ môn khác đều đứng chính giữa khung thành thì Yashin không ít lần đứng lệch sang một phía, thậm chí có khi lệch hẳn ở vị trí 1/3 chiều dài khung thành. Như thế, Yashin cố tình gây bối rối cho cầu thủ sắp sút bóng: anh ta chỉ có thể sút về góc rộng, thế là Yashin yên tâm phản xạ rồi tung người về góc mà chắc chắn đối thủ sẽ sút về khu vực đó. Khung thành rộng thế mà Yashin vẫn tự tin sẽ bay người kịp cản phá.

Tất nhiên không phải lúc nào Yashin cũng thành công, nhưng dẫu sao ai cũng nể phục sự sáng tạo táo bạo của thủ môn huyền thoại này. Tính sáng tạo cũng là một đặc điểm nổi bật của Yashin, không chỉ thể hiện ở tài bắt phạt đền.