PDA

View Full Version : Các bài Thái cực


BlueTiger
07-05-2009, 11:35
Triết lý phương Đông lấy Thái cực làm nền tảng căn bản cho các chủ thuyết của mình, trong đó Tae (Thái) có nghĩa là to lớn, Cực (Geuk) là vô thủy vô cung. Thái cực không có hình thể, không có khởi đầu và kết thúc nhưng mọi tạo vật đều từ Thái cực mà sinh thành. Taekwondo WTF có 8 bài Thái cực, là các bài căn bản dựa trên cơ sở 8 quẻ Bát quái (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) khởi điểm từ quẻ Càn (trời) và kết thúc ở quẻ Khôn (đất) biểu thị tiến trình từ trời sinh đến đất dưỡng. Điểm quan trọng nhất khi luyện 8 bài Thái cực là sự điều chỉnh độ chính xác về tốc độ, hơi thở và động tác để tiến tới hoàn thiện cả tinh thần và thể chất cho người tập.

Mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được cổ học phương Đông dựa vào dịch lý thư với Bát quái là nội dung chính. 8 bài Bát quái của Taekwondo WTF giúp cho người tập hiểu rõ nguồn gốc và những nguyên lý căn bản của Taekwondo, vì nó bao gồm nhiều hình thức tương phản giữa phân ly và kết hợp, xung đột và hài hòa, tĩnh tại và phát sinh, sáng và tối v.v.

Các bài quyền WTF

Taegeuk 1 Jang (Taegeuk Il Jang)
Thái cực Càn cung quyền

Dựa trên nguyên lý quẻ Càn (Keon, trời) tượng trưng cho trời và ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, vì vậy Càn biểu hiện sự khởi đầu của tạo vật trên trái đất. Bài đi trên đồ hình quẻ Càn (☰), gồm 18 động tác, có những kỹ pháp căn bản cho môn sinh mới nhập môn như geotky (bước), seogi (tấn), momtong-baro-jireugi (kỹ thuật đấm nghịch), momtong-makki (đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong).

Taegeuk 2 Jang (Taegeuk Ee Jang)
Thái cực Đoài cung quyền

Dựa trên nguyên lý của quẻ Đoài (☱, Tae, đầm, hồ nước) và bao gồm 18 động tác, bài diễn tả phong thái nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều quyền năng qua những kỹ thuật arae-makki (đỡ hạ đẳng), momtong-jireugi (đấm trung đẳng), apchagi (đá tống trước), eolgool-makki (đỡ thượng đẳng).

Taegeuk 3 Jang (Taegeuk Sam Jang)
Thái cực Ly cung quyền

Quẻ Ly (☲, Ri, lửa) biểu thị lửa, ánh sáng, sự ấp áp và hy vọng. Dựa trên hình tượng này, bài quyền 20 động tác này diễn tả phong thái nhanh nhẹn, linh hoạt và tinh tế qua những kỹ thuật Oreun-sonnal-anchigi (đỡ cạnh tay trung đẳng), đấm momtong-doobeon liên tiếp trung đẳng trái phải, và apchagi (đá tống trước).

Taegeuk 4 Jang (Taegeuk Sa Jang)
Thái cực Chấn cung quyền

Nguyên lý của quẻ Chấn (Jin, ☳,sấm chớp) được diễn tả qua bài quyền 20 động tác này bằng những kỹ thuật sắc nhọn, thể hiện uy lực mạnh mẽ, nhanh nhẹn như Sonnal-makki (đỡ cạnh tay), Jebipoom (chặt cạnh tay vào thái dương đối phương), Yeopchagi (đá tống ngang). Sấm chớp cũng là đối tượng của sự sợ hãi và rúng động, nên bài quyền giúp người tập luyện được sự trầm tĩnh và can đảm khi đối diện với nguy hiểm.

Taegeuk 5 Jang (Taegeuk Oh Jang)
Thái cực Tốn cung quyền

Bài dựa trên nguyên lý quẻ Tốn (☴, Seon, gió). Trong tự nhiên có nhiều loại gió từ nhẹ nhàng, dễ chịu đến khủng khiếp, tốc lực như bão tố. Bài quyền này thể hiện phong thái của gió khi tinh tế, khi uy lực qua 20 động tác, với những chiêu thức momtong-anmakki (đỡ vòng trung đẳng từ ngoài vào), mok-joomcok-naeryo-chigi (đánh búa vòng trung đẳng), Palkoop-momtong-pyojeok-chigi (đánh chỏ ngang).

