PDA

View Full Version : Cổ Nhạc Việt Nam


=Thiên Lục Nhi=
27-06-2009, 23:17
Hát chèo

http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/10_29_47_1452009/images/hoxuanhuong.jpg
một hình ảnh trong vở chèo Hồ Xuân Hương
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Lịch sử

Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân[1][2], một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.
http://www2.vietbao.vn/images/vivavietnam4/van_hoa/vietnam_40026527_24975sm.jpg

Nội dung

Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên.

Đặc điểm của chèo Việt

Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên.

Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

Phân loại chèo

Chèo sân đình

Chèo sân đình là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.

Chèo cải lương

Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng.

Chèo chái hê

Chèo chái hê là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2 làng Vân Tương (Bắc Ninh) và Tam Sơn (Đông Anh, Hà Nội), gồm có các phần:

Chèo hiện đại

loại hình nghệ thuật chèo từ sau Cách mạng tháng Tám (1945). Kế thừa và phát triển chèo cổ, nội dung phong phú, phản ánh xã hội Việt Nam hiện đại. Kịch mục CHĐ gồm ba bộ phận: 1) Những vở chèo cổ được chỉnh lí hoặc cải biên, dàn dựng lại cho hợp với những yêu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng hiện đại; 2) Những vở chèo mới, diễn theo tích dân gian, lịch sử hoặc dã sử; 3) Những vở chèo mới phản ánh cuộc sống hiện đại. Trên cơ sở bảo tồn những tinh hoa truyền thống, CHĐ tìm hướng phát triển cho phù hợp với thời đại: phát triển trên nguyên tắc của phương pháp nghệ thuật truyền thống, tiếp thu những yếu tố của kịch "dram" (kịch nói) và ca kịch phương Tây.

dưới đây là trích đoạn chèo "Thị Mầu lên chùa", trong vở "Quan Âm Thị Kính"
5eeUabAsNE0

=Thiên Lục Nhi=
28-06-2009, 10:31
Ca trù

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200903/original/images1744363_2.jpg


Ca trù hay hát ả đào là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Đây là môn nghệ thuật dân gian đang được Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Tên gọi và nguồn gốc

Ca trù còn có rất nhiều tên gọi.Tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ…tuy nhiên dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì...sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người chuyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay.

Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Ca trù có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chánh thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là Hát cửa đình), có nhũng qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt). Các cuộc Hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử hành rất nghiêm chỉnh.
http://vannghevietnam.vn/upload/Phichan/05_12_2008/2711_ca2.jpg
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và múa dân gian. Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.

Loại hình

Hầu hết các loại hình nhạc cổ Việt Nam đều có sự phối hợp giữa thơ và nhạc như: vè, đồng dao có thơ 3, 4 chữ, các bài hát ru, hò, lý, các làn điệu chèo thường là thơ lục bát, lục bát biến thể hay song thất lục bát. Không chỉ có vậy, ca trù là một loại nhạc thính phòng, như ca Huế miền Trung, ca Tài tử miền Nam. Nhưng trong các loại nhạc thính phòng này, bài ca có những nét nhạc cố định, nếu đặt lời mới cũng phải tuân theo nét nhạc đó, còn ca trù giai điệu không cố định mà tùy theo thanh giọng của lời thơ, vì vậy mà trong các bài Gửi thư, Hát ru, Bắc phản, Mưỡu… có những giai điệu khác nhau, cùng một thể hát nói nhưng có rất nhiều bài. Mỗi loại thơ đều có nét nhạc và tiết tấu đặc biệt tạo ra nhiều thể trong ca trù.

Đặc biệt trong ca trù thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗi loại đều có nét đặc thù. Về thanh nhạc, ngoài hát tuồng có những kỹ thuật phong phú và độc đáo còn các bộ môn ca nhạc cổ truyền khác đều không có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi như ca trù. Thể hiện rõ nhất là khi đào nương cất tiếng hát, kỹ thuật hát rất điêu luyện, không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi mà ém hơi trong cổ, ậm ự mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Hát trong cửa đình không cần ngân nga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến làm cho tiếng hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than quyện vào lòng người.

Nhạc cụ

Trong ca trù bên cạnh thanh nhạc thì khí nhạc cũng hết sức quan trọng và đặc biệt. Khí nhạc gồm: cỗ phách, đàn đáy, và trống chầu. Cỗ phách chỉ là một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách và hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng trầm tiếng bổng, tiếng mạnh, tiếng nhẹ, tiếng thấp, tiếng cao, tiếng trong, tiếng đục, tiếng dương, tiếng âm...Người biểu diễn cũng hết sức nhịp nhàng, tay cầm phách cái, phách con, tay đưa lên cao, tay đưa xuống thấp uyển chuyển như múa.

Không thể không nói đến một loại nhạc cụ quan trọng, đó là đàn đáy được dùng trong ca trù. Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cần rất dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc 3 dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lòng người.
http://khanhly.net/images/ca%20tru3.jpg
Đàn đáy, nhạc cụ đặc trưng của ca trù

Góp thêm âm hưởng là trống chầu: trống chầu trong ca trù cũng khác với trống chầu trong Tuồng, Hát bội...cả ở kích thước lẫn cách đánh. Kích thước và hình thức của trống chầu rất gần với trống đế của chèo nhưng cách đánh và chức năng hoàn toàn khác. Dùi trống không gọi là “dùi” mà gọi là “roi chầu”. Roi chầu bằng gỗ, dài hơn dùi trống khách. Người gõ trống (quan viên) phải là người sành về ca trù phải là người am hiểu thấu đáo âm luật Ca trù mới có thể cầm roi được. Người đánh trống ít nhất phải biết 5 phép trống dục, 6 phép trống chầu và nhiều cách biến hóa khác nữa. Khi đã cùng hòa trong một canh hát thì tiếng trống sẽ trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát với lời thơ. Tất cả trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú của nhiều âm sắc, nhiều tính nǎng khác nhau và luôn có sự thay đổi, biến hóa không ngừng.

Nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ được sự quyến rũ, thanh tao và độc đáo. Những đặc trưng riêng biệt của nó đã tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Hơn nữa, ca trù còn có bề dầy lịch sử, chiều sâu nghệ thuật, được sự đón nhận nồng hậu của người trong nước và nước ngoài, sự tôn vinh và tài trợ của các tổ chức quốc tế, rất xứng đáng được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại trong tương lai.

Những lối hát ca trù:

Ca trù chia ra làm 3 lối hát chính:
1. Hát chơi
2. Hát cửa đình
3. Hát thi

Hát chơi là lối hát tổ chức tại nhà quan viên, hay nhà ả đào để quan viên thưởng thức. Về hát chơi, ả đào phải hát khuôn hơi diệu vợi, thường hát những bài tả tình, tả cảnh, thuật hoài, đều ngụ ý phóng khoáng, phong lưu, tình tứ.

Hát cửa đình là lối hát thờ thần. Hát cửa đình phải đúng thể cách, những cũng có khi hát đơn giản, câm hơi cho được lâu như là hát lót. Hát cửa đình thường hát những bài về sử, về kinh truyện và sự tích danh nhân, ngoài những khúc hát do đào hát còn có những khúc do kép hát và vũ bộ.
Hát thi là lối hát để khảo sát tài năng của đào kép. Hát thi gồm những khúc hát chúc tụng vua chúa, thần và dân, lại gồm đủ các khúc trong ca trù mà đào kép đều phải hát.

Các thể ca trù, kể cả hát chơi, hát cửa đình, và hát thi gồm có:
1. Bắc phản
2. Mưỡu
3. Hát nói
4. Gửi thư
5. Đọc thơ, Thổng, Dồn
6. Đọc phú
7. Chừ khi
8. Hát ru
9. Nhịp ba cung bắc
10. Tỳ ba
11. Kể truyện
12. Hãm
13. Ngâm vọng
14. Xẩm cô đầu
15. Ả phiền
16. Giáo trống
17. Giáo hương
18. Dâng hương
19. Thiết nhạc
20. Hát giai
21. Đại thạch
22. Bỏ bộ (vũ)
23. Múa bài bông (vũ)
24. Chúc hỗ
25. Múa tứ linh
26. Ca đàn
27. Thơ cách
28. Hát giai câu một
29. Giáo thơ phòng
30. Thơ phòng
31. Hà liễu câu một
32. Trở tay ba
33. Chúc tam thanh
34. Hà nam câu một
35. Dóng chinh phu
36. Dựng huỳnh
37. Ngâm sang hát giai
38. Xướng tầng
39. Ngâm phú
40. Màn đầu hát gái
41. Mã thượng kiều
42. Hát sử và Dã sử
43. Màn đầu hát truyện
44. Phản huỳnh
45. Non mai
46. Hồng hạnh.

(rất mong 1 ngày đc nghe và có thể phân biệt hết các loại này)

Hồng hồng tuyết tuyết
ltI7_Ko09ec


ca trù Huế trên sông Hương
1ibntfWIysA

(Nguồn: wikipedia)

=Thiên Lục Nhi=
28-06-2009, 20:37
Tuồng

http://www.vietnamtuongtheatre.com/CmsImage/06.jpg

Tuồng còn gọi là hát bội, hát bộ hay luông tuồng, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam, là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam, phát triển từ loại hình sân khấu dân gian của văn học Việt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Ðến cuối thế kỷ XVIII, Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn. ngày nay môn nghệ thuật này vẫn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, sánh như Kinh kịch của Trung Quốc hay kịch Noh của Nhật Bản.

Tuồng Việt: loại văn nghệ trình diễn cổ truyền đặc sắc

Môn nghệ thuật Tuồng từng thâm nhập vào cuộc sống cung đình xưa, sử dụng kết hợp những động tác, vũ đạo, những trình thức hết sức phức tạp được cách điệu, nghệ thuật hóa, thông qua các đạo cụ như: đao, thương, giáo, kiếm, phủ, rìu, roi ngựa...


Mặt nạ tuồng Việt Nam
Tuồng thuộc dòng sân khấu tự sự phương Ðông. Phương thức phản ánh đã sinh ra thủ pháp và phương tiện biểu diễn Tuồng. Trong quá trình tái hiện cuộc sống, Tuồng không có xu hướng tả thực mà chú trọng lột tả cái thần. Tả thần là biện pháp nhằm lột tả cái cốt lõi cơ bản, không đi sâu vào những chi tiết vụn vặt khi những chi tiết ấy không gây được hiệu quả nghệ thuật. Ðể lột tả được cái thần của nhân vật Tuồng dùng thủ pháp khoa trương cách điệu. Tất cả những lời nói, động tác hình thể sự đi lại trên sân khấu Tuồng đều được khoa trương và cách điệu để trở thành những điệu hát, điệu nói, điệu múa có nguyên tắc và niêm luật cụ thể. Tuồng có một hệ thống những điệu hát và những hình thức múa cơ bản mang tính chất mô hình. Người diễn viên tuồng căn cứ vào hoàn cảnh và tính cách nhân vật mà vận dụng linh hoạt những mô hình đó cho phù hợp. Ðặc trưng của khoa trương cách điệu còn được thể hiện trong âm nhạc, hoá trang, sự hình thành các kiểu mặt nạ hoá trang chủ yếu là sự khoa trương cách điệu đường nét , nếp nhăn trên khuôn mặt người. Quá trình khoa trương cách điệu trong Tuồng đều theo luật chi phối của luật âm dương.

Cùng với khoa trương cách điệu, Tuồng còn dùng thủ pháp biểu trưng ước lệ nghĩa là thủ pháp lấy chi tiết để thay cho toàn thể cuốn hút khán giả cùng tham gia vào sự tưởng tượng và sáng tạo của người diễn viên. Một chiếc roi ngựa có thể thay thế cho một con ngựa, chiếc mái chèo thay cho con thuyền, vài người lính có thể thay thế cho cả một đạo quân, một vòng đi quanh sân khấu có thể thay cho vạn dặm đường trường. Phương pháp cách điệu hoá được dùng một cách nhất quán và toàn diện trong biểu diễn. Người diễn viên không tuân thủ hình thức bên ngoài, mà đi xa cái dạng tự nhiên, biến thành tượng trưng, mang ý nghĩa biều tượng, ý nghĩa của một tín hiệu, cái roi ngựa tượng trưng cho con ngựa, cái mái chèo tượng trung cho con thuyền…Người diễn viên Tuồng truyền thống trong khi miêu tả vật thể, không dừng lại ở vỏ của vật thể mà đi vào sự sống của vật thể là cái thần của sự vật. “Cái thần” chính là đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu Tuồng truyền thống.

