PDA

View Full Version : Theo các bạn, ai là người Văn Võ song toàn,thông minh, khôn khéo từ trước tới giờ


Lỗ_Trí_ Thâm
01-08-2009, 08:59
Theo tui nghĩ thì đó là vị anh hùng Cập Thời Vũ-Tống Công Minh(Tống Giang), Thuở Sinh Thời, ông là người rộng lượng,có tấm lòng nghĩa hiệp, song lại rất thích kết bạn với hảo hán, điều đó đã chỉ lên tính cách của ông, theo tôi, ông là một trong những người hoàn hảo nhất trong lịch sử từ trước tới giờ, còn ý bạn ra sao ?mời trình bảy

tudon
17-11-2009, 11:05
Theo tui nghĩ thì đó là vị anh hùng Cập Thời Vũ-Tống Công Minh(Tống Giang), Thuở Sinh Thời, ông là người rộng lượng,có tấm lòng nghĩa hiệp, song lại rất thích kết bạn với hảo hán, điều đó đã chỉ lên tính cách của ông, theo tôi, ông là một trong những người hoàn hảo nhất trong lịch sử từ trước tới giờ, còn ý bạn ra sao ?mời trình bảy

Theo tại hạ thấy Tống Giang chỉ là 1 tên cơ hội và ngu trung thôi. Văn thì không thể bì với Ngô Dụng, Công Tôn Thắng...:no: , võ thì không sao bằng các hảo hán còn lại như Lư Tuấn Nghĩa, Lâm Xung, Quan Thắng,...:no: thông minh, khôn khéo thì chắc là không rồi (nếu có thì LSB đâu bị triều đình tiêu diệt :godau:)
Nói về người văn võ song toàn, thông minh khôn khéo xưa nay thì thật là nhiều vô kể như : Chu Du, Lục Tốn, Tư Mã Ý, Tôn Sách (Tam Quốc), v.v...

Fan_thienlongbatbo
02-01-2010, 14:53
Đoàn dự chứ ai wá thư sinh lạj gjỏj võ cua gáj cũng gjỏi như cha của mình dzậy á

_=Đoàn Công Tử=_
04-01-2010, 20:27
Theo Đoàn mỗ thì đó là quách tĩnh và hồng thất công

Lỗ_Trí_ Thâm
17-02-2010, 13:40
Theo tại hạ biết thì LSB không bị triều đình tiêu diệt, chẵng những vậy mà triều đình còn phải chịu thua và cử người mang sắc lệnh chiêu an làm hòa, hình như các hạ chưa biết qua tiểu thuyết nổi tiếng này thì phải.
Tại hạ chấp nhận là văn không bằng Công Tôn Thắng, Ngô Dụng, võ không bằng Lâm Xung... nhưng ông ta hoàn hảo và được mọi người tôn trọng hơn tất cả.

TuyetBinhTay
06-06-2010, 07:29
Bác chủ Topic bình như thế thì quả thật chẳng biết gì về Tống Giang rồi. Bạn nên tìm bản Thủy Hử nào có lời bình của Kim Thánh Thán mà nghiên cứu thêm.
Tống Giang chẳng qua chỉ là thằng hiểu và thực hiện tốt nguyên lý: "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn thôi".
Đừng nói văn không bằng Ngô Dụng, Công Tôn Thắng... vì xét về văn tài, thao lược thì TG chả là cái đinh gì so với 2 ông này, mà xét về võ thì TG cũng thua xa 2 ông này (đã đọc cảnh Ngô Dụng một giản chặn cả Lôi Hoành và Lưu Đường đang đánh nhau chưa)
Võ thì chẳng cần phải so với Lư Tuấn Nghĩa, Lâm Xung, Quan Thắng cho ô uế các ông ấy ra.
Trong truyện có nói TG văn võ toàn tài, nhưng không có chi tiết nào miêu tả cả. Này nhé:
- Về văn thì viết được một bài thơ làm phản cứ cho là có tí tài văn chương đi, nhưng làm một bài thơ thì thiết nghĩ học trò nào cũng làm được, bài thơ của y nổi tiếng vì nó là một điểm then chốt trong việc y bị bắt thôi chứ ko phải nổi vì nó hay .
- Về cầm binh đánh giặc chẳng qua là nhờ có bộ kinh cho Cửu Âm Huyền Nữ truyền lại, đọc kĩ sẽ thấy cứ mỗi lần có chuyện là run bần bật, sợ hãi. Đến khi Ngô Dụng thản nhiên cười và bày kế cho mới an tâm, thỉnh thoảng trong trận đánh nào đó có tướng nào đưa ra kế sách thì y phang cho 1 câu "ý ta cũng định nhu thế (vãi ...@@).
- Về võ thì buồn cười nhất, có lẽ thành tích to lớn nhất của Tống Giang là giết Diêm Bà Tích (một cô gái chân yếu tay mềm), còn thành tích bị Hổ Tam Nương đuổi chạy trối chết may có Lâm Xung xuất hiện, hay thành tích bị lâu la của Vương Anh bắt mà không có một tí kháng cự nào cùng vài thành tích đại loại như thế mà tại hạ thiết nghĩ nói ra chỉ thêm hoen ố trang giấy (à quên, topic mới đúng) này.
Chưa nói đến việc vì chiêu an mà làm tan rã 108 anh hùng , nhưng việc hại chết Lý Quỳ (con kiến còn có đức hiếu sinh, cha mẹ sinh con ra còn ko có quyền giết, TG lấy thân phận gì để lôi Lý Quỳ chết theo mình, đừng có ngụy biện là sợ họ Lý sau này trả thù gây hại nhé), rồi còn chuyện báo mộng cho Hoa Vinh và Ngô Dụng ... đấy chính là ý muốn vạch trần bộ mặt thật của Tống Giang vào hồi kết của câu chuyện đó thôi.