Taegeuk 6 Jang (Taegeuk Yuk Jang)
Thái cực Khảm cung quyền

Quẻ Khảm (☵, Gam, Thủy) biểu thị qua bài quyền 23 động tác này bằng những kỹ thuật xoay chuyển vị linh hoạt, kết hợp những đòn đỡ hansonnal-eolgool-bakat-makki (đỡ thượng đẳng bằng cạnh tay), dollyochagi (đá vòng cầu) v.v.

Taegeuk 7 Jang (Taegeuk Chil Jang)
Thái cực Cấn cung quyền

Áp dụng nguyên lý của Cấn (☶, Gan, Núi) biểu thị một sự ngưng lại, trầm tĩnh trên đỉnh cao. Bằng 25 chiêu thức, bài nhấn mạnh các kỹ thuật di chuyển nhanh kết hợp với những kỹ thuật tạo điểm dừng bước trong sự kiểm soát bằng beom-seogi (hổ tấn), eotgeoreo-arae-makki (đỡ chéo 2 tay hạ đẳng), đá tạt vào lòng bàn tay thật nhanh sau đó phối hợp với đòn đánh chỏ ngang khi trụ vững trung bình tấn

Taegeuk 8 Jang (Taegeuk Pal Jang)
Thái cực Khôn cung quyền

Quẻ Khôn (☷, Gon, đất) tượng trưng cho đất, là nguồn sống của vạn vật và cũng là nơi vạn vật nảy nở trong sự phát triển vô tận. Đây là bài quyền cuối cùng của hệ thống 8 bài căn bản trong các “cấp”, chuẩn bị cho môn sinh Taekwondo thi lên “đẳng”, phản ánh sự hoàn thành bước đầu để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bài cũng biểu thị những nguyên lý về sự sinh trưởng của đất đai qua 24 chiêu thức, với những kỹ thuật như oesanteul-makki (đỡ đồng thời hai tay hạ đẳng và thượng đẳng), doobaldangsang-apchagi (đá bay tống trước) kết hợp những động tác nhanh mạnh và động tác diễn đạt thật chậm.

toiuy
13-05-2009, 23:56
Vô đọc bài nè mới thấy đcj mình biết về TCQ vẫn còn ít quá!!!

Quách_Tĩnh
12-06-2009, 15:05
Đa tạ vị bằng hữu đã cho các hạ biết thêm về thái cực quyền

Hong_tien_nu18
13-06-2009, 18:00
Bạn ơi mấy bài Thái cực trên là các bài quyền của Taekwon do được xây dựng trên nền tảng bát quái. Chứ không phải của Thái cực quyền như các bạn nhầm tưởng đâu.

Các bạn có thể vào link dưới tìm hiểu thêm.

http://www.luongson.net/forum/showpost.php?p=975483&postcount=5

BlueTiger
15-06-2009, 08:12
Bạn ơi mấy bài Thái cực trên là các bài quyền của Taekwon do được xây dựng trên nền tảng bát quái. Chứ không phải của Thái cực quyền như các bạn nhầm tưởng đâu.

Các bạn có thể vào link dưới tìm hiểu thêm.

http://www.luongson.net/forum/showpost.php?p=975483&postcount=5

vậy theo bạn bát quái với thái cực nó khác nhau chỗ nào, chỉ mình với ..hhjhj

Thanh Diện Thú Dương Chí
16-05-2010, 23:07
Hỏi như bạn thật khó nghĩ cho người trả lời.
Thái cực là gì? bát quái là gì ? "khác nhau như thế nào" ?
Khác nhau như con khác mẹ vậy bạn ạ!
Nghĩa là sao?
Tạm sơ lược thế này: sựo vận chuyển của trời đất theo quan điểm xưa nằm trong khuôn khổ nhất định, cái khuôn đó gọi là thái cực, thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái, là vậy đó bạn.
Còn các bài thái cực của Tea khác hẳn với Thái Cực quyền mà chúng ta vẫn nghe, xem, nói và tập của Trung Quốc. Cơ sở lý luận và xây dựng bài quyền cũng khác nhauhoàn toàn luôn.