PDA

View Full Version : Giải thưởng Nobel


LSB-Sun
06-08-2009, 14:26
Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel. Kết quả đoạt giải được công bố hằng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel.

Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Giải, một khi đã trao rồi, không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.

Nguyện vọng của Nobel

Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã viết nhiều bản di chúc trong cuộc đời của mình. Bản cuối cùng viết vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, một năm trước khi ông mất. Ông kí tên trong một quán bar ở Paris. Ông đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Có giả thuyết cho rằng động lực thúc đẩy là do ông đọc cáo phó về sự chết non của chính ông, do một nhà báo Pháp viết, là người đã nhầm Alfred với Ludvid, người anh của Alfred, khi Ludvid mất, và như thế bài báo đã chê trách Alfred là "thần chết". Vì thế trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2 000 000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, sinh lý học hay y học, văn học, và hòa bình) cho "những ai, trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người.". Ông tuyên bố:

Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây:

Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại. Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước.

Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở Stockholm; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc Hội Na Uy bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.

Do chưa hoàn tất và vì các trở ngại khác, phải đến 5 năm sau khi ông mất, Quỹ tài trợ Nobel mới ra đời và giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901.

Các Giải Thưởng Nobel

Những người đoạt giải Nobel Vật lý
Những người đoạt giải Nobel Hóa học
Những người đoạt giải Nobel Y học
Những người đoạt giải Nobel Văn chương
Những người đoạt giải Nobel Hòa bình
Những người đoạt giải tưởng nhớ Nobel trong Kinh tế

Nguồn : www.vinhanonline.com

Dương Nghiệp
07-08-2009, 10:19
Thống Kê & Kỷ Lục giải Nobel

Năm 1895, nhà bác học người Thuỵ Điển Alfred Bernhard Nobel lập di chúc nêu rõ: toàn bộ gia sản ông để lại trị giá gần 70 triệu cuaron Thụy Điển sẽ được lập thành quỹ cho một loại giải thưởng hàng năm mang tên ông, để trao cho "những ai, trong năm trước, được đánh giá có đóng góp thiết thực nhất cho nhân loại".

Sau khi A. B. Nobel qua đời ngày 10-12-1896, theo nguyện ước của ông, Tổ chức Giải thưởng Nobel được thành lập năm 1900.

Giải thưởng Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901.

Các giải thưởng Nobel được quyết định trao vào giữa tháng 10 hàng năm và Lễ trao huy chương và tấm séc diễn ra vào ngày 10-12 cùng năm, ngày kỷ niệm Nhà bác học A. B. Nobel qua đời.

Theo quy định, Giải thưởng Nobel được trao cho những nhà vật lý, nhà hoá học, thầy thuốc, nhà văn và những nhà hoạt động vì hoà bình được Hội đồng giải thưởng Nobel coi là lỗi lạc nhất thế giới trong năm.

Đến nay, Tổ chức giải thưởng Nobel đã có lịch sử 106 năm (1900-2006). Trong 106 năm qua, giải thưởng Nobel đã có nhiều kỷ lục được xác lập.

Những nhà khoa học trẻ tuổi đoạt giải thưởng Nobel (cho từng môn):

- Giải thưởng Nobel Vật lý:

+ William Lawrence Bragg, 25 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 1915);
+ Marie Curie Sklodowska, 36 tuổi (đoạt Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1903).

- Giải thưởng Nobel Sinh học và Y học:

+ Frederick Grant Banting, 32 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học năm 1923).

- Giải thưởng Nobel Hoá học:

+ Koichi Tanaka, 33 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hóa học năm 2000);
+ Frédéric Joliot, 35 tuổi và Irène Curie Joliot, 38 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hóa học năm 1935).

- Giải thưởng Nobel Hòa bình:

+ Rigoberta Menchu Tum, 33 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1992).

- Giải thưởng Nobel Văn học:

+ Rudyard Kipling 42, tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1907).

Những nhà khoa học cao tuổi đoạt giải thưởng Nobel (cho từng môn):

- Giải thưởng Nobel Sinh học và Y học:

+ Francis Peyton Rous, 87 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học năm 1966);
+ Karl von Frisch, 87 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học năm 1973).

- Giải thưởng Nobel Vật lý:

+ Vitaly L. Ginzburg, 87 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2003);
+ Pyotr L. Kapitsa, 84 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 1978).

- Giải thưởng Nobel Hòa bình:

+ Ferdinand Buisson, 86 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1927).

- Giải thưởng Nobel Văn học:

+ Theodor Mommsen 85 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1902).

- Giải thưởng Nobel Hóa học:

+ Charles J. Perdersen, 83 tuổi (đoạt giải thưởng Nobel Hóa học năm 1987).

Tuổi trung bình của các nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel (cho từng môn):

- Giải thưởng Nobel Hóa học: Trung bình 54,24 tuổi

- Giải thưởng Nobel Văn học: Trung bình 63,68 tuổi

- Giải thưởng Nobel Hòa bình: Trung bình 62,31 tuổi

- Giải thưởng Nobel Sinh học và Y học: Trung bình 55,88 tuổi

- Giải thưởng Nobel Vật lý: Trung bình 51,22 tuổi

* Trung bình tổng cộng cho tất cả các môn: 57,46 tuổi

Những đôi vợ chồng đoạt nhiều giải thưởng Nobel:

- Gia đình Curie: Nhà khoa học Pierre Curie và vợ là nhà khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903).

- Gia đình Joliot: Nhà khoa học Frédéric Joliot và vợ là nhà khoa học Irène (con gái của Pierre và Marie Curie) đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1935).

- Gia đình Ferdinand: Nhà khoa học Karl Ferdinand và vợ là nhà khoa học Gerty Theresa đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1947).

- Gia đình Myrdal: Nhà khoa học Gunnar Myrdal đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế (năm 1974) và vợ là nhà khoa học Alva Myrdal đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1982).

Những nhà khoa học và con rể đoạt giải thưởng Nobel:

- Nhà nữ khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903), giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911) và con rể là nhà khoa học Frédéric Joliot đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1935).

- Nhà khoa học Heinrich Wieland đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1927) và con rể là nhà khoa học Feodor Lynen đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1964).

- Nhà khoa học John Howars Northrop đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1946) và con rể là nhà khoa học Frederic Chapman Robbins đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1954).

- Nhà khoa học Peyton Rous đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1966) và con rể là nhà khoa học Alan Hodgkin đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1963).

Anh em đoạt giải thưởng Nobel:

Nhà khoa học Jan Tinbergen đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế (năm 1969) và em trai là nhà khoa học Nikolaas Tinberge đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1973).

Cha và con, mẹ và con cùng đoạt giải thưởng Nobel:

- Gia đình Thomson: Nhà khoa học Joseph Thomson đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1906) và con là nhà khoa học George Paget Thomson đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1937).

- Gia đình Curie: Nhà nữ khoa học Marie Curie đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911) và con là nhà khoa học Irène Curie đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1935).

- Gia đình Bragg: Nhà khoa học William Henry Bragg và con là nhà khoa học William Lawrence Bragg cùng đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1915).

- Gia đình Bohr: Nhà khoa học Niels Bohr đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1922) và con là nhà khoa học Aage Bohr đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1975).

- Gia đình Siegbahn: Nhà khoa học Mann Siegbahn đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1924) và con là nhà khoa học Kai Siegbahn đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1981).

- Gia đình Euler: Nhà khoa học Hans von Euler - Chelpin đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1929) và con là nhà khoa học Ulf von Euler đoạt giải thưởng Nobel Sinh học và Y học (năm 1970).

- Gia đình Kornberg: Nhà khoa học Arthur Kornberg đoạt giải thưởng Nobel Y học (năm 1959) và con trai là nhà khoa học Roger Kornberg đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 2006).

Những nhà khoa học 2 lần đoạt giải thưởng Nobel:

- Marie Curie:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1903) cùng với chồng Pierre Curie và H. Becquerel.
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1911).

- Linus Pauling:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1954)
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1962).

- John Bardeen:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1956) cùng với W. H. Brattain và W. Shokley.
+ Đoạt giải thưởng Nobel Vật lý (năm 1972) cùng với L. Cooper và J. R. Schrieffer.

- Frederic Sanger:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1958)
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hóa học (năm 1980) cùng với W. Gilbert.

Các tổ chức quốc tế đoạt giải thưởng Nobel:

- Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1917);
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1944);
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1963).

- Cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn:

+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1954);
+ Đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1981).

Những người đoạt giải thưởng Nobel nhưng không nhận:

+ Nhà văn Jean Paul Sartre, đoạt giải thưởng Nobel Văn học (năm 1964).

+ Ông Lê Đức Thọ, đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình (năm 1973).

+ Nhà văn Boris Pasternak, đoạt giải thưởng Nobel Văn học (năm 1958).

(Theo TTXVN)

Dương Nghiệp
07-08-2009, 10:42
Đọc bài viết này mà buồn thay nhỉ. Từ trước tới giờ, Việt Nam nhà ta chỉ có một người vinh hạnh được nhận giải Nobel, là ông Lê Đức Thọ, nhưng lại từ chối nhận giải. Theo lý do mà tại hạ tìm được, thì ông đã khước từ bởi vì "hoà bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam". Thực sự mà nói, việc ông từ chối như thế không biết là đúng hay sai, ắt hẳn có lý do riêng của mình. Nhưng, thái độ như thế là không hợp lý. Có lẽ nhiều người cho rằng, ông không hám danh lợi, từ chối vì đất nước, nhưng việc ông từ chối giải thưởng cao quý này đã làm nước ta mất đi một vị duy nhất trong danh sách trao giải chính thức. Và ngày nay, khi nhắc đến Việt Nam thì có lẽ đó là một khái niệm không liên quan gì với khái niệm "giải thưởng Nobel" vậy.

Người nước ta tự cho rằng nước ta có nhiều nhân tài. Nhưng dường như là "nhân tài tiềm ẩn" mà thôi. Buồn thay, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX tới giờ, nước ta vẫn chưa có ai vinh danh trên bảng vàng Nobel như thế. Việc này làm ta dễ nghĩ đến việc đưa nhân tài ra nước ngoài du học, rồi để chảy máu chất xám. Không biết, bên phía lãnh đạo nhà nước có biện pháp gì để hạn chế việc này chưa, cứ để như thế thì không thể chịu được.

Lại thêm điều nữa, chẳng biết vì sao lại không có giải Nobel Toán Học. Qua tìm hiểu, tại hạ biết được rằng, theo nhiều giả thiết, vì chuyện riêng tư nên Nobel đã đề cập đến giải Toán Học trong di chúc của mình. Vụ việc liên quan đến nhà toán học Mittag-Leffler được xem là tình địch của Nobel và nhà nữ toán học Sofja Kowalewska. Nhưng, tại hạ không tin rằng, chỉ vì chuyện tình cảm mà Nobel lại để ảnh hưởng nhiều như thế, coi như một thiệt thòi cho Toán Học. Có lẽ nào, ông lại xem nhẹ toán học, vì nó không quan trọng đối với việc nghiên cứu của ông?

Tuy nhiên, dù không có Nobel toán học thì vẫn có những nhà toán học được trao giải Nobel. Một vài ví dụ, năm 1998 giải Nobel hóa học trao cho John Pople (cùng với Walter Kohn) vốn là một nhà toán học nhưng nghiên cứu về hóa học lượng tử (bằng phương pháp toán học). Trước đó 1994 John Nash (mấy năm trước được Hollywood quay phim "A beautiful mind" với Russel Crowe đóng vai ông) cũng nhận giải Nobel kinh tế học do những thành tựu về lý thuyết trò chơi. Và mới tháng trước đây Robert J. Aumann, một nhà toán học gốc Do thái cũng nhận giải Nobel kinh tế học (cùng Thomas C. Schelling) về công trình nghiên cứu về sự xung đột và hợp tác (cũng nằm trong lý thuyết toán học về trò chơi).

Dương Nghiệp.

LSB-Sun
12-08-2009, 12:11
Giải Nobel về Vật Lý

Giải Nobel về vật lý là một trong những giải Nobel được trao hàng năm cho các nhà vật lý và thiên văn có những khám phá và những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực vật lý hàng năm. Diễn tiến về các sự nghiên cứu và phát minh dẫn đến các giải Nobel về vật lý được tóm tắt dưới đây.

Danh sách Giải Nobel Vật Lý thập niên 1900 đến thập niên 1950


Thập niên 1900
+ Năm : 1901
+ Tên : Wilhelm Conrad Röntgen
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra tia X.

+ Năm : 1902
+ Tên : Hendrik Lorentz
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Đóng góp cho từ học

+ Năm : 1902
+ Tên : Pieter Zeeman
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Phát hiện ra Hiệu ứng Zeeman (tách vạch phổ dưới tác dụng của từ trường)

+ Năm : 1903
+ Tên : Henri Becquerel
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Phát hiện và nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ tự nhiên

+ Năm : 1903
+ Tên : Pierre Curie & Maria Skłodowska-Curie
+ Quốc gia : Pháp & Ba Lan
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ

+ Năm : 1904
+ Tên : Huân tước Rayleigh
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về mật độ các khí lý tưởng nặng, tìm ra khí Agon

+ Năm : 1905
+ Tên : Philipp Lenard
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về ống chùm ca-tốt.

+ Năm : 1906
+ Tên : Sir J. J. Thomson
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về quá trình dẫn điện trong chất khí.

+ Năm : 1907
+ Tên : Albert Abraham Michelson
+ Quốc gia : Ba Lan - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Chế tạo dụng cụ quang học chính xác, thực hiện Thí nghiệm Michelson-Morley

+ Năm : 1908
+ Tên : Gabriel Lippmann
+ Quốc gia : Luxembourg
+ Công trình nhận giải : Tạo hình ảnh màu bằng phương pháp giao thoa, chế tạo các tấm phim Lippmann

+ Năm : 1909
+ Tên : Guglielmo Marconi & Karl Ferdinand Braun
+ Quốc gia : Ý & Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu tiên phong về radio

Thập niên 1910
+ Năm : 1910
+ Tên : Johannes Diderik van der Waals
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Phương trình trạng thái của chất khí và chất lỏng

+ Năm : 1911
+ Tên : Wilhelm Wien
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Tìm ra định luật bức xạ nhiệt

+ Năm : 1912
+ Tên : Gustaf Dalén
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Phát minh van mặt trời dùng trong việc thắp sáng các hải đăng và phao trên biển

+ Năm : 1913
+ Tên : Heike Kamerlingh Onnes
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu tính chất của vật chất tại nhiệt độ cực thấp dẫn đến việc tạo ra hêli lỏng

+ Năm : 1914
+ Tên : Max von Laue
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Phát hiện ra hiện tượng nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể


+ Năm : 1915
+ Tên : Sir William Henry Bragg & Sir William Lawrence Bragg
+ Quốc gia : Anh & Úc
+ Công trình nhận giải : Chế tạo dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X

+ Năm : 1916
+ Không trao giải

+ Năm : 1917
+ Tên : Charles Glover Barkla
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Tìm ra bức xạ tia X đặc trưng của các nguyên tố

+ Năm : 1918
+ Tên : Max Planck
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Đề xuất lý thuyết lượng tử năng lượng

+ Năm : 1919
+ Tên : Johannes Stark
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Tìm ra Hiệu ứng Stark (tách vạch phổ dưới tác dụng của điện trường)


Thập niên 1920
+ Năm : 1920
+ Tên : Charles Edouard Guillaume
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Tìm ra hợp kim thép và niken

+ Năm : 1921
+ Tên : Albert Einstein
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về hiệu ứng quang điện và đóng góp khác cho vật lý lý thuyết

+ Năm : 1922
+ Tên : Niels Bohr
+ Quốc gia : Đan Mạch
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về cấu trúc nguyên tử và các mức năng lượng gián đoạn của nguyên tử

+ Năm : 1923
+ Tên : Robert Millikan
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đo chính xác điện tích điện tử và và nghiên cứu về hiệu ứng quang điện

+ Năm : 1924
+ Tên : Manne Siegbahn
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu trong lĩnh vực phổ học tia X

+ Năm : 1925
+ Tên : James Franck & Gustav Ludwig Hertz
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu ảnh hưởng của điện tử lên nguyên tử

+ Năm : 1926
+ Tên : Jean Baptiste Perrin
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về tính gián đoạn của vật chất và đặc biệt là tìm ra cân bằng ngưng tụ

+ Năm : 1927
+ Tên : Arthur Compton
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra hiệu ứng Compton.

+ Năm : 1927
+ Tên : Charles Thomson Rees Wilson
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu trong chế tạo buồng mây và quan sát hạt năng lượng cao

+ Năm : 1928
+ Tên : Owen Willans Richardson
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Tìm ra Định luật Richardson về phát xạ điện tử

+ Năm : 1929
+ Tên : Louis de Broglie
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Đề ra Giả thuyết de Broglie về lưỡng tính sóng-hạt của điện tử

Thập niên 1930
+ Năm : 1930
+ Tên : Sir Chandrasekhara Venkata Raman
+ Quốc gia : Ấn Độ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra hiệu ứng Raman
+ Năm : 1931
+ Không trao giải

+ Năm : 1932
+ Tên : Werner Heisenberg
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Đưa ra Nguyên lý bất định Heisenberg xây dựng cơ học lượng tử và nhờ đó tìm ra các dạng thù hình của hiđrô

+ Năm : 1933
+ Tên : Erwin Schrödinger & Paul Dirac
+ Quốc gia : Áo & Anh
+ Công trình nhận giải : Tìm ra một cách biểu diễn mới cho lý thuyết nguyên tử, đóng góp cho cơ học lượng tử

+ Năm : 1934
+ Không trao giải

+ Năm : 1935
+ Tên : Sir James Chadwick
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Tìm ra neutron.