Khác với sân khấu hiện thực tâm lý, Tuồng rất ít bài trí sân khấu. Không gian sân khấu thường được bỏ trống, người diễn viên xuất hiện thì không gian, thời gian cũng xuất hiện. Nhân vật hành động trong không gian, thời gian nào thì sân khấu là không gian, thời gian đó. Thuở trước các gánh hát Tuồng chỉ cần chỉ có một chiếc chiếu trải giữa sân đình và đôi ba cái hòm gỗ đựng đạo cụ phục trang vậy mà họ vẫn diễn tả được không gian thời gian khác nhau, khi là trốn cung điện nguy nga, lúc là nơi núi rừng hiểm trở...

Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, ngoài lối hát, yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng của loại hình nghệ thuật này chính là múa Tuồng. Múa Tuồng được hình thành từ những động tác sinh hoạt và hành động tấm lý trong cuộc sống xã hội của con người. Các thế hệ diễn viên đã chắt lọc những động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày; tiếp thu những tinh hoa của những hình thái múa dân gian, múa tín ngưỡng, tôn giáo trong tế lễ, hội hè; múa cung đình và võ thuật dân tộc để xây dựng hệ thống động tác từ đơn giản đến phức tạp. Múa Tuồng có những nguyên tắc nghiêm ngặt: nội ngoại tương quan, tả hữu tương ứng, thượng hạ tương phù. Nghĩa là hành động bên trong, hành động bên ngoài phải tương ứng; phải trái phải cân đối; trên, dưới, phải phù hợp trong hoàn cảnh quy định. Múa Tuồng có chức năng minh hoạ, chức năng bài cảnh. Trong một vài hoàn cảnh nào đó, múa tuồng có khả năng độc lập; nó có thể thay thế cho lời nói, điệu hát để diễn đạt tâm trạng, tính cách của nhân vật như các lớp diễn: “Liêm Cương tắm ngựa”, “ Châu Xương cấy râu”…

Múa Tuồng với nói lối và hát Tuồng gắn bó hết sức hữu cơ, đều phải tuân thủ nguyên tắc khoa trương cách điệu. Từ những giai điệu trong tế lễ, trong hát xướng dân gian được hình thành nói lối, bài bản, làn điệu Tuồng. Nói lối Tuồng dựa theo văn biền ngẫu từ bốn đến tám chữ. Đầu câu và giữa câu thường đệm vào nói hường, nói kẻ theo thể văn xuôi cho rõ nghĩa câu hát hoặc để vỉa vào câu hát. Bài bản là hát theo nhịp phách. Làn điệu là hát có nhạc đệm riêng biệt. Bài bản, làn điệu được hát theo nhiều thể thơ khác nhau lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn, ngũ ngôn…nói lối, bài bản, làm điệu, là một kiểu “đài từ” riêng của nghệ thuật sân khấu Tuồng nó được diễn đạt theo tâm trạng, tính cách của từng nhân vật.

Cùng với người diễn viên cảnh tượng sân khấu mới hiện dần lên, địa điểm và thời gian kịch mới được xác định. Với một câu hát, một điệu múa, người diễn viên dựng nên cả một trời tưởng tượng, lúc là triều đình, khi là rừng núi, lúc là vườn thượng uyển, thoắt đã thành bãi chiến trường. Nhiệm vụ của người diễn viên Tuồng còn kiêm cả việc bài cảnh. Nhưng để dựng được cảnh sắc trong trí tưởng tượng của người xem, người diễn viên Tuồng phải dùng những động tác tượng trưng với giả định có cảnh thật trước mắt. Đây là những động tác điêu luyện, được cách điệu cao và giầu sức biểu hiện. Nhờ những động tác tượng trưng này, người diễn viên Tuồng vượt ra ngoài khuôn khổ diện tích chật hẹp của sân khấu, tạo nên toàn bộ cuộc sống trên sân khấu.

Tuồng vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu tố của sân khấu hiện đại. Yếu tố cổ điển biểu hiện ở chỗ tất cả những điệu hát, điệu múa được đúc kết trở thành khuôn vàng thước ngọc, hiện đại ở chỗ người diễn viên biểu diễn trên sân khấu không cần cảnh trí, Tuồng là loại sân khấu tổng thể. Ở đây các yếu tố ca, vũ nhạc được pháp triển một cách hài hoà trong nghệ thuật biểu diễn.
[img]http://farm4.static.flickr.com/3139/2700495152_ecb138ecff_o.jpg
Âm nhạc và kỹ thuật hát trong nghệ thuật Tuồng truyền thống

Âm nhạc trong Tuồng đóng một vị trí vô cùng quan trọng, có sức thu hút kỳ lạ, thôi thúc mọi người đến xem hát. Dàn nhạc Tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên. Trong dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ: (trống, thanh la, mõ..), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn); bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu...) bộ gảy (tam, tứ, nguyệt...).

Nhạc trong Tuồng gồm 2 bộ phận chủ đạo: khí nhạc (dàn nhạc) và thanh nhạc. Số lượng nhạc cụ trong dàn nhạc tuồng không cố định về số lượng. Một dàn nhạc cổ thường gồm có: trống chầu, trống chiến - được mệnh danh là vị phó sư của dàn nhạc, kèn, thanh la. Về sau có thêm trống trận, trống cơm, trống bồng, trống lệnh, trống bản, đàn nhị, sáo, chập choã, não bạt… Hiện nay, tùy theo quan điểm thẩm âm của từng vùng, quy mô, số lượng nhạc cụ trong mỗi dàn nhạc cũng có điểm khác nhau.