jamesb
19-06-2010, 04:30
một bài kết luận rất hay cua TBT :) TG về sau dc thưởng cho sự "thông minh" của mình là 1 ly rượu độc do tham quan vô lại "ban". hic đại đa số anh hùng LSB chết hết ...kết thúc hơi buồn...


Bác chủ Topic bình như thế thì quả thật chẳng biết gì về Tống Giang rồi. Bạn nên tìm bản Thủy Hử nào có lời bình của Kim Thánh Thán mà nghiên cứu thêm.
Tống Giang chẳng qua chỉ là thằng hiểu và thực hiện tốt nguyên lý: "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn thôi".
Đừng nói văn không bằng Ngô Dụng, Công Tôn Thắng... vì xét về văn tài, thao lược thì TG chả là cái đinh gì so với 2 ông này, mà xét về võ thì TG cũng thua xa 2 ông này (đã đọc cảnh Ngô Dụng một giản chặn cả Lôi Hoành và Lưu Đường đang đánh nhau chưa)
Võ thì chẳng cần phải so với Lư Tuấn Nghĩa, Lâm Xung, Quan Thắng cho ô uế các ông ấy ra.
Trong truyện có nói TG văn võ toàn tài, nhưng không có chi tiết nào miêu tả cả. Này nhé:
- Về văn thì viết được một bài thơ làm phản cứ cho là có tí tài văn chương đi, nhưng làm một bài thơ thì thiết nghĩ học trò nào cũng làm được, bài thơ của y nổi tiếng vì nó là một điểm then chốt trong việc y bị bắt thôi chứ ko phải nổi vì nó hay .
- Về cầm binh đánh giặc chẳng qua là nhờ có bộ kinh cho Cửu Âm Huyền Nữ truyền lại, đọc kĩ sẽ thấy cứ mỗi lần có chuyện là run bần bật, sợ hãi. Đến khi Ngô Dụng thản nhiên cười và bày kế cho mới an tâm, thỉnh thoảng trong trận đánh nào đó có tướng nào đưa ra kế sách thì y phang cho 1 câu "ý ta cũng định nhu thế (vãi ...@@).
- Về võ thì buồn cười nhất, có lẽ thành tích to lớn nhất của Tống Giang là giết Diêm Bà Tích (một cô gái chân yếu tay mềm), còn thành tích bị Hổ Tam Nương đuổi chạy trối chết may có Lâm Xung xuất hiện, hay thành tích bị lâu la của Vương Anh bắt mà không có một tí kháng cự nào cùng vài thành tích đại loại như thế mà tại hạ thiết nghĩ nói ra chỉ thêm hoen ố trang giấy (à quên, topic mới đúng) này.
Chưa nói đến việc vì chiêu an mà làm tan rã 108 anh hùng , nhưng việc hại chết Lý Quỳ (con kiến còn có đức hiếu sinh, cha mẹ sinh con ra còn ko có quyền giết, TG lấy thân phận gì để lôi Lý Quỳ chết theo mình, đừng có ngụy biện là sợ họ Lý sau này trả thù gây hại nhé), rồi còn chuyện báo mộng cho Hoa Vinh và Ngô Dụng ... đấy chính là ý muốn vạch trần bộ mặt thật của Tống Giang vào hồi kết của câu chuyện đó thôi.