+ Năm : 1936
+ Tên : Victor Francis Hess
+ Quốc gia : Áo
+ Công trình nhận giải : Tìm ra tia vũ trụ

+ Năm : 1936
+ Tên : Carl David Anderson
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra positron

+ Năm : 1937
+ Tên : Clinton Davisson
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra tán xạ điện tử trên tinh thể bằng thực nghiệm, chứng minh cho lý thuyết về lưỡng tính sóng-hạt

+ Năm : 1937
+ Tên : George Paget Thomson
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Chứng minh sự tồn tại của các nguyên tố phóng xạ mới nhờ chiếu xạ neutron và nghiên cứu về phản ứng hạt nhân sinh ra do neutron chậm

+ Năm : 1938
+ Tên : Enrico Fermi
+ Quốc gia : Ý
+ Công trình nhận giải : Chứng minh sự tồn tại của các nguyên tố phóng xạ mới nhờ chiếu xạ neutron và nghiên cứu về phản ứng hạt nhân sinh ra do neutron chậm

+ Năm : 1939
+ Tên : Ernest Lawrence
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát minh và phát triển máy gia tốc cyclotron dẫn đến việc tạo ra nguyên tố phóng xạ nhân tạo

Thập niên 1940
+ Năm : 1940
+ Không trao giải

+ Năm : 1941
+ Không trao giải

+ Năm : 1942
+ Không trao giải

+ Năm : 1943
+ Tên : Otto Stern
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp chùm phân tử và tìm ra mô men từ của proton

+ Năm : 1944
+ Tên : Isidor Isaac Rabi
+ Quốc gia : Ba Lan - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu tính chất từ của hạt nhân nguyên tử bằng phương pháp cộng hưởng

+ Năm : 1945
+ Tên : Wolfgang Pauli
+ Quốc gia : Áo
+ Công trình nhận giải : Đề ra nguyên lý loại trừ Pauli


+ Năm : 1946
+ Tên : Percy Williams Bridgman
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát minh ra dụng cụ đo áp suất cao và các phát hiện trong lĩnh vực vật lý áp suất cao

+ Năm : 1947
+ Tên : Sir Edward Victor Appleton
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu vật lý của tầng trên khí quyển và đặc biệt là tìm ra lớp Appleton

+ Năm : 1948
+ Tên : Patrick Blackett
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp buồng mây Wilson trong nghiên cứu vật lý hạt nhân và bức xạ vũ trụ

+ Năm : 1949
+ Tên : Yukawa Hideki
+ Quốc gia : Nhật Bản
+ Công trình nhận giải : Tiên đoán về sự tồn tại của hạt meson trên cơ sở lý thuyết về các lực hạt nhân

Thập niên 1950
+ Năm : 1950
+ Tên : Cecil Frank Powell
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp chụp ảnh hạt nhân để nghiên cứu hạt nhân và các nghiên cứu về hạt meson thu được từ phương pháp này

+ Năm : 1951
+ Tên : Sir John Cockcroft & Ernest Walton
+ Quốc gia : Anh & Ireland
+ Công trình nhận giải : Tiên phong trong nghiên cứu biến tố hạt nhân bằng các hạt nguyên tử được gia tốc nhân tạo

+ Năm : 1952
+ Tên : Felix Bloch & Edward Mills Purcell
+ Quốc gia : Thụy Sỹ - Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển các phương pháp mới đo chính xác từ hạt nhân và các khám phá có liên quan

+ Năm : 1953
+ Tên : Frits Zernike
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp tương phản pha, đặc biệt là phát minh ra kính hiển vi tương phản pha

+ Năm : 1954
+ Tên : Max Born
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cơ bản về cơ học lượng tử đặc biệt là đề xuất biểu diễn thống kê của hàm sóng

+ Năm : 1954
+ Tên : Walther Bothe
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Tìm ra phương pháp trùng phùng và các khám phá có liên quan

+ Năm : 1955
+ Tên : Willis Lamb
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát hiện cấu trúc tinh tế của quang phổ hydrogen

+ Năm : 1955
+ Tên : Polykarp Kusch
+ Quốc gia : Đức - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Xác định chính xác mô men từ của điện tử

+ Năm : 1956
+ Tên : William Shockley & John Bardeen & Walter Brattain
+ Quốc gia : Anh - Mỹ & Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về chất bán dẫn và tìm ra hiệu ứng transistor

+ Năm : 1957
+ Tên : Dương Chấn Ninh & Lý Chính Đạo
+ Quốc gia : Trung Quốc & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về tính chẵn lẻ dẫn đến các khám phá quan trọng liên quan đến các hạt cơ bản

+ Năm : 1958
+ Tên : Pavel Alekseyevich Cherenkov & Ilya Mikhailovich Frank & Igor Yevgenyevich Tamm
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Công trình nhận giải : Tìm ra và giải thích hiệu ứng Cherenkov

+ Năm : 1959
+ Tên : Emilio Gino Segrè & Owen Chamberlain
+ Quốc gia : Ý - Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra phản proton



Danh sách Giải Nobel Vật Lý thập niên 1960 đến thập niên 1990


Thập niên 1960
+ Năm : 1960
+ Tên : Donald Arthur Glaser
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát minh ra buồng bọt

+ Năm : 1961
+ Tên : Robert Hofstadter
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tiên phong trong nghiên cứu về tán xạ điện tử trong hạt nhân và các khám phá liên quan đến cấu trúc của các nucleon

+ Năm : 1961
+ Tên : Rudolf Mössbauer
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về hấp thụ cộng hưởng tia gamma và hiệu ứng Mossbauer

+ Năm : 1962
+ Tên : Lev Davidovich Landau
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Công trình nhận giải : Tiên phong trong nghiên cứu lý thuyết chất rắn đặc biệt là hêli lỏng

+ Năm : 1963
+ Tên : Eugene Wigner
+ Quốc gia : Hungary
+ Công trình nhận giải : Đóng góp vào lý thuyết hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản đặc biệt là tìm ra và ứng dụng các nguyên lý đối xứng cơ bản

+ Năm : 1963
+ Tên : Maria Goeppert-Mayer & J. Hans D. Jensen
+ Quốc gia : Ba Lan - Đức & Đức
+ Công trình nhận giải : Đề ra lý thuyết cấu trúc hạt nhân dạng lớp

+ Năm : 1964
+ Tên : Charles Townes & Nicolay Gennadiyevich Basov & Aleksandr Mikhailovich Prokhorov
+ Quốc gia : Mỹ & Liên Xô & Liên Xô
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực điện lượng tử dẫn đến việc chế tạo các máy tạo dao động và máy khuyếch đại dựa trên nguyên lý maser-laser

+ Năm : 1965
+ Tên : Tomonaga Shinichirō & Julian Schwinger & Richard Feynman
+ Quốc gia : Nhật Bản & Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cơ bản về điện động học lượng tử và vật lý hạt cơ bản

+ Năm : 1966
+ Tên : Alfred Kastler
+ Quốc gia : Mỹ - Pháp
+ Công trình nhận giải : Tìm ra và sử dụng các phương pháp quang học để nghiên cứu cộng hưởng Hertz trong nguyên tử

+ Năm : 1967
+ Tên : Hans Bethe
+ Quốc gia : Đức - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp cho lý thuyết phản ứng hạt nhân đặc biệt là các khám phá liên quan đến quá trình tạo năng lượng ở các vì sao

+ Năm : 1968
+ Tên : Luis Alvarez
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp vào vật lý hạt cơ bản, tìm ra các trạng thái cộng hưởng góp phần phát triển kỹ thuật sử dụng buồng bọt hydrogen và phân tích dữ liệu

+ Năm : 1969
+ Tên : Murray Gell-Mann
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp và khám phá liên quan đến phân loại các hạt cơ bản và tương tác giữa chúng

Thập niên 1970
+ Năm : 1970
+ Tên : Hannes Alfvén
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Đóng góp trong việc nghiên cứu từ thủy động lực học dẫn đến các ứng dụng quan trọng trong vật lý plasma

+ Năm : 1970
+ Tên : Louis Eugène Félix Néel
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cơ bản và khám phá những tính chất sắt từ và phản sắt từ dẫn đến các ứng dụng quan trọng trong vật lý chất rắn

+ Năm : 1971
+ Tên : Gábor Dénes
+ Quốc gia : Hungary
+ Công trình nhận giải : Tìm ra và phát triển phương pháp chụp ảnh ba chiều

+ Năm : 1972
+ Tên : John Bardeen & Leon Neil Cooper & John Robert Schrieffer
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu lý thuyết siêu dẫn, thường được gọi là lý thuyết BCS

+ Năm : 1973
+ Tên : Leo Esaki & Ivar Giaever
+ Quốc gia : Nhật Bản - Mỹ & Na Uy
+ Công trình nhận giải : Chứng minh bằng thực nghiệm hiệu ứng đường ngầm trong bán dẫn và siêu dẫn

+ Năm : 1973
+ Tên : Brian David Josephson
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Tiên đoán lý thuyết về tính chất của các dòng siêu dẫn, đặc biệt là hiệu ứng Josephson

+ Năm : 1974
+ Tên : Sir Martin Ryle & Antony Hewish
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vật lý thiên văn vô tuyến, Ryle cho những quan sát và phát minh, Hewish cho vai trò quyết định trong việc tìm ra các pulsar

+ Năm : 1975
+ Tên : Aage Niels Bohr & Ben Roy Mottelson & James Rainwater
+ Quốc gia : Đan Mạch & Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra mối liên hệ giữa chuyển động tập thể và chuyển động các đơn hạt trong hạt nhân nguyên tử, dẫn đến việc phát triển lý thuyết về cấu trúc hạt nhân nguyên tử

+ Năm : 1976
+ Tên : Burton Richter & Đinh Triệu Trung
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra hạt J/Psi

+ Năm : 1977
+ Tên : Philip Warren Anderson & Sir Nevill Francis Mott & John Hasbrouck van Vleck
+ Quốc gia : Mỹ & Anh & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc điện tử của các hệ từ hỗn loạn

+ Năm : 1978
+ Tên : Pyotr Leonidovich Kapitsa
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu và phát minh trong lĩnh vực vật lý nhiệt độ thấp

+ Năm : 1978
+ Tên : Arno Allan Penzias & Robert Woodrow Wilson
+ Quốc gia : Đức - Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra bức xạ phông vi sóng vũ trụ (CMB)

+ Năm : 1979
+ Tên : Sheldon Lee Glashow & Abdus Salam & Steven Weinberg
+ Quốc gia : Mỹ & Pakistan & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu lý thuyết thống nhất tương tác yếu và tương tác điện tử giữa các hạt cơ bản, tiên đoán sự tồn tại của dòng trung hòa yếu


Thập niên 1980
+ Năm : 1980
+ Tên : James Cronin & Val Logsdon Fitch
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra sự vi phạm các nguyên lý đối xứng cơ bản trong phân rã K-meson

+ Năm : 1981
+ Tên : Nicolaas Bloembergen & Arthur Leonard Schawlow
+ Quốc gia : Hà Lan & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp phổ kế laser

+ Năm : 1981
+ Tên : Kai Siegbahn
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Phát triển phổ điện tử độ phân giải cao

+ Năm : 1982
+ Tên : Kenneth G. Wilson
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Xây dựng lý thuyết về các hiện tượng tới hạn liên quan đến chuyển pha

+ Năm : 1983
+ Tên : Subrahmanyan Chandrasekhar
+ Quốc gia : Ấn Độ - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu lý thuyết về tiến hóa của các vì sao, đề ra giới hạn Chandrasekhar

+ Năm : 1983
+ Tên : William Alfred Fowler
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm các phản ứng hạt nhân và sự hình thành các nguyên tố hóa học trong vũ trụ

+ Năm : 1984
+ Tên : Carlo Rubbia & Simon van der Meer
+ Quốc gia : Ý & Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Đóng góp quyết định trong thí nghiệm tìm ra các hạt W, Z truyền tương tác yếu

+ Năm : 1985
+ Tên : Klaus von Klitzing
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Phát hiện ra hiệu ứng Hall lượng tử

+ Năm : 1986
+ Tên : Ernst Ruska
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cơ bản về quang điện tử, thiết kế kính hiển vi điện tử đầu tiên

+ Năm : 1986
+ Tên : Gerd Binnig & Heinrich Rohrer
+ Quốc gia : Đức & Thụy Sỹ
+ Công trình nhận giải : Thiết kế hiển vi quyét sử dụng hiệu ứng đường ngầm

+ Năm : 1987
+ Tên : Johannes Georg Bednorz & Karl Alexander Müller
+ Quốc gia : Đức & Thụy Sỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra hiện tượng siêu dẫn trong vật liệu gốm

+ Năm : 1988
+ Tên : Leon M. Lederman & Melvin Schwartz & Jack Steinberger
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phương pháp chùm neutrino và cấu trúc kép của lepton thông qua việc tìm ra muon neutrino

+ Năm : 1989
+ Tên : Norman F. Ramsey
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát minh ra phương pháp trường dao động sử dụng trong maser hydrogen và đồng hồ nguyên tử

+ Năm : 1989
+ Tên : Hans Georg Dehmelt & Wolfgang Paul
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Phát triển kỹ thuật bẫy ion bằng từ trường

Thập niên 1990
+ Năm : 1990
+ Tên : Jerome Isaac Friedman & Henry Way Kendall & Richard Ẹ Taylor
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & Mỹ - Canada
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu tán xạ không đàn hồi của điện tử lên proton và neutron giúp phát triển mô hình quar

+ Năm : 1991
+ Tên : Pierre-Gilles de Gennes
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trật tự trong các hệ đơn giản được khái quát hóa cho các hệ phức tạp, đặc biệt trong tinh thể lỏng và polyme

+ Năm : 1992
+ Tên : Georges Charpak
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Phát triển các máy dò hạt, đặc biệt là buồng đa dây tỷ lệ

+ Năm : 1993
+ Tên : Russell Alan Hulse & Joseph Hooton Taylor, Jr.
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát hiện ra một loại pulsar mới giúp nghiên cứu về trường hấp dẫn

+ Năm : 1994
+ Tên : Bertram Brockhouse
+ Quốc gia : Canada
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp phổ ký neutron

+ Năm : 1994
+ Tên : Clifford Shull
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển kỹ thuật nhiễu xạ neutron

+ Năm : 1995
+ Tên : Martin Lewis Perl
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra tau lepton

+ Năm : 1995
+ Tên : Frederick Reines
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Thu được neutrino

+ Năm : 1996
+ Tên : David Lee & Douglas D. Osheroff & Robert Coleman Richardson
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra tính siêu chảy của helium-3

+ Năm : 1997
+ Tên : Chu Đệ Văn & Claude Cohen-Tannoudji & William Daniel Phillips
+ Quốc gia : Mỹ & Pháp & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng laser

+ Năm : 1998
+ Tên : Robert B. Laughlin & Horst Ludwig Störmer & Thôi Kỳ
+ Quốc gia : Mỹ & Đức & Trung Quốc - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra hiệu ứng Hall lượng tử phân số như là một khởi đầu cho một loại chất lỏng lượng tử mới với các yếu tố điện tích không nguyên (1/3, 1/5,...)

+ Năm : 1999
+ Tên : Gerardus 't Hooft & Martinus J.G. Veltman
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của tương tác điện yếu trong vật lý



Danh sách Giải Nobel Vật Lý thập niên 2000


Thập niên 2000
+ Năm : 2000
+ Tên : Zhores Ivanovich Alferov & Herbert Kroemer
+ Quốc gia : Liên Xô – Belarus & Đức – Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển cấu trúc không đồng nhất bán dẫn được dùng trong quang điện tử tốc độ cao

+ Năm : 2000
+ Tên : Jack Kilby
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát minh ra mạch tích hợp.

+ Năm : 2001
+ Tên : Eric Allin Cornell & Wolfgang Ketterle & Carl Wieman
+ Quốc gia : Mỹ & Đức & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Thực hiện được ngưng tụ Bose-Einstein.

+ Năm : 2002
+ Tên : Raymond Davis Jr. & Koshiba Masatoshi & Riccardo Giacconi
+ Quốc gia : Mỹ & Nhật Bản & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp trong vật lý thiên văn và tìm ra nguồn tia X vũ trụ

+ Năm : 2003
+ Tên : Alexei Alexeevich Abrikosov & Vitaly Lazarevich Ginzburg & Anthony James Leggett
+ Quốc gia : Nga & Nga & Anh
+ Công trình nhận giải : Phát triển lý thuyết siêu dẫn và siêu lỏng

+ Năm : 2004
+ Tên : David Gross & H. David Politzer & Frank Wilczek
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tìm ra bậc tự do tiệm cận trong tương tác mạnh

+ Năm : 2005
+ Tên : Roy J. Glauber & John L. Hall & Theodor W. Hänsch
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & Đức
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp phổ kế bằng laser, đặc biệt là kỹ thuật xung răng lược

+ Năm : 2006
+ Tên : John C. Mather & George F. Smoot
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát hiện về tính bất đẳng hướng của bức xạ phông nền vũ trụ

+ Năm : 2007
+ Tên : Albert Fert & Peter Grünberg
+ Quốc gia : Pháp & Đức
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra hiệu ứng Từ điện trở khổng lồ, được dùng trong công nghệ đọc đĩa cứng

+ Năm : 2008
+ Tên : Yoichiro Nambu
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : phát hiện cơ chế phá vỡ tính đối xứng tự phát trong vật lý á nguyên tử

+ Năm : 2008
+ Tên : Makoto Kobayashi & Toshihide Maskawa
+ Quốc gia : Nhật Bản
+ Công trình nhận giải :phát hiện nguồn gốc phá vỡ tính đối xứng liên quan đến việc dự đoán sự tồn tại của ít nhất ba nhóm hạt quark trong tự nhiên

LSB-Sun
12-08-2009, 12:23
Giải Nobel về Hóa Học

Kể từ năm 1901 năm đầu tiên giải giải Nobel Hóa Học đầu tiên, mỗi giải được phát cho tối đa là ba người cho mỗi môn. Có khi họ làm chung một chủ đề, có khi hơi khác biệt nhưng bổ túc cho nhau. Sau đây là danh sách những người và những quốc gia được nhận giải Nobel Hóa Học từ đầu thập niên 1900 đến nay.


Danh sách Giải Nobel Hóa Học thập niên 1900 đến thập niên 1950


Thập niên 1900
+ Năm : 1901
+ Tên : Jacobus H. van't Hoff (1852-1911)
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Công trình nhận giải : Khám phá luật Động Hoá học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch

+ Năm : 1902
+ Tên : Hermann Emil Fischer (1852-1919)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Khảo cứu về sự tổng hợp các nhóm đường và purine

+ Năm : 1903
+ Tên : Svante A. Arrhenius (1859-1927)
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Thuyết điện ly (theory of electrolytic dissociation)

+ Năm : 1904
+ Tên : Sir William Ramsay (1852-1916)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Khám phá các khí hiếm (noble gases) trong không khí và xác định vị trí của chúng trong bảng phân loại tuần hoàn

+ Năm : 1905
+ Tên : Adolf von Baeyer (1835-1917)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Để phát triển hóa Hữu cơ Cơ cấu và hóa Kỹ nghệ. Công trình trên chất phẩm nhuộm và các hợp chất hydrocarbur thơm

+ Năm : 1906
+ Tên : Henri Moissan (1852-1907)
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu và cách ly chất Fluor và cho ra lò điện phục vụ cho khoa học (điều chế acetylene từ carbur calcium)

+ Năm : 1907
+ Tên : Eduard Buchner (1860-1917)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về Sinh Hóa . Khám phá sự lên men không tế bào (fermentation without cells)

+ Năm : 1908
+ Tên : Sir Ernest Rutherford (1871-1937)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu trên sự phân rã các nguyên tố (Decay of the elements) và hóa học các hợp chất phóng xạ (chemistry of radioactive substances)

+ Năm : 1909
+ Tên : Wilhelm Ostwald (1853-1932)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Công trình nghiên cứu chất xúc tác, cân bằng hóa học và vận tốc phản ứng

Thập niên 1910
+ Năm : 1910
+ Tên : Otto Wallach (1847-1931)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Phát triển ngành hóa Hữu cơ và kỹ nghệ hóa học nhờ các công trình sơ khởi trong lãnh vực các hợp chất alicyclic

+ Năm : 1911
+ Tên : Marie Curie (1867-1934, gốc Poland)
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Khám phá chất radium và polonium

+ Năm : 1912
+ Tên : Victor Grignard (1871-1935)
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra chất phản ứng Grignard (réactif Grignard,các organomagnésien) nhờ đó ngành hóa hữu cơ phát triển mạnh

+ Năm : 1913
+ Tên : Alfred Werner (1866-1919)
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Công trình nhận giải : Nối giữa các nguyên tử trong phân tử (Hóa vô cơ)

+ Năm : 1914
+ Tên : Theodore W. Richards (1868-1928)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Xác định khối lượng nguyên tử

+ Năm : 1915
+ Tên : Richard M. Willstätter (1872-1942)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sắc tố của cây, đặc biệt chất chlorophyl (diệp lục tố)

+ Năm : 1916
+ Không trao giải

+ Năm : 1917
+ Không trao giải

+ Năm : 1918
+ Tên : Fritz Haber (1868-1934)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Tổng hợp ammoniac từ các nguyên tố

+ Năm : 1919
+ Không trao giải

Thập niên 1920
+ Năm : 1920
+ Tên : Walther H. Nernst (1864-1941)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu trên Nhiệt động học (Studies on thermodynamics)

+ Năm : 1921
+ Tên : Frederick Soddy (1877-1956)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Hóa học về các hợp chất phóng xạ, sự xuất hiện và bản chất của các chất đồng vị.