Thanh nhạc trong Tuồng gồm 2 bộ phận: bộ phận có bài bản và không bài bản (làn điệu). Dạng có bài bản: có 3 loại, là những bài nhỏ - cho các vai phụ, vai hề gọi chung là “nồi niêu”; Bài thường - những bài bản trong tình huống bi thương, sầu oán; bài chính - gồm những bài dài hơn, phân theo các nhóm tính chất: trữ tình, hoành tráng, những bài dành cho các vai nữ với nét giai điệu mềm mại, những bài có tính chất vui tươi, ngân nga hoặc ngâm vịnh…

Dạng theo làn điệu là những điệu hát cơ bản và khá phổ biến, gồm những điệu chưa có khúc thức hoàn chỉnh. Tính chất co giãn và tương đối tự do của làn điệu là cơ sở cho phong cách ngẫu hứng của diễn viên.
Dạng theo làn điệu có hai loại: loại không theo nhịp và loại theo nhịp.
Loại không theo nhịp gồm có:
(1) Nói lối - Kỹ thuật nói rất đặc thù và phổ biến nhất trong Tuồng. Các diễn viên rất chú trọng kỹ thuật này vì làn điệu phong phú, sâu sắc và tính tự do, phóng khoáng của nói lối. Có nhiều kiểu nói lối, lệ thuộc vào những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật;
(2) Xướng, là kỹ thuật hát nói (declamacion) rất đặc thù trong Tuồng, gồm nhiều loại lệ thuộc vào những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật. Ở các kịch bản Tuồng cổ, có sự phân biệt rất rõ giữa ca và xướng. Nếu trong ca, giai điệu được dùng để diễn tả tình cảm thì trong xuớng, ngữ khí đóng một vai trò quan trọng. Xướng thường cất cao giọng, dựng hơi lên. Xướng thường dùng thể hiện những cảm xúc hùng tráng;
(3) Thán: Gồm những làn điệu mang tính thất vọng, oán thán, than thở;
(4) Bạch: Là những làn điệu chỉ dùng cho các vai nữ tướng, tính chất oai nghi, khí khái;
(5) Oán: Những làn điệu tiết tấu chậm rãi, oán trách, uất ức;
(6) Ngâm: Thể hiện những tâm trạng vui, buồn, giai điệu trải dài, mang tính ngâm ngợi;
(7) Vịnh: Mang tính lãng mạn, phóng khoáng;
(8) Sa mạc: Thường gặp trong các cảnh thể hiện cảm xúc trữ tình.
Loại theo nhịp gồm có:
(1) Hát Khách, còn gọi là hát Bắc. Trong đó: 1.Hát Khách hành binh (để diễn tả tâm trạng nhân vật trước hoặc đang lúc ra quân); 2.Hát Khách đối thoại (dành cho 2 người); 3.Hát Khách tự sự: nhân vật thể hiện tâm trạng của chính mình; 4. Hát Khách tửu: Nhân vật đang uống rượu; 5.Khách tử: Nhân vật khi sắp chết; 6.Khách tẩu: Đang chạy, hoặc đang lúc khẩn trương ra trận; 7.Khách hồn: nhân vật là hồn ma hiện về; 8.Khách phú: Nhân vật là người quí phái, sang trọng.
(2) Hát Nam. Có các loại: 1. Nam xuân: Tâm trạng vui tươi, sảng khoái; 2. Nam ai: Tâm trạng buồn bi lụy; 3. Nam xuân nữ: Ít thấy sử dụng trong các vở Tuồng cổ. Tâm trạng buồn nhưng không không bằng Nam ai.
http://photos-g.ll.facebook.com/photos-ll-snc1/v1963/130/118/691896588/n691896588_1324206_692.jpg
Về kỹ thuật hát, diễn viên hát Tuồng ngoài chất giọng bẩm sinh, cần phải học tập, rèn luyện lâu dài. Sân khấu Tuồng ngày trước thường hát ngoài trời nên cần có chất giọng vang to, ngân dài và khi tập cần phải sử dụng sức rất nhiều. Trong khi học cách phát âm, nhả chữ, họ phải luôn tuân thủ những luật hát rất nghiêm ngặt. Đây là tập hợp những kinh nghiệm, thói quen về ngữ âm, nhận thức thẩm mỹ về thanh nhạc trong nghệ thuật Tuồng của từng địa phương.

Diễn viên hát Tuồng phải phát âm chính xác các dấu, rõ tiếng, không bị biến âm, không nói ngọng. Vì vậy trước khi tập hát, các diễn viên thường tập nói, luyện ngữ âm, ngữ khí trong các kỹ thuật nói lối như một trong những phương thức nghệ thuật tinh tế nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật đến với người thưởng ngoạn. Có thể xem đây như một trong những ngôn ngữ mang đậm yếu tố tượng trưng trong Tuồng. Ngoài ra, người học hát Tuồng luôn tuân thủ nguyên tắc: trống/mái (theo qui luật âm/dương trong Dịch).

Chính vì những đặc trưng nêu trên, không thể nghiên cứu nghệ thuật thanh nhạc trong Tuồng như phân tích kỹ thuật hát một ca khúc. Đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam là tính ngẫu hứng. Điều này cũng đã không ngoại lệ đối với Tuồng, vì vậy, cần nhìn phương diện thanh nhạc trong Tuồng “bằng cái nhìn đối với một lời nói sân khấu bằng thơ được âm nhạc hoá”.

Tuồng truyền thống: Sự đa dạng trong dòng Tuồng Việt

Theo cuộc di chuyển của các cư dân, Tuồng cũng dịch chuyển đến từng vùng đất khác nhau, từ đó, hình thành nên những dòng Tuồng khác nhau. Tuồng ở mỗi vùng đất sẽ có những sự sáng tạo mới, phù hợp với mảnh đất ấy, và hòa hợp với lối sống tình cảm của cư dân bản địa. Hiện nay, biểu hiện rõ nhất từ kết quả của việc hình thành nên những dòng Tuồng khác nhau là Tuồng cung đình Huế; Tuồng Bình Định và Tuồng Quảng Nam.