Dương Chí
21-04-2011, 00:25
văn võ song toàn chỉ có thể là cha con nhà Hoàng Dược Sư,văn võ đều giỏi

Vi Tiểu Bảo FC
21-04-2011, 00:53
tui là nguoi van vo song toan nhatccccccccccccccccccccccccc

wong1011989
21-04-2011, 18:42
Xin cho đệ hỏi là topic này chỉ tính người thực việc thực hay là tính luôn cả nhân vật hư cấu trong các truyện kiếm hiệp, tiên hiệp ...

khanhduongsg
21-04-2011, 22:53
Văn võ song toàn ? Hình như là có Đông tà Hoàng Dược Sư (Cái này cả võ lâm ai cũng biết), Nam đế Đoàn Trí Hưng, Đoàn Dự, (2 nhân vật họ Đoàn này đều là người hoàng tộc lại có học vấn tốt dĩ nhiên là văn tốt rồi hehehe), Lý Tầm Hoan ( Văn ko giỏi sao đỗ Thám Hoa được)

songthuongtuong
22-04-2011, 11:39
Trời! một bộ Thủy Hử chỉ là là tác phẩm mà Thị Nại Am viết ra thôi mà. Làm sao đem so sánh Tống Giang với các anh hùng lịch sử Trung Hoa được.
Chỉ vì bộ " Thủy Hử" mà chính Thi Nại AM suýt bị Chu NGuyên Chương chém đầu. Vì nói lện cuộc khởi nghĩa nông dân( Chu Nguyên Chương thành công là cuộc khởi nghĩa nông dân) toàn là toán cướp, giết người không gớm tay.
Về sau Thị Nại Am và La Quán Trung viết bộ hậu Thủy Hử để được tha mạng. Nên đem các anh hùng LSB phải chết thê thảm trừ vài nhân vật( Nhạc Hòa, AN Đạo Toàn, Tiêu Nhượng....) làm nô bộc cho quan lại là được sống.
Thì hỏi trong 108 anh hùng chỉ là 1 nhân vật mà Thị Nại AM thích đưa ai làm anh hùng hay tiểu nhân đơn giản quá. Chúng ta nên bàn luận các nhân vật có thực ấy. :D

ANVIVI89
22-04-2011, 21:54
Văn võ toàn tài á?
không có đâu,người mà "siêu việt" như thế "trời tru đất diệt" lâu rồi.
thẳng thắn mà nói thì đã "tuyệt chủng" và đi vào "sử sách",he he he
ta khâm phục nhất thì trên dưới trái phải trước sau như một
_Văn:Khổng Minh,khổng đại gia
_võ :bó tay,không biết,khi nào tìm thấy sẽ bổ sung sau ^^

Cuồng lãng quái y
13-05-2011, 11:42
còn ai ngoài triệu vân triệu tử long
cấm các bác dìm hàng bảo triệu lão là gay nhé
đọc tam quốc thấy chú ấy là đỉnh nhất
sau là khương duy

nhusuong
29-05-2011, 19:04
theo em nghĩ thi đỉnh nhất là Tần Thủy Hoàng, vô đối luôn

majchealjatxe
29-05-2011, 20:03
Các bác có nghĩ tới tào tháo, một tay xây dựng cả cơ đồ, gần như 1 vs all?

minhcloud
01-06-2011, 18:21
^ Chuẩn, người mình ngưỡng mộ nhất là Tào Mạnh Đức. Mặc dù trong tam quốc diễn nghĩa, ông bị kết là nhân vật phản diện nên ai cũng ghét, nhưng phải thấy được rằng ông thực sự là một người tài ba xuất chúng xếp vào hàng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Võ ông cũng biết, về tài thao lược cầm quân ông cũng giỏi, về mưu lược ông cũng hay, về thơ phú ông cũng tốt (Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.). Cả 3 con của ông đều là con hùm con hổ, Tào Phi thì giỏi về chính trị, Tào Thực thì giỏi về thơ phú, Tào Chương là một tướng tài... còn những bộ hạ dưới trướng ông đều là người tài có cả văn lẫn võ, trong khi Gia Cát Lượng dưới trướng ngoại trừ võ là ngũ hổ tướng ra thì mưu sĩ chẳng có người nào. THật sự vào thời Tam Quốc Tào Tháo mới là người kiệt xuất bậc nhất, Gia Cát Lượng chưa thể nào bằng được nửa của ông