+ Năm : 1922
+ Tên : Francis W. Aston (1877-1945)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Khám phá nhiều chất đồng vị, khối lượng và phổ ký khối (mass spectrograph)

+ Năm : 1923
+ Tên : Fritz Pregl (1869-1930)
+ Quốc gia : Áo
+ Công trình nhận giải : Microanalysis of organic compounds

+ Năm : 1924
+ Không trao giải

+ Năm : 1925
+ Tên : Richard A. Zsigmondy (1865-1929, gốc Đức)
+ Quốc gia : Áo
+ Công trình nhận giải : Chứng minh tính không đồng nhất của dung dịch keo và những phương pháp ông đã dùng, những phương pháp dựa trên căn bản của hóa học về chất keo (Colloid chemistry, ultramicroscope)

+ Năm : 1926
+ Tên : Theodor Svedberg (1884-1971)
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Disperse systems (ultracentrifuge)

+ Năm : 1927
+ Tên : Heinrich O. Wieland (1877-1957)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Constitution of bile acids

+ Năm : 1928
+ Tên : Adolf O. R. Windaus (1876-1959)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu về sự cấu tạo sterol và sự liên quan của chúng với các vitamin (vitamin D)

+ Năm : 1929
+ Tên : Sir Arthur Harden (1865-1940) & Hans von Euler-Chelpin (1873-1964)
+ Quốc gia : Anh & Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sự lên men các chất đường và các enzyme tham dự vô sự lên men

Thập niên 1930
+ Năm : 1930
+ Tên : Hans Fischer (1881-1945)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu máu và sắc tố thực vật, cấu tạo chất hemin và chlorophyl và đặc biệt sự tổng hợp hemin

+ Năm : 1931
+ Tên : Friedrich Bergius (1884-1949) & Karl Bosch (1874-1940)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Khai triển quá trình áp suất cao trong hóa học

+ Năm : 1932
+ Tên : Irving Langmuir (1881-1957)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Surface chemistry

+ Năm : 1933
+ Không trao giải

+ Năm : 1934
+ Tên : Harold C. Urey (1893-1981)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá Hydrogen nặng (deterium)

+ Năm : 1935
+ Tên : Jean Frédéric Joliot (1900-1958 & Irène Joliot-Curie (1897-1956)
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Tổng hợp những nguyên tố phóng xạ nhân tạo mới

+ Năm : 1936
+ Tên : Peter J. W. Debye (1884-1966)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu momen lưỡng cực (momen điện phân tử) và trên sự nhiễu xạ tia X và tia điện tử bởi chất khí

+ Năm : 1937
+ Tên : Walter N. Haworth (1883-1950)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu carbohydrat và vitamin C

+ Năm : 1937
+ Tên : Paul Karrer (1889-1971)
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu carotenoids, flavins, vitamins A và B2

+ Năm : 1938
+ Tên : Richard Kuhn (1900-1967)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu carotenoids và vitamins

+ Năm : 1939
+ Tên : Adolf F. J. Butenandt (1903-1995
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu kích thích tố giới tính

+ Năm : 1939
+ Tên : Leopold Ruzicka (1887-1976)
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu polymethylenes và cơ cấu terpenes

Thập niên 1940
+ Năm : 1940
+ Không trao giải

+ Năm : 1941
+ Không trao giải

+ Năm : 1942
+ Không trao giải


+ Năm : 1943
+ Tên : Georg de Hevesy (1885-1966)
+ Quốc gia : Hungary
+ Công trình nhận giải : Áp dụng của chất đồng vị như một chất chỉ thị (indicator) trong sự khảo cứu quá trình hóa học

+ Năm : 1944
+ Tên : Otto Hahn (1879-1968)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Khám phá sự phân hạch cùa nguyên tử (nuclear fission of atoms)

+ Năm : 1945
+ Tên : Artturi I. Virtanen (1895-1973)
+ Quốc gia : Phần Lan
+ Công trình nhận giải : Khám phá trong lãnh vực hóa học nông nghiệp và thực phẩm, đặc biệt tìm ra cách bảo quản rơm
******
+ Năm : 1946
+ Tên : James B. Sumner (1887-1955)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá khả năng kết tinh enzym

+ Năm : 1946
+ Tên : John H. Northrop (1891-1987) & Wendell M. Stanley (1904-1971)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Điều chế enzym và protein của virus dưới dạng tinh chất
*********
+ Năm : 1947
+ Tên : Sir Robert Robinson (1886-1975)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sản phẩm thực vật , đặc biệt chất alkaloids

+ Năm : 1948
+ Tên : Arne W. K. Tiselius (1902-1971)
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Công trình nhận giải : Phân tích bằng cách dùng điện điện di và sự thẩm thấu (electrophoresis and adsorption), những khám phá tính dị nguyên (heterogenous) của các protein huyết thanh (serum proteins)

+ Năm : 1949
+ Tên : William F. Giauque (1895-1982)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp cho nhiệt động hóa học, tính chất của các chất khi ở nhiệt độ vô cùng thấp (sự khử từ đoạn nhiệt, adiabatic demagnetization
Thập niên 1950
+ Năm : 1950
+ Tên : Kurt Alder (1902-1958)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Khám phá và khai triển tổng hợp nối đôi và những kiểu phản ứng trên nối đôi

+ Năm : 1950
+ Tên : Otto P. H. Diels (1876-1954)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Diễn tả và sự quan trọng của sườn căn bản thơm của các Steroids (Aromatic Basic Skeleton of the Steroids)

+ Năm : 1951
+ Tên : Edwin M. McMillan (1907-1991) & Glenn T. Seaborg (1912-1999)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá trong hóa học các nguyên tố siêu uranium (transuranium elements)

+ Năm : 1952
+ Tên : Archer J. P. Martin (1910-?) & Richard L. M. Synge (1914-1994)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Phát minh máy distribution chromatography

+ Năm : 1953
+ Tên : Hermann Staudinger (1881-1965)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Những khám phá trong lãnh vực hóa đại phân tử (macromolecular chemistry)

+ Năm : 1954
+ Tên : Linus C. Pauling (1901-1994)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu tính chất của nối hóa học (chemical bond) và làm sáng tỏ cấu trúc phân tử phức tạp của các protein

+ Năm : 1955
+ Tên : Vincent du Vigneaud (1901-1978)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu trên tính chất sinh hóa các hợp chất quan trọng của lưu huỳnh. Lần đầu tiên tổng hợp được kích thích tố polypeptide

+ Năm : 1956
+ Tên : Sir Cyril N. Hinshelwood (1897-1957) & Nikolai N. Semenov (1896-1986)
+ Quốc gia : Anh & Liên Xô
+ Công trình nhận giải : Cơ chế của những phản ứng hóa học (Mechanisms of chemical reactions)

+ Năm : 1957
+ Tên : Sir Alexander R. Todd (1907-1997)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu các nucleotides và coenzymes của chúng

+ Năm : 1958
+ Tên : Frederick Sanger (1918-?)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Cấu trúc của proteins, đặc biệt insulin

+ Năm : 1959
+ Tên : Jaroslav Heyrovsky1890-1967)
+ Quốc gia : CH Séc
+ Công trình nhận giải : Khám phá và khai triển phương pháp phân tích cực phổ (Polarography)



Danh sách Giải Nobel Hóa Học thập niên 1960 đến thập niên 1990


Thập niên 1960
+ Năm : 1960
+ Tên : Willard F. Libby (1908-1980)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá chất phóng xạ Carbon14 dùng để định tuổi trong khảo cổ học, địa chất học, địa vật lý (radiocarbon dating)

+ Năm : 1961
+ Tên : Melvin Calvin (1911-1997)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sự hập thu acid carbonic của cây (photosynthesis)

+ Năm : 1962
+ Tên : John C. Kendrew (1917-?) & Max F. Perutz (1914- gốc Anh)
+ Quốc gia : Anh & Áo
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cấu trúc của globulin proteins

+ Năm : 1963
+ Tên : Giulio Natta (1903-1979) & Karl Ziegler (1898-1973)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Hóa học và công nghệ các chất cao polymer (high polymers)

+ Năm : 1964
+ Tên : Dorothy Crowfoot-Hodgkin (1910-1994)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Xác định cấu trúc của các hợp chất sinh học quan trọng nhờ tia X

+ Năm : 1965
+ Tên : Robert B. Woodward (1917-1979)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Tổng hợp các chất hữu cơ thiên nhiên như quinine...

+ Năm : 1966
+ Tên : Robert S. Mulliken (1898-1986)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu các nối hóa học và cơ cấu điện tử của các phân tử bằng cách dùng phương pháp quỹ đạo các phân tử ( orbital method)

+ Năm : 1967
+ Tên : Manfred Eigen (1927-?) & Ronald G. W. Norrish (1897-1978) & George Porter (1920)
+ Quốc gia : Đức & Anh & Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu các phản ứng hóa học vô cùng nhanh nhờ làm rối loạn sự cân bằng khi dùng các xung năng lượng rất ngắn (disturbing the equilibrium by means of very short pulses of energy)

+ Năm : 1968
+ Tên : Lars Onsager (1903-1976)
+ Quốc gia : Mỹ - Na Uy
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu nhiệt động học của quá trình không thuận nghịch (thermodynamics of irreversible processes)

+ Năm : 1969
+ Tên : Derek H. R. Barton (1918-1998) & Odd Hassel (1897-1981)
+ Quốc gia : Anh & Na Uy
+ Công trình nhận giải : Khai triển quan niệm về hình dạng các phân tử hữu cơ trong không gian (dạng ghế, thuyển) và áp dụng trong hóa học

Thập niên 1970
+ Năm : 1970
+ Tên : Luis F. Leloir (1906-1987)
+ Quốc gia : Argentina
+ Công trình nhận giải : Khám phá đường nucleotides và vai trò của chúng trong sự sinh tổng hợp của carbohydrates ( biosynthesis of carbohydrates

+ Năm : 1971
+ Tên : Gerhard Herzberg (1904-1999)
+ Quốc gia : Canada
+ Công trình nhận giải : Cấu trúc của electron và hình học các phân tử, đặc biệt các gốc tự do (free radicals, molecular spectroscopy)

+ Năm : 1972
+ Tên : Christian B. Anfinsen (1916-1995)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu enzym ribonuclease

+ Năm : 1972
+ Tên : Stanford Moore (1913-1982) & William H. Stein (1911-1980)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sự liên quan giữa cơ cấu hóa học và tính xúc tác của trung tâm hoạt tính của ribonuclease

+ Năm : 1973
+ Tên : Ernst Otto Fischer (1918) & Geoffrey Wilkinson (1921)
+ Quốc gia : Đức & Anh
+ Công trình nhận giải : Hoá hữu cơ kim loại với cơ cấu hợp chất kiểu bánh kẹp sandwich (Chemistry of metal-organic sandwich compounds)

+ Năm : 1974
+ Tên : Paul J. Flory (1910-1985)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Hóa lý các chất đại phân tử (Physical chemistry of macromolecules)

+ Năm : 1975
+ Tên : Sir John Cornforth (1917)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Hóa lập thể của các phản ứng dùng chất xúc tác là những enzyme hữu cơ (Stereochemistry of enzyme catalysis reactions)

+ Năm : 1975
+ Tên : Vladimir Prelog (1906-1998)
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu hóa lập thể các phân tử hữu cơ và phản ứng của chúng

+ Năm : 1976
+ Tên : William N. Lipscomb (1919)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Cấu trúc của boranes và giải thích tính chất của nối hóa học phức tạp của chúng

+ Năm : 1977
+ Tên : Ilya Prigogine (1917)
+ Quốc gia : Bỉ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp cho ngành nhiệt động học những quá trình không thẳng hàng và không thuận nghịch, đặc biệt cho thuyết cấu trúc phân rã ( theory of dissipative structures) có ích cho nhiều ngành

+ Năm : 1978
+ Tên : Peter Mitchell (1920-1992)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sự truyền năng lượng sinh học ( biological energy transfer), khai triển thuyết thẩm thấu hóa học (chemiosmotic theory)

+ Năm : 1979
+ Tên : Herbert C. Brown (1912) & George Wittig (1897-1987)
+ Quốc gia : Mỹ & Đức
+ Công trình nhận giải : Khai triển các hợp chất Bor hữu cơ và các hợp chất phospho chứa nhiều tác nhân trong sự tổng hợp hữu cơ

Thập niên 1980
+ Năm : 1980
+ Tên : Paul Berg (1926)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu sinh hóa của nucleic acids, đặc biệt Berg là người đầu tiên làm ra phân tử chứa một phần gen người và một phần gen vi khuẩn nhờ hóa chất (kỹ thuật giải phẫu gen)

+ Năm : 1980
+ Tên : Walter Gilbert (1932) & Frederick Sanger (1918)
+ Quốc gia : Mỹ & Anh
+ Công trình nhận giải : Xác định các base sequences (các đoạn nhỏ DNA) trong nucleic acids (DNA) nhờ dùng các DNA của virus và vi khuẩn

+ Năm : 1981
+ Tên : Kenichi Fukui (1918-1998) & Roald Hoffmann (1937)
+ Quốc gia : Nhật Bản & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Thuyết về sự tiến triển của các phản ứng hóa học. (biên giới của orbital theory) (1)

+ Năm : 1982
+ Tên : Aaron Klug (1926)
+ Quốc gia : Nam Phi
+ Công trình nhận giải : Phát triển các phương pháp tinh thể học (crystallographic) để giải thích cấu trúc các protein của acid nucleic phức tạp quan trọng.

+ Năm : 1983
+ Tên : Henry Taube (1915)
+ Quốc gia : Canada
+ Công trình nhận giải : Cơ chế phản ứng của sự di chuyển các electrons , đặc biệt với các chất phức tạp kim loại (metal complexes)

+ Năm : 1984
+ Tên : Robert Bruce Merrifield (1921)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phương pháp điều chế peptides và proteins

+ Năm : 1985
+ Tên : Herbert A. Hauptman (1917) & Jerome Karle (1918)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp trực tiếp đê xác định cấu trúc các tinh thể

+ Năm : 1986
+ Tên : Dudley Herschbach (1932) & Yuan T. Lee (1936) & John C. Polanyi (1929)
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & John C. Polanyi (1929)
+ Công trình nhận giải : Động học về các quá trình hóa học cơ bản

+ Năm : 1987
+ Tên : Donald J. Cram (1919) & Charles J. Pedersen (1904-1989 & Jean-Marie Lehn (1939)
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & Pháp
+ Công trình nhận giải : Sự khai triển và cách dùng của những phân tử có tương tác cấu trúc đặc biệt với sự chọn lựa kỹ

+ Năm : 1988
+ Tên : Johann Deisenhofer (1943) & Robert Huber (1937) & Hartmut Michel (1948)
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu trên cấu trúc protein dùng trong quang hợp: xác định cấu trúc 3 chiều của trung tâm phản ứng quang hợp (photosynthetic reaction center)

+ Năm : 1989
+ Tên : Thomas R. Cech (1947) & Sidney Altman (1939)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá tính chất xúc tác của RNA (ribonucleic acid)

Thập niên 1990
+ Năm : 1990
+ Tên : Elias James Corey (1928)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp mới cho sự tổng hợp các hợp chất hữu cơ thiên nhiên (retrosynthetic analysis)

+ Năm : 1991
+ Tên : Richard R. Ernst (1933)
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp học cho phổ cộng hưởng từ hạch tâm với độ phân giải cao(high resolution nuclear magnetic resonance spectroscopy, NMR)

+ Năm : 1992
+ Tên : Rudolph A. Marcus (1923, gốc Canada)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Thuyết về sự truyền điện tử Theories of electron transfer

+ Năm : 1993
+ Tên : Kary B. Mullis (1944)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát minh phương pháp polymerase chain reaction (PCR) để cấy DNA

+ Năm : 1993
+ Tên : Michael Smith (1932)
+ Quốc gia : Canada
+ Công trình nhận giải : Công trình cơ bản trên nguồn gốc sự đột biến (mutagenesis) căn cứ trên việc dùng các oligonucleotides và áp dụng sự đột biến để nghiên cứu các proteines

+ Năm : 1994
+ Tên : George A. Olah (1927)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Sáng chế phương pháp để làm các carbocations bền để nghiên cứu cấu trúc, độ bền và phản ứng của chúng bằng phương pháp phổ học

+ Năm : 1995
+ Tên : Paul Crutzen (1933) & Mario Molina (1943, gốc Mexico) & F. Sherwood Rowland (1927)
+ Quốc gia : Hà Lan & Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Công trình về hóa học khí quyển:sự cân bằng ozone trong khí quyển, đặc biệt về sự tạo thành và phân hủy của ozone bởi các gốc tự do.

+ Năm : 1996
+ Tên : Harold W. Kroto (1939) & Robert F. Curl, Jr. (1933) & Richard E. Smalley (1943)
+ Quốc gia : Anh & Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá fullerenes

+ Năm : 1997
+ Tên : Paul D. Boyer (1918) & John E. Walker (1941) & Jens C. Skou (1918)
+ Quốc gia : Mỹ & Anh & Đan Mạch
+ Công trình nhận giải : Người khám phá ra đầu tiên ion mang enzyme là ion Na+, K+-ATPase

+ Năm : 1998
+ Tên : Walter Kohn (1923)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khai triển thuyết density-functional để nghiên cứu cơ chế phản ứng hóa học bằng enzymes, thí dụ khi nước dược biến đổi thành oxygen trong sự quang hợp

+ Năm : 1998
+ Tên : John A. Pople (1925-2004)
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Phát triển phương pháp kỹ thuật máy tính trong hóa lượng tử (quantum chemistry, GAUSSIAN computer programs) phục vụ cho việc kiểm tra và xác định cấu trúc hóa học và những chi tiết của vật chất

+ Năm : 1999
+ Tên : Ahmed H. Zewail (1946, gốc Egypt)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu những giai đoạn chuyển tiếp cùa các phản ứng hóa học bằng cách dùng máy chụp hình laser cực nhanh, bằng 10-15 giây máy femtosecond spectroscopy




Danh sách Giải Nobel Hóa Học thập niên 2000


Thập niên 2000
+ Năm : 2000
+ Tên : Alan J. Heeger ( 1936) & Alan G. MacDiarmid (1927) & Hideki Shirakawa (1936)
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & Nhật Bản
+ Công trình nhận giải : Khám phá và phát triển các chất nhựa dẫn điện (conductive polymers)

+ Năm : 2001
+ Tên : William S. Knowles (1917) & Ryoji Noyori (1938)
+ Quốc gia : Mỹ & Nhật Bản
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu những phản ứng hydrogen hóa xúc tác bởi chất triền quang (chirally catalysed hydrogenation reactions)

+ Năm : 2001
+ Tên : K. Barry Sharpless (1941)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu những phản ứng oxd hóa xúc tác bởi chất triền quang (chirally catalysed

+ Năm : 2002
+ Tên : John B. Fenn (1917)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển những phương pháp ion hóa về giải hấp nhẹ cho sự phân tích phổ khối lượng của các chất đại phân tử trong sinh học

+ Năm : 2002
+ Tên : Koichi Tanaka (1959) & Kurt Wüthrich (1938)
+ Quốc gia : Nhật Bản & Thụy Sĩ
+ Công trình nhận giải : Phát triển phổ từ cộng hưởng hạch tâm để xác định cấu trúc không gian ba chiểu của chất đại phân tử trong sinh học

+ Năm : 2003
+ Tên : Peter Agre (1949) & Roderick MacKinnon (1956)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khảo sát các đường dẫn nước và ions trong các tế bào sinh vật / Khám phá các kênh (channels) trong màng tế bào / Khám phá những kênh nước Discoveries concerning channels in cell membranes / Cấu trúc và nghiên cứu cơ chế của ion kênh

+ Năm : 2004
+ Tên : Irwin Rose & Avram Hershko & Aaron Ciechanover
+ Quốc gia : Mỹ & Israel & Israel
+ Công trình nhận giải : Quá trình huỷ protein nhất định trong tế bào.