Tuồng Bình Định được sống trên một mảnh đất có truyền thống thượng võ. Bởi vậy hát, múa và diễn trong Tuồng Bình Định, thể hiện cái chất võ thuật mạnh mẽ, hừng hực sức sống. Trên mảnh đất nuôi dưỡng nhiều chí sĩ của Quảng Nam – Đà Nẵng, dù là một vở Tuồng chiến đi nữa, cũng lung linh chút trữ tình.
Tuồng ở đất Bắc – vùng Châu thổ sông Hồng, nơi chịu mọi sự giao lưu nhiều phương diện, có phong cách diễn nhẹ nhàng thanh thoát, dễ chịu nhưng thiếu đi chất đậm đà, sâu đậm chi li...
Còn Tuồng ở Huế, đất cố đô vốn là nơi sông chẳng rộng, núi chẳng cao, êm đềm nhẹ nhàng tế nhị, với lối sống tình cảm ấm áp sâu nặng, và là chiếc cầu nối liền Bắc Nam. Do vậy mà nghệ thuật Tuồng chịu tác động của những nơi khác nhiều hơn, ảnh hưởng đến bản sắc biểu diễn: có cái nhẹ nhàng thanh thoát của Bắc, lại có cả cái sôi nổi sâu đậm của Nam.
(theo Cinet tổng hợp)

Trích đoạn trong vở tuồng Ngọn lửa hồng sơn
Ahfps6FJzns

http://www.vietnamtuongtheatre.com/CmsImage/Ong%20gia%20cong%20vo.jpg
http://www.vietnamtuongtheatre.com/CmsImage/Ho%20Nguyet%20Co.jpg
trên đây là hình ảnh 2 vở tuồng cổ rất quen thuộc "ông già cõng vợ đi xem hội" và "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo". LN cố tìm lấy clip nhưng k thấy, thôi đành up ảnh lên vậy :)

=Thiên Lục Nhi=
29-06-2009, 20:04
Hát Xẩm

http://www.trinhtuan.com/uploads/xamxua.jpg

Hát Xẩm là một trong những thể loại hát rong của người Việt thủa xưa và là thể loại đặc trưng của những người hỏng mắt, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nằm trong loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo, ra đời đã hơn 700 năm, ngoài giá trị nghệ thuật, hát Xẩm còn mang tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Hát Xẩm không chỉ là món ăn tinh thần của những người lao động chốn thôn quê, mà cả những bậc vương tôn công tử nơi hoàng cung và các tầng lớp quan lại giàu có chốn đô thành yêu thích và ngưỡng mộ. Trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề.

Hát xẩm thường tụ nhau thành những nhóm nhỏ từ 2 - 3 hoặc 4 người, gồm vợ chồng, con cái, hoặc anh em, bè bạn... Trong số này, trưởng nhóm thường là người cầm đàn bầu - hoặc nhị, hồ - tự chơi, tự đệm và hát chính. Những người khác đều phải biết chơi tối thiểu một nhạc cụ. Điều đáng nói là trên sân khấu của nghệ thuật hát xẩm thường cùng lúc diễn ra ba công việc: biểu diễn, sáng tác và truyền nghề. Khi một người được tuyển chọn tham gia với nhóm hát, ông trưởng nhóm phải huấn luyện cho người đó chơi nhạc cụ hoặc cách hát xướng, cách phổ thơ, soạn thơ... suốt cả quá trình biểu diễn.

Truyền thuyết về nguồn gốc

Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha Trần Thánh Tông có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống. Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung. Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông. Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã lập ra một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có công lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và trao giải lần đầu tiên năm 2008.

Theo chính sử thì vua Trần Thánh Tông không có hoàng tử tên Đĩnh hay Toán. Thái tử con vua Thánh Tông tên là Khảm, sau lên ngôi là vua Nhân Tông; một người con nữa là Tả Thiên vương. Vì vậy nguồn gốc hát xẩm là dựa trên thánh tích chứ không truy được ra trong chính sử.

Nhạc cụ

http://www.lienbangtravel.com/photos/uploader/nhaccuxam.jpg

Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát Xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát Xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát Xẩm.

Phân loại và làn điệu

Xẩm có hai làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào. "Hát xẩm chợ, điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách; còn hát xẩm cô đào thì điệu hát dịu dàng hơn, những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Hát xẩm cô đào đệm đàn đáy và sênh phách, không dùng đàn bầu và nhị.". Ngoài ra xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,...hoặc ngâm thơ. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của xẩm. Trên thực tế, cách gọi tên các loại xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số tiêu thức khác:

* Tên bài xẩm nổi tiếng: xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)...
* Theo mục đích, nội dung bài xẩm: xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)...
* Theo môi trường biểu diễn: ngoài xẩm chợ và xẩm cô đầu (hay còn gọi là xẩm nhả tơ, xẩm ba bậc, xẩm nhà trò, xẩm huê tình) sau này còn có một dòng xẩm của Hà Nội gọi là xẩm tàu điện thường được hát trên tàu điện.

Ca từ
http://www.vtc.vn/newsimage/original/vtc_166732_u%20cau%20bai.jpg
Nghệ nhân cuối cùng của thế kỷ XX, bà Hà Thị Cầu, 90 tuổi, quê ở Ninh Bình

Ca từ của Xẩm là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài Xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận; nêu gương các anh hùng, liệt sỹ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình. Những bài thơ thường được diễn ca trong hát Xẩm: thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính... Ngoài ra, Xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,...hoặc ngâm thơ. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát Xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của Xẩm. Phần lớn phần lời của các bài xẩm là do các nghệ sĩ xẩm tự chế, là những tự sự về thân phận của mình, nỗi khổ của những người nghèo khó, cảnh đời ngang trái. Hay có những chuyện vui nhẹ nhàng, hóm hỉnh, mang tính chất châm biếm các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức, thống trị. Có thể coi những người hát xẩm là những người kể chuyện rất tài ba.