Trần Duyên
02-06-2011, 18:28
Tống Giang EQ cao ngất, nói về văn võ song toàn thì Tống giang không xứng, nhưng nói về khôn khéo thì trong thủy hử hắn hàng đầu rồi.

Theo mình văn võ song toàn khôn khéo, Lý Thế Dân xứng danh nhất.

hoangthanh_mobi
02-06-2011, 22:17
các bác rành bên trung quốc quá. việt nam chả thấy nhắc ai?
Mình là người việt nam mà, sr nếu các bác đang bàn chỉ về văn học trung quốc
Lý Thường Kiệt
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) quê ở phủ Thái Hòa, Thăng Long (Hà Nội), tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, được mang họ Lý (họ nhà vua) khi đã lập được nhiều công trạng lớn. Trải qua ba triều: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông là người có công lớn trong kháng chiến chống quân Tống, dẹp giặc Chiêm Thành, xây dựng đất nước. Khi Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, Lý Thường Kiệt được triều đình giao giữ chức Phục quốc Thái úy, nắm cả binh quyền và quốc quyền. Có quyền lực trong tay, ông đã vạch ra một kế hoạch hoàn chỉnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các chiến công của quân dân nước ta thời Lý, chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt mùa xuân 1077 là chiến công chói lọi nhất.

Bước vào nửa cuối thế kỷ 11, triều Lý đã xây dựng được một nhà nước trung ương tập quyền ổn định, nước Đại Việt phát triển phồn thịnh trên nhiều mặt, văn hóa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển. Cùng lúc, nhà Tống làm chủ Trung Quốc. Chúng âm mưu thôn tính Đại Việt ở phía nam trước khi đánh Liêu, Hạ ở phía bắc, tập trung quân, lương thực, khí giới ở ba châu Ung, Khâm, Liêm để làm bàn đạp tiến quân xâm lược nước ta. Mặt khác, nhà Tống thực hiện âm mưu chia rẽ các dân tộc Việt Nam ở miền núi với miền xuôi, lôi kéo Chiêm Thành chống Đại Việt.


Năm 1067, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt thống lĩnh quân đội đánh tan quân Chiêm Thành, củng cố biên giới phía nam, tập trung lực lượng đối phó với nguy cơ bị xâm lược từ phương bắc. Nhà Lý tích cực chuẩn bị chống xâm lược bằng cách: phát triển nông nghiệp, giảm thuế cho dân, đoàn kết các dân tộc, ráo riết luyện quân, tập trận, đoàn kết vua tôi, hậu đãi hiền tài... Lý Thường Kiệt đã thân chinh đi kinh lý nhiều vùng, từ đồng bằng, miền biển đến miền núi. Ông chủ trương xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay), từ chân núi Tam Đảo đến Lục Đầu Giang. Dựa vào thế núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy, quân dân Đại Việt đã xây nên một tuyến phòng thủ vững chắc, cách cửa ngõ đi vào thành Thăng Long chừng ba mươi dặm, tạo thế công - thủ đều thuận lợi.

Nắm chắc khả năng đất nước khó tránh khỏi cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động mở đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng cuộc tiến công trước, phá thế chuẩn bị của địch, đẩy chúng vào thế bị động ngay từ đầu và tạo điều kiện thuận lợi cho ta. Ngày 18-1-1076, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân chia làm hai mũi đi đánh chiếm châu Ung, châu Khâm và châu Liêm. Ngày 1-3-1076, quân ta hạ thành châu Ung. Tháng 4-1076, Lý Thường Kiệt cho quân rút về nước sau khi đã triệt phá thành, đánh tan viện binh của địch.

Ngày 18-1-1077, quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy với 10 vạn lính bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu tiến tới sông Như Nguyệt. Dưới sự chỉ huy mưu trí của Lý Thường Kiệt, quân ta đã chiến đấu anh dũng. Nhiều trận chiến đấu quyết liệt diễn ra. Địch quyết tâm vượt sông để tiến nhanh vào thành Thăng Long. Ta quyết giữ đến cùng. Quách Quỳ và Triệu Tiết tổ chức cho đại quân hai lần vượt sông thì cả hai lần đều bị đẩy lui. Khi chúng cụm lại thì bị các đội quân của ta đánh vào từng trại làm cho quân địch sống trong tâm trạng mệt mỏi, sợ hãi. Phòng tuyến sông Như Nguyệt đã giam hãm bộ binh và kỵ binh địch, đưa chúng vào thế khó khăn, thiếu thốn lương thực. Ở sau lưng, chúng luôn bị quân dân các địa phương của ta quấy rối, đánh tiêu hao, viện binh cũng không đến được. Đến khi nhận thấy quân Tống đã lâm vào tình trạng thế suy, lực giảm, tiến thoái đều khó thì Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân ta phản công. Đại quân của ta đã vượt sông, bất ngờ đánh úp vào đại bản doanh của quân Tống. Quân Tống nhanh chóng bị tan rã, chỉ có một bộ phận nhỏ rút được về nước.

Đầu tháng 3-1077, quân Tống thua chạy hỗn loạn trên khắp chiến trường. Hơn hai tháng tiến đánh nước ta, quân Tống đã bị quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, tiêu diệt 8 vạn tên lính chiến, 7 vạn tên tiếp lương, phục vụ. Để kết thúc chiến tranh trong điều kiện ta đang ở thế thắng, tương lai dân tộc có lợi cho ta, với tư tưởng “không nhọc tướng ta, khỏi tốn xương máu mà vẫn bảo toàn được tôn miếu”, Lý Thường Kiệt đã chủ động điều đình với nhà Tống. Nhà Tống chấp nhận các điều kiện ta đưa ra, rút hết quân về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống đã kết thúc thắng lợi, độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc được giữ vững, mộng tưởng xâm lược nước ta của nhà Tống bị tiêu tan. Năm 1164, nhà Tống thừa nhận Đại Việt là một nước riêng biệt. Trong 200 năm, kể từ sau cuộc xâm lăng Đại Việt năm 1077 bị đại bại, nhà Tống đã không đụng đến nước ta một lần nào nữa.

Nghệ thuật đánh thắng giặc Tống của nhà Lý đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền khoa học quân sự Việt Nam. Người có công đầu là Lý Thường Kiệt, danh tướng tiêu biểu của triều Lý, một vị Anh hùng dân tộc, một nhà quân sự kiệt xuất có tài thao lược lỗi lạc cùng với tài chính trị và ngoại giao xuất sắc. Với việc đem quân đi phá ba thành Ung-Khâm-Liêm, Lý Thường Kiệt là người đề xướng tư tưởng phòng ngự tích cực trong chiến tranh. Với việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt và tiêu diệt đại quân địch ở đó, Lý Thường Kiệt là vị tướng đầu tiên của dân tộc ta tổ chức và lập thế trận chọn sẵn, dùng cách đánh sáng tạo để chuyển thế trận từ phòng ngự sang phản công tiêu diệt địch. Ông cũng là người đề xuất phương châm “Vừa đánh vừa đàm” tìm cách kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho dân tộc
Tự hào là người Việt nam

Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão, quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi, Hưng Yên ngày nay), cha mất sớm, mẹ già, nhà nghèo vừa làm ruộng, đan lát, vừa theo học luyện cả văn lẫn võ. Quân Nguyên-Mông lăm le xâm phạm bờ cõi lần thứ hai, Phạm Ngũ Lão ước ao được đền nợ nước cho thỏa chí làm trai.


Một hôm, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) lên kinh đô Thăng Long. Quân sĩ hộ vệ đi trước dẹp đường, đến làng Phù Ủng thấy một thanh niên đầu trần, áo rách ung dung ngồi đan sọt giữa đường. Mải mê suy nghĩ, chàng trai không nghe thấy tiếng quát của đội quân dẹp đường. Quân sĩ lấy giáo đâm vào đùi người thanh niên chảy máu nhưng vẫn không nhúc nhích. Đến mũi giáo thứ hai, chàng trai vẫn ung dung làm việc như không biết đến mọi việc xung quanh. Sự việc được báo lên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn kinh ngạc vội xuống voi. Thấy Phạm Ngũ Lão khôi ngô dũng cảm khác thường, ứng đối trôi chảy, lại có chí lớn, Hưng Đạo Vương cho thuốc dịt vết thương, cho Phạm Ngũ Lão quà để mang về biếu mẹ rồi nhận cho theo về kinh đô.

Triều đình chuẩn bị mở khoa thi võ chọn người cầm quân cấm vệ, Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Vương căn dặn và cấp cho tiền, gạo ngựa về quê, hẹn ngày lên thi. Ở quê, Phạm Ngũ Lão ngày đêm khổ luyện ôn tập võ nghệ. Các môn cưỡi ngựa bắn cung, quyền roi, kiếm, cắp giáo nhảy qua hào, nhảy lên thành... ông đều thành thạo. Khi trở lại Thăng Long, tại đấu trường Giảng Võ, ông đỗ đầu các môn võ do triều đình tổ chức và được vua Trần giao chỉ huy quân cấm vệ, lực lượng tinh nhuệ nhất bảo vệ nhà vua và kinh thành.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai năm 1285, Phạm Ngũ Lão đã lập được nhiều công. Ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Khi địch đã núng thế, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân về phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường chúng rút chạy lên biên giới phía bắc. Trận này, cánh quân do Phạm Ngũ Lão chỉ huy diệt được phó tướng Lý Quán và Lý Hằng. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để lính khiêng chạy thoát, hàng vạn quân Nguyên chết ngập khắp nơi.

Tháng 10-1287, Thoát Hoan (con vua Hốt Tất Liệt) dẫn quân chia thành ba mũi xâm lược nước ta lần thứ ba. Theo sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng. Các tướng giặc Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích địch trên đường bộ, trực tiếp đối địch với cánh quân của Thoát Hoan. Quân Nguyên bị đánh tan tác, Thoát Hoan phải trà trộn vào đám tàn quân chạy trốn về nước, từ đấy không còn dám mơ tưởng đến xâm lược nước ta.

Trong bảo vệ đất nước mấy chục năm tiếp theo, Phạm Ngũ Lão bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao. Hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và một lần ông còn dẹp yên tên nghịch thần là Biếm (1301).

Văn võ toàn tài, trung thành, liêm khiết, vua Trần nhiều lần phong thưởng công lao cho Điện súy, Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Ông được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quí đến mức muốn gả con gái yêu của mình cho vị tướng tài đức phải bày mưu làm lễ đổi họ chuyển con gái ruột là quận chúa Anh Nguyên thành con nuôi rồi gả cho Phạm Ngũ Lão (vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc).

Điện súy, Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão còn làm thơ. Tiếng thơ của ông hào sảng và đầy khí phách:


Tỏ lòng

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân hùng khí nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Ngày 1-11-1320, Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ của vua ban, hưởng thọ 66 tuổi. Ông làm tướng phụng sự nhà Trần gần 50 năm, qua ba đời vua. Thượng hoàng Trần Anh Tông đọc bài viếng Thượng tướng quân có đoạn:

“Dẹp giặc Lào, Xiêm tỏ tướng tài

Võ thần mấy kẻ được chen vai

Dưới cờ một dạ nên công lớn

Gia Cát trời Nam lại có hai.

Để tưởng nhớ vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông. Ngoài đền thờ chính còn nhiều di tích có quan hệ đến Điện súy, Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão

có ai còn nhớ đến vài người nữa không? tôi thì nhớ được bí nhiêu, thêm 2 bà trưng, trần quốc tuấn. Thật xấu hổ nhưng tôi dốt môn lịch sử

minhcloud
03-06-2011, 13:28
Tống Giang EQ cao ngất, nói về văn võ song toàn thì Tống giang không xứng, nhưng nói về khôn khéo thì trong thủy hử hắn hàng đầu rồi.

Theo mình văn võ song toàn khôn khéo, Lý Thế Dân xứng danh nhất.

Tống Giang EQ cao nhưng IQ thì cực thấp. Thực sự mà nói 108 anh hùng LSB ai cũng căm hận triều đình, có những người bị triều đình hại cho tan nát nhà cửa như Lâm Xung, riêng chỉ có mình Tống Giang là vẫn "NGU TRUNG", trung thành với triều đình thối nát 1 cách vô cùng mù quáng, hơn nữa lại chỉ có cái ước vọng rất nhỏ là được "áo gấm về làng", chính sự ngu trung đó đã khiến 108 vị anh hùng LSB chết vô ích ngoài chiến trường, một số nhỏ còn lại thì chết trong nhục nhã như Lư Tuấn Nghĩa. Hơn nữa, hành động tiếp tay cho triều đình chống lại giặc Phương Lạp... chả khác nào đánh những người có cùng chí hướng với mình, vậy làm sao đáng mặt anh hùng hảo hán? Nếu muốn nói về khôn khéo thì Hỗn Giang Long Lý Tuấn và Lãng Tử Yến Thanh khôn khéo hơn nhiều. Xét về Yến Thanh thì anh ta gia nhập Lương Sơn Bạc chỉ vì lòng trung thành với Lư Tuấn Nghĩa và không có tí NGU TRUNG nào như Tống Giang, vì vậy sau khi bình định giặc Phương Lạp anh ta đã rời bỏ Lương Sơn Bạc. Về sau tôi có đọc một tài liệu viết về Yến Thanh, rằng anh ta ra khơi làm đảo chủ 1 hòn đảo, và có 1 lần vua nhà Tống lạc vào đảo của anh, được anh tiếp đãi nhưng nói những lời khinh bạc với vua, chỉ coi vua như 1 người bình thường. Còn về Lý Tuấn, ai đọc "Hậu Thủy Hử" chắc hẳn đều biết sau khi bình định giặc Phương Lạp thì anh ta bỏ Lương Sơn Bạc và đến Thái Lan, và anh ta đã làm Vua nước Thái. Như vậy, Lý Tuấn và Yến Thanh mới là người khôn khéo vì biết nắm bắt thời cơ, biết nhìn vào đại cục rằng quy thuận triều đình thì kiểu gì cũng bị lũ tham quan vô lại Cao Cầu, Sái thái sư chèn ép, chứ không như Tống Giang, 1 kẻ NGU TRUNG đã tiếp tay hại chết những người anh em của mình.

Còn xét về Lý Thế Dân, trong ĐĐSLT thì ông ta quả là một người văn võ toàn tài, nhưng sự thật lịch sử thì ông văn cũng tầm tầm, võ thì chỉ biết múa may chứ không đánh nhau được. Cái giỏi của ông là biết "THU PHỤC NHÂN TÂM", vì vậy tất cả những hào kiệt thời bấy giờ, võ có Tần Thúc Bảo, Uất Trì Cung, La Thành, văn có Từ Mậu Công, Lý Tĩnh đều theo ông, giúp ông bình định phản vương và nội bộ trong gia đình, và giúp ông xây dựng đất nước.

minhcloud
03-06-2011, 13:33
^2: Hai Bà Trưng thực sự là ANH HÙNG của dân tộc Việt Nam, cùng với Bà Triệu. 3 bà đều là phụ nữ nhưng đã đứng ra lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống ách đô hộ của Tàu, tuy nhiên do 3 bà không có mưu lược nên đều thất bại, nhưng vẫn phải khẳng định 3 bà đều là ANH HÙNG. Còn Trần Quốc Tuấn thì không còn gì để chê bai nữa, ông quả là một người văn võ song toàn, và ông cũng là một người anh hùng thật sự bởi vì, theo như tôi được biết ông mới thực sự là dòng dõi chính tông nhà Trần, tức sẽ được nối ngôi vua, ông được cha của ông khuyến khích đảo chính cướp lại ngôi vua nhưng vì giặc Nguyên sắp tấn công Việt Nam nên ông sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân, dồn toàn tâm toàn lực chống giặc ngoại xâm. Vấn đề này các bạn có thể đọc Wiki để biết thêm chi tiết.

BaZai
03-06-2011, 16:58
Ngày trước khi còn đi tập Sư Phụ của tại hạ có nói 2 bài Võ thất truyền của 2 nhân vật trong Lịch sử VN .

1 là bài Thương Đồng Tử Bái Quan Âm của Phạm Ngũ Lão .

2 là Kim Kê Cước của Nguyễn Huệ .

Chư vị anh hùng ai có tài liệu , thông tin ... thì giúp tại hạ nhé ! Cảm ơn nhiều !

songokuan
03-06-2011, 17:11
là ta .............ahaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

BaZai
03-06-2011, 18:47
là ta .............ahaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

??????????????? Là sao ? Các hạ biết chăng ?