+ Năm : 2005
+ Tên : Richard R. Schrock & Robert H. Grubbs & Yves Chauvin
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & Pháp
+ Công trình nhận giải : Phương pháp đổi chỗ nguyên tử trong các phản ứng tổng hợp chất hữu cơ.

+ Năm : 2006
+ Tên : Roger D. Kornberg
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Sáng tỏ cơ chế phân tử của quá trình phiên mã ở tế bào eukaryote.

+ Năm : 2007
+ Tên : Gerhard Ertl
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Các quá trình hóa học xảy ra trên bề mặt chất rắn

+ Năm : 2008
+ Tên : Martin Chalfie & Roger Y. Tsien & Osamu Shimomura
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ & Nhật Bản
+ Công trình nhận giải : Phát hiện và phát triển tế bào huỳnh quang (green fluorescent protein - GFP).

LSB-Sun
12-08-2009, 12:37
Giải Nobel về Văn Chương

Giải Nobel Văn Chương (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm.... Sau đây là danh sách những cá nhân và những quốc gia được nhận giải Nobel Văn Chương từ đầu thập niên 1900 đến nay.

Danh sách Giải Nobel Văn Chương thập niên 1900 đến thập niên 1950


Thập niên 1900
+ Năm : 1901
+ Tác giả : Sully Prudhomme
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Tứ tuyệt và các bài thơ (Stances et poèmes, 1865)

+ Năm : 1902
+ Tác giả : Theodor Mommsen
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu : Lịch sử La Mã (Römische Geschichte, 3 tập, 1854-1856)

+ Năm : 1903
+ Tác giả : Bjørnstjerne Bjørnson
+ Quốc gia : Na Uy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1904
+ Tác giả : Frédéric Mistral
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1904
+ Tác giả : José Echegaray y Eizaguirre
+ Quốc gia : Tây Ban Nha
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1905
+ Tác giả : Henryk Sienkiewicz
+ Quốc gia : Ba Lan
+ Tác phẩm tiêu biểu : Quo Vadis (Quo Vadis, 1895-1896), Trên sa mạc và trong rừng thẳm

+ Năm : 1906
+ Tác giả : Giosuè Carducci
+ Quốc gia : Italy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1907
+ Tác giả : Rudyard Kipling
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu : Rừng rậm (The Jungle Book, 1894), Rừng rậm II (The Second Jungle Book, 1895)

+ Năm : 1908
+ Tác giả : Rudolf Christoph Eucken
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1909
+ Tác giả : Selma Lagerlöf
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Tác phẩm tiêu biểu : Cuộc du hành kỳ diệu của Nils Holgersson qua suốt nước Thụy Điển (Nils Holgerssons underbara resa genom Sverige, 2 phần, 1906 và 1907)


Thập niên 1910
+ Năm : 1910
+ Tác giả : Paul Johann Ludwig von Heyse
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1911
+ Tác giả : Maurice Maeterlinck
+ Quốc gia : Bỉ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1912
+ Tác giả : Gerhart Hauptmann
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1913
+ Tác giả : Rabindranath Tagore
+ Quốc gia : Ấn Độ
+ Tác phẩm tiêu biểu : Thơ Dâng (Gitanjali, 1910)

+ Năm : 1914
+ Không trao giải

+ Năm : 1915
+ Tác giả : Romain Rolland
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Jăng Krixtốp (Jean-Christophe, 1904-1912)

+ Năm : 1916
+ Tác giả : Verner von Heidenstam
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1916
+ Tác giả : Henrik Pontoppidan
+ Quốc gia : Đan Mạch
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1917
+ Tác giả : Karl Adolph Gjellerup
+ Quốc gia : Đan Mạch
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1918
+ Không trao giải

+ Năm : 1919
+ Tác giả : Carl Spitteler
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Tác phẩm tiêu biểu :


Thập niên 1920
+ Năm : 1920
+ Tác giả : Knut Hamsun
+ Quốc gia : Na Uy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1921
+ Tác giả : Anatole France
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Đảo chim cánh cụt (L’île des pingouins, 1908)

+ Năm : 1922
+ Tác giả : Jacinto Benavente y Martínez
+ Quốc gia : Tây Ban Nha
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1923
+ Tác giả : William Butler Yeats
+ Quốc gia : Ireland
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1924
+ Tác giả : Władysław Reymont
+ Quốc gia : Ba Lan
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1925
+ Tác giả : George Bernard Shaw
+ Quốc gia : Ireland
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1926
+ Tác giả : Grazia Deledda
+ Quốc gia : Italy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1927
+ Tác giả : Henri Bergson
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1928
+ Tác giả : Sigrid Undset
+ Quốc gia : Na Uy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1929
+ Tác giả : Thomas Mann
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu :

Thập niên 1930
+ Năm : 1930
+ Tác giả : Sinclair Lewis
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1931
+ Tác giả : Erik Axel Karlfeldt
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1932
+ Tác giả : John Galsworthy
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1933
+ Tác giả : Ivan Bunin
+ Quốc gia : Không quốc tịch, cư trú tại Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1934
+ Tác giả : Luigi Pirandello
+ Quốc gia : Italy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1935
+ Không trao giải

+ Năm : 1936
+ Tác giả : Eugene O'Neill
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1937
+ Tác giả : Roger Martin du Gard
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1938
+ Tác giả : Pearl Buck
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu : Gió Đông Gió Tây (East Wind, West Wind, 1930), Đất lành (The Good Earth, 1931)

+ Năm : 1939
+ Tác giả : Frans Eemil Sillanpää
+ Quốc gia : Phần Lan
+ Tác phẩm tiêu biểu :


Thập niên 1940
+ Năm : 1940
+ Không trao giải do Thế chiến thứ hai diễn ra

+ Năm : 1941
+ Không trao giải do Thế chiến thứ hai diễn ra

+ Năm : 1942
+ Không trao giải do Thế chiến thứ hai diễn ra

+ Năm : 1943
+ Không trao giải do Thế chiến thứ hai diễn ra

+ Năm : 1944
+ Tác giả : Johannes Vilhelm Jensen
+ Quốc gia : Đan Mạch
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1945
+ Tác giả : Gabriela Mistral
+ Quốc gia : Chile
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1946
+ Tác giả : Hermann Hesse
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1947
+ Tác giả : André Gide
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Kẻ vô luân (L'immoraliste, 1902)

+ Năm : 1948
+ Tác giả : T.S. Eliot
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu : The Waste Land

+ Năm : 1949
+ Tác giả : William Faulkner
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu : Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and the Fury, 1929)

Thập niên 1950
+ Năm : 1950
+ Tác giả : Bertrand Russell
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1951
+ Tác giả : Pär Lagerkvist
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1952
+ Tác giả : François Mauriac
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1953
+ Tác giả : Sir Winston Churchill
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu : Hồi ức về Đệ nhị thế chiến (The Second World War, 6 tập, 1948-1953)

+ Năm : 1954
+ Tác giả : Ernest Hemingway
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu : Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms, 1929), Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940), Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952)

+ Năm : 1955
+ Tác giả : Halldór Laxness
+ Quốc gia : Iceland
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1956
+ Tác giả : Juan Ramón Jiménez
+ Quốc gia : Tây Ban Nha
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1957
+ Tác giả : Albert Camus
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Kẻ xa lạ (L'Etranger, 1942), Dịch hạch (La Peste, 1947)

+ Năm : 1958
+ Tác giả : Boris Pasternak (Từ Chối Giải)
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Tác phẩm tiêu biểu : Thơ trữ tình, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957)

+ Năm : 1959
+ Tác giả : Salvatore Quasimodo
+ Quốc gia : Italy
+ Tác phẩm tiêu biểu :




Danh sách Giải Nobel Văn Chương thập niên 1960 đến thập niên 1990


Thập niên 1960
+ Năm : 1960
+ Tác giả : Saint-John Perse
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1961
+ Tác giả : Ivo Andrić
+ Quốc gia : Nam Tư
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1962
+ Tác giả : John Steinbeck
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu : Của chuột và người (Of Mice and Men, 1937), Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath, 1939)

+ Năm : 1963
+ Tác giả : Giorgos Seferis
+ Quốc gia : Hy Lạp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1964
+ Tác giả : Jean-Paul Sartre (từ chối giải)
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Buồn nôn

+ Năm : 1965
+ Tác giả : Mikhail Sholokhov
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Tác phẩm tiêu biểu : Sông Đông êm đềm (Тихий Дон, 4 tập, 1927-1940), Đất vỡ hoang

+ Năm : 1966
+ Tác giả : Shmuel Yosef Agnon
+ Quốc gia : Israel
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1966
+ Tác giả : Nelly Sachs
+ Quốc gia :
+ Tác phẩm tiêu biểu : Đức

+ Năm : 1967
+ Tác giả : Miguel Ángel Asturias
+ Quốc gia : Guatemala
+ Tác phẩm tiêu biểu : Ngài Tổng thống (El señor Presidente, 1946)

+ Năm : 1968
+ Tác giả : Kawabata Yasunari
+ Quốc gia : Nhật Bản
+ Tác phẩm tiêu biểu : Xứ tuyết (雪国 Yukiguni, 1935-37, 1947), Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Sembazuru, 1949-52)

+ Năm : 1969
+ Tác giả : Samuel Beckett
+ Quốc gia : Ireland
+ Tác phẩm tiêu biểu : Chờ Godot (En attendant Godot, 1952)


Thập niên 1970
+ Năm : 1970
+ Tác giả : Aleksandr Solzhenitsyn
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Tác phẩm tiêu biểu : Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича, 1962), Quần đảo ngục tù (Архипелаг ГУЛАГ, 3 tập, 1973-78)

+ Năm : 1971
+ Tác giả : Pablo Neruda
+ Quốc gia : Chile
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1972
+ Tác giả : Heinrich Böll
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1973
+ Tác giả : Patrick White
+ Quốc gia : Úc
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1974
+ Tác giả : Eyvind Johnson
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1974
+ Tác giả : Harry Martinson
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1975
+ Tác giả : Eugenio Montale
+ Quốc gia : Italy
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1976
+ Tác giả : Saul Bellow
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1977
+ Tác giả : Vicente Aleixandre
+ Quốc gia : Tây Ban Nha
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1978
+ Tác giả : Isaac Bashevis Singer
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1979
+ Tác giả : Odysseus Elytis
+ Quốc gia : Hy Lạp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

Thập niên 1980
+ Năm : 1980
+ Tác giả : Czesław Miłosz
+ Quốc gia : Ba Lan - Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1981
+ Tác giả : Elias Canetti
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1982
+ Tác giả : Gabriel García Márquez
+ Quốc gia : Colombia
+ Tác phẩm tiêu biểu : Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, 1967), Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos del cólera, 1985)

+ Năm : 1983
+ Tác giả : William G. Golding
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1984
+ Tác giả : Jaroslav Seifert
+ Quốc gia : CH Séc
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1985
+ Tác giả : Claude Simon
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1986
+ Tác giả : Wole Soyinka
+ Quốc gia : Nigeria
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1987
+ Tác giả : Joseph Brodsky
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1988
+ Tác giả : Naguib Mahfouz
+ Quốc gia : Ai Cập
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1989
+ Tác giả : Camilo José Cela
+ Quốc gia : Tây Ban Nha
+ Tác phẩm tiêu biểu :


Thập niên 1990
+ Năm : 1990
+ Tác giả : Octavio Paz
+ Quốc gia : Mexico
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1991
+ Tác giả : Nadine Gordimer
+ Quốc gia : Nam Phi
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1992
+ Tác giả : Derek Walcott
+ Quốc gia : Saint Lucia
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1993
+ Tác giả : Toni Morrison
+ Quốc gia : Mỹ
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1994
+ Tác giả : Oe Kenzaburo
+ Quốc gia : Nhật Bản
+ Tác phẩm tiêu biểu : Việc kỳ lạ (Kinyo na shigoto, 1957), Nuôi thù (Shiiku, 1958), Cây xanh bốc cháy (tiểu thuyết bộ ba), Một nỗi đau riêng

+ Năm : 1995
+ Tác giả : Seamus Heaney
+ Quốc gia : Ireland
+ Tác phẩm tiêu biểu :

+ Năm : 1996
+ Tác giả : Wisława Szymborska
+ Quốc gia : Ba Lan
+ Tác phẩm tiêu biểu : Wolanie do yeti (Lời kêu gọi đối với người tuyết, 1957)

+ Năm : 1997
+ Tác giả : Dario Fo
+ Quốc gia : Italy
+ Tác phẩm tiêu biểu : Morte accidentale di un anarchico (Cái chết bất bất ngờ của một người vô chính phủ, 1970)

+ Năm : 1998
+ Tác giả : José Saramago
+ Quốc gia : Bồ Đào Nha
+ Tác phẩm tiêu biểu : Memorial do Convento(Hồi ức về tu viện, 1982), O Ano da Morte de Ricardo Reis (Năm Ricardo Reis qua đời, 1984)

+ Năm : 1999
+ Tác giả : Günter Grass
+ Quốc gia : Đức
+ Tác phẩm tiêu biểu : Cái trống thiếc (Die Blechtrommel 1959), Katz und Maus (1961), Hundejahre (1963), Mein Jahrhundert (1999)



Danh sách Giải Nobel Văn Chương thập niên 2000


Thập niên 2000
+ Năm : 2000
+ Tác giả : Cao Hành Kiện
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu : Linh Sơn (1990 - 灵山 Linh Sơn)

+ Năm : 2001
+ Tác giả : V.S. Naipaul
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu : Miguel Street (1959), An Area of Darkness (1964), Guerillas (1975), The Enigma of Arrival (1987)

+ Năm : 2002
+ Tác giả : Imre Kertész
+ Quốc gia : Hungari
+ Tác phẩm tiêu biểu : Sorstalanság (1975), Kaddis a meg nem született gyermekért (1990)

+ Năm : 2003
+ Tác giả : John Maxwell Coetzee
+ Quốc gia : Nam Phi
+ Tác phẩm tiêu biểu : Dusklands (1974), The Life & Times of Michael K (1983), Disgrace (1999), Elizabeth Costello (2005)

+ Năm : 2004
+ Tác giả : Elfriede Jelinek
+ Quốc gia : Áo
+ Tác phẩm tiêu biểu : Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen, 1975), Cô gái chơi dương cầm (Die Klavierspielerin, 1983)

+ Năm : 2005
+ Tác giả : Harold Pinter
+ Quốc gia : Anh
+ Tác phẩm tiêu biểu : Viết hai mươi chín vở kịch (tính đến năm 2005) và đạo diễn nhiều vở kịch khác

+ Năm : 2006
+ Tác giả : Orhan Pamuk
+ Quốc gia : Thổ Nhĩ Kỳ
+ Tác phẩm tiêu biểu : Kar (Tuyết, 2002), Tôi tên màu đỏ (Benim Adım Kırmızı, 1998)

+ Năm : 2007
+ Tác giả : Doris Lessing
+ Quốc gia : Anh


+ Năm : 2008
+ Tên : Jean-Marie Gustave Le Clézio
+ Quốc gia : Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu :

LSB-Sun
12-08-2009, 12:58
Giải Nobel về Y Khoa

Nobel trước khi mất đã chọn ra 5 ngành khoa học để trao giải: Trong di chúc đó, một trong những giải thưởng ông có ý dành cho những nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực Sinh lí học à Y khoa(gọi tắt là Y Khoa). 4 giải khác dành cho vật lí, hóa học, văn chương, và các hoạt động cho mục tiêu hòa bình. Sau đây là danh sách Giải Nobel Y khoa trong những năm thập niên 1900 đến nay.