Những bài hát Xẩm được coi là "kinh điển" của nghệ thuật hát Xẩm như: Anh Khoá, Cho thiếp theo cùng, Lơ lửng con cá vàng, Mục hạ vô nhân, Lỡ bước sang ngang..., hoặc Theo Đảng trọn đời do "thần xẩm" Hà Thị Cầu đặt lời,…

Sức hấp dẫn của hát Xẩm là ở những làn điệu hát với nhịp trống phách tươi vui cuốn hút khéo hoà cùng tiếng bầu, tiếng nhị nỉ non réo rắt và ở cả nội dung hết sức phong phú của lời ca. Người hát Xẩm tự sự về thân phận của mình, họ kể về nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái. Hát xẩm còn bộc lộ tinh thần lạc quan yêu đời của lớp người bình dân mù lòa, vượt qua cảnh ngộ khó khăn và vươn lên kiếm sống bằng lao động nghệ thuật của chính mình

Tiến trình lịch sử

Thế kỉ XIII được đánh dấu cho sự ra đời của nghề hát Xẩm. Từ khi ra đời cho đến giữa thế kỷ XX, hát Xẩm được nhiều người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, chợ búa hay lang thang trên những nẻo đường... Thời chiến tranh loạn lạc, mùa màng thất bát, những người hát Xẩm không đủ sống họ buộc phải đi các nơi để hát mưu sinh. Một bộ phận trong số đó đã lên chốn thị thành như Hà Nội để hành nghề kiếm sống. Do vậy, một lối hát mới được hình thành dựa trên lối hát ở chốn thôn quê nhưng nhanh hơn, bóng bẩy hơn để phù hợp với không gian vốn sôi động và phục vụ một lớp người có trình độ học vấn khác. Xẩm Hà Nội ra đời từ đó.

Ngược xuôi 36 phố phường, bên cạnh tiếng reng reng quen thuộc của những chuyến tàu điện, những người hát Xẩm đã khéo léo lồng ghép những lời thơ được phổ biến thời bấy giờ để làm phong phú thêm những câu hát của mình. Đặc biệt là những bài thơ đậm chất dân gian của thi sĩ Nguyễn Bình như “Lỡ bước sang ngang”, “Giăng sáng vườn chè”, “Em đi tỉnh về”... được các nghệ nhân hát Xẩm xoan, nên các bài thơ này càng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Xẩm không những chỉ đứng ở nơi bến tàu, bãi chợ... mà còn đi vào nhiều loại hình diễn xướng dân gian khác như hát ru, dàn nhạc hiếu hoặc xuất hiện cả trong loại hình hát ca trù (xẩm Nhà Tơ). Cùng với tiếng chuông tàu điện leng keng chốn Hà thành, những câu hát xẩm trở nên gắn bó thân thiết.

Trong quá trình phổ biến lối hát Xẩm, có những người mù hoặc nghèo khổ nhưng rất có năng khiếu về âm nhạc đã vận dụng hát Xẩm làm phương tiện kiếm sống: cây đàn nhị, bộ gõ phách và tiếng hát chất chứa những nỗi niềm tâm sự đủ để lay động sự trắc ẩn của người đời... Và như thế, vô hình trung hát Xẩm trở thành "đặc sản" của những người ăn xin. Lượng người hát Xẩm đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hát Xẩm đã vượt ra khỏi lũy tre làng theo bước các nghệ nhân dân gian đi kháng chiến, cổ động tuyên truyền các phong trào tiễu trừ giặc đói, giặc dốt, động viên các tầng lớp nhân dân lên đường tòng quân. Vào cuối năm 1954 đầu 1955, để chống lại việc người dân miền Bắc di cư vào miền Nam sau Hiệp định Genève, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tập trung nhiều nhóm hát Xẩm (gồm nhiều nghệ nhân Xẩm của các vùng Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội...), cử người viết bài và đến các vùng duyên hải phía Bắc biểu diễn nhằm vận động nhân dân không di cư. Sau đó, khi Hội Người mù được thành lập, những người hát Xẩm được dạy nghề về thủ công và chuyển sang sống bằng nghề mới này nên Xẩm dần vắng bóng.

Những nghệ sĩ tài ba như cụ Trùm Nguyên (Nguyễn Văn Nguyên ở phố Khâm Thiên), cụ Nguyễn Văn Tuất nhà ở Hàng Bột; hay người dân trên Bắc Giang bị mê hoặc bởi tài nghệ của cụ Thân Đức Chinh miệng hát tay gảy đàn bầu, chân dậm phách; còn dân Ninh Bình - Nam Định thì mê mẩn cụ Hà Thị Cầu da diết tiếng đàn nhị, nỉ non điệu thập ân...

Mặc dù khi ấy, Xẩm vẫn chưa được nhìn nhận như một loại hình nghệ thuật, nhưng đây là thời điểm được coi là thời kỳ “hoàng kim” nhất của nghề hát Xẩm. Từ những làn điệu huê tình, ba bậc, hồn huê... của xẩm Hà Nội đã "loang" ra để có những điệu Xẩm Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên...

Từ những năm nửa sau thế kỷ XX, do hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, loại hình nghệ thuật này đi dần vào quên lãng, mai một. Nghệ nhân hát Xẩm sau Cách mạng Tháng Tám tham gia các đoàn nghệ thuật chèo nên nghề hát Xẩm mai một rồi chìm vào quên lãng.
Nguồn wikipedia, cinet,
hai clip hát xẩm của nghệ nhân Hà Thị Cầu
FnwVfd7q6RU&feature=related
-PAM8r724SU&feature=related

viếng mộ Bạch Cư Dị - thơ Hữu Ước (hát xẩm)
GxC16dU4ulc

=Thiên Lục Nhi=
29-06-2009, 21:00
Cải Lương


Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ.

Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.

Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ..."

Đặc điểm

Bố cục

Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh Châu Tuấn...hãy còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường... thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.

Đề tài & cốt truyện

Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên...hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung (frères d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh dự (Le Cid), Tơ vương đến thác (La dame au camélias)... Vào những năm 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam như đã kể trên.

Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ...Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây...sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng v.v...chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp công chúng.

Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

Ca nhạc

Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch, vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc có sẵn, cốt sao cho phù hợp với các diễn biến cùng sắc thái tình cảm của câu chuyện.

Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu mà sau này mang tên vọng cổ). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã Việt Nam hóa. Ngoài trừ bản vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến trong các tuồng cải lương:

- Tam nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (đảo ngũ cung) - Khốc hoàng thiên - Phụng hoàng - Nặng tình xưa - Ngũ điểm - Bài tạ - Sương chiều - Tú Anh - Xang xừ líu - Văn thiên tường (nhất là lớp dựng) - Ngựa ô bắc - Ngựa ô nam - Đoản khúc Lam giang - Phi vân điệp khúc - Vọng kim lang - Kim tiền bản - Duyên kỳ ngộ - U líu u xáng - Trăng thu dạ khúc - Xàng xê v.v... - Và các điệu lý, như: giao duyên, lý con sáo, lý tòng quân, lý cái mơn v.v..

Ngoài ra, khi các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như: Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango mysterieux (trong Ðóa hoa rừng)…thì lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu...

Diễn xuất

Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói. Chỉ khác là diễn viên ca chứ không nói. Cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội. Vương Hồng Sển nói: Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại cải lương ca rỉ rả cho thêm muồi...[12]

Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ...cốt chỉ để thêm sinh động...

Y phục, tranh cảnh

Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời.

Theo Wikipedia

Riêng loại hình này LN post giới thiệu ít thôi. để dành post clip. tìm đc trên Youtobe mà mừng quá. lâu lắm k đc nghe cải lương "xịn"

vở "Giang sơn và mỹ nhân" (kể về chuyện Việt vương Câu Tiễn và vua Phù Sai)
phần1
3KaEuKvGM0E
phần2
9Bnik9VzRC0&feature=related
phần3
78XhLzPy_AM&NR=1
phần4
eAm1wccmAmI
phần5
juNymNq74aU&feature=related
phần6
mADr2kzNHJs
phần7
lbeeZt0PFNI
phần8
WRx10cgcrHc
phần9
mgbwEuCXiho

=Thiên Lục Nhi=
29-06-2009, 22:46
phần10
rY0NiXi8-YQ&NR=1
phần11
1x31DhwrfuI
phần12
Tlu_pt72lwU
phần13
SVgbiSb2T9w
phần14
nYzNyeXwsOQ
phần15
bPQRpTweIvI&feature=related
phần16
w4c4nkVdaRc&feature=related
phần17
RkrfKhhR6qM&feature=related
phần18
jlYMcRMhcn8&feature=related
phần19
JMo5cjCONBU&feature=related
vở này hay lắm ^^ cố post cho hết :D

=Thiên Lục Nhi=
03-07-2009, 19:44
Quan họ
http://honque.com/HQ014/HatQuanHo%20(2).jpg

Tổng quan

Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả.

Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.

Quan họ truyền thống

Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ"

Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.

"Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).

Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo.

Quan họ mới

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên).

Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

Làn điệu

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy). Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa tỉnh Bắc Ninh.

Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý...

Trang phục
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/c/cf/B%E1%BB%99_trang_ph%E1%BB%A5c_quan_h%E1%BB%8D_2.jp g/250px-B%E1%BB%99_trang_ph%E1%BB%A5c_quan_h%E1%BB%8D_2.jp g

http://chimviet.free.fr/dantochoc/hatquanho/trangphucnu.jpg

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ

Liền anh

Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Chất liệu để may áo cánh và áo dài thường là các loại vải màu trắng như diềm bâu, vải cát bá, vải phin, vải trúc bâu hoặc bằng sồi, lụa nếu ở vùng có trồng dâu nuôi tằm. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép[6].

Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu[6], hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần.

Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.

Liền chị

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba[6]. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà, là những màu nhẹ nhàng, nền nã. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn.

Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước mà thời xưa con gái thường mặc trong hội hè, cưới hỏi hoặc hiện nay các diễn viên nghệ thuật thường mặc. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà.

Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển) v.v…cũng đôi khi bắt gặp yếm màu trắng. Các liền chị Quan họ dường như không muốn những chiếc yếm, chiếc áo của mình bị che kín hoàn toàn nên đã gẩy một chút màu tươi sáng từ chiếc yếm và chiếc viền áo năm thân lật trái ra ngoài. Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng.

Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se (dệt bằng thứ tơ đã se sợi), màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái.

Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.

Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai (bên cạnh ngón chân cái) khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân.

Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.

Nguồn wikipedia

Jfo9vHVpvsA
Người ở đừng về (bài này loa nhỏ lắm)
BVEy-BjJ6PU&feature=related
cây trúc xinh
X7gHjAI_Rg8&feature=related

Hoài cổ
03-07-2009, 20:18
Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.
Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên...
Nguyên nhân ra đời
Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):
Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình…
Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời... ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con.
Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu.
Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì ông Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:
Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán…Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca...
Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:
Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó..

Lời bài ca
Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau.
Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.
Ký âm cổ nhạc
(theo loại đàn dây Bắc)
Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.
Thông tin thêm
• Bài này được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. Và cũng vì thế, bản Dạ cổ hoài lang được chuyển dần thành nhiều nhịp. Năm 1924, tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến 1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955 đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.
• Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp hai. Bản Vọng cổ từ nhịp bốn trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử bốn phương. Và ông tổ cải lương không phải là Cao Văn Lầu, vì bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1918, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.
(st)

=Thiên Lục Nhi=
18-07-2009, 21:24
Hát Chầu văn
http://baoninhbinh.org.vn/uploads/news/Image/2009/02/10/9499129c744353.jpg



Hát Chầu văn hay còn gọi là hát Văn, hát Bóng là loại hình ca nhạc chuyên sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng ở các đền, miếu, phủ xưa, đặc biệt là khi ngồi đồng. Nếu như trước đây với cái nhìn ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo, hát Chầu văn là phương tiện giao tiếp giữa "dân gian" với "thần linh", thì ngày nay mạnh dạn bỏ đi những lớp vỏ hoang đường, thần thánh, hát Chầu văn là một loại hình nghệ thuật truyền thống. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ lâu, cả ba miền trong nước đều có hát Chầu văn: ở Bắc bộ với các làn điệu: Dọc, Cờn, Xá, Chèo đò; ở miền Trung (chủ yếu ở Huế) có các giọng: Đằng, Thái, Tẩu... và Nam bộ thường là ba thể điệu đặc thù của nhạc cổ miền Nam. Chầu văn cổ vốn là một loại hình diễn xướng tổng hợp bao gồm: đàn, hát, múa; dung hòa giữa nghệ thuật và tín ngưỡng tôn giáo; tiết tấu đi từ chậm sang mau.