Danh sách Giải Nobel Y Khoa thập niên 1900 đến thập niên 1950


Thập niên 1900
+ Năm : 1901
+ Tên : Emil von Behring

+ Năm : 1902
+ Tên : Ronald Ross

+ Năm : 1903
+ Tên : Niels Ryberg Finsen

+ Năm : 1904
+ Tên : Ivan Pavlov

+ Năm : 1905
+ Tên : Robert Koch

+ Năm : 1906
+ Tên : Camillo Golgi & Santiago Ramón y Cajal

+ Năm : 1907
+ Tên : Alphonse Laveran

+ Năm : 1908
+ Tên : Ilya Mechnikov & Paul Ehrlich

+ Năm : 1909
+ Tên : Theodor Kocher

Thập niên 1910
+ Năm : 1910
+ Tên : Albrecht Kossel

+ Năm : 1911
+ Tên : Allvar Gullstrand

+ Năm : 1912
+ Tên : Alexis Carrel

+ Năm : 1913
+ Tên : Charles Richet

+ Năm : 1914
+ Tên : Robert Bárány

+ Năm : 1915
+ Không trao giải

+ Năm : 1916
+ Không trao giải

+ Năm : 1917
+ Không trao giải

+ Năm : 1918
+ Không trao giải

+ Năm : 1919
+ Tên : Jules Bordet

Thập niên 1920
+ Năm : 1920
+ Tên : August Krogh

+ Năm : 1921
+ Không trao giải

+ Năm : 1922
+ Tên : Archibald V. Hill & Otto Meyerhof

+ Năm : 1923
+ Tên : Frederick G. Banting & John Macleod

+ Năm : 1924
+ Tên : Willem Einthoven

+ Năm : 1925
+ Tên : Không trao giải

+ Năm : 1926
+ Tên : Johannes Fibiger

+ Năm : 1927
+ Tên : Julius Wagner-Jauregg

+ Năm : 1928
+ Tên : Charles Nicolle

+ Năm : 1929
+ Tên : Christiaan Eijkman & Sir Frederick Hopkins

Thập niên 1930
+ Năm : 1930
+ Tên : Karl Landsteiner

+ Năm : 1931
+ Tên : Otto Warburg

+ Năm : 1932
+ Tên : Sir Charles Sherrington & Edgar Adrian & William P. Murphy

+ Năm : 1933
+ Tên : Thomas H. Morgan

+ Năm : 1934
+ Tên : George H. Whipple & George R. Minot & William P. Murphy

+ Năm : 1935
+ Tên : Hans Spemann

+ Năm : 1936
+ Tên : Sir Henry Dale & Otto Loewi

+ Năm : 1937
+ Tên : Albert Szent-Györgyi

+ Năm : 1938
+ Tên :

+ Năm : 193
+ Tên : Corneille Heymans

+ Năm : 1939
+ Tên : Gerhard Domagk

Thập niên 1940
+ Năm : 1940
+ Không trao giải

+ Năm : 1941
+ Không trao giải

+ Năm : 1942
+ Không trao giải

+ Năm : 1943
+ Tên : Henrik Dam & Edward A. Doisy

+ Năm : 1944
+ Tên : Joseph Erlanger & Herbert S. Gasser

+ Năm : 1945
+ Tên : Sir Alexander Fleming & Ernst B. Chain & Sir Howard Florey

+ Năm : 1946
+ Tên : Hermann J. Muller

+ Năm : 1947
+ Tên : Carl Cori, Gerty Cori & Bernardo Houssay

+ Năm : 1948
+ Tên : Paul Müller

+ Năm : 1949
+ Tên : Walter Hess & Egas Moniz


Thập niên 1950
+ Năm : 1950
+ Tên : Edward C. Kendall & Tadeus Reichstein & Philip S. Hench
+ Quốc gia : Mỹ & Thụy Sỹ & Mỹ

+ Năm : 1951
+ Tên : Max Theiler
+ Quốc gia : Nam Phi

+ Năm : 1952
+ Tên : Selman A. Waksman
+ Quốc gia : Mỹ

+ Năm : 1953
+ Tên : Hans Krebs & Fritz Lipmann
+ Quốc gia : Anh & Mỹ

+ Năm : 1954
+ Tên : John F. Enders & Thomas H. Weller & Frederick C. Robbins
+ Quốc gia : Mỹ

+ Năm : 1955
+ Tên : Hugo Theorell
+ Quốc gia : Thụy Điển

+ Năm : 1956
+ Tên : André F. Cournand & Dickinson W. Richards &
+ Quốc gia : Mỹ

+ Năm : 1956
+ Tên : Werner Forssmann
+ Quốc gia : Tây Đức

+ Năm : 1957
+ Tên : Daniel Bovet
+ Quốc gia : Ý

+ Năm : 1958
+ Tên : George Beadle & Edward Tatum
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra gen hoạt động bằng các phản ứng hóa học xác định

+ Năm : 1958
+ Tên : Joshua Lederberg
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra sự tổ hợp di truyền và tổ chức di truyền của vi khuẩn

+ Năm : 1959
+ Tên : Severo Ochoa & Arthur Kornberg
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra cơ chế trong việc tổng hợp sinh học của axit ribonucleic và axit deoxyribonucleic



Danh sách Giải Nobel Y Khoa thập niên 1960 đến thập niên 1990


Thập niên 1960
+ Năm : 1960
+ Tên : Sir Frank Macfarlane Burnet & Peter Medawar

+ Năm : 1961
+ Tên : Georg von Békésy

+ Năm : 1962
+ Tên : Francis Crick & James Watson & Maurice Wilkins

+ Năm : 1963
+ Tên : Sir John Eccles & Alan L. Hodgkin & Andrew F. Huxley

+ Năm : 1964
+ Tên : Konrad Bloch & Feodor Lynen

+ Năm : 1965
+ Tên : François Jacob & Jacques Monod & André Lwoff

+ Năm : 1966
+ Tên : Peyton Rous & Charles B. Huggins

+ Năm : 1967
+ Tên : Ragnar Granit & George Wald & Haldan K. Hartline

+ Năm : 1968
+ Tên : Robert W. Holley & Marshall W. Nirenberg & H. Gobind Khorana

+ Năm : 1969
+ Tên : Max Delbrück & Salvador E. Luria & Alfred D. Hershey

Thập niên 1970
+ Năm : 1970
+ Tên : Sir Bernard Katz & Ulf von Euler & Julius Axelrod

+ Năm : 1971
+ Tên : Earl W. Sutherland, Jr.

+ Năm : 1972
+ Tên : Gerald M. Edelman & Rodney R. Porter

+ Năm : 1973
+ Tên : Karl von Frisch & Nikolaas Tinbergen & Konrad Lorenz

+ Năm : 1974
+ Tên : Albert Claude & George E. Palade & Christian de Duve

+ Năm : 1975
+ Tên : David Baltimore & Howard M. Temin & Renato Dulbecco

+ Năm : 1976
+ Tên : Baruch S. Blumberg & D. Carleton Gajdusek &

+ Năm : 1977
+ Tên : Roger Guillemin & Andrew V. Schally & Rosalyn Yalow

+ Năm : 1978
+ Tên : Werner Arber & Daniel Nathans & Hamilton O. Smith

+ Năm : 1979
+ Tên : Allan M. Cormack & Godfrey N. Hounsfield

Thập niên 1980
+ Năm : 1980
+ Tên : Baruj Benacerraf & George D. Snell & Jean Dausset

+ Năm : 1981
+ Tên : Roger W. Sperry & Torsten N. Wiesel & David H. Hubel

+ Năm : 1982
+ Tên : Sune K. Bergström & John R. Vane & Bengt I. Samuelsson

+ Năm : 1983
+ Tên : Barbara McClintock

+ Năm : 1984
+ Tên : Niels K. Jerne & César Milstein & Georges J.F. Köhler

+ Năm : 1985
+ Tên : Michael S. Brown & Joseph L. Goldstein

+ Năm : 1986
+ Tên : Stanley Cohen & Rita Levi-Montalcini

+ Năm : 1987
+ Tên : Susumu Tonegawa

+ Năm : 1988
+ Tên : Sir James W. Black & George H. Hitchings & Gertrude B. Elion

+ Năm : 1989
+ Tên : J. Michael Bishop & Harold E. Varmus

Thập niên 1990
+ Năm : 1990
+ Tên : Joseph E. Murray & E. Donnall Thomas

+ Năm : 1991
+ Tên : Erwin Neher & Bert Sakmann

+ Năm : 1992
+ Tên : Edmond H. Fischer & Edwin G. Krebs

+ Năm : 1993
+ Tên : Richard J. Roberts & Phillip A. Sharp

+ Năm : 1994
+ Tên : Alfred G. Gilman & Martin Rodbell

+ Năm : 1995
+ Tên : Edward B. Lewis & Eric F. Wieschaus

+ Năm : 1995
+ Tên : Christiane Nüsslein-Volhard

+ Năm : 1996
+ Tên : Peter C. Doherty & Rolf M. Zinkernagel

+ Năm : 1997
+ Tên : Stanley B. Prusiner

+ Năm : 1998
+ Tên : Robert F. Furchgott & Ferid Murad & Louis J. Ignarro

+ Năm : 1999
+ Tên : Günter Blobel



Danh sách Giải Nobel Y Khoa thập niên 2000


Thập niên 2000
+ Năm : 2000
+ Tên : Arvid Carlsson & Paul Greengard & Eric R. Kandel
+ Quốc gia : Thụy Điển & Mỹ & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá sự dẫn truyền tín hiệu trong hệ thần kinh.

+ Năm : 2001
+ Tên : Leland H. Hartwell & Tim Hunt & Sir Paul Nurse
+ Quốc gia : Mỹ & Anh & Anh
+ Công trình nhận giải : Khám phá sự kiểm soát chu kỳ của tế bào

+ Năm : 2002
+ Tên : H. Robert Horvitz & Sydney Brenner & John E. Sulston
+ Quốc gia : Mỹ & Anh & Anh
+ Công trình nhận giải : Khám phá cơ chế tác động của gene đối với các cơ quan, cũng như sự chấm dứt hoạt động sống của tế bào

+ Năm : 2003
+ Tên : Paul C. Lauterbur & Sir Peter Mansfield
+ Quốc gia : Mỹ & Anh
+ Công trình nhận giải : Khám phá về kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)

+ Năm : 2004
+ Tên : Richard Axel & Linda B. Buck
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Nghiên cứu cơ chế sinh học của khứu giác

+ Năm : 2005
+ Tên : Barry J. Marshall & J. Robin Warren
+ Quốc gia : Úc
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra vi khuẩn Helicobacter pylori và vai trò của chúng trong bệnh viêm loét hệ tiêu hoá (viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc tá tràng)

+ Năm : 2006
+ Tên : Andrew Fire & Craig C. Mello
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra kỹ thuật can thiệp RNA (RNA Interference) để khoá hoạt động của gene ở mức độ RNA thông tin

+ Năm : 2007
+ Tên : Mario R. Capecchi & Sir Martin J. Evans & Oliver Smithies
+ Quốc gia : Mỹ - Italy & Anh & Anh - Mỹ
+ Công trình nhận giải : Khám phá ra kỹ thuật định hướng gene (gene targeting) gây biến đổi gene ở chuột bằng cách sử dụng các tế bào nguồn tạo phôi (ES cells) [1]

+ Năm : 2008
+ Tên : Francoise Barre-Sinoussi & Luc Montagnier
+ Quốc gia : Pháp
+ Công trình nhận giải : Khám phá virút HIV gây bệnh AIDS

+ Năm : 2008
+ Tên : Harald zur Hausen
+ Quốc gia : Đức
+ Công trình nhận giải : Khám phá vi rút gây bệnh ung thư cổ tử cung

LSB-Sun
12-08-2009, 13:19
Giải Nobel về Hòa Bình

Giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình". Sau đây là danh sách giải Nobel Hòa bình từ những năm thập niên 1900 đến nay.

Danh sách Giải Nobel Hòa Bìnhthập niên 1900 đến thập niên 1950


Thập niên 1900
+ Năm : 1901
+ Tên : Frédéric Passy
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến : Sáng lập và chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc tế (Société d'arbitrage entre les Nations)

+ Năm : 1901
+ Tên : Henry Dunant
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Cống hiến : Sáng lập Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge)

+ Năm : 1902
+ Tên : Charles Albert Gobat & Élie Ducommun
+ Quốc gia : Thụy Sĩ
+ Cống hiến : Thư ký danh dự Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế (Bureau international permanent de la paix)

+ Năm : 1903
+ Tên : William Randal Cremer
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Thư ký Liên đoàn trọng tài quốc tế (International Arbitration League)

+ Năm : 1904
+ Tên : Viện Luật Quốc tế (Institut de Droit International)
+ Quốc gia : Bỉ

+ Năm : 1905
+ Tên : Bertha von Suttner
+ Quốc gia : Áo
+ Cống hiến : Chủ tịch danh dự Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế

+ Năm : 1906
+ Tên : Theodore Roosevelt
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Tổng thống Mỹ, tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình

+ Năm : 1907
+ Tên : Ernesto Teodoro Moneta
+ Quốc gia : Italy
+ Cống hiến : Chủ tịch Liên đoàn hòa bình Lombardi

+ Năm : 1907
+ Tên : Louis Renault
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến : Giáo sư Luật Quốc tế

+ Năm : 1908
+ Tên : Klas Pontus Arnoldson
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Cống hiến : Sáng lập Hiệp hội hòa bình và phán xử Thụy Điển

+ Năm : 1908
+ Tên : Fredrik Bajer
+ Quốc gia : Đan Mạch
+ Cống hiến : Chủ tịch danh dự Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế

+ Năm : 1909
+ Tên : Auguste Marie François Beernaert
+ Quốc gia : Bỉ
+ Cống hiến : Thành viên Tòa án trọng tài Quốc tế (Cour Internationale d'Arbitrage)

+ Năm : 1909
+ Tên : Paul-Henri-Benjamin d'Estournelles de Constant
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến : Sáng lập và chủ tịch nhóm nghị sĩ Pháp tham gia phán xử quốc tế

Thập niên 1910
+ Năm : 1910
+ Tên : Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế (Bureau international permanent de la paix)

+ Năm : 1911
+ Tên : Tobias Michael Carel Asser
+ Quốc gia : Hà Lan
+ Cống hiến : Sáng lập Hội nghị Quốc tế về Luật cá nhân ở Den Haag

+ Năm : 1911
+ Tên : Alfred Hermann Fried
+ Quốc gia : Áo
+ Cống hiến : Tác giả Die Waffen Nieder

+ Năm : 1912
+ Tên : Elihu Root
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Khởi xướng nhiều thỏa ước hòa giải quốc tế

+ Năm : 1913
+ Tên : Henri La Fontaine
+ Quốc gia : Bỉ
+ Cống hiến : Chủ tịch Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế

+ Năm : 1914
+ Không trao giải:

+ Năm : 1915
+ Không trao giải

+ Năm : 1916
+ Không trao giải

+ Năm : 1917
+ Tên : Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge et du Croissant-Rouge)

+ Năm : 1918
+ Không trao giải

+ Năm : 1919
+ Tên : Woodrow Wilson
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Tổng thống Mỹ, một trong những người thúc đẩy sự ra đời của Hội Quốc Liên

Thập niên 1920
+ Năm : 1920
+ Tên : Léon Bourgeois
+ Quốc gia : Na Uy
+ Cống hiến : Chủ tịch Hội đồng của Hội Quốc Liên

+ Năm : 1921
+ Tên : Karl Hjalmar Branting
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Cống hiến : Thủ tướng Thụy Điển, đại diện Thụy Điển tại Hội Quốc Liên

+ Năm : 1921
+ Tên : Christian Lous Lange
+ Quốc gia : Na Uy
+ Cống hiến : Tổng thư ký Liên minh nghị viện quốc tế (Inter-Parliamentary Union)

+ Năm : 1922
+ Tên : Fridtjof Nansen
+ Quốc gia : Na Uy
+ Cống hiến : Đại diện Thụy Điển tại Hội Quốc Liên. Cha đẻ của Hộ chiếu Nansen dành cho người tị nạn

+ Năm : 1923
+ Không trao giải

+ Năm : 1924
+ Không trao giải

+ Năm : 1925
+ Tên : Sir Austen Chamberlain
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Tham gia Thỏa ước Locarno

+ Năm : 1925
+ Tên : Charles Gates Dawes
+ Quốc gia : Đức
+ Cống hiến : Cha đẻ của Kế hoạch Dawes

+ Năm : 1926
+ Tên : Aristide Briand & Gustav Stresemann
+ Quốc gia : Pháp & Đức
+ Cống hiến : Tham gia Thỏa ước Locarno

+ Năm : 1927
+ Tên : Ferdinand Buisson
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến : Sáng lập và chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế

+ Năm : 1927
+ Tên : Ludwig Quidde
+ Quốc gia : Đức
+ Cống hiến : Đại biểu tại nhiều hội nghị hòa bình

+ Năm : 1928
+ Không trao giải

+ Năm : 1929
+ Tên : Frank Billings Kellogg
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Sáng lập Công ước Kellogg-Briand

Thập niên 1930
+ Năm : 1930
+ Tên : Nathan Söderblom
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Cống hiến : Lãnh đạo giáo hội

+ Năm : 1931
+ Tên : Jane Addams
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do (Women's International League for Peace and Freedom)

+ Năm : 1931
+ Tên : Nicholas Murray Butler
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Tham gia thúc đẩy Công ước Kellogg-Briand

+ Năm : 1932
+ Không trao giải

+ Năm : 1933
+ Tên : Sir Norman Angell
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Thành viên Ủy ban điều hành Hội Quốc Liên

+ Năm : 1934
+ Tên : Arthur Henderson
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Chủ tịch hội nghị giải trừ quân bị của Hội Quốc Liên

+ Năm : 1935
+ Tên : Carl von Ossietzky
+ Quốc gia : Đức
+ Cống hiến : Nhà báo đấu tranh vì hòa bình

+ Năm : 1936
+ Tên : Carlos Saavedra Lamas
+ Quốc gia : Argentina
+ Cống hiến : Chủ tịch Hội Quốc Liên

+ Năm : 1937
+ Tên : Robert Cecil
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Sáng lập và chủ tịch Cuộc vận động hòa bình quốc tế (International Peace Campaign)

+ Năm : 1938
+ Tên : Cơ quan quốc tế về người tị nạn Nansen (Nansen International Office for Refugees)
+ Quốc gia : Thụy Sĩ

+ Năm : 1939
+ Không trao giải

Thập niên 1940
+ Năm : 1940
+ Không trao giải

+ Năm : 1941
+ Không trao giải

+ Năm : 1942
+ Không trao giải

+ Năm : 1943
+ Không trao giải

+ Năm : 1944
+ Tên : Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge et du Croissant-Rouge)

+ Năm : 1945
+ Tên : Cordell Hull
+ Quốc gia :
+ Cống hiến : Một trong những người khởi xướng thành lập Liên Hiệp Quốc

+ Năm : 1946
+ Tên : Emily Greene Balch
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Chủ tịch danh dự Liên đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do (Women's International League for Peace and Freedom)

+ Năm : 1946
+ Tên : John Raleigh Mott
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (Young Men's Christian Association)

+ Năm : 1947
+ Tên : Hội đồng hỗ trợ bè bạn (Friends Service Council)
+ Quốc gia : Anh

+ Năm : 1947
+ Tên : Ủy ban hỗ trợ bè bạn Hoa Kỳ (American Friends Service Committee) ()
+ Quốc gia : Mỹ


+ Năm : 1948
+ Không trao giải

+ Năm : 1949
+ Tên : Lord Boyd Orr
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Tổng giám đốc Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO)

Thập niên 1950
+ Năm : 1950
+ Tên : Ralph Bunche
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Trung gian hòa bình ở Palestine (1948)

+ Năm : 1951
+ Tên : Léon Jouhaux
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến :

+ Năm : 1952
+ Tên : Albert Schweitzer
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến : Thành lập Bệnh viên Lambarene ở Gabon

+ Năm : 1953
+ Tên : George Marshall
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Khởi xướng Kế hoạch Marshall

+ Năm : 1954
+ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)

+ Năm : 1955
+ Không trao giải

+ Năm : 1956
+ Không trao giải

+ Năm : 1957
+ Tên : Lester B. Pearson
+ Quốc gia : Canada
+ Cống hiến : Tham gia giải quyết cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez

+ Năm : 1958
+ Tên : Dominique Pire
+ Quốc gia : Bỉ
+ Cống hiến : Lãnh đạo tổ chức công giáo giúp đỡ người tị nạn

+ Năm : 1959
+ Tên : Philip Noel-Baker
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Nỗ lực suốt đời vì hòa bình và hợp tác quốc tế




Danh sách Giải Nobel Hòa Bình thập niên 1960 đến thập niên 1990


Thập niên 1960
+ Năm : 1960
+ Tên : Albert John Lutuli
+ Quốc gia : Nam Phi
+ Cống hiến : Chủ tịch đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC)

+ Năm : 1961
+ Tên : Dag Hammarskjöld
+ Quốc gia : Thụy Điển
+ Cống hiến : Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc (truy tặng)

+ Năm : 1962
+ Tên : Linus Pauling
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Nhà khoa học vận động cấm thử vũ khí hạt nhân

+ Năm : 1963
+ Tên : Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge et du Croissant-Rouge)

+ Năm : 1964
+ Tên : Martin Luther King, Jr.
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Nhà vận động đấu tranh cho quyền con người của người da đen ở Mỹ

+ Năm : 1965
+ Tên : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)

+ Năm : 1966
+ Không trao giải

+ Năm : 1967
+ Không trao giải

+ Năm : 1968
+ Tên : René Cassin
+ Quốc gia : Pháp
+ Cống hiến : Chủ tịch Tòa án nhân quyền Châu Âu (Cour européenne des droits de l'homme)

+ Năm : 1969
+ Tên : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)
Thập niên 1970
+ Năm : 1970
+ Tên : Norman Borlaug
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Nhà nghiên cứu tại CIMMYT (Centro Internacional de Mejoramiento de Maíz y Trigo)

+ Năm : 1971
+ Tên : Willy Brandt
+ Quốc gia : Đức
+ Cống hiến : Khởi xướng chính sách Ostpolitik

+ Năm : 1972
+ Không trao giải

+ Năm : 1973
+ Tên : Henry Kissinger & Lê Đức Thọ - từ chối nhận giải
+ Quốc gia : Mỹ & Việt Nam
+ Cống hiến : Đồng tác giả Hiệp định Paris 1973

+ Năm : 1974
+ Tên : Seán MacBride & Eisaku Sato
+ Quốc gia : Mỹ & Nhật Bản
+ Cống hiến :

+ Năm : 1975
+ Tên : Andrei Dmitrievich Sakharov
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Cống hiến : Nhà khoa học đấu tranh vì quyền con người

+ Năm : 1976
+ Tên : Betty Williams & Mairead Corrigan
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Sáng lập viên Phong trào hòa bình Bắc Ireland

+ Năm : 1977
+ Tên : Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International)
+ Quốc gia :
+ Cống hiến : Vận động chống lại các hình thức tra tấn

+ Năm : 1978
+ Tên : Anwar al-Sadat & Menachem Begin
+ Quốc gia : Ai Cập & Israel
+ Cống hiến : Đồng tác giả hiệp định hòa bình giữa Ai Cập và Israel

+ Năm : 1979
+ Tên : Mẹ Teresa
+ Quốc gia : Ấn Độ
+ Cống hiến : Vận động chống đói nghèo

Thập niên 1980
+ Năm : 1980
+ Tên : Adolfo Pérez Esquivel
+ Quốc gia : Argentina
+ Cống hiến : Luật sư đấu tranh vì quyền con người

+ Năm : 1981
+ Tên : Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)

+ Năm : 1982
+ Tên : Alva Myrdal & Alfonso García Robles
+ Quốc gia : Thụy Điển & Mexico
+ Cống hiến : Đại diện Đại hội đồng giải trừ quân bị tại Liên Hiệp Quốc

+ Năm : 1983
+ Tên : Lech Wałęsa
+ Quốc gia : Ba Lan
+ Cống hiến :

+ Năm : 1984
+ Tên : Linh mục Desmond Tutu
+ Quốc gia : Nam Phi
+ Cống hiến : Nhà hoạt động chống chủ nghĩa Apacthai

+ Năm : 1985
+ Tên : Các thầy thuốc quốc tế chống chiến tranh hạt nhân (International Physicians for the Prevention of Nuclear War)
+ Quốc gia :
+ Cống hiến : Vận động chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân

+ Năm : 1986
+ Tên : Elie Wiesel
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Nhà văn, người sống sót sau Thảm họa diệt chủng người Do Thái

+ Năm : 1987
+ Tên : Óscar Arias
+ Quốc gia : Costa Rica
+ Cống hiến : Đề xướng thỏa thuận hòa bình tại Trung Mỹ

+ Năm : 1988
+ Tên : Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc(United Nations Peacekeeping Force
+ Quốc gia :
+ Cống hiến : Tham gia giải quyết nhiều cuộc xung đột từ năm 1956

+ Năm : 1989
+ Tên : Đăng-châu Gia-mục-thố
+ Quốc gia : Tây Tạng
+ Cống hiến : Đấu tranh bất bạo động vì tự do của Tây Tạng

Thập niên 1990
+ Năm : 1990
+ Tên : Mikhail Sergeyevich Gorbachyov
+ Quốc gia : Liên Xô
+ Cống hiến : Góp phần chấm dứt chiến tranh lạnh.Bình thường hoá quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ,Tây Âu

+ Năm : 1991
+ Tên : Aung San Suu Kyi
+ Quốc gia : Myanma
+ Cống hiến : Đấu tranh bất bạo động vì tự do và quyền con người

+ Năm : 1992
+ Tên : Rigoberta Menchú
+ Quốc gia : Guatemala
+ Cống hiến : Nhà hoạt động vì quyền bình đẳng cho người thiểu số

+ Năm : 1993
+ Tên : Nelson Mandela & Frederik Willem de Klerk
+ Quốc gia : Nam Phi
+ Cống hiến : Tác giả của việc kết thúc trong hòa bình chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi

+ Năm : 1994
+ Tên : Yasser Arafat & Shimon Peres & Yitzhak Rabin
+ Quốc gia : Palestine & Israel & Israel
+ Cống hiến : Nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Trung Đông

+ Năm : 1995
+ Tên : Joseph Rotblat & Hội nghị Pugwash về Khoa học và các Vấn đề của Thế giới (Pugwash Conferences on Science and World Affairs)
+ Quốc gia : Anh
+ Cống hiến : Đấu tranh giải giáp vũ khí hạt nhân

+ Năm : 1996
+ Tên : Carlos Filipe Ximenes Belo & José Ramos-Horta
+ Quốc gia : Đông Timo
+ Cống hiến : Hoạt động vì độc lập cho Đông Timo

+ Năm : 1997
+ Tên : Jody Williams & Tổ chức Quốc tế cấm mìn (International Campaign to Ban Landmines)
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Vì những nỗ lực vận động cấm và quyét sạch mìn cá nhân

+ Năm : 1998
+ Tên : John Hume & David Trimble
+ Quốc gia : Bắc Ireland
+ Cống hiến : Tác giả của hiệp định hòa bình chi Bắc Ireland

+ Năm : 1999
+ Tên : Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (Médecins Sans Frontières)
+ Quốc gia :
+ Cống hiến : Vì những hoạt động nhân đạo trên các châu lục



Danh sách Giải Nobel Hòa Bình thập niên 2000


Thập niên 2000
+ Năm : 2000
+ Tên : Kim Dae-jung
+ Quốc gia : Hàn Quốc
+ Cống hiến : Tổng thống Hàn Quốc, người khởi xướng bình thường hóa quan hệ với Bắc Triều Tiên

+ Năm : 2001
+ Tên : Liên Hiệp Quốc & Kofi Annan
+ Quốc gia : Ghana
+ Cống hiến : Vì những nỗ lực cho một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn

+ Năm : 2002
+ Tên : Jimmy Carter
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Hoạt động vì quyền con người và giải quyết xung đột quốc tế

+ Năm : 2003
+ Tên : Shirin Ebadi
+ Quốc gia : Iran
+ Cống hiến : Nhà đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em

+ Năm : 2004
+ Tên : Wangari Muta Maathai
+ Quốc gia : Kenya
+ Cống hiến : Nhà hoạt động môi trường, phát triển bền vững và quyền con người

+ Năm : 2005
+ Tên : Mohamed ElBaradei & Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)
+ Quốc gia : Ai Cập
+ Cống hiến : Vì những nỗ lực ngăn chặn sử dụng hạt nhân vào mục đích quân sự

+ Năm : 2006
+ Tên : Mohammad Yunus & Ngân hàng Grameen
+ Quốc gia : Bangladesh
+ Cống hiến : Tham gia chống đói nghèo

+ Năm : 2007
+ Tên : Al Gore & UB Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu
+ Quốc gia : Mỹ
+ Cống hiến : Hoạt động cảnh báo về thay đổi khí hậu

+ Năm : 2008
+ Tên : Martti Ahtisaari
+ Quốc gia : Phần Lan
+ Cống hiến : Cựu Tổng thống Phần Lân, cống hiến cho công tác hòa giải cho nhiều cuộc xung đột quốc tế

LSB-Sun
12-08-2009, 13:29
Giải Nobel về Kinh Tế

Giải thưởng các khoa học kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển tưởng niệm Alfred Nobel được trao tặng từ năm 1969 đến nay. Mặc dù không có trong di chúc của Alfred Nobel, giải thưởng này thường được gọi ngắn gọn là giải Nobel Kinh tế và coi ngang hàng với 5 giải Nobel nguyên thủy. Sau đây là danh sách các nhân vật và quốc gia nhận được giải Nobel Kinh tế từ 1969 đến nay.

Danh sách Giải Nobel Kinh Tế thập niên 1960 đến thập niên 1990


Thập niên 1960
+ Năm : 1969
+ Tên : Ragnar Frisch & Jan Tinbergen

Thập niên 1970
+ Năm : 1970
+ Tên : Paul A. Samuelson

+ Năm : 1971
+ Tên : Simon Kuznets

+ Năm : 1972
+ Tên : John R. Hicks & Kenneth J. Arrow

+ Năm : 1973
+ Tên : Wassily Leontief

+ Năm : 1974
+ Tên : Gunnar Myrdal & Friedrich August von Hayek

+ Năm : 1975
+ Tên : Leonid Vitaliyevich Kantorovich & Tjalling C. Koopmans

+ Năm : 1976
+ Tên : Milton Friedman

+ Năm : 1977
+ Tên : Bertil Ohlin & James E. Meade

+ Năm : 1978
+ Tên : Herbert A. Simon

+ Năm : 1979
+ Tên : Theodore W. Schultz & Sir Arthur Lewis

Thập niên 1980
+ Năm : 1980
+ Tên : Lawrence R. Klein

+ Năm : 1981
+ Tên : James Tobin

+ Năm : 1982
+ Tên : George J. Stigler

+ Năm : 1983
+ Tên : Gerard Debreu

+ Năm : 1984
+ Tên : Richard Stone

+ Năm : 1985
+ Tên : Franco Modigliani

+ Năm : 1986
+ Tên : James M. Buchanan Jr.

+ Năm : 1987
+ Tên : Robert M. Solow

+ Năm : 1988
+ Tên : Maurice Allais

+ Năm : 1989
+ Tên : Trygve Haavelmo

Thập niên 1990
+ Năm : 1990
+ Tên : Harry M. Markowitz & Merton H. Miller & William F. Sharpe

+ Năm : 1991
+ Tên : Ronald H. Coase

+ Năm : 1992
+ Tên : Gary S. Becker

+ Năm : 1993
+ Tên : Robert W. Fogel & Douglass C. North

+ Năm : 1994
+ Tên : John C. Harsanyi & John F. Nash Jr. & Reinhard Selten
+ Quốc gia : Mỹ - Hungary & Mỹ & Đức
+ Công trình nhận giải : Giả thuyết các trò chơi phi hợp tác

+ Năm : 1995
+ Tên : Robert E. Lucas Jr.
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Phát triển và ứng dụng giả thuyết về những mong đợi dựa trên lý trí

+ Năm : 1996
+ Tên : James A. Mirrlees
+ Quốc gia : Anh
+ Công trình nhận giải : Lý thuyết khuyến khích kinh tế theo thông tin bất đối xứng

+ Năm : 1996
+ Tên : William Vickrey
+ Quốc gia : Mỹ - Canada
+ Công trình nhận giải :

+ Năm : 1997
+ Tên : Robert C. Merton & Myron S. Scholes
+ Quốc gia : Mỹ & Mỹ - Canada
+ Công trình nhận giải : Phát triển công thức đánh giá các lựa chọn chứng khoán

+ Năm : 1998
+ Tên : Amartya Sen
+ Quốc gia : Ấn Độ
+ Công trình nhận giải : Giải thích cơ cấu kinh tế ẩn dưới nạn đói và nạn nghèo

+ Năm : 1999
+ Tên : Robert A. Mundell
+ Quốc gia : Canada
+ Công trình nhận giải : Những phân tích mới về tỷ giá hối đoái



Danh sách Giải Nobel Kinh Tế thập niên 2000


Thập niên 2000
+ Năm : 2000
+ Tên : James J. Heckman & Daniel L. McFadden
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Các lý thuyết và phương pháp phân tích các mẫu chọn lọc và sự lựa chọn riêng lẻ

+ Năm : 2001
+ Tên : George A. Akerlof & A. Michael Spence & Joseph E. Stiglitz
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Ảnh hưởng của việc kiểm soát thông tin đến thị trường

+ Năm : 2002
+ Tên : Daniel Kahneman & Vernon L. Smith
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Kahneman đưa những hiểu biết về tâm lý học vào kinh tế, Smith đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế thực nghiệm

+ Năm : 2003
+ Tên : Robert F. Engle III & Clive W.J. Granger
+ Quốc gia : Mỹ & Anh
+ Công trình nhận giải : Các phương pháp phân tích số liệu kinh tế theo chuỗi thời gian ARCH và đồng hợp nhất

+ Năm : 2004
+ Tên : Finn E. Kydland & Edward C. Prescott
+ Quốc gia : Na Uy & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Đóng góp cho ngành kinh tế vĩ mô động lực

+ Năm : 2005
+ Tên : Robert J. Aumann & Thomas C. Schelling
+ Quốc gia : Israel - Mỹ - Đức & Mỹ
+ Công trình nhận giải : Giải thích nguồn gốc sự xung đột và sự hợp tác thông qua việc phân tích "Lý thuyết trò chơi"

+ Năm : 2006
+ Tên : Edmund S. Phelps
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Giải thích quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

+ Năm : 2007
+ Tên : Leonid Hurwicz & Roger Myerson & Eric Maskin
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Lý thuyết phác thảo cơ chế

+ Năm : 2008
+ Tên : Paul Krugman
+ Quốc gia : Mỹ
+ Công trình nhận giải : Những phân tích về các hình mẫu thương mại và tính địa phương của các hoạt động kinh tế

LSB-Sun
17-12-2009, 12:15
Nobel năm 2009

- Hóa Học

Giải Nobel hóa học năm nay được trao cho hai người Mỹ Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. Steitz và nhà khoa học nữ Ada E. Yonath người Israel nhờ đã chỉ ra được hình dáng ribosome và cách thức chúng vận hành ở quy mô nguyên tử. Cả ba đều dùng phương pháp X-quang tinh thể học để vẽ ra bản đồ tỉ mỉ của từng nguyên tử trong tổng số hàng trăm ngàn nguyên tử tạo nên ribosome.

http://i105.photobucket.com/albums/m202/s0ck22/a-5.jpg

Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển nói giải thưởng được trao cho một trong những nghiên cứu mấu chốt về chu trình của sự sống: ribosome dịch mã ADN thành sự sống. Ribosome là cơ quan sản xuất protein - vốn kiểm soát các quá trình sinh hóa trong toàn bộ cơ thể sống. Do tầm quan trọng này, ribosome là một trong những mục tiêu nghiên cứu chính trong quá trình phát triển các loại kháng sinh mới.

Trong mỗi tế bào sống đều có các phân tử ADN, chúng chứa mã quyết định hình dáng và chức năng cho mỗi sinh thể dù đó là con người, cái cây hay vi khuẩn. Tuy vậy, phân tử ADN luôn thụ động và vì vậy nếu không có các hoạt động của ribosome thì sẽ không có sự sống. Dựa trên bản mã của ADN, ribosome tạo ra protein, tạo sắc tố hemoglobin để chuyển oxy, tạo kháng thể cho hệ miễn dịch, tạo các hormon như insulin, protein kết nối collagen của da, hay các enzyme để phân tách đường.

Theo Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển, thực tế ribosome là cơ quan gây dựng và điều khiển sự sống ở mức độ hóa học. Là một bào quan có mặt trong tất cả các tế bào sinh vật sống, ribosome được xem như một nhà máy tổng hợp protein dựa trên các thông tin di truyền của gen. Ribosome có thể nằm tự do trong tế bào chất hay bám trên màng của mạng lưới nội chất.

Việc hiểu tường tận quá trình hoạt động của ribosome là rất quan trọng để tìm hiểu sự sống. Theo Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển, sự hiểu biết này đem lại ngay những ứng dụng thực tiễn. Rất nhiều kháng sinh chữa bệnh hiện nay được xây dựng trên cơ chế ngăn chặn ribosome của vi khuẩn. Không có ribosome hoạt động, vi khuẩn sẽ không thể sống được. Ba nhà khoa học đã được ca ngợi là “các chiến binh trong cuộc đấu tranh chống lại làn sóng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn”. Số tiền thưởng 1,4 triệu USD sẽ được chia đều cho cả ba.

Cả ba nhà khoa học nhận giải Nobel năm nay đều đã tạo được mô hình 3D để chỉ ra các loại thuốc kháng sinh khác nhau tác động tới ribosome thế nào. Những mô hình này hiện đang được sử dụng để phát triển các loại kháng sinh mới, hỗ trợ trực tiếp việc cứu lấy sự sống và chữa trị bệnh tật của con người.

Theo Reuters, với giải thưởng này, bà Yonath trở thành người phụ nữ thứ tư giành giải Nobel hóa học. Người phụ nữ gần đây nhất đoạt giải Nobel hóa học là Dorothy Crowfoot Hodgkin của Anh năm 1964.


- Vật Lý

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 6/10 vừa qua tuyên bố, đã quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2009 về nghiên cứu ứng dụng cho các nhà khoa học Charles K. Kao, Willard S. Boyle và George E. Smith. Giải Nobel Vật lý những năm trước trao về khoa học cơ bản.


Khác với hầu hết các giải Nobel trước, các nhà khoa học được trao tặng giải là các “nhà khoa học hàn lâm”, các giáo sư đại học thì những “Nobel gia” lần này là những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, nên phát minh của họ khiến người ta thấy được tác dụng trực tiếp của khoa học trong đời sống hàng ngày.

http://i105.photobucket.com/albums/m202/s0ck22/a-5.jpg

Họ đã góp phần phát triển công nghệ cáp quang học và phát minh ra “con mắt” trong chiếc máy ảnh số - công nghệ chụp ảnh không cần phim và dịch vụ internet tốc độ cao, cách mạng hóa ngành viễn thông và các ngành khác nữa, tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cách sống, cách làm việc, học tập và giải trí của chúng ta.

Đành rằng giải Nobel danh giá này là sự vinh dự tột cùng tôn vinh công lao của nhà khoa học đối với nhân loại, nhưng số tiền của giải được chia sẻ theo tầm quan trọng của sự đóng góp.

Một nửa số 1,4 triệu đôla được trao cho Charles K. Kao, 75 tuổi, về phát minh ra cách truyền những tín hiệu ánh sáng trên đường dài qua sợi thủy tinh nhỏ như một sợi tóc. Phát minh ấy đưa đến mạng lưới viễn thông mang theo âm thanh, hình ảnh và những dữ liệu internet tốc dộ cao ra toàn thế giới trong khoảnh khắc, chỉ một phần nhỏ của giây.

Nửa số tiền còn lại sẽ được trao cho Willard S. Boyle, 85 tuổi và George E. Smith, 79 tuổi, những người mở cánh cửa vào chiếc máy ảnh kỹ thuật số bằng phát minh ra chiếc cảm biến biến ánh sáng thành tín hiệu điện.

Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển gọi ba nhà khoa học Mỹ này là “những bậc thầy của ánh sáng", mà công lao của họ “đã giúp đặt nền móng cho các “xã hội mạng” trên toàn thế giới ngày nay.

Nhà khoa học Rijharrd Epworth, đồng nghiệp của K. Kao từ những năm 1960 trong Phòng thí nghiệm viễn thông tiêu chuẩn (Standarrd Telecommunication Laborratories) tại Harlow, Vương quốc Anh giải thích một cách ngắn gọn tầm quan trọng của phát minh: “Chiếc bánh xe đã làm được những gì trong ngành giao thông thì sợi quang cũng làm được những điều tương tự đối với ngành viễn thông”.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho hay nếu đem tổng số sợi thủy tinh hiện dùng mang những cuộc gọi điện thoại và những số liệu quấn quanh Trái đất thì nó sẽ quấn được đến 25.000 lần quả địa cầu.

Sợi quang đã “làm cách mạng mọi thứ... Đó là một trong những công nghệ mà vừa xuất hiện, nó đã nuốt chửng tất cả như một ngọn lửa hoang dã”, giáo sư Farber, chuyên gia về khoa học máy tính và chính sách công Trường ĐH Carnegie Mellon đánh giá.

Năm 1966, K. Kao kết luận rằng cần phải dùng sợi thủy tinh có độ tinh khiết rất cao mới chuyên chở được ánh sáng đi những khoảng cách dài. Ông đề xuất chế tạo sợi này từ những hợp chất của oxit silic nóng chảy. Một vật liệu như vậy khó hoạt động và các nhà nghiên cứu Mỹ đã thành công trong việc kéo nó thành những sợi mỏng manh.

Biết tin mình được giải, Kao cho biết ông không hề chờ đợi Nobel mặc dù biết bao kỹ thuật tiên tiến đã ra đời từ nghiên cứu của ông. Là người gốc Thượng Hải, nhưng lớn lên, học và làm việc tại Anh, sau sang Mỹ nên Kao có hai quốc tịch là Mỹ và Anh.

Một trong những ứng dụng phổ biến của sợi quang là gửi đi những tấm ảnh chụp bằng kỹ thuật số. Điều này muốn thực hiện được lại phải nhờ vào phát minh năm 1969 của Boyle và Smith, trước đây làm việc tại Phòng thí nghiệm của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Bell (Bell Laboratiries) tại Murray Hill, New Jersey, Mỹ. Hai người đã hợp tác và phát minh ra chiếc cảm biến gọi là “máy tích điện kép” (charged-couples device, viết tắt là CCD), dùng như trái tim của hầu hết máy ảnh kỹ thuật số, biến ánh sáng thành những tín hiệu điện. CCD bắt những tín hiệu này và từ đó tạo ra hình ảnh do các điểm màu (pixel) nằm cạnh nhau, hiện ra trên màn hình.

Công nghệ CCD còn được dùng trong một số máy móc để các bác sĩ “nhìn” vào bên trong cơ thể các bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh.

Và CCD “đã gây ra một cuộc cách mạng giống như chiếc kính viễn vọng đã tạo ra trong ngành thiên văn học”, như nhận định của người phát ngôn của Đài Thiên văn Hải quân Mỹ Geoff Chester: “Nó cho phép chúng ta nhìn sâu hơn vào vũ trụ với độ nét rất cao không gì sánh nổi”. Ông còn bổ sung: “Nếu không có CCD thì cũng chẳng có kính thiên văn vũ trụ Hubble và hiểu biết của chúng ta về vũ trụ chỉ quẩn quanh gần Trái đất”.

Boyle, ông già tuổi đã 85, còn thêm cả quốc tịch Canada hồi tưởng lại những ngày mình cùng làm việc với Smith: “Lúc này, tôi cứ đi lang thang quan sát. Hóa ra ai cũng có trong tay chiếc máy ảnh số nhỏ bé của chúng tôi, nơi nào cũng vậy”.

Nhưng ông cũng nói rằng thành công lớn nhất của ông với ông bạn già là truyền những hình ảnh của sao Hỏa về Trái đất, thấy rõ ràng những bãi sa mạc màu đỏ, do chiếc máy quay phim kỹ thuật số quét trong không gian.

Còn ông Smith và bà vợ là Janet Murphy vẫn đang ngon giấc tại thị trấn Waretown, bang Jerrsey khi chuông điện thoại rung lên vào hồi 5 giờ 43 phút sáng. Ông không ra khỏi giường được để nghe điện thoại ngay và cú điện thoại ấy chuyển vào mail âm thanh.

Bà Murphy kể lại: “Một lời báo tin, nặng cách phát âm Thụy Điển, vậy là chúng tôi đủ hiểu chuyện gì xảy ra rồi…”.

Ông già Smith chạy vội mở địa chỉ mạng của Ủy ban Nobel và nhìn ngay thấy lời công bố. Điện thoại lại rung lên một lần nữa, thông báo ngắn gọn tin vui đến với họ.

Ông Smith nói: “Chuyện như thế ai mà chẳng ngạc nhiên” và thêm: “Mọi người đều thích chụp ảnh. Nhìn vào tấm ảnh chụp trên điện thoại di động và cái webcam gắn trên chiếc máy tính của bạn đi. Người ta sử dụng công nghệ này đấy”.

Nếu tính từ ngày phát minh ra sợi quang (1966) đến ngày nhận giải, Kao mất 43 năm. Còn với Boyle và Smith thì hơi ngắn hơn: tròn 40 năm.

Thật là thời gian quá dài để kiểm tra hiệu quả những phát minh. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia quá thận trọng.

Ngày thứ Hai đầu tuần, ba người Mỹ chia nhau giải Nobel Sinh lý học và Y học. Ngày thứ Ba, lại ba người Mỹ nữa. Hèn nào, chẳng có người bực bội thốt ra: “Gọi giải Nobel là giải Mỹ cho rồi!”.



- Kinh Tế

Hai người Mỹ Elinor Ostrom và Oliver Williamson đã giành giải Nobel kinh tế năm nay cho công trình liên quan đến quản lý kinh tế và tổ chức hợp tác. Điều đáng nói, Ostrom là phụ nữ đầu tiên giành giải thưởng này kể từ khi nó được lập ra năm 1968.

http://i105.photobucket.com/albums/m202/s0ck22/c.jpg

Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm nay, Học viện Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển khẳng định Ostrom (SN 1933), làm việc tại Đại học Indiana và Williamson (SN 1932), một giáo sư của Đại học California ở Berkeley, xứng đáng được nhận giải thưởng này vì đóng góp của họ.

Theo ủy ban xét giải Nobel, những nghiên cứu của hai nhà kinh tế này đã chứng tỏ “việc phân tích kinh tế có thể soi rọi cho hầu hết các thể thức tổ chức xã hội như thế nào”.

Ostrom “đã chứng minh tài sản sở hữu chung có thể được các hiệp hội những người sử dụng quản lý thành công như thế nào”, trong khi Williamson phân tích về quản lý kinh tế, đặc biệt là ranh giới giữa các công ty.

Giải Nobel Kinh tế do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển thành lập năm 1968, nằm trong hệ thống giải thưởng Nobel do nhà khoa học Anfred Nobel của nước này sáng lập. Các giải Nobel khác gồm y học, vật lý, hoá học, văn học và hoà bình được trao từ 1901.

Kể từ khi ra đời, giải Nobel Kinh tế hàng năm hầu hết rơi vào tay người Mỹ. Năm ngoái, giải thưởng thường niên trị giá 1,42 triệu USD này được trao cho giáo sư Paul Krugman (Đại học Princeton, Mỹ) vì những đóng góp của ông trong việc đem các mô hình thương mại vào thực tiễn.

Tuy nhiên, trước khi công bố giải Nobel kinh tế năm nay, nhiều nhà bình luận lên tiếng rằng đã nhiều lần giải thưởng này vinh danh những ý tưởng thiếu chính xác, thậm chí là nguy hiểm.

Một nhà phân tích của Reuters còn chỉ ra rằng các lý thuyết giành giải Nobel chính là nguyên nhân dẫn đến những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái năm 1930.


- Y Học

Cũng như giải Nobel Y học năm 2007 và năm 2008, giải Nobel Y học năm 2009 lại một lần nữa vinh danh những nhà khoa học nghiên cứu gien giúp điều trị bệnh, kéo dài tuổi thọ của con người. Giải thưởng bao gồm 1,4 triệu USD, giấy chứng nhận đoạt giải và giấy mời tham dự lễ trao giải ở Stockholm, Thụy Điển vào ngày 10-12.

Từ chữa bệnh...
Năm nay, 3 nhà khoa học người Mỹ gồm giáo sư Elizabeth Blackburn (sinh năm 1948), Carol Greider (sinh năm 1961) và Jack Szostak (sinh năm 1952) đã trở thành các đồng chủ nhân giải Nobel Y học năm 2009. Đây cũng là lần đầu tiên, giải Nobel Y học cùng lúc được trao cho 2 phụ nữ. Bà Blackburn mang hai quốc tịch Mỹ và Australia, là giáo sư sinh vật học và sinh lý học tại Trường Đại học California, bang San Francisco, Mỹ. Bà Greider là giáo sư sinh vật học phân tử và gien, làm việc tại Khoa Y thuộc Đại học Johns Hopkins ở bang Baltimore, Mỹ. Ông Szostak sinh ở Anh, làm việc tại Khoa Y, Đại học Harvard, Mỹ từ năm 1979. Ông hiện là giáo sư về về gien tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở bang Boston, Mỹ. Ngoài ra, ông còn là hội viên Viện Y học Howard Hughes.

Giáo sư Elizabeth Blackburn từng bị Tổng thống George W. Bush sa thải khỏi Hội đồng luân lý về nghiên cứu y học vào năm 2004 vì bà lên tiếng chỉ trích chính sách của ông Bush đối với việc nghiên cứu tế bào mầm ở người. Bà Greider nghiên cứu về telomerase từ những năm 1970 với cố vấn nghiên cứu của bà là giáo sư Blackburn tại Đại học California, Berkeley.

Viện Karolinska ở Thụy Điển cho biết các nhà khoa học nói trên được tôn vinh vì đã tìm ra cách thức các nhiễm sắc thể được sao chép một cách hoàn chỉnh trong quá trình phân chia của tế bào và được bảo vệ để không bị thoái hóa. Những phát hiện này có thể hỗ trợ việc nghiên cứu ung thư, giúp con người hiểu rõ hơn về tế bào, vén lên bức màn bí ẩn về các cơ chế phát triển bệnh, đồng thời mở đường cho việc phát triển các liệu pháp chữa bệnh hiệu quả mới, thậm chí cả việc làm cho con người lâu già hơn.

Các công trình nghiên cứu enzyme đang trở thành lĩnh vực nghiên cứu nóng bỏng, đặc biệt là để tìm cách chữa trị bệnh ung thư hiệu quả hơn. Từ đây, người ta có thể biết rõ cơ chế mà các tế bào bướu sinh sôi nảy nở bất thường. Ví dụ, một vaccine điều trị nhắm vào telomerase (một enzyme tạo ra khu vực cuối của ADN, khu vực này gọi là telomere). Vaccine này đã được các Công ty dược Merck và Geron thử nghiệm từ năm 2008 cho kết quả khá khả quan đối với việc chữa trị các khối u ở ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến.

...đến trường thọ

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả trong việc chữa các loại bệnh nan y, công trình của 3 giáo sư Mỹ được trao giải Nobel năm nay còn nhấn mạnh đến yếu tố nghiên cứu khả năng trường thọ của con người.

Nghiên cứu của họ tập trung làm sáng tỏ tiến trình lão hóa bằng cách phát hiện các chuỗi gien lập đi lập lại ở phần cuối của ADN (gọi là telomere). Các telomere này đóng vai trò như những chiếc nón bảo vệ, giúp các chuỗi gien bớt ngắn đi khi tế bào phân chia. Chất tạo nên các telomere chính là telomarase enzyme. Bằng cách nào đó, nếu con người can thiệp để các telomarase này phát huy vai trò mạnh nhất sẽ làm cho telomere duy trì được độ dài cần thiết. Lúc đó, quá trình lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn.

Công trình của 3 nhà khoa học chứng minh được tính vô giá của các cuộc nghiên cứu chống già. Theo tiến sĩ Dave Woynarowski, chuyên gia chống lão hóa hàng đầu thế giới, người được mệnh danh là “Tiến sĩ Telomere”, từ lâu vai trò của telomere đã được ông nghiên cứu. Ông là thành viên của Công ty TA Sciences chuyên nghiên cứu về telomere. Theo ông, rất nhiều loại bệnh của con người liên quan đến nguyên nhân telomere bị ngắn đi như bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), bệnh loãng xương, tiểu đường... Công ty của “Tiến sĩ Telomere” này đã chế tạo hợp chất TA-65 nhằm kích thích telomere trẻ hóa và dài thêm, nó kích hoạt các telomarase hoạt động hữu hiệu hơn. Qua theo dõi những người sử dụng hợp chất này trong vòng 2 năm qua, người ta thấy hệ miễn dịch được cải thiện, xương vững chắc hơn, insulin ở mức độ tốt.

Tuy nhiên, telomere chỉ là một trong nhiều yếu tố chống lão hóa, chống bệnh tật. Quá trình lão hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Từ lâu, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các yếu tố kéo dài tuổi thọ của con người. Trong các chất chống lão hóa, người ta chú ý tới hợp chất resveratrol có trong rượu đỏ (rượu vang hay nho). Hợp chất này giúp kích hoạt các protein mang tên sirtuin làm tăng kháng thể của cơ thể chống lại các loại bệnh của tuổi già. Tờ New York Times gần đây đăng tin cho biết hãng dược phẩm Sirtris đã bắt đầu chế tạo một loại thuốc giúp kích hoạt các sirtuin trong cơ thể người. Thuốc này đã qua thử nghiệm trên chuột, cho kết quả là kéo dài tuổi thọ hơn 40% so với thực đơn ăn kiêng.

Một cuộc nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Science cho thấy cách mà chuột sống sót cao và khỏe mạnh... nhờ nhịn đói. Các nhà khoa học đã làm mất khả năng một loại gien có vai trò ra tín hiệu đói đối với cơ thể. Loại gien này chỉ dấu cho cơ thể tiếp nhận thực phẩm. Vì vậy các loại thuốc trong tương lai có thể gây ức chế loại gien này, làm cho cơ thể người ít cảm thấy đói. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường và các bệnh nội tiết thuộc Đại học London công bố ngày 2-10, trong cơ thể chuột, có một loại gien liên quan đến sức ăn của chuột. Nếu không có gien này, chuột sẽ ăn ít hơn, khỏe hơn có thể không mắc bệnh tiểu đường típ 2. Loại gien này mang tên S6K1.

Với công trình nghiên cứu (được triển khai từ những năm 1970) của mình, 3 nhà khoa học Mỹ đã vượt qua những ứng cử viên sáng giá khác như Ernest McCulloch và James Till, những người có công tìm ra tế bào gốc vào những năm 70 của thế kỷ trước.



- Văn Học

Trái ngược với dự đoán, Nobel Văn học 2009 tiếp tục vinh danh một đại diện đến từ châu Âu. 10 năm sau chiến thắng của Guenter Grass, nhà văn - nhà thơ Herta Müller lại vừa mang vinh quang về cho nước Đức.

Giải thưởng vừa được công bố cách đây ít phút, lúc 11h GMT (tức 18h Hà Nội). Trang web chính thức của Viện Hàn lâm Thụy Điển dẫn lời của Ủy ban Nobel Văn học nhận xét, Herta Müller là "người, với sự tập trung, cô đọng của thơ ca và sự thẳng thắn của văn xuôi, đã miêu tả phong cảnh của mảnh đất bị tước quyền sở hữu".

Herta Müller sinh năm 1953 trong một gia đình nông dân tại Timiş, Romania. Lớn lên, bà theo học tiếng Đức và Văn học Romania tại Đại học Timişoara. Từng trải qua nhiều nghề như phiên dịch, dạy học, Müller xuất bản cuốn sách đầu tiên năm 1982. Từ năm 1987, bà cùng chồng sang Đức và định cư ở đó cho đến nay.

Trong gần 30 năm cầm bút, Müller từng đoạt các giải thưởng văn học danh giá như: giải Kleist, giải Frankz Kafka và giải Impac với cuốn tiểu thuyết The Land of Green Plums. Tác phẩm mới nhất của bà, tiểu thuyết Atemschaukel vừa ra mắt hồi tháng 8. Pete Ayrton, nhà xuất bản từng ấn hành tác phẩm của Müller cho biết, ông rất "vui mừng" khi nghe tin bà đoạt giải. "Giải Nobel đã mang đến cho chúng ta một nhà văn tuyệt vời nhưng bị lãng quên và chưa được thế giới đánh giá đúng mức", ông nói.

Ngoài The Land of Green Plums, bà còn nổi tiếng với những tác phẩm như: Nadirs (tập truyện ngắn - 1982), The Passport (1989), The Devil is Sitting in the Mirror (1991), The Guard Takes His Comb (1993), The Appointment (2001)... Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

Việc Viện Hàn lâm trao giải cho Herta Müller được đánh giá là một quyết định gây bất ngờ và nằm ngoài dự đoán của giới học giả cũng như giới cá cược. 15 năm qua, từ 1995 đến nay, đã có 14 nhà văn châu Âu được vinh danh. Hai ngày trước khi Nobel Văn học được công bố, chính Thư ký thường trực Viện Hàn lâm Peter Englund cũng nhận định, "ban giám khảo quá thiên vị châu Âu". Vì vậy, các học giả dự đoán, giải thưởng năm nay sẽ thuộc về một nhà văn "ngoài châu Âu". Nhưng những cái tên được nhắc đến nhiều nhất như Mario Vargas Llosa, Amos Oz, Assia Djebar, Haruki Murakami... đều đã phải nhường chiến thắng cho Herta Müller.

Với giải thưởng này, Herta Müller nâng tổng số nhà văn Đức đoạt giải Nobel Văn học lên 9 người - xếp thứ tư trong số các quốc gia được vinh danh nhiều nhất, sau Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh. Bà sẽ nhận được Huy chương, giấy chứng nhận và 1,4 triệu USD tiền thưởng (hơn 25 tỷ đồng). Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 12.


- Hòa Bình

Tổng thống Mỹ Barack Obama giành giải Nobel Hòa bình năm nay nhờ những nỗ lực xuất sắc về ngoại giao.

Ủy ban Nobel cho biết Obama được trao giải nhờ "những nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".

Là tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ, Obama đã kêu gọi giải giáp vũ khí và nỗ lực tái khởi động tiến trình hòa bình ở Trung Đông bị bế tắc, kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng giêng.

"Hiếm khi một người như Obama có thể thu hút được sự chú ý của công chúng thế giới và mang đến niềm hy vọng cho dân chúng nước ông về một tương lai tốt đẹp hơn", Reuters dẫn lời ủy ban trao giải Nobel cho biết.

Giải thưởng được công bố khi Obama nhậm chức chưa đầy 9 tháng. Dù đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng, Obama vẫn chưa đạt được bước tiến đột phá nào về vấn đề Trung Đông hay chương trình hạt nhân của Iran. Ông cũng đang đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong xử lý cuộc chiến ở Afghanistan.

Tháng trước, Obama chủ trì một cuộc gặp gỡ lịch sử tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó, các bên nhất trí thông qua một nghị quyết do Mỹ soạn thảo, kêu gọi các quốc gia sở hữu hạt nhân cắt giảm kho vũ khí nguyên tử.

Chuyên gia đàm phán hòa bình của Palestine Saeb Erekat hoan nghênh giải thưởng dành cho Obama và bày tỏ hy vọng rằng "ông có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông". Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, từng đoạt giải Nobel Hòa bình, tỏ ra vui mừng trước thông tin này và nói rằng Obama đã đem lại hy vọng cho thế giới.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Mỹ thuộc phe Dân chủ giành giải thưởng cao quý này. Trước Obama, cựu phó tổng thống Al Gore được trao giải thưởng năm 2007 cùng cơ quan về khí hậu của Liên Hợp Quốc; cựu tổng thống Jimmy Carter giành giải năm 2002.

Theo BBC, ông chủ Nhà Trắng đã vượt lên trên số lượng kỷ lục 204 đề cử để giành giải năm nay. Phần thưởng dành cho ông là một huy chương vàng, một tấm bằng chứng nhận và 1,4 triệu USD. Giải thưởng sẽ được trao ở Oslo, NaUy, vào tháng 12.

LSB-Sun
16-07-2011, 10:51
Nobel năm 2010

- Hóa Học

Nhà khoa học người Mỹ Richard F. Heck cùng hai nhà khoa học người Nhật Bản Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki đã trở thành các đồng chủ nhân giải Nobel Hóa học 2010 vì có công tìm ra cách thức liên kết các phân tử cácbon để xây dựng nên các phân tử khối phức tạp hơn.

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/610x.jpg

Ông Richard F. Heck, sinh năm 1931, giáo sư trường Đại học Delaware, thành phố Newark (Delaware, Mỹ). Hai nhà khoa học Nhật là ông Ei-ichi Negishi, sinh năm 1935, giảng dạy tại Đại học Purdue, thành phố West Lafayette (Indiana, Mỹ) và ông Akira Suzuki, sinh năm 1935, công tác tại Đại học Hokkaido, tỉnh Sapporo (Nhật Bản).

Hóa học cácbon là cơ sở của sự sống. Các nhà khoa học đã sử dụng khả năng của cácbon để tạo nên bộ khung bền vững của các phân tử chức năng, từ đó tạo ra được những dược phẩm mới hoặc những vật liệu bền chắc như chất dẻo.

Tuy nhiên, việc gắn kết các phân tử cácbon lại với nhau để tạo nên những hợp chất phức tạp hơn, vốn không hề đơn giản. Các phương pháp trước đây chỉ áp dụng được khi điều chế các phân tử đơn giản.

Bằng cách sử dụng chất xúc tác palladium, 3 nhà khoa học trên đã liên kết chéo được các phân tử cácbon theo cặp, giải quyết được những khó khăn mà những phương pháp trước vấp phải. Nhờ sự phát hiện này, người ta đã tạo ra được những hợp chất ứng dụng cho nhiều lĩnh vực.

Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đánh giá, công trình nghiên cứu của 3 nhà khoa học trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các hợp chất ứng dụng trong điều trị ung thư, bào chế dược phẩm, công nghệ điện tử và nông nghiệp.

Ba chủ nhân giải Nobel Hóa học 2010 sẽ cùng chia sẻ phần thưởng trị giá 10 triệu Krona (khoảng 1,4 triệu USD).

Năm ngoái, giải Nobel Hóa học cũng được trao cho 3 nhà khoa học gồm Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. Steitz và Ada E. Yonath, vì công lao chứng minh ribosome trông như thế nào và đảm đương vai trò ra sao ở cấp độ nguyên tử. Cả ba người đều sử dụng một phương pháp gọi là tinh thể học tia X để lập bản đồ vị trí cho một trong hàng trăm nghìn nguyên tử cấu thành nên ribosome.

Mùa giải Nobel 2010 bắt đầu từ hôm 4/10 với giải Nobel Y học được trao cho “cha đẻ” phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Hôm qua (5/10), giải Nobel Vật lý được công bố thuộc về hai nhà khoa học gốc Nga.
- Vật Lý

Hai nhà khoa học gốc Nga là Andre Geim và Konstantin Novoselov hiện đang nghiên cứu tại đại học Manchester (Anh) đã cùng đoạt giải Nobel Vật lý 2010.

Họ được vinh danh vì những thí nghiệm tiên phong mang tính đột phá liên quan tới vật liệu graphene 2 chiều.

Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển gọi graphene là "hàng rào mắt cáo nguyên tử hoàn hảo".

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/andre-geim-nobel2010.jpg
Andre Geim


Geim, 51 tuổi, sinh ở Sochi và Novoselov, 36 tuổi, sinh ở Nizhny Tagil. Graphene được đánh giá là một chất liệu "mỏng" nhất hiện nay.

Mạng thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết: "Graphene được hình dung như là một ống nano (nanotube) dàn mỏng, do cùng một nguyên liệu chính là các phân tử carbon, chiều dày của lớp phân tử này có thể là 1 nguyên tử (one-atom-thickness sheet). Dưới kính hiển vi điện tử, lớp phân tử carbon này có hình dáng của một màng lưới."

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/konstantin_novoselov-nobel2010.jpg
Konstantin S. Novoselov

"Nó có nhiều đặc tính của ống nano, nhưng dễ chế tạo và dễ thay đổi hơn; vì thế nó có thể được sử dụng nhiều hơn trong việc chế tạo các vật dụng cần các chất liệu tinh vi, dẻo, dễ uốn nắn. Các nhà vật lý đã bắt đầu sử dụng graphene trong phòng thí nghiệm để chế tạo chất dẫn và để thử nghiệm các hiện tượng lượng tử."

Giải Nobel có trị giá giải thưởng là 1,5 triệu USD, 1 giấy chứng nhận và 1 huy chương.

"Tôi khỏe, ngủ ngon. Tôi không hy vọng đoạt giải Nobel năm nay", Tiến sĩ Geim nói khi biết ông đoạt giải. Ông cho biết kế hoạch làm việc của ông trong 1 ngày sẽ không thay đổi. Ông vẫn tiếp tục đi làm và theo đuổi các nghiên cứu của mình.
- Kinh Tế

Nobel Kinh tế 2010 thuộc về hai người Mỹ và một người Cyprys “vì đã phát triển những học thuyết giải thích các chính sách kinh tế đã tác động tới tình trạng thất nghiệp như thế nào".

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/peter-diamond.jpg
Peter A. Diamond
http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/mortensen.jpg
Dale T. Mortensen
http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/pissarides.jpg
Christopher A. Pissarides
Trong đó, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Peter A. Diamond, sinh năm 1940, hiện công tác tại Viện công nghệ Massachusetts và Dale T. Mortensen, sinh năm 1939, công tác tại Đại học Northwestern, Illinois, Mỹ. Nhà kinh tế thứ 3 là Christopher A. Pissarides, sinh năm 1948, tại Nicosia, Cyprys, hiện công tác tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London, Anh quốc.

Theo Hội đồng trao giải, với mô hình “search friction”, các nhà kinh tế trên đã giúp nhân loại hiểu rõ về những cách, mà trong đó việc làm, lương bổng bị tác động bởi các chính sách kinh tế. Hay nói một cách khác, từ mô hình này, người ta có thể hiểu được các chính sách kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng mất việc làm.

Năm ngoái, Nobel Kinh tế 2009 thuộc về hai nhà kinh tế học người Mỹ: bà Elinor Ostrom và ông Oliver Williamson, vì các nghiên cứu của họ về quản lý kinh tế. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ được nhận giải Nobel Kinh tế kể từ khi giải này lần đầu được trao tặng năm 1969.

Cả hai chủ nhân Nobel Kinh tế 2009 đều là đại diện tiêu biểu cho khoa học nghiên cứu liên ngành và sử dụng kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng từ các ngành khoa học xã hội khác cho công tác nghiên cứu của họ trong khoa học kinh tế.

Với việc công bố giải Nobel Kinh tế 2010, mùa giải Nobel năm nay đã chính thức khép lại. Nobel 2010 có nhiều bất ngờ. Nobel Y học thuộc về “cha đẻ” của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, giáo sư người Anh Robert Geoffrey Edwards.

Nobel Vật lý được trao cho hai nhà khoa học gốc Nga đang công tác tại đại học Manchester (Anh), Andre Geim và Konstantin Novoselov. Nobel Hóa học thuộc về các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản gồm Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki.

Nobel Văn chương được trao cho cựu ứng viên Tổng thống Peru, Mario Vargas Llosa, một “cây đại thụ” trong làng văn học châu Mỹ Latin. Riêng giải Nobel Hòa bình, một lần nữa lại gây sóng gió, khi được trao cho Lưu Hiểu Ba, một người Trung Quốc đang thụ án 11 năm tù vì tội “lật đổ chính quyền”.

Như vậy, đây là năm đầu tiên, người Mỹ không chiếm số lượng áp đảo trong toàn bộ các giải thưởng Nobel như thường thấy.

Kinh tế là giải thưởng duy nhất trong 6 giải Nobel không được tạo ra theo di chúc của nhà bác học Thụy Điển Alfred Nobel năm 1896. Mãi đến năm 1968, giải thưởng này mới được thành lập nhân dịp kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ. Đến năm 1969, giải Nobel mới lần đầu tiên được trao tặng.

Giải thưởng Nobel Kinh tế ra đời từ năm 1969 vốn được xem là đất dụng võ dành riêng cho các nhà nghiên cứu Mỹ, vì từ đó đến nay, 45 kinh tế gia trên tổng số 64 chủ nhân giải thưởng này đều là các nhà nghiên cứu của Mỹ.

Năm 2009, có tới 11 người Mỹ trong số 13 người đoạt giải Nobel ở cả 6 giải. Năm ngoái cũng có một kỷ lục mới được tạo ra: Có tới 5 phụ nữ trong số những người đoạt giải.

- Y Học

Cha đẻ của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) Robert Edwards (người Anh) đã nhận giải Nobel Y học 2010 do Ủy ban Nobel trao tặng vào ngày 4-10 tại Thụy Điển.

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/nobel_y_2010.jpg

Phần thưởng này lẽ ra được trao cho hai người là bác sĩ Robert Edwards và bác sĩ Patrick Steptoe, nhưng ông Steptoe đã qua đời năm 1988. Trước đó năm 2001, công trình của hai người nhận được giải thưởng danh giá về nghiên cứu y khoa Albert Lasker.

Mặc dù kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm manh nha từ thế kỷ 19 nhưng đến năm 1955, kỹ thuật này mới được giáo sư người Anh Robert Edwards quyết tâm nghiên cứu. Ông phát hiện ra trứng người chỉ trưởng thành sau ít nhất 24 giờ để tìm cách giúp trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

Năm 1968, ông Edwards đề nghị bác sĩ Patrick Steptoe, người có công trình ấn tượng liên quan tới kỹ thuật nội soi ổ bụng, hợp tác. Theo đó, bác sĩ Steptoe sẽ chọc hút trứng bằng kỹ thuật nội soi, còn giáo sư Edwards phụ trách việc thụ tinh cho trứng.

Bất chấp áp lực và sự công kích nặng của báo chí, dư luận, tôn giáo và nhiều nhà khoa học nổi tiếng thời đó, cả hai đã thực hiện 102 lần thụ tinh cho trứng và cấy vào cơ thể người nhưng đều thất bại. Có hai lần, người được cấy trứng mang thai nhưng sau đó một trường hợp phải bỏ thai vì thai nằm ngoài tử cung và một trường hợp bị sảy thai.

Năm 1977, hai bác sĩ gặp cặp vợ chồng hiếm muộn Lesley và John Brown do ống dẫn trứng của bà Lesley bị tắc. Ngày 10-11-1977, hoạt động chọc hút trứng bà Lesley được tiến hành. Tiếp theo đó là thụ tinh trong ống nghiệm, cấy trứng vào tử cung và chờ đợi trong khi cùng lúc phải chạy trốn báo chí. Ngày 25-7-1978, Louise Brown, đứa bé được thụ tinh ống nghiệm đầu tiên trên thế giới chào đời tại một bệnh viện nhỏ ở miền Bắc nước Anh. Louise Brown ra đời bằng phương pháp đẻ mổ, nặng 2,61kg.

Sau đó vào tháng 6-1980, đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Úc ra đời. Năm 1981, đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Mỹ ra đời. Thành công của ông Edwards và ông Steptoe được đánh giá là một trong những tiến bộ y học lớn nhất trong thế kỷ 20, mang lại hy vọng cho hàng triệu gia đình hiếm muộn. Đến nay, thế giới có khoảng 4 triệu trẻ em ra đời bằng phương pháp trên.

“Đóng góp của hai ông giúp điều trị chứng vô sinh, một đóng góp y tế chữa trị cho rất nhiều người, khoảng hơn 10% cặp đôi trên thế giới”, Ủy ban Nobel cho biết.

Theo Ủy ban Nobel, phần thưởng dành cho ông trị giá 1,5 triệu đô la Mỹ.
- Văn Học

Giải Nobel Văn Chương năm 2010 thật bất ngờ được trao cho tiểu thuyết gia, ký giả kiêm chính trị gia Mario Vargas Llosa, một người cũng nổi tiếng không kém trong sự nghiệp chính trị.

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/nobel_prize_2010-ap.jpg

Trước khi kết quả giải Nobel Văn Chương năm nay được loan báo, nhà văn Mario Vargas Llosa không phải là một ứng viên được chú ý nhiều, khi những dự đoán đều đổ dồn về những cây bút của Nam Triều Tiên, Kenya và Hoa Kỳ. Và ủy ban chấm giải Nobel cũng không vì thế mà bị sứt mẻ uy tín chút nào khi chọn những nhà văn là chính trị gia.

Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã vinh danh nhà văn 74 tuổi về điều được gọi là “sự phác họa của ông về cơ cấu quyền lực và những hình ảnh sắt thép của sự đối kháng của những cá nhân, nổi dậy và thua bại”.

Những tác phẩm đầu tiên gây chấn động của ông bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1960. The Time of Hero, tiểu thuyết được coi như một phần tự truyện xuất bản năm 1963, lấy bối cảnh giữa những sinh viên sỹ quan tại một trường võ bị ở Lima.

Ông đã viết cuốn Conversation in the Cathedral khi vừa qua sinh nhật 30 tuổi, một thành quả ngoại hạng trong sự nghiệp văn chương của ông, trong đó vai chính theo dõi sự can dự của người cha trong vụ giết một tay băng đảng khét tiếng của Peru, và trong tiến trình theo dõi đó nhân vật chính đã biết được chính quyền độc tài của quốc gia này bằng cách nào mà họ duy trì được quyền lực.

Là một cây bút đầy sức sáng tác phong phú và hăng hái khai phá nhiều thể loại, các tiểu thuyết của Vargas Llosa bao gồm từ các tác phẩm về lịch sử, những chuyện chính trị giật gân, cho đến cả hài hước lẫn những câu chuyện giết người bí ẩn.

Ngay sau khi vừa loan báo giải văn chương, ông Peter Englund, bí thư Hàn Lâm Viện Thụy Điển, đã ca ngợi quyền năng và thứ bậc của tiểu thuyết gia Vargas Llosa trên văn đàn. Ông nói:

“Ông là một người kể chuyện, nhưng kể chuyện tài tình. Những sáng tác của ông có một kết cấu rất phức tạp, nhiều tình tiết với những chuyển đổi trong phối cảnh và thời gian. Có nhiều đối thoại, nhưng những lời đối thoại xen giữa, tròng chéo trên nhiều bình diện thời gian khác nhau. Ông là một nhà văn rất đa dạng, sáng tác không chỉ những tác phẩm văn chương vĩ đại về châu Mỹ Latin và những vấn nạn của nó, mà trên thực tế còn viết về mọi thể loại.”
Giống như người trước đây từng là bạn của ông và hiện cùng là khôi nguyên giải Nobel, ông Gabriel Garcia Marquez, một người mà theo tin cho biết, đã bị ông đánh vào năm 1976 vì những lý do gì mà cả hai cùng giữ kín không cho ai biết.

Ông Vargas Llosa là một chính trị gia hăng hái tích cực hoạt động. Lúc đầu ông là một ủng hộ viên cho cuộc cách mạng Cuba do Fidel Castro lãnh đạo, nhưng sau đã thất vọng với chủ nghĩa cộng sản và năm 1990 ra tranh cử tổng thống trong tư cách chủ tịch liên minh trung hữu Frente Democratico.

Giải thưởng Nobel sẽ được chính thức trao tặng trong một nghi lễ tổ chức tại Stokholm, Thụy Điển và Oslo, Na Uy vào ngày 10 tháng 12, đúng ngày ông Alfred Nobel từ trần năm 1896, người đã sáng lập ra giải thưởng này. Danh tính người được chọn cho giải Nobel hòa bình năm nay sẽ được công bố vào thứ Sáu tại Oslo.

- Hòa Bình

Ủy ban Nobel Hòa bình công bố tên người được trao giải, ông Lưu Hiểu Ba, một người đang ngồi tù ở Trung Quốc. Thông cáo của Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy đưa ra hôm 8/10 /2010 cho biết, họ trao giải cho Lưu “vì cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động nhằm đòi nhân quyền ở Trung Quốc”.

http://i815.photobucket.com/albums/zz75/lsb-sun/liuxiaobo-nobelhoabinh-2010.jpg

Lưu hiện đang thụ án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính phủ” Trung Quốc, CNN cho biết.

Hồi tháng hai, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng sẽ là “hoàn toàn sai lầm” nếu “một người như thế” được giải Nobel hòa bình, tờ The Wall Street Journal khi đó cho hay.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Khương Du cũng bình luận rằng việc chọn ông Lưu là đi ngược lại mục tiêu của giải thưởng, theo AP.

Ít giờ trước khi công bố, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland đã tiết lộ người nhận giải năm nay sẽ là một sự lựa chọn tranh cãi. “Bạn sẽ hiểu ngay khi bạn nghe cái tên năm nay được xướng lên”, Jagland nói.

Ủy ban Nobel Hòa bình năm nay xem xét con số kỷ lục tên những người được đề cử, 237 người.

Giải Nobel hòa bình gồm một bằng chứng nhận và khoản tiền tương đương 1,5 triệu USD, sẽ được trao tại Oslo, Na Uy.

Người được trao giải Nobel Hòa bình năm ngoái là Tổng thống Mỹ Barack Obama, chỉ 9 tháng sau khi ông nhậm chức. Điều này làm dấy lên những cuộc tranh luận gay gắt. Phe ủng hộ cho rằng giải thưởng cho Obama là xứng đáng và sẽ cổ vũ ông trên con đường hành động vì một thế giới phi hạt nhân. Phe phản đối lập luận rằng giải Nobel là để dành cho những người đạt được thành tựu cụ thể sau một quá trình. Ngoài ra, việc ông là tổng thống của một quốc gia đang tiến hành hai cuộc chiến tranh cũng khiến những người hoài nghi đánh giá là giải chưa xứng đáng.

Các giải Nobel hòa bình trong 5 năm gần đây phản ánh các khía cạnh khác nhau của định nghĩa “hòa bình”.

Năm 2008, Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan, đặc sứ của Liên Hợp Quốc được nhận giải vì vai trò làm trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột Namibia, Aceh, Kosovo và Iraq.

Năm 2007, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore được vinh danh cho các thành tích trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

Năm 2006, Muhammad Yunus, người Bangladesh nhận giải Nobel Hòa bình vì “những nỗ lực phát triển kinh tế xã hội cho người nghèo”. Ông đã lập ngân hàng Grameen giúp người nghèo các khoản vay 50-100 USD mà không cần thế chấp. Ông cũng nổi tiếng với câu nói “sẽ đem đói nghèo vào viện bảo tàng”.

Năm 2005, giải thường này được trao cho Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA và người đứng đầu cơ quan này, Giám đốc Mohamed El Baradei vì đã góp phần “ngặn chặn việc đưa các năng lượng nguyên tử hạt nhân vào sử dụng trong mục đích chiến tranh, đảm bảo các năng lượng nguyên tử chỉ được sử dụng với sứ mạng hòa bình và có độ an toàn cao”.