Nguồn gốc

Về nguồn gốc của Chầu văn, thật khó có thể xác định một thời điểm cụ thể sự ra đời của loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, một số Cung văn nay cao tuổi cho rằng, Chầu văn có nguồn gốc từ tục thờ Liễu Hạnh (bắt đầu từ thế kỷ XVI-XVII trở đi). Đối tượng (chầu) của Chầu văn cổ truyền là một hệ thống tên tuổi các nhân vật trong tín ngưỡng về tứ phủ (Trời, Đất, Núi, Sông). Các nhân vật này được phong sắc phổ biến vào thời Hậu Lê. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát Văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào giai đoạn này thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát Văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Cho đến năm 1962, lần đầu tiên Chầu văn Nam Định xuất hiện trên sân khấu hội diễn ca múa nhạc dân tộc ở Hà Nội với ý nghĩa thoát ly khỏi mục đích Chầu, mang tên gọi là hát Văn. ít lâu sau, hát Văn được đưa lên Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng hát nghệ sĩ ưu tú Kim Liên, báo hiệu thời kỳ đổi mới của một loại hình ca múa nhạc truyền thống. Những bài hát: Gái đảm Nam Hà; Mùa sen dâng Bác; Qua sông nhớ bến, nhớ người; Trẩy hội quê hương... một thời làm nên thành công rực rỡ của Chầu văn bằng những cách tân về âm nhạc và nội dung của lời hát. Đến đầu những năm 1990, hát Văn lại có cơ hội phát triển, đặc biệt ở các trung tâm hát Văn ở Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.

Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển, hát Văn đã xây dựng được những kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu bài bản phong phú với những quy ước về cách vận dụng cho từng hàng thánh và từng loại phủ. Chỉ riêng về mặt âm nhạc, Chầu văn đã trải qua nhiều thay đổi, thêm thắt những tiết tấu, điệu thức để cấu tạo thành các tổ khúc mới. Theo nhận xét của các nghệ nhân địa phương, Chầu văn cho đến nay đã trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ đầu, Chầu văn rất ít điệu hát, các nhịp còn rời rạc; Về sau, các nhịp điệu Chầu văn có phong phú hơn, song vẫn còn chất phác với những lối hát thẳng, ít luyến láy; đến những năm gần đây, âm nhạc Chầu văn thực sự sinh động với một bộ nhạc kết hợp rất chặt chẽ.


Nội dung và Phân loại

Hát văn có ba loại là hát thi, hát thờ và hát lên đồng:
* Hát thi: dùng trong các cuộc đua tài, thường là hát đơn.
* Hát thờ: được hát trước ngày tiệc, đầu rằm, mồng một, ngày tất niên và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
* Hát lên đồng, hay còn gọi là hát hầu bóng: người theo tín ngưỡng chỉ được hầu bóng từ hàng dưới các đức thánh mẫu quyền uy trong Tứ phủ công đồng, đó là hệ thống chầu các quan hoàng trở xuống.Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc nầy cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch.

Chầu văn bao giờ cũng đề cập tới chuyện vui chơi của các vị thánh thần. Khi các đồng cô, đồng cậu đã nhập vào người lên đồng, thì cuộc sống thần tiên bắt đầu. Tới cao trào, bóng thường hay múa gươm hoặc bơi thuyền. Cung văn phi chuyển sang "nhịp một" sôi nổi kích động. Trống thanh la gõ rộn ràng và hòa khoan theo làn điệu Chèo đò phù hợp với động tác chèo thuyền của bóng. Giai điệu hát Văn mượt mà, hấp dẫn. Tham dự lễ lên đồng, bất kỳ ai cũng đều cúi đầu trước hương án, tư lự với hương trầm, gật gù thưởng ngoạn những sắc màu lung linh, nhưng để họ say đắm mà quên mình đi, để thăng thoát trong phút chốc có lẽ không thể bỏ qua sự du đẩy của tiếng đàn ngọt, giọng Chầu hay:
Cô về tâu với thiên đài
Thu giam hồn phách bỏ ngoài giang tân
Làm cho mê mẩn tâm thần
Làm cho chuyển động tấm thân mơ màng
Cứ vậy, đàn ca sáo nhị triền miên xênh xang, cũng là cái cớ tự ru hời, tự khen mình đẹp xinh, tự khích lệ mình là con cháu những thần thiêng thánh giỏi có tài chống giặc giữ nước, có tấm lòng cứu độ chúng sinh thoát nghèo đói, bệnh tật.


Đàn nhạc

Đàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác. Nhưng đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi là các nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc nên không thể thiếu được. Những buổi hát thờ lớn thì thêm một cỗ trống lớn, chiêng, sáo và tiêu.


Sắp xếp lối hát lên đồng

1. Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
2. Mời thánh nhập
3. Kể sự tích và công đức
4. Xin thánh phù hộ
5. Đưa tiễn
Bài hát thường chấm dứt với câu: "Thánh giá hồi cung!"


Các làn điệu và tiết tấu

Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.

Hát văn có 13 điệu, hay còn gọi là lối hát. Đó là: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú Rầu, Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn, Hãm và Dồn.

* Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để hát trước khi chính thức vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Có 2 cách hát: Bỉ 4 câu và Bỉ 8 câu. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
* Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
* Thổng chỉ giành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
* Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
* Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
* Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
* Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
* Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
* Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
* Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
* Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
* Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
* Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.

Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số.

Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.

Mặc dù nghệ thuật hát Chầu văn vẫn chưa phổ biến sâu rộng đối với công chúng, nhưng những giai điệu này đã bổ sung, làm phong phú thêm cho dòng nhạc dân tộc. Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại nhiều tộc ở nước ta. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc đã khiến nhiều người say mê. Câu hát Văn hôm nay đã trở thành món ăn tinh thần rất quen thuộc và ưa thích thu hút cảm tình của biết bao khán giả xa gần. Đó là những gì mà các nghệ sĩ trong trang phục áo dài khăn đóng (nam), áo tứ thân (nữ) với hình thức biểu diễn ngồi trên chiếu đã giới thiệu với công chúng.

OUJD28_6okA&feature